IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 30)

  • 8722 lượt thi

  • 46 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F. Chứng minh rằng

\(\overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CF} = \overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {C{\rm{D}}} = \overrightarrow {AF} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {CE} \).

Xem đáp án

Ta có

\(\overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CF} = \overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {E{\rm{D}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {FE} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {DF} \)

\( = (\overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {{\rm{CD}}} ) + (\overrightarrow {E{\rm{D}}} + \overrightarrow {DF} + \overrightarrow {FE} )\)

\( = (\overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {{\rm{CD}}} ) + (\overrightarrow {EF} + \overrightarrow {FE} )\)

\( = (\overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {{\rm{CD}}} ) + \overrightarrow 0 = \overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {{\rm{CD}}} \)

Ta có

\(\overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {C{\rm{D}}} = \overrightarrow {AF} + \overrightarrow {F{\rm{E}}} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {DF} + \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {E{\rm{D}}} \)

\( = (\overrightarrow {AF} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {{\rm{CE}}} ) + (\overrightarrow {E{\rm{D}}} + \overrightarrow {DF} + \overrightarrow {FE} )\)

\( = (\overrightarrow {AF} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {{\rm{CE}}} ) + (\overrightarrow {EF} + \overrightarrow {FE} )\)

\( = (\overrightarrow {AF} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {{\rm{CE}}} ) + \overrightarrow 0 = \overrightarrow {AF} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {{\rm{CE}}} \)

Vậy \(\overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CF} = \overrightarrow {A{\rm{E}}} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {C{\rm{D}}} = \overrightarrow {AF} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {CE} \).


Câu 2:

Cho tam giác ABC có \(\widehat B = \widehat C\) . Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Chứng minh rằng:

a) Tam giác ADB bằng tam giác ADC

b) AB = AC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có góc B = góc C. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D (ảnh 1)

a) Xét tam giác ABC có \(\widehat B = \widehat C\)

Suy ra tam giác ABC cân tại A

Do đó AB = AC

Vì AD là tia phân giác của góc BAC

Nên \(\widehat {BA{\rm{D}}} = \widehat {CA{\rm{D}}}\)

Xét ΔADC và ΔADB có:

\(\widehat {BA{\rm{D}}} = \widehat {CA{\rm{D}}}\) (chứng minh trên)

AB = AC (chứng minh trên)

\(\widehat B = \widehat C\) (giả thiết)

Suy ra ΔADC = ΔADB (g.c.g)

Vậy ΔADC = ΔADB

b) Theo chứng minh câu a ta có AB = AC.


Câu 3:

Giải phương trình

a) sin5x + sin8x + sin3x = 0.                 

b) \[4co{s^3}x + \;3\sqrt 2 sin2x{\rm{ }} = {\rm{ }}8cosx.\]

Xem đáp án

a) Ta có

Giải phương trình a) sin5x + sin8x + sin3x = 0. b) 4cos^3 x + 3 căn bậc hai 2 (ảnh 1)
Giải phương trình a) sin5x + sin8x + sin3x = 0. b) 4cos^3 x + 3 căn bậc hai 2 (ảnh 2)

Vậy \(x = \frac{{k\pi }}{4}\), \(x = \frac{\pi }{5} + \frac{{k2\pi }}{5}\), \[x = \frac{\pi }{3} + \frac{{k2\pi }}{3}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].

b) Ta có:

\[4co{s^3}x + \;3\sqrt 2 sin2x = 8cosx\]

Giải phương trình a) sin5x + sin8x + sin3x = 0. b) 4cos^3 x + 3 căn bậc hai 2 (ảnh 3)

Vậy \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi \), \(x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \), \(x = \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 4:

Cho 5 điểm A, B, C, D, E. Chứng minh rằng: \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {DE} - \overrightarrow {DC} - \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {AB} .\)

Xem đáp án

Ta có

\(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {DE} - \overrightarrow {DC} - \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {CB} \)

\( = \overrightarrow {AC} + (\overrightarrow {DE} - \overrightarrow {DC} ) - \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {CB} \)

\( = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CE} - \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {CB} \)

\( = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {AB} \)

Vậy \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {DE} - \overrightarrow {DC} - \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {AB} \).


Câu 5:

Cho bảng biến thiên hàm số y = f(x) như sau:

Cho bảng biến thiên hàm số y = f(x) như sau: So sánh f(-2021) và f(-1)  (ảnh 1)

So sánh f(– 2021) và f(– 1); \(f\left( {\sqrt 3 } \right)\) và f(2).

Xem đáp án

Ta có – 2021; – 1  (– ∞; 1) và – 2021 < – 1

Mà trên khoảng (– ∞; 1) hàm số nghịch biến nên f(– 2021) > f(– 1)

Ta có \(\sqrt 3 ;2\; \in \;\left( {1;3} \right)\) và \(\sqrt 3 < 2\)

Mà trên khoảng (1; 3) hàm số đồng biến nên \(f\left( {\sqrt 3 } \right) < f\left( 2 \right)\)

Vậy f(– 2021) > f(– 1) và \(f\left( {\sqrt 3 } \right) < f\left( 2 \right)\).


Câu 6:

Cho hàm số y = f(x) = – 3x.

a) Vẽ đồ thị hàm số y = – 3x.

b) So sánh f(–2) và f(5).

Xem đáp án

a) Đồ thị hàm số y = – 3x đi qua gốc tọa độ O và điểm (– 1; 3)

Cho hàm số y = f(x) = - 3x. a) Vẽ đồ thị hàm số y = - 3x. b) So sánh f(-2) và f(5). (ảnh 1)

b) Ta có: f(–2) = –3 . (–2) = 6

f(5) = –3 . 5 = – 15 

Vì 6 > – 15 nên f(–2) > f(5)

Vậy f(–2) > f(5).


Câu 7:

Tìm m để hàm số y = \(\sqrt {{x^2} + 4{\rm{x}} + m} \)có tập xác định là ℝ.

Xem đáp án

y = \(\sqrt {{x^2} + 4{\rm{x}} + m} \)

Điều kiện xác định của y là x2 + 4x + m ≥ 0

Để y có tập xác định là R

x2 + 4x + m ≥ 0 với mọi x R

Δ' < 0

22  – 1 . m < 0

4 – m < 0

m > 4

Vậy m > 4 thì hàm số y = \(\sqrt {{x^2} + 4{\rm{x}} + m} \)có tập xác định là R.


Câu 8:

Cho DABC đều cạnh a. Gọi I là trung điểm BC.

a) Tính \(\left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right|\).

b) Tính \(\left| {\overrightarrow {BA} - \overrightarrow {BI} } \right|\).

Xem đáp án
Cho ABC đều cạnh a. Gọi I là trung điểm BC. a) Tính vecto AB - vecto AC (ảnh 1)

a) Ta có \(\left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} } \right| = BC = a\)

b) Ta có \(\left| {\overrightarrow {BA} - \overrightarrow {BI} } \right| = \left| {\overrightarrow {IA} } \right| = I{\rm{A}}\)

Vì I là trung điểm của BC nên BI = \(\frac{1}{2}\)BC = \(\frac{1}{2}\)a

Vì tam giác ABC đều có AI là trung tuyến

Nên AI là đường cao

Hay AI BC

Suy ra tam giác AIB vuông tại I

Do đó AI2 = AB2 BI2

Hay AI = \(\sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Vậy \(\left| {\overrightarrow {BA} - \overrightarrow {BI} } \right| = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).


Câu 9:

Tìm giá trị thực của tham số m khác 0 để hàm số y = mx2 – 2mx – 3m – 2 có giá trị nhỏ nhất bằng – 10 trên ℝ.

Xem đáp án

Để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng – 10 trên ℝ thì

\(\left\{ \begin{array}{l}a = m > 0\\\frac{{ - \Delta }}{{4{\rm{a}}}} = - 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 0\\\frac{{{{\left( { - 2m} \right)}^2} - 4.m.\left( { - 3m - 2} \right)}}{{4m}} = 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 0\\\frac{{16{m^2} + 8m}}{{4m}} = 10\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 0\\16{m^2} + 8m = 40m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 0\\16{m^2} - 32m = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 0\\16m\left( {m - 2} \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 0\\\left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 2\)

Vậy m = 2.


Câu 10:

Cho tam giác ABC. Dựng phía ngoài tam giác các tam giác đều ABC', BCA', CAB'. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của CA’, AB’, AC’. Chứng minh rằng:

a) MN = PC.

b) Gọi O là giao điểm của MN và PC. Chứng minh \(\widehat {MOC} = 60^\circ \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Dựng phía ngoài tam giác các tam giác đều ABC', BCA' (ảnh 1)

a) Gọi R là trung điểm của BC, Q là trung điểm của AC,

Xét tam giác ABC có R là trung điểm của BC, Q là trung điểm của AC,

Suy ra QR là đường trung bình của tam giác

Do đó QR // AB, \[QR = \frac{1}{2}AB\]

Suy ra \(\widehat {BAC} = \widehat {RQC}\) (hai góc đồng vị)

Vì tam giác ABC’ đều có P là trung điểm của AC’

Nên \(\widehat {ABC'} = \widehat {AC'B} = \widehat {BAC'} = 60^\circ \),

\[QR = \frac{1}{2}AB\]

Suy ra AP = QR

Xét tam giác AB’C có N là trung điểm của B’A, Q là trung điểm của AC

Suy ra QN là đường trung bình

Do đó QN // CB’,

Suy ra \(\widehat {NQC} + \widehat {QCB'} = 180^\circ \)

Hay \(\widehat {NQC} = 180^\circ - \widehat {QCB'} = 180 - 60^\circ = 120^\circ \)

Vì tam giác AB’C đều có N là trung điểm của AB’

Nên \(\widehat {AB'C} = \widehat {ACB'} = \widehat {B'AC} = 60^\circ \),

Suy ra QN = AN

Ta có \(\widehat {NAP} = \widehat {NAC} + \widehat {CAB} + \widehat {BAP} = 60^\circ + \widehat {CAB} + 60^\circ = \widehat {CAB} + 120^\circ \)

\(\widehat {NQ{\rm{R}}} = \widehat {CQ{\rm{R}}} + \widehat {NQC} = \widehat {CQ{\rm{R}}} + 120^\circ \)

Lại có \(\widehat {BAC} = \widehat {RQC}\) (chứng minh trên)

Suy ra \(\widehat {NAP} = \widehat {NQR}\)

Xét tam giác ANP và tam giác QNR có

QN = AN (chứng minh trên)

\(\widehat {NAP} = \widehat {NQR}\) (chứng minh trên)

AP = QR (chứng minh trên)

Do đó DANP = DQNR (c.g.c)

Suy ra PN = NR, \(\widehat {ANP} = \widehat {QNR}\)

Xét tam giác ANQ có

Suy ra tam giác ANQ đều

Do đó \(\widehat {ANQ} = 60^\circ \)

Hay \(\widehat {ANP} + \widehat {PNQ} = 60^\circ \)

\(\widehat {ANP} = \widehat {QNR}\)

Suy ra \(\widehat {QN{\rm{R}}} + \widehat {PNQ} = 60^\circ \)

Hay \(\widehat {PNR} = 60^\circ \)

Mặt khác NP = NR (chứng minh trên)

Suy ra tam giác PNR đều

Do đó RN = RP

Xét tam giác A’BC có R là trung điểm của BC, M là trung điểm của A’C

Suy ra RM là đường trung bình

Do đó RM // BA’,

Vì tam giác A’BC đều có R là trung điểm của BC

Nên \(\widehat {A'BC} = \widehat {A'CB} = \widehat {BA'C} = 60^\circ \),

Suy ra RC = RM

Ta có \(\widehat {P{\rm{R}}C} = \widehat {PRN} + \widehat {RNC} = 60^\circ + \widehat {RNC}\)

\(\widehat {N{\rm{RM}}} = \widehat {CRM} + \widehat {NRC} = 60^\circ + \widehat {NRC}\)

Suy ra \(\widehat {PRC} = \widehat {NRM}\)

Xét tam giác PRC và tam giác NRM có

PR = RN (chứng minh trên)

\(\widehat {PRC} = \widehat {NRM}\) (chứng minh trên)

RC = RM (chứng minh trên)

Do đó DPRC = DNRM (c.g.c)

Suy ra PC = NM (hai cạnh tương ứng)

b) Vì PRC = NRM (chứng minh câu a)

Nên \(\widehat {RPC} = \widehat {RNM}\) (hai góc tương ứng)

Xét tam giác PNO có \(\widehat {PNO} + \widehat {PON} + \widehat {OPN} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)

Hay \(\widehat {PNR} + \widehat {RNM} + \widehat {PON} + \widehat {OPN} = 180^\circ \)

\(\widehat {RPC} = \widehat {RNM}\)

Suy ra \(\widehat {PON} = 180^\circ - \widehat {NP{\rm{R}}} - \widehat {PN{\rm{R}}} = 180^\circ - 60^\circ - 60^\circ = 60^\circ \)

Lại có \(\widehat {PON} = \widehat {MOC}\) (hai góc đối đỉnh)

Suy ra \(\widehat {MOC} = 60^\circ \)

Vậy \(\widehat {MOC} = 60^\circ \).


Câu 11:

Tìm đa thức M biết (x3 – 5x2 + x – 5) = (x – 5).M

Xem đáp án

Ta có (x3 5x2 + x 5) = (x 5) . M

\( \Leftrightarrow M = \frac{{{x^3} - 5{{\rm{x}}^2} + x - 5}}{{x - 5}} = \frac{{{x^2}(x - 5) + x - 5}}{{x - 5}} = \frac{{({x^2} + 1)(x - 5)}}{{x - 5}} = {x^2} + 1\)

Vậy M = x2 + 1.


Câu 12:

Rút gọn biểu thức sau

a) \(\sqrt {5 - 2\sqrt 6 } + \sqrt 2 \);

b) \(\sqrt {8 - 2\sqrt {15} } - \sqrt 5 \);

c) \(\sqrt {7 - 4\sqrt 3 } + 2\);

e) \(\sqrt {35 - 12\sqrt 6 } \);

g) \(\sqrt {7 - 3\sqrt 5 } \);

f) \(\sqrt {11 - 6\sqrt 2 } \).

Xem đáp án

a) \(\sqrt {5 - 2\sqrt 6 } + \sqrt 2 = \sqrt {3 - 2\sqrt 6 + 2} + \sqrt 2 = \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 - \sqrt 2 } \right)}^2}} + \sqrt 2 = \sqrt 3 - \sqrt 2 + \sqrt 2 = \sqrt 3 \)

b) \(\sqrt {8 - 2\sqrt {15} } - \sqrt 5 = \sqrt {5 - 2\sqrt {15} + 3} - \sqrt 5 = \sqrt {{{(\sqrt 5 - \sqrt 3 )}^2}} - \sqrt 5 = \sqrt 5 - \sqrt 3 - \sqrt 5 = - \sqrt 3 \)

c) \(\sqrt {7 - 4\sqrt 3 } + 2 = \sqrt {4 - 4\sqrt 3 + 3} + 2 = \sqrt {{{(2 - \sqrt 3 )}^2}} + 2 = 2 - \sqrt 3 + 2 = 4 - \sqrt 3 \)

e) \(\sqrt {35 - 12\sqrt 6 } = \sqrt {27 - 12\sqrt 6 + 8} = \sqrt {{{(3\sqrt 3 - 2\sqrt 2 )}^2}} = 3\sqrt 3 - 2\sqrt 2 \)

g) \(\sqrt {7 - 3\sqrt 5 } = \sqrt {\frac{{14 + 6\sqrt 5 }}{2}} = \sqrt {\frac{{9 + 6\sqrt 5 + 5}}{2}} = \sqrt {\frac{{{{\left( {3 + \sqrt 5 } \right)}^2}}}{2}} = \frac{{3 + \sqrt 5 }}{{\sqrt 2 }}\)

f) \(\sqrt {11 - 6\sqrt 2 } = \sqrt {9 - 6\sqrt 2 + 2} = \sqrt {{{(3 - \sqrt 2 )}^2}} = 3 - \sqrt 2 \).


Câu 13:

Cho a, b, c > 0. Chứng minh \(\frac{{ab}}{c} + \frac{{bc}}{a} + \frac{{ca}}{b} \ge a + b + c\).

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có:

Cho a, b, c > 0. Chứng minh ab/c + bc/s + ca/b > = a + b + c (ảnh 1)

Suy ra

Cho a, b, c > 0. Chứng minh ab/c + bc/s + ca/b > = a + b + c (ảnh 2)

Vậy \(\frac{{ab}}{c} + \frac{{bc}}{a} + \frac{{ca}}{b} \ge a + b + c\).


Câu 14:

Cho tam giác ABC có a = 8, b = 10, \(\widehat C = 60^\circ \). Độ dài cạnh c là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Xét tam giác ABC có:

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 15:

Cho các điểm A(1; 2), B(2; 3) C(0; 4). Diện tích tam giác ABC bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có A(1; 2), B(2; 3) C(0; 4)

Cho các điểm A(1; - 2), B(- 2; 3) và C(0; 4). Diện tích tam giác ABC bằng  (ảnh 1)

Nửa chu vi tam giác ABC là:

\(p = \frac{{AB + BC + CA}}{2} = \frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 + \sqrt {37} }}{2}\)

Suy ra:

\(p - AB = \frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 + \sqrt {37} }}{2} - \sqrt {34} = \frac{{\sqrt 5 + \sqrt {37} - \sqrt {34} }}{2}\)

\(p - BC = \frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 + \sqrt {37} }}{2} - \sqrt 5 = \frac{{\sqrt {34} + \sqrt {37} - \sqrt 5 }}{2}\)

\(p - CA = \frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 + \sqrt {37} }}{2} - \sqrt {37} = \frac{{\sqrt 5 + \sqrt {34} - \sqrt {37} }}{2}\)

Diện tích tam giác ABC là:

\({S_{ABC}} = \sqrt {p\left( {p - AB} \right)\left( {p - BC} \right)\left( {p - CA} \right)} \)

\( = \sqrt {\frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 + \sqrt {37} }}{2}.\left( {\frac{{\sqrt 5 + \sqrt {37} - \sqrt {34} }}{2}} \right).\left( {\frac{{\sqrt {34} + \sqrt {37} - \sqrt 5 }}{2}} \right).\left( {\frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 - \sqrt {37} }}{2}} \right)} \)

\( = \sqrt {\left( {\frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 + \sqrt {37} }}{2}} \right).\left( {\frac{{\sqrt {34} + \sqrt 5 - \sqrt {37} }}{2}} \right)\left( {\frac{{\sqrt {37} + \sqrt 5 - \sqrt {34} }}{2}} \right).\left[ {\frac{{\sqrt {37} - \left( {\sqrt 5 - \sqrt {34} } \right)}}{2}} \right]} \)

\[ = \frac{{\sqrt {\left[ {{{\left( {\sqrt {34} + \sqrt 5 } \right)}^2} - 37} \right].\left[ {37 - {{\left( {\sqrt 5 - \sqrt {34} } \right)}^2}} \right]} }}{4}\]

\[ = \frac{{\sqrt {\left[ {34 + 2\sqrt {170} + 5 - 37} \right].\left[ {37 - \left( {5 - 2\sqrt {170} + 34} \right)} \right]} }}{4}\]

\[ = \frac{{\sqrt {\left( {2 + 2\sqrt {170} } \right).\left( {2\sqrt {170} - 2} \right)} }}{4}\]

\[ = \frac{{\sqrt {4.170 - 4} }}{4} = \frac{{2.\sqrt {170 - 1} }}{4} = \frac{{\sqrt {169} }}{2} = \frac{{13}}{2}\]

Vậy diện tích tam giác ABC bằng \(\frac{{13}}{2}\).


Câu 16:

Cho tập hợp A = (– ∞; 2023), B = [4 – 3m; + ∞). Tìm m để CRB A
Xem đáp án

Ta có CRB = R B = (– ∞; 4 – 3m)

Để CRB A thì 4 – 3m < 2023

– 3m < 2019

m > 673

Vậy m > 673.


Câu 17:

Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AD, BC và AC. Biết MP = PN. Chọn câu đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AD, BC và AC (ảnh 1)

Xét tam giác ACD có M là trung điểm của AD, P là trung điểm của AC

Suy ra MP là đường trung bình

Do đó MP // CD, \[MP = \frac{1}{2}CD\]

Suy ra \(\overrightarrow {C{\rm{D}}} = 2\overrightarrow {PM} \)

Xét tam giác ACB có N là trung điểm của BC, P là trung điểm của AC

Suy ra NP là đường trung bình

Do đó NP // AB, \[NP = \frac{1}{2}AB\]

Suy ra \(\overrightarrow {AB} = 2\overrightarrow {PN} \)

Ta có \(\overrightarrow {A{\rm{D}}} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CD} = 2\overrightarrow {PN} + 2\overrightarrow {PM} + \overrightarrow {BC} = \overrightarrow 0 + \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {BC} \) (vì \(\overrightarrow {MP} = \overrightarrow {PN} \))

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 18:

Trong lớp 10C có 45 học sinh trong đó có 25 em thích môn Văn, 20 em thích môn Toán, 18 em thích môn Sử, 6 em không thích môn nào, 5 em thích cả ba môn. Hỏi số em thích chỉ một môn trong ba môn trên.

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Gọi a, b, c theo thứ tự là số học sinh chỉ thích môn Văn, Sử, Toán

X là số học sinh chỉ thích hai môn là văn và toán

y là số học sinh chỉ thích hai môn là Sử và toán

z là số học sinh chỉ thích hai môn là văn và Sử

Ta có số em thích ít nhất một môn là 45 – 6 = 39

Dựa vào biểu đồ ven ta có hệ phương trình

\(\left\{ \begin{array}{l}a + x + z + 5 = 25\\b + y + z + 5 = 18\\c + x + y + 5 = 20\\x + y + z + a + b + c + 5 = 39{\rm{       }}(1)\end{array} \right.\)

Suy ra a + b + c + 2(x + y + z) + 15 = 25 + 18 +20

Hay a + b + c + 2(x + y + z) = 48                 (2)

Từ (1) và (2) ta có

a + b + c + 2(39 – 5 – a – b − c) = 48

a + b + c = 20

Vậy chỉ có 20 em thích chỉ một môn trong ba môn trên.


Câu 19:

Cho số phức z thỏa mãn \(\left| z \right|\) + z = 3 + 4i. Mô đun của z bằng?

Xem đáp án

Gọi số phức z có dạng z = a + bi (a, b ℝ)

Ta có \(\left| z \right|\) + z = 3 + 4i

\( \Leftrightarrow \sqrt {{a^2} + {b^2}} + a + bi = 3 + 4i\)

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sqrt {{a^2} + {b^2}} + a = 3\\b = 4\end{array} \right.\]

Do đó \(\sqrt {{a^2} + {4^2}} + a = 3\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{a^2} + 16} = 3 - a\)

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3 - a \ge 0\\{a^2} + 16 = 9 - 6a + {a^2}\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \le 3\\6a = - 7\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \le 3\\a = \frac{{ - 7}}{6}\end{array} \right. \Leftrightarrow a = \frac{{ - 7}}{6}\]

Vậy số phức cần tìm là \[\frac{{ - 7}}{6} + 4i\].


Câu 20:

Đồ thị hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d có hai điểm cực trị là A(1; – 7) và B (2; – 8). Tính y(– 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì đồ thị hàm số đi qua A và B nên

Đồ thị hàm số y = ax^3 + bx^2 + cx + d có hai điểm cực trị là A(1; - 7) và B  (ảnh 1)

Từ (1), (2) và (3) suy ra

\(\left\{ \begin{array}{l}7{\rm{a}} + 3b + c = - 1\\3{\rm{a}} + 2b + c = 0\\12{\rm{a}} + 4b + c = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}7{\rm{a}} + 3b + c = - 1\\{\rm{4a}} + b = - 1\\{\rm{9a}} + 2b = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = - 9\\c = 12\end{array} \right.\)

Suy ra d = – 12

Khi đó y(– 1) = – a + b – c + d = – 35

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 21:

Tính hợp lí

1/ (37) + 14 + 26 + 37;

2/ (24) + 6 + 10 + 24;

3/ 15 + 23 + (25) + (23);

4/ 60 + 33 + ( 50) + ( 33);

5/ (16) + (209) + (14) + 209;

6/ (12) + (13) + 36 + (11);

7/ 300 (200) (120) + 18;

8/ (299) + (219)401 + 12;

9/ 555 (333) 100 80;

10/ 34 + 35 + 36 + 37 14 15 16 17;

11/ 1+ (2) + 3 + (4) + ..... + 19 + (20);

12/ 1 2 + 3 4 + ... + 99 100.

Xem đáp án

1/ (37) + 14 + 26 + 37

= [( 37) + 37] + (14 + 26)

= 0 + 40 = 40

2/ (24) + 6 + 10 + 24

= (24 + 24) + (6 + 10)

= 0 + 16 = 16

3/ 15 + 23 + (25) + (23)

= [15 + ( 25) + [23 + ( 23)]

= 10 + 0 = 10

4/ 60 + 33 + ( 50) + ( 33)

= [60 + ( 50)] + [33 + ( 33)]

= 10 + 0 = 10

5/ (16) + (209) + (14) + 209

= [( 16) + ( 14)] + [( 209) + 209]

= 20 + 0 = 20

6/ (12) + (13) + 36 + (11)

= ( 25) + ( 11) + 36

= 36 + 36 = 0

7/ 300 (200) (120) + 18

= 300 + 200 + 120 + 18

= 500 + 120 + 18

= 620 + 18

= 638

8/ (299) + (219)401 + 12

= 299 – 219 – 401 + 12

= 80 – 401 + 12

= 321 + 12 = 309

9/ 555 (333) 100 80

= 555 + 333 – 180

= 888 – 180

= 708

10/ 34 + 35 + 36 + 37 14 15 16 17

= (34 14) + (35 15) + (36 16) + (37 17)

= 20 + 20 + 20 + 20

= 80

11/ 1+ (2) + 3 + (4) + ..... + 19 + (20)

=[1 + ( 2)] . [(20 1) : 1 + 1] : 2 = 1 . 10 = 10

12/ 1 2 + 3 4 + ... + 99 100

= (1 2) . [(100 1) : 1 + 1] : 2 = 1 . 50 = 50


Câu 22:

Tìm điểm thuộc đồ thị y = x + 2 có hoành độ gấp 3 lần tung độ.

Xem đáp án

Gọi A(xA; yA) là điểm cần tìm

Theo đề bài ta có xA = 3yA

Vì A thuộc đồ thị hàm số y = x + 2

Nên yA = xA + 2

yA = 3yA + 2

4yA = 2

\( \Leftrightarrow {y_A} = \frac{1}{2}\)

Suy ra \({x_A} = 3{y_A} = \frac{3}{2}\)

Vậy \(A\left( {\frac{3}{2};\frac{1}{2}} \right)\).


Câu 23:

Cho a và b là hai số dương khác nhau thỏa mãn \(a - b = \sqrt {1 - {b^2}} - \sqrt {1 - {a^2}} \).

Chứng minh a2 + b2 = 1.

Xem đáp án

Ta có

Cho a và b là hai số dương khác nhau thỏa mãn a - b = căn bậc hai (1 - b^2 (ảnh 1)Cho a và b là hai số dương khác nhau thỏa mãn a - b = căn bậc hai (1 - b^2 (ảnh 2)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{a^2} - {b^2} = 0\\{a^2} + {b^2} - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = b\\{a^2} + {b^2} = 1\end{array} \right.\)

Mà a ≠ b

Suy ra a2 + b2 = 1.


Câu 24:

Cho A ( 1; 2); B(2; 0); C(3; 4).

a) Tính tọa độ trung điểm I của AC.

b) Tính tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC.

c) Tính tọa độ D: ABCD theo thứ tự là hình bình hành.

d) Tìm tọa độ E sao cho: \(3\overrightarrow {E{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {EB} - \overrightarrow {EC} = \overrightarrow 0 \).
Xem đáp án

a) Vì I là trung điểm của AC nên

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_I} = \frac{{{x_A} + {x_C}}}{2} = \frac{{ - 1 + 3}}{2} = 1\\{y_I} = \frac{{{x_A} + {x_C}}}{2} = \frac{{2 + 4}}{2} = 3\end{array} \right.\)

Vậy I (1; 3)

b) Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3} = \frac{{ - 1 + 2 + 3}}{3} = \frac{4}{3}\\{y_G} = \frac{{{x_A} + {y_B} + {x_C}}}{3} = \frac{{2 + 0 + 4}}{3} = 2\end{array} \right.\)

Vậy G (\(\frac{4}{3}\); 2)

c) Vì ABCD là hình bình hành nên

\(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 + 1 = 3 - {x_D}\\0 - 2 = 4 - {y_D}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_D} = 0\\{y_D} = 6\end{array} \right.\)

Vậy D(0; 6)

d) Gọi K là trung điểm của AB

Suy ra \(\overrightarrow {E{\rm{A}}} + \overrightarrow {EB} = 2\overrightarrow {EK} \)\(K\left( {\frac{1}{2};1} \right)\)

Ta có \(3\overrightarrow {E{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {EB} - \overrightarrow {EC} = \overrightarrow {E{\rm{A}}} - \overrightarrow {EC} + 2\overrightarrow {E{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {EB} = \overrightarrow {CA} + 4\overrightarrow {EK} \)

\(3\overrightarrow {E{\rm{A}}} + 2\overrightarrow {EB} - \overrightarrow {EC} = \overrightarrow 0 \) nên \(\overrightarrow {AC} = 4\overrightarrow {EK} \)

Suy ra \[\left\{ \begin{array}{l}3 + 1 = 4\left( {\frac{1}{3} - {x_E}} \right)\\4 - 2 = 4\left( {1 - {y_E}} \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_E} = \frac{{ - 2}}{3}\\{y_E} = \frac{1}{2}\end{array} \right.\]

Vậy \(E\left( {\frac{{ - 2}}{3};\frac{1}{2}} \right)\).


Câu 25:

Cho đường tròn (O; R) và điểm A bên ngoài đường tròn. Từ A vẽ tiếp tuyến AB (B là tiếp điểm) và cát tuyến AMN đến (O). Trong các kết luận sau kết luận nào đúng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho đường tròn (O; R) và điểm A bên ngoài đường tròn. Từ A vẽ tiếp tuyến  (ảnh 1)

Xét (O) có \(\widehat {ABM},\widehat {BNA}\) cùng chắn cung BM

Suy ra \(\widehat {ABM} = \widehat {BNA}\)

Xét DABM và DANB có

\(\widehat {ABM} = \widehat {BNA}\) (chứng minh trên)

\(\widehat {BAM}\)là góc chung

Suy ra  (g.g)

Do đó \(\frac{{AB}}{{AN}} = \frac{{AM}}{{AB}}\)

Hay AB2 = AM . AN

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 26:

Cho tam giác ABC có AB = AC, gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh

a) Tam giác ADB bằng tam giác ADC.

b) AD là tia phân giác của góc BAC.

c) AD vuông góc BC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có AB = AC, gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh (ảnh 1)

a) Xét tam giác ADB và tam giác ADC

AB = AC (giả thiết)

DB = DC (vì D là trung điểm của BC)

AD là cạnh chung

Suy ra ADB = ADC ( c.c.c)

b) ADB = ADC (chứng minh câu a)

Nên \(\widehat {BA{\rm{D}}} = \widehat {CA{\rm{D}}}\) ( 2 góc tương ứng)

Suy ra AD là phân giác của góc BAC

c) ADB = ADC (chứng minh câu a)

Nên \(\widehat {A{\rm{DB}}} = \widehat {A{\rm{DC}}}\) ( 2 góc tương ứng)

\(\widehat {A{\rm{DB}}} + \widehat {A{\rm{DC}}} = 180^\circ \) (2 góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {A{\rm{DB}}} = \widehat {A{\rm{DC}}} = 90^\circ \)

Hay AD BC

Vậy AD BC.


Câu 27:

Cho tam giác ABC có trọng tâm G, hai điểm M, N thỏa mãn \(\overrightarrow {MA} = 2\overrightarrow {MB} ;\)\(3\overrightarrow {NA} + 2\overrightarrow {NC} = \overrightarrow 0 \).

a) Xác định 2 điểm M, N.

b) Tính \(\overrightarrow {MN} \) theo 2 vectơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).

c) Tính \(\overrightarrow {MG} \)theo 2 vectơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \). Suy ra 3 điểm M, N, G thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có trọng tâm G, hai điểm M, N thỏa mãn vecto MA  (ảnh 1)

a) Ta có \(\overrightarrow {MA} = 2\overrightarrow {MB} \)

Suy ra M thuộc đường thẳng AB sao cho B là trung điểm của AM.

Ta có \(3\overrightarrow {NA} + 2\overrightarrow {NC} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow 3\overrightarrow {NA} + 2\overrightarrow {NA} + 2\overrightarrow {AC} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow 5\overrightarrow {NA} = 2\overrightarrow {CA} \Leftrightarrow \overrightarrow {AN} = \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \)

Suy ra N thuộc đoạn thẳng AC sao cho \(AN = \frac{2}{5}AC\).

b) Ta có \(\overrightarrow {MA} = 2\overrightarrow {MB} \Leftrightarrow \overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {MB} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {AB} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} = 2\overrightarrow {AB} \)

Suy ra \(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {AN} - \overrightarrow {AM} = \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} - 2\overrightarrow {AB} \).

c) Gọi I là trung điểm của BC.

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên ta có:

\(\overrightarrow {AG} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AI} = \frac{2}{3}.\frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right) = \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right)\)

Ta có \(\overrightarrow {MG} = \overrightarrow {AG} - \overrightarrow {AM} = \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right) - 2\overrightarrow {AB} = \frac{{ - 5}}{3}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} \)

                     \( = \frac{5}{6}.\left( {\frac{2}{5}\overrightarrow {AC} - 2\overrightarrow {AB} } \right) = \frac{5}{6}\overrightarrow {MN} \).

Do đó \(\overrightarrow {MG} = \frac{5}{6}\overrightarrow {MN} \)

Suy ra M, N , G thẳng hàng.


Câu 28:

Cho tam giác đều cạnh a, trọng tâm G . Tính \(\left| {\overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} } \right|\).

Xem đáp án
Cho tam giác đều cạnh a, trọng tâm G . Tính vecto GB + vecto GC (ảnh 1)

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \)

Suy ra \(\overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow {AG} \)

Gọi giao điểm của AG và BC là I

Vì ABC là tam giác đều nên AI BC

Hay tam giác ABI vuông tại I

Suy ra AI = \[\sqrt {A{B^2} - B{I^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\]

Do đó AG = \(\frac{2}{3}\)AI = \(\frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Vậy \(\left| {\overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} } \right| = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\).


Câu 29:

Cho x, y > 0; x + y ≤ 1. Tìm GTNN của \(M = xy + \frac{9}{{xy}}\).

Xem đáp án

Ta có \(M = xy + \frac{9}{{xy}} = xy + \frac{1}{{16xy}} + \frac{{143}}{{16xy}}\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có

\[{\rm{x}}y + \frac{1}{{16{\rm{x}}y}} \ge 2\sqrt {xy.\frac{1}{{16{\rm{x}}y}}} \]

\[ \Leftrightarrow {\rm{x}}y + \frac{1}{{16{\rm{x}}y}} \ge \frac{1}{2}\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\]

Với x, y > 0 ta có: \(x + y \ge 2\sqrt {xy} \) (BĐT Cosi)

Mà x + y ≤ 1 nên \(2\sqrt {xy} \le 1 \Leftrightarrow \sqrt {xy} \le \frac{1}{2} \Leftrightarrow xy \le \frac{1}{4}\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{{xy}} \ge 4 \Leftrightarrow \frac{{143}}{{16}}.\frac{1}{{xy}} \ge \frac{{143}}{{16}}.4 = \frac{{143}}{4}\)

Do đó \(\frac{{143}}{{16xy}} \ge \frac{{143}}{4}\,\,\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra \(xy + \frac{1}{{16xy}} + \frac{{143}}{{16xy}} \ge \frac{1}{2} + \frac{{143}}{4} = \frac{{145}}{4}\)

Do đó \(M \ge \frac{{145}}{4}\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}xy = \frac{1}{{16xy}}\\x + y = 1\\x = y\end{array} \right. \Leftrightarrow x = y = \frac{1}{2}\)

Vậy M đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(\frac{{145}}{4}\) khi \(x = y = \frac{1}{2}\).


Câu 31:

Tìm x biết

a) (x2 – x + 7) (x – 1);

b) (x2 – 9x + 7) (x – 9).

Xem đáp án

a) (x2 – x + 7) (x – 1)

x(x – 1) + 7 (x – 1)

Vì x(x – 1) (x – 1) nên 7 (x – 1)

Suy ra x – 1 Ư(7) = {1; – 1; 7; – 7}

Do đó x {2; 0; 8; – 6}

b) (x2 – 9x + 7) (x – 9)

x(x – 9) + 7 (x – 9)

Vì x(x – 9) (x – 9) nên 7 (x – 9)

Suy ra x – 9 Ư(7) = {1; – 1; 7; – 7}

Do đó x {10; 8; 16; 2}


Câu 32:

Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b biết đồ thị hàm số của nó song song với đường thẳng y = 2x – 3 và cắt trục tung tại điểm có tung độ là 5.

Xem đáp án

Vì đồ thị hàm số y = ax + b song song với đường thẳng y = 2x – 3

Nên a = 2; b ≠ − 3

Vì đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục tung tại điểm có tung độ là 5 

nên x = 0 ; y = 5 

5 = 2 . 0 + b 

5 = b ( thỏa mãn ) 

Vậy y = 2x + 5 là hàm số cần tìm.


Câu 33:

Có 10 người, để làm xong một công việc thì phải mất 8 ngày. Nếu muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần phải có bao nhiêu người, biết năng suất lao động của mỗi người là như nhau?

Xem đáp án

Cần số người để làm xong việc đó trong 1 ngày là

10 × 8 = 80 (người)

Cần số người để làm xong việc đó trong 5 ngày là

80 : 5 = 16 (người)

Vậy cần 16 người để hoàn thành công việc trong 5 ngày.


Câu 34:

Cho 2 đường thẳng \[\left( {{d_1}} \right):y = \frac{1}{2}x + 2\] và (d2): y = − x + 2. Gọi A, B lần lượt là giao điểm của (d1) và (d2) với trục Ox, C là giao điểm của (d1) và (d2). Tính chu vi và diện tích tam giác ABC.

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2) có

\[\frac{1}{2}x + 2 = - x + 2\]

\( \Leftrightarrow \frac{3}{2}x = 0\)

x = 0

Suy ra y = 2

Khi đó C(0; 2), suy ra CO = |2| = 2.

Giao điểm A của \[\left( {{d_1}} \right):y = \frac{1}{2}x + 2\] và Ox là điểm A(− 4; 0) nên OA = |–4| = 4.

Giao điểm B của (d2): y = − x + 2 và Ox là điểm B(2; 0) nên OB = |2| = 2.

Ta có AB = OA + OB = 4 + 2 = 6

Cho 2 đường thẳng (d1): y = 1/2x + 2 và (d2): y = -x + 2. Gọi A, B lần lượt  (ảnh 1)

Diện tích tam giác ABC là \[{{\rm{S}}_{ABC}} = \frac{1}{2}.CO.AB = \frac{1}{2}.2.6 = 6\].

Xét DOAC vuông tại O có AC2 = OA2 + OC2

\( \Rightarrow AC = \sqrt {{4^2} + {2^2}} = 2\sqrt 5 \).

Xét DOBC vuông tại O có BC2 = OB2 + OC2

\( \Rightarrow BC = \sqrt {{2^2} + {2^2}} = 2\sqrt 2 \)

Chu vi tam giác ABC là \(AB + BC + CA = 6 + 2\sqrt 2 + 2\sqrt 5 \).


Câu 35:

Cho biểu thức \(P = \left( {\frac{{2 + x}}{{2 - x}} - \frac{{4{{\rm{x}}^2}}}{{{x^2} - 4}} - \frac{{2 - x}}{{2 + x}}} \right):\frac{{{x^2} - 3{\rm{x}}}}{{2{{\rm{x}}^2} - {x^3}}}\).

a) Rút gọn P.

b) Tìm giá trị nguyên của x để P chia hết cho 4.

Xem đáp án

a) Điều kiện xác định x ≠ {– 2; 0; 2; 3}

Ta có \(P = \left( {\frac{{2 + x}}{{2 - x}} - \frac{{4{{\rm{x}}^2}}}{{{x^2} - 4}} - \frac{{2 - x}}{{2 + x}}} \right):\frac{{{x^2} - 3{\rm{x}}}}{{2{{\rm{x}}^2} - {x^3}}}\)

Cho biểu thức P = ( (2 + x) / (2 - x) - 4x^2 / (x^2 - 4) - (2 - x) / (2 + x) (ảnh 1)

b) Với x ≠ {– 2; 0; 2; 3}, ta có

\(P = \frac{{4{{\rm{x}}^2}}}{{x - 3}} = \frac{{4x(x - 3) + 12\left( {x - 3} \right) + 36}}{{x - 3}} = 4{\rm{x}} + 12 + \frac{{36}}{{x - 3}}\)

\(P:4 = x + 3 + \frac{9}{{x - 3}}\)

Để P 4 thì 9 x – 3

Suy ra x – 3 Ư(9) = {1; 3; 9; – 1; – 3; – 9}

Do đó x {4; 6; 12; 2; 0; – 6}

Mà x ≠ {– 2; 0; 2; 3}

Suy ra x {4; 6; 12; – 6}

Vậy x {4; 6; 12; – 6}.


Câu 36:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh BC, SC, SD, AD sao cho MN // BS, NP // CD, MQ // CD. Hỏi PQ song song với mặt phẳng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q  (ảnh 1)

Vì MN // BS nên \(\frac{{CN}}{{CS}} = \frac{{CM}}{{CB}}\) (định lí Ta – let)

Vì MQ // CD // AB nên \(\frac{{CM}}{{CB}} = \frac{{DQ}}{{DA}}\)

Vì PN // CD nên \(\frac{{CN}}{{CS}} = \frac{{PD}}{{D{\rm{S}}}}\) (định lí Ta – let)

Suy ra \(\frac{{DQ}}{{DA}} = \frac{{PD}}{{D{\rm{S}}}}\)

Do đó PQ // SA (định lí Ta – let đảo)

Ta có SA (SAB), SA (SAD)

Mà PQ (SAD)

Suy ra PQ // (SAB), PQ không song song với mặt phẳng(SAD)

Vậy ra chọn đáp án B.


Câu 37:

Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm SA, CD. Chứng minh MN // (SBC). 

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành ABCD. Gọi M, N lần lượt  (ảnh 1)

Trong mp(ABCD) nối AN kéo dài cắt BC kéo dài tại E

Suy ra E (SBC)

Vì N là trung điểm của CD nên NC = ND

Vì AD // BE nên \(\frac{{AN}}{{NE}} = \frac{{N{\rm{D}}}}{{NC}} = 1\) (Định lí Ta – let)

Suy ra AN = EN

Do đó N là trung điểm của AE

Xét tam giác SAE có

N là trung điểm của AE

M là trung điểm của AS

Suy ra MN là đường trung bình

Do đó MN // SE

Vậy MN // (SBC). 


Câu 38:

Cho hình vuông ABCD cạnh a. Tính \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} } \right|\).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho hình vuông ABCD cạnh a. Tính vecto AB + vecto AC + vecto AD A. 3a  (ảnh 1)

Vì ABCD là hình vuông nên \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} = \overrightarrow {AC} \)

Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lí Pytago ta có

\(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {a^2} + {a^2} = 2{a^2}\)

Suy ra \(AC = a\sqrt 2 \).

Ta có

\(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} } \right| = \left| {\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {2\overrightarrow {AC} } \right| = 2{\rm{A}}C = 2{\rm{a}}\sqrt 2 \)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 39:

Cho tam giác ABC, có bao nhiêu điểm M thỏa mãn \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| = 3\)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC

Ta có

Cho tam giác ABC, có bao nhiêu điểm M thỏa mãn vecto MA + vecto MB (ảnh 1)

\( \Leftrightarrow \left| {3\overrightarrow {MG} + \overrightarrow 0 } \right| = 3 \Leftrightarrow \left| {\overrightarrow {MG} } \right| = 1 \Leftrightarrow MG = 1\)

Suy ra tập hợp điểm M là đường tròn tâm G bán kính 1

Do đó có vô số điểm M

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 40:

Cho tam giác đều ABC cạnh a, gọi G là trọng tâm. Khi đó giá trị \(\left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {GC} } \right|\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác đều ABC cạnh a, gọi G là trọng tâm. Khi đó giá trị vecto AB (ảnh 1)

Gọi giao điểm của BG và AC là H

Vì ABC là tam giác đều nên BH AC, \[AH = CH = \frac{1}{2}AC\]

Hay tam giác ABH vuông tại H

Suy ra HB = \[\sqrt {A{B^2} - A{H^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\]

Do đó \(BG = \frac{2}{3}BH = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Ta có

Cho tam giác đều ABC cạnh a, gọi G là trọng tâm. Khi đó giá trị vecto AB (ảnh 2)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 41:

Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C. Chứng minh rằng CB là tiếp tuyến của đường tròn.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc  (ảnh 1)

Gọi H là giao điểm của OC và AB

Vì OA = OB nên ΔAOB cân tại O

Mà OH là đường cao nên cũng là đường phân giác

Do đó \(\widehat {AOC} = \widehat {BOC}\)

Vì AC là tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) nên \(\widehat {OAC} = 90^\circ \)

Xét ΔAOC và ΔBOC có

OA = OB

\(\widehat {AOC} = \widehat {BOC}\) (chứng minh trên)

OC là cạnh chung

Do đó ΔAOC = ΔBOC (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {OAC} = 90^\circ \) nên \(\widehat {OBC} = 90^\circ \)

Suy ra CB vuông góc với OB, mà OB là bán kính của đường tròn (O)

Do đó CB là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B

Vậy CB là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B.


Câu 42:

Cho hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + m + 1 (m là tham số)

a) Với giá trị nào của m thì hàm số y là hàm số đồng biến?

b) Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm M(2; 6).

c) Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại A, cắt trục tung tại B (A và B không trùng với gốc tọa độ O). Gọi H là chân đường cao hạ từ O của tam giác OAB. Xác định giá trị của m, biết \(OH = \sqrt 2 \).

Xem đáp án

a) Hàm số đồng biến khi m – 2 > 0

Hay m > 2

b) Đồ thị hàm số đi qua điểm M(2; 6)

6 = 2(m – 2) + m + 1

6 = 3m – 3

9 = 3m

m = 3

c) Ta có

Cho hàm số bậc nhất y = (m - 2)x + m + 1 (m là tham số) a) Với giá trị nào (ảnh 1)

Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại A, cắt trục tung tại B (A và B không trùng với gốc tọa độ O) nên đồ thị hàm số đã cho không đi qua gốc tọa độ và không song song với hai trục

Suy ra m – 2 ≠ 0 và m + 1 ≠ 0

Hay m ≠ 2 và m ≠ – 1

Khi đó \[{\rm{A}}\left( {\frac{{m + 1}}{{m - 2}};0} \right)\] và B(0; m + 1)

Suy ra \(OA = \left| {\frac{{m + 1}}{{m - 2}}} \right|\)\(OB = \left| {m + 1} \right|\)

Xét tam giác AOB vuông tại O có OH AB

Suy ra \(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Hay \(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{{{{\left( {m - 2} \right)}^2}}}{{{{\left( {m + 1} \right)}^2}}} + \frac{1}{{{{\left( {m + 1} \right)}^2}}}\)

\(\frac{1}{{{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}}} = \frac{{{m^2} - 4m + 5}}{{{{\left( {m + 1} \right)}^2}}}\)

(m + 1)2 = 2(m2 – 4m + 5)

m2 + 2m + 1 = 2m2 – 8m + 10

m2 – 10m + 9 = 0

(m – 1)(m – 9) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 9\end{array} \right.\)

Vậy m = 1 hoặc m = 9.


Câu 43:

Cho A = (– ∞; m], B = [3 2m; + ∞). Tìm m để

a) A giao B bằng rỗng, A giao B khác rỗng, A hợp B bằng ℝ.

b) A giao B là 1 tập hợp có 1 phần tử.

Xem đáp án

a) • A B =

m < 3 – 2m

3m < 3

m < 1

• A B ≠

m ≥ 3 – 2m

3m ≥ 3

m ≥ 1

• A B = ℝ

m ≥ 3 – 2m

3m ≥ 3

m ≥ 1

b) A giao B là 1 tập hợp có 1 phần tử

m = 3 – 2m

3m = 3

m = 1


Câu 44:

Cho A = (m; m + 1) ; B = (3; 5)

a) Tìm m để A hợp B là một khoảng. Xác định các khoảng đó.

b) A B ≠ .

c) A B = .

Xem đáp án

a) Để A hợp B là một khoảng thì

Trường hợp 1: A B, tức (m; m + 1) (3; 5)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3 \le m\\m + 1 \le 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ge 3\\m \le 4\end{array} \right. \Leftrightarrow 3 \le m \le 4 \Leftrightarrow m \in \left[ {3;4} \right]\)

Khi đó A B = (3; 5).

Trường hợp 2: B A, tức (3; 5) (m; m + 1)

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\5 \le m + 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\m \ge 4\end{array} \right.\] (loại)

Do đó không xảy ra trường hợp này.

Khi đó A B = (3; 5).

Trường hợp 3: A B = (m; 5) thì

\[\left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\m + 1 > 3\\m + 1 \le 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\m > 2\\m \le 4\end{array} \right. \Leftrightarrow 2 < m \le 3 \Leftrightarrow m \in \left( {2;3} \right]\]

Trường hợp 4: A B = (3; m +1) thì

\[\left\{ \begin{array}{l}3 \le m\\5 > m\\5 \le m + 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ge 3\\m < 5\\m \ge 4\end{array} \right. \Leftrightarrow 4 \le m < 5 \Leftrightarrow m \in \left[ {4;5} \right)\]

Vậy \[m \in \left( {2;3} \right]\] thì A B = (m; 5);

        \(m \in \left[ {3;4} \right]\) thì A B = (3; 5);

        \[m \in \left[ {4;5} \right)\] thì A B = (3; m +1).

b) A B ≠

\(\left\{ \begin{array}{l}m + 1 > 3\\m < 5\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}m > 2\\m < 5\end{array} \right.\) m (2; 5).

c) A B =

\(\left\{ \begin{array}{l}m + 1 \le 3\\m \ge 5\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}m \le 2\\m \ge 5\end{array} \right.\) m (– ∞; 2] [5; + ∞).


Câu 45:

Cho tam giác ABC. Xác định I sao cho \(3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Xác định I sao cho 3 vecto IA - 2 vecto IB + vecto IC (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của AC

G là trọng tâm tam giác ABC nên \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \)\(\overrightarrow {BG} = \frac{2}{3}\overrightarrow {BM} \)

Ta có \(3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} \)

Cho tam giác ABC. Xác định I sao cho 3 vecto IA - 2 vecto IB + vecto IC (ảnh 2)

\( = - 3\overrightarrow {GB} + 2\overrightarrow {IA} \)

\(3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

Cho tam giác ABC. Xác định I sao cho 3 vecto IA - 2 vecto IB + vecto IC (ảnh 3)

Suy ra I là đỉnh thứ tư của hình bình hành ABMI.

Gọi N là trung điểm của AM, lấy I đối xứng B qua N ta có điểm I thỏa mãn đề bài.


Câu 46:

Trong mặt phẳng Oxy cho A(4; 3), B( 1; 2), C(3; 2), D ( 2; m). Tìm tọa độ điểm I thỏa mãn \(\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IB} - \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án

Gọi I(x; y)

Ta có \(\overrightarrow {IA} = \left( {4--x;3 - y} \right)\); \(\overrightarrow {IB} = \left( {--1--x;2--y} \right)\)\(\overrightarrow {IC} = \left( {3--x;--2--y} \right)\)

Ta có \(\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IB} - \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}4 - x + 2( - 1 - x) - (3 - x) = 0\\3 - y + 2(2 - y) + (2 + y) = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2x = 1\\ - 2y = - 9\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{{ - 1}}{2}\\y = \frac{9}{2}\end{array} \right.\)

Vậy \(I\left( {\frac{{ - 1}}{2};\frac{9}{2}} \right)\).


Bắt đầu thi ngay