IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 45)

  • 11807 lượt thi

  • 49 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho đường tròn (O; R), từ một điểm A trên (O) kẻ tiếp tuyến d với (O). Trên đường thẳng d lấy điểm M bất kì (M khác A), kẻ cát tuyến MNP và gọi K là trung điểm của NP, kẻ tiếp tuyến MB (B là tiếp điểm). Kẻ AC MB, BD MA. Gọi H là giao điểm của AC và BD, I là giao điểm của OM và AB.

1) Chứng minh tứ giác AMBO nội tiếp.

2) Chứng minh năm điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn.

3) Chứng minh OI.OM = R2; OI.IM = IA2.

4) Chứng minh OAHB là hình thoi.

5) Chứng minh ba điểm O, H, M thẳng hàng.

6) Tìm quỹ tích của điểm H khi M di chuyển trên đường thẳng d.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

1) Ta có \(\widehat {OAM} = 90^\circ \) (do MA là tiếp tuyến của (O), A là tiếp điểm).

Suy ra ba điểm O, A, M cùng thuộc một đường tròn đường kính OM   (1)

Lại có \(\widehat {OBM} = 90^\circ \) (do MB là tiếp tuyến của (O), B là tiếp điểm).

Suy ra ba điểm O, B, M cùng thuộc một đường tròn đường kính OM   (2)

Từ (1), (2), ta được tứ giác AMBO nội tiếp đường tròn đường kính OM.

2) Đường tròn (O) có NP là dây cung.

Mà K là trung điểm của NP (giả thiết).

Suy ra OK NP tại K hay \(\widehat {OKM} = 90^\circ \).

Do đó ba điểm O, K, M cùng thuộc một đường tròn đường kính OM.

Mà từ kết quả câu 1), ta có bốn điểm A, M, B, O cùng thuộc một đường tròn đường kính OM.

Vậy năm điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn đường kính OM.

3) Từ kết quả câu 1), ta có tứ giác AMBO nội tiếp đường tròn đường kính OM.

Suy ra AB là dây cung của đường tròn đường kính OM.

Do đó OM AB.

∆OAM vuông tại A có AI là đường cao.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có: OA2 = OI.OM và OI.IM = IA2.

OI.OM = R2 và OI.IM = IA2.

Vậy ta có điều phải chứng minh.

4) Ta có OA AM (do AM là tiếp tuyến của (O) và BD MA (giả thiết).

Suy ra OA // BD.

Chứng minh tương tự, ta được OB // AC.

Do đó tứ giác OAHB là hình bình hành.

Mà OA = OB = R.

Vậy tứ giác OAHB là hình thoi.

5) Ta có OH AB (do tứ giác OAHB là hình thoi).

Mà OM AB (theo kết quả câu 3).

Do đó OM ≡ OH.

Vậy ba điểm O, H, M thẳng hàng.

6) Do d là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên mọi điểm đều nằm cùng một phía đối với d.

Ta có OAHB là hình thoi (kết quả câu 4).

Suy ra AH = OA = R.

Do đó khi M di động trên d thì H cũng di động nhưng luôn cách A một khoảng cố định bằng R.

Vậy quỹ tích của điểm H khi M di chuyển trên đường thẳng d là nửa đường tròn tâm A, bán kính AH = R.


Câu 2:

Giải phương trình: \[\cos x - \sqrt 3 \sin x = 2\cos 2x\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \[\cos x - \sqrt 3 \sin x = 2\cos 2x\]

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}\cos x - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin x = \cos 2x\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = \cos 2x\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = x + \frac{\pi }{3} + k2\pi \\2x = - x - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\3x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = - \frac{\pi }{9} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là \(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = - \frac{\pi }{9} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 3:

Giải phương trình: \[\sqrt 3 \sin x + \cos x = 2\cos 2x\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \[\sqrt 3 \sin x + \cos x = 2\cos 2x\]

\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin x + \frac{1}{2}\cos x = \cos 2x\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) = \cos 2x\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = x - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\2x = - x + \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\3x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \frac{\pi }{9} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là \(\left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \frac{\pi }{9} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 4:

Mẹ có một số quả táo, mẹ cho chị \(\frac{1}{4}\) số quả táo đó, mẹ cho em \(\frac{2}{5}\) số quả táo đó. Hỏi ai được mẹ cho nhiều táo hơn?
Xem đáp án

Lời giải

Số phần số quả táo mẹ cho chị là: \(\frac{1}{4} = \frac{5}{{20}}\) (số quả táo).

Số phần số quả táo mẹ cho em là: \(\frac{2}{5} = \frac{8}{{20}}\) (số quả táo).

Vì 8 > 5 nên \(\frac{8}{{20}} > \frac{5}{{20}}\).

Suy ra \(\frac{2}{5} > \frac{1}{4}\).

Vậy mẹ cho em nhiều táo hơn.


Câu 5:

Tìm giá trị nhỏ nhất của \(C = \frac{{x + 4}}{{\sqrt x }}\) với x > 0.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(C = \frac{{x + 4}}{{\sqrt x }} = \sqrt x + \frac{4}{{\sqrt x }}\).

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số \(\sqrt x ;\frac{4}{{\sqrt x }}\) ta được:

\(\sqrt x + \frac{4}{{\sqrt x }} \ge 2.\sqrt {\sqrt x .\frac{4}{{\sqrt x }}} = 2\sqrt 4 = 4\).

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \sqrt x = \frac{4}{{\sqrt x }} \Leftrightarrow x = 4\).

So với điều kiện x > 0, ta nhận x = 4.

Vậy giá trị nhỏ nhất của C bằng 4 khi và chỉ khi x = 4.


Câu 6:

Tìm m, n để đa thức x3 – mx2 – n khi chia cho đa thức x – 3 dư là 27 còn khi chia cho đa thức x + 1 được dư là 7.
Xem đáp án

Lời giải

Theo đề, ta có x3 – mx2 – n khi chia cho đa thức x – 3 dư là 27.

Suy ra x3 – mx2 – n = (x – 3)P(x) + 27.

Với x = 3, ta có 27 – 9m – n = 27.

Suy ra n = –9m (1)

Theo đề, ta lại có x3 – mx2 – n khi chia cho đa thức x + 1 được dư là 7.

Suy ra x3 – mx2 – n = (x + 1)Q(x) + 7.

Với x = –1, ta có –1 – m – n = 7.

Suy ra m + n = –8   (2)

Thế (1) vào (2), ta được: m – 9m = –8.

Suy ra –8m = –8.

Do đó m = 1.

Thế m = 1 vào (1), ta được n = –9.1 = –9.

Vậy m = 1, n = –9 thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 7:

Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2 + 2x + 1 – 4y2.
Xem đáp án

Lời giải

x2 + 2x + 1 – 4y2

= (x + 1)2 – (2y)2

= (x + 1 – 2y)(x + 1 + 2y).


Câu 8:

Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2 – 2x – 4y2 + 1.
Xem đáp án

Lời giải

x2 – 2x – 4y2 + 1

= (x2 – 2x + 1) – 4y2

= (x – 1)2 – (2y)2

= (x – 1 – 2y)(x – 1 + 2y).


Câu 9:

Giải phương trình x2 – 2x – 15 = 0.
Xem đáp án

Lời giải

x2 – 2x – 15 = 0

(x2 – 5x) + (3x – 15) = 0

x(x – 5) + 3(x – 5) = 0

(x + 3)(x – 5) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 3 = 0\\x - 5 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 3\\x = 5\end{array} \right.\)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là \(\left[ \begin{array}{l}x = - 3\\x = 5\end{array} \right.\).


Câu 10:

Giải phương trình \(\sqrt {2x + 5} = 5\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\sqrt {2x + 5} = 5\) (điều kiện: \(x \ge \frac{{ - 5}}{2}\))

2x + 5 = 25

2x = 20

x = 10 (thỏa mãn).

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 10.


Câu 11:

Cho khối lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính thể tích khối tứ diện A’BB’C’?
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Do ABC.A’B’C’ là khối lăng trụ đứng nên BB’ (A’B’C’).

Kẻ A’H’ B’C’.

Khối lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh đều bằng a.

Suy ra BB’ = A’B’ = B’C’ = a.

Do ∆A’B’C’ đều nên A’H vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến của ∆A’B’C’.

Suy ra \[B'H = \frac{{B'C'}}{2} = \frac{a}{2}\].

∆A’B’H vuông tại H: \(A'H = \sqrt {A'{{B'}^2} - B'H} = \sqrt {{a^2} - \frac{{{a^2}}}{4}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

Thể tích khối tứ diện A’BB’C’ là:

\(V = \frac{1}{3}BB'.{S_{A'B'C'}} = \frac{1}{3}a.\frac{1}{2}A'H.B'C' = \frac{1}{6}.a.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\).

Vậy thể tích khối tứ diện A’BB’C’ bằng \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\).


Câu 12:

Cho biểu thức \(P = \frac{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}{{\sqrt x }}\). Tìm x để \(P\sqrt x = 6\sqrt x - 3 - \sqrt {x - 4} \).
Xem đáp án

Lời giải

ĐKXĐ: x ≥ 4   (*)

Ta có \(P\sqrt x = 6\sqrt x - 3 - \sqrt {x - 4} \)

\( \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}{{\sqrt x }}.\sqrt x = 6\sqrt x - 3 - \sqrt {x - 4} \)

\( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x + 1} \right)^2} = 6\sqrt x - 3 - \sqrt {x - 4} \)

\( \Leftrightarrow x + 2\sqrt x + 1 = 6\sqrt x - 3 - \sqrt {x - 4} \)

\( \Leftrightarrow \sqrt {x - 4} + x - 4\sqrt x + 4 = 0\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {x - 4} + {\left( {\sqrt x - 2} \right)^2} = 0\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 4 = 0\\\sqrt x - 2 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 4\\\sqrt x = 2\end{array} \right.\)

x = 4.

So với điều kiện (*), ta nhận x = 4.

Vậy x = 4 thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 13:

Tại sao sinx ≠ 0 x ≠ kπ?
Xem đáp án

Lời giải

Để giải sinx ≠ 0, trước tiên, ta giải phương trình sinx = 0.

Ta có sinx = 0.

sinx = sin0.

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0 + k2\pi \\x = \pi - 0 + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k2\pi \\x = \pi + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

x = kπ (k ℤ).

Khi đó sinx = 0 x = kπ (k ℤ).

Vậy sinx ≠ 0 x ≠ kπ (k ℤ).


Câu 14:

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(C = \frac{x}{{\sqrt x - 1}}\) với x > 1.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(C = \frac{x}{{\sqrt x - 1}} = \sqrt x + 1 + \frac{1}{{\sqrt x - 1}} = \sqrt x - 1 + \frac{1}{{\sqrt x - 1}} + 2\)

Với x > 1 ta có \(\sqrt x - 1 > 0\).

Áp dụng bất đẳng thức Cosi cho hai số dương \(\sqrt x - 1\)\(\frac{1}{{\sqrt x - 1}}\) ta được:

\[\sqrt x - 1 + \frac{1}{{\sqrt x - 1}} \ge 2\sqrt {\left( {\sqrt x - 1} \right).\frac{1}{{\sqrt x - 1}}} = 2\]

\( \Rightarrow \sqrt x - 1 + \frac{1}{{\sqrt x - 1}} + 2 \ge 4\)

Þ C ≥ 4

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\sqrt x - 1 = \frac{1}{{\sqrt x - 1}} \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x - 1} \right)^2} = 1\)

\( \Leftrightarrow \sqrt x - 1 = 1 \Leftrightarrow \sqrt x = 2 \Leftrightarrow x = 4\) (thỏa mãn).

Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức C là 4 khi x = 4.


Câu 15:

Tính giá trị biểu thức: \[\frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {\frac{{3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 }}{{3\sqrt 2 + 2\sqrt 3 }}} \].
Xem đáp án

Lời giải

\[\frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {\frac{{3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 }}{{3\sqrt 2 + 2\sqrt 3 }}} \]

\[ = \frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {\frac{{{{\left( {3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 } \right)}^2}}}{{\left( {3\sqrt 2 + 2\sqrt 3 } \right)\left( {3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 } \right)}}} \]

\[ = \frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {\frac{{18 - 12\sqrt 6 + 12}}{{\left( {3\sqrt 2 + 2\sqrt 3 } \right)\left( {3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 } \right)}}} \]

\[ = \frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {\frac{{30 - 12\sqrt 6 }}{6}} \]

\[ = \frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {\frac{{6\left( {5 - 2\sqrt 6 } \right)}}{6}} \]

\[ = \frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {5 - 2\sqrt 6 } \]

\[ = \frac{1}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}.\sqrt {{{\left( {\sqrt 2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \]

\[ = \frac{{\left| {\sqrt 2 - \sqrt 3 } \right|}}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }} = \frac{{ - \left( {\sqrt 2 - \sqrt 3 } \right)}}{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }} = - 1\].


Câu 16:

Tìm x, biết: (4x – 1)2 – (x + 7)2 = 0.
Xem đáp án

Lời giải

(4x – 1)2 – (x + 7)2 = 0

(4x – 1 – x – 7)(4x – 1 + x + 7) = 0

(3x – 8)(5x + 6) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x - 8 = 0\\5x + 6 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{8}{3}\\x = - \frac{6}{5}\end{array} \right.\)

Vậy \(x \in \left\{ {\frac{8}{3}; - \frac{6}{5}} \right\}\).


Câu 17:

Giải phương trình 4sin2x + 4sinx – 3 = 0.
Xem đáp án

Lời giải

4sin2x + 4sinx – 3 = 0

4sin2x – 2sinx + 6sinx – 3 = 0

2sinx.(2sinx – 1) + 3(2sinx – 1) = 0

(2sinx – 1)(2sinx + 3) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2\sin x - 1 = 0\\2\sin x + 3 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sin x = \frac{1}{2}\\\sin x = - \frac{3}{2}\,\,\,\left( {vo\,\,nghiem} \right)\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là \(x = \frac{\pi }{6} + k2\pi ;x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 18:

Cho các số a, b, c khác nhau đôi một và thỏa mãn a2 – 2b = b2 – 2c = c2 – 2a. Tính giá trị của biểu thức A = (a + b + 2)(b + c + 2)(c + a + 2).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có a2 – 2b = c2 – 2a.

a2 – c2 = 2b – 2a.

(a – c)(a + c) = 2(b – a)

\( \Leftrightarrow a + c = \frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{a - c}}\) (do a ≠ c)

\( \Leftrightarrow a + c + 2 = \frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{a - c}} + 2\)

\( \Leftrightarrow a + c + 2 = \frac{{2\left( {b - c} \right)}}{{a - c}}\).

Chứng minh tương tự, ta được:

\(b + c + 2 = \frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{b - c}}\)\(a + b + 2 = \frac{{2\left( {a - c} \right)}}{{a - b}}\).

Ta có A = (a + b + 2)(b + c + 2)(c + a + 2).

\( = \frac{{2\left( {a - c} \right)}}{{a - b}}.\frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{b - c}}.\frac{{2\left( {b - c} \right)}}{{a - c}}\)

\( = - \frac{{2\left( {a - c} \right)}}{{b - a}}.\frac{{2\left( {b - a} \right)}}{{b - c}}.\frac{{2\left( {b - c} \right)}}{{a - c}}\)

= –2.2.2 = –8.

Vậy A = –8.


Câu 19:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng a. Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Media VietJack

Do ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ đứng nên AA’ (ABC).

Vì hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng a nên AA’ = AB = AC = BC = a.

Suy ra ∆ABC đều. Do đó \(\widehat {BAC} = 60^\circ \).

Thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ là:

\(V = AA'.{S_{\Delta ABC}} = a.\frac{1}{2}.AB.AC.\sin \widehat {BAC} = a.\frac{1}{2}.a.a.\sin 60^\circ = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 20:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng a. Gọi M là trung điểm của CC’. Khoảng cách từ M đến mặt phẳng (A’BC) bằng
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Ta có C = C’M ∩ (A’BC).

Suy ra \(\frac{{d\left( {M,\,\left( {A'BC} \right)} \right)}}{{d\left( {C',\,\left( {A'BC} \right)} \right)}} = \frac{{CM}}{{CC'}} = \frac{1}{2}\) (do M là trung điểm CC’).

Hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng a.

Suy ra AA’ (ABC) và AA’ = AB = BC = a.

Ta có \({V_{C'.ABC}} = \frac{1}{3}{V_{ABC.A'B'C'}} = \frac{1}{3}.CC'.{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{3}.a.\frac{1}{2}.AB.AC.\sin \widehat {BAC}\)

\( = \frac{1}{6}.a.a.a.\sin 60^\circ = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\).

∆AA’B vuông tại A: \(A'B = \sqrt {A{{A'}^2} + A{B^2}} = \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2 \).

Chứng minh tương tự, ta được \(A'C = a\sqrt 2 \).

Nửa chu vi ∆A’BC là: \(p = \frac{{A'C + A'B + BC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 + a\sqrt 2 + a}}{2} = \frac{{\left( {2\sqrt 2 + 1} \right)a}}{2}\).

Ta có \({S_{\Delta A'BC}} = \sqrt {p\left( {p - A'C} \right)\left( {p - A'B} \right)\left( {p - BC} \right)} \)

\( = \sqrt {\frac{{\left( {2\sqrt 2 + 1} \right)a}}{2}\left( {\frac{{\left( {2\sqrt 2 + 1} \right)a}}{2} - a\sqrt 2 } \right)\left( {\frac{{\left( {2\sqrt 2 + 1} \right)a}}{2} - a\sqrt 2 } \right)\left( {\frac{{\left( {2\sqrt 2 + 1} \right)a}}{2} - a} \right)} = \frac{{{a^2}\sqrt 7 }}{4}\).

Ta có \(d\left( {C',\left( {A'BC} \right)} \right) = \frac{{3{V_{C'.A'BC}}}}{{{S_{\Delta A'BC}}}} = \frac{{3.\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}}}{{\frac{{{a^2}\sqrt 7 }}{4}}} = \frac{{a\sqrt {21} }}{7}\).

Vì vậy \(d\left( {M,\,\left( {A'BC} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {C',\,\left( {A'BC} \right)} \right) = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt {21} }}{7} = \frac{{a\sqrt {21} }}{{14}}\).

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 21:

Cho nửa đường tròn (O; R) có đường kính AB. Kẻ hai tiếp tuyến Ax và By nằm cùng phía với nửa đường tròn. M là điểm bất kì trên nửa đường tròn (M khác A và B). Tiếp tuyến tại M của nửa đường tròn cắt Ax và By lần lượt tại E và N.

a) Chứng minh AOME và BOMN là các tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh AE.BN = R2.

c) Kẻ MH vuông góc By. Đường thẳng MH cắt OE tại K. Chứng minh AK MN.

d) Giả sử \[\widehat {MAB} = \alpha \] và MB < MA. Tính diện tích phần tứ giác BOMH ở bên ngoài nửa đường tròn (O) theo R và α.

e) Xác định vị trí của điểm M trên nửa đường tròn (O) để K nằm trên đường tròn (O).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Ta có \(\widehat {OAE} = 90^\circ \) (AE là tiếp tuyến của nửa đường tròn (O)).

Suy ra ba điểm O, A, E cùng thuộc một đường tròn đường kính OE   (1)

Ta có \(\widehat {OME} = 90^\circ \) (ME là tiếp tuyến của nửa đường tròn (O)).

Suy ra ba điểm O, M, E cùng thuộc một đường tròn đường kính OE   (2)

Từ (1), (2), ta được tứ giác AOME nội tiếp đường tròn đường kính OE.

Chứng minh tương tự, ta được tứ giác BOMN nội tiếp đường tròn đường kính ON.

b) Ta có AE, ME là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) và AE cắt ME tại E.

Suy ra AE = ME (theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Chứng minh tương tự, ta được MN = BN.

Ta có AE, ME là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) và AE cắt ME tại E.

Suy ra OE là tia phân giác của \(\widehat {AOM}\) hay \(\widehat {AOE} = \widehat {EOM}\).

Chứng minh tương tự, ta được \(\widehat {BON} = \widehat {MON}\).

Đường tròn (O) có AB là đường kính.

Suy ra \(\widehat {AOB} = 180^\circ \).

Khi đó \(\widehat {AOE} + \widehat {EOM} + \widehat {MON} + \widehat {NOB} = 180^\circ \).

Vì vậy \(2\widehat {EOM} + 2\widehat {MON} = 180^\circ \).

Suy ra \(2\left( {\widehat {EOM} + \widehat {MON}} \right) = 180^\circ \).

Do đó \(\widehat {EON} = 90^\circ \).

∆EON vuông tại O có OM là đường cao.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có ME.MN = OM2.

Vậy AE.BN = R2.

c) Ta có By AB (By là tiếp tuyến của (O)) và Ax AB (Ax là tiếp tuyến của (O)).

Suy ra By // Ax.

Mà MH By (giả thiết).

Do đó MH Ax hay MK AE.

∆OMA cân tại O (do OM = OA = R) có OE là đường phân giác.

Suy ra OE cũng là đường cao của ∆OMA hay EK AM.

∆AME có MK, EK là hai đường cao cắt nhau tại K.

Suy ra K là trực tâm của ∆AME.

Vậy AK ME hay AK MN.

d) Ta có \(\widehat {MAB}\) là góc nội tiếp chắn  \(\widehat {MOB}\) là góc ở tâm chắn .

Suy ra \(\widehat {MOB} = 2\widehat {MAB} = 2\alpha \)\(\widehat {BON} = \widehat {MON} = \frac{{\widehat {MOB}}}{2} = \alpha \).

Diện tích hình quạt tròn BOM là: \({S_1} = \frac{{\pi {R^2}.2\alpha }}{{360^\circ }}\).

Gọi I là giao điểm của MK và AE.

Xét ∆MNH và ∆MEI, có:

\(\widehat {HMN} = \widehat {EMI}\) (cặp góc đối đỉnh);

\(\widehat {MHN} = \widehat {MIE} = 90^\circ \).

Do đó (g.g).

Suy ra \(\frac{{MN}}{{ME}} = \frac{{MH}}{{MI}} = \frac{{NH}}{{EI}}\)

Khi đó \(\frac{{MN}}{{MH}} = \frac{{ME}}{{MI}} = \frac{{NH}}{{EI}}\)

Vì vậy \(\frac{{MN}}{{MH}}\,\,\left( { = \frac{{EI}}{{MI}}} \right) = \frac{{NH}}{{ME}}\)

Suy ra MN.ME = MH.NH = R2 (kết quả câu b).

Khi đó \({S_{\Delta MNH}} = \frac{1}{2}MH.HN = \frac{1}{2}{R^2}\).

Ta có OM = OB = R và BN = MN (chứng minh trên).

Suy ra OM.MN = OB.BN.

Do đó \({S_{\Delta MNO}} = {S_{\Delta BNO}}\).

Vì vậy \({S_{BOMN}} = 2{S_{\Delta MNO}} = 2.\frac{1}{2}MN.OM = O{M^2}.\tan \alpha = {R^2}.\tan \alpha \).

Vậy diện tích phần tứ giác BOMH ở bên ngoài nửa đường tròn (O) là: \(S = {S_{MNH}} + {S_{BOMN}} - {S_1} = \frac{1}{2}{R^2} + {R^2}.\tan \alpha - \frac{{\pi {R^2}.2\alpha }}{{360^\circ }} = {R^2}\left( {\frac{1}{2} + \tan \alpha - \frac{{2\pi \alpha }}{{360^\circ }}} \right)\).

e) Ta có AK ME (kết quả câu c) và OM ME (ME là tiếp tuyến của (O)).

Suy ra AK // OM.

Mà MK // OA (chứng minh trên).

Do đó tứ giác OAKM là hình bình hành.

Mà OE là tia phân giác của \(\widehat {AOM}\) (chứng minh trên).

Suy ra tứ giác OAKM là hình thoi.

Do đó MK = OM = R.

Vì vậy ∆OMK cân tại M.

Mà OK = R (do K nằm trên (O)).

Suy ra ∆OMK đều.

Khi đó \(\widehat {MOK} = 60^\circ \).

Vì vậy \[\widehat {AOM} = 2\widehat {MOK} = 2.60^\circ = 120^\circ \].

Vậy M nằm trên nửa đường tròn (O) sao cho \(\widehat {AOM} = 120^\circ \) thì K nằm trên đường tròn (O).


Câu 22:

Cho tam giác ABC cân tại A, AM là đường cao. Gọi N là trung điểm AC, D là điểm đối xứng của M qua N.

a) Tứ giác ADCM là hình gì? Vì sao?

b) Chứng minh tứ giác ABMD là hình bình hành và BD đi qua trung điểm O của AM.

c) BD cắt AC tại I. Chứng minh \(DI = \frac{2}{3}OB\).

d) E là hình chiếu của N trên BC. Tam giác ABC cân ban đầu cần thêm điều kiện gì để tứ giác ONEM là hình vuông?

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Ta có D là điểm đối xứng của M qua N (giả thiết).

Suy ra N là trung điểm MD.

Mà N cũng là trung điểm AC (giả thiết).

Do đó tứ giác ADCM là hình bình hành (1)

∆ABC có AM là đường cao (giả thiết).

Suy ra AM BC tại M.

Khi đó \(\widehat {AMC} = 90^\circ \)   (2)

Từ (1), (2), ta được tứ giác ADCM là hình chữ nhật.

b) Ta có ADCM là hình chữ nhật.

Suy ra AD // MC và AD = MC (3)

Xét ∆ABM và ∆ACM, có:

\(\widehat {AMB} = \widehat {AMC} = 90^\circ \);

AM là cạnh chung;

AB = AC (do ∆ABC cân tại A)

Do đó ∆ABM = ∆ACM (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra BM = CM (cặp cạnh tương ứng)    (4)

Từ (3), (4), suy ra AD = BM và AD // BM.

Do đó tứ giác ABMD là hình bình hành

Khi đó hai đường chéo AM và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Vậy BD đi qua trung điểm O của AM.

c) ∆AMD có O, N lần lượt là trung điểm của AM, MD.

Suy ra ∆AMD có hai đường trung tuyến DO, AN cắt nhau tại I.

Do đó I là trọng tâm của ∆AMD.

Vì vậy \(DI = \frac{2}{3}DO\).

Mà OD = OB (do ABMD là hình bình hành nên trung điểm O của AM cũng là trung điểm của BD).

Vậy \(DI = \frac{2}{3}OB\).

d) Xét ∆ANO và ∆MNO, có:

AN = MN (do AMCD là hình chữ nhật có N là giao điểm của hai đường chéo);

NO là cạnh chung;

AO = OM (O là trung điểm AM).

Do đó ∆ANO = ∆MNO (c.c.c).

Suy ra \(\widehat {AON} = \widehat {MON}\) (cặp góc tương ứng).

\[\widehat {AON} + \widehat {MON} = 180^\circ \] (hai góc kề bù).

Do đó \(\widehat {AON} = \widehat {MON} = 90^\circ \).

\(\widehat {OME} = \widehat {MEN} = 90^\circ \).

Vì vậy tứ giác ONEM là hình chữ nhật.

Ta có E là hình chiếu của N lên BC.

Suy ra NE MC.

Xét ∆MNE và ∆CNE, có:

NE là cạnh chung;

MN = NC (do AMCD là hình chữ nhật có N là giao điểm của hai đường chéo);

\(\widehat {NEM} = \widehat {NEC} = 90^\circ \).

Do đó ∆MNE = ∆CNE (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra ME = CE (cặp cạnh tương ứng).

Vì vậy E là trung điểm MC.

Do đó \(ME = \frac{1}{2}MC\).

Để tứ giác ONEM là hình vuông thì cần thêm điều kiện OM = ME.

Suy ra \(\frac{1}{2}AM = \frac{1}{2}MC\).

Do đó AM = MC = BM.

Vì vậy ∆ABC vuông cân tại A (tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông).

Vậy tam giác ABC cân ban đầu cần thêm điều kiện \(\widehat {BAC} = 90^\circ \) để tứ giác ONEM là hình vuông.


Câu 23:

Cho (d): y = mx – 2 và (P): y = –x2.

a) Chứng minh rằng (d) luôn cắt (P) tại hai điểm nằm về hai phía của trục tung với mọi giá trị của m.

b) Tìm m sao cho y1 + y2 = –8.y1.y2.

Xem đáp án

Lời giải

a) Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P): mx – 2 = –x2.

x2 + mx – 2 = 0   (1)

Theo Viet: \(S = {x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a} = \frac{{ - m}}{1} = - m\).

                  \(P = {x_1}{x_2} = \frac{c}{a} = \frac{{ - 2}}{1} = - 2 < 0\).

Suy ra phương trình (1) luôn có 2 nghiệm trái dấu.

Vậy (d) luôn cắt (P) tại hai điểm nằm về hai phía của trục tung với mọi giá trị của m.

b) Ta có y1 = mx1 – 2; y2 = mx2 – 2.

Theo đề, ta có y1 + y2 = –8.y1.y2.

mx1 – 2 + mx2 – 2 = –8(mx1 – 2)(mx2 – 2).

m(x1 + x2) – 4 = –8(m2x1x2 – 2mx1 – 2mx2 + 4).

m.(–m) – 4 = –8[m2.(–2) – 2m(x1 + x2) + 4].

–m2 – 4 = –8[–2m2 – 2m.(–m) + 4].

–m2 – 4 = –8(–2m2 + 2m2 + 4).

–m2 – 4 = –32.

m2 – 28 = 0.

\( \Leftrightarrow m = \pm 2\sqrt 7 \).

Vậy \(m = \pm 2\sqrt 7 \) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 24:

Cho đường thẳng (d): y = 2x + m và parabol (P): y = x2. Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm nằm về hai phía của trục tung.
Xem đáp án

Lời giải

Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P): 2x + m = x2.

x2 – 2x – m = 0   (1)

Theo Viet: \(P = {x_1}{x_2} = \frac{c}{a} = \frac{{ - m}}{1} = - m\).

Ta có (d) cắt (P) tại hai điểm nằm về hai phía của trục tung.

Phương trình (1) có 2 nghiệm trái dấu.

P < 0.

–m < 0.

m > 0.

Vậy m > 0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 25:

Giải phương trình: \(\cos 4x + \cos 6x + \cos 2x = - \frac{1}{2}\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có:

\(\cos 4x + \cos 6x + \cos 2x = - \frac{1}{2}\)

\( \Leftrightarrow \cos 4x + 2\cos 4x\cos 2x = - \frac{1}{2}\)

\( \Leftrightarrow {\cos ^2}2x - 1 + 2\left( {{{\cos }^2}2x - 1} \right)\cos 2x = - \frac{1}{2}\)

\( \Leftrightarrow {\cos ^2}2x - 1 + 2{\cos ^4}2x - 2{\cos ^2}2x = - \frac{1}{2}\)

\( \Leftrightarrow 4{\cos ^4}2x - 2{\cos ^2}2x - 1 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\cos ^2}2x = \frac{{1 + \sqrt 5 }}{4}\\{\cos ^2}2x = \frac{{1 - \sqrt 5 }}{4}\left( {loai} \right)\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \cos 2x = \pm \frac{{\sqrt {1 + \sqrt 5 } }}{2}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = \pm \arccos \frac{{\sqrt {1 + \sqrt 5 } }}{2} + k2\pi \\2x = \pm \arccos \left( { - \frac{{\sqrt {1 + \sqrt 5 } }}{2}} \right) + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \pm \frac{1}{2}\arccos \frac{{\sqrt {1 + \sqrt 5 } }}{2} + k2\pi \\x = \pm \frac{1}{2}\arccos \left( { - \frac{{\sqrt {1 + \sqrt 5 } }}{2}} \right) + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 26:

Giải phương trình \[{x^2} + 7x + 14 = 2\sqrt {x + 4} \].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \[{x^2} + 7x + 14 = 2\sqrt {x + 4} \]   (1)

ĐKXĐ: x ≥ –4 (*)

Phương trình (1) tương đương với: \[\left( {{x^2} + 6x + 9} \right) + \left( {x + 4 - 2\sqrt {x + 4} + 1} \right) = 0\]

\( \Leftrightarrow {\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {\sqrt {x + 4} - 1} \right)^2} = 0\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 3 = 0\\\sqrt {x + 4} - 1 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 3\\\sqrt {x + 4} = 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 3\\x + 4 = 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 3\\x = - 3\end{array} \right.\)

x = –3.

So với điều kiện (*), nhận x = –3.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = –3.


Câu 27:

Giá trị nhỏ nhất của hàm số y = sin2x + sinx – 3 là:

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Ta có y = sin2x + sinx – 3.

Đặt t = sinx (–1 ≤ t ≤ 1).

Suy ra y = t2 + t – 3.

Ta có y’ = 2t + 1.

Cho \(y' = 0 \Leftrightarrow 2t + 1 = 0 \Leftrightarrow t = - \frac{1}{2}\).

Ta có:

\[y\left( { - 1} \right) = {\left( { - 1} \right)^2} - 1 - 3 = - 3\];

\[y\left( { - \frac{1}{2}} \right) = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^2} - \frac{1}{2} - 3 = - \frac{{13}}{4}\];

\[y\left( 1 \right) = {1^2} + 1 - 3 = - 1\].

Do đó giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho là \(\min \,y = - \frac{{13}}{4}\) khi và chỉ khi \(t = - \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \frac{{7\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 28:

a) Viết các phân số \(\frac{6}{7};\,\,\frac{{13}}{{14}};\,\,\frac{{23}}{{28}}\) theo thứ tự từ lớn đến bé (nêu cách làm).

b) Viết các phân số \(\frac{5}{6};\,\,\frac{{24}}{{24}};\,\,\frac{9}{8}\) theo thứ tự từ bé đến lớn (nêu cách làm).

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có:

\(\frac{6}{7} = \frac{{6.4}}{{7.4}} = \frac{{24}}{{28}}\);

\(\frac{{13}}{{14}} = \frac{{13.2}}{{14.2}} = \frac{{26}}{{28}}\);

Giữ nguyên \(\frac{{23}}{{28}}\).

Vì 26 > 24 > 23 nên \(\frac{{26}}{{28}} > \frac{{24}}{{28}} > \frac{{23}}{{28}}\).

Suy ra \(\frac{{13}}{{14}} > \frac{6}{7} > \frac{{23}}{{28}}\).

Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{{13}}{{14}};\,\,\frac{6}{7};\,\,\frac{{23}}{{28}}\).

b) Ta có:

\(\frac{5}{6} = \frac{{5.4}}{{6.4}} = \frac{{20}}{{24}}\);

Giữ nguyên \(\frac{{24}}{{24}}\);

\(\frac{9}{8} = \frac{{9.3}}{{8.3}} = \frac{{27}}{{24}}\).

Vì 20 < 24 < 27 nên \(\frac{{20}}{{24}} < \frac{{24}}{{24}} < \frac{{27}}{{24}}\).

Suy ra \(\frac{5}{6} < \frac{{24}}{{24}} < \frac{9}{8}\).

Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{5}{6};\,\,\frac{{24}}{{24}};\,\,\frac{9}{8}\).


Câu 29:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; 4), B(5; 1), C(–1; –2). Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {BC} \) biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’. Tìm tọa độ trọng tâm của tam giác A’B’C’.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\overrightarrow {BC} = \left( { - 6; - 3} \right)\).

Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC.

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3} = \frac{{2 + 5 - 1}}{3} = 2\\{y_G} = \frac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3} = \frac{{4 + 1 - 2}}{3} = 1\end{array} \right.\)

Do đó tọa độ G(2; 1).

Gọi G’(x’; y’) là trọng tâm của tam giác A’B’C’.

Ta có phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {BC} \) biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’.

Suy ra phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {BC} \) biến trọng tâm G của tam giác ABC thành trọng tâm G’ của tam giác A’B’C’.

Khi đó \(\overrightarrow {GG'} = \overrightarrow {BC} \).

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' - 2 = - 6\\y' - 1 = - 3\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' = - 4\\y' = - 2\end{array} \right.\)

Vậy tọa độ trọng tâm của tam giác A’B’C’ là G’(–4; –2).


Câu 30:

Từ 15 học sinh ưu tú của một lớp có bao nhiêu cách:

a) Chọn 7 học sinh làm cán bộ lớp.

b) Chọn 7 học sinh làm cán bộ lớp trong đó có: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng.

Xem đáp án

Lời giải

a) Chọn 7 học sinh làm cán bộ lớp từ 15 học sinh ưu tú của lớp đó có: \(C_{15}^7 = 6435\) cách chọn.

b) Chọn 1 lớp trưởng từ 15 học sinh ưu tú có: 15 cách chọn.

Chọn 2 lớp phó từ 14 học sinh ưu tú còn lại có: \(C_{14}^2\) cách chọn.

Chọn 4 tổ trưởng từ 12 học sinh ưu tú còn lại có: \(C_{12}^4\) cách chọn.

Vậy chọn 7 học sinh làm cán bộ lớp trong đó có 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng thì có \[15.C_{14}^2.C_{12}^4 = 675675\] cách chọn.


Câu 31:

Tính B = x5 – 15x4 + 16x3 – 29x2 + 13x tại x = 14.
Xem đáp án

Lời giải

Với x = 14, ta có:

x + 1 = 15;

x + 2 = 16;

2x + 1 = 29;

x – 1 = 13.

Ta có B = x5 – 15x4 + 16x3 – 29x2 + 13x

= x5 – (x + 1)x4 + (x + 2)x3 – (2x + 1)x2 + (x – 1)x

= x5 – x5 – x4 + x4 + 2x3 – 2x3 – x2 + x2 – x

= –x = –14.

Vậy B = –14 khi x = 14.


Câu 32:

Cho parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d): y = 2x – m (m là tham số). Tìm các giá trị của m để (P) và (d) có điểm chung duy nhất.
Xem đáp án

Lời giải

Phương trình hoành độ giao điểm (P) và (d): x2 = 2x – m.

x2 – 2x + m = 0   (1)

Ta có ∆’ = (–1)2 – 1.m = 1 – m.

Theo đề, ta có (P) và (d) có điểm chung duy nhất.

Phương trình (1) có nghiệm duy nhất.

∆’ = 0.

1 – m = 0.

m = 1.

Vậy m = 1 thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 33:

Giải phương trình \(\sqrt {4{x^2} - 4x + 1} = x - 1\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\sqrt {4{x^2} - 4x + 1} = x - 1\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {2x - 1} \right)}^2}} = x - 1\)

|2x – 1| = x – 1

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ge 0\\\left[ \begin{array}{l}2x - 1 = x - 1\\2x - 1 = - x + 1\end{array} \right.\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 1\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\3x = 2\end{array} \right.\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 1\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \frac{2}{3}\end{array} \right.\end{array} \right.\] (vô nghiệm).

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.


Câu 34:

Giải phương trình \(\sqrt {{x^4} - 8{x^2} + 16} = 2 - x\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\sqrt {{x^4} - 8{x^2} + 16} = 2 - x\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {{x^2} - 4} \right)}^2}} = 2 - x\)

|x2 – 4| = 2 – x

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 - x \ge 0\\\left[ \begin{array}{l}{x^2} - 4 = 2 - x\\{x^2} - 4 = - 2 + x\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \le 2\\\left[ \begin{array}{l}{x^2} + x - 6 = 0\\{x^2} - x - 2 = 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \le 2\\\left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 3\\x = 2\\x = - 1\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 3\\x = - 1\end{array} \right.\)

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: S = {2; –3; –1}.


Câu 35:

Thực hiện phép tính: \(C = \left( {\frac{{171717}}{{151515}} + \frac{{171717}}{{353535}} + \frac{{171717}}{{636363}} + \frac{{171717}}{{999999}}} \right):\frac{8}{{11}}\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(C = \left( {\frac{{171717}}{{151515}} + \frac{{171717}}{{353535}} + \frac{{171717}}{{636363}} + \frac{{171717}}{{999999}}} \right):\frac{8}{{11}}\)

\( = \left( {\frac{{17.10101}}{{15.10101}} + \frac{{17.10101}}{{35.10101}} + \frac{{17.10101}}{{63.10101}} + \frac{{17.10101}}{{99.10101}}} \right):\frac{8}{{11}}\)

\( = \left( {\frac{{17}}{{15}} + \frac{{17}}{{35}} + \frac{{17}}{{63}} + \frac{{17}}{{99}}} \right):\frac{8}{{11}}\)

\( = \left( {\frac{{17.231}}{{3465}} + \frac{{17.99}}{{3465}} + \frac{{17.55}}{{3465}} + \frac{{17.35}}{{3465}}} \right):\frac{8}{{11}}\)

\( = \left( {\frac{{3927}}{{3465}} + \frac{{1683}}{{3465}} + \frac{{935}}{{3465}} + \frac{{595}}{{3465}}} \right):\frac{8}{{11}}\)

\( = \frac{{7140}}{{3465}}.\frac{{11}}{8} = \frac{{68}}{{33}}.\frac{{11}}{8} = \frac{{17}}{3}.\frac{1}{2} = \frac{{17}}{6}\).

Vậy \(C = \frac{{17}}{6}\).


Câu 36:

Cho khối lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác cân với AB = AC = a, \(\widehat {BAC} = 120^\circ \). Mặt phẳng (AB’C’) tạo với đáy một góc 60°. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Gọi H là trung điểm của B’C’.

Ta có tam giác A’B’C’ cân tại A (A’B’ = A’C’ = a).

Suy ra A’H vừa là đường trung tuyến, vừa là đường cao của tam giác A’B’C’.

Do đó A’H B’C’.

Mà B’C’ AA’ (do AA’ (A’B’C’)).

Suy ra B’C’ (AA’H) Þ B’C’ AH

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {AB'C'} \right) \cap \left( {A'B'C'} \right) = B'C'\\\left( {AA'H} \right) \cap \left( {AB'C'} \right) = AH\\\left( {AA'H} \right) \cap \left( {A'B'C'} \right) = A'H\\B'C' \bot AH,B'C' \bot A'H\end{array} \right.\)

Suy ra góc giữa hai mặt phẳng (AB’C’) và (A’B’C’) là góc giữa hai đường thẳng AH và A’H, tức là \(\widehat {AHA'} = 60^\circ \).

Ta có \({S_{\Delta A'B'C'}} = {S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC.\sin 120^\circ = \frac{1}{2}a.a.\sin 120^\circ = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\).

Lại có \(B'C' = BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2} - 2AB.AC.\cos 120^\circ } \)

\( = \sqrt {{a^2} + {a^2} - 2a.a.\cos 120^\circ } = a\sqrt 3 \).

Suy ra \(A'H = \frac{{2{S_{\Delta A'B'C'}}}}{{B'C'}} = \frac{{2.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}}}{{a\sqrt 3 }} = \frac{a}{2}\).

Ta có AA’ (A’B’C’). Suy ra AA’ A’H.

Khi đó \(AA' = A'H.\tan \widehat {AHA'} = \frac{a}{2}.\tan 60^\circ = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

Vậy thể tích của khối lăng trụ đã cho là:

\(V = AA'.{S_{\Delta ABC}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{3{a^3}}}{8}\).

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 37:

Cho khối lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác cân với AB = AC = a, \(\widehat {BAC} = 120^\circ \). Mặt phẳng (A’BC’) tạo với đáy một góc 60°. Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Trong (A’B’C’): kẻ B’H A’C’.

Mà A’C’ BB’ (do BB’ (A’B’C’)).

Suy ra A’C’ (BB’H) Þ A’C’ BH

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {A'BC'} \right) \cap \left( {A'B'C'} \right) = A'C'\\\left( {BB'H} \right) \cap \left( {A'BC'} \right) = BH\\\left( {BB'H} \right) \cap \left( {A'B'C'} \right) = B'H\\A'C' \bot BH,A'C' \bot B'H\end{array} \right.\)

Suy ra góc giữa hai mặt phẳng (A’BC’) và (A’B’C’) là góc giữa hai đường thẳng BH và B’H, tức là \(\widehat {BHB'} = 60^\circ \).

Ta có AB = AC = a (giả thiết). Suy ra ∆ABC cân tại A.

Khi đó \(\widehat {A'C'B'} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ - \widehat {BAC}}}{2} = \frac{{180^\circ - 120^\circ }}{2} = 30^\circ \).

Ta có \(B'C' = BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2} - 2AB.AC.\cos 120^\circ } \)

\( = \sqrt {{a^2} + {a^2} - 2a.a.\cos 120^\circ } = a\sqrt 3 \).

Suy ra \(B'H = B'C'.\sin \widehat {A'C'B'} = a\sqrt 3 .\sin 30^\circ = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

Khi đó \(BB' = B'H.\tan \widehat {BHB'} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\tan 60^\circ = \frac{{3a}}{2}\).

Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = BB'.{S_{\Delta ABC}} = \frac{{3a}}{2}.\frac{1}{2}AB.AC.\sin 120^\circ = \frac{{3a}}{4}.a.a.\sin 120^\circ = \frac{{3\sqrt 3 {a^3}}}{8}\).

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 38:

Cho tam giác ABC nhọn (AB > AC), có \(\widehat B = 45^\circ \) và vẽ đường cao AH. Gọi M là trung điểm của AB. P là điểm đối xứng với H qua M.

a) Chứng minh rằng tứ giác AHBP là hình vuông.

b) Vẽ đường cao BK của tam giác ABC. Chứng minh rằng HP = 2MK.

c) Gọi D là giao điểm của AH và BK. Qua D và C vẽ các đường thẳng song song với BC và AH sao cho chúng cắt nhau tại Q. Chứng minh: ba điểm P, K, Q thẳng hàng.

d) Chứng minh các đường thẳng CD, AB và PQ đồng quy.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Ta có P là điểm đối xứng với H qua M (giả thiết).

Suy ra M là trung điểm của PH.

Mà M cũng là trung điểm của AB (giả thiết).

Do đó tứ giác AHBP là hình bình hành   (1)

∆ABH có: AH BH và \(\widehat {ABH} = 45^\circ \).

Suy ra ∆ABH vuông cân tại H.

Do đó AH = BH và \(\widehat {AHB} = 90^\circ \)   (2)

Từ (1), (2), ta được tứ giác AHBP là hình vuông.

b) ∆ABK vuông tại K có KM là đường trung tuyến.

Suy ra \(MK = \frac{1}{2}AB\).

Mà AB = HP (do AHBP là hình vuông).

Do đó \(MK = \frac{1}{2}HP\).

Vậy HP = 2MK.

c) Ta có DQ // BC (giả thiết) và DH BC (do AH là đường cao của ∆ABC).

Suy ra DQ DH hay \(\widehat {HDQ} = 90^\circ \)   (3)

Chứng minh tương tự, ta được \(\widehat {HCQ} = 90^\circ \)   (4)

\(\widehat {DHC} = 90^\circ \) (do AH là đường cao của ∆ABC)   (5)

Từ (3), (4), (5), ta được tứ giác DHCQ là hình chữ nhật.

Gọi F là giao điểm của CD và HQ.

Suy ra F là trung điểm của CD và HQ.

Do đó FD = FC = FQ = FH.

Ta có ∆DKC vuông tại K. Suy ra KF = FD = FC = FQ = FH.

Khi đó ∆HKQ vuông tại K.

Vì vậy HK KQ.

Chứng minh tương tự, ta được HK PK.

Ta có \(\widehat {PKH} + \widehat {HKQ} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \).

Vậy ba điểm P, K, Q thẳng hàng.

d) Gọi E là giao điểm của CD và AB.

∆ABC có BK, AH là hai đường cao cắt nhau tại D.

Suy ra D là trực tâm của ∆ABC.

Khi đó CD AB tại E.

∆BCE có \(\widehat {BCE} = 180^\circ - \widehat {BEC} - \widehat {EBC} = 180^\circ - 90^\circ - 45^\circ = 45^\circ \).

Suy ra \(\widehat {DCQ} = \widehat {HCQ} - \widehat {HCD} = 90^\circ - 45^\circ = 45^\circ \).

Khi đó CD là tia phân giác của \(\widehat {HCQ}\).

Mà tứ giác HCQD là hình chữ nhật (chứng minh trên).

Vì vậy HCQD là hình vuông.

Tứ giác MHFE có \(\widehat {HFD} = 90^\circ \) (HCQD là hình vuông); \(\widehat {MEF} = 90^\circ \) (FE AB) và \(\widehat {EMH} = 90^\circ \) (AHBP là hình vuông).

Suy ra tứ giác MHFE là hình chữ nhật.

Khi đó \(EF = MH = \frac{1}{2}HP\) và EF // MH.

∆PHQ, có: EF // PH và F là trung điểm của HQ.

Suy ra EF đi qua trung điểm của cạnh PQ.

\(EF = MH = \frac{1}{2}HP\) (chứng minh trên).

Suy ra E là trung điểm của PQ.

Khi đó ba điểm P, E, Q thẳng hàng.

Vậy các đường thẳng CD, AB và PQ đồng quy tại E.

Câu 39:

Tìm giá trị nhỏ nhất của A = 2x2 – 8x + 1.
Xem đáp án

Lời giải

A = 2x2 – 8x + 1 = 2(x2 – 4x + 4) – 7 = 2(x – 2)2 – 7.

Ta có (x – 2)2 ≥ 0, x ℝ.

2(x – 2)2 ≥ 0, x ℝ.

2(x – 2)2 – 7 ≥ –7, x ℝ.

A ≥ –7, x ℝ.

Dấu “=” xảy ra x – 2 = 0 x = 2.

Vậy giá trị nhỏ nhất của A bằng –7 khi và chỉ khi x = 2.


Câu 40:

Tìm giá trị nhỏ nhất của A(x) = x2 – 4x + 24.
Xem đáp án

Lời giải

A(x) = x2 – 4x + 24 = x2 – 4x + 4 + 20 = (x – 2)2 + 20.

Ta có (x – 2)2 ≥ 0, x ℝ.

(x – 2)2 + 20 ≥ 20, x ℝ.

A ≥ 20, x ℝ.

Dấu “=” xảy ra x – 2 = 0 x = 2.

Vậy giá trị nhỏ nhất của A bằng 20 khi và chỉ khi x = 2.


Câu 41:

Giải phương trình \(\sqrt {{x^2} - 2x + 1} = {x^2} - 1\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\sqrt {{x^2} - 2x + 1} = {x^2} - 1\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {x - 1} \right)}^2}} = {x^2} - 1\)

|x – 1| = x2 – 1

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 1 \ge 0\\\left[ \begin{array}{l}x - 1 = {x^2} - 1\\x - 1 = - {x^2} + 1\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 1 \ge 0\\\left[ \begin{array}{l}{x^2} - x = 0\\{x^2} + x - 2 = 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x \le - 1\\x \ge 1\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\\x = - 2\\x = 1\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 2\end{array} \right.\)

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: S = {1; –2}.


Câu 42:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 36 m, chiều rộng bằng \(\frac{1}{4}\) chiều dài. Hãy tính diện tích mảnh đất đó.
Xem đáp án

Lời giải

Chiều rộng của mảnh đất đó là: \(\frac{1}{4}.36 = 9\) (m)

Diện tích của mảnh đất đó là: 36.9 = 324 (m2).

Đáp số: 324 m2.


Câu 43:

Cho tam giác ABC cân tại A, O là trung điểm của BC. Vẽ đường tròn tâm O tiếp xúc với AB, AC tại H, K. Một tiếp tuyến với đường tròn (O) cắt các cạnh AB, AC ở M, N.

a) Cho \(\widehat B = \widehat C = \alpha \). Tính \(\widehat {MON}\).

b) Chứng minh rằng OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba tam giác đồng dạng.

c) Cho BC = 2a. Tính tích BM.CN.

d) Tiếp tuyến MN ở vị trí nào thì tổng BM + CN nhỏ nhất?

