IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 31)

  • 8716 lượt thi

  • 46 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABC nhọn. Chứng minh rằng BC2 = AB2 + AC2 – 2AB.AC.cosA.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nhọn. Chứng minh rằng BC2 = AB^2 + AC^2 - 2AB.AC  (ảnh 1)

Kẻ đường cao BH

Xét tam giác ABH vuông ở H có AH = AB.cosA

Theo định lí Pytago ta có

AB2 = AH2 + BH2

Xét tam giác ACH vuông ở H có AC2 = AH2 + CH2 (định lí Pytago)

Ta có AB2 + AC2 – 2AB.AC.cosA

= AB2 + AC2 – 2AC.AH

= AH2 + BH2 + AC2 – 2AC.AH

= BH2 + (AC – AH)2

= BH2 + HC2

= BC2

Vậy BC2 = AB2 + AC2 – 2AB.AC.cosA.


Câu 2:

Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình thang có đáy lớn là AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB.

a) Chứng minh MN // CD.

b) Tìm giao điểm P của SC và (AND).

c) Gọi I là giao điểm của AN và DP. Chứng minh SI // AB // CD.

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình thang có đáy lớn là AB. Gọi M, N  (ảnh 1)

a) Xét tam giác SAB có M là trung điểm của SA, N là trung điểm của SB

Suy ra MN là đường trung bình của tam giác

Do đó MN // AB (tính chất đường trung bình của tam giác)

Mà AB // CD (do ABCD là hình thang).

Suy ra MN // CD.

b) Trong mp(ABCD), gọi E là giao điểm của BC và AD.

Khi đó E AD (AND) nên mp(AND) chính là mp(ANE);

            E BC (SBC) nên mp(SBC) chính là mp(SBE).

Trong mp(SBE), gọi P là giao điểm của EN và SC.

Ta có: (ANE) ∩ (SBE) = NE;

           NE ∩ SC = P

Suy ra SC ∩ (ANE) = P.

Do đó P là giao điểm của SC và (AND).

c) Do AN ∩ DP = {I} nên ta có:

• I DP, DP (SCD) do đó I (SCD).

• I AN, AN (SAB) do đó I (SAB).

Ta có: S (SAB) và S (SCD) nên (SAB) ∩ (SCD) = S;

           I (SAB) và I (SCD) nên (SAB) ∩ (SCD) = I.

Do đó (SAB) ∩ (SCD) = SI.

Lại có AB // CD; AB (SAB) và CD (SCD)

Suy ra SI // AB // CD.


Câu 3:

Cho hình chóp đỉnh S có đáy là hình thang ABCD với AB là đáy lớn. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của các cạnh SB và SC.

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).

b) Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng (AMN).

c) Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (AMN).

Xem đáp án
Cho hình chóp đỉnh S có đáy là hình thang ABCD với AB là đáy lớn. Gọi  (ảnh 1)

a) Gọi E là giao điểm của AD và BC.

Ta có \[\left\{ \begin{array}{l}E \in AD \Rightarrow E \in \left( {SAD} \right)\\E \in BC \Rightarrow E \in \left( {SBC} \right)\end{array} \right.\]

Do đó E = (SAD) ∩ (SBC)

Mà S = (SAD) ∩ (SBC)

Suy ra SE = (SAD) ∩ (SBC).

b) Trong mp(SBE) gọi giao điểm của MN và SE là F.

Trong mp(SAD) gọi giao điểm của AF là SD là P.

Suy ra P = SD ∩ (AMN).

c) Ta có

Vậy thiết diện thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (AMN) là tứ giác AMNP.


Câu 4:

Kết quả điều tra ở một lớp học cho thấy: Có 20 học sinh thích bóng đá, 17 học sinh thích bơi, 36 học sinh thích bóng chuyền, 14 học sinh thích đá bóng và bơi, 13 học sinh thích bơi và bóng chuyền, 15 học sinh thích bóng đá và bóng chuyền, 10 học sinh thích cả ba môn, 12 học sinh không thích môn nào. Tính xem lớp học đó có bao nhiêu học sinh?

Xem đáp án

Số học sinh thích đúng 2 môn bóng đá và bơi: 14 – 10 = 4 (học sinh)

Số học sinh thích đúng hai môn bơi và bóng chuyền: 13 – 10 = 3 (học sinh)

Số học sinh thích đúng hai môn bóng đá và bóng chuyền: 15 – 10 = 5 (học sinh)

Số học sinh chỉ thích bóng đá: 20 – (4 + 10 + 5) = 1 (học sinh)

Số học sinh chỉ thích bơi: 17 – (4 + 10 + 3) = 0 (học sinh)

Số học sinh chỉ thích bóng chuyền: 36 – (5 + 10 + 3) = 18 (học sinh)

Vậy số học sinh của lớp là: 1 + 0 + 18 + 4 + 10 + 5 + 3 + 12 + = 53 (học sinh).

Câu 5:

Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) biết rằng đồ thị của hàm số này song song với đường thẳng y = 2x + 3 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là 2.

Xem đáp án

• Vì đồ thị của hàm số y = ax + b song song với đường thẳng y = 2x + 3 nên \(\left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b \ne 3\end{array} \right.\).

Khi đó ta có hàm số y = 2x + b (b 3).

• Vì đồ thị của hàm số y = 2x + b cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là 2 nên điểm A( 2; 0) thuộc đồ thị hàm số y = 2x + b

Suy ra 0 = 2 . ( 2) + b

Hay b = 4 (thỏa mãn b ≠ 3)

Vậy y = 2x + 4.


Câu 6:

Chứng minh các hệ thức

a) \(1 + {\tan ^2}a = \frac{1}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}a}}\);

b) \(1 + {\cot ^2}a = \frac{1}{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}a}}\);

c) \(\frac{{\cos a}}{{1 - \sin a}} = \frac{{1 + \sin a}}{{\cos a}}\).

Xem đáp án
Chứng minh các hệ thức a) 1 + tan^2 a = 1/cos^2 a b) 1 + cot^2 a = 1/sin (ảnh 1)

Vậy \(1 + {\tan ^2}a = \frac{1}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}a}}\).

Chứng minh các hệ thức a) 1 + tan^2 a = 1/cos^2 a b) 1 + cot^2 a = 1/sin (ảnh 2)

Vậy \(1 + {\cot ^2}a = \frac{1}{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}a}}\).

c) \(\frac{{\cos a}}{{1 - \sin a}} = \frac{{1 + \sin a}}{{\cos a}}\)

Chứng minh các hệ thức a) 1 + tan^2 a = 1/cos^2 a b) 1 + cot^2 a = 1/sin (ảnh 3)

Vậy \(\frac{{\cos a}}{{1 - \sin a}} = \frac{{1 + \sin a}}{{\cos a}}\).


Câu 7:

Cho biểu thức \(A = \frac{{x + 2}}{{x + 3}} - \frac{5}{{{x^2} + x - 6}} + \frac{1}{{2 - x}}\).

a) Tìm điều kiện để A có nghĩa (xác định).

b) Rút gọn A.

c) Tìm x để \(A = \frac{{ - 3}}{4}\).

d) Tìm x để biểu thức A nguyên.

e) Tính giá trị của A khi x2 – 9 = 0.

