Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 29)

  • 10968 lượt thi

  • 45 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho 4 điểm A, B, C, D bất kì. Chứng minh \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {C{\rm{D}}} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {CB} \).

Xem đáp án

Ta có:

Cho 4 điểm A, B, C, D bất kì. Chứng minh vecto AB + vecto CD = vecto AD  (ảnh 1)

Vậy \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {C{\rm{D}}} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {CB} \).


Câu 2:

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) = x(x − 1)(x + 4)3 , x R. Số điểm cực tiểu của hàm số đã cho là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) = x(x - 1)(x + 4)^3 , với mọi x thuộc R (ảnh 1)

Ta có bảng xét dấu của f’(x)

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) = x(x - 1)(x + 4)^3 , với mọi x thuộc R (ảnh 2)

Dựa vào bảng xét dấu của f'(x) suy ra hàm số đã cho có 2 điểm cực tiểu.

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 3:

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) = x(x − 1)2 , x R. Số điểm cực tiểu của hàm số đã cho là

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Ta có:

f’(x) = 0 x(x − 1)2 = 0 \(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\end{array} \right.\)

Ta xét dấu của f’ (x)

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) = x(x - 1)^2 , với mọi x thuộc R. Số điểm cực tiểu  (ảnh 1)

Ta thấy đạo hàm đổi dấu đúng 1 lần nên hàm số đã cho có đúng 1 cực trị

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 4:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a, SD = \(\frac{3}{2}a\). Hình chiếu vuông góc của S lên mặt đáy (ABCD) là trung điểm của cạnh AB. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBD).

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a, SD (ảnh 1)

Gọi H là trung điểm của AB

Suy ra SH (ACBD)

Do đó SH HD

Hay tam giác SHD vuông tại H

Suy ra \(SH = \sqrt {S{{\rm{D}}^2} - D{H^2}} \)

Vì tam giác AHD vuông tại A

Nên \(D{H^2} = A{H^2} + A{{\rm{D}}^2} = \frac{{{a^2}}}{4} + {a^2} = \frac{5}{4}{a^2}\)

Suy ra \(SH = \sqrt {S{{\rm{D}}^2} - D{H^2}} = \sqrt {\frac{9}{4}{a^2} - \frac{5}{4}{a^2}} = \sqrt {{a^2}} = a\)

Ta có \({V_{S.ABC{\rm{D}}}} = \frac{1}{3}.SH.{S_{ABC{\rm{D}}}} = \frac{1}{3}.a.{a^2} = \frac{{{a^3}}}{3}\)

Gọi K là hình chiếu vuông góc của H trên BD và E là hình chiếu vuông góc của H trên SK

Ta có

\(\left\{ \begin{array}{l}B{\rm{D}} \bot HK\\B{\rm{D}} \bot SH\end{array} \right. \Rightarrow BH \bot (SHK)\)

Suy ra BD HE

Mà SK HE nên HE (SBD)

Ta có: HK = HB . sin \(\widehat {KBH}\) = \(\frac{a}{2}.\sin 45^\circ = \frac{a}{2}.\frac{{\sqrt 2 }}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{4}\)

Suy ra \(HE = \frac{{HS.HK}}{{\sqrt {H{{\rm{S}}^2} + H{K^2}} }} = \frac{{a.\frac{{a\sqrt 2 }}{4}}}{{\sqrt {{a^2} + \frac{{2{{\rm{a}}^2}}}{{16}}} }} = \frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{{4\sqrt {\frac{9}{8}{a^2}} }} = \frac{a}{3}\)

Do đó d(A,(SBD) = 2 d(H,(SBD)) = 2 HE = \(\frac{{2{\rm{a}}}}{3}\)


Câu 5:

Cho hình vuông ABCD tâm O, trên đoạn BC lấy điểm E bất kì, trên tia đối của tia CD lấy điểm F sao cho CE = CF.

a) Chứng minh DE = BF.

b) Tia DE cắt BF tại H. Chứng minh \(\widehat {DHF}\) = 90°

c) Gọi I là trung điểm của EF, K là giao điểm của FE và BD. Chứng minh tứ giác AOIK là hình bình hành.

d) Chứng minh A, H, K thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD tâm O, trên đoạn BC lấy điểm E bất kì, trên tia đối của (ảnh 1)

a) Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA và

\(\widehat {ABC} = \widehat {BC{\rm{D}}} = \widehat {C{\rm{D}}A} = \widehat {DAB} = 90^\circ \)

Xét DEC và BFC có

EC = FC (giả thiết)

\(\widehat {DCE} = \widehat {BCF} = 90^\circ \)

DC = BC (chứng minh trên)

Do đó DEC = BFC (c.g.c)

Suy ra DE = BF (2 cạnh tương ứng), \(\widehat {E{\rm{D}}C} = \widehat {FBC}\)

b) Xét BEH và DEC có

\(\widehat {BEH} = \widehat {DEC}\) (hai góc đối đỉnh)

\(\widehat {E{\rm{D}}C} = \widehat {FBC}\) (chứng minh câu a)

Suy ra  (g.g)

Do đó \(\widehat {BHE} = \overrightarrow {DCE} \)

\(\overrightarrow {DCE} = 90^\circ \) nên \(\widehat {BHE} = 90^\circ \)

Hay DE BF

Suy ra \(\widehat {DHF} = 90^\circ \)

c) Xét tam giác BDF có

DE  BF

BC  DF

DE cắt BC tại E

Suy ra E là trực tâm tam giác BDF

Do đó FK BD

Mà AO BD

Suy ra AO // IK

Vì CE = CF nên tam giác CEF cân tại C

Mà CI là trung tuyến

Suy ra CI là đường cao

Hay CI EF

Xét tứ giác OKIC có

\(\widehat {OKI} = \widehat {K{\rm{O}}C} = \widehat {CIK} = 90^\circ \)

Suy ra OKIC là hình chữ nhật

Do đó OC = KI

Mà OC = AO

Suy ra AO = KI

Xét tứ giác AOIK có AO // KI , AO = KI (chứng minh trên)

Suy ra AOIK là hình bình hành

d) Xét tứ giác ABHD có \(\widehat {BA{\rm{D}}} + \widehat {BHD} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra tứ giác ABHD nội tiếp

Do đó \(\widehat {AHB} = \widehat {A{\rm{D}}B} = 45^\circ \)

Xét tứ giác DKHF có \(\widehat {{\rm{DKF}}} = \widehat {DHF} = 90^\circ \)

Suy ra tứ giác DKHF nội tiếp

Do đó \(\widehat {KHB} = \widehat {{\rm{FD}}B} = 45^\circ \)

Suy ra \(\widehat {AHB} = \overrightarrow {KHB} \)

Suy ra AH ≡ KH

Do đó A, H, K thẳng hàng

Vậy A, H, K thẳng hàng.


Câu 6:

Cho hình vuông ABCD, gọi O là tâm của hình vuông. Một đường thẳng qua O cắt AD tại P, cắt BC tại Q.

a) Chứng minh AP = CQ

b) Kẻ Px vuông góc AC tại  E (E thuộc AC). Kẻ Qy vuông góc BD tại F (F thuộc BD), Px và Qy cắt nhau tại M. Chứng minh OEMF là hình chữ nhật.

c) Chứng minh M thuộc cạnh AB

d) Lấy K thuộc BC sao cho CK = DP. Chứng minh \(\widehat {MOK} = 90^\circ \).

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD, gọi O là tâm của hình vuông. Một đường thẳng qua  (ảnh 1)

a) Vì ABCD là hình vuông tâm O

Nên OA = OB = OC = OD, AB = BC = CD = DA, AD // BC

Suy ra \(\widehat {DAC} = \widehat {ACB}\) (hai góc so le trong)

Xét tam giác AOP và tam gíc COQ có

\(\widehat {DAC} = \widehat {ACB}\) (chứng minh trên)

OA = OC (chứng minh trên)

\(\widehat {AOP} = \widehat {COQ}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó ΔAOP = ΔCOQ (g.c.g)

Suy ra AP = CQ (hai cạnh tương ứng)

b) Vì AB = AD nên tam giác ABD cân tại A

Mà AO là đường trung tuyến

Suy ra AO là đường cao

Hay AO BD

Xét tứ giác OEMF có

\(\widehat {OEM} = \widehat {EOF} = \widehat {OFM} = 90^\circ \)

Suy ra OEMF là hình chữ nhật

c) Vì OEMF là hình chữ nhật

Nên \[\widehat {FME} = 90^\circ \]

Hay tam giác PMQ vuông tại M

Mà MO là trung tuyến

Suy ra OM = OP = OQ

Do đó tam giác POM cân tại O

Lại có OE là đường cao nên OE là phân giác của \(\widehat {POM}\)

Suy ra \(\widehat {POE} = \widehat {EOM}\)

Xét tam giác AOP và tam giác AOM có

AO là cạnh chung

\(\widehat {POE} = \widehat {EOM}\) (chứng minh trên)

OM = OP (chứng minh trên)

Suy ra AOP = AOM (c.g.c)

Do đó \(\widehat {AP{\rm{O}}} = \widehat {AM{\rm{O}}}\) (hai góc tương ứng)

Ta có OM = OQ

Do đó tam giác QOM cân tại O

Lại có OF là đường cao nên OF là phân giác của \(\widehat {QOM}\)

Suy ra \(\widehat {QOF} = \widehat {FOM}\)

Xét tam giác BOQ và tam giác BOM có

BO là cạnh chung

\(\widehat {QOF} = \widehat {FOM}\) (chứng minh trên)

OM = OQ (chứng minh trên)

Suy ra BOQ = BOM (c.g.c)

Do đó \(\widehat {{\rm{BQO}}} = \widehat {BM{\rm{O}}}\) (hai góc tương ứng)

Vì AD // BC nên \(\widehat {AP{\rm{O}}} + \widehat {BQO} = 180^\circ \)

\(\widehat {{\rm{BQO}}} = \widehat {BM{\rm{O}}}\), \(\widehat {AP{\rm{O}}} = \widehat {AM{\rm{O}}}\)

Suy ra \(\widehat {AM{\rm{O}}} + \widehat {BMO} = 180^\circ \)

Hay \(\widehat {AMB} = 180^\circ \)

Do đó A, M, B thẳng hàng

Vậy M thuộc cạnh AB

d) Ta có: AP = AD – DP, BK = BC – CK

Mà AD = BC, PD = CK

Suy ra AP = BK

Vì ABCD là hình vuông tâm O

Nên \(\widehat {DAO} = \widehat {OBC} = 45^\circ \)

Xét tam giác POA và tam giác KOB có

OA = OB

\(\widehat {DAO} = \widehat {OBC}\) (chứng minh trên)

PA = BK (chứng minh trên)

Suy ra POA = KOB (c.g.c)

Do đó \(\widehat {POA} = \widehat {K{\rm{OB}}}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {POA} = \widehat {{\rm{AOM}}}\)

Nên \(\widehat {KOB} = \widehat {{\rm{AOM}}}\)

Mặt khác \(\widehat {AOM} + \widehat {{\rm{MOB}}} = \widehat {AOB} = 90^\circ \) (hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {BOK} + \widehat {{\rm{MOB}}} = 90^\circ \)

Hay \(\widehat {MOK} = 90^\circ \)

Vậy \(\widehat {MOK} = 90^\circ \).


Câu 7:

Cho hình vuông ABCD . Gọi M, N lần lượt là trung điểm BC, CD. Chứng minh AN DM.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD . Gọi M, N lần lượt là trung điểm BC, CD. Chứng  (ảnh 1)

Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA

Vì M, N lần lượt là trung điểm BC, CD mà DC = BC

Suy ra MC = ND

Xét ΔDMC và ΔAND có

DC = AD (chứng minh trên)

\(\widehat D = \widehat C\left( { = 90^\circ } \right)\)

MC = ND (chứng minh trên)

Suy ra ΔDMC = ΔAND (c.g.c)

Do đó \(\widehat {M{\rm{D}}C} = \widehat {NA{\rm{D}}}\) (hai góc tương ứng)

Ta có

\(\widehat {M{\rm{D}}C} + \widehat {A{\rm{DM}}} = \widehat {A{\rm{D}}C} = 90^\circ \)

\(\widehat {M{\rm{D}}C} = \widehat {NA{\rm{D}}}\)

Suy ra \(\widehat {NA{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{DM}}} = 90^\circ \)

Gọi I là giao điểm của AN và DM

Xét tam giác ADI có

\(\widehat {NA{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{DM}}} + \widehat {AID} = 180^\circ \)

Suy ra \(90^\circ + \widehat {AID} = 180^\circ \)

Hay \(\widehat {AID} = 90^\circ \)

Do đó AN DM

Vậy AN DM .


Câu 8:

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AD. Trên nửa đường tròn lấy hai điểm B và C, biết AB = BC = \(2\sqrt 5 \) cm, CD = 6 cm. Tìm bán kính đường tròn.

Xem đáp án
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AD. Trên nửa đường tròn lấy hai điểm  (ảnh 1)

Từ O kẻ OH vuông góc với CD. Nối O với B, OB cắt AC tại K

Suy ra OB AC

Vì tam giác ACD nội tiếp (O) đường kính AD

Nên \(\widehat {ACD} = 90^\circ \)

Xét tứ giác OHCK có \(\widehat {OKC} = \widehat {KCH} = \widehat {OHC} = 90^\circ \)

Suy ra OHCK là hình chữ nhật

Do đó OK = CH = \(\frac{1}{2}\)CD = 3, OH = CK = \(\sqrt {O{C^2} - O{K^2}} = \sqrt {{R^2} - 9} \)        (1)

Xét tam giác BCK vuông ở K có

CK = \(\sqrt {B{C^2} - B{K^2}} = \sqrt {{{\left( {2\sqrt 5 } \right)}^2} - {{\left( {R - 3} \right)}^2}} \)                                             (2)

Từ (1) và (2) ta có

\(\sqrt {{R^2} - 9} = \sqrt {{{\left( {2\sqrt 5 } \right)}^2} - {{\left( {R - 3} \right)}^2}} \)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{R^2} - 9} = \sqrt {20 - {R^2} + 6{\rm{R}} - 9} \)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{R^2} - 9} = \sqrt {11 - {R^2} + 6{\rm{R}}} \)

\({R^2} - 9 = 11 - {R^2} + 6{\rm{R}}\)

2R2 – 6R – 20 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}R = 5\\R = - 2\end{array} \right.\)

Vậy bán kính đường tròn là 5 cm.


Câu 9:

Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 4, CA = 3.

a) Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \), rồi suy ra cosA

b) Gọi G là trọng tâm của ABC. Tính \(\overrightarrow {AG} .\overrightarrow {BC} \)

c) Tính giá trị biểu thức S = \(\overrightarrow {GA} .\overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GB} .\overrightarrow {GC} + \overrightarrow {GC} .\overrightarrow {GA} \)

d) Gọi AD là phân giác trong của góc BAC (D BC). Tính \(\overrightarrow {A{\rm{D}}} \) theo \(\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AC} \)suy ra AD.

Xem đáp án

a) Ta có \(B{C^2} = {\overrightarrow {BC} ^2} = {\left( {\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AB} } \right)^2} = A{C^2} - 2\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} + A{B^2}\)

Suy ra \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \frac{{A{C^2} + A{B^2} - B{C^2}}}{2} = \frac{{{3^2} + {2^2} - {4^2}}}{2} = \frac{{ - 3}}{2}\)

Suy ra cos A = \(\frac{{\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} }}{{\left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AC} } \right|}} = \frac{{\frac{{ - 3}}{2}}}{{3.2}} = \frac{{ - 1}}{4}\)

b) Gọi M là trung điểm của BC

Suy ra \(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right)\)

Ta có \(\overrightarrow {AG} .\overrightarrow {BC} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AM} .\left( {\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AB} } \right) = \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {AB} } \right).\left( {\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AB} } \right)\)

\( = \frac{1}{3}\left( {A{C^2} - A{B^2}} \right) = \frac{1}{3}.(9 - 4) = \frac{5}{3}\)

c) Gọi ma, mb, mc lần lượt là độ dài đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A, B, C

Ta có \({m_a} = \sqrt {\frac{{2(A{C^2} + A{B^2}) - B{C^2}}}{4}} = \sqrt {\frac{{2({3^2} + {2^2}) - {4^2}}}{4}} = \frac{{\sqrt {10} }}{2}\)

Suy ra AG = \(\frac{2}{3}{m_a} = \frac{{\sqrt {10} }}{3}\)

Ta có \({m_b} = \sqrt {\frac{{2(B{C^2} + A{B^2}) - A{C^2}}}{4}} = \sqrt {\frac{{2({4^2} + {2^2}) - {3^2}}}{4}} = \frac{{\sqrt {31} }}{2}\)

Suy ra BG = \(\frac{2}{3}{m_b} = \frac{{\sqrt {31} }}{3}\)

Ta có \({m_c} = \sqrt {\frac{{2(A{C^2} + B{C^2}) - A{B^2}}}{4}} = \sqrt {\frac{{2({3^2} + {4^2}) - {2^2}}}{4}} = \frac{{\sqrt {46} }}{2}\)

Suy ra CG = \(\frac{2}{3}{m_c} = \frac{{\sqrt {46} }}{3}\)

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \)

Suy ra \({(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} )^2} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow G{A^2} + G{B^2} + G{C^2} + 2\overrightarrow {GA} .\overrightarrow {GB} + 2\overrightarrow {GB} .\overrightarrow {GC} + 2\overrightarrow {GA.} \overrightarrow {GC} = 0\)

\( \Leftrightarrow G{A^2} + G{B^2} + G{C^2} + 2S = 0\)

\( \Leftrightarrow S = - \frac{{G{A^2} + G{B^2} + G{C^2}}}{2} = - \frac{{29}}{6}\)

d) Vì AD là phân giác trong của \(\widehat {BAC}\)

Nên \(\frac{{DB}}{{DC}} = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{2}{3}\)

Vì D thuộc BC nên \(3\overrightarrow {DB} = - 2\overrightarrow {DC} \)

\( \Leftrightarrow 3(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {A{\rm{D}}} ) = - 2(\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {A{\rm{D}}} )\)

\( \Leftrightarrow 3\overrightarrow {AB} - 3\overrightarrow {A{\rm{D}}} = - 2\overrightarrow {AC} + 2\overrightarrow {A{\rm{D}}} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {A{\rm{D}}} = \frac{3}{5}\overrightarrow {AB} + \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \)

Suy ra AD2 = \(\frac{9}{{25}}A{B^2} + \frac{{12}}{{25}}\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} + \frac{4}{{25}}A{C^2} = \frac{9}{{25}}{2^2} + \frac{{12}}{{25}}.\frac{{ - 3}}{2} + \frac{4}{{25}}{3^2} = \frac{{54}}{{25}}\)

Vậy AD = \(\frac{{\sqrt {54} }}{5}\).


Câu 10:

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC và I, J thỏa mãn \(\overrightarrow {IA} = 2\overrightarrow {IB} ,3\overrightarrow {J{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {JC} = \overrightarrow 0 \)

a) Phân tích \(\overrightarrow {{\rm{IJ}}} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \)

b) Chứng minh rằng IJ qua G.

Xem đáp án

a) Ta có

\(\overrightarrow {IA} = 2\overrightarrow {IB} \Leftrightarrow \overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {AB} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \overrightarrow {AI} = 2\overrightarrow {AB} \)

\(3\overrightarrow {J{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {JC} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow 3\overrightarrow {J{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {JA} + 2\overrightarrow {AC} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow 5\overrightarrow {J{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {AC} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \overrightarrow {AJ} = \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \)

Ta có \(\overrightarrow {IJ} = \overrightarrow {{\rm{AJ}}} - \overrightarrow {AI} = \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} - 2\overrightarrow {AB} = - 2\left( {\overrightarrow {AB} - \frac{1}{5}\overrightarrow {AC} } \right)\)                (1)

b) Ta có

\(\overrightarrow {JG} = \overrightarrow {{\rm{AG}}} - \overrightarrow {AJ} = \overrightarrow {AG} - \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AM} - \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \) (M là trung điểm của BC)

\(\frac{{\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} }}{3} - \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} - \frac{1}{{15}}\overrightarrow {AC} = \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB} - \frac{1}{5}\overrightarrow {AC} } \right)\)                    (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\overrightarrow {{\rm{IJ}}} = - 6\overrightarrow {JG} \)

Do đó I, J, G thẳng hàng

Vậy IJ qua G.           

Câu 11:

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M trong mỗi trường hợp sau:

a) \(\overrightarrow {MA} = \overrightarrow {MB} \).

b) \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \).

c) \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} } \right|\).

Xem đáp án

a) Ta có

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M trong mỗi trường hợp sau (ảnh 1)

b) Ta có \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)

Suy ra M là trọng tâm tam giác ABC

c) Gọi I là trung điểm của AB, J là trung điểm của AC

Suy ra \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} = 2\overrightarrow {MI} ,\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = 2\overrightarrow {MJ} \)

Khi đó:

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M trong mỗi trường hợp sau (ảnh 2)

Suy ra M thuộc đường trung trực của IJ.


Câu 12:

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} } \right|\).

Xem đáp án

Gọi I là trung điểm của AC

Suy ra \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = 2\overrightarrow {MI} \)

Ta có \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} } \right|\)

\(\left| {2\overrightarrow {MI} } \right| = \left| {\overrightarrow {BA} } \right|\)

\(MI = \frac{1}{2}BA\)

Suy ra M thuộc đường tròn tâm I đường kính BA với I là trung điểm của AC.


Câu 13:

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M sao cho \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right|\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC

Suy ra \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \)

Ta có:

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M sao cho vecto MA + vecto MB (ảnh 1)

Vậy tập hợp điểm M thuộc tròn tâm G bán kính \(\frac{1}{3}\)BC.


Câu 14:

Cho tam giác ABC và ABD vuông có chung cạnh huyền AB ( C, D cùng thuộc 1 nua mp có bờ là AB).

a) Chứng minh A, B , C, D cùng thuộc 1 đường tròn và gọi đường tròn đó có tâm O

b) Chứng minh CD < AB.

c) Giả sử 2 đoạn thẳng CD cắt AB tại M. Chứng minh OM = \(\frac{{MA + MB}}{2}\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC và ABD vuông có chung cạnh huyền AB ( C, D cùng  (ảnh 1)

a) Gọi O là trung điểm của AB

Vì tam giác ABC vuông tại C

Nên C thuộc đường tròn (O) đường kính AB

Vì tam giác ABD vuông tại D

Nên D thuộc đường tròn (O) đường kính AB

Suy ra A, B, C, D cùng thuộc đường tròn (O)

b) Xét (O) có

AB là đường kính

CD là dây cung

Do đo: CD < AB

c) Ta có MA + MB = AB = 2OM (vì O là trung điểm của AB)

Suy ra OM = \(\frac{{MA + MB}}{2}\)

Vậy OM = \(\frac{{MA + MB}}{2}\).


Câu 15:

Cho tam giác ABC. Gọi I là trung điểm của BC; D và E là hai điểm sao cho \(\overrightarrow {B{\rm{D}}} = \overrightarrow {DE} = \overrightarrow {EC} \)

a) Chứng minh: \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} \)

b) Tính véctơ: \(\overrightarrow {AS} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} \) theo \(\overrightarrow {AI} \)

c) Suy ra ba điểm A, I, S thẳng hàng.

Xem đáp án

a) Ta có: \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {EC} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} - \overrightarrow {B{\rm{D}}} + \overrightarrow {EC} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} \)

(Vì \(\overrightarrow {B{\rm{D}}} = \overrightarrow {EC} \))

b) Ta có: \(\overrightarrow {AS} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} = 2(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} )\)

(vì \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} \))

Do I là trung điểm của BC nên \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AI} \)

Suy ra \(\overrightarrow {AS} = 2(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} ) = 4\overrightarrow {AI} \)

c) Theo câu b ta có \(\overrightarrow {AS} = 4\overrightarrow {AI} \)

suy ra A, I, S thẳng hàng

Vậy A, I, S thẳng hàng.


Câu 16:

Cho tứ giác ABCD có AB = AD; CB = CD (ta gọi tứ ABCD trong trường hợp này là tứ giác có hình ảnh cánh diều)

a) Chứng minh AC là đường trung trực của BD

b) Tính góc B và góc D (biết \(\widehat A = 100^\circ ,\widehat C = 60^\circ \)).

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có AB = AD; CB = CD (ta gọi tứ ABCD trong trường h (ảnh 1)

a) Ta có: AB = AD

nên A nằm trên đường trung trực của BD               (1)

Ta có: CB = CD

nên C nằm trên đường trung trực của BD               (2)

Từ (1) và (2) suy ra AC là đường trung trực của BD

b) Xét ΔBAC và ΔDAC có 

AB = AD (giả thiết)

AC chung

BC = DC (giả thiết)

Do đó ΔBAC = ΔDAC (c.c.c)

Suy ra \(\widehat B = \widehat D\) (hai góc tương ứng)

Xét tứ giác ABCD có

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \)

Hay \(100^\circ + 2\widehat B + 60^\circ = 360^\circ \)

Suy ra \(\widehat B = \widehat D = \frac{{360^\circ - 100^\circ - 60^\circ }}{2} = 100^\circ \)

Vậy \(\widehat B = \widehat D = 100^\circ \).


Câu 17:

Cho tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có trọng tâm lần lượt là G và G’. Chứng minh rằng \[\overrightarrow {{\rm{AA'}}} + \overrightarrow {BB'} + \overrightarrow {CC'} = 3\overrightarrow {GG'} \]. Từ đó suy ra điều kiện cần và đủ để hai tam giác có cùng trọng tâm.

Xem đáp án

Vì G là trọng tâm của ABC nên \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = 0\)

Vì G’ là trọng tâm của A’B’C’ nên \(\overrightarrow {G'A'} + \overrightarrow {G'B} ' + \overrightarrow {G'C} ' = 0\)

Ta có:

Cho tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có trọng tâm lần lượt là G và G’ (ảnh 1)

Suy ra điều kiện cần và đủ để hai tam giác có cùng trọng tâm (G trùng G’) là

\[\overrightarrow {{\rm{AA'}}} + \overrightarrow {BB'} + \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow 0 \].


Câu 18:

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) = x(x – 1)(x + 2)3 ; x R. Số điểm cực trị của hàm số đã cho là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Ta có f’(x) = 0 x(x – 1)(x + 2)3 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\\x = - 2\end{array} \right.\)

Vì các nghiệm này đều là nghiệm bội bậc lẻ nên hàm số đã cho có 3 điểm cực trị

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 19:

Một thiết bị gồm có 3 bộ phận. Trong khoảng thời gian T, việc các bộ phận đó bị hỏng là độc lập với nhau và với các xác suất tương ứng là: 0,1; 0,2; 0,3. Cả thiết bị sẽ bị hỏng nếu có ít nhất một bộ phận hư hỏng. Tìm xác suất thiết bị hoạt động tốt trong thời gian T đó.

Xem đáp án

Gọi Ai là biến cố “bộ phận thứ i của thiết bị hoạt động tốt trong khoảng thời gian T” (i = 1, 2, 3 )

Gọi A là biến cố “thiết bị hoạt động tốt trong khoảng thời gian T”

Như vậy: A = A1 . A2 . A3

Vì A1, A2, A3 độc lập toàn phần với nhau, do đó:

P(A) = P(A1) . P(A2) . P(A3)

Các biến cố “bộ phận thứ i hoạt động tốt”và “bộ phận thứ i bị hỏng” là đối lập với nhau, cho nên:

P(A1) = 1 – 0,1 = 0,9

P(A2) = 1 – 0,2 = 0,8

P(A3) = 1 – 0,3 = 0,7

Vậy P(A) = 0,9 . 0,8 . 0,7 = 0,504.


Câu 20:

Một chiếc cổng hình parabol dạng y = \( - \frac{1}{2}{x^2}\) có chiều rộng d = 8m. Hãy tính chiều cao h của cổng (Xem hình minh họa bên cạnh)

Một chiếc cổng hình parabol dạng y = -1/2 x^2 có chiều rộng d = 8m (ảnh 1)
Xem đáp án

Đường thẳng chứa chiều rộng d = 8 m cắt (P) tại A(4; – h) nằm bên phải trục tung.

Điểm A thuộc (P) suy ra – h = \( - \frac{1}{2}{.4^2} = - 8\)

Hay h = 8

Vậy chiều cao h của cổng là 8 m.


Câu 21:

Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54 km/h. Nếu giảm vận tốc đi 9 km/h thì ôtô đến B trễ hơn dự định 45 phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự tính để đi quãng đường đó.

Xem đáp án

Đổi 45 phút = 0,75 giờ

Theo đề ta có:

V . t = (v - v' )(t' + t) (km)

Hay: 54t' = 45(t' + 0,75)

54 t' – 45 t' = 33,75

t' = 3,75 (giờ)

Suy ra quãng đường AB là:

s = 54t' = 3,75 . 54 = 202,5 (km)

Vậy quãng đuong AB dài 202,5km; thời gian dự tính là 3,75 giờ.


Câu 22:

Để tính diện tích tam giác cân, người Ai Cập cổ lấy nửa đáy nhân với cạnh bên. Nếu 1 tam giác cân có cạnh đáy bằng 4m, cạnh bên 10m thì sai số trong cách tính trên so với cách tính đúng là bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

Gọi tam giác cân trên là ABC cân tại A

Suy ra BC = 4, AB = AC = 10

Theo cách tính của người Ai Cập, ta có SABC = \(\frac{1}{2}\) . 4 . 10 = 20 (m2)

Kẻ AH vuông góc với BC tại H

Mà tam giác ABC cân tại A

Suy ra H là trung điểm BC

Do đó HB = HC = 2

Áp dụng Pytago cho tam giác vuông AHB ta có

AH2 + HB2 = AB2

Hay AH2 + 22 = 102

Suy ra AH = \(4\sqrt 6 \) (m)

Theo cách tính bây giờ: SABC = \(\frac{1}{2}\) . \(4\sqrt 6 \) . 4 = \(8\sqrt 6 \) (m2)

Suy ra sai số = \(\frac{{20}}{{8\sqrt 6 }}.100\% = 102\% \)

Vậy diện tính tính bởi người Ai Cập sẽ lớn hơn diện tích thật 2%.


Câu 23:

Trong cuộc thi “ Rung chuông vàng”, đội Thủ Đức có 20 bạn lọt vào vòng chung kết, trong đó có 5 bạn nữ và 15 bạn nam. Để sắp xếp vị trí chơi, ban tổ chức chia các bạn thành 4 nhóm A, B, C, D, mỗi nhóm có 5 bạn. Việc chia nhóm được thực hiện bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Tính xác suất để 5 bạn nữ thuộc cùng một nhóm gần nhất với:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Số cách chia 20 bạn thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn là

n(Ω) = \(C_{20}^5C_{15}^5C_{10}^5C_5^5\)

Gọi A là biến cố “5 bạn nữ thuộc cùng một nhóm

Xét 5 bạn nữ thuộc nhóm A có \(C_{15}^5C_{10}^5C_5^5\) cách chia các bạn nam vào nhóm còn lại

Do vai trò của các nhóm như nhau nên \(\left| {{\Omega _A}} \right| = 4C_{15}^5C_{10}^5C_5^5\)

Khi đó \(P\left( A \right) = \frac{4}{{C_{20}^5}} = 0,{26.10^{ - 3}}\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 26:

Cho tứ giác ABCD. Tìm điểm O sao cho \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {O{\rm{D}}} = \overrightarrow 0 \)

Xem đáp án

Gọi M là trung điểm của AD

N là trung điểm của BC

Suy ra \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OD} = 2\overrightarrow {OM} ,\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 2\overrightarrow {ON} \)

Ta có \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {O{\rm{D}}} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow (\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {O{\rm{D}}} ) + (\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} ) = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow (\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {O{\rm{D}}} ) + (\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} ) = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 2\overrightarrow {OM} + 2\overrightarrow {ON} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} = \overrightarrow 0 \)

Suy ra O là trung điểm của MN

Vậy O là trung điểm MN.


Câu 27:

Cho đoạn thẳng AB có trung điểm I. M là điểm tùy ý không nằm trên đường thẳng AB. Trên MI kéo dài, lấy một điểm N sao cho IN = MI.

a) Chứng minh: \(\overrightarrow {BN} - \overrightarrow {BA} = \overrightarrow {MB} \)

b) Tìm các điểm D, C sao cho \(\overrightarrow {NA} + \overrightarrow {NI} = \overrightarrow {N{\rm{D}}} ;\overrightarrow {NM} - \overrightarrow {BN} = \overrightarrow {NC} \).

Xem đáp án
Cho đoạn thẳng AB có trung điểm I. M là điểm tùy ý không nằm trên đường (ảnh 1)

a) Xét tứ giác AMBN có

IM = IN, AI = BI (giả thiết)

AB cắt MN tại I

Suy ra AMBN là hình bình hành

Do đó AN = BM, AB // MB

Suy ra \(\overrightarrow {AN} = \overrightarrow {MB} \)

Ta có \(\overrightarrow {BN} - \overrightarrow {BA} = \overrightarrow {AN} = \overrightarrow {MB} \)

Vậy \(\overrightarrow {BN} - \overrightarrow {BA} = \overrightarrow {MB} \)

b) Ta có: \(\overrightarrow {NA} + \overrightarrow {NI} = \overrightarrow {N{\rm{D}}} \)

\(\overrightarrow {NA} - \overrightarrow {ND} = - \overrightarrow {NI} \)

\(\overrightarrow {DA} = \overrightarrow {IN} \)

Suy ra DA = IN và DA // IN

Do đó D là đỉnh thứ tư của hình bình hành ANID

Ta có: \(\overrightarrow {NM} - \overrightarrow {BN} = \overrightarrow {NC} \)

\(\overrightarrow {NM} = \overrightarrow {NC} + \overrightarrow {BN} \)

\(\overrightarrow {NM} = \overrightarrow {BC} \)

Suy ra NM = BC và NM // BC

Do đó C là đỉnh thứ tư của hình bình hành BNMC.


Câu 28:

Tìm x và y biết \(\frac{{x + 4}}{{7 + y}} = \frac{4}{7}\) và x + y = 22

Xem đáp án

\(\frac{{x + 4}}{{7 + y}} = \frac{4}{7}\) nên 7(x + 4) = 4(y + 7)

7x + 28 = 4y + 28

7x = 4y

\(\frac{x}{4} = \frac{y}{7}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Tìm x và y biết(c + 4) / (7 + y) = 4/7 và x + y = 22 (ảnh 1)

Câu 30:

Hàm số y = \(\frac{{{x^2} - 2{\rm{x}}}}{{x - 1}}\) đồng biến trên khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

y = \(\frac{{{x^2} - 2{\rm{x}}}}{{x - 1}} = \frac{{({x^2} - 2{\rm{x}} + 1) - 1}}{{x - 1}} = \frac{{{{(x - 1)}^2} - 1}}{{x - 1}} = x - 1 - \frac{1}{{x - 1}}\)

Suy ra:

Hàm số y = (x^2 - 2) / (x - 1) đồng biến trên khoảng A. (- vô cùng; 1) hợp (ảnh 1)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 31:

Tỉ lệ phế phẩm của một nhà máy là 5%. Tìm xác xuất để trong 12 sản phẩm do nhà máy đó sản xuất ra có

a) 2 phế phẩm

b) không quá 2 phế phẩm.

Xem đáp án

a) Xác xuất để trong 12 sản phẩm do do nhà máy đó sản xuất ra có 2 phế phẩm là

P = \(C_{12}^2\). 0,052 . 0,9510 = 66 . 0,0025 . 0,599 = 0,099

b) Xác xuất để trong 12 sản phẩm do do nhà máy đó sản xuất ra có không quá 2 phế phẩm là

P = P(0) + P(1) = 0,9512 + \(C_{12}^1\). 0,05 . 0,9511 = 0,54 + 0,34 = 0,88.


Câu 32:

Xác định đường thẳng đi qua A(4 ; 3), cắt trục tung tại điểm có tung độ là 1 số nguyên dương, cắt trục hoành tại 1 điểm có hoành độ là 1 số nguyên tố.

Xem đáp án

Đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, hoàng độ là \(\frac{{ - b}}{a}\)

Vì A (4; 3) thuộc đường thẳng (d) nên thay x = 4, y = 3 vào hàm số ta được

3 = 4a + b  

4a – 3 = – b

4 – \(\frac{3}{a}\) = \(\frac{{ - b}}{a}\)

Theo bài ra ta có \(\frac{{ - b}}{a}\)nguyên dương 

Nên 4 – \(\frac{3}{a}\) nguyên dương

Suy ra \(\frac{3}{a}\) nguyên

Vì b > 0 nên – b < 0

Suy ra \(\frac{{ - b}}{a}\) > 0 khi a < 0

Do đó a thuộc ước âm của 3 

Hay a {– 1 ; – 3}  

+) Với a = – 1 ta có b = 7

Khi đó đường thẳng (d) có dạng y = – x + 7 

+) Với a = – 3 ta có b = 15

Khi đó đường thẳng (d) có dạng y = – 3x + 15 


Câu 33:

Tìm x, y biết x : y : z = 3 : 8 : 5 và 3x + y  2z = 14.

Xem đáp án

Ta có x : y : z = 3 : 8 : 5

Suy ra \(\frac{x}{3} = \frac{y}{8} = \frac{z}{5}\)

Hay \(\frac{{3x}}{9} = \frac{y}{8} = \frac{{2z}}{{10}}\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{{3x}}{9} = \frac{y}{8} = \frac{{2z}}{{10}} = \frac{{3{\rm{x + y}} - {\rm{2z}}}}{{9 + 8 - 10}} = \frac{{14}}{7} = 2\)

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{3{\rm{x}}}}{9} = 2\\\frac{y}{8} = 2\\\frac{{2{\rm{z}}}}{{10}} = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 6\\y = 16\\z = 10\end{array} \right.\)

Vậy x = 6, y = 16, z = 10.


Câu 35:

Tìm tập xác định của hàm số sau:

a) y = 3x2 2x + 1

b) y = \(\frac{{3\left| x \right| + 2}}{{x - 2}}\)

c) y = \(\sqrt {x - 2} + \sqrt {3 - x} \)

d) y = \(\frac{{\frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{\sqrt {4 - 3{\rm{x}}} }}}}{x}\)

e) y = \(\frac{{\sqrt {x + 3} }}{{2 - x}}\)

f) y = \(\frac{{2{\rm{x}} + 1}}{{{x^2} - 3{\rm{x}} + 2}}\)

g) y = \(\frac{{x - 1}}{{{x^2} - 1}} - 3x\)

Xem đáp án

a) y = 3x2 – 2x + 1

Hàm số xác định với mọi x R

Vậy tập xác định D = R.


b) y =
\(\frac{{3\left| x \right| + 2}}{{x - 2}}\)

Hàm số xác định khi x – 2 ≠ 0

Hay x ≠ 2

Vậy tập xác định D = R \ {2}.

c) y = \(\sqrt {x - 2} + \sqrt {3 - x} \)

Hàm số xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ge 0\\3 - x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 2\\x \le 3\end{array} \right. \Leftrightarrow 2 \le {\rm{x}} \le 3\)

Vậy tập xác định D = [2; 3].

d) y = \(\frac{{\frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{\sqrt {4 - 3{\rm{x}}} }}}}{x}\)

Hàm số xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}4 - 3x > 0\\x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < \frac{4}{3}\\x \ne 0\end{array} \right.\)

Vậy tập xác định D = (– ∞; \(\frac{4}{3}\)) \ {0}.

e) y = \(\frac{{\sqrt {x + 3} }}{{2 - x}}\)

Hàm số xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}x + 3 > 0\\2 - x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > - 3\\x \ne 2\end{array} \right.\)

Vậy tập xác định D = (– 3; + ) \ {2}.

f) y = \(\frac{{2{\rm{x}} + 1}}{{{x^2} - 3{\rm{x}} + 2}}\)

Hàm số xác định khi x2 – 3x + 2 ≠ 0

(x – 1)(x – 2) ≠ 0

\(\left\{ \begin{array}{l}x \ne 1\\x \ne 2\end{array} \right.\)

Vậy tập xác định D = R \ {1; 2}.

g) y = \(\frac{{x - 1}}{{{x^2} - 1}} - 3x\)

Hàm số xác định khi x2 – 1 ≠ 0

\(\left\{ \begin{array}{l}x \ne 1\\x \ne - 1\end{array} \right.\)

Vậy tập xác định D = R \ {1; –1}.


Câu 36:

Cho (O;R) đường kính AD, dây AB , qua B kẻ dây BC vuông góc AD tại H . Tính bán kính R của đường tròn biết AB = 10 cm, BC = 12 cm.

Xem đáp án
Cho (O;R) đường kính AD, dây AB , qua B kẻ dây BC vuông góc AD tại H (ảnh 1)

Vì AH BC, O AH

Nên BH = HC = \(\frac{1}{2}\)BC = 6 cm (mối quan hệ đường kính – dây cung)

Xét tam giác ABH vuông tại H có

Cho (O;R) đường kính AD, dây AB , qua B kẻ dây BC vuông góc AD tại H (ảnh 2)

Vậy bán kính đường tròn là \(\frac{{25}}{4}\) cm.


