IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 50)

  • 8721 lượt thi

  • 101 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm hai số biết tổng của hai số đó là 56,9; nếu thêm vào số bé 6,25 đơn vị và bớt ở số lớn đi 6,25 đơn vị thì được hai số bằng nhau.

Xem đáp án

Vì nếu thêm vào số bé 6,25 đơn vị và bớt ở số lớn đi 6,25 đơn vị thì được hai số bằng nhau nên hiệu hai số là: 6,25 + 6,25 = 12,5

Số lớn là: (56,9 + 12,5) : 2 = 34,7

Số bé là: 56,9 – 34,7 = 22,2.


Câu 2:

Tìm x biết: –2750 – x = 1213 – (–315).

Xem đáp án

–2750 – x = 1213 – (–315)

–2750 – x = 1528

–x = – 2750 – 1528

–x = – 4278

x = 4278.


Câu 3:

Chứng minh: \(1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ..... + \frac{1}{{64}}\) > 4.

Xem đáp án

\(1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ..... + \frac{1}{{64}}\)

\( = 1 + \frac{1}{2} + \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{4}} \right) + \left( {\frac{1}{5} + \frac{1}{6} + \frac{1}{7} + \frac{1}{8}} \right) + ... + \left( {\frac{1}{{33}} + \frac{1}{{34}} + ... + \frac{1}{{64}}} \right)\)

\( > 1 + \frac{1}{2} + 2.\frac{1}{4} + 4,\frac{1}{8} + ..... + 32.\frac{1}{{64}} = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} = 4\)

Vậy \(1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ..... + \frac{1}{{64}}\) > 4.


Câu 4:

Tính bằng hai cách: (2,45 + 7,55) × 2,75.

Xem đáp án

Cách 1:

(2,45 + 7,55) × 2,75

= 10 × 2,75

= 27,5

Cách 2:

(2,45 + 7,55) × 2,75

= 2,45 × 2,75 + 7,55 × 2,75

= 27,5


Câu 5:

Tìm X:

a) X × 0,25 + 5,42 = 24,42;

b) (X – 5,3) : 4,2 = 5,65.

Xem đáp án

a) X × 0,25 + 5,42 = 24,42

X × 0,25 = 24,42 – 5,42

X × 0,25 = 19

X = 76.

b) (X – 5,3) : 4,2 = 5,65

X – 5,3 = 5,65 × 4,2

X – 5,3 = 23,73

X = 23,73 + 5,3

X = 29,03


Câu 6:

Tính:

a) (– 2 018) + 2 018;

b) 57 + (– 93);

c) (– 38) + 46.

Xem đáp án

a) (– 2 018) + 2018 = 0. (vì – 2 108 và 2 018 là hai số đối nhau)

b) 57 + (– 93) = (– 93) + 57 = – (93 – 57) = – 36.

c) (– 38) + 46 = 46 + (– 38) = 46 – 38 = 8.


Câu 9:

Cho 4 chữ số 1, 2, 3, 4 viết được bao nhiêu số có 5 chữ số.

Xem đáp án

Số số có 5 chữ số (không yêu cầu khác nhau) có thể có là:

4.4.4.4.4 = 1024 (số).


Câu 10:

Chứng minh rằng: \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) chia hết cho 2 và 5.

Xem đáp án

Ta có:

995 = 99 × 99 × 99 × 99 × 99 có tận cùng là 9

984 = 98 × 98 × 98 × 98 có tận cùng là 6

973 = 97 × 97 × 97 có tận cùng là 3

962 = 96 × 96 có tận cùng là 6

Vậy \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) có tận cùng là 9 – 6 + 3 – 6 = 0

Vậy \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) chia hết cho 2 và 5.


Câu 11:

Chứng minh rằng các số có dạng \(\overline {abcabc} \) chia hết cho 7, 11 và 13.

Xem đáp án

Ta có:

\(\overline {abcabc} = \overline {abc\,} \, \times \,\,1000 + \overline {abc} = \overline {abc\,} \, \times 1001 = \overline {abc\,} \, \times \,7\, \times \,11\, \times \,13\)

Do đó, \(\overline {abcabc} \) chia hết cho 7, 11 và 13.


Câu 12:

Một lớp học có 28 nam và 24 nữ . Có bao nhiêu cách chia đều học sinh thành các tổ với số tổ nhiều hơn 1 sao cho số nam trong các tổ bằng nhau và số nữ trong các tổ cũng bằng nhau ? Cách chia nào để mỗi tổ có số học sinh ít nhất ?

Xem đáp án

Gọi số tổ chia được là a (tổ)

Phải chia sao cho mổi tổ có số nam bằng nhau, nữ bằng nhau

Nên ta có:

28 chia hết cho a

24 chia hết cho a

Suy ra a thuộc ƯC(28,24)

Ta có :

28 = 2.2.7

24 = 2.3.3

Suy ra ƯCLN (28,24)=2.2=4

Suy ra ƯC(28,24)=Ư(4)={1,2,4}

Mà số tổ lớn hơn 1 nên có 2 cách chia là chia cho 2 và chia cho 4.

Số học sinh ít nhất ở mỗi tổ suy ra số tổ phải nhiều nhất.

Vậy số tổ chia nhiều nhất là 4 tổ.


Câu 13:

Từ các chữ số 2, 3, 4 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 9 chữ số, trong đó chữ số 2 có mặt 2 lần, chữ số 3 có mặt 3 lần, chữ số 4 có mặt 4 lần ?

Xem đáp án

Chọn vị trí cho 2 chữ số 2 có \(C_9^2\) cách

Chọn vị trí cho 3 chữ số 3 có \(C_7^3\)cách

Chọn vị trí cho 4 chữ số 4 có \(C_4^4\) cách

Vậy số các số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu đề bài là: \(C_9^2\).\(C_7^3\).\(C_4^4\) = 1260 số.


Câu 14:

Từ điểm A nằm ngoài đường tròn O, vẽ các tiếp tuyến AB, AC. Gọi D là điểm đối xứng với B qua O, vẽ cát tuyến AEF, DE và DF cắt AO tại M và N. Chứng minh rằng OM = ON.

Xem đáp án
Từ điểm A nằm ngoài đường tròn O, vẽ các tiếp tuyến AB, AC. Gọi D là điểm đối xứng  (ảnh 1)

Dễ dàng chứng minh được AO vuông góc BC và BC vuông góc CD, do đó AO song song với CD 

\( \Rightarrow \widehat {AME} = \widehat {CDE}\) (2 góc đồng vị)

Lại có \[\widehat {CDE} = \widehat {ACE}\] (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung CE của đường tròn tâm O)

\( \Rightarrow \widehat {EMA} = \widehat {ECA}\)

Do đó, Tứ giác EMCA nội tiếp 

\( \Rightarrow \widehat {AEC} = \widehat {AMC} \Rightarrow \widehat {CEF} = \widehat {CMN}\) (1)

\( \Rightarrow \widehat {CAM} = \widehat {CEM}\)

Hay \(\widehat {CED} = \widehat {CFD}\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung CD của đtròn tâm O)

\(\widehat {CAN} = \widehat {CFN}\)

Do đó, Tứ giác CAFN nội tiếp

\( \Rightarrow \widehat {CFA} = \widehat {CNA} \Rightarrow \widehat {CFE} = \widehat {CNM}\)(2)

Từ (1) và (2) ta suy ra tam giác CEF đồng dạng với tam giác CMN (g.g)

Vì AO song song với CD (cmt) nên MN song song với CD , do đó tứ giác MNDC là hình thang.

\(\widehat {AMC} = \widehat {MCD}\) ( cùng phụ với góc CMN) (3) 

tứ giác EFDC nội tiếp ( 4 điểm E,F,D,C cùng thuộc đường tròn tâm O)

( góc ở ngoài đỉnh bằng góc ở trong của đỉnh đối )

\(\widehat {AEC} = \widehat {AMC} \Rightarrow \widehat {AMC} = \widehat {CDN}\)(4)

từ (3)  và (4) suy ra \(\widehat {MCD} = \widehat {CDN}\)

Do đó, Tứ giác MNDC là hình thang cân.

Vì O thuộc đường trung trực của CD (dễ chứng minh) do đó O cũng thuộc đường trung trực của MN nên OM = ON (đpcm).


Câu 15:

Áp dụng nhân 1 số với một tổng để tính: 84,5 × 10,1 = ?

Xem đáp án

84,5 × 10,1

= (84,5 × 10) + (84,5 × 0,1)

= 845 + 8,45

= 853,45.


Câu 16:

Cho dãy số 1; 2; 4; 7; 11; 16; 22;........ Tìm số thứ 101.

Xem đáp án

Ta thấy:

+ số thứ nhất: 1

+ số thứ 2: 1 + 1 = 2
+ số thứ 3: 1 + 1 + 2 = 4

+ số thứ 4: 1 + 1 + 2 + 3 = 7

Cứ tiếp tục như vậy, ta suy ra được số thứ 101 là: 1 + 1 + 2 + 3 + ... + 100 = 5051.
Vậy số thứ 101 là 5051.


Câu 17:

Cách cộng hai lũy thừa khác cơ số và khác số mũ.

Xem đáp án

Tính từng lũy thừa rồi cộng lại

Ví dụ: 23 + 33 = 8 + 27 = 35.


Câu 18:

Phân tích mỗi đa thức sau thành nhân tử.

a) 5x – 15y;

b) 12y(2x – 5y) + 6xy(5 – 2x);

c) x2 – 7x + 12.

Xem đáp án

a) 5x – 15y = 5(x – 3y).

b) 12y(2x – 5y) + 6xy(5 – 2x)

= 6y[2.(2x – 5y) + x(5 – 2x)]

= 6y.(4x – 10y + 5x – 2x2)

= 6y(–2x2 + 9x – 10y).

c) x2 – 7x + 12

= x2 – 4x – 3x + 12

= (x2 – 4x) – (3x – 12)

= x(x – 4) – 3(x – 4)

= (x – 3)(x – 4).


Câu 19:

Cho x, y, z > 0 và 13x + 5y + 12z = 9.

Tìm max của \(M = \frac{{xy}}{{2x + y}} + \frac{{3yz}}{{2y + z}} + \frac{{6zx}}{{2z + x}}\).

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức \(\frac{a}{{b + c + d}} \le \frac{1}{9}\left( {\frac{a}{b} + \frac{a}{c} + \frac{a}{d}} \right)\) ta có:

\(\frac{{xy}}{{2x + y}} \le \frac{1}{9}\left( {\frac{{xy}}{x} + \frac{{xy}}{x} + \frac{{xy}}{y}} \right) = \frac{1}{9}\left( {y + y + x} \right) = \frac{1}{9}(2y + x)\)

\(\frac{{3yz}}{{2y + z}} \le 3.\frac{1}{9}\left( {\frac{{yz}}{y} + \frac{{yz}}{y} + \frac{{yz}}{z}} \right) = \frac{1}{3}\left( {z + z + y} \right) = \frac{1}{3}(2z + y)\)

\(\frac{{6xz}}{{2z + x}} \le 6.\frac{1}{9}\left( {\frac{{xz}}{z} + \frac{{xz}}{z} + \frac{{xz}}{x}} \right) = \frac{2}{3}\left( {x + x + z} \right) = \frac{1}{9}(2x + z)\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow M = \frac{{xy}}{{2x + y}} + \frac{{3yz}}{{2y + z}} + \frac{{6zx}}{{2z + x}} \le \frac{1}{9}\left( {2y + z} \right) + \frac{1}{3}\left( {2z + y} \right) + \frac{2}{3}\left( {2x + z} \right)\\ \Rightarrow M = \frac{{xy}}{{2x + y}} + \frac{{3yz}}{{2y + z}} + \frac{{6zx}}{{2z + x}} \le \frac{{13}}{9}x + \frac{5}{9}y + \frac{{12}}{9}z = \frac{1}{9}\left( {13x + 5y + 12z} \right) = \frac{1}{9}.9 = 1\end{array}\)

Dấu “=” xảy ra x = y = z = \(\frac{3}{{10}}\).


Câu 20:

8 người sơn được 3 cái nhà trong 6 giờ. Hỏi với 12 người sẽ sơn được bao nhiêu cái nhà trong 12 giờ ?

Xem đáp án

Từ đề bài 8 người sơn dc 3 cái nhà trong 6 giờ suy ra trung bình mỗi giờ 8 người sơn được:

\(3:6 = \frac{1}{2}\) (căn nhà)

 Vậy trung bình 1 người 1 giờ sơn được:

\(\frac{1}{2}:8 = \frac{1}{{16}}\) (căn nhà)

Do đó, trong 12 giờ, 12 người sẽ sơn được:

\(\frac{1}{{16}}.12.12 = 9\) (căn nhà).

Đáp số: 9 căn nhà.


Câu 21:

Mua 0,5 kg nho và 1 kg táo phải trả 60 000 đồng. Mua 1 kg nho và 0,5 kg táo phải trả 72 000 đồng. Tính giá tiền mua 1 kg nho và giá tiền mua 1 kg táo.

Xem đáp án

Theo đề bài thì:

Tổng 1,5 kg nho và 1,5 kg táo phải trả:

60 000 + 72 000 = 132 000 (đồng)

Vậy tổng 1 kg nho và 1 kg táo phải trả:

132 000 ÷ 1,5 = 88 000 (đồng)

Giá tiền của 0,5 kg nho là:

88 000 – 60 000 = 28 000 (đồng)

Như thế, giá tiền 1 kg nho là:

28 000 × 2 = 56 000 (đồng)

Cuối cùng, giá tiền 1 kg táo là:

60 000 – 28 000 = 32 000 (đồng).


Câu 22:

Cuối năm 2003 số dân của một phường là 31 250 người. Nếu tỉ lệ tăng dân số hằng năm là 1,6% thì đến cuối năm 2005 số dân của phường đó là bao nhiêu người?

Xem đáp án

Giải thích các bước giải:

Cuối năm 2004 thì số dân của phường đó là:

31250 × (100% + 1,6%) = 31750 (người)

Cuối năm 2005 thì số dân của phường đó là:

31750 × (100% + 1,6%) = 32258 (người)

Đáp số: 32358 người.


Câu 24:

Cứ 4 vỏ chai nước ngọt thì có thể đổi được 1 chai nước ngọt. Nếu bạn có 32 vỏ chai nước ngọt thì bạn có thể đổi được bao nhiêu chai nước ngọt?

Xem đáp án

Lấy 32 vỏ chai ban đầu chia 4 ta sẽ được 8 chai nước ngọt. Tuy nhiên, từ 8 chai nước ngọt đó, khi uống hết lại có thể dùng vỏ chai đổi được thêm 2 chai nữa và 2 vỏ chai cuối cùng không đổi được thêm chai nào nên kết quả cuối cùng là: 8 + 2 = 10 (chai).


Câu 25:

Hai sọt cam nặng tổng cộng 76,65kg. Nếu lấy 4kg ở sọt thứ nhất chuyển sang sọt thứ hai thì sọt thứ hai nặng hơn sọt thứ nhất 1,85kg. Hỏi mỗi sọt cam nặng bao nhiêu ki–lô–gam ?

Xem đáp án

Sau khi chuyển sọt thứ nhất là:

(76,65 – 1,85) : 2 = 37,4 (kg)

Lúc đầu sọt thứ nhất nặng là :

37,4 +4 = 41,4 (kg)

Lúc đầu sọt thứ hai nặng là :

76,65 – 41,4 = 35,25 (kg)


Câu 26:

Khi bỏ quên dấu phẩy của một số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân thì số đó tăng thêm 497,97 đơn vị. Tìm số thập phân đó.

Xem đáp án

Khi bỏ dấu phẩy của số thập phân đó thì số thập phân đó sẽ gấp lên 100 lần

Vậy 497,97 ứng với 99 lần số thập phân đó

Số thập phân đó là:

407,97 : 99 = 5,03


Câu 27:

Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng \(\frac{3}{4}\) chiều dài . Biết diện tích hình chữ nhật đó là 972 cm2. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Xem đáp án

Vì chiều rộng bằng \(\frac{3}{4}\) chiều dài.

Ta coi chiều dài là 3 phần, chiều rộng là 4 phần như thế.

Do vậy hình chữ nhật đó được chia số hình vuông là:

3 × 4 = 12 (hình)

Mỗi hình vuông có diện tích là:

972 : 12 = 81 (cm2)

 81 = 9 × 9 nên cạnh hình vuông là 9 cm.

Ta có chiều rộng hình chữ nhật là:

9 × 3 = 27 (cm)

Chiều dài hình chữ nhật là:

9 × 4 = 36 (cm)

Vậy chu vi hình chữ nhật là:

(36 + 27) × 2 = 126 (cm)

Đáp số: 126 cm.


Câu 28:

Một hình chữ nhật có chiều rộng là \(\frac{3}{4}\) m ,chiều dài bằng \(\frac{4}{3}\) chiều rộng. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.

Xem đáp án

Chiều dài hình chữ nhật là

\(\frac{3}{4} \times \frac{4}{3} = 1\) (m)

Chu vi HCN là

\(\left( {\frac{3}{4} + 1} \right) \times 2 = \frac{7}{2}\) (m)

Diện tích HCN là

\(\frac{3}{4} \times 1 = \frac{3}{4}\) (m2).