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Đường tròn (O) có hai tiếp tuyến HM và ME cắt nhau tại M.

Suy ra OM là tia phân giác của \(\widehat {HME}\).

Do đó \(\widehat {HMO} = \widehat {OME} = \frac{1}{2}\widehat {HME} = \beta \).

Chứng minh tương tự, ta được \(\widehat {ONK} = \widehat {ONE} = \frac{1}{2}\widehat {ENK} = \gamma \).

Tứ giác BMNC, có: \(\widehat {CBM} + \widehat {BMN} + \widehat {MNC} + \widehat {NCB} = 360^\circ \).

\( \Leftrightarrow \alpha + 2\beta + 2\gamma + \alpha = 360^\circ \).

\( \Leftrightarrow 2\alpha + 2\beta + 2\gamma = 360^\circ \).

\( \Leftrightarrow \alpha + \beta + \gamma = 180^\circ \) (1)

∆MON, có: \(\widehat {MON} + \beta + \gamma = 180^\circ \)   (2)

Từ (1), (2), ta được \(\widehat {MON} = \alpha \).

b) Xét ∆BOM và ∆ONM, có:

\(\widehat {MBO} = \widehat {MON} = \alpha \);

\(\widehat {BMO} = \widehat {OMN} = \beta \).

Do đó  (g.g).

Chứng minh tương tự, ta được  (g.g).

Vậy OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba tam giác đồng dạng là ∆BOM, ∆ONM và ∆CON.

c) Ta có O là trung điểm của BC và BC = 2a.

Suy ra \(BO = CO = \frac{{BC}}{2} = \frac{{2a}}{2} = a\).

Ta có  (chứng minh trên).

Suy ra \(\frac{{BM}}{{CO}} = \frac{{BO}}{{CN}}\).

Do đó BM.CN = CO.BO = a.a = a2.

Vậy BM.CN = a2.

d) Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta được \(BM + CN \ge 2\sqrt {BM.CN} = 2\sqrt {{a^2}} = 2a\).

Ta thấy a là một số không đổi.

Dấu “=” xảy ra BM = CN = a.

Vì vậy tổng BM + CN nhỏ nhất khi và chỉ khi BM = CN = a.

Ta có tỉ số \(\frac{{BM}}{{AB}} = \frac{{CN}}{{AC}}\).

Áp dụng định lí Thales đảo, ta được: MN // BC.

Vậy khi tiếp tuyến MN của (O) song song với đường thẳng BC thì tổng BM + CN nhỏ nhất.


Câu 44:

Cho tam giác ABC đều cạnh a. Khi đó \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right|\) bằng
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Gọi H  là trung điểm của BC.

Do tam giác cân tại A nên AH BC.

Suy ra \(AH = AB.\sin B = \frac{{a.\sqrt 3 }}{2}\)

Khi đó \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {2\overrightarrow {AH} } \right| = 2AH = 2.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \).


Câu 45:

Cho đường tròn tâm O có đường kính AB = 2R. Từ trung điểm H của đoạn OB, kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt đường tròn (O) tại C và D.

a) Chứng minh HC = HD và tứ giác ODBC là hình thoi.

b) Tính số đo của \[\widehat {BOC}\].

c) Gọi M là điểm đối xứng của O qua B. Chứng minh MC là tiếp tuyến tại C của đường tròn (O). Tính MC theo R.

d) Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với OC cắt CD ở I. Chứng minh HI.HD + HB.HM = R2.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Đường tròn (O) có AB là đường kính, CD là dây cung và AB CD tại H.

Suy ra H là trung điểm của CD.

Do đó HC = HD.

Tứ giác ODBC có H là trung điểm của hai đường chéo OB và CD.

Suy ra tứ giác ODBC là hình bình hành.

Mà OB CD tại H (giả thiết).

Do đó ODBC là hình thoi.

Vậy ta có điều phải chứng minh.

b) Ta có tứ giác ODBC là hình thoi (kết quả câu a).

Suy ra BC = OC.

Mà OB = OC = R.

Do đó BC = OB = OC = R.

Vì vậy ∆OBC đều nên \(\widehat {BOC} = 60^\circ \).

c) Ta có BC = OB (do ∆OBC đều) và OB = BM (do M là điểm đối xứng của O qua B).

Suy ra OB = BM = BC.

Do đó ∆OCM vuông tại C.

Vì vậy \(\widehat {OCM} = 90^\circ \).

Vậy MC là tiếp tuyến tại C của đường tròn (O).

∆OCM vuông tại C, theo định lí Pythagore ta có:

\(MC = \sqrt {O{M^2} - O{C^2}} = \sqrt {4O{B^2} - O{C^2}} = \sqrt {4{R^2} - {R^2}} = R\sqrt 3 \).

Vậy \(MC = R\sqrt 3 \).

d) Ta có H là trung điểm OB. Suy ra \(OH = HB = \frac{{OB}}{2}\).

∆OCI vuông tại O có OH là đường cao: OH2 = HI.HC (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

Mà HC = HD (do H là trung điểm của CD)

Suy ra OH2 = HI.HD (1)

∆OCM vuông tại C có CH là đường cao: CH2 = HO.HM (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

Mà HO = HB (do H là trung điểm của OB)

Suy ra CH2 = HB.HM (2)

∆OCH vuông tại H: OC2 = CH2 + OH2 (định lí Pythagore) (3)

Từ (1), (2) và (3) ta : OC2 = HB.HM + HI.HD.

Mà OC = R

Suy ra R2 = HI.HD + HB.HM.


Câu 46:

Cho A = (–∞; –2], B = [3; +∞) và C = (0; 4). Khi đó, (A B) ∩ C là:
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có A B = (–∞; –2] [3; +∞).

Suy ra (A B) ∩ C = [3; 4).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 47:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số được lập từ sáu chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6?
Xem đáp án

Lời giải

Gọi \[\overline {abc} \,\,\,\left( {a \ne 0} \right)\] là số tự nhiên có 3 chữ số.

Ta có:

a có 6 cách chọn;

b có 6 cách chọn;

c có 6 cách chọn.

Áp dụng quy tắc nhân, ta có 6.6.6 = 216 số tự nhiên có 3 chữ số được tạo thành từ sáu chữ số đã cho.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 48:

Giải hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}25 - {x^2} \le 0\\2{x^2} + 9x + 7 > 0\end{array} \right.\)
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}25 - {x^2} \le 0\\2{x^2} + 9x + 7 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left( {5 - x} \right)\left( {5 + x} \right) \le 0\\\left( {2x + 7} \right)\left( {x + 1} \right) > 0\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x \ge 5\\x \le - 5\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x > - 1\\x < - \frac{7}{2}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \ge 5\\x \le - 5\end{array} \right.\]

Vậy hệ bất phương trình trên có tập nghiệm là: \(S = \left( { - \infty ; - 5} \right] \cup \left[ {5; + \infty } \right)\).


Câu 49:

Hình lăng trụ có đáy là thp giác lồi có bao nhiêu cạnh?
Xem đáp án

Lời giải

Hình lăng trụ có đáy là thp giác lồi có tất cả 2.10 = 20 cạnh đáy.

Khi đó hình lăng trụ này có tất cả 10 mặt bên nên có 9 đường cao.

Vậy hình lăng trụ có đáy là thp giác lồi có 29 cạnh.


Bắt đầu thi ngay