- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
- Đề số 61
- Đề số 62
- Đề số 63
- Đề số 64
- Đề số 65
- Đề số 66
- Đề số 67
- Đề số 68
- Đề số 69
- Đề số 70
- Đề số 71
- Đề số 72
- Đề số 73
- Đề số 74
- Đề số 75
- Đề số 76
- Đề số 77
- Đề số 78
- Đề số 79
- Đề số 80
- Đề số 81
- Đề số 82
- Đề số 83
- Đề số 84
- Đề số 85
Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 34)
-
11826 lượt thi
-
69 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho hình chữ nhật ABCD. Vẽ điểm E đối xứng với B qua điểm C; vẽ F đối xứng với điểm D qua C.
a) Chứng minh tứ giác BDEF là hình thoi.
b) Chứng minh AC = DE.
c) Gọi H là trung điểm của CD, K là trung điểm của EF. Chứng minh HK // AF.
d) Biết diện tích tam giác AEF bằng 30 cm2. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD?a) Xét tứ giác BDEF có:
C là trung điểm BF (E điểm đối xứng của B qua C)
C là trung điểm DF (F điểm đối xứng của D qua C)
Do đó tứ giác BDEF là hình bình hành
Mặc khác ABCD là hình chữ nhật nên BE ⊥ DF tại C
Vậy tứ giá BDEF là hình thoi.
b) Ta có: ABCD là hình chữ nhật có AC = BD;
BDEF là hình thoi (câu a) có BD = DE
Do đó AC = DE.
c) Ta có: ABCD là hình chữ nhật có AD = BC;
Mà BC = CE (E điểm đối xúng B qua C).
Do đó AD = CE.
Xét tứ giác ADEC có:
AC = DE (câu b)
AD = CE (cmt)
Do đó ADEC là hình hình hành.
Mà H là trung điểm cua CD nên H cũng là trung điểm của AE.
Xét ∆AEF có:
H là trng điểm của AE (cmt);
K là trung điểm của EF
⇒ HK là đường trung bình của ∆AEF nên HK // AF
d) Ta có: S∆AEF = S∆AHF + S∆HEF
\( \Leftrightarrow 30 = \frac{1}{2}AD\,.\,HF + \frac{1}{2}CE\,.\,HF\)
\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}HF\left( {AD + CE} \right) = 30\)
\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}.\frac{3}{2}CD\,.\,\left( {AD + AD} \right) = 30\)
\( \Leftrightarrow \frac{3}{2}CD\,.\,AD = 30\)
\[ \Leftrightarrow \frac{3}{2}\,.\,{S_{ABCD}} = 30\]
\( \Rightarrow {S_{ABCD}} = 30\,.\,\frac{2}{3} = 60\) (cm2).
Câu 2:
Cho hình chữ nhật ABCD tâm O, AB = 12a, AD = 5a. Tính \(\left| {\overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AO} } \right|\).
Ta có: \(\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AO} + \overrightarrow {OD} \)
\( \Rightarrow \overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AO} = \overrightarrow {AO} + \overrightarrow {OD} - \overrightarrow {AO} = \overrightarrow {OD} \)
Mà \(\left| {\overrightarrow {OD} } \right| = \frac{1}{2}\left| {\overrightarrow {BD} } \right|\)
Ta có ABCD là hình chữ nhật có:
BD2 = AB2 + AD2 = (12a)2 + (5a)2 = 169a2
⇒ BD = 13a \( \Rightarrow OD = \frac{{13}}{2}a\)
Vậy \(\left| {\overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AO} } \right| = \frac{{13}}{2}a\).
Câu 3:
Cho hình chữ nhật ABCD tâm O có: AD = a, AB = 2a. Tính \(\overrightarrow {AB} \,.\,\overrightarrow {AO} \).
Ta có ABCD là hình chữ nhật có: BC = AD = a, AB = CD = 2a.
Xét ∆ABC vuông tại B có:
AC2 = AB2 + BC2 = (2a)2 + a2 = 5a2
\( \Rightarrow AC = a\sqrt 5 \)
Mà \(OA = \frac{1}{2}AC = \frac{{a\sqrt 5 }}{2}\)
Ta có: \(\left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AO} } \right) = \widehat {BAO} = \widehat {BAC}\)
\(\cos \widehat {BAC} = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{2a}}{{a\sqrt 5 }} = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\)
Vậy \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AO} = \left| {\overrightarrow {AB} } \right|\left| {\overrightarrow {AO} } \right|\cos \left( {\overrightarrow {AB} ,\,\,\overrightarrow {AO} } \right) = 2a.\frac{{a\sqrt 5 }}{2}.\frac{{2\sqrt 5 }}{5} = 2{a^2}\).
Đáp án đúng là D.
Câu 4:
Cho tam giác ABC với A = (2; 3), B = (–1; 4), C = (1; 1). Tìm các tọa độ của đỉnh D của:
a) Hình bình hành ABCD;
b) Hình bình hành ACBD.
a) Gọi D (a ; b) là đỉnh của hình bình hành ABCD,
Ta có: \(\overrightarrow {BC} = \left( {1 + 1;\,\,1 - 4} \right) = \left( {2;\,\, - 3} \right)\); \(\overrightarrow {AD} = \left( {a - 2;\,\,b - 3} \right)\).
Vì ABCD là hình bình hành nên \(\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AD} \)
\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2 = a - 2}\\{ - 3 = b - 3}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 4}\\{b = 0}\end{array}} \right.\)
⟹ D(4; 0);
b) Ta có: \(\overrightarrow {DA} = \left( {2 - a;\,\,3 - b} \right)\).
Vì ACBD là hình bình hành nên \(\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {DA} \)
\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2 = 2 - a}\\{ - 3 = 3 - b}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 0}\\{b = 6}\end{array}} \right.\)
⇒ D (0; 6).
Câu 5:
Cho tam giác ABC có AB = AC và D là trung điểm của BC. Gọi E là trung điểm của AC, trên tia đối của tia EB lấy điểm M sao cho EM = EB.
a) Chứng minh ∆ABD = ∆ACD;
b) Chứng minh rằng AM = 2.BD;
c) Tính số đo \(\widehat {MAD}\).
a) Xét ∆ABD và ∆ACD có:
AD là cạnh chung
AB = AC (∆ABC cân tại A)
BD = DC (D là trung điểm của AC)
⇒ ∆ABD = ∆ACD (cạnh cạnh cạnh)
b) Xét ∆AEM và ∆CEB có:
BE = EM (gt)
AE = EC (vì E là trung điểm của AC)
\(\widehat {AEM} = \widehat {CEB}\) (đối đỉnh)
⇒ ∆AEM = ∆CEB (c.g.c)
⇒ AM = BC
Vì D là trung đểm của BC nên BC = 2.BD
⇒ AM = 2. BD
c) Ta có: ∆ABC cân tại A có: AD là đường trung tuyến (gt)
⇒ AD là cũng đường cao của ∆ABC
⇒ ∆ADC vuông tại D nên có: \(\widehat {CAD} + \widehat {ECD} = {90^o}\)
Vì ∆AEM = ∆CEB (câu b) có:\(\widehat {MAE} = \widehat {ECB}\)
\( \Rightarrow \widehat {CAD} + \widehat {MAE} = {90^o}\) hay \(\widehat {MAD} = {90^o}\)
Vậy: \(\widehat {MAD} = {90^o}\).
Câu 6:
Cho \(\cos \alpha = \frac{4}{5}\) với 0 < α < \(\frac{\pi }{2}\). Tính sinα.
Ta có: sinα2 = 1 – cos α2
\( \Rightarrow \sin {\alpha ^2} = 1 - {\left( {\frac{4}{5}} \right)^2} = \frac{9}{{25}}\)
\( \Rightarrow \sin \alpha = \pm \frac{3}{5}\)
Vì 0 < α < \(\frac{\pi }{2}\) \( \Rightarrow \sin \alpha = \frac{3}{5}\)
Đáp án đúng là C.
Câu 7:
Tìm A ∪ B ∪ C, A ∩ B ∩ C với:
a) A = [1 ; 4], B = (2; 6), C = (1; 2);
b) A = [ 0; 4], B = (1; 5), C = (–3; 1];
c) A = ( –5; 1], B = [3; +∞), C = ( –∞; – 2).
a) A ∪ B ∪ C = [1; 6);
A ∩ B ∩ C = ∅;
b) A ∪ B ∪ C = (–3; 5);
A ∩ B ∩ C = ∅;
c) A ∪ B ∪ C = (–∞; 1] ∪ [3; +∞)
A ∩ B ∩ C = ∅.
Câu 8:
Rút gọn và tính giá trị của các biểu thức sau:
a) A = (3x + 5)(2x – 1) – (1 – 4x)(3x + 2) tại \(\left| x \right| = 2\);
b) B = (2x + y)(2x – y) + xy(x – y) – xy(x + y) tại x = 0; y = –1.
a) A = (3x + 5)(2x – 1) – (1 – 4x)(3x + 2)
= 6x2 – 3x + 10x – 5 – 3x – 2 + 12x2 + 8x
= 18x2 + 12x – 7
\(\left| x \right| = 2\)\( \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2}\\{x = - 2}\end{array}} \right.\)
• Với x = 2, ta có: A = 18.22 + 12.2 – 7 = 89.
• Với x = – 2, ta có: A = 18 (–2)2 + 12. (– 2) – 7 = 41.
b) B = (2x + y)(2x – y) + xy(x – y) – xy(x + y)
= 4x2 – y2 + x2y – xy2 – x2y – xy2
= 4x2 – 2xy2 – y2.
Với x = 0; y = –1, ta có:
B = 4.02 – 2.0.( –1)2 – (–1)2 = –1.
Câu 9:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 60 m, chiều dài bằng \(\frac{3}{2}\) chiều rộng. Trên thửa ruộng đó người ta trồng lúa cứ 100 m2 thu hoạch được 50 kg. Hỏi trên cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Chiều rộng của thửa ruộng đó là:
\(60:\frac{3}{2} = 40\) (m)
Diện tích của thửa ruộng đó là:
60 × 40 = 2400 (m2)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:
\(\frac{{2400}}{{100}}\,\,.\,\,50 = 1200\) (kg)
Đổi: 1200 kg = 12 tạ
Vậy Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là 12 tạ.