Xem đáp án

a) Điều kiện xác định của A là

Cho biểu thức A = (x + 2) / (x + 3) - 5 / (x^2 + x - 6) + 1/(2 - x) a) Tìm điều (ảnh 1)

b) Với \(x \ne - 3;x \ne 2\) ta có

Cho biểu thức A = (x + 2) / (x + 3) - 5 / (x^2 + x - 6) + 1/(2 - x) a) Tìm điều (ảnh 2)

c) Với \(x \ne - 3;x \ne 2\), để \(A = \frac{{ - 3}}{4}\) thì

Cho biểu thức A = (x + 2) / (x + 3) - 5 / (x^2 + x - 6) + 1/(2 - x) a) Tìm điều (ảnh 3)

Vậy \(x = \frac{{ - 22}}{7}\) thì \(A = \frac{{ - 3}}{4}\).

d) Với \(x \ne - 3;x \ne 2\) ta có

Cho biểu thức A = (x + 2) / (x + 3) - 5 / (x^2 + x - 6) + 1/(2 - x) a) Tìm điều (ảnh 4)

Để A nguyên thì \(\frac{2}{{x - 2}}\) nguyên

Suy ra x – 2 Ư(2) = {1; 2; – 1; – 2}

Suy ra x {3; 4; 1; 0} (thỏa mãn)

Vậy x {3; 4; 1; 0}.

Cho biểu thức A = (x + 2) / (x + 3) - 5 / (x^2 + x - 6) + 1/(2 - x) a) Tìm điều (ảnh 5)

Câu 8:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a, \(\widehat {ABC} = {\rm{ }}60^\circ ,\;\) cạnh bên \(SB = a\sqrt 2 \) và SA vuông góc với ABCD. Tính góc giữa SB và (SAC).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a, góc ABC = 60 độ (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm của AC và BD

Vì ABCD là hình thoi có AC, BD là đường chéo nên BO AC.

Mà SA (ABCD) suy ra SA BO

Do đó BO (SAC)

Khi đó hình chiếu của SB lên (SAC) là SO

\( \Rightarrow \left( {SB;\left( {SAC} \right)} \right) = \left( {SB;SO} \right) = \widehat {BSO}\)

Vì ABCD là hình thoi có \(\widehat {ABC} = {\rm{ }}60^\circ \) nên tam giác ABC đều cạnh a

\( \Rightarrow BO = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

Xét tam giác SOB vuông tại O có \[\sin \widehat {B{\rm{S}}O} = \frac{{BO}}{{SB}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}}{{a\sqrt 3 }} = \frac{1}{2}\]

Suy ra \(\widehat {B{\rm{S}}O} = 30^\circ \)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 9:

Cho tam giác ABC có AM là trung tuyến, I là trung điểm AM.

a) Chứng minh: \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \).

b) Với O bất kỳ , chứng minh: \(2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 4\overrightarrow {OI} \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có AM là trung tuyến, I là trung điểm AM.  a) Chứng minh: (ảnh 1)

a) Gọi N là điểm đối xứng của I qua M

Suy ra M là trung điểm của IN

Xét tứ giác BICN là BC và IN cắt nhau tại trung điểm M của mỗi đường

Suy ra BICN là hình bình hành

Cho tam giác ABC có AM là trung tuyến, I là trung điểm AM.  a) Chứng minh: (ảnh 2)

Vậy \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

b) Ta có

\(2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 2(\overrightarrow {OI} + \overrightarrow {IA} ) + \overrightarrow {OI} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {OI} + \overrightarrow {IC} \)

\( = 4\overrightarrow {OI} + 2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = 4\overrightarrow {OI} \)

Vậy \(2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 4\overrightarrow {OI} \).


Câu 10:

Giải phương trình: \[\sqrt[3]{{{{\left( {2 - x} \right)}^2}}} + \sqrt[3]{{{{\left( {7 + x} \right)}^2}}} - \sqrt[3]{{\left( {7 + x} \right)\left( {2 - x} \right)}} = 3\].

Xem đáp án

Đặt \(\sqrt[3]{{2 - x}} = a\) , \(\sqrt[3]{{7 + x}} = b\)

Suy ra a3 + b3 = 2 – x + 7 + x = 9

Ta có hệ phương trình

Giải phương trình: căn bậc ba (2 - c)^2 + căn bậc ba (7 + x)^2 - căn bậc ba  (ảnh 1)

Theo định lý Vi – ét đảo thì a, b là nghiệm của phương trình X2 – 3X + 2 = 0

Do đó a = 1, b = 2 hoặc a = 2, b = 1.

+) Với a = 1, b = 2 ta có

\(\sqrt[3]{{2 - x}} = 1\), suy ra x = 1 .

\(\sqrt[3]{{7 + x}} = 2\), suy ra x = 1.

Do đó x = 1 thỏa mãn.

+) Với a = 2, b = 1 ta có

\(\sqrt[3]{{2 - x}} = 2\), suy ra x = – 6

\(\sqrt[3]{{7 + x}} = 1\), suy ra x = – 6

Do đó x = –6 thỏa mãn.

Vậy x = 1 hoặc x = – 6 .


Câu 11:

Cho x; y là 2 số không âm thỏa mãn x + y = 1. Chứng minh: \(\frac{x}{{y + 1}} + \frac{y}{{x + 1}} \le 1\).

Xem đáp án

x; y là 2 số không âm thỏa mãn x + y = 1

Nên 0 ≤ x; y ≤ 1

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} \le {\rm{x}}\\{y^2} \le y\end{array} \right.\)

Do đó x2 + y2 ≤ x + y = 1

Ta có

\(\frac{x}{{y + 1}} + \frac{y}{{x + 1}} = \frac{{{x^2} + {y^2} + x + y}}{{(x + 1)(y + 1)}} = \frac{{{x^2} + {y^2} + 1}}{{xy + x + y + 1}} = \frac{{{x^2} + {y^2} + 1}}{{xy + 2}}\)

Suy ra

\(\frac{x}{{y + 1}} + \frac{y}{{x + 1}} \le \frac{{{x^2} + {y^2} + 1}}{2} \le \frac{{1 + 1}}{2} = 1\)

Dấu “=” xảy ra khi x = 0, y = 1 hoặc x = 1, y = 0


Câu 12:

Rút gọn \(3{\rm{x}} - \sqrt {{x^2} - 2{\rm{x}} + 1} \).

Xem đáp án

Ta có \(3{\rm{x}} - \sqrt {{x^2} - 2{\rm{x}} + 1} = 3{\rm{x}} - \sqrt {{{\left( {x - 1} \right)}^2}} = 3x - \left| {x - 1} \right|\)

+) Nếu x ≥ 1 thì x – 1 ≥ 0

\(3{\rm{x}} - \sqrt {{x^2} - 2{\rm{x}} + 1} = 3{\rm{x}} - x + 1 = 2{\rm{x}} + 1\)

+) Nếu x < 1 thì x – 1 < 0

\(3{\rm{x}} - \sqrt {{x^2} - 2{\rm{x}} + 1} = 3{\rm{x + }}x - 1 = 4{\rm{x }} - 1\)


Câu 13:

Số tự nhiên thích hợp để điền vào dãy số sau: 3, 17, 59, 185, 563, ... là số nào?

Xem đáp án

Ta thấy

Hiệu giữa 3 và 17 là 14

Hiệu giữa 17 và 59 là 42 = 14 . 3 

Hiệu giữa 59 và 185 là 126 = 42 . 3

Hiệu giữa 185 và 563 là 378 = 126 . 3

Suy ra quy luật hiệu của hai số sau sẽ gấp 3 lần hiệu của hai số trước (có lặp lại số ở giữa 2 số kia) 

Vậy số cần điền là : 378 . 3 + 563 = 1697.


Câu 14:

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) 4x2 – 4xy + y2;

b) 9x3 – 9x2y – 4x + 4y;

c) x3 + 2 + 3(x3 – 2).

Xem đáp án

a) 4x2 – 4xy + y2

= (2x – y)2

b) 9x3 – 9x2y – 4x + 4y

= 9x2(x – y) – 4(x – y)

= (x – y)(9x2 – 4)

c) x3 + 2 + 3(x3 – 2)

= x3 + 2 + 3x3 – 6

= 4x3 – 4

= 4(x3 – 1)

= 4(x – 1)(x2 + x + 1)


Câu 15:

Từ điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn (O) (B, C là 2 tiếp điểm). Kẻ cát tuyến ADE với đường tròn (O) (D nằm giữa A và E).

a) Chứng minh: bốn điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh: OA BC tại H và OD2 = OH . OA. Từ đó suy ra tam giác OHD đồng dạng với tam giác ODA.

c) Chứng minh CB trùng với tia phân giác của góc DHE.

d) Từ D kẻ đường thẳng song song với BE, đường thẳng này cắt AB, BC lần lượt tại M và N. Chứng minh: D là trung điểm của MN.

Xem đáp án
Từ điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn  (ảnh 1)

a) Vì AB, AC là tiếp tuyến của (O) nên AB OB, AC OC

Do đó \(\widehat {ABO} = \widehat {ACO} = 90^\circ \)

Suy ra A, B, O, C cùng thuộc đường tròn đường kính AO.

b) Xét (O) có AB, AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A, suy ra AB = AC

Hay A thuộc trung trực của BC

Mà O thuộc trung trực của BC (vì OB = OC)

Suy ra AO là trung trực của BC

Do đó AO BC.

Xét tam giác ABO vuông tại B có BH AO

Suy ra OB2 = OH . OA (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Mà OB = OD (cùng là bán kính của (O)).

Suy ra OD2 = OH . OA.

Do đó \(\frac{{OD}}{{OA}} = \frac{{OH}}{{O{\rm{D}}}}\)

Xét tam giác OHD và tam giác ODA có

\(\frac{{OD}}{{OA}} = \frac{{OH}}{{O{\rm{D}}}}\) (Chứng minh trên)

\(\widehat {DOA}\) là góc chung

Suy ra  (c.g.c)

c) Ta có OB2 = OH . OA (chứng minh câu b)

Mà OB = OE, suy ra OE2 = OH . OA

Do đó \(\frac{{OH}}{{OE}} = \frac{{OE}}{{OA}}\)

Xét tam giác OHE và tam giác OEA có

\(\frac{{OH}}{{OE}} = \frac{{OE}}{{OA}}\) (Chứng minh trên)

\(\widehat {EOA}\) là góc chung

Suy ra  (c.g.c)

Do đó \(\widehat {EHO} = \widehat {A{\rm{E}}O}\) (hai góc tương ứng)  

Mặt khác \(\widehat {DEO} = \widehat {EDO}\) (vì tam giác ODE cân tại O)

Suy ra \(\widehat {EHO} = \widehat {{\rm{ED}}O}\)

Xét tứ giác HDEO có \(\widehat {EHO} = \widehat {{\rm{ED}}O}\), mà hai góc này cùng nhìn cạnh EO trong tứ giác

Suy ra tứ giác HDEO nội tiếp

Do đó \(\widehat {DHA} = \widehat {AEO} = \widehat {OHE}\)

Suy ra \(\widehat {DHB} = \widehat {BHE}\) nên \(HB\) là tia phân giác của góc DHE.

Hay CB trùng với tia phân giác của góc DHE.

d) Gọi G là giao điểm của BC và AE

Do HG là tia phân giác của \(\widehat {DHE}\)nên \(\frac{{{\rm{GD}}}}{{{\rm{GE}}}} = \frac{{HD}}{{HE}}\) (1)

Mà HA HG

Suy ra HA là tia phân giác ngoài của tam giác HED

Do đó \(\frac{{A{\rm{D}}}}{{A{\rm{E}}}} = \frac{{H{\rm{D}}}}{{HE}}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{{{\rm{GD}}}}{{{\rm{GE}}}} = \frac{{A{\rm{D}}}}{{A{\rm{E}}}}\left( { = \frac{{H{\rm{D}}}}{{HE}}} \right)\) (3)

Xét DABE có DM // BE nên \(\frac{{M{\rm{D}}}}{{BE}} = \frac{{A{\rm{D}}}}{{A{\rm{E}}}}\) (hệ quả định lí Thales) (4)

Xét DGBE có DN // BE nên \(\frac{{{\rm{ND}}}}{{BE}} = \frac{{{\rm{GD}}}}{{{\rm{GE}}}}\) (hệ quả định lí Thales) (5)

Từ (3), (4) và (5), suy ra \(\frac{{{\rm{MD}}}}{{BE}} = \frac{{{\rm{ND}}}}{{{\rm{BE}}}}\)

Hay MD = ND

Do đó D là trung điểm của MN

Vậy D là trung điểm của MN.


Câu 16:

Cho tam giác ABC nhọn, BD vuông góc với AC, D thuộc AC, CE vuông góc với AB, E thuộc AB, BD cắt CE tại I. Chứng minh góc BIC bù góc A.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nhọn, BD vuông góc với AC, D thuộc AC, CE vuông góc  (ảnh 1)

Vì tam giác BEC vuông tại E nên \(\widehat {EBC} + \widehat {ECB} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Suy ra \(\widehat {ICB} = 90^\circ - \widehat {EBC}\)

Vì tam giác BCD vuông tại D nên \(\widehat {DBC} + \widehat {DCB} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Suy ra \(\widehat {IBC} = 90^\circ - \widehat {DCB}\)

Xét tam giác BIC có

\(\widehat {BIC} + \widehat {ICB} + \widehat {IBC} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat {BIC} + 90^\circ - \widehat {EBC} + 90^\circ - \widehat {DCB} = 180^\circ \)

Hay \(\widehat {BIC} = \widehat {EBC} + \widehat {DCB}\)

\(\widehat {BAC} + \widehat {EBC} + \widehat {DCB} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat {BIC} = 180^\circ - \widehat {CAB}\)

Vậy góc BIC bù góc A.


