Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 56)

  • 10951 lượt thi

  • 61 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d: 2x – 5y + 3 = 0. Viết phương trình đường thẳng sao cho d là ảnh của đường thẳng ∆ qua phép quay tâm I (–1; 2), góc quay −180°.
Xem đáp án

\({Q_{(I; - 180^\circ )}}:\Delta \to d\)

Phép quay −180° là phép đối xứng tâm nên ∆ và d song song hoặc trùng với nhau 

Đặt ∆: 2x − 5y + c = 0

Chọn điểm N (1; 1) d, tạo ảnh của N là điểm M

I là trung điểm MN nên:

M (2.(−1) − 1; 2.2 − 1) = (−3; 3)

M  ∆ nên ta có:

− 2.3 − 5.3 + c = 0

− 6 − 15 + c = 0

c = 21

Vậy ∆: 2x − 5y + 21 = 0.


Câu 2:

Tâm đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật là gì?
Xem đáp án

Giao điểm hai đường chéo hình chữ nhật là trung điểm mỗi đường, mà hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau nên điểm đó sẽ cách đều cả 4 đỉnh của hình chữ nhật hay chính là tâm đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật.

Tâm đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật là gì (ảnh 1)

Câu 3:

Tìm x, biết: \[\frac{1}{4}{x^2} - \left( {\frac{1}{2}x - 4} \right)\frac{1}{2}x = - 14\].

Xem đáp án

\(\frac{1}{4}{x^2} - \left( {\frac{1}{2}x - 4} \right)\frac{1}{2}x = - 14\)

\(\frac{1}{4}{x^2} - \left( {\frac{1}{4}{x^2} - 2x} \right) = - 14\)

\(\frac{1}{4}{x^2} - \frac{1}{4}{x^2} + 2x = - 14\)

2x = −14

x = − 7               

Vậy x = − 7.


Câu 4:

Tìm x, biết 2x = 64

Xem đáp án

2x = 64

log264 = x

x = 8

Vậy x = 8.


Câu 5:

Tìm x, biết 3x = 27.

Xem đáp án

3x = 27

log327 = x

x = 3

Vậy x = 3.


Câu 7:

Ba kho thóc có tổng số 1 012 tạ thóc. Biết \(\frac{1}{2}\) số thóc kho A bằng \(\frac{3}{7}\) số thóc kho B và bằng \(\frac{5}{9}\) số thóc kho C. Tìm số thóc của mỗi kho.

Xem đáp án

Ta quy đồng tử số cho 3 phân số:

\(\frac{1}{2} = \frac{{1 \times 15}}{{2 \times 15}} = \frac{{15}}{{30}}\);

\(\frac{3}{7} = \frac{{3 \times 5}}{{7 \times 5}} = \frac{{15}}{{35}}\);

\(\frac{5}{9} = \frac{{5 \times 3}}{{9 \times 3}} = \frac{{15}}{{27}}\)

Khi đó\(\frac{1}{2}\) số thóc kho A bằng \(\frac{3}{7}\) số thóc kho B bằng \(\frac{5}{9}\) số thóc kho C

Hay \(\frac{{15}}{{30}}\) số thóc kho A bằng \(\frac{{15}}{{35}}\) số thóc kho B bằng \(\frac{{15}}{{27}}\) số thóc kho C

Do đó \(\frac{1}{{30}}\) số thóc kho A bằng \(\frac{1}{{35}}\) số thóc kho B bằng \(\frac{1}{{27}}\) số thóc kho C.

Coi số thóc kