IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 55)

  • 11349 lượt thi

  • 52 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thắng viết lên bảng các số từ 10 đến 70. Mỗi lần, Linh xóa đi 5 số bất kì và viết lại lên bảng trung bình cộng của 5 số đã xóa. Hỏi bao nhiêu lần như thế thì Linh chỉ còn lại 1 số trên bảng?

Xem đáp án

Từ 10 đến 70 có số số là: 70 – 10 +1 = 61

Khi xóa đi 5 số và viết lại lên bảng trung bình cộng của các số đã xóa thì lúc đó trên bảng sẽ mất đi: 4 số

Giả sử sau x (x ℕ*) lần xóa và viết lại như thế thì còn lại 1 số trên bảng

Khi đó trên bảng mất đi: 4x (số)

Trên bảng còn lại: 61 – 4x (số)

Vì còn lại 1 số trên bảng nên ta có:

61 – 4x = 1

4x = 60

x = 60 : 4

x = 15

Đáp số: 15 lần.


Câu 2:

Thắng viết lên bảng các số tự nhiên từ 10 đến 20. Mỗi bước Linh xoá đi 2 số bất kì và viết lại lên bảng tổng của 2 số đã xoá. Cứ làm vậy cho tới khi trên bảng còn lại 1 số. Khi đó, số còn lại cuối cùng trên bảng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Sau mỗi bước, Linh xóa hai số a và b và viết lên bảng a + b.

Do đó tổng các số trên bảng không thay đổi.

Khi đó ta suy ra số cuối cùng được viết trên bảng là tổng các số trên bảng lúc đầu.

Vậy số cuối cùng là:

(20 + 10).11 : 2 = 165.


Câu 3:

Tìm y, biết:

y : 15 – 34,87 = 52,21 + 6

Xem đáp án

y : 15 – 34,87 = 52,21 + 6

y : 15 = 58,21 + 34,87

y : 15 = 93,08

y = 93,08 ´ 15

y = 1396,2

Vậy y = 1396,2.


Câu 4:

Tìm n ℕ sao cho:

a) 10 chia hết n;

b) (n + 2) là ước của 20 ;

Xem đáp án

a) Vì 10 chia hết cho n nên n Ư(10).

Mà Ư(10) = {1; 2; 5; 10} nên n {1; 2; 5; 10}.

Vậy n {1; 2; 5; 10}.

b) Vì (n + 2)là ước của 20 nên (n + 2) = Ư(20)       (1)

Mà 20 = 1 . 22 . 5

Do đó Ư(20) = {1; 2; 4; 5;10; 20}       (2)

Từ (1) và (2) suy ra n {−1; 0 ; 2; 3; 8; 18}.

Mặt khác n ℕ suy ra n {0 ; 2; 3; 8; 18}.


Câu 5:

Cho hình thang ABCD với AB // CD, AB < CD. AC cắt BD tại O, BC cắt AD tại I. Gọi M, K lần lượt là trung điểm CD và AB. Chứng minh:

a) Đường thẳng MO đi K.

b) Ba điểm M; I; K thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho hình thang ABCD với AB // CD, AB < CD. AC cắt BD tại O, BC cắt AD tại I. Gọi M (ảnh 1)

a) Xét OAB và OCD có:

\(\widehat {AOB} = \widehat {DOC}\) (đối đỉnh)

\(\widehat {BAO} = \widehat {ACD}\) (do AB // CD)

Suy ra: (g.g)

Do M, K là trung điểm AB, CD

 

\( \Rightarrow \widehat {MOB} = \widehat {DOK}\)

\( \Rightarrow \)M, O, K thẳng hàng. Suy ra MO đi qua K.

b) Gọi IM∩CD = K’

\( \Rightarrow \frac{{AM}}{{DK'}} = \frac{{IM}}{{IK}} = \frac{{MB}}{{K'C}}\) (theo định lý Ta-lét)

\( \Rightarrow \)DK’ =K’C

\( \Rightarrow K \equiv K'\)

Suy ra I, M, K thẳng hàng.


Câu 6:

Một người đi xe đạp trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 12,5 km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 13,75 km. Hỏi trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki--mét?

Xem đáp án

Quãng đường người đi xe đạp đi trong 3 giờ đầu là:

12,5 × 3 = 37,5 (km)

Quãng đường người đi xe đạp trong 2 giờ tiếp sau là:

13,75 × 2 = 27,5 (km)

Thời gian người đi xe đạp đi trên cả quãng đường là:

3 + 2 = 5 (giờ)

Trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được là:

(37,5 + 27,5) : 5 = 13 (km)

Đáp số: 13 km


Câu 7:

Tìm các bội của 25 đồng thời là ước của 300

Xem đáp án

Ta có:

B(25) = {0; 25; 50; 75; 100; 125; 150; 175; 200; 225; 250; 275; 300; 325;…}

300 = 1.22.3.52

Ư(300) = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 10; 12; 15; 20; 25; 30; 50; 60; 75; 100; 150; 300}

Mà ta thấy {25; 50; 75; 100; 150} đều thuộc cả hai tập hợp trên.

Vậy các số 25; 50; 75; 100;1 50 vừa là bội của 25 vừa là ước của 300.


Câu 8:

Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (M, N là các tiếp điểm). Chứng minh rằng OA\( \bot \)MN.
Xem đáp án
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AM, AN với đường (ảnh 1)

Ta có: AM = AN (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra tam giác AMN cân tại A

Mặt khác AO là đường phân giác của \(\widehat {MAN}\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra AO là đường cao của tam giác AMN (tính chất tam giác cân)

Vậy OA MN.


Câu 9:

May 1 bộ quần áo hết 2 m 3 dm vải. Nếu đem 34 m vải may 10 bộ quần áo thì thừa bao nhiêu m vải?

Xem đáp án

Đổi 2 m 3 dm = 2,3 m

Mau 18 bộ quần áo cần số mét vải là:

2,3 ´ 10 = 23 (m)

Thừa số mét vải là:

34 − 23 = 11 (m)

Đáp số: 11 m


Câu 10:

Cho đường thẳng (d) : y = (m − 1)x + 2m − 3, trong đó m là tham số. Gọi M là điểm cố định mà (d) luôn đi qua với mọi m. Tính OM.

Xem đáp án

Ta có: y = (m – 1)x + 2m – 3

\( \Leftrightarrow \)y = m(x + 2) – x – 3

Ta thấy với x = −2 thì y = −1 \(\forall m\).

Vậy M = (−2; −1) \( \Rightarrow \) \(OM = \sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} = \sqrt 5 \).


Câu 11:

Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 56?

Xem đáp án

Có tất cả các số tự nhiên nhỏ hơn 56 là:

(56 − 0):1+1 = 57 (số hạng)

Đáp số: 57 số.


Câu 12:

Tìm x, biết:

a) |x – 2,3| – |−1,2| = 2,1;

b) |x| + |x – 1| = 0
Xem đáp án

 a) |x – 2,3| – |−1,2| = 2,1

|x – 2,3| − 1,2 = 2,1

|x – 2,3| = 2,1 + 1,2 = 3,3

x – 2,3 = 3,3 hoặc x – 2,3 = −3,3

• Xét x – 2,3 = 3,3 nên ta có x = 2,3 + 3,3 = 5,6;

• Xét x – 2,3 = −3,3 nên ta có x = 2,3 – 3,3 = −1.

Vậy x = 5,6 hoặc x = −1.

b) |x| + |x – 1| = 0

Ta có |x| ≥ 0 \(\forall x\), |x – 1| ≥ 0 \(\forall x\)

Do đó |x| + |x – 1| = 0; |x| = |x – 1| = 0

 x = 0 và x = 1 (vô lí)

Vậy không có giá trị x thỏa mãn.


Câu 13:

May 1 bộ quần áo hết 2 m 3 dm vải. Nếu đem 43 m vải may 18 bộ quần áo thì thừa bao nhiêu m vải?

Xem đáp án

Đổi 2 m 3 dm = 2,3 m

Mau 18 bộ quần áo cần số mét vải là:

2,3 ´ 18 = 41,4 (m)

Thừa số mét vải là:

43 − 41,4 = 1,6 (m)

Đáp số: 1,6 m


Câu 14:

Cho dãy số 3;4;6;9;13;......

Tìm quy luật và tìm 3 số hạng tiếp theo của dãy số trên.

Xem đáp án

Nhận xét:

+ Số thứ nhất: u1​ = 3

 + Số thứ hai: u2 ​= 4 = 3 + 1

 + Số thứ ba: u3​ = 6 = 4 + 2

 + Số thứ tư: u4​ = 9 = 6 + 3

 + Số thứ năm: u5 ​= 13 = 9 + 4

 Quy luật: Mỗi số đều bằng số đằng trước nó cộng với số thứ tự của số đằng trước nó. Hoặc: un​ = un – 1 + n − 1 

Ta có:

+ Số thứ sáu: u6 ​= 13 + 5 = 18

+ Số thứ bảy: u7​ = 18 + 6 = 24

+ Số thứ tám: u8 ​= 24 + 7 = 31

Vậy 3 số hạng tiếp theo là: 18 ; 24 ; 31.


Câu 15:

Số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối 7 lần lượt tỉ lệ với 2 : 3 : 5. Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình, biết tổng số học sinh khá và học sinh trung bình hơn học sinh giỏi là 180 em.

Xem đáp án

Gọi số học sinh giỏi, khá, trung bình lần lượt là: a, b, c (học sinh. a, b, c ℕ*)

Theo bài cho ta có:

\(\frac{a}{2} = \frac{b}{3} = \frac{c}{5}\) và b + c – a = 180.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

 \(\frac{a}{2} = \frac{b}{3} = \frac{c}{5} = \frac{{b + c - a}}{{3 + 5 - 2}} = \frac{{180}}{6} = 30\)

Suy ra:

a = 2.30 = 60 (thỏa mãn điều kiện)

b = 3.30 = 90 (thỏa mãn điều kiện)

c = 5.30 = 150 (thỏa mãn điều kiện)

Vậy số học sinh giỏi, khá, trung bình khối 7 lần lượt là: 60 em; 90 em; 150 em.


Câu 16:

Để làm xong một công việc trong 5 giờ cần 12 công nhân. Nếu số công nhân tăng thêm 8 người thì thời gian hoàn thành công việc giảm được mấy giờ? (biết rằng năng suất của mỗi công nhân là như nhau)

Xem đáp án

Số công nhân sau khi được tăng thêm là:

12 + 8 = 20 (công nhân)

Gọi thời gian 20 công nhân hoàn thành xong công việc là a.

Vì thời gian và số công nhân tỉ lệ nghịch với nhau nên:

5.12 = x.20

\[x = \frac{{5.12}}{{20}} = 3\]

Thời gian hoàn thành công việc được giảm:

5 – 3 = 2 (giờ)

Đáp số: 2 giờ


Câu 17:

Cho hình thoi ABCD có AC cắt BD tại O. Đáp án nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho hình thoi ABCD có AC cắt BD tại O. Đáp án nào sau đây là đúng: A. OA = OB, OC = OD (ảnh 1)

Theo tính chất của hình thoi ta có:

OA = OC, OB = OD.

Vậy đáp án đúng là C.


Câu 18:

Một người làm 50 sản phẩm thì hết 8 giờ. Hỏi người đó làm được 12 giờ thì được bao nhiêu sảm phẩm ?

Xem đáp án

12 giờ gấp 8 giờ số lần là:

\(12:8 = \frac{3}{2}\) (lần)

Người đó làm trong 12 giờ được số sản phẩm là:

\(50 \times \frac{3}{2} = 75\) (sản phẩm)

Đáp số: 75 sản phẩm


Câu 19:

Một thùng chứa gạo có khối lượng gạo là 43,8 kg. Một bao gạo có khối lượng 13,9 kg một người trút hết bao gạo vào trong thùng. Hỏi sau khi trút hết gạo từ bao vào thùng thì trong thùng có bao nhiêu kilôgam gạo?

Xem đáp án

Vì trút hết gạo từ bao gạo chứa 13,9 kg  gạo vào thùng thì số gạo trong thùng được cộng thêm 13,9 kg.

Số gạo trong thùng lúc này là :

13,9 + 43,8 = 57,7 (kg)

Đáp số: 57,7 kg.


Câu 20:

Một mảnh vườn hình chữ nhật chiều dài 120 m, chiều rộng 48 m. Người ta muốn trồng cây xung quanh vườn sao cho mỗi góc vườn có một cây và khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp, khi đó tổng số cây trồng được là bao nhiêu?

Xem đáp án

Gọi khoảng cách giữa hai cây liên tiếp là x (x > 0)

Vì 120 chia hết cho x, 48 chia hết cho x, x lớn nhất

x = ƯCLN(120, 48) = 23.3 = 24

Vậy khoảng cách lớn nhất giữa 2 cây liên tiếp là 24 m.

Tổng số cây của chiều dài là:

(120 : 24) . 2 = 10 (cây)

Tổng số cây của chiều rộng là:

(48 : 24) . 2 = 4 (cây)

Tổng số cây của mảnh vườn là:

10 + 4 = 14 (cây)

Vậy khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp là 24 m, khi đó tổng số cây trồng được là 14 cây.


Câu 21:

Cho dãy số: 2; 4; 8; 16; 32;....

a) Hãy nêu quy luật của dãy số đó.

b) Tính tổng 10 số hạng đó.

Xem đáp án

a) Quy luật của dãy số trên là mỗi số hạng gấp đôi số đứng liền trước nó.

Hay u = 2.un – 1

b) 10 số hạng đầu tiên của dãy số đó là:

2; 4; 8; 16; 32; 64; 128; 256; 512; 1024.

\( \Rightarrow \) 2 + 4 + 8 + 16 + 32 + 64 + 128 + 256 + 512 + 1024 = 2046


Câu 22:

Tìm 25% của 530.
Xem đáp án

25% của 530 là:

530 : 100 ´ 25 = 132,5

Đáp số: 132,5


Câu 23:

Tìm x biết:

x% : 3 + 45% = 0,7

Xem đáp án

x% : 3 + 45% = 0,7

x% : 3 + 0,45 = 0,7

x% : 3 = 0,7 – 0,45 = 0,25

x% = 0,25 . 3 = 0,75

x% = 75%

x = 75.

Vậy x = 75.


Câu 24:

Có 10 người bước vào phòng họp, tất cả đều bắt tay lẫn nhau. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái bắt tay?

Xem đáp án

1 người bắt tay với 9 người còn lại nên có số cái bắt tay là :

9 x 10  = 90 (cái)

Nhưng nếu tính như vậy thì mỗi cái bắt ta đã được tính 2 lần.

Vậy số cái bắt tay thực tế là:

90 : 2 = 45 (cái)

Đáp số : 45 cái


Câu 25:

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M trong mỗi trường hợp sau:

a) \(\overrightarrow {MA} = \overrightarrow {MB} \)

b) \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)

Xem đáp án

a) Ta có:

\(\overrightarrow {MA} = \overrightarrow {MB} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {BA} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow B \equiv A\)(vô lý)

Vậy không có giá trị nào của M thỏa mãn.

b) Ta có: \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Rightarrow \)M là trọng tâm của tam giác ABC.


Câu 26:

Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn điều kiện sau:

\(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} } \right|\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn điều kiện sau: vecto MA + vecto (ảnh 1)

Gọi N và P lần lượt là trung điểm của AB và AC

Ta có: \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} = \overrightarrow {MN} + \overrightarrow {NA} + \overrightarrow {MN} + \overrightarrow {NB} \)

\( = 2\overrightarrow {MN} + \left( {\overrightarrow {NA} + \overrightarrow {NB} } \right) = 2\overrightarrow {MN} \)

\(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {MP} + \overrightarrow {PA} + \overrightarrow {MP} + \overrightarrow {PB} \)

\( = 2\overrightarrow {MP} + \left( {\overrightarrow {PA} + \overrightarrow {PB} } \right) = 2\overrightarrow {MP} \)

\(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} } \right|\)

\( \Rightarrow \left| {2\overrightarrow {MN} } \right| = \left| {2\overrightarrow {MP} } \right|\)

\( \Leftrightarrow MN = MP\)

Suy ra M nằm trên trung trực của NP.

Vậy tập hợp điểm M là trung trực của NP.


Câu 27:

Chứng minh (2.57 + 3.56 + 4.55) chia hết cho 69.

Xem đáp án

2.57 + 3.56 + 4.55

= 55(2.52 + 3.5 + 4)

= 55.69

Vì 69 \( \vdots \) 69

\( \Rightarrow \) 55.69 \( \vdots \) 69

Vậy (2.57 + 3.56 + 4.55) chia hết cho 69.


Câu 28:

Trong 4 giờ xe máy đi được 121 km, trong 2 giờ ô tô đi được 111 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-met?

Xem đáp án

Trung bình mỗi giờ xe máy đi được số km là:

121 : 4 = 30,25 (km)

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là:

111 : 2 = 55,5 (km)

Trung bình mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số km là:

55,5 − 30,25 = 25,25 (km)

Đáp số: 25,25 km


Câu 29:

Tính tổng:

A = 1 + 3 + 5 + 7 + … + (2n – 1)

Xem đáp án

Ta thấy A chính là tổng số của các số lẻ.

Áp dụng công thức:

Tổng của dãy số cách đều = [(số hạng đầu + số hạng cuối). số các số hạng] : 2.

Từ đó, ta tính tổng của A như sau:

A = [(1 + 2n − 1) . n] : 2 = (2n . n) : 2 = 2n2 : 2  = n2.


Câu 30:

Số 46 có phải số chính phương không?

Xem đáp án

Ta có số 46 chia hết cho 2.

Nhưng không chia hết cho 22 = 4 nên suy ra số 46 không phải là số chính phương.


Câu 31:

Với mọi số tự nhiên n thì an = n(n + 1)(n + 2)(n + 3) + 1 là số chính phương.

Xem đáp án

Ta có: a = n(n + 1)(n + 2)(n + 3) + 1

= n(n + 3)(n + 1)(n + 2) + 1

= (n2 + 3n)(n + 3n + 2) + 1

= (n2  + 3n) + 2(n2 + 3n) + 1

= (n+ 3n + 1)2.

Với n là một số tự nhiên thì (n2 + 3n + 1)cũng sẽ là một số tự nhiên.

Vậy nên an là một số chính phương.


Câu 32:

Có 8 viên bi giống nhau. Trong đó có 7 viên có trọng lượng bằng nhau, một viên có khối lượng khác. Nêu cách tìm ra viên bi có khối lượng khác đó với số lần cân bi nhỏ nhất.

Xem đáp án

Cần tối thiểu 3 lần cân để xác định viên bi có khối lượng khác.

Chia đều 8 viên bi vào 2 mặt cân lấy bên nặng hơn.

Chia đều 4 viên bi nặng hơn vào 2 mặt cân lấy bên nặng hơn.

 Chia đều 2 viên bi nặng hơn vào 2 mặt cân lấy bên nặng hơn.

Viên bi đó chính là viên có khối lượng khác.


Câu 33:

Cho dãy số 4; 7; 10; 13; 16;....

a) Tìm số thứ 100 của dãy.

b) Tính tổng của 100 số hạng đầu tiên của dãy.

Xem đáp án

a) Khoảng cách giữa các số trong dãy số là 3 đơn vị.

Suy ra ta có: un = un-1 + 3 = u1 + (n – 1).3

Số thứ 100 là: 3 ´ (100 − 1) + 4 = 301

b) Ta có tổng 100 số hạng đầu tiên của dãy số:

 4 + 7 + 10 + ... + 301 = (301 + 4) ´ 100 : 2 = 15 250

Đáp số: a) 301

b) 15 250


Câu 34:

Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số nhỏ hơn 68?

Xem đáp án

Số số tự nhiên có 2 chữ số nhỏ hơn 68 là:

(67 – 10) + 1 = 58 (số)

Đáp số: 58 số.


Câu 35:

Có 15 công nhân dự định làm công việc trong 20 ngày. Sau khi làm được 6 ngày có 5 người phải chuyển đi nơi khác. Hỏi họ cần mấy ngày nữa để làm xong công việc đó?

Xem đáp án

Một công nhân có thể hoàn thành công việc trong số ngày là:

15 ´ 20 = 300 (ngày)

Sau 6 ngày số công việc đã làm được là:

15 ´ 6 = 90 (ngày)

Số người còn lại sau khi đi bớt:

15 – 5 = 10 (người)

Vậy số ngày cần để hoàn thành xong công việc là:

(300 – 90) : 10 = 21 (ngày)

Đáp số: 21 ngày.


Câu 36:

Một kho chứa 672 bao, mỗi bao chứa 50 kg thóc.Người ta lấy đi \[\frac{1}{7}\] số thóc đó. Hỏi người ta đã lấy đi bao nhiêu tạ thóc?

Xem đáp án

Trong kho có tất cả số ki-lô-gam thóc là:

672 ´ 50 = 33 600 (kg)

Người ta lấy đi số ki-lô-gam thóc là:

\(33\,\,600 \times \frac{1}{7} = 4800\) (kg)

Đáp số: 4800 kg.


Câu 37:

Một liên đội thiếu niên khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thừa 1 người. Tính số đội viên của liên đội biết rằng số đội viên khoảng từ 100 đến 150?

Xem đáp án

Gọi số đội viên là a. (100 ≤ a ≤ 150)

Ta có: a chia 2; 3; 4; 5 đều dư 1 suy ra  (a – 1) chia hết cho 2; 3; 4; 5 

\( \Rightarrow \) a − 1 BC(2, 3, 4, 5)

Mà BCNN(2, 3, 4, 5) = 60 

\( \Rightarrow \) (a – 1) B(60) = {0; 60; 120; 180; 240....} (*)

Theo bài cho:

100 ≤ a ≤ 150

\( \Rightarrow \)101 ≤ a −1 ≤ 151

Kết hợp với (*) ta có:

a – 1 = 120

\( \Rightarrow \)a = 121.

Vậy số đội viên của đội là 121 người.


Câu 38:

Kết quả của phép chia:

(6xy2 + 4x2y – 2x3) : 2x là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

(6xy2 + 4x2y – 2x3) : 2x

= 6xy2 : 2x + 4x2y : 2x – 2x3 : 2x

= 3y2 + 2xy – x2


Câu 39:

Rút gọn biểu thức:

Q = (2x + 3y)(4x2 – 6xy + 9y2)

Xem đáp án

Q = (2x + 3y)(4x2 – 6xy + 9y2)

= (2x + 3y)[(2x)2 – 2x.3y + (3y)2]

= (2x)3 + (3y)3


Câu 40:

Tìm 25% của 300.

Xem đáp án

25% của 300 là:

300 ´ 25 : 100 = 75

Đáp số: 75.


Câu 41:

Cho một nửa đường tròn đường kính AB. Điểm M chạy trên nửa đường tròn. Kẻ MH vuông góc với AB tại H. Đặt MH = x. Chứng minh rằng:

Cho một nửa đường tròn đường kính AB. Điểm M chạy trên nửa đường tròn. Kẻ MH vuông góc  (ảnh 1)

.

Xem đáp án
Cho một nửa đường tròn đường kính AB. Điểm M chạy trên nửa đường tròn. Kẻ MH vuông góc  (ảnh 2)

Ta có: AMB nội tiếp trong đường tròn có AB là đường kính nên \(\widehat {AMB} = 90^\circ \)

Suy ra: \(\widehat {MAB} + \widehat {MBA} = 90^\circ \)     (1)

AMH vuông tại H nên:

\(\widehat {MAH} + \widehat {HMA} = 90^\circ \)

Hay \(\widehat {MAB} + \widehat {HMA} = 90^\circ \)                   (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {MBA} = \widehat {HMA}\)

Xét AHM và MHB có:

\(\widehat {AHM} = \widehat {MHB} = 90^\circ \)

\(\widehat {MBH} = \widehat {HMA}\) (cmt)

Suy ra: (g.g)


Câu 42:

Xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
8,09; 8,9; 8,89; 8,8.

Xem đáp án

Thứ tự từ bé đến lớn của các số thập phân: 8,09; 8,8; 8,89; 8,9.


Câu 43:

Số hạng tiếp theo của dãy số:

a) 1,2; 0,36; 0,108; 0,0324; ....

b) 1,2; 2,4; 7,2; 28,8;.....

Xem đáp án

a) Quy luật của dãy số là: un = un 1 . 0,3

 Vậy số hạng tiếp theo của dãy số là:

0,0324. 0,3 = 0,00972.

b) Quy luật của dãy số là: un = un 1 . n

 Vậy số hạng tiếp theo của dãy số là:

28,8. 5 = 144.


Câu 44:

Phân tích đa thức thành nhân tử:

x4 + 6x3 + 7x2 – 6x + 1.

Xem đáp án

x4 + 6x3 + 7x2 – 6x + 1

= x4 + 6x3 + 9x2 – 2x2 – 6x + 1

= (x2)2 + 2x2.3x + (3x)2 – 2.(x2 + 3x) + 1

= (x2 + 3x)2 – 2(x2 + 3x).1 + 12

= (x2 + 3x – 1)2


Câu 45:

Cho tanx + cotx = 3. Tính A = sinx . cosx.

Xem đáp án

tanx + cotx = 3

\( \Leftrightarrow \) (tanx + cotx)2 = 9

\( \Leftrightarrow \)tan2x + 2tanx.cotx + cot2x = 9

\( \Leftrightarrow \frac{{{{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} + \frac{{{{\cos }^2}x}}{{{{\sin }^2}x}} + 2\tan x.\cot x = 9\)

\( \Leftrightarrow \frac{{{{\sin }^4}x + {{\cos }^4}x}}{{{{\cos }^2}x.{{\sin }^2}x}} = 9 - 2\)

\( \Leftrightarrow \) sin4x + cos4x = 7cos2x.sin2x

\( \Leftrightarrow \)(sin2x + cos2x)2 = 9sin2x.cos2x

\( \Leftrightarrow \)1 = 9sin2x.cos2x

\( \Leftrightarrow \)sin2x.cos2x = \(\frac{1}{9}\)

\( \Leftrightarrow \)\(\sin x.\cos x = \frac{1}{3}\)

Vậy \(A = \sin x\,\,.\,\,\cos x = \frac{1}{3}\).


Câu 46:

Tìm số \[\overline {abc} \] sao cho \[\overline {abc} \,.\,\,5 = \overline {dad} \].

Xem đáp án

Vì c.5 chia hết cho 5 nên d 5 mà d ≠ 0 nên d = 5.

Vì a.5 ≤ d mà d = 5 nên a ≤ 1 mà a ≠ 0 nên a = 1.

Ta có:

\[\overline {1bc} \,\,.\,\,5{\rm{ }} = {\rm{ }}515\]

\[\overline {1bc} = {\rm{ }}515:5\]

Do đó \[\overline {1bc} = 103\]

Vậy số \[\overline {abc} \] cần tìm là 103.


Câu 47:

Rút gọn biểu thức: P = 12.(52 + 1)(54 + 1)(58 + 1)(516 + 1).

Xem đáp án

Ta có: (52 – 1).P = (52 – 1).12.(52 + 1)(54 + 1)(58 + 1)(516 + 1)

= 12.(52 – 1)(52 + 1)(54 + 1)(58 + 1)(516 + 1)

= 12.(54 – 1)(54 + 1)(58 + 1)(516 + 1)

= 12.(58 – 1)(58 + 1)(516 + 1)

= 12.(516 – 1)(516 + 1)

= 12.(532 – 1)


Câu 48:

Chứng minh rằng: 35x – 14y + 29 – 1 chia hết cho 7.

Xem đáp án

Ta có: 35x – 14y + 29 – 1

= 35x – 14x + 511

= 7(5x – 2y + 73) \( \vdots \) 7 x, y ℝ (đpcm)


Câu 49:

Rút gọn biểu thức: \(\frac{{\sqrt {15} + \sqrt 3 }}{{\sqrt 5 + 1}} - \frac{6}{{\sqrt 3 }} + 2\sqrt {27} \).

Xem đáp án

Ta có \(\frac{{\sqrt {15} + \sqrt 3 }}{{\sqrt 5 + 1}} - \frac{6}{{\sqrt 3 }} + 2\sqrt {27} \)

\( = \frac{{\sqrt 3 \left( {\sqrt 5 + 1} \right)}}{{\sqrt 5 + 1}} - \frac{{6.\sqrt 3 }}{3} + 2.\sqrt {9.3} \)

\( = \sqrt 3 - 2\sqrt 3 + 6\sqrt 3 = 5\sqrt 3 \).


Câu 50:

Cho tam giác ABC. Gọi H là trực tam của tam giác. Chứng minh rằng:

AH2 + BC2 = BH2 + AC2

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Gọi H là trực tam của tam giác. Chứng minh rằng: AH^2 + BC^2 (ảnh 1)

Gọi I là giao điểm của CH và AB.

Áp dụng định lý Py-ta-go cho các tam giác vuông AHI, BHI, ACI, BCI ta có:

AH2 = AI2 + HI2 \( \Rightarrow \)AH2 – AI2 = HI2

BH2 = IH2 + BI2 \( \Rightarrow \)BH2 – BI2 = IH2

AC2 = AI2 + IC2 \( \Rightarrow \)AC2 – AI2 = IC2

BC2 = BI2 + IC2 \( \Rightarrow \)BC2 – BI2 = IC2

Suy ra:

AH2 – AI2 = BH2 – BI2 (1)

AC2 – AI2 = BC2 – BI2 (2)

Trừ (2) cho (1) ta được:

AC2 – AH2 = BC2 – BH2

\( \Rightarrow \) AH2 + BC2 = BH2 + AC2 (đpcm)


Câu 51:

Chứng minh rằng: \(\frac{1}{{10}} + \frac{1}{{11}} + \frac{1}{{12}} + ... + \frac{1}{{99}} + \frac{1}{{100}} > 0\)

Xem đáp án

Ta có:

\(\frac{1}{{10}} > 0\), \(\frac{1}{{11}} > 0\),…, \(\frac{1}{{100}} > 0\)

Suy ra \(\frac{1}{{10}} + \frac{1}{{11}} + \frac{1}{{12}} + ... + \frac{1}{{99}} + \frac{1}{{100}} > 0\)


Câu 52:

Cho f(x) = ax3 + 4x(x2 – x) – 4x + 8; g(x) = x3 – 4x(bx + 1) + c – 3

Trong đó a, b, c là hằng số. Xác định a, b, c để f(x) = g(x).

Xem đáp án

Ta có: f(x) = ax3 + 4x(x2 – x) – 4x + 8

= (a + 4)x3 − 4x2 – 4x + 8

g(x) = x3 – 4x(bx + 1) + c – 3

= x3 – 4bx2 – 4x + c – 3

Để f(x) = g(x) thì:

\(\left\{ \begin{array}{l}a + 4 = 1\\ - 4 = - 4b\\8 = c - 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 3\\b = 1\\c = 11\end{array} \right.\)

Vậy a = −3; b = 1; c = 11.


Bắt đầu thi ngay