Câu 29:

Một khúc gỗ hình trụ có chiều cao 3m, đường kính đáy 80 cm. Người ta cưa 4 tấm bìa để được một khối lăng trụ đều nội tiếp trong khối trụ. Tổng thể tích của 4 tắm bìa bị cưa là (xem mạch cửa không đáng kể).

Một khúc gỗ hình trụ có chiều cao 3m, đường kính đáy 80 cm. Người ta cưa 4 tấm bìa để  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đường kính đáy khối trụ là 80 cm = 0,8 m nên r = 0,4 m

Thể tích khối trụ là: V1 = π.3.0,4 = 0,48π (m3)

Do khối lăng trụ đều nội tiếp khối trụ nên độ dài đường chéo khối lăng trụ

Do đó, độ dài cạnh đáy của khối lăng trụ là \(0,4\sqrt 2 \) m

Thể tích khối lăng trụ đều nội tiếp khối trụ là: V2 = 0,96 m3

Tổng thể tích của 4 tấm bìa bị cưa là:

V = V1 – V2 = 0,48(π – 2) (m3).


Câu 30:

Tìm 1 số tự nhiên chia cho 21 dư 2, chia cho 12 dư 5. Hỏi chia cho 84 dư bao nhiêu ?

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là a

Theo bài ra, ta có:

a chia 21 dư 2 a + 19 chia hết cho 21

a chia 12 dư 5 a + 19 chia hết cho 5

a + 19 thuộc BC(21; 12)

Ta lại có:

21 = 3.7

12 = 22.3

BCNN(21; 12) = 22.3.7 = 84

BC(21; 12) = 84q

a + 19 = 84q

a = 84q – 19

a = 84q – 84 + 84 – 19

a = 84(q – 1) + 65

a chia 84 dư 65.


Câu 31:

Một thùng mì chính có 60 gói , mỗi gói nặng 453g. Hỏi 25 thùng mì chính như thế nặng bao nhiêu kg ?

Xem đáp án

Một thùng mì nặng là:

453 × 60 = 27180 (g) = 27,18 kg

25 thùng mì nặng là:

25 × 27,18 = 679,5 (kg)

Đáp số: 679,5 kg.


Câu 32:

Một thùng dầu chứa 513 lít, bác Hà lấy ra lần 1 là 75,8 lít, lần 2 bác lấy gấp đôi lần 1 hỏi sau 2 lần lấy số dầu trong thùng còn bao nhiêu lít?

Xem đáp án

Lần 2 bác Hà lấy số lít dầu là: 75,8 × 2 = 151,6 (l)

Sau 2 lần lấy số dầu trong thùng còn số lít là:

513 – 151,6 = 361,4 (l).

Đáp số: 361,4 lít dầu.


Câu 33:

Trung bình mỗi con gà mái đẻ ăn hết 104 g thức ăn trong một ngày. Hỏi trại chăn nuôi cần bao nhiêu ki – lô – gam thức ăn cho 375 con gà mái đẻ ăn trong 10 ngày.

Xem đáp án

1 ngày 375 con gà mái đã đẻ hết : 375 × 104 = 39000 (g thức ăn)

10 ngày 375 con gà mái đẻ ăn hết : 39000 × 10 = 390000 (g thức ăn)

Đổi 390000 g = 390 kg.


Câu 35:

Tính bằng cách thuận tiện nhất: 23,45 : 12,5 : 0,8.

Xem đáp án

23,45 : 12,5 : 0,8

= 23,45 : (12,5 × 0,8)

= 23,45 : 10

= 2,345.


Câu 36:

Tỉ số phần trăm của 3 và 5 là .... %

Tỉ số phần trăm của 45 và 100 là ..... %

Xem đáp án

Tỉ số phần trăm của 3 và 5 là: 3 : 5 × 100% = 60%.

Tỉ số phần trăm của 45 và 100 là: 45 : 100 × 100% = 45%.


Câu 37:

Tìm x biết: x3 – 2x = 0.

Xem đáp án

\[\begin{array}{l}{x^3} - 2x = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {{x^2} - 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2\\x = - 2\end{array} \right.\end{array}\]


Câu 38:

1 tấn 54 tạ =... kg.

Xem đáp án

1 tấn 54 tạ = 1000 kg + 5400 kg = 6400 kg.


Câu 39:

Một hình chữ nhật có chiều dài \(\frac{3}{4}\)m, chiều rộng bằng \(\frac{1}{5}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Xem đáp án

Chiều dài là: 0,75 m

Chiều rộng là: \(\frac{1}{5}.0,75 = 0,15\) (m)

Diện tích hình chữ nhật đó là: 0,75 × 0,15 = 0,1125 (m2).


Câu 40:

Một hình chữ nhật có chiều dài là \(\frac{3}{4}\)m, chiều rộng bằng \(\frac{2}{3}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Xem đáp án

Chiều dài là: 0,75 m

Chiều rộng là: \(\frac{2}{3}.0,75 = 0,5\) (m)

Diện tích hình chữ nhật đó là: 0,75 × 0,5 = 0,375 (m2).


Câu 41:

Từ các chữ số: 1; 2; 3; 4; 5; 6.

a) Có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?

b) Có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 3 ?

Xem đáp án

a) Mỗi cách lập một số có 3 chữ số khác nhau là việc lấy 3 phần tử từ tập chữ số: 1; 2; 3; 4; 5; 6, rồi sắp xếp chúng, nên mỗi cách lập số là một chỉnh hợp chập 3 của 6.

Vậy có \(A_6^3\)= 120 số có ba chữ số khác nhau thỏa mãn.

b) Số chia hết cho 3 thì tổng các chữ số của số đó phải chia hết cho 3.

Ta có các bộ ba có tổng chia hết cho 3 là: (1; 2; 3), (1; 2; 6), (1; 3; 5), (1; 5; 6), (2; 3; 4), (2; 4; 6), (3; 4; 5), (4; 5; 6).

Mỗi bộ ba có 3! cách sắp xếp để được một số chia hết cho 3.

Vậy số các số có 3 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số: 1; 2; 3; 4; 5; 6, chia hết cho 3 là: 8 . 3! = 48 (số).


Câu 42:

Cho biểu thức P = \(\left( {\frac{{{x^2}}}{{{x^3} - 4x}} + \frac{6}{{6 - 3x}} + \frac{1}{{x + 2}}} \right):\left( {x - 2 + \frac{{10 - {x^2}}}{{x + 2}}} \right)\).

a) Rút gọn P.

b) Tính giá trị của biểu thức P khi \(\left| x \right| = \frac{3}{4}\).

c) Với giá trị nào của x thì P = 7.

d) Tìm giá trị nguyên của x để P có giá trị nguyên.

Xem đáp án

Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ne \pm 2\\x \ne 0\end{array} \right.\)

a)

\(\begin{array}{l}P = \left( {\frac{{{x^2}}}{{{x^3} - 4x}} + \frac{6}{{6 - 3x}} + \frac{1}{{x + 2}}} \right):\left( {x - 2 + \frac{{10 - {x^2}}}{{x + 2}}} \right)\\ = \left( {\frac{{{x^2}}}{{x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} - \frac{6}{{3\left( {x - 2} \right)}} + \frac{1}{{x + 2}}} \right):\frac{{{x^2} - 4 + 10 - {x^2}}}{{x - 2}}\\ = \left( {\frac{{{x^2}}}{{x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} - \frac{{2x\left( {x + 2} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} + \frac{{x\left( {x - 2} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}} \right):\frac{6}{{x - 2}}\\ = \frac{{{x^2} - 2{x^2} - 4x + {x^2} - 2x}}{{x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}:\frac{6}{{x - 2}}\\ = \frac{{ - 6x}}{{6x\left( {x + 2} \right)}} = \frac{{ - 1}}{{x + 2}}\end{array}\)

b)

Khi \(\left| x \right| = \frac{3}{4}\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{3}{4}\\x = - \frac{3}{4}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}P = - \frac{4}{{11}}\\P = - \frac{4}{5}\end{array} \right.\)

c)

Để P = 7

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \frac{{ - 1}}{{x + 2}} = 7\\ \Leftrightarrow 7\left( {x + 2} \right) = - 1\\ \Leftrightarrow 7x + 14 = - 1\\ \Leftrightarrow 7x = - 15\\ \Leftrightarrow x = \frac{{ - 15}}{7}\end{array}\)

d)

Để P

1 x + 2

x + 2 Ư(1) = {±1}

x {–3; –1}.


Câu 43:

Cho mệnh đề chứa biến P(n): “n(n + 1) là số lẻ” với n là số nguyên. Hãy phát biểu các mệnh đề:

a) và mệnh đề phủ định của nó.

b) và mệnh đề phủ định của nó.

Xem đáp án

a)

Với mọi n thuộc tập số nguyên ℤ thì n(n + 1) là số lẻ.

Mệnh đề phủ định: : Tồn tại một số nguyên n sao cho n(n + 1) là số chẵn.

b)

Tồn tại một số nguyên n để n(n+1) là số lẻ.

Mệnh đề phủ định: : Với mọi n thuộc tập số nguyên thì n(n + 1) là số chẵn.


Câu 44:

Trên đường tròn (O) đường kính AB, lấy điểm M (khác A và B). Vẽ tiếp tuyến của (O) tại A. Đường thẳng BM cắt tiếp tuyến đó tại C.

Chứng minh rằng ta luôn có: MA2 = MB . MC.

Xem đáp án
Trên đường tròn (O) đường kính AB, lấy điểm M (khác A và B). Vẽ tiếp tuyến của (O)  (ảnh 1)

\(\widehat {AMB}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \( \Rightarrow \widehat {AMB} = 90^\circ \)

AC là tiếp tuyến của đường tròn tại A

Do đó, AC vuông góc với AO

\( \Rightarrow AC \bot AO\)

Do đó, \(\widehat {CAB} = 90^\circ \)

Do đó, tam giác ABC vuông tại A có đường cao AM

\( \Rightarrow A{M^2} = MB.MC\) (Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông).


Câu 45:

Tính \(\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right).4 - {x^2}\).

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right).4 - {x^2}\\ = ({x^2} - 3x - 2x + 6).4 - {x^2}\\ = 4{x^2} - 12x - 8x + 24 - {x^2}\\ = 3{x^2} - 20x + 24\end{array}\)


Câu 46:

Phân tích đa thức thành nhân tử: x2 + 2y2 – 3xy + x – 2y.

Xem đáp án

x2 + 2y2 – 3xy + x – 2y

= x2 – 4xy + 4y2 + xy – 2y2 + x – 2y

= (x – 2y)2 + y(x – 2y) + (x – 2y)

= (x – 2y)(x – 2y + y + 1)

= (x – 2y)(x – y + 1).


Câu 47:

Nếu x, y, z > 0 thỏa mãn: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} = 4\) thì

\(\frac{1}{{2x + y + z}} + \frac{1}{{x + 2y + z}} + \frac{1}{{x + y + 2z}} \le 1\).

Xem đáp án

Ta có: x, y, z > 0

Áp dụng BĐT Cô si ta có:

\(\left( {x + y} \right) \ge 2\sqrt {xy} \)\(\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y}} \right) \ge 2\sqrt {\frac{1}{{xy}}} \)

\( \Rightarrow \left( {x + y} \right)\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y}} \right) \ge 2\sqrt {xy} .2\sqrt {\frac{1}{{xy}}} = 4\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{x} + \frac{1}{y} \ge \frac{4}{{x + y}} \Leftrightarrow \frac{1}{{x + y}} \le 4\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y}} \right)\) (*)

Áp dụng (*) ta có:

\(\frac{1}{{2x + y + z}} = \frac{1}{{x + y + x + z}} = \frac{1}{{\left( {x + y} \right) + \left( {x + z} \right)}} \le \frac{1}{4}\left( {\frac{1}{{x + y}} + \frac{1}{{x + z}}} \right) \le \frac{1}{{16}}\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{x} + \frac{1}{z}} \right)\left( 1 \right)\)

\(\frac{1}{{x + 2y + z}} = \frac{1}{{x + y + y + z}} = \frac{1}{{\left( {x + y} \right) + \left( {y + z} \right)}} \le \frac{1}{4}\left( {\frac{1}{{x + y}} + \frac{1}{{y + z}}} \right) \le \frac{1}{{16}}\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right)\left( 2 \right)\)

\(\frac{1}{{x + y + 2z}} = \frac{1}{{x + z + y + z}} = \frac{1}{{\left( {x + z} \right) + \left( {y + z} \right)}} \le \frac{1}{4}\left( {\frac{1}{{x + z}} + \frac{1}{{y + z}}} \right) \le \frac{1}{{16}}\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{z} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right)\left( 3 \right)\)

Cộng hai vế của (1) , (2), (3) ta có:

\(\frac{1}{{2x + y + z}} + \frac{1}{{x + 2y + z}} + \frac{1}{{x + y + 2z}} \le 1\) (đcpcm).


Câu 48:

10 câu thành ngữ/tục ngữ có dùng biện pháp nhân hóa

Xem đáp án

1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

3. Núi cao bởi có đất bồi, 

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?

4. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.

5. Khăn thương nhớ ai

    Khăn rơi xuống đất

    Khăn thương nhớ ai

    Khăn vắt lên vai

    Khăn thương nhớ ai

    Khăn chùi nước mắt...

6. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông

7. Bầu ơi thương lấy bí cùng– Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

8. Núi cao chi lắm núi ơi– Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

9. Bác giun đào đất suốt ngày

Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà

10. Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi?


Câu 49:

Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau : 0, 3, 7, 12, ...

Xem đáp án

Số hạng thứ hai là : 3 = 0 + 1 + 2

Số hạng thứ ba là : 7 = 3 + 1 + 3

Số hạng thứ tư là :12 = 7 + 1 + 4

Từ đó rút ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy .

Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau: 0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ..


Câu 50:

Từ các chữ số 0,1,2,3,5,7,8 có thể lập được bao nhiêu số gồm ba chữ số khác nhau và nhỏ hơn hoặc bằng 572 ?

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là \(\overline {abc} \)

+ Trường hợp 1: a = 1

a: có 1 cách chọn

b: có 6 cách chọn

c: có 5 cách chọn

Theo quy tắc nhân có 1.6.5 = 30 số.

+ Trường hợp 2: a = 2, trường hợp 3: a = 3 làm tương tự.

+ Trường hợp 4: a = 5

a: có 1 cách chọn

b: có 4 cách chọn

c: có 5 cách chọn

Theo quy tắc nhân có: 1.4.5 = 20 số

Trường hợp 5: a = 5, b = 7

a có 1 cách chọn

b có 1 cách chọn

c có 3 cách chọn

Theo quy tắc nhân có: 1.1.3 = 3 số

Theo quy tắc cộng có 30 + 30 + 30 + 20 + 3 = 113 số thỏa mãn đề bài.


Câu 51:

Biết 78 người hoàn thành một công việc trong 65 ngày. Nếu cải tiến công cụ để năng suất lao động tăng thêm 20% thì cần giảm bao nhiêu người mà vẫn hoàn thành công việc đó trong 65 ngày ? Biết năng suất lao động của mỗi người đều như nhau.
Xem đáp án

Sau khi cải tiến công cụ năng suất lao động đạt 100% + 20% = 120%

Cùng một công việc và số ngày làm việc như nhau thì năng suất lao động và số người là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Số người lúc sau là: \(\frac{{100\% .78}}{{120\% }} = 65\) người

Vậy số người cần giảm là: 78 – 65 = 13 người.


Câu 52:

600 phút =… giờ ?

Xem đáp án

600 phút = 10 giờ vì 1 giờ = 60 phút.


Câu 54:

Cho đường tròn (O ; R) và một điểm A sao cho OA = 2R vẽ các tiếp tuyến AB, AC với (O; R) , B và C là các tiếp điểm. Vẽ đường kính BOD.

a) Chứng minh 4 điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh DC song song với OA.

c) Đường trung trực của BD cắt AC và CD lần lượt tại S và E. Chứng minh OCEA là hình thang cân.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O ; R) và một điểm A sao cho OA = 2R vẽ các tiếp tuyến AB, AC với (O; R) (ảnh 1)

a)

AB, AC là các tiếp tuyến của (O) nên \(\widehat {OBA} = \widehat {OCA} = 90^\circ \)

Do đó, B, C cùng thuộc một đường tròn đường kính OA

Do đó, A, B, C, O cùng thuộc đường tròn đường kính OA

b)

AB, AC là tiếp tuyến của (O) nên AB = AC mà OC = OB = R

Do đó, OA là trung trực của BC

Nên OA vuông góc với BC

Tam giác BCD nội tiếp đường tròn (O; R) nên \(\widehat {BCD} = 90^\circ \) hay DC vuông góc với BC

Do đó, CD song song với OA (cùng vuông góc với BC)

c)

DC song song với OA nên CE song song với OA

Do đó, OCEA là hình thang

Ta có: tam giác ODE bằng tam giác BOA (g.c.g) nên OE = AB

OE = AC

Do đó, OCEA là hình thang cân.


Câu 55:

Cho tam giác ABC đều cạnh 2a, d là đường thẳng qua A và song song BC. Khi M di động trên d thì giá trị nhỏ nhất của \(\left| {\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MC} } \right|\) là?

Xem đáp án

Xét điểm I sao cho

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow \overrightarrow {IA} + 2\left( {\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {AB} } \right) - \left( {\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {AC} } \right) = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} = 0\\ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CB} = 0\\ \Leftrightarrow \overrightarrow {IA} = \frac{{\overrightarrow {BA} + \overrightarrow {BC} }}{2} = \overrightarrow {BK} \end{array}\)

(K là trung điểm AC)

Ta có: I là điểm thứ 4 của hình bình hành AIBK

Ta có:

\(\begin{array}{l}\left| {\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} } \right) + 2\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} } \right) - \left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IC} } \right)} \right|\\ = \left| {2\overrightarrow {MI} + \left( {\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IB} - \overrightarrow {IC} } \right)} \right| = 2MI\end{array}\)

M thuộc d, nên giá trị nhỏ nhất đạt được khi IM vuông góc với d.

Khi đó \(\widehat {MAI} = \widehat {MAB} - \widehat {IAB} = 60^\circ - 30^\circ = 30^\circ \)

\( \Rightarrow 2IM = 2.IA.\sin 30^\circ = 2BK.\sin 30^\circ = a\sqrt 3 \).

Vậy giá trị nhỏ nhất của \(\left| {\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MC} } \right|\)\(a\sqrt 3 \).


Câu 56:

Cho đường tròn (O; R) có đường kính BC. Lấy A thuộc (O) sao cho AB < AC, vẽ đường cao AH của tam giác ABC.

a) Chứng minh: AH.BC = AB.AC.

b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC tại M. Chứng minh rằng: MA2 = MB.MC.

c) Kẻ HE vuông góc với AB (E thuộc AB) và HF vuông góc với AC (F thuộc AC). Chứng minh AM song song với EF.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; R) có đường kính BC. Lấy A thuộc (O) sao cho AB < AC, vẽ đường cao (ảnh 1)

Xét tam giác ABC có:

\(\widehat {BAC} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Do đó, tam giác ABC vuông tại A

\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AH.BC = \frac{1}{2}AB.AC\)

\( \Rightarrow AH.BC = AB.AC\).

b)

Xét tam giác MAB và tam giác MCA có:

\(\widehat M\) chung

\(\widehat {MAB} = \widehat {MCA}\)(cùng chắn cung AB)

Do đó, tam giác MAB đồng dạng với tam giác MCA (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{MA}}{{MC}} = \frac{{MB}}{{MA}} \Rightarrow M{A^2} = MC.MB\).

c)

AM vuông góc với AO (do AM là tiếp tuyến của (O))

Xét tam giác AOC có:

AO = OC

Do đó, tam giác AOC cân tại O

\( \Rightarrow \widehat {OAC} = \widehat {OCA}\)

\(\widehat {AFE} = \widehat {ABC}\)

\(\widehat {OCA} + \widehat {ABC} = 90^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {OAC} + \widehat {AFE} = 90^\circ \)

Do đó, AO vuông góc với EF

Do đó, EF song song với AM.


Câu 57:

Cho M nằm ngoài đường tròn (O), qua M kẻ tiếp tuyến MA và cát tuyến MBC. Chứng minh : MA2 = MB.MC.

Xem đáp án
Cho M nằm ngoài đường tròn (O), qua M kẻ tiếp tuyến MA và cát tuyến MBC. Chứng minh (ảnh 1)

\(\widehat {AMB}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \( \Rightarrow \widehat {AMB} = 90^\circ \)

AC là tiếp tuyến của đường tròn tại A

Do đó, AC vuông góc với AO

\( \Rightarrow AC \bot AO\)

Do đó, \(\widehat {CAB} = 90^\circ \)

Do đó, tam giác ABC vuông tại A có đường cao AM

\( \Rightarrow A{M^2} = MB.MC\) (Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông).


Câu 58:

Một hộp chứa 5 bi xanh, 7 bi đỏ và 8 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 8 viên bi từ hộp. Tính xác suất để 8 viên bi được lấy ra có đủ cả 3 màu.

Xem đáp án

Lấy ngẫu nhiên 8 bi từ hộp, không gian mẫu là: \(C_{20}^8 = 125970\)

Số cách chọn 8 bi không có đủ cả 3 màu:

+ Chọn bi chỉ có 1 màu: 1 cách (chỉ chọn được màu vàng)

+ Chọn 8 bi có 2 màu: \(C_{12}^8 + C_{13}^8 + C_{15}^8 - 2C_8^8 = 8215\)

Xác suất để chọn 8 bi không đủ cả 3 màu là: \(P = \frac{{8215 + 1}}{{125970}} = \frac{{316}}{{4845}}\)

Xác suất để chọn 8 bi đủ cả 3 màu là: \(1 - P = 1 - \frac{{316}}{{4845}} = \frac{{4529}}{{4845}}\).


Câu 59:

Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 14 học sinh nữ. Hỏi:

a, Số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó ?

b, Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh nam.

Xem đáp án

a, Số học sinh nữ chiếm số phần trăm số học sinh của lớp là:

14 : 35 × 100 = 40%

Số học sinh nam là:

35 – 14 = 21 (học sinh)

b, Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh nam là:

14 : 21 × 100 = 66,7%.


Câu 60:

Một đội xe cần chở 48 tấn hàng. Trước khi làm việc đội được bổ sung thêm 4 xe nữa nên mỗi xe chở ít hơn 1 tấn so với dự định. Hỏi đội xe đầu có bao nhiêu chiếc? biết rằng số hàng chở trên mỗi lượn xe có trọng lượng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Gọi số xe lúc đầu là x (x ℕ*) (xe)

Số xe lúc sau là x + 4 (xe)

Số hàng dự định trên xe lúc đầu là \(\frac{{48}}{x}\)(tấn)

Số hàng trên xe lúc sau là \(\frac{{48}}{{x + 4}}\)(tấn)

Theo bài ra ta có PT:

\(\frac{{48}}{x} - \frac{{48}}{{x + 4}} = 1\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 16\\x = 12\end{array} \right.\)

Vì x là số tự nhiên nên đội xe lúc đầu có 12 chiếc

Số hàng trên xe dự định lúc đầu là 48 : 12 = 4 (tấn)

Số hàng trên xe lúc sau là 48 : (12 + 4) = 3 (tấn).


Câu 61:

Một cửa hàng vải bán ngày đầu được 25% số mét vải có trong cửa hàng. Ngày thứ 2 bán được 35% số mét vải. Sau 2 ngày bán cửa hàng còn lại 408m. Hỏi:

a) Số mét vải có trong cửa hàng lúc đầu là bao nhiêu?

b) Mỗi ngày bán bao nhiêu mét vải.

Xem đáp án

Số m vải còn lại chiếm là: 100% – 25% – 35% = 40%

a) Số m vải cửa hàng có lúc đầu là: 408 : 40 × 100 = 1020 (m)

b)

Ngày đầu cửa hàng bán được là: 1020 : 100 × 25 = 255 (m)

Ngày 2 cửa hàng bán được là: 1020 – 255 – 408 = 357 (m).


Câu 62:

So sánh \({2^{225}}\)\({3^{150}}\).

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}{2^{225}} = {8^{75}}\\{3^{150}} = {9^{75}}\\{9^{75}} > {8^{75}} \Rightarrow {2^{225}} < {3^{150}}\end{array}\)


Câu 63:

Tìm các ước của mỗi số sau: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 17, 34.

Xem đáp án

Các ước của 2 là: 1; 2

Các ước của 3 là: 1; 3

Các ước của 4 là: 1; 2; 4

Các ước của 5 là: 1; 5

Các ước của 6 là: 1; 2; 3; 6

Các ước của 7 là: 1; 7

Các ước của 34 là: 1; 2; 17; 34.


Câu 64:

Hãy tính tổng của các số có 3 chữ số chia hết cho 4.

Xem đáp án

Ta có dãy số : 100,104 108.....996 .Vậy khoảng cách giữa cách số là 4

Số số hạng là: (996 – 100) : 4 + 1 = 225.

Tổng là : (996 + 100) × 225 : 2 = 123300.


Câu 65:

Tìm X biết: 7,3 × X + 2,3 × X = 25,6 × 9,6.

Xem đáp án

(7,3 + 2,3) × X = 25,6 × 9,6

9,6 × X = 25,6 × 9,6

X = 25,6.


Câu 66:

Tìm X biết: 0,25 + X × 11 = 24.

Xem đáp án

X : 0,25 + X × 11 = 24

X × 4 + X × 11 = 24

 X × ( 4 + 11 ) = 24

X × 15 = 24

X = 24 : 15

X = 1,6.


Câu 67:

Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1,25 × 3,6) : (9 × 5).

Xem đáp án

(1,25 × 3,6) : (9 × 5)                 

= (1,25 : 5) × (3,6 : 9)                                         

= 0,25 × 0,4

= 0,1.


Câu 68:

Tổng 11,11 + 12,12 + 13,13 + ... + 99,99 là bao nhiêu ?

Xem đáp án

11,11 + 12,12 + 13,13 + ... + 99,99

= 11 × 1,01 + 12 × 1,01 + 13 × 1,01 + ... + 99 × 1,01

= 1,01 × ( 11 + 12 + 13 + ... + 99 )

= 1,01 × 4895

= 4943,95.


Câu 69:

Từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9. Hỏi lập được bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số sao cho số tạo thành nhất định phải có mặt chữ số 1, các chữ số khác chỉ xuất hiện nhiều nhất 1 lần và không có số nào có 2 chữ số 1 đứng cạnh nhau?

Xem đáp án

Chọn 3 chữ số từ 9 số đã cho trừ số 1 và xếp theo thứ tự thành hàng ngang ta có \(A_8^3\)

Khi đó ta có 4 vị trí có thể xếp số 1, đó là 2 khoảng trống giữa 3 chữ số trên và hai đầu

Xếp số 1 vào ba trong 4 vị trí nói trên có \(C_4^3\) 

Suy ra trường hợp 2 có \(A_8^3.C_4^3\) cách xếp

Vậy có \(A_8^5.C_6^1 + A_8^3.C_4^3 = 58464\) số thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 70:

Cho nửa đường tròn (O; R). Hai dây cung AB và CD song song với nhau có độ dài lần lượt là 32 cm và 24 cm và khoảng cách giữa 2 dây là 4 cm. Tính bán kính đường tròn.

Xem đáp án
Cho nửa đường tròn (O; R). Hai dây cung AB và CD song song với nhau có độ dài lần lượt  (ảnh 1)

Kẻ Oh vuông góc với AB, OK vuông góc với CD

Ta thấy O, H, K thẳng hàng

Đặt OH = x, OK = x + 4

Tam giác OHB vuông tại H có:

OH2 + HB2 = OB2 hay x2 + 162 = R2

Tam giác OKD vuông ở K có:

OK2 + KD2 = OD2

Hay (x + 4)2 + 122 = R2

Từ (1) và (2) suy ra: x2 + 162 = (x + 4)2 + 122

Giải phương trình này ta được: x = 12 , tức OH = 12 cm

Từ (1) ta có: R2 = 122 + 162 = 400 , suy ra R = 20 cm.


Câu 71:

Tổng của hai số lẻ bằng 64. Tìm 2 số đó,biết rằng giữa chúng có 5 số chẵn liên tiếp.

Xem đáp án

Hiệu của hai số là:

5.2 = 10

Số thứ nhất là: (64 + 10) : 2 = 37

Số thứ hai là: 64 – 37 = 27.


Câu 72:

Cho hình vuông ABCD, O là giao điểm hai đường chéo AC và BD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OB và CD.

a) CMR: \(\widehat {AMN} = 90^\circ \). Từ đó suy ra bốn điểm A, M, N, D cùng thuộc một đường tròn.

b) So sánh AN và MD.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD, O là giao điểm hai đường chéo AC và BD. Gọi M và N lần lượt  (ảnh 1)

a)

Kẻ NH vuông góc với DO

Ta có ABCD là hình vuông AC vuông góc với BD

Mà N là trung điểm của DC, NH vuông góc với DO

NH \({\rm{//}}\) OC

Do đó, NH là đường trung bình

Mà M là trung điểm OB (gt)

Suy ra H là trung điểm OD

\(NH = \frac{1}{2}OC = OM\)

Suy ra HM = OA

Xét tam giác OMA và tam giác HNM có:

\(\widehat H = \widehat O = 90^\circ \)

NH = MO

HM = OA

Do đó tam giác OMA và tam giác HNM bằng nhau

\( \Rightarrow \widehat {OAM} = \widehat {HMN}\)

\( \Rightarrow \widehat {AMN} = \widehat {AMO} + \widehat {HMN} = \widehat {AMO} + \widehat {OAM} = 90^\circ \) (đcpcm).

Gọi I là trung điểm của AN

Tam giác AMN vuông tại M \(MI = \frac{1}{2}AN = AI\)

Tam giác ADN vuông tại D \(DI = \frac{1}{2}AN = AI\)

Suy ra IA = IM = IN = ID

Do đó, 4 điểm A, M, N, D cùng thuộc đường tròn tâm I.

b)

Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác AMND

Có AN là đường kính và DM là dây nên AN > DM.


Câu 73:

Tính nhanh: [(–851) + 5924] + [851 + (–5924)].

Xem đáp án

[(–851) + 5924] + [851 + (–5924)]

= [–851 + 5924] + [851 – 5924]

= –851 + 5924 + 851 – 5924

= (851 – 851) + (5924 – 5924)

= 0 + 0

= 0.


Câu 74:

Người ta uốn một sợi dây thép thành hình như hình vẽ bên. Độ dài sợi thép đó là:

Người ta uốn một sợi dây thép thành hình như hình vẽ bên. Độ dài sợi thép đó là (ảnh 1)
Xem đáp án

Chu vi hình chữ nhật là:

(5,5 + 3) × 2 = 17 (dm)

chu vi hình tròn là:

3 × 3,14 = 9,42 (dm)

độ dài sợi dây thép đó là:

17 + 9,42 – 3 – 3 = 20,42 (dm).


Câu 75:

Tính tổng sau:

2 + (–3) + 4 + (–5) + ...... + 2008 + (–2009) + 2010 + (–2011) + 2012.

Xem đáp án

2 + (–3) + 4 + (–5) + ... + 2010 + (–2011) + 2012

= 2 + (4 – 3) + (6 – 5) + ... + (2010 – 2009) + (2012 – 2011)

= 2 + 1 + 1 + 1 + ... + 1 (1005 số 1)

= 2 + 1005

= 1007.


Câu 77:

Có 1000kg hóa chất được bảo quản tròn 1 thùng chứa. Thành phần của loại hóa chất này bao gồm 99% khối lượng nước và 1% khối lượng dầu. Một thời gian sau bị bốc hơi và khối lượng nước trong hóa chất chỉ còn 96%. Hỏi bây giờ hóa chất đó còn nặng bao nhiêu kg?

Xem đáp án

Lượng dầu ban đầu trong 1000 kg hóa chất là:

1000 : 100 × 1 = 10 (kg)

Lượng dầu lúc sau chiếm số phần trăm là:

 100% – 96% = 4% (lượng hóa chất)

Loại hóa chất đó còn nặng là:

10 : 4 × 100 = 250 (kg)

Đáp số: 250 kg.


Câu 78:

Một mảnh đất hình vuông có chu vi là 820m.Tính diện tích mảnh đất đó?

Xem đáp án

Cạnh của mảnh đất hình vuông đó là : 820 : 4 = 205 (m)

Diện tích mảnh đất là : 205 × 205 = 42025 (m2)

Đáp số: 42025 m2.


Câu 79:

Giải phương trình: \({\left( {12x + 7} \right)^2}\left( {3x + 2} \right)\left( {2x + 1} \right) = 3\).

Xem đáp án

\({\left( {12x + 7} \right)^2}\left( {3x + 2} \right)\left( {2x + 1} \right) = 3\)

\( \Leftrightarrow \left( {144{x^2} + 168x + 49} \right)\left( {144{x^2} + 168 + 48} \right) = 72\)

Đặt \(144{x^2} + 168x + 48 = t \Rightarrow 144{x^2} + 168x + 49 = t + 1\)

Do đó, phương trình đã cho trở thành:

\(\left( {t + 1} \right)t = 72 \Leftrightarrow {t^2} + t - 72 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 8\\t = - 9\end{array} \right.\)

Với t = 8 ta có: \(144{x^2} + 168x + 48 = 8 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{{ - 1}}{3}\\x = \frac{{ - 5}}{6}\end{array} \right.\)

Với t = –9 ta có: \(144{x^2} + 168x + 48 = - 9 \Leftrightarrow x \in \emptyset \).


Câu 80:

Giải phương trình: (2x + 1)(2x + 3)(x + 1)2 = 18.

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}\left( {2x + 1} \right)\left( {2x + 3} \right){\left( {x + 1} \right)^2} = 18\\ \Leftrightarrow \left( {2x + 2 - 1} \right)\left( {2x + 2 + 1} \right){\left( {x + 1} \right)^2} = 18\\ \Leftrightarrow \left( {{{\left( {2x + 2} \right)}^2} - 1} \right){\left( {x + 1} \right)^2} = 18\\ \Leftrightarrow 4{\left( {x + 1} \right)^4} - {\left( {x + 1} \right)^2} - 18 = 0\end{array}\)

Đặt t = (x + 1)2 (t ≥ 0)

Phương trình trở thành:

\[4{t^2} - t - 18 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = \frac{9}{4}\\t = - 2(L)\end{array} \right.\]

Với \(t = \frac{9}{4} \Rightarrow {\left( {x + 1} \right)^2} = \frac{9}{4} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 1 = \frac{3}{2}\\x + 1 = \frac{{ - 3}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{1}{2}\\x = \frac{5}{2}\end{array} \right.\).


Câu 81:

Một hình chữ nhật có độ dài cạnh lần lượt là 15cm, 12cm, nếu giảm 1 cạnh đi 3cm thì phải tăng cạnh kia bao nhiêu cm để diện tích chữ nhật không đổi.

Xem đáp án

Diện tích ban đầu là: 15 × 12 = 180 (cm2)

Chiều dài sau giảm là: 15 – 3 = 12 (cm)

Cạnh còn lại phải có độ dài để diện tích không đổi là: 180 : 12 = 15 (cm)

Vậy chiều rộng tăng: 15 – 12 = 3 (cm)

Nếu giảm chiều rộng 3 cm thì chiều rộng còn: 12 – 3 = 9 (cm)

Cạnh còn lại phải có độ dài để diện tích không đổi là: 180 : 9 = 20 (cm)

Vậy chiều dài phải tăng: 20 – 15 = 5 (cm).


Câu 82:

Tính: 12 – 12 + 11 + 10 – 9 + 8 – 7 + 5 – 4 + 3 + 2 –1 =
Xem đáp án

12 – 12 + 11 + 10 – 9 + 8 – 7 + 5 – 4 + 3 + 2 – 1

= (12 – 12) + (11 + 10) – (9 – 8) – (7 – 5) – (4 – 3) + (2 – 1)

= 21 – 1 – 2 – 1 + 1

= (21 – 1) – (1 + 2 – 1)

= 20 – 2

= 18.


Câu 83:

Biết rằng 15 công nhân sửa xong 1 đoạn đường phải hết 6 ngày.Hỏi muốn sửa xong đoạn đường đó trong 3 ngày thì cần bổ sung bao nhiêu công nhân ?

Xem đáp án

Vì 6 ngày gấp đôi 3 ngày nên số công nhân làm trong 3 ngày sẽ gấp đôi số công nhân làm trong 6 ngày.

Số công nhân làm trong 3 ngày là :

15 × 2 = 30 (công nhân)

Đáp số: 30 công nhân.


Câu 84:

Tính bằng cách thuận tiện: 25 × 343 + 343 × 75.

Xem đáp án

25 × 343 + 343 × 75

= 343 × (25 + 75)

= 343 × 100

= 34300.


Câu 85:

Thực hiện phép tính: 483 + (–56) + 263 + (–64).

Xem đáp án

483 + (–56) + 263 + (–64)

= 427 + 263 + (–64)

= 690 + (–64)

= 262.


Câu 86:

Cho \(A = 1 + 3 + {3^2} + {3^3} + ... + {3^{2021}},\,\,B = {3^{2022}}:2\). Tính B – A.

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}A = 1 + 3 + {3^2} + {3^3} + ... + {3^{2021}}.\\3A = 3\left( {1 + 3 + {3^2} + {3^3} + ... + {3^{2021}}} \right) = 3 + {3^2} + ... + {3^{2022}}\\3A - A = 2A = {3^{2022}} - 1\\ \Rightarrow A = \frac{{{3^{2022}} - 1}}{2}\end{array}\)             \[\]

\(B - A = \frac{{{3^{2022}}}}{2} - \frac{{{3^{2022}} - 1}}{2} = \frac{{{3^{2022}} - {3^{2022}} + 1}}{2} = \frac{1}{2}\).


Câu 87:

Tính giá trị biểu thức: (27,5 × 0,1 + 2,5 × 0,1) × 2.
Xem đáp án

(27,5 × 0,1 + 2,5 × 0,1) × 2

= [0,1 × (2,5 + 27,5)] × 2

= (0,1 × 30) × 2

= 3 × 2

= 6.     


Câu 88:

Bạn An cho biết tổng abc và mnp là 579. Em có thể nói ngay kết quả của anp + mbc; mbp + anc là bao nhiêu không? Giải thích tại sao?

Xem đáp án

Ta có: abc + mnp = 579 (1)

Suy ra: anp + mbc =579 (2)

mbp + anc = 579 (3)

Vì: Ta thay đổi các chữ số trong các số hạng của biểu thức (1) thì sẽ có các phép cộng của biểu thức (2) và (3).

Ví dụ: ở biểu thức (1) b đứng ở vị trí hàng chục của số hạng thứ nhất, chuyển sang biểu thức (2) thì b vẫn đứng ở vị trí hàng chục nhưng ở số hạng thứ hai.... Các chữ số còn lại đều thay đổi như vậy. Nên tổng không thay đổi.


Câu 89:

Cho 7 điểm thuộc đường thẳng a và 1 điểm không thuộc đường thẳng đó.có bao nhiêu tam giác có các đỉnh là 3 trong 8 điểm trên.

Xem đáp án

Chọn 2 điểm trong 7 điểm thuộc đường thẳng a và 1 điểm không thuộc đường thẳng a sẽ tạo thành 1 tam giác. Khi đó ta có: 6 . 7 : 2 = 21 tam giác.


Câu 90:

Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB, lấy điểm M thuộc đường tròn (O) sao cho AM < MB. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) cắt tia OM tại S. Đường cao AH của tam giác SAO (H thuộc SO) cắt đường tròn (O) tại D.

1. Chứng minh SD là tiếp tuyến của đường tròn (O).

2. Kẻ đường kính DE của đường tròn (O). Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác SAD. Chứng minh M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác SAD và tính độ dài đoạn thẳng AE theo R và r.

3. Cho AM = r. Gọi K là giao điểm của BM và AD. Chứng minh: \(\frac{{M{D^2}}}{6} = KH.KD\).

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB, lấy điểm M thuộc đường tròn (O) sao cho AM  (ảnh 1)

1.

Xét tam giác OAB có:

OA = OD = R

OH vuông góc với AD

Do đó, tam giác OAD cân tại O có OH là đường cao

Do đó, OH là phân giác của góc \(\widehat {AOD}\)

\( \Rightarrow \widehat {SOA} = \widehat {SOD}\)

Xét tam giác SAO và tam giác SDO có:

KO chung

\(\widehat {SOA} = \widehat {SOD}\)

OA = OD = R

Do đó, tam giác SAO bằng tam giác SDO (c.g.c)

\( \Rightarrow \widehat {SDO} = \widehat {SAO} = 90^\circ \)

Hay SD vuông góc với OD

Do đó, SD là tiếp tuyến của (O) tại D.

2,

Xét tam giác OAM có OA = OM

Do đó, tam giác OAM cân tại O

\( \Rightarrow \widehat {OAM} = \widehat {AMH}\)

\(\widehat {OAM} + \widehat {SAM} = \widehat {SAO} = 90^\circ \)

\(\widehat {AMH} + \widehat {HAM} = 90^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {SAM} = \widehat {HAM}\)

Do đó, AM là đường phân giác của tam giác SAD (1)

Mặt khác SA, SD là các tiếp tuyến của đường tròn (O)

Do đó, SO là tia phân giác của \(\widehat {ASD}\)(2)

Từ (1) và (2) ta có: M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác SAD.

Mà MH vuông góc với AD tại H nên MH là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác SAD.

Do đó, MH = r, OH = R – r

Xét tam giác AOH vuông tại H

Ta có: OA2 = OH2 + AH2 (định lý Py–ta–go)

\( \Rightarrow AH = \sqrt {{R^2} - {{\left( {R - r} \right)}^2}} \Rightarrow AD = 2\sqrt {{R^2} - {{\left( {R - r} \right)}^2}} \)

Ta có: \(\widehat {EAD}\) chắn đường kính DE \( \Rightarrow \widehat {EAD} = 90^\circ \)

Xét tam giác EAD vuông tại A có:

DE2 = AD2 + AE2 (định lý Py–ta–go)

\( \Rightarrow AE = \sqrt {4{{\left( {R - r} \right)}^2}} = 2\left( {R - r} \right)\).

3.

OH là đường trung trực của AD, M thuộc OH

Do đó, DM = AM = R

Tứ giác AMDO có AM = MD = OA = OD (= R)

Tứ giác AMDO là hình thoi

Do đó, AM song song với DO.

Mà AM vuông góc với BM , BM vuông góc với OD

Tam giác OMD có OM = OD = CD (= R)

Do đó, tam giác OMD đều

Mà MB, DM là hai đường cao cắt nhau tại K của tam giác OMD

Do đó, K là trực tâm của tam giác đều OMD

Do đó, K là trọng tâm của tam giác đều OMD

\(KH = \frac{1}{3}DH;KD = \frac{2}{3}DH \Rightarrow KH.KD = \frac{2}{9}D{H^2}\)

Mà tam giác HMD vuông tại H

Do đó, DH = \(DH = MD.\sin 60^\circ = \frac{{\sqrt 3 }}{2}MD \Rightarrow MD = \frac{2}{{\sqrt 3 }}DH\)

\( \Rightarrow M{D^2} = 6.\frac{2}{9}D{H^2} = 6.KH.KD \Rightarrow \frac{{M{D^2}}}{6} = KH.KD\).


Câu 92:

Cho các số dương x, y, z thỏa mãn: x + y + z = 3. Tìm GTLN của:

\(B = \sqrt {\frac{{xy}}{{xy + 3z}}} + \sqrt {\frac{{yz}}{{yz + 3x}}} + \sqrt {\frac{{zx}}{{zx + 3y}}} \).

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức AM – GM kết hợp giả thiết có:

\(\begin{array}{l}B = \sqrt {\frac{{xy}}{{xy + z\left( {x + y + z} \right)}}} + \sqrt {\frac{{yz}}{{yz + x\left( {x + y + z} \right)}}} + \sqrt {\frac{{zx}}{{zx + y\left( {x + y + z} \right)}}} \\ = \sqrt {\frac{{xy}}{{\left( {x + z} \right)\left( {y + z} \right)}}} + \sqrt {\frac{{yz}}{{\left( {x + y} \right)\left( {x + z} \right)}}} + \sqrt {\frac{{zx}}{{\left( {z + y} \right)\left( {z + x} \right)}}} \\ \le \frac{1}{2}\left( {\frac{x}{{x + z}} + \frac{y}{{y + z}} + \frac{y}{{y + x}} + \frac{z}{{z + x}} + \frac{z}{{z + y}} + \frac{x}{{z + x}}} \right) \le \frac{3}{2}\end{array}\)

Vậy GTLN của B là \(\frac{3}{2}\) khi x = y = z = 1.


Câu 93:

Chúng ta xếp những số tự nhiên vào các nhóm như sau: (1); (2, 3); (4, 5, 6); ); (7, 8, 9, 10). Số đầu tiên của nhóm thứ 100 là số nào?

Xem đáp án

Nhóm 1 có 1 chữ số. Nhóm 2 có 2 chữ số. nhóm 3 có 3 chữ số.......Nhóm thứ 99 có 99 chữ số. Như vậy trước nhóm thứ 100 là nhóm 99, ta có: 1 + 2 + 3 +......+ 99. Khoảng cách giữa hai số là 1 nên:

+ Số các số hạng của dãy là: (99 – 1) : 1 + 1 = 99.

+ Nhóm thứ 99 là số: [ (99 + 1) × 99 ] : 2 = 4950.

+ Nhóm thứ 100 là số: 4951.


Câu 94:

Có 20 viên bi đỏ, 30 viên bi trắng và một số viên bi xanh, tất cả để vào 1 hộp. Nếu lấy ra trong hộp 1 viên bi thì cơ hội có thể lấy được 1 viên bi xanh là \(\frac{9}{{11}}\). Hỏi có bao nhiêu viên bi xanh?

Xem đáp án

Theo đề bài ta có: số bi xanh bằng \(\frac{9}{{11}}\) tổng số bi.

Tổng số vi đỏ và trắng chiếm \(1 - \frac{9}{{11}} = \frac{2}{{11}}\) (tổng số bi).

 

Tỉ số bi xanh và tổng số bi xanh và đỏ là:

\(\frac{9}{{11}}:\frac{2}{{11}} = \frac{9}{2}\) = 4,5

Số bi xanh là : (20 + 30) × 4,5 = 225 (viên bi).


Câu 95:

Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau?
Xem đáp án

Có 9 cách chọn chữ số hàng nghìn (vì chữ số 0 không thể đứng đầu)

Có 9 cách chọn chữ số hàng trăm (vì khác chữ số hàng nghìn)

Có 8 cách chọn chữ số hàng chục (vì khác chữ số hàng nghìn , trăm)

Có 7 cách chọn chữ số hàng đơn vị (vì khác các chữ số hàng trăm chục nghìn)

Có số số có 4 chữ số khác nhau là:

9 × 9 × 8 × 7 = 4536 số.


Câu 96:

Hai kho thóc chứa tất cả 1,45 tấn thóc ,biết nếu chuyển 0,12 tấn thóc từ kho A sang kho B thì lúc này số thóc ở kho A bằng \(\frac{2}{3}\)số thóc ở kho B. Hỏi lúc đầu mỗi kho chứa tất cả bao nhiêu tấn thóc ?

Xem đáp án

Nếu chuyển 0,12 tấn từ kho A sang kho B thì lúc này số thóc không thay đổi

Tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần)

Số thóc khoA lúc sau: 1,45 : 5 × 2 = 0,58 (tấn)

Số thóc kho A ban đầu: 0,58 + 0,12 = 0,7 (tấn)

Số thóc kho B ban đầu: 1,45 – 0,7 = 0,75 (tấn)


Câu 97:

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 15m. Nếu người ta bớt chiều dài đi \(\frac{2}{3}\) và bớt chiều rộng đi \(\frac{5}{9}\) thì khu vườn trở thành hình vuông. Tính diện tích khu vườn.

Xem đáp án

Khi bớt \(\frac{2}{3}\)chiều dài thì chiều dài mới bằng : 1 – \(\frac{2}{3}\) = \(\frac{1}{3}\) chiều dài cũ.

Khi bớt \(\frac{5}{9}\) chiều rộng thì chiều rộng mới bằng : 1 – \(\frac{5}{9}\) = \(\frac{4}{9}\) chiều rộng cũ. 

Lúc đó thì khu vườn trở thành hình vuông nên \(\frac{1}{3}\)chiều dài cũ = \(\frac{4}{9}\) chiều rộng cũ.

\(\frac{4}{{12}}\) chiều dài cũ = \(\frac{4}{9}\) chiều rộng cũ.Nghĩa là chiều dài hình chữ nhật là 12 phần, chiều rộng là 9 phần.

Tỉ số chiều dài và chiều rộng là \(\frac{4}{3}\)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

   15 : (4 – 3) × 3 = 45 (m)

Chiều dài hình chữ nhật là:

   45 + 15 = 60 (m)

Diện tích hình chữ nhật là:

   45 × 60 = 2700 (m2)

Đáp số: 2700 m2.


Câu 98:

Lãi suất tiết kiệm có kì hạn của một ngân hàng là 0,6%. Bác Minh gửi 60000000 đồng tiền tiết kiệm, hỏi sau một tháng bác Minh có bao nhiêu tiền cả tiền vốn và lãi ?

Xem đáp án

Số tiền lãi bác Minh gửi ngân hàng sau 1 tháng:

60 000 000 × 0,6% = 360 000 (đồng)

Số tiền vốn và lãi bác Minh có sau khi gửi ngân hàng 1 tháng:

60 000 000 + 360 000 = 60 360 000 (đồng)

Đáp số: 60 360 000 đồng.


Câu 99:

Một hình thang có diện tích là 42 m2, chiều cao 5,6 m, đáy lớn 9,72 m.Tìm đáy bé của hình thang.

Xem đáp án

Tổng của đáy lớn và đáy bé là:

42 × 2 : 5,6 = 15 (m)

Đáy bé của hình thang là:

15 – 9,72 = 5,28 (m)

Đáp số: 5,28 m.


Câu 101:

Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26 m, đáy lớn hơn đáy bé 8 m, đáy bé hơn chiều cao 6 m.Trung bình cứ 100 m2 thu hoạch được 70,5 kg thóc. Hỏi thu hoạch được bao nhiêu ki–lô–gam thóc trên thừa ruộng đó?

Xem đáp án

Đáy lớn thửa ruộng là:

26 + 8 = 34 (m)

Chiều cao thửa ruộng là:

26 – 6 = 20 (m)

Diện tích thửa ruộng là:

(34 + 26) × 20 : 2 = 600 (m2)

Số ki–lô–gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:

600 : 100 × 70,5 = 423 (kg)

Đáp số: 423 kg.


Bắt đầu thi ngay