Câu 17:

Cho tam giác ABC với AB = AC. Lấy I là trung điểm BC. Trên tia BC lấy điểm N, trên tia CB lấy điểm M sao cho CN = BM. Chứng minh:

a) \(\widehat {ABI} = \widehat {ACI}\)và AI là tia phân giác của góc BAC.

b) AM = AN.

c) AI vuông góc với BC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC với AB = AC. Lấy I là trung điểm BC. Trên tia BC lấy  (ảnh 1)

a) Xét ABI và ACI có

AI là cạnh chung

AB = AC (giả thiết)

BI = CI (giả thiết)

Suy ra ABI = ACI (c.c.c)

Do đó \(\widehat {ABI} = \widehat {ACI}\), \(\widehat {BAI} = \widehat {CAI}\) (các góc tương ứng)

Suy ra AI là tia phân giác của góc BAC

b) Ta có \(\widehat {ABI} + \widehat {ABM} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\(\widehat {ACI} + \widehat {ACN} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\(\widehat {ABI} = \widehat {ACI}\)(chứng minh câu a)

Suy ra \(\widehat {ABM} = \widehat {ACN}\)

Xét ABM và ACN có

AB = AC (giả thiết)

\(\widehat {ABM} = \widehat {ACN}\) (chứng minh trên)

BM = CN (giả thiết)

Suy ra ABM = ACN (c.g.c)

Do đó AM = AN (hai cạnh tương ứng)

c) Vì ABI = ACI (chứng minh câu a)

Nên \(\widehat {AIB} = \widehat {AIC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat {AIB} + \widehat {AIC} = 180^\circ \)(hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {AIB} = \widehat {AIC} = 90^\circ \)

Hay AI BC

Vậy AI BC.


Câu 18:

Cho tam giác ABC với AB = AC. Lấy I là trung điểm BC. Trên tia BC lấy điểm N, trên tia CB lấy điểm M sao cho CN = BM. Chứng minh:

a) \(\widehat {ABI} = \widehat {ACI}\)và AI là tia phân giác của góc BAC.

b) AM = AN.

c) AI vuông góc với BC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC với AB = AC. Lấy I là trung điểm BC. Trên tia BC lấy  (ảnh 1)

a) Xét ABI và ACI có

AI là cạnh chung

AB = AC (giả thiết)

BI = CI (giả thiết)

Suy ra ABI = ACI (c.c.c)

Do đó \(\widehat {ABI} = \widehat {ACI}\), \(\widehat {BAI} = \widehat {CAI}\) (các góc tương ứng)

Suy ra AI là tia phân giác của góc BAC

b) Ta có \(\widehat {ABI} + \widehat {ABM} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\(\widehat {ACI} + \widehat {ACN} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\(\widehat {ABI} = \widehat {ACI}\)(chứng minh câu a)

Suy ra \(\widehat {ABM} = \widehat {ACN}\)

Xét ABM và ACN có

AB = AC (giả thiết)

\(\widehat {ABM} = \widehat {ACN}\) (chứng minh trên)

BM = CN (giả thiết)

Suy ra ABM = ACN (c.g.c)

Do đó AM = AN (hai cạnh tương ứng)

c) Vì ABI = ACI (chứng minh câu a)

Nên \(\widehat {AIB} = \widehat {AIC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat {AIB} + \widehat {AIC} = 180^\circ \)(hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {AIB} = \widehat {AIC} = 90^\circ \)

Hay AI BC

Vậy AI BC.


Câu 19:

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và AB < AC. Các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của MH lấy điểm K sao cho HM = MK.

a) Chứng minh: Tứ giác BHCK là hình bình hành.

b) Chứng minh BK vuông góc AB và CK vuông góc AC.

c) Gọi I là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh: Tứ giác BIKC là hình thang cân.

d) BK cắt HI tại G. Tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì để tứ giác GHCK là hình thang cân.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và AB < AC. Các đường cao BE, CF cắt nhau  (ảnh 1)

a) Xét tứ giác BHCK có:               

MH = MK và MB = MI

Suy ra: BHCK là hình bình hành.

b) Vì BHCK là hình bình hành (chứng minh câu a) 

Suy ra: BK // HC và CK // BH (tính chất hình bình hành)

Mà CH AB và BH AC

Suy ra: BK AB và CK AC.

c) Vì I đối xứng với H qua BC nên BC là đường trung trực của HI 

Mà M thuộc BC, suy ra MH = MI (tính chất đường trung trực) 

\[MH = MK = \frac{1}{2}HK\]

Suy ra: \[MI = MH = MK = \frac{1}{2}HK\]

Do đó tam giác HIK vuông tại I hay HI IK

Mà BC HI (do BC là đường trung trực của HI)

Suy ra IK // BC 

Do đó BIKC là hình thang                  (1) 

Ta có BC là đường trung trực của HI, suy ra CI = CH 

Mà CH = BK (vì BKCH là hình bình hành) 

Suy ra BK = CI                         (2)

Từ (1) và (2) suy ra BICK là hình thang cân (dấu hiệu nhận biết)

d) Gọi giao điểm của BC và HI là J.

Vì BK // CH nên GHCK là hình thang

Để hình thang GHCK là hình thang cân thì \(\widehat {GHC} = \widehat {KCH}\)

\(\widehat {HCK} + \widehat {HCA} = 90^\circ \)\(\widehat {GHC} + \widehat {HCB} = 90^\circ \) (vì tam giác HJC vuông tại J)

Suy ra \(\widehat {HCA} = \widehat {HCB}\)

Do đó CH là đường phân giác của tam giác ABC 

Lại có CH là đường cao của tam giác ABC 

Suy ra tam giác ABC cân tại C

Vậy tam giác ABC cân tại C thì GHCK là hình thang cân.


Câu 20:

Trung Bình cộng số vở của 2 bạn Hiền và Hương là 56 quyển. Số vở của Hiền ít hơn Trung bình cộng số vở của 2 bạn là 14 quyển vở. Vậy bạn Hương có nhiều hơn bạn Hiền bao nhiêu quyển vở?

Xem đáp án

Hiền có số quyển vở là :

56 – 14 = 42 (quyển)

Cả 2 bạn có số quyển vở là :

56 × 2 = 112 (quyển)

Hương có số quyển vở là :

112 – 42 = 70 (quyển)

Hương có nhiều hơn Hiền số quyển vở là :

70 – 42 = 28 (quyển)

Vậy Hương có nhiều hơn Hiền 28 quyển vở.


Câu 21:

Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh các AD, DC lần lượt lấy các điểm E, F sao cho AE = DF. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của EF, BF.

a) Chứng minh các tam giác ADF và BAE bằng nhau.

b) Chứng minh MN vuông góc AF.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh các AD, DC lần lượt lấy các điểm E, F (ảnh 1)

a) Vì ABCD là hình vuông nên AB = AD

Xét DADF và DBAE có

AB = AD (chứng minh trên)

\(\widehat {BA{\rm{E}}} = \widehat {ADF}\left( { = 90^\circ } \right)\)

AE = DF (giả thiết)

Suy ra DADF = DBAE (c.g.c).

b) Vì DADF = DBAE nên \[\widehat {F{\rm{AD}}} = \widehat {EBA},\widehat {{\rm{AFD}}} = \widehat {BE{\rm{A}}}\] (các cặp góc tương ứng)

Gọi G là giao điểm của AF và BE

Xét tam giác AGE có

\[\widehat {AGE} + \widehat {AEG} + \widehat {{\rm{GAE}}} = 180^\circ \] (tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \[\widehat {{\rm{AGE}}} + \left( {\widehat {AF{\rm{D}}} + \widehat {FAD}} \right) = 180^\circ \]

Hay \[\widehat {{\rm{AGE}}} + 90^\circ = 180^\circ \]

Suy ra \[\widehat {{\rm{AGE}}} = 90^\circ \]

Do đó BE AF

Xét tam giác EBF có M là trung điểm của EF, N là trung điểm của BF

Suy ra MN là đường trung bình của tam giác

Do đó MN // BE

Mà BE AF (chứng minh trên)

Suy ra MN AF

Vậy MN AF.


Câu 22:

Cho tam giác ABC. Tìm điểm M thỏa mãn \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Cho tam giác ABC. Tìm điểm M thỏa mãn vecto MA + vecto MB + 2 vecto (ảnh 1)

Gọi I là trung điểm của cạnh AB

Ta có

Cho tam giác ABC. Tìm điểm M thỏa mãn vecto MA + vecto MB + 2 vecto (ảnh 2)

Suy ra M là trung điểm cạnh IC

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 23:

Mẹ đi chợ về mua 10 lít nước mắm, trong đó có 4 lít nước mắm loại một, còn lại là nước mắm loại hai. Tỉ số phần trăm giữa nước mắm loại một và nước mắm loại hai là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Mẹ mua số lít nước mắm loại hai là:

10 – 4 = 6 (lít)

Tỉ số phần trăm giữa nước mắm loại một và nước mắm loại hai là:

4 : 6 = 0,6666 = 66,66%

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 24:

Một người bỏ ra 250 000 đồng (tiền vốn) để mua rau. Sau khi bán hết số rau này thì thu được 300 000 đồng. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

Số tiền được lãi của người đó là :

300 000 – 250 000 = 50 000 ( đồng )

Người đó được lãi số phần trăm là :

50 000 : 250 000 × 100 % = 20 %

Vậy người đó lãi được 20%.


Câu 25:

Cho hình vuông ABCD. Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, trên tia đối của tia CB lấy điểm F sao cho AE = CF.

a) Chứng minh tam giác EDF vuông cân.

b) Gọi I là trung điểm của EF. Chứng minh BI = DI.

c) Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Chứng minh O, C, I thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, trên tia đối của tia  (ảnh 1)

a) Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA.

Xét DDAE và DDCF có

AD = CD (chứng minh trên);

\(\widehat {DA{\rm{E}}} = \widehat {DCF}\left( { = 90^\circ } \right)\);

AE = CF (giả thiết).

Suy ra DDAE = DDCF (c.g.c)

Do đó DE = DF (1) và \(\widehat {A{\rm{D}}E} = \widehat {C{\rm{D}}F}\)                          

Ta có \(\widehat {A{\rm{D}}E} + \widehat {C{\rm{DE}}} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {C{\rm{D}}F} + \widehat {C{\rm{DE}}} = 90^\circ \)

Hay \(\widehat {E{\rm{D}}F} = 90^\circ \)                    (2)

Từ (1) và (2) suy ra tam giác EDF vuông cân tại D.

b) Xét tam giác EBF vuông tại B có BI là trung tuyến, suy ra \[BI = \frac{1}{2}EF\]

Xét tam giác EDF vuông tại D có BI là trung tuyến, suy ra \[DI = \frac{1}{2}EF\]

Do đó BI = DI.

c) Xét hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD

Suy ra O là trung điểm của BD

Do đó O thuộc đường trung trực của BD

Vì BI = DI nên I thuộc đường trung trực của BD

Vì CD = CB nên C thuộc đường trung trực của BD

Suy ra O, I, C cùng thuộc đường trung trực của BD.

Vậy O, I, C thẳng hàng.


Câu 26:

Cho tam giác ABC. Vẽ điểm D thỏa mãn \(\overrightarrow {A{\rm{D}}} = \overrightarrow {BC} \). Tứ giác ABCD là hình gì?

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Vẽ điểm D thỏa mãn vecto AD = vecto BC. Tứ giác ABCD (ảnh 1)

Cách vẽ: 

+) Vẽ tam giác ABC bất kì

+) Trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa điểm C, vẽ một phần đường thẳng d đi qua A, song song với BC

+) Trên d, lấy điểm D sao cho AD = BC

Khi đó ta có hai vectơ \(\overrightarrow {A{\rm{D}}} ,\overrightarrow {BC} \)cùng hướng và cùng độ dài nên \(\overrightarrow {A{\rm{D}}} = \overrightarrow {BC} \)

+) Tứ giác ABCD có AD // BC và AD = BC nên ABCD là hình bình hành. 


Câu 27:

Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD), hai tia phân giác của góc B và góc C cắt nhau ở I. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB, CD lần lượt tại E và F.

a) Chứng minh tam giác BEI cân tại E và tam giác IFC cân tại F.

b) Chứng minh EF = BE + CF.

Xem đáp án
Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD), hai tia phân giác của góc B  (ảnh 1)

a) • Vì EF // BC nên \(\widehat {IBC} = \widehat {EIB}\) (hai góc so le trong)

Vì BI là tia phân giác của góc ABC nên \(\widehat {EBI} = \widehat {IBC} = \frac{1}{2}\widehat {ABC}\)

Suy ra \[\widehat {EBI} = \widehat {EIB}\]

Do đó tam giác BIE cân tại E.

• Vì EF // BC nên \(\widehat {BCI} = \widehat {FIC}\) (hai góc so le trong)

Vì CI là tia phân giác của góc BCD nên \(\widehat {BCI} = \widehat {FCI} = \frac{1}{2}\widehat {BCD}\)

Suy ra \(\widehat {FIC} = \widehat {FCI}\)

Do đó tam giác CIF cân tại F.

b) Vì tam giác BIE cân tại E nên BE = EI.

Vì tam giác CIF cân tại F nên FI = FC.

Ta có EF = EI + IF = BE + FC

Vậy EF = BE + CF.


Câu 28:

Giải phương trình lượng giác \(\sqrt 3 \sin x + cosx = 1\).

Xem đáp án

Ta có

\(\sqrt 3 \sin x + cosx = 1\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}sinx + \frac{1}{2}cosx = \frac{1}{2}\)

\[ \Leftrightarrow \sin \frac{\pi }{3}\sin x + \cos \frac{\pi }{3}\cos x = \cos \frac{\pi }{3}\]

\( \Leftrightarrow \cos \left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) = \cos \frac{\pi }{3}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x - \frac{\pi }{3} = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\x = k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy \(x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \) hoặc x = k2π (với k ℤ).


Câu 29:

Phương trình \(\sqrt 3 \sin x - cosx = 1\) tương đương với phương trình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có

\(\sqrt 3 \sin x - cosx = 1\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}sinx - \frac{1}{2}cosx = \frac{1}{2}\)

\[ \Leftrightarrow c{\rm{os}}\frac{\pi }{6}\sin x - \sin \frac{\pi }{6}\cos x = \frac{1}{2}\]

\( \Leftrightarrow \sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = \frac{1}{2}\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 30:

Cho hai khoảng A = (m; m + 1) và B = (3; 5)

Tìm m để A B là một khoảng. Hãy xác định khoảng đó.

Xem đáp án

Để A hợp B là một khoảng thì

Trường hợp 1: A B, tức (m; m + 1) (3; 5)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3 \le m\\m + 1 \le 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ge 3\\m \le 4\end{array} \right. \Leftrightarrow 3 \le m \le 4 \Leftrightarrow m \in \left[ {3;4} \right]\)

Khi đó A B = (3; 5).

Trường hợp 2: B A, tức (3; 5) (m; m + 1)

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\5 \le m + 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\m \ge 4\end{array} \right.\] (loại)

Do đó không xảy ra trường hợp này.

Khi đó A B = (3; 5).

Trường hợp 3: A B = (m; 5) thì

\[\left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\m + 1 > 3\\m + 1 \le 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 3\\m > 2\\m \le 4\end{array} \right. \Leftrightarrow 2 < m \le 3 \Leftrightarrow m \in \left( {2;3} \right]\]

Trường hợp 4: A B = (3; m +1) thì

\[\left\{ \begin{array}{l}3 \le m\\5 > m\\5 \le m + 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ge 3\\m < 5\\m \ge 4\end{array} \right. \Leftrightarrow 4 \le m < 5 \Leftrightarrow m \in \left[ {4;5} \right)\]

Vậy \[m \in \left( {2;3} \right]\] thì A B = (m; 5);

        \(m \in \left[ {3;4} \right]\) thì A B = (3; 5);

        \[m \in \left[ {4;5} \right)\] thì A B = (3; m +1).


Câu 31:

Cho đường tròn (O; 13) và một điểm M cách O là 5. Có bao nhiêu dây có độ dài là một số tự nhiên đi qua M ?

Xem đáp án

Dây dài nhất đi qua M chính là đường kính đi qua M của đường tròn.

Như vậy độ dài của dây dài nhất bằng 26 (cm).

Dây ngắn nhất đi qua M là dây đi qua M và vuông góc với MO.

Độ dài dây ngắn nhất bằng 

\(2\sqrt {{R^2} - {d_{(O,d)}}} = 2\sqrt {{{13}^2} - {5^2}} = 24\)(cm).

Suy ra dây có độ dài là số nguyên thì có độ dài là 24, 25, 26 (cm)

Vậy có 3 dây có độ dài là một số tự nhiên đi qua M.


Câu 32:

Giải phương trình sinx + cosx = 1.

Xem đáp án

Ta có

Giải phương trình sinx + cosx = 1 (ảnh 1)

Vậy phương trình có nghiệm là x = k2π hoặc \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 33:

Cho đường tròn tâm O bán kính R = 2,5 cm và dây AB di động, sao cho AB = 4 cm. Hỏi trung điểm H của AB di động trên đường nào?

Xem đáp án
Cho đường tròn tâm O bán kính R = 2,5 cm và dây AB di động, sao cho AB  (ảnh 1)

Xét tam giác OAB có OA = OB nên tam giác OAB cân tại O

Mà OH là trung tuyến

Suy ra OH là đường cao

Hay tam giác OAH vuông tại H

Suy ra AO2 = OH2 + AH2

Hay \({R^2} = O{H^2} + {\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)^2}\)

Suy ra \[{\rm{O}}H = \sqrt {{R^2} - {{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}} = \sqrt {2,{5^2} - {2^2}} = 1,5\]

Vậy H di động trên đường tròn tâm O bán kính 1,5 cm.


Câu 34:

Tìm GTNN của A = x4 – 2x+ 3x2 + 4x + 5.

Xem đáp án

Ta có

Tìm GTNN của A = x^4 - 2x^3 + 3x^2 + 4x + 5 (ảnh 1)

(x – 1)2 ≥ 0 với mọi x

x2 + 2 ≥ 0 với mọi x

suy ra A ≥ 3 với mọi x

Dấu “ = ” xảy ra khi x = 1

Vậy giá trị nhỏ nhất của A bằng 3 khi x = 1.


Câu 35:

Cho hình vuông ABCD tâm O, gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Phép dời hình biến DAMO thành DCPO là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho hình vuông ABCD tâm O, gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của  (ảnh 1)

Ta có: phép dời hình biến DAMO thành DCPO tức biến điểm A thành điểm C, biến điểm O thành chính nó sao cho OA = OC.

Do đó C = Q(O; –180°)(A).

Phép dời hình biến DAMO thành DCPO tức biến điểm M thành điểm P, biến điểm O thành chính nó sao cho OM = OP.

Do đó P = Q(O; –180°)(M).

Mà O = Q(O; –180°)(O).

Suy ra phép dời hình biến DAMO thành DCPO là phép quay tâm O, góc quay 180°.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 36:

Phương trình sinx = a luôn có nghiệm khi nào?

Xem đáp án

Vì – 1 ≤ sinx ≤ 1

Nên phương trình sinx = a có nghiệm khi – 1 ≤ a ≤ 1

Vậy 1 ≤ a ≤ 1.


Câu 37:

Một ô tô chạy 100km hết 13 lít xăng. Hỏi cần bao nhiêu xăng khi ô tô chạy quãng đường 300 000 m?

Xem đáp án

Đổi 300 000 m = 300 km

300 km gấp 100 km số lần là :

300 : 100 = 3 (lần)

Ô tô đi quãng đường 300 km thì tiêu thụ hết số xăng là :

13 x 3 = 39 (lít)

Vậy đi 300 000 m ô tô cần 39 lít xăng.


Câu 38:

Di chuyển 1 que diêm để phép tính 2 + 3 – 8 = 4 có kết quả đúng:

Di chuyển 1 que diêm để phép tính 2 + 3 - 8 = 4 có kết quả đúng (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta dịch chuyển 1 que diêm từ số 8 sang trước số 4 để có phép tính đúng là:

2 + 3 – 9 = – 4

Ta dịch chuyển 1 que diêm từ dấu = sang dấu – để có phép tính đúng là:

2 + 2 = 8 – 4


Câu 39:

Chứng minh rằng trong mọi tam giác ABC ta đều có:

a) a = b cosC + c cosB;

b) sinA = sinBcosC + sinCcosB;

c) ha = 2RsinBsinC.