Câu 10:
Một trường trung học phổ thông có 4 học sinh giỏi khối 12, có 5 học sinh giỏi khối 11, có 6 học sinh giỏi khối 10. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 15 học sinh trên thành một hàng ngang để đón đoàn đại biểu, nếu các học sinh ở cùng một khối thì xếp gần nhau.
Số cách sắp xếp học sinh ba khối 10, 11 và 12 là: 3!;
Số cách sắp xếp các học sinh giỏi khối 12 là: 4!;
Số cách sắp xếp các học sinh giỏi khối 11 là: 5!;
Số cách sắp xếp các học sinh giỏi khối 10 là: 6!;
Vậy số cách sắp xếp 15 học sinh thành hàng ngang để đón đại biểu là: 3!.4!.5!.6!
Câu 11:
Số các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 10 là:
Gọi số tự nhiên có 5 chữ số chia hết cho 10 có dạng: \(\overline {abcd0} \).
Ta có a ≠ 0 nên có 9 cách chọn.
Vì các chữ số khác nhau nên các số b, c, d lần lượt có số cách chọn là: 8; 7; 6
Vậy số các cố tự nhiên có 5 chữ số khác nhau chia hết cho 10 là: 9.8.7.6 = 3024.
Đáp án đúng là D.
Câu 12:
Tìm một số biết rằng gấp số đó lên 2,5 lần rồi trừ đi 1,6 thì được 5,4
Gọi số cần tìm là x.
Ta có: 2,5x – 1,6 = 5,4
\( \Rightarrow x = \frac{{5,4 + 1,6}}{{2,5}} = 2,8\)
Vậy số cần tìm là: 2,8.
Câu 13:
Chứng minh: \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AC} - \overrightarrow {BD} \)
Áp dụng quy tắc ba điểm ta có:
\(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CB} \)
\(\overrightarrow {CD} = \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BD} \)
\[ \Rightarrow \overrightarrow {AB} - \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CB} - \overrightarrow {CB} - \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AC} - \overrightarrow {BD} \] (đccm)
Câu 14:
Tìm giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) của các biểu thức sau: A = x2 − 6x + 11
Ta có: A = x2 − 6x + 11 = x2 – 2.3x + 9 + 2 = (x – 3)2 + 2
Vì (x – 3)2 ≥ 0 nên (x – 3)2 + 2 ≥ 2
Suy ra: A ≥ 2;
⇒ A = 2 khi và chỉ khi x – 3 = 0 ⇒ x = 3
Vậy A = 2 là giá trị nhỏ nhất của biểu thức tại x =3.
Câu 15:
Viết biểu thức x3 – 6x2 + 12x – 8 dưới dạng lập phương của một hiệu:
Ta có: x3 – 6x2 + 12x – 8 = x3 – 3.x2.2 + 3.x.22 – 22 = (x – 2)3
Đáp án đúng là D.
Câu 16:
Xác định parabol y = ax2 + bx + 2, biết rằng parabol đó: Có đỉnh là I(2; – 2)
Ta có: Parabol y = ax2 + bx + 2 với đỉnh I (2; – 2) có:
• \( - \frac{b}{{2a}} = 2 \Rightarrow b = - 4a\)
• \(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = - 2 \Rightarrow \Delta = 8a\)
+) Với ∆ = b2 – 4a.2 = b2 – 8a
⇒ b2 – 8a = 8a ⇔ b2 = 16a
+) Với b = – 4a ⇒ 16a2 = 16a
⇒ a = 1 ⇒ b = – 4.
Vậy parabol cần tìm là: y = x2 – 4x + 2.
Câu 17:
Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B như hình bên. Biết OA = 15 cm, O’A = 13 cm, AB = 24 cm. Tính độ dài OO’.
Gọi H là giao điểm của AB và OO’
Vì OO’ là đường trung trực của AB nên: OO’ ⊥ AB tại H
\( \Rightarrow HA = HB = \frac{{AB}}{2} = \frac{{24}}{2} = 12\) (cm);
Áp dụng định lý Py – ta – go trong ∆AOH có:
AO2 = OH2 + AH2
⇒ OH2 = AO2 – AH2 = 152 – 122 = 81
⇒ OH = 9 cm
Trong ∆AO’H có: AO’2 = O’H2 + AH2
⇒ O’H2 = AO’2 – AH2 = 132 – 122 = 25
⇒ O’H = 5 cm
Vậy OO’ = OH + O’H = 9 + 5 = 14 (cm).
Câu 18:
Trong không gian hệ tọa độ Oxyz cho mặt phẳng (P): x – y + 2z – 2 = 0 và 2 điểm A (2; 3; 0); B (2; – 1; 2). Tìm điểm M thuộc mặt phẳng (P) sao cho \(\left| {MA - MB} \right|\) lớn nhất.
Đặt phương trình dạng: f = x – y + 2z – 2
⇒ f(A) . f(B) = ( –2). 5 = −10 < 0 nên A, B nằm hai phía khác nhau so với mặt phẳng (P).
A’ là điểm đối xứng của A qua (P) có phương trinh đường thẳng AA’: \(\frac{{x - 2}}{1} = \frac{{y - 3}}{{ - 1}} = \frac{z}{2}\)
Gọi I là điểm đường thẳng AA’ và mặt phẳng (P) có: I (2 + t; 3 – t; 2t) ∈ (P)
⇒ t + 2 + t – 3 + 4t – 2 = 0 \( \Leftrightarrow t = \frac{1}{2}\)
\( \Rightarrow I\left( {\frac{5}{2};\,\,\frac{5}{2};\,\,1} \right)\) ⇒ A’ (3; 2; 2).
\(\left| {MA - MB} \right| = \left| {MA' - MB} \right| \le A'B\)
\( \Rightarrow \left| {MA - MB} \right| = A'B\)⇔ A’; B; M thẳng hàng.
Phương trình đường thẳng A’B: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 3 + a}\\{y = 2 + 3a}\\{z = 2}\end{array}} \right.\)
Mà M = A’B ∩ (P)
Vậy \(M = \left( {\frac{9}{2};\,\,\frac{{13}}{2};\,\,2} \right)\).
Câu 19:
Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC biết A (–2; –3), B (1; 1). Tìm điểm M trên trục Oy sao cho \(\left| {MA - MB} \right|\) lớn nhất.
Ta có: Điểm A và B nằm khác phía với trục Oy
Gọi A’ điểm đối xứng với A qua trục Oy ⇒ A’ (2; –3)
\( \Rightarrow \left| {MA - MB} \right| = \left| {MA' - MB} \right| \le A'B = M'A' - M'B\)
Với M’ là giao điểm của A’B với trục Oy.
Gọi đường thẳng A’B có dạng: y = ax + b
Ta có: A’ (2; 3) ∈ A’B ⇔ – 3 = 2a + b;
B’ (1; 1) ∈ A’B ⇔ 1 = a + b;
\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2a + b = - 3}\\{a + b = 1}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = - 4}\\{b = 5}\end{array}} \right.\)
⇒ Đường thẳng A’B: y = – 4x + 5
Mà \({\left| {MA - MB} \right|_{\max }} = A'B\)⇔ M ≡ M’
Mặc khác M ∈ Oy nên khi x = 0 ⇒ y = 5 ⇒ M’≡ M = (0; 5)
Vậy \({\left| {MA - MB} \right|_{\max }} = A'B\)⇔ M = (0; 5).
Câu 20:
Giải phương trình \(\sqrt {x + 1} + 1 = 4{x^2} + \sqrt {3x} \)
Điều kiện xác định: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 1 \ge 0}\\{x \ge 0}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge - 1}\\{x \ge 0}\end{array}} \right.\)⇔ x ≥ 0
Tập xác định: D = [0; +∞)
\(\sqrt {x + 1} + 1 = 4{x^2} + \sqrt {3x} \)
\( \Leftrightarrow \sqrt {x + 1} - \sqrt {3x} = 4{x^2} - 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{{\left( {\sqrt {x + 1} - \sqrt {3x} } \right)\left( {\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} } \right)}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} = 4{x^2} - 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{{x + 1 - 3x}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} = \left( {2x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right)\)
\( \Leftrightarrow \frac{{1 - 2x}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} = \left( {2x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right)\)
\( \Leftrightarrow \frac{{1 - 2x}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} - \left( {2x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \frac{{ - \left( {2x - 1} \right)}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} - \left( {2x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \left( {2x - 1} \right)\left( {\frac{{ - 1}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} - \left( {2x + 1} \right)} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow - \left( {2x - 1} \right)\left( {\frac{1}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} + 2x + 1} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \left( {1 - 2x} \right)\left( {\frac{1}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} + 2x + 1} \right) = 0\)
Với \(\frac{1}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt {3x} }} + 2x + 1 > 0\forall x \in D\)
⇒ 1 – 2x = 0
⇔ 2x = 1
\( \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\)
Vậy nghiệm của phương trình là: \(S = \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\).
Câu 21:
Cho đường tròn (O) và tiếp tuyến AB (B là tiếp điểm). Lấy điểm C thuộc đường tròn (O) sao cho AB = AC. Chứng minh C là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Nối A và O.
Xét ∆ABO và ∆ACO có:
AO: cạnh chung
AB = AC (giả thiết)
BO = CO (bán kính của đường tròn tâm O)
Do đó ∆ABO = ∆ACO (c.c.c)
Þ \(\widehat {ABO} = \widehat {ACO} = 90^\circ \).
Ta có AC cắt đường tròn tâm O tại C và AC vuông góc với OC tại C nên AC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Câu 22:
Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) kẻ tiếp tuyến AB với (O) (B là tiếp điểm). Đường thẳng đi qua B vuông góc với OA tại H và cắt đường tròn (O) tại C. Vẽ đường kính BD. Đường thẳng AO cắt đường tròn (O) tại hai điểm M và N (M nằm giữa A và N). Chứng minh:
a) CD // OA.
b) AC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Cho biết R = 15 cm, BC = 24 cm. Tính AB, OA.
a) Ta có: OD = OB và D, B, C Î (O; R)
Suy ra tam giác BCD là tam giác vuông tại C
Þ \(\widehat {DCB} = 90^\circ \) hay CD ^ BC
Mặt khác OH ^ BH (giả thiết)
Þ DC // OH mà H Î OA nên DC // OA
b) Xét ∆OBH và ∆OCH có:
OH: cạnh chung
BO = CO (bán kính của đường tròn tâm O)
\(\widehat {OHB} = \widehat {OHC} = 90^\circ \) (giả thiết)
Do đó ∆OBH = ∆OCH (cạnh huyền - cạnh góc nhọn)
\( \Rightarrow \widehat {BOH} = \widehat {COH}\) (Hai góc tương ứng)
Xét ∆OBA và ∆OCA có:
AO: cạnh chung
BO = CO (bán kính của đường tròn tâm O)
\(\widehat {BOA} = \widehat {COA}\) (cmt)
Do đó ∆ABO = ∆ACO (c.g.c)
Þ \(\widehat {OBA} = \widehat {OCA}\) (Hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {ABO} = 90^\circ \) (AB là tiếp tuyến của (O))
Nên \(\widehat {OCA} = \widehat {OBA} = 90^\circ \) và C Î AC; C Î (O; R)
Suy ra AC là tiếp tuyến của (O).
c) Ta có: \(HB = HC = \frac{{BC}}{2} = \frac{{24}}{2} = 12\;\left( {cm} \right)\) và R = 15 (cm) nên
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào tam giác OAB vuông tại B ta có:
+) \(\frac{1}{{H{B^2}}} = \frac{1}{{B{A^2}}} + \frac{1}{{B{O^2}}} \Rightarrow \frac{1}{{{{12}^2}}} = \frac{1}{{B{A^2}}} + \frac{1}{{{{15}^2}}}\)
\( \Leftrightarrow \frac{1}{{B{A^2}}} = \frac{1}{{{{12}^2}}} - \frac{1}{{{{15}^2}}} = \frac{1}{{400}}\)
\( \Rightarrow BA = 20\;\left( {cm} \right)\)
+) \(AB\,.\,OB = BH\,.\,OA \Leftrightarrow OA = \frac{{AB\,.\,OB}}{{BH}}\)
\( \Rightarrow OA = \frac{{20\,.\,15}}{{12}} = 25\;\left( {cm} \right)\)
Câu 23:
Tìm m để 3 đường thẳng y = −5(x + 1), y = mx + 3, y = 3x + m phân biệt và đồng quy
d1: y = −5(x + 1);
d2: y = mx + 3;
d3: y = 3x + m.
Ta có để d2 và d3 cắt nhau thì: m ≠ 3
Để d1 và d2 cắt nhau thì: −5 ≠ m
Gọi A là giao điểm của d1 và d3
Như vậy, tọa độ của điểm A thỏa mãn hệ phương trình:
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = - 5x - 5\\y = 3x + m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + m = - 5x - 5\\y = 3x + m\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{{ - m - 5}}{8}\\y = 3\,.\,\frac{{ - m - 5}}{8} + m = \frac{{5m - 15}}{8}\end{array} \right.\)
\[ \Rightarrow A\left( {\frac{{ - m - 5}}{8};\;\frac{{5m - 15}}{8}} \right)\]
Để d1, d2, d3 đồng quy thì A Î d2 nên tọa độ của điểm A thỏa mãn phương trình đường thẳng d2
\( \Rightarrow \frac{{5m - 15}}{8} = m\,.\,\frac{{ - m - 5}}{8} + 3\)
\( \Leftrightarrow 5m - 15 = m\left( { - m - 5} \right) + 24\)
\( \Leftrightarrow {m^2} + 10m - 39 = 0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 3\;\;\;\;\;\;\;\left( {KTM} \right)\\m = - 13\;\;\;\left( {TM} \right)\end{array} \right.\)
Vậy m = − 13.
Câu 24:
Trong trường hợp sau, tìm các giá trị của m sao cho 3 đường thẳng sau phân biệt và đồng quy
y = 2x; y = −x + 3; y = mx + 5
Giao điểm của hai đường thẳng y = 2x và y = −x + 3 là:
2x = −x + 3
Û 3x = 3
Û x = 1
Þ y = 2
Do đó tọa độ giao điểm của hai đường thẳng đầu là A(1; 2).
Vì 3 đường thẳng đồng quy suy ra y = mx + 5 đi qua điểm A(1; 2)
Þ 2 = m + 5 Û m = −3.
Vậy m = −3.
Câu 25:
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12 cm, BC = 5 cm. Tính bán kính đường tròn đi qua bốn đỉnh A, B, C, D.
Gọi I là giao hai đường chéo, ta có IA = IB = IC = ID (vì BD = AC và I là trung điểm của mối đường)
Nên bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc đường tròn tâm I bán kính \(R = \frac{{AC}}{2}\).
Theo định lý Py-ta-go trong tam giác vuông ABC, ta có:
\(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{{12}^2} + {5^2}} = 13\;{\rm{(cm)}}\).
Nên \(R = \frac{{AC}}{2} = \frac{{13}}{2} = 6,5\;\,(cm)\).
Vậy bán kính cần tìm là R = 6,5 cm.
Câu 26:
Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật
Gọi hình chữ nhật ABCD có AB = a, BC = b và hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I.
Ta có độ dài đường chéo hình chữ nhật là:
\(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \).
Suy ra, bán kính đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật là:
\(R = AI = \frac{{AC}}{2} = \frac{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}{2}\).
Câu 27:
Cho tam giác ABC, AB = AC. Tia phân giác của góc A cắt BC tại M.
a) Chứng minh: ∆AMB = ∆AMC.
b) Chứng minh M là trung điểm của cạnh BC.
c) K là một điểm bất kì trên đoạn thẳng AM, đường thẳng CK cắt cạnh AB tại I. Vẽ IH vuông góc với BC tại H. Chứng minh \(\widehat {BAC} = 2\widehat {BIH}\).
a) Xét ∆AMB và ∆AMC có:
AB = AC (giả thiết)
\(\widehat {BAM} = \widehat {CAM}\) (MA là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\))
AM: cạnh chung
Þ ∆AMB = ∆AMC (c.g.c)
b) Vì ∆AMB = ∆AMC (cmt)
Þ BM = CM (Hai cạnh tương ứng)
Suy ra M là trung điểm của BC (đpcm)
c) Xét ∆ABC cân tại A có: AM là tia phân giác trong ∆ABC nên suy ra AM đồng thời là đường trung trực của tam giác ABC
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}IK \bot BC\\AM \bot BC\end{array} \right.\)
Þ IK // AM (quan hệ vuông góc và song song)
Nên có: \(\widehat {BIH} = \widehat {BAM}\) (hai góc ở vị trí đồng vị)
Thấy \(\widehat {BAC} = 2\widehat {BAM}\) (do AM là tia phân giác của góc \(\widehat {BAC}\))
Do đó: \(\widehat {BAC} = 2\widehat {BIH}\) (đpcm)
Câu 28:
Cho ∆ABC, có AB = AC. Tia phân giác của góc A cắt BC tại M. Chứng minh M là trung điểm của cạnh BC.
Xét ∆AMB và ∆AMC có:
AB = AC (giả thiết)
\(\widehat {BAM} = \widehat {CAM}\) (MA là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\))
AM: cạnh chung
Þ ∆AMB = ∆AMC (c.g.c)
Þ BM = CM (Hai cạnh tương ứng)
Suy ra M là trung điểm của BC (đpcm)
Câu 29:
Chứng minh rằng: Nếu \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = 2\) và a + b + c = abc thì \(\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} = 2\).
Ta có: \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = 2\)
\( \Rightarrow {\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right)^2} = 4\)
\( \Rightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} + 2\left( {\frac{1}{{ab}} + \frac{1}{{bc}} + \frac{1}{{ac}}} \right) = 4\)
\( \Rightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} + 2\left( {\frac{c}{{abc}} + \frac{a}{{abc}} + \frac{b}{{abc}}} \right) = 4\)
\( \Rightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} + 2\frac{{a + b + c}}{{abc}} = 4\)
\( \Rightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} + 2\frac{{abc}}{{abc}} = 4\) (vì a + b + c = abc)
\( \Rightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} = 2\) (đpcm)
Câu 30:
Tìm điều kiện để phép chia là phép chia hết:
a) xnyn+1 : x2y5;
b) (13x4y3 – 5x3y3 + 6x2y2) : 5xnyn.
a) Ta có: xnyn+1 ⋮ x2y5
\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{n \ge 2}\\{n + 1 \ge 5}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{n \ge 2}\\{n \ge 4}\end{array}} \right.\)⇔n ≥ 4
b) Ta có: (13x4y3 – 5x3y3 + 6x2y2) ⋮ 5xnyn
\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{13{x^4}{y^3} \vdots 5{x^n}{y^n}}\\{5{x^3}{y^3} \vdots 5{x^n}{y^n}}\\{6{x^2}{y^2} \vdots 5{x^n}{y^n}}\end{array}} \right.\)
\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{n \le 4}\\{n \le 3}\\{n \le 2}\end{array}} \right.\)⇔n ≤ 2
Câu 31:
Cho hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\).
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số.
b) Tìm trên (P) những điểm cách đều hai trục tọa độ (không trùng với O).
c) Tìm trên (P) những điểm có tung độ bằng \(\frac{9}{2}\).
a) Hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\).
Bảng giá trị:
x |
– 2 |
– 1 |
0 |
1 |
2 |
y |
2 |
\(\frac{1}{2}\) |
0 |
\(\frac{1}{2}\) |
2 |
Đồ thị (P) của hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\)
b) Điểm cách đều hai trục tọa độ nằm trên đường thẳng: y = x hoặc y = – x.