Câu 37:

Cho tam giác ABC bất kì, gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CA. H, H' lần lượt là trực tâm của tam giá ABC, MNP. Điểm K đối xứng H qua H'. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Cho tam giác ABC bất kì, gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh  (ảnh 1)

Xét tam giác ABC có M là trung điểm AB, N là trung điểm BC

Suy ra MN là đường trung bình

Do đó MN // AC, MN = \(\frac{1}{2}\)AC

Xét tam giác ABC có P là trung điểm AC, N là trung điểm BC

Suy ra PN là đường trung bình

Do đó PN // AB, PN = \(\frac{1}{2}\)AB

Xét tứ giác APNM có

AP // MN, AM // PN

Suy ra APNM là hình bình hành

Do đó \(\widehat {BAC} = \widehat {MNP}\)

Xét tam giác ABC và tam giác NPM có

\(\frac{{AB}}{{NP}} = \frac{{AC}}{{MN}} = 2\)

\(\widehat {BAC} = \widehat {MNP}\)

Suy ra (c.g.c) theo tỉ lệ là 2

Mà H, H’ là trực tâm tam giác ABC và tam giác NPM

Suy ra \(\frac{{CH}}{{MH'}} = 2\)

Hay CH = 2MH’                      (1)

Mặt khác CH AB, MH’ PN, AB // PN

Suy ra MH’ // CH                     (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\overrightarrow {CH} = 2\overrightarrow {H'M} \)

Ta có \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = \overrightarrow {HH'} + \overrightarrow {H'A} + \overrightarrow {HH'} + \overrightarrow {H'B} + \overrightarrow {HC} \)

\( = 2\overrightarrow {HH'} + (\overrightarrow {H'A} + \overrightarrow {H'B} ) + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HH'} + (\overrightarrow {H'A} + \overrightarrow {AM} + \overrightarrow {H'B} + \overrightarrow {BM} ) + \overrightarrow {HC} \)

\( = 2\overrightarrow {HH'} + (\overrightarrow {H'M} + \overrightarrow {H'M} ) + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HH'} + 2\overrightarrow {H'M} + \overrightarrow {HC} \)

\( = 2\overrightarrow {HH'} + \overrightarrow {CH} + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HH'} = \overrightarrow {HK} \)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 38:

Phân số cần những điều kiện gì để trở thành 1 số nguyên?
Xem đáp án

Ta có phân số \(\frac{a}{b}\), điều kiện phân số \(\frac{a}{b}\) là một số nguyên là:

+) a và b khác 0

+) a > b và a chia hết cho b


Câu 39:

Hàm số nào trong các hàm sau đây không phải là hàm số bậc hai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

• Hàm số y = f(x) = \(\sqrt 3 \)x2 + x – 4 , đây là hàm số bậc hai vì nó có dạng y = ax2 + bx + c với a = \(\sqrt 3 \) ≠ 0, b = 1 và c = – 4

Hàm số y = f(x) = x2 + \(\frac{1}{x}\) – 5, đây không phải là hàm số bậc hai vì nó không có dạng y = ax2 + bx + c

• Hàm số y = f(x) = – 2x(x – 1) = – 2x2 + 2x , đây là hàm số bậc hai vì nó có dạng y = ax2 + bx + c với a = – 2 ≠ 0, b = 2 và c = 0

• Hàm số y = f(x) = 2(x2 + 1) + 3x – 1 = 2x2 + 3x + 1, đây là hàm số bậc hai vì nó có dạng y = ax2 + bx + c với a = 2 ≠ 0, b = 3 và c = 1

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 40:

Một số nếu giảm xuống 3 lần rồi bớt đi 14,6 thì được kết quả là 30,4. Tìm số đó.

Xem đáp án

Gọi số phải tìm là: x

Theo đề bài, ta có:

x : 3 14,6 = 30,4

x : 3 = 30,4 + 14,6

x : 3 = 45

x = 45 x 3

x = 135

Vậy số phải tìm là 135.


Câu 41:

Giải phương trình: \({\left( {\sin \frac{x}{2} + cos\frac{x}{2}} \right)^2} + \sqrt 3 \cos x = 2\)

Xem đáp án

Ta có:

Giải phương trình: (sin x/2 + cos x/2)^2 + căn bậc hai 3 cosx = 2 (ảnh 1)Giải phương trình: (sin x/2 + cos x/2)^2 + căn bậc hai 3 cosx = 2 (ảnh 2)

Vậy phương trình có nghiệm là x = \(\frac{{ - \pi }}{6} + k2\pi \), x = \(\frac{\pi }{2} + k2\pi \).


Câu 42:

Cho tam giác ABC. Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC. Chứng minh rằng với điểm O bất kì, ta có \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh  (ảnh 1)

Vì M là trung điểm của AB nên \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} = 2\overrightarrow {OM} \)

Vì N là trung điểm của AC nên \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} = 2\overrightarrow {ON} \)

Vì P là trung điểm của BC nên \(\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 2\overrightarrow {OP} \)

Suy ra \(2\overrightarrow {OA} + 2\overrightarrow {OB} + 2\overrightarrow {OC} = 2\overrightarrow {OM} + 2\overrightarrow {ON} + 2\overrightarrow {OP} \)

Hay \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} \)

Vậy \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} \).


Câu 44:

Cho 5 điểm A, B, C, D, E. Chứng minh rằng:

a) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {E{\rm{A}}} = \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {E{\rm{D}}} \).

b) \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} - \overrightarrow {EC} = \overrightarrow {A{\rm{E}}} - \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {CB} \).

Xem đáp án

a) Ta có: \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {E{\rm{A}}} = \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {E{\rm{D}}} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {E{\rm{A}}} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {{\rm{DE}}} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow (\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} ) + (\overrightarrow {CD} + \overrightarrow {{\rm{DE}}} ) + \overrightarrow {E{\rm{A}}} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {E{\rm{A}}} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {E{\rm{A}}} = \overrightarrow 0 \) (luôn đúng)

Suy ra \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {E{\rm{A}}} = \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {E{\rm{D}}} \)

b) Ta có: \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} - \overrightarrow {EC} = (\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CE} ) + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {C{\rm{D}}} \)

\( = \overrightarrow {AE} + (\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {B{\rm{D}}} ) = \overrightarrow {AE} - \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {CB} \)

Vậy \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} - \overrightarrow {EC} = \overrightarrow {A{\rm{E}}} - \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {CB} \).


Câu 45:

Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F. Chứng minh rằng:

\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EF} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {EB} + \overrightarrow {CF} \)

Xem đáp án

Ta có :

\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EF} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {CF} + \overrightarrow {FD} + \overrightarrow {EB} + \overrightarrow {BF} \)

\( = (\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {EB} + \overrightarrow {CF} ) + (\overrightarrow {FD} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {BF} ) = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {EB} + \overrightarrow {CF} + \overrightarrow {FF} \)

\( = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {EB} + \overrightarrow {CF} + \overrightarrow 0 = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {EB} + \overrightarrow {CF} \)

Vậy \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EF} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {EB} + \overrightarrow {CF} \).


Bắt đầu thi ngay