Xem đáp án

a) Áp dụng hệ quả của định lí cosin trong tam giác ta có

Chứng minh rằng trong mọi tam giác ABC ta đều có: a) a = b cosC + c cosB (ảnh 1)

Vậy a = b cosC + c cosB

b) Theo định lí tổng ba góc trong một tam giác có

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \)

Hay \(\widehat A = 180^\circ - \left( {\widehat B + \widehat C} \right)\)

Suy ra \(\sin A = \sin \left( {180^\circ - \left( {\widehat B + \widehat C} \right)} \right) = \sin \left( {B + C} \right)\) = sinBcosC + cosBsinC.

Vậy sinA = sinBcosC + sinCcosB

c) Áp dụng hệ quả của định lí sin trong tam giác ta có

Chứng minh rằng trong mọi tam giác ABC ta đều có: a) a = b cosC + c cosB (ảnh 2)

Vậy ha = 2RsinBsinC.


Câu 40:

Cho A = 5 + 70 + x với x thuộc ℕ. Tìm x để:

a) A chia hết cho 5;

b) A không chia hết cho 5.

Xem đáp án

a) Ta có: A = 5 + 70 + x = 75 + x

Để A chia hết cho 5 thì 75 + x chia hết cho 5

Mà 75 chia hết cho 5 nên x chia hết cho 5

Suy ra x B(5)

Vậy x B(5) thì A chia hết cho 5.

b) Ta có: A = 75 + x

Để A không chia hết cho 5 thì 75 + x không chia hết cho 5

Mà 75 chia hết cho 5 nên x không chia hết cho 5

Suy ra x B(5)

Vậy x B(5) thì A không chia hết cho 5.


Câu 41:

Cho H, K là các giao điểm  của đường tròn (O1), (O2). Đường thẳng O1H cắt (O1) tại A , (O2) tại B . O2H cắt (O1)  tại C và (O1) tại D. Chứng minh rằng ba đường thẳng  BC, BD, HK đồng quy tại 1 điểm.

Xem đáp án
Cho H, K là các giao điểm  của đường tròn (O1), (O2). Đường thẳng O1H  (ảnh 1)

Gọi giao điểm của AC và BD là E

Các tam giác ACH, AKH nội tiếp đường tròn (O1) có cạnh HA là đường kính nên tam giác ACH vuông tại C, tam giác AHK vuông tại K

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}DC \bot A{\rm{E     (1)}}\\HK \bot AK{\rm{     (2)}}\end{array} \right.\)

Các tam giác HDK, HDB nội tiếp đường tròn (O2) có cạnh HD là đường kính nên tam giác HDK vuông tại K, tam giác HBD vuông tại B

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}AB \bot D{\rm{E        (4)}}\\HK \bot KD{\rm{        (3)}}\end{array} \right.\)

Từ (2) và (3) suy ra A, K, D thẳng hàng

Do đó HK AD

Từ (1) và (4) suy ra H là trực tâm tam giác AED

Do đó HE AD

Suy ra H thuộc EK

Vậy BC, BD, HK đồng quy tại 1 điểm.


Câu 42:

Cho tam giác ABC cân tại A \(\left( {\widehat A < 90^\circ } \right)\), đường cao AH. Kẻ HK AC (K AC).

a) Tính HC, HK, \(\widehat C\) nếu AH = 20 cm, AC = 25 cm.

b) Qua B kẻ đường thẳng song song với AH, đường thẳng này cắt AC tại điểm E. Kẻ BD AC (D AC). Chứng minh \(B{H^2} = \frac{{C{\rm{D}}.CE}}{4}\).

c) Gọi O là giao điểm của BD và AH. Chứng minh \(\frac{{BO}}{{DO}} = \frac{{A{\rm{E}}}}{{A{\rm{D}}}}\).

d) Kẻ KF BC (F BC). Chứng minh CF = AC. sin3E.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A góc A < 90 độ, đường cao AH. Kẻ HK vuông góc AC (ảnh 1)

a) Xét tam giác AHC vuông ở H ta có

AC2 = AH2 + HC2 (định lí Pytago)

Hay 252 = 202 + HC2

Suy ra HC = 15 (cm).

Xét tam giác AHC vuông ở H có HK AC

Suy ra \(\frac{1}{{H{K^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}} + \frac{1}{{H{C^2}}}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Hay \(\frac{1}{{H{K^2}}} = \frac{1}{{{{20}^2}}} + \frac{1}{{{{15}^2}}}\)

Suy ra HK = 12

Xét tam giác AHC có \(\sin C = \frac{{AH}}{{AC}} = \frac{{20}}{{25}}\)

Suy ra \(\widehat C \approx 53^\circ \)

b) Ta có BE // AH, AH BC

Suy ra BE BC

Hay tam giác BCE vuông tại B có BD AC (giả thiết)

Suy ra BC2 = CD . CE (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

(2BH)2 = CD . CE

4BH2 = CD . CE

\(B{H^2} = \frac{{C{\rm{D}}.CE}}{4}\)

c) Kẻ AT // BD (T BE)

Mà BD AC suy ra AT AC, hay \(\widehat {E{\rm{A}}T} = 90^\circ \).

Xét tứ giác ATB có AT // BO, BT // AO

Suy ra ATBO là hình bình hành

Do đó AT = BO (tính chất hình bình hành)

Vì AH // BE nên \(\widehat {CAH} = \widehat {AEB}\) (hai góc đồng vị)

Xét DEAT và DOAD có

\(\widehat {CAH} = \widehat {AEB}\) (cmt);

\(\widehat {E{\rm{A}}T} = \widehat {{\rm{ADO}}} = 90^\circ \)

Suy ra  (g.g)

Do đó \(\frac{{AT}}{{{\rm{DO}}}} = \frac{{{\rm{EA}}}}{{A{\rm{D}}}}\) (tỉ số đồng dạng)

Mà AT = BO (chứng minh trên)

Suy ra \(\frac{{OB}}{{O{\rm{D}}}} = \frac{{A{\rm{E}}}}{{A{\rm{D}}}}\).

d) Xét tam giác KFC có CF = CK . sin \(\widehat {CKF}\)

Xét tam giác KHC có CK = HC . sin \(\widehat {KHC}\)

Xét tam giác AHC có HC = AC . sin \(\widehat {HAC}\)

Suy ra \(CF = AC.\sin \widehat {HAC}.\sin \widehat {KHC}.\sin \widehat {CKF}\)

\(\widehat {HAC} = \widehat E\) (hai góc đồng vị);

      \(\widehat {KHC} = \widehat E\) (cùng phụ với góc \(\widehat C\));

      \(\widehat {CKF} = \widehat E\) (cùng phụ với góc \(\widehat C\))

Do đó CF = AC. sin3E

Vậy CF = AC. sin3E.


Câu 43:

Cho tam giác ABC có các đường trung tuyến xuất phát từ B và C vuông góc với nhau. Chứng minh \[cosA \ge \frac{4}{5}\].

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có các đường trung tuyến xuất phát từ B và C vuông góc  (ảnh 1)

Vì E là trung điểm của AC nên \[AE = EC = \frac{1}{2}AC\]

Vì F là trung điểm của AB nên \[AF = FB = \frac{1}{2}AB\]

Vì O là trọng tâm tam giác ABC, BE và CF là hai tiếp tuyến

Suy ra \[OE = \frac{1}{2}OB,OF = \frac{1}{2}OC\].

Xét tam giác COE vuông ở O có CE2 = CO2 + OE2

Xét tam giác COB vuông ở O có CB2 = CO2 + OB2

Xét tam giác FOB vuông ở O có FB2 = FO2 + OB2

Ta có AB2 + AC2 = (2BF)2 + (2CE)2

= 4BF2 + 4CF2

= 4(FO2 + OB2) + 4(CO2 + OE2)

= 4(CO2 + OB2) + 4FO2 + 4OE2

\( = 4B{C^2} + 4.\frac{1}{4}.C{O^2} + 4.\frac{1}{4}.O{B^2}\)

= 5BC2

Suy ra AB2 + AC2 – BC2  = 4BC2

Do đó \(\frac{{A{B^2} + A{C^2} - B{C^2}}}{{2{\rm{AB}}{\rm{.AC}}}} = \frac{{4B{C^2}}}{{2{\rm{A}}B.AC}}\)

Suy ra \(\cos A = \frac{{4B{C^2}}}{{2{\rm{A}}B.AC}} \ge \frac{{4B{C^2}}}{{{\rm{A}}{B^2} + A{C^2}}} = \frac{{4B{C^2}}}{{5B{C^2}}} = \frac{4}{5}\)

Vậy \[cosA \ge \frac{4}{5}\].


Câu 44:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Qua H kẻ các đường thẳng song song với AB và AC lần lượt cắt AC tại E, AB tại D.

a) Chứng minh rằng: Tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BH và CH. Biết AB = 6 cm; AC = 8 cm. Tính BC, DM, DM + EN?

c) Chứng minh rằng: Tứ giác DMNE là hình thang.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Qua H kẻ các đường thẳng song (ảnh 1)

a) Xét tứ giác ADHE có AD // EH và DH // AE

Suy ra ADHE là hình bình hành

\(\widehat {DA{\rm{E}}} = 90^\circ \)

Suy ra ADHF là hình chữ nhật.

b) Áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông ABC có:

BC2 = AB2 + AC2

Thay số: BC2 = 62 + 82 = 100

Suy ra BC = 10

Xét tam giác ABC vuông tại A có AH . BC = AB . AC

Thay số: AH . 10 = 6 . 8

Suy ra AH = 4,8

Vì tam giác ABH vuông tại H, theo định lý Pytago ta có

AB2 = AH2 + HB2

Thay số: 62 = 4,82 + HB2

Suy ra BH = 3,6

Vì tam giác BHD vuông tại D có DM là trung tuyến

Suy ra \[DM = MH = \frac{1}{2}BH = \frac{1}{2}.3,6 = 1,8\]

Ta có CH = BC – BH = 10 – 4,8 = 5,2.

Vì tam giác CHE vuông tại E có EN là trung tuyến

Suy ra \[EN = NH = \frac{1}{2}CH = \frac{1}{2}.5,2 = 2,6\].

Ta có DM + EN = 1,8 + 2,6 = 4,4 (cm)

c) Gọi O là giao điểm của AH và DE.

Vì ADHE là hình chữ nhật nên O là trung điểm của AH, DE và AH = DE.

Suy ra OA = OD = OE = OH

Do đó tam giác OHD cân tại O

Suy ra \(\widehat {O{\rm{D}}H} = \widehat {OH{\rm{D}}}\)

Vì DM = MH (chứng minh câu b) nên tam giác DMH cân tại M

Suy ra \(\widehat {{\rm{MD}}H} = \widehat {MH{\rm{D}}}\)

Ta có \(\widehat {MHD} + \widehat {OH{\rm{D}}} = \widehat {AHB} = 90^\circ \)

\(\widehat {O{\rm{D}}H} = \widehat {OH{\rm{D}}}\), \(\widehat {{\rm{MD}}H} = \widehat {MH{\rm{D}}}\)

Suy ra \(\widehat {MDH} + \widehat {O{\rm{DH}}} = \widehat {M{\rm{D}}O} = 90^\circ \)

Do đó DM DO                      (1)

Vì OE = OH

Do đó tam giác OEH cân tại O

Suy ra \(\widehat {OEH} = \widehat {OHE}\)

Vì HN = EN (chứng minh câu b) nên tam giác ENH cân tại N

Suy ra \(\widehat {{\rm{NE}}H} = \widehat {NHE}\)

Ta có \(\widehat {OHE} + \widehat {EHN} = \widehat {AHN} = 90^\circ \)

\(\widehat {OEH} = \widehat {OHE}\), \(\widehat {{\rm{NE}}H} = \widehat {NHE}\)

Suy ra \(\widehat {OEH} + \widehat {OEN} = \widehat {OEN} = 90^\circ \)

Do đó EN EO                       (2)

Từ (1) và (2) suy ra DM // EN

Vậy DENM là hình thang.


Câu 45:

Cho tana = 2. Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{{4\sin a + 3\cos a}}{{5\sin a - 2\cos a}}\).

Xem đáp án

tana = 2 nên cosa 0.

Ta có: \(A = \frac{{4\sin a + 3\cos a}}{{5\sin a - 2\cos a}} = \frac{{\frac{{4\sin a + 3\cos a}}{{\cos a}}}}{{\frac{{5\sin a - 2\cos a}}{{\cos a}}}} = \frac{{4\tan a + 3}}{{5\tan a - 2}} = \frac{{4.2 + 3}}{{5.2 - 2}} = \frac{{11}}{8}\).


Câu 46:

Cho tanα = – 2. Tính giá trị biểu thức \(A = \frac{{3c{\rm{os}}\alpha + 4\sin \alpha }}{{{\rm{cos}}\alpha + \sin \alpha }}\) .

Xem đáp án

tanα = – 2 nên cosα 0.

Ta có \(A = \frac{{3c{\rm{os}}\alpha + 4\sin \alpha }}{{{\rm{cos}}\alpha + \sin \alpha }} = \frac{{\frac{{3c{\rm{os}}\alpha + 4\sin \alpha }}{{c{\rm{os}}\alpha }}}}{{\frac{{{\rm{cos}}\alpha + \sin \alpha }}{{c{\rm{os}}\alpha }}}} = \frac{{3 + 4\tan \alpha }}{{1 + \tan \alpha }}\) (vì \(\tan \alpha = \frac{{\sin \alpha }}{{{\rm{cos}}\alpha }}\))

Thay tanα = – 2 vào biểu thức trên ta được:

Nên \(A = \frac{{3 + 4.\left( { - 2} \right)}}{{1 + \left( { - 2} \right)}} = \frac{{ - 5}}{{ - 1}} = 5\).

Vậy A = 5.


Bắt đầu thi ngay