Xét phương trình hoành độ giao điểm của parabol (P)\(y = \frac{1}{2}{x^2}\) và đường thẳng y = x:
\(\frac{1}{2}{x^2} = x\)⟺ x2 – 2x = 0 ⇔ x(x – 2) = 0 \( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = 2}\end{array}} \right.\)
• Với x = 0 ⇒ y = 0 ⇒ điểm O (0; 0)
• Với x = 2 ⇒ y = 2 ⇒ điểm A (2; 2)
Xét phương trình hoành độ giao điểm của parabol (P)\(y = \frac{1}{2}{x^2}\) và đường thẳng y = − x:
\(\frac{1}{2}{x^2} = - x\)⟺ x2 + 2x = 0 ⇔ x(x + 2) = 0 \( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = - 2}\end{array}} \right.\)
Với x = 0 ⇒ y = 0 ⇒ điểm O (0; 0)
Với x = −2 ⇒ y = 2 ⇒ điểm B (−2; 2)
Vậy có hai đểm A (2; 2) và B (−2; 2) trên (P) cách đều hai trục tọa độ.
c) Gọi điểm\(M\left( {{x_0};\,\,\frac{9}{2}} \right)\)∈ (P)
\( \Rightarrow \frac{9}{2} = \frac{1}{2}{\left( {{x_0}} \right)^2} \Leftrightarrow {\left( {{x_0}} \right)^2} = 9\)\[ \Leftrightarrow {x_0} = \left| 3 \right| \Rightarrow {x_0} = \pm 3\] ;
Vậy \({M_1}\left( {3;\,\,\frac{9}{2}} \right)\); \({M_2}\left( { - 3;\,\,\frac{9}{2}} \right) \in \left( P \right)\) .
Câu 32:
Cho hàm số y = 2x + 3 và \(y = \frac{{ - 1}}{2}x - 2\).
a) Vẽ đồ thị hàm số trên cùng 1 mặt phẳng tọa độ.
b) Tìm tọa độ của điểm C của 2 đồ thị trên.
c) Tính diện tích tam giác ABC biết A, B lần lượt là giao điểm của 2 đường thẳng trên trục tung.
a) Đồ thị hàm số y = 2x + 3 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là \( - \frac{3}{2}\) và cắt trục tung tại điểm có tung độ là 3.
Vậy đồ thị trên đi qua hai điểm \(\left( { - \frac{3}{2};\;0} \right)\) và \(\left( {0;\;3} \right)\).
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - 1}}{2}x - 2\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là −4 và cắt trục tung tại điểm có tung độ là −2.
Vậy đồ thị trên đi qua hai điểm \(\left( { - 4;\;0} \right)\) và \(\left( {0;\; - 2} \right)\).
Ta có đồ thị hàm số của hai đường thẳng trên:
b) C là giao điểm của hai đường thẳng trên nên hoành độ giao điểm của C là nghiệm của phương trình:
\(2x + 3 = \frac{{ - 1}}{2}x - 2 \Leftrightarrow x = - 2\)
Þ y = −1.
Vậy C(−2; −1).
c) Ta có A(0; 3) và B(0; −2)
• \(AC = \sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {{\left( { - 1 - 3} \right)}^2}} = 2\sqrt 5 \);
• \(BC = \sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {{\left( { - 1 + 2} \right)}^2}} = \sqrt 5 \).
Vì \(2\,\,.\,\,\left( { - \frac{1}{2}} \right) = - 1\) nên hai đường thẳng trên vuông góc với nhau.
Vậy diện tích tam giác ABC vuông tại C là:
\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AC\,.\,BC = \frac{1}{2}\,\,.\,\,2\sqrt 5 \,\,.\,\,\sqrt 5 = 5\).
Câu 33:
Cho hai hàm số: y = 2x – 3 và \(y = \frac{{ - 1}}{2}x + 2\) có đồ thị lần lượt là các đường thẳng (d1) và (d2).
a) Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ các đường thẳng (d1) và (d2).
b) Tìm tọa độ giao điểm hai đường thẳng (d1) và (d2) bằng phép toán.
c) Tính góc tạo bởi đường thẳng (d1) và trục Ox.
a) Đồ thị hàm số y = 2x − 3 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là \(\frac{3}{2}\) và cắt trục tung tại điểm có tung độ là −3.
Vậy đồ thị trên đi qua hai điểm \(\left( {\frac{3}{2};\;0} \right)\) và \(\left( {0;\; - 3} \right)\).
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - 1}}{2}x + 2\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là 4 và cắt trục tung tại điểm có tung độ là 2.
Vậy đồ thị trên đi qua hai điểm (4; 0) và (0; 2).
Ta có đồ thị hàm số của hai đường thẳng trên:
b) C là giao điểm của hai đường thẳng trên nên hoành độ giao điểm của C là nghiệm của phương trình:
\(2x - 3 = \frac{{ - 1}}{2}x + 2 \Leftrightarrow x = 2\)
Þ y = 1
Vậy C(2; 1)
c) Ta có A(0; −3) và B(0; 2)
\(AC = \sqrt {{{\left( 2 \right)}^2} + {{\left( {1 + 3} \right)}^2}} = 2\sqrt 5 \)
\(BC = \sqrt {{{\left( 2 \right)}^2} + {{\left( {1 - 2} \right)}^2}} = \sqrt 5 \)
Vì \(2\,.\,\left( { - \frac{1}{2}} \right) = - 1\) nên hai đường thẳng trên vuông góc với nhau.
Vậy diện tích tam giác ABC vuông tại C là:
\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AC\,.\,BC = \frac{1}{2}\,.\,2\sqrt 5 \,.\,\sqrt 5 = 5\)
Câu 34:
Vẽ đồ thị hàm số y = x2 − 3x + 2
+) Ta có đỉnh của đồ thị hàm số là \(I\left( {\frac{3}{2};\; - \frac{1}{4}} \right)\)
+) Với x = 0 Þ y = 2
+) Hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số trên và trục Ox là nghiệm của phương trình:
x2 − 3x + 2 = 0
Û (x − 1)(x − 2) = 0
Vậy x = 1 và x = 2
Suy ra y = x2 − 3x + 2 cắt trục hoành tại hai điểm A(2; 0) và B(1; 0)
y = x2 − 3x + 2 nhận \(x = \frac{3}{2}\) là trục đối xứng
Câu 35:
Vẽ đường parabol sau: y = −2x2 + 2x + 3
Đồ thị y = −2x2 + 2x + 3
+) Có đỉnh là điểm \(I\left( {\frac{1}{2};\;\frac{7}{2}} \right)\), có trục đối xứng là đường thẳng \(x = \frac{1}{2}\)
+) a = −2 < 0 nên đồ thị quay bề lõm xuống dưới
+) Đồ thị hàm số đi qua điểm A(0;3); B(1;3)
Câu 36:
Xác định a, b, c biết parabol y = ax2 + bx + c đi qua điểm A (8; 0) và có đỉnh là I (6; −12).
Ta có parabol y = ax2 + bx + c đi qua điểm A (8; 0)
⇒ 0 = a.82 + b.8 + c ⇒ 64a + 8b + c = 0 (1).
Mà parabol y = ax2 + bx + c có đỉnh là I (6 ; –12):
\(\frac{{ - b}}{{2a}} = 6\)\( \Rightarrow b = - 12a\)(2)
\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = - 12\)⇒∆ = 48a ⇒ b2 – 4ac = 48a (3)
Từ (1), (2) và (3)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{64a + 8b + c = 0}\\{b = - 12a}\\{{b^2} - 4ac = 48a}\end{array}} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 3}\\{b = - 36}\\{c = 96}\end{array}} \right.\)
Vậy a = 3; b = – 36 ; c = 96 và parabol y = 3x2 – 36x + 96.
Câu 37:
Cho hai hàm số y = −x + 3 và y = 3x − 1 có đồ thị lần lượt là hai đường thẳng d1 và d2.
a) Vẽ d1 và d2 trên cùng một hệ trục tọa độ.
b) Tính góc tạo bởi d1, d2 và trục Ox (làm tròn đến độ).
d) Tính khoảng cách từ O đến d1, d2.
a) +) Lấy hai điểm thuộc d1.
• x = 1 Þ y = 2 nên ta có điểm A(1; 2).
• x = 2 Þ y = 1 nên ta có điểm B(2; 1).
+) Lấy hai điểm thuộc d2.
• x = 1 Þ y = 2 nên ta có điểm A(1; 2).
• x = 0 Þ y = −1 nên ta có điểm C(0; −1).
b) Tọa độ giao điểm là nghiệm của hệ phương trình
\[\left\{ \begin{array}{l}y = - x + 3\\y = 3x - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y = 3\\3x - y = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2\end{array} \right. \Rightarrow A\left( {1;\;2} \right)\]
c) Ta có: \[\tan {\alpha _1} = {a_1} = - 1 \Rightarrow - {\alpha _1} = 45^\circ \].
Và \(\tan {\alpha _2} = {a_2} = 3 \Rightarrow {\alpha _2} \approx 71,565^\circ \).
Vậy \[\alpha = 180^\circ - 45^\circ - 71,565^\circ \approx 63^\circ \].
d) Khoảng cách từ O đến d1 là:
\({d_{O/{d_1}}} = \frac{{\left| 3 \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\).
Khoảng cách từ O đến d2 là:
\({d_{O/{d_2}}} = \frac{{\left| { - 1} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt {10} }}\).
Câu 38:
Biết rằng đường cong trong hình 11 là một parapol y = ax2.
Tìm các điểm thuộc parapol có tung độ y = 8.
Theo hình vẽ ta có:
Khi x = − 2 thì y = 2
Ta có: y = a (−2)2 = 2 ⇒ 4a = 2 \( \Rightarrow a = \frac{1}{2}\)
⇒ Parabol có dạng: \(y = \frac{1}{2}{x^2}\)
⇒ Hoành độ các điểm có tung độ y = 8 thỏa mãn phương trình: \(y = \frac{1}{2}{x^2}\)\( \Leftrightarrow 8 = \frac{1}{2}{x^2}\)
⇔ x2 = 16 ⇔ x = 4 hoặc x = − 4.
Vậy các điểm thuộc parabol có tung độ bằng 8 là (4; 8) và (−4; 8).
Câu 39:
Tìm tập xác định của hàm số \(y = \frac{3}{{\sin x}}\):
Điều kiện xác định của hàm số \(y = \frac{3}{{\sin x}}\):
sinx ≠ 0 ⇔ x ≠ kπ, k ∈ ℤ
Vậy tập xác định của hàm số là: D = ℝ / {kπ, k ∈ ℤ}.
Đáp án đúng là D.
Câu 40:
Cho nửa đường tròn tâm O bán kính R đường kính AB. Gọi Ax, By là các tia tiếp tuyến của nửa đường tròn và thuộc cùng 1 nửa mặt phẳng có chứa nửa đường tròn qua M thuộc nửa đường tròn vẽ tiếp tuyến với nửa đường với nửa đường tròn cắt Ax, By lần lượt tại C, D.
a) Chứng minh rằng CD = AC + BD, \(\widehat {COD} = 90^\circ \)
b) AC.BD = R2
c) Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn, đường kính CD
d) AD cắt BC tại N, MN cắt AB tại K. Chứng minh rằng: MN // AC
a) Do CA và CM là hai tiếp tuyến cắt nhau nên CA = CM
Do DM và DB là hai tiếp tuyến cắt nhau nên DM = DB
Suy ra CD = CM + MD = CA + DB (đpcm)
Ta có \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)
và \(\widehat {{O_3}} = \widehat {{O_4}}\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)
\( \Rightarrow \widehat {COD} = \widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} = \frac{{\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} + \widehat {{O_4}}}}{2} = 90^\circ \) (đpcm)
b) ΔCOD vuông tại O có đường cao OM
Áp dụng hệ thức lượng ta có:
OM2 = CM.MD Þ R2 = CA.DB (đpcm)
c) Gọi I là trung điểm của CD thì OI là đường trung bình của hình thang ACDB
Þ IO // AC // BD
Þ IO ^ AB mà OI = IC = ID
Vậy I là tâm đường tròn đường kính CD
Hay AB là tiếp tuyến của đường tròn (I; IC).
d) Do Ax và By là hai tiếp tuyến của (O)
Nên Ax // By (vì cùng ^ AB)
Hay AC // DB
Theo định lý Ta-let ta có:
\(\frac{{NA}}{{ND}} = \frac{{NC}}{{NB}} = \frac{{AC}}{{BD}}\)
Mà AC = CM và BD = DM Þ \(\frac{{AC}}{{BD}} = \frac{{CM}}{{DM}}\)
\( \Rightarrow \frac{{NA}}{{ND}} = \frac{{CM}}{{DM}}\)
Hay \(\frac{{NA + ND}}{{ND}} = \frac{{CM + DM}}{{DM}}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{AD}}{{ND}} = \frac{{CD}}{{DM}} \Leftrightarrow \frac{{ND}}{{AD}} = \frac{{DM}}{{CD}}\)
Þ MN // AC (định lý Ta-let) (đpcm).
Câu 41:
Cho nửa đường tròn tâm O với bán kính R, đường kính AB. Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB chứa nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến Ax tại A của nửa đường tròn. Xét điểm M thay đổi trên Ax, không trùng với A. Gọi E là điểm đối xứng với A qua OM.
a) Chứng minh rằng ME là một tiếp tuyến của nửa đường tròn (O)
b) Đoạn OM cắt nửa đường tròn (O) tại I. Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác AME
c) Gọi N là trung điểm EB. Tia ME cắt ON tại P. Hãy xác định vị trí của điểm M trên tia Ax để diện tích tam giác OMP đạt giá trị nhỏ nhất. Tính giá trị nhỏ nhất đó theo R.
c) Gọi C là giao điểm của BE và tia Ax, OC cắt AE tại Q. Kẻ đường thẳng qua Q và song song với Ax, cắt OM tại D. Chứng minh rằng A, D, P thẳng hàng.
a) Ta có A, E đối xứng qua OM Þ MA = ME, OA = OE
Þ OE = R nên E thuộc đường tròn (O)
Xét ∆MAO và ∆MEO
OM: cạnh chung
MA = ME (cmt)
OA = OE (cmt)
Þ ∆MAO = ∆MEO (c.c.c)
\( \Rightarrow \widehat {MEO} = \widehat {MAO} = 90^\circ \)
Suy ra ME là tiếp tuyến của đường tròn (O)
b) Ta có: A và E đối xứng qua OM suy ra MO là trung trực của AE
Mà I Î OM Þ IA = IE
Lại có MA là tiếp tuyến của (O)
\( \Rightarrow \widehat {MAI} = \widehat {IEA} = \widehat {IAE}\)
Suy ra AI là phân giác của \(\widehat {MAE}\)
Tương tự ta có EI là phân giác của \(\widehat {MEA}\)
Suy ra I là tâm đường tròn nội tiếp ∆AME
c) Ta có N là trung điểm của BE Þ ON ^ BE Þ OP ^ BE
Do AB là đường kính của (O) Þ AE ^ EB
Mà MO là trung trực của AE Þ MO // BE
Þ MO ^ OP vì OP ^ BE
Suy ra ΔOMP vuông tại O
Lại có OE ^ MP
Þ EM.EP = OE2 = R2
\( \Rightarrow {S_{OMP}} = \frac{1}{2}OE\,.\,MP = \frac{1}{2}R\,.\,\left( {ME + EP} \right) \ge \frac{1}{2}R\,.\,\sqrt {ME\,.\,EP} = {R^2}\)
Dấu “=” xảy ra khi ME = EP = R
Þ ΔMEO vuông cân tại E
\( \Rightarrow OM = R\sqrt 2 = OA\sqrt 2 \Rightarrow MA = R\)
d) Gọi QD ∩ AB = F, AE ∩ BP = G
Ta có OP // AE (^ BE), O là trung điểm AB
Suy ra OP là đường trung bình ΔABG
Suy ra P là trung điểm của PG hay PG = PB
Ta có BE ∩ AM = C
Tương tự ta có M là trung điểm của AC hay MA = MC
Lại có QF // AC
\( \Rightarrow \frac{{QD}}{{MC}} = \frac{{OD}}{{OM}} = \frac{{DF}}{{MA}}\)
Þ QD = DF Þ D là trung điểm của QF
Ta có QF // BG (^ AB)
\( \Rightarrow \frac{{AF}}{{AB}} = \frac{{QF}}{{GB}} = \frac{{2DF}}{{2BP}} = \frac{{DF}}{{BP}}\)
Lại có \(\widehat {AFD} = \widehat {ABP} = 90^\circ \)
Suy ra ΔAFD ᔕ ΔABP (c.g.c)
\( \Rightarrow \widehat {DAF} = \widehat {PAB}\)
Suy ra A, D, P thẳng hàng.
Câu 42:
Cho parabol (P): \(y = \frac{1}{2}{x^2}\) và đường thẳng (d): \(y = mx - \frac{1}{2}{m^2} + m + 1\). Tìm các giá trị của m để (P) và (d) cắt nhau tại 2 điểm phân biệt có hoành độ x1, x2 sao cho |x1 − x2| = 2
Hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình:
\(\frac{1}{2}{x^2} = mx - \frac{1}{2}{m^2} + m + 1\)
\( \Leftrightarrow {x^2} - 2mx + {m^2} - 2m - 2 = 0\)
\(\Delta ' = {m^2} - \left( {{m^2} - 2m + 2} \right) = 2m + 2\)
Phương trình có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow {\Delta ^\prime } > 0 \Leftrightarrow 2m + 2 > 0 \Leftrightarrow m > - 1\)
Theo Viét:
\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}{x_2} = {m^2} - 2m - 2\end{array} \right.\)
Theo bài ra ta có:
|x1 − x2| = 2
\( \Leftrightarrow {\left| {{x_1} - {x_2}} \right|^2} = 4\)
\( \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 4\)
\( \Rightarrow 4{m^2} - 4\left( {{m^2} - 2m - 2} \right) = 4\)
\( \Leftrightarrow 2m + 2 = 1\)
\( \Leftrightarrow m = \frac{{ - 1}}{2}\) (thỏa mãn điều kiện)
Vậy \(m = \frac{{ - 1}}{2}\) là giá trị của m thỏa mãn.
Câu 43:
Cho parabol (P): \(y = \frac{1}{2}{x^2}\) và đường thẳng (d): y = mx + 2.
a) Chứng minh rằng với mọi giá trị của m đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại 2 điểm phân biệt.
b) Gọi x1, x2 lần lượt là hoành độ các giao điểm của đường thẳng (d) và parabol (P). Tìm giá trị của m để \[\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} + \frac{{{x_2}}}{{{x_1}}} = - 3\]
a) Xét phương trình hoành độ giao điểm:
\(\frac{1}{2}{x^2} = mx + 2\)
\( \Leftrightarrow {x^2} = 2mx + 4\)
\( \Leftrightarrow {x^2} - 2mx - 4 = 0\)
\(\Delta ' = {m^2} + 4 > 0,\;\forall m\)
Suy ra đường thẳng (d) và parabol (P) luôn cắt nhau tại 2 điểm phân biệt.
b) Theo Viét:
\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}{x_2} = - 4\end{array} \right.\)
Ta có: \[\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} + \frac{{{x_2}}}{{{x_1}}} = - 3\]
\[ \Leftrightarrow \frac{{{x_1}^2 + {x_2}^2}}{{{x_1}{x_2}}} = - 3\]
\[ \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 2{x_1}{x_2}}}{{{x_1}{x_2}}} = - 3\]
\( \Leftrightarrow \frac{{4{m^2} + 8}}{{ - 4}} = - 3\)
\( \Leftrightarrow {m^2} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = - 1\end{array} \right.\)
Vậy m = ±1 là các giá trị của m thỏa mãn.
Câu 44:
Cho tam giác ABC. Tập hợp các điểm thỏa mãn \(\left| {\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {BM} - \overrightarrow {BA} } \right|\)là
Ta có \(\left| {\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {BM} - \overrightarrow {BA} } \right|\)\( \Leftrightarrow \left| {\overrightarrow {CB} } \right| = \left| {\overrightarrow {AM} } \right|\)⇒ AM = BC
Mặc khác ba điểm A; B; C cố định
Vậy tập hợp điểm M là đường tròn, bán hính BC.
Đáp án đúng là C.
Câu 45:
Cho ∆ABC cân tại A. H là trung điểm của BC. D là hình chiếu của H trên AC, M là trung điểm của HD. Chứng minh AM vuông góc BD.
Tam giác ABC cân tại A, H là trung điểm của BC nên AH ^ BC.
Ta có: \(\overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {BD} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AH} + \overrightarrow {AD} } \right)\left( {\overrightarrow {BH} + \overrightarrow {HD} } \right)\)
\( = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {BH} + \overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {HD} + \overrightarrow {AD} \,.\,\overrightarrow {BH} + \overrightarrow {AD} \,.\,\overrightarrow {HD} } \right)\)
\( = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {HD} + \overrightarrow {AD} \,.\,\overrightarrow {BH} } \right)\) (Do AH ^ BC và HD ^ AC)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {HD} + \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AH} + \overrightarrow {HD} } \right)\overrightarrow {BH} \)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {HD} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {BH} + \frac{1}{2}\overrightarrow {HD} \,.\,\overrightarrow {BH} \)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {HD} + \frac{1}{2}\overrightarrow {HD} \,.\,\overrightarrow {BH} \) (Do AH ^ BC)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {HD} \left( {\overrightarrow {AH} + \overrightarrow {BH} } \right)\)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {HD} \left( {\overrightarrow {AH} + \overrightarrow {HC} } \right)\) (Do M là trung điểm của BC)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {HD} \,.\,\overrightarrow {AC} = 0\)
Vậy AM vuông góc với BD
Câu 46:
Cho tam giác ABC cân tại A, M trung điểm BC, H là hình chiếu của M trên AC, E là trung điểm MH . Chứng minh AE vuông góc với BH
Tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của BC nên AM ^ BC.
Ta có: \(\overrightarrow {AE} \,.\,\overrightarrow {BH} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AH} + \overrightarrow {AM} } \right)\left( {\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {MH} } \right)\)
\( = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {MH} + \overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {MH} } \right)\)
\( = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AH} \,.\,\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {MH} } \right)\) (Do AM ^ BC và MH ^ AC)
\( = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MH} } \right)\,\overrightarrow {BM} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {MH} \)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {BM} + \frac{1}{2}\overrightarrow {MH} \,.\,\overrightarrow {BM} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {MH} \)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {MH} \,.\,\overrightarrow {BM} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AM} \,.\,\overrightarrow {MH} \) (Do AM ^ BC)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {MH} \left( {\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {AM} } \right)\)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {MH} \left( {\overrightarrow {MC} + \overrightarrow {AM} } \right)\) (Do M là trung điểm của BC)
\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {MH} \,.\,\overrightarrow {AC} = 0\)
Vậy AE vuông góc với BH
Câu 47:
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tía AC lấy điểm D. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AD = AE. Chứng minh DECB là hình thang cân.
Tam giác ABC cân tại A Þ \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ - \widehat {BAC}}}{2}\)
Lại có AD = AE nên tam giác ADE cân tại A
\( \Rightarrow \widehat {ADE} = \widehat {AED} = \frac{{180^\circ - \widehat {DAE}}}{2}\)
Mà \(\widehat {BAC} = \widehat {DAE} \Rightarrow \widehat {ACB} = \widehat {ADE}\).
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên suy ra BC // DE
Suy ra tứ giác DECB là hình thang
Xét ∆ADB và ∆AEC có:
AD = AE (gt)
AB = AC (gt)
\(\widehat {DAB} = \widehat {EAC}\) (hai góc đối đỉnh)
Þ ∆ADB = ∆AEC (c.g.c)
Þ \[\widehat {DBA} = \widehat {ECA}\] (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) nên suy ra \(\widehat {DBA} + \widehat {ABC} = \widehat {ECA} + \widehat {ACB}\)
Hay \(\widehat {DBC} = \widehat {ECB}\)
Vậy tứ giác DECB là hình thang cân.
Câu 48:
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tía AC lấy điểm D. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AD = AE. Chứng minh:
a) DE // BC
b) BE = CD
c) ∆BED = ∆CDE
a) Tam giác ABC cân tại A Þ \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ - \widehat {BAC}}}{2}\)
Lại có AD = AE nên tam giác ADE cân tại A
\( \Rightarrow \widehat {ADE} = \widehat {AED} = \frac{{180^\circ - \widehat {DAE}}}{2}\)
Mà \(\widehat {BAC} = \widehat {DAE} \Rightarrow \widehat {ACB} = \widehat {ADE}\).
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên suy ra BC // DE
b) Tam giác ABC cân tại A Þ AB = AC
Mà AD = AE nên AB + AE = AC + AD
Hay BE = CD
c) Xét ∆BED và ∆CDE có:
BE = CD (cmt)
ED: cạnh chung
\(\widehat {BED} = \widehat {CDE}\) (cmt)
Suy ra ∆BED = ∆CDE (c.g.c)
Câu 49:
Cho tam giác ABC có AM là trung tuyến, I là trung điểm AM
a) Chứng minh: \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)
b) Với O bất kỳ, chứng minh: \(2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 4\overrightarrow {OI} \)
a) Ta có:
\(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow {MA} + \left( {\overrightarrow {IM} + \overrightarrow {MB} } \right) + \left( {\overrightarrow {IM} + \overrightarrow {MC} } \right)\)
\( = \overrightarrow {MA} + \left( {\overrightarrow {IM} + \overrightarrow {IM} } \right) + \left( {\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right)\)
\[ = \overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {IM} = \overrightarrow {MA} + \overrightarrow {AM} \]
\[ = \overrightarrow {MM} = \overrightarrow 0 \]
b) \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)
\( \Leftrightarrow 2\left( {\overrightarrow {IO} + \overrightarrow {OA} } \right) + \left( {\overrightarrow {IO} + \overrightarrow {OB} } \right) + \left( {\overrightarrow {IO} + \overrightarrow {OC} } \right) = \overrightarrow 0 \)
\( \Leftrightarrow \left( {2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} } \right) + \left( {2\overrightarrow {IO} + \overrightarrow {IO} + \overrightarrow {IO} } \right) = \overrightarrow 0 \)
\( \Leftrightarrow \left( {2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} } \right) + 4\overrightarrow {IO} = \overrightarrow 0 \)
\( \Leftrightarrow 2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 4\overrightarrow {OI} \)
Câu 50:
Cho tam giác ABC có trung tuyến AM, gọi I là trung điểm AM. Đẳng thức nào sau đây đúng?
Ta có:
\(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow {MA} + \left( {\overrightarrow {IM} + \overrightarrow {MB} } \right) + \left( {\overrightarrow {IM} + \overrightarrow {MC} } \right)\)
\( = \overrightarrow {MA} + \left( {\overrightarrow {IM} + \overrightarrow {IM} } \right) + \left( {\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right)\)
\[ = \overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {IM} = \overrightarrow {MA} + \overrightarrow {AM} \]
\[ = \overrightarrow {MM} = \overrightarrow 0 \]
Vậy đáp án đúng là A.
Câu 51:
Cho tam giác ABC có AB < AC. AH là đường cao. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
a) Chứng minh: MNKH là hình thang cân
b) Trên AH và AK lần lượt lấy điểm E và D sao cho H là trung điểm của AE và K là trung điểm của AD. Chứng minh tứ giác BCDE là hình thang cân
a) Xét ΔABC có:
M là trung điểm AB
N là trung điểm AC
Þ MN là đường trung bình của tam giác ABC
Þ MN // BC và \(MN = \frac{{BC}}{2}\)
Xét ΔAHC có HN là trung tuyến
Þ \(HN = AN = NC = \frac{{AC}}{2}\)
Xét ΔABC có:
M là trung điểm AB
K là trung điểm BC
Þ MK là đường trung bình
Þ MK // AC và \(MK = \frac{{AC}}{2}\)
Þ MK = NH
Xét tứ giác MNKH có:
MN // HK
MK = NH
Suy ra MNKH là hình thang cân
b) Xét ΔAED có:
H là trung điểm AE
K là trung điểm AD
Þ HK là đường trung bình
Þ HK // ED
Xét ΔACE có :
HC là trung trực
ÞΔACE cân tại C Þ AC = CE
Xét tứ giác ACDB có:
K là trung điểm BC
K là trung điểm AD
Þ ACDB là hình hình hành
Þ AC = BD
Mà CE = AC (cmt)
Þ BD =CE
Mà BC // ED
Þ BCDE là hình thang cân.
Câu 52:
Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC). Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. Đường cao AH
a) Chứng minh tứ giác MNKH là hình thang cân
b) Gọi E là điểm đối xứng của M qua N. Tứ giác AMCE là hình gì?
c) Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì thì tứ giác AECM là hình chữ nhật?
a) Xét ΔABC có:
M là trung điểm AB
N là trung điểm AC
Þ MN là đường trung bình của tam giác ABC
Þ MN // BC và \(MN = \frac{{BC}}{2}\)
Xét ΔAHC có HN là trung tuyến
Þ \(HN = AN = NC = \frac{{AC}}{2}\)
Xét ΔABC có:
M là trung điểm AB
K là trung điểm BC
Þ MK là đường trung bình
Þ MK // AC và \(MK = \frac{{AC}}{2}\)
Þ MK = NH
Xét tứ giác MNKH có:
MN // HK
MK = NH
Suy ra MNKH là hình thang cân
b) E là điểm đối xứng của M qua N Þ MN = NE
Tứ giác AMCE có hai đường chéo AC và ME cắt nhau tại N.
Mà AN = NC (N là trung điểm của AC)
Và MN = NE (cmt)
Vậy AMCE là hình bình hành
c) Để hình bình hành AMCE là hình chữ nhật thì \(\widehat {AMC} = 90^\circ \)
Hay \(CM \bot AB\)
Mà CM là đường trung tuyến của tam giác ABC nên tam giác CAB cân tại C.
Câu 53:
Cho △ABC cân tại B có đường cao BE. Trên tia đối của tia EB lấy điểm D sao cho ED = EB. Chứng minh: tứ giác ABCD là hình thoi.
Vì △ABC cân tại B có đường cao BE Þ BE là đường trung tuyến
Þ EA = EC (1)
Ta có: EB = ED (gt) (2)
Từ (1) và (2) suy ra ABCD là hình bình hành.
Vì BE là đường cao của △ABC Þ BE ^ AC
Hình bình hành ABCD có BE ^ AC Þ ABCD là hình thoi.
Câu 54:
Cho tam giác ABC cân tại B có đường cao BE. Trên tia đối của tia EB lấy điểm D sao cho ED = EB. Chứng minh:
a) Tứ giác ABCD là hình bình hành.
b) Tứ giác ABCD là hình thoi.
a) Vì △ABC cân tại B có đường cao BE Þ BE là đường trung tuyến
Þ EA = EC (1)
Ta có: EB = ED (gt) (2)
Từ (1) và (2) suy ra ABCD là hình bình hành.
b) Vì BE là đường cao của △ABC Þ BE ^ AC
Hình bình hành ABCD có BE ^ AC Þ ABCD là hình thoi.
Câu 55:
Cho đường thẳng (d) có phương trình y = (3m – 2)x + m – 2 (với m là tham số)
a) Tìm giá trị của m biết đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 2). Vẽ đồ thị hàm số với m tìm được
b) Đường thẳng (d) cắt Ox tại A, Oy tại B. Tìm m để diện tích ∆OAB bằng \(\frac{1}{2}\).
a) Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 2) nên suy ra
2 = (3m – 2) + m – 2
Û 4m − 6 = 0
\( \Leftrightarrow m = \frac{3}{2}\)
Vậy với \(m = \frac{3}{2}\) ta có đường thẳng \(\left( d \right):\;y = \frac{9}{2}x - \frac{1}{2}\)
+) Với x = 0 Þ \(y = - \frac{1}{2}\)
+) Với \(x = \frac{1}{2} \Rightarrow y = \frac{7}{4}\)
Ta có đồ thị hàm số của đường thẳng \(\left( d \right):\;y = \frac{9}{2}x - \frac{1}{2}\)
b) Đường thẳng (d) cắt Ox tại \(A\left( {\frac{{2 - m}}{{3m - 2}};\;0} \right)\), Oy tại \(B\left( {0;\;m - 2} \right)\)
Khi đó diện tích tam giác OAB là:
\({S_{OAB}} = \frac{1}{2}OA\,.\,OB = \frac{1}{2}\,.\,\left| {\frac{{2 - m}}{{3m - 2}}} \right|\,.\,\left| {m - 2} \right|\)
Theo bài ra ta có:
\(\frac{1}{2}\,.\,\left| {\frac{{2 - m}}{{3m - 2}}} \right|\,.\,\left| {m - 2} \right| = \frac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow \left| {\frac{{2 - m}}{{3m - 2}}} \right|\,.\,\left| {m - 2} \right| = 1\)
\( \Leftrightarrow {\left( {m - 2} \right)^2} = \left| {3m - 2} \right|\)
\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}{m^2} - 4m + 4 = 3m - 2\\{m^2} - 4m + 4 = 2 - 3m\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{m^2} - 7m + 6 = 0\\{m^2} - m + 2 = 0\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 6\end{array} \right.\\VN\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 6\end{array} \right.\)
Vậy m = 1 và m = 6 là các giá trị của m thỏa mãn.
Câu 56:
Cho đồ thị (d): y = (3m − 2)x + m − 2 với m là tham số
a) Tìm điểm cố định mà d luôn đi qua mọi giá trị của m
b) Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến d lớn nhất
a) Gọi M(x; y) là điểm cố định mà (d) luôn đi qua
Ta có M(x; y) thuộc (d) nên
y = (3m − 2)x + m − 2
Û 3mx − 2x + m − 2 − y = 0
Û m(3x + 1) − (2x + y + 2) = 0
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + 1 = 0\\2x + y + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - \frac{1}{3}\\y = - \frac{4}{3}\end{array} \right.\)
Vậy \(M\left( {\frac{{ - 1}}{3};\;\frac{2}{3}} \right)\) là điểm cố định mà (d) luôn đi qua với mọi giá trị của m.
b) (d): y = (3m − 2)x + m − 2
Û (3m − 2)x − y + m − 2 = 0
Khoảng cách từ gốc tọa độ đến d là:
\(d = \frac{{\left| {m - 2} \right|}}{{\sqrt {{{\left( {3m - 2} \right)}^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \frac{{\left| {m - 2} \right|}}{{\sqrt {9{m^2} - 12m + 5} }}\)
Vậy để d lớn nhất thì m = 1 và khi đó \(d = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Câu 57:
Cho đường tròn (O; R) và một điểm A ở ngoài đường tròn. Vẽ các tiếp tuyến AB, AC. Chứng minh rằng \(\widehat {BAC} = 60^\circ \) khi và chỉ khi OA = 2R
Xét ∆OAB và ∆OAC có:
OA: cạnh chung
OB = OC (bán kính của đường tròn (O))
\(\widehat {OBA} = \widehat {OCA} = 90^\circ \)
Þ ∆OAB = ∆OAC (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
\( \Rightarrow \widehat {BAO} = \widehat {CAO} = \frac{{\widehat {BAC}}}{2} = 30^\circ \)
Xét tam giác vuông ACO:
\(\sin \widehat {CAO} = \frac{{OC}}{{OA}} \Leftrightarrow \sin 30^\circ = \frac{{OC}}{{OA}}\)
\( \Leftrightarrow OA = 2OC = 2R\)
Câu 58:
Chứng minh đẳng thức:
\(\frac{{{x^2} + 3xy}}{{{x^2} - 9{y^2}}} + \frac{{2{x^2} - 5xy - 3{y^2}}}{{6xy - {x^2} - 9{y^2}}} = \frac{{{x^2} + xz + xy + yz}}{{3yz - {x^2} - xz + 3xy}}\)
Ta có:
+) \(\frac{{{x^2} + 3xy}}{{{x^2} - 9{y^2}}} + \frac{{2{x^2} - 5xy - 3{y^2}}}{{6xy - {x^2} - 9{y^2}}}\)
\( = \frac{{x\left( {x + 3y} \right)}}{{\left( {x - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right)}} - \frac{{2{x^2} - 6xy + xy - 3{y^2}}}{{{{\left( {x - 3y} \right)}^2}}}\)
\( = \frac{x}{{x - 3y}} - \frac{{2x\left( {x - 3y} \right) + y\left( {x - 3y} \right)}}{{{{\left( {x - 3y} \right)}^2}}}\)
\( = \frac{x}{{x - 3y}} - \frac{{\left( {2x + y} \right)\left( {x - 3y} \right)}}{{{{\left( {x - 3y} \right)}^2}}}\)
\( = \frac{x}{{x - 3y}} - \frac{{2x + y}}{{x - 3y}}\)
\( = \frac{{ - x - y}}{{x - 3y}}\)
\( = \frac{{x + y}}{{3y - x}}\) (1)
+) \(\frac{{{x^2} + xz + xy + yz}}{{3yz - {x^2} - xz + 3xy}}\)
\( = \frac{{x\left( {x + z} \right) + y\left( {x + z} \right)}}{{3y\left( {z + x} \right) - x\left( {x + z} \right)}}\)
\( = \frac{{\left( {x + z} \right)\left( {x + y} \right)}}{{\left( {x + z} \right)\left( {3y - x} \right)}}\)
\( = \frac{{x + y}}{{3y - x}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{{{x^2} + 3xy}}{{{x^2} - 9{y^2}}} + \frac{{2{x^2} - 5xy - 3{y^2}}}{{6xy - {x^2} - 9{y^2}}} = \frac{{{x^2} + xz + xy + yz}}{{3yz - {x^2} - xz + 3xy}}\)
Câu 59:
Tính nhanh \(\frac{{{x^2} - 6xy + 9{y^2}}}{{3y - x}}\).
\(\frac{{{x^2} - 6xy + 9{y^2}}}{{3y - x}} = \frac{{{{\left( {x - 3y} \right)}^2}}}{{3y - x}}\)
\( = \frac{{{{\left( {3y - x} \right)}^2}}}{{3y - x}} = 3y - x\).
Câu 60:
Gieo một con súc sắc cân đối đồng chất hai lần. Tính xác suất của biến cố:
a) Tổng số chấm hai mặt xuất hiện bằng 8.
b) Tích số chấm hai mặt xuất hiện là số lẻ.
Vì một con xúc xắc có 6 mặt và khi gieo hai lần thì số phần tử của không gian mẫu là \(\left| \Omega \right| = \left| {6.6} \right| = 36\);
Gọi A là biến cố để tổng số chấm hai mặt xuất hiện bằng 8;
Các kết quả của biến cố A là: A = {(2;6),(3;5),(4;4),(5;3),(6;2)}
Số các kết quả của biến cố A là: 5;
Xác suất để tổng số chấm hai mặt xuất hiện bằng 8 là: \(P(A) = \frac{5}{{36}}\);
b) Gọi B là biến cố: “Tích số chấm hai mặt xuất hiện là số lẻ ”
Tích số chấm hai mặt xuất hiện là số lẻ khi ở cả hai lần gieo đểu xuất hiện số lẻ nên có 3.3 = 9 cách gieo
Xác suất của tích số chấm hai mặt xuất hiện số lẻ là: \(P(B) = \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\).
Câu 61:
Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần, tính xác suất để biến cố có tích 2 lần số chấm khi gieo xúc xắc là một số chẵn.
Vì một con xúc xắc có 6 mặt và khi gieo hai lần thì số phần tử của không gian mẫu là \(\left| \Omega \right| = \left| {6\,.\,6} \right| = 36\).
Gọi A là biến cố để tích hai lần số chấm khi gieo xúc xắc là một số chẵn.
Trường hợp 1:
Ở lần gieo thứ nhất số chấm xuất hiện trên mặt là số lẻ thì trong lần gieo thứ 2 số chấm xuất hiện phải là số chẵn nên có 3 . 3 = 9 (cách gieo).
Trường hợp 2:
Lần gieo thứ nhất số chấm xuất hiện trên mặt là số chẵn thì có hai trường hợp xảy ra là số chấm xuất hiện trên mặt khi gieo lần hai là số lẻ hoặc số chẵn.
Khi đó có 3 . 3 + 3 . 3 = 18 (cách gieo).
Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến cố A là: \(\left| \Omega \right| = 9 + 18 = 27\)
Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{27}}{{36}} = 0,75\).
Đáp án đúng là: C.
Câu 62:
Giải bất phương trình sau: 3x2 – 4x + 4 > 0.
Xét hàm số f(x) = 3x2 – x + 4 vô nghiệm ∀ x ∈ ℝ .
Hệ số a của tam thức f(x): 3 > 0;
Suy ra, f(x) > 0 ∀ x ∈ ℝ
Vậy tập nghiệm của bất phương trình: S = ℝ.
Câu 63:
Giải bất phương trình sau: – 3x2 + x + 4 ≥ 0.
Xét hàm số f(x) = –3x2 + x + 4 có nghiệm x1 = – 1; \({x_2} = \frac{4}{3}\).
Hệ số a của tam thức f(x): – 3 < 0.
Suy ra, f(x) ≥ 0 \( \Leftrightarrow - 1 \le x \le \frac{4}{3}\).
Vậy tập nghiệm của bất phương trình: \(S = \left[ { - 1\,;\,\,\frac{4}{3}} \right]\).
Câu 64:
Cho hàm số y = f(x) = ax2.
a) Xác định a biết rằng khi x = 2 thì y = – 2.
b) Vẽ đồ thị (P) của hàm số với a tìm được.
a) Ta có: x = 2 thì y = – 2
⇒ f(2) = – 2
⇒ a.2² = – 2
⇔ 4a = – 2
\( \Leftrightarrow a = \frac{{ - 2}}{4} = \frac{{ - 1}}{2}\)
Vậy hàm số \(y = - \frac{1}{2}{x^2}\).
b) Hàm số \(y = - \frac{1}{2}{x^2}\)
Bảng giá trị:
x |
– 2 |
– 1 |
0 |
1 |
2 |
y |
– 2 |
\( - \frac{1}{2}\) |
0 |
\( - \frac{1}{2}\) |
–2 |
Đồ thị (P) của hàm số \(y = - \frac{1}{2}{x^2}\)
Câu 65:
Cho hàm số y = f(x) = ax2 – 2.
a) Hãy xác định a biết f(3) =16;
b) Tính f(2), f(– 2), f(0), f(1), f(– 1).
a) Ta có: f(3) = 16
⇒ a.3² – 2 = 16 ⇔ 9a = 18
⇔ a = 2
Vậy hàm số y = f(x) = 2x² – 2
b) Ta có f(x) = 2x² – 2 ;
f(2) = 2.2² – 2 = 8 – 2 = 6;
f(– 2) = 2.( –2)² – 2 = 8 – 2 = 6;
f(1) = 2.1² – 2 = 2 – 2 = 0;
f(0) = 2.0² – 2 = 0 – 2 = – 2;
f(–1) = 2.( –1)² – 2 = 2 – 2 = 0.
Câu 66:
Chứng minh rằng:
a) \(\sin \alpha + \cos \alpha = \sqrt 2 \cos \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 2 \sin \left( {\alpha + \frac{\pi }{4}} \right)\);
b) \(\sin \alpha - \cos \alpha = \sqrt 2 \sin \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right) = - \sqrt 2 \cos \left( {\alpha + \frac{\pi }{4}} \right)\).a) Ta có:
\(\sqrt 2 \cos \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 2 \left( {\cos \alpha \cos \frac{\pi }{4} + \sin \alpha \sin \frac{\pi }{4}} \right)\)
\( = \sqrt 2 \left( {\cos \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2} + \sin \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
\( = \sqrt 2 \frac{{\sqrt 2 }}{2}\left( {\cos \alpha + \sin \alpha } \right)\)
= cosα + sin α (1)
\(\sqrt 2 \sin \left( {\alpha + \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 2 \left( {\sin \alpha \cos \frac{\pi }{4} + \cos \alpha \sin \frac{\pi }{4}} \right)\)
\[ = \sqrt 2 \left( {\sin \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2} + \cos \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\]
\( = \sqrt 2 \frac{{\sqrt 2 }}{2}\left( {\sin \alpha + \cos \alpha } \right)\)
= sin α + cosα (2)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \sin \alpha + \cos \alpha = \sqrt 2 \cos \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 2 \sin \left( {\alpha + \frac{\pi }{4}} \right)\) (đccm);
b) Ta có: \(\sqrt 2 \sin \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 2 \left( {\sin \alpha \cos \frac{\pi }{4} - \cos \alpha \sin \frac{\pi }{4}} \right)\)
\( = \sqrt 2 \left( {\cos \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2} - \sin \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
\( = \sqrt 2 \frac{{\sqrt 2 }}{2}\left( {\cos \alpha - \sin \alpha } \right)\)
= cosα – sin α (3)
\( - \sqrt 2 \cos \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right) = - \sqrt 2 \left( {\sin \alpha \cos \frac{\pi }{4} - \cos \alpha \sin \frac{\pi }{4}} \right)\)
\[ = - \sqrt 2 \left( {\sin \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2} - \cos \alpha .\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\]
\( = - \sqrt 2 \frac{{\sqrt 2 }}{2}\left( {\sin \alpha - \cos \alpha } \right)\)
= – (sin α – cosα) = cosα – sin α (4)
Từ (3) và (4) \( \Rightarrow \sin \alpha - \cos \alpha = \sqrt 2 \sin \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right) = - \sqrt 2 \cos \left( {\alpha + \frac{\pi }{4}} \right)\) (đpcm).
Câu 67:
Cho tam giác ABC vuông tại C (AC < BC), đường cao CK và đường phân giác trong BD (K Î AB, D Î AC). Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt CK, AB lần lượt tại H và I.
a) Chứng minh CDKI là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh AD.AC = DH.AB
c) Gọi F là trung điểm AD. Đường tròn tâm I bán kính ID cắt BC tại M (M khác B) và cắt AM tại N (N khác M). Chứng minh B, N, F thẳng hàng.
a) Ta có :
DI vuông CD (gt) Þ \(\widehat {IDC} = 90^\circ \)
CK vuông KI (gt) Þ \(\widehat {IKC} = 90^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat {IDC} = \widehat {IKC} = 90^\circ \)
Mà 2 góc này ở 2 đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh CI
Suy ra CDIK là tứ giác nội tiếp.
b) Ta có:
\(\widehat {HCD} = \widehat {ABC}\) (cùng phụ góc \(\widehat {KCB}\))
Xét ∆HCD và ∆ABC có:
\(\widehat {HCD} = \widehat {ABC}\) (cmt )
\(\widehat {HDC} = \widehat {ACB} = 90^\circ \)
Suy ra ∆ABC ᔕ ∆HCD (g.g)
\( \Rightarrow \frac{{BC}}{{DC}} = \frac{{AC}}{{HD}}\) (2 cạnh tương ứng tỉ lệ )
Mà BD là đường phân giác của \(\widehat {ABC}\) (gt)
\( \Rightarrow \frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{HD}}\)
Suy ra AD.AC = DH.AB (đpcm)
c) Gọi giao điểm của BN với AD là F'.
Ta có: AC là tiếp tuyến của (I;ID) nên \(\widehat {CDM} = \widehat {CBD} = \widehat {ABD}\)
\( \Rightarrow \widehat {MDB} = \widehat {CDB} - \widehat {CDM} = \widehat {CDB} - \widehat {ABD} = \widehat {CAB}\)
Mà \(\widehat {MDB} = \widehat {MNB} = \widehat {ANF'} \Rightarrow \widehat {ANF'} = \widehat {CAB}\)
Từ đó ∆F'AN ᔕ ∆F'BA (g.g)
\( \Rightarrow \frac{{F'A}}{{F'N}} = \frac{{F'B}}{{F'A}} \Rightarrow F'{A^2} = F'B\,.\,F'N\)
Mặt khác, vì F'D là tiếp tuyến của (I, ID) nên F'D2 = F'B.F'N
Þ F'A = F'D Þ F' ≡ F.
Từ đó ta có đpcm.
Câu 68:
Cho tam giác ABC vuông tại C (AC < BC), đường cao CHK và đường phân giác trong BD (H Î AB, D Î AC). Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt CH, AB lần lượt tại E và F.
a) Chứng minh bốn điểm C, D, H, F cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh AD.AC = DE.AB
a) Ta có :
DF vuông CD (gt) Þ \(\widehat {FDC} = 90^\circ \)
CH vuông HF (gt) Þ \(\widehat {CHF} = 90^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat {FDC} = \widehat {CHF} = 90^\circ \)
Mà 2 góc này ở 2 đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh CF
Suy ra CDHF là tứ giác nội tiếp.
Vậy bốn điểm C, D, H, F cùng thuộc một đường tròn.
b) Ta có: \(\widehat {ECD} = \widehat {ABC}\) (cùng phụ góc \(\widehat {HCB}\))
Xét ∆ECD và ∆ABC có:
\(\widehat {ECD} = \widehat {ABC}\) (cmt )
\(\widehat {EDC} = \widehat {ACB} = 90^\circ \)
Suy ra ∆ABC ᔕ ∆ECD (g.g)
\( \Rightarrow \frac{{BC}}{{DC}} = \frac{{AC}}{{ED}}\) (2 cạnh tương ứng tỉ lệ )
Mà BD là đường phân giác của \(\widehat {ABC}\) (gt)
\( \Rightarrow \frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{ED}}\)
Suy ra AD.AC = DE.AB (đpcm)
Câu 69:
Tìm x, biết: x + 456,95 × 8 = 5248.
Ta có:
x + 456,95 × 8 = 5248
x + 3655.6 = 5248
x = 5248 – 3655,6
x = 1529,4
Vậy x = 1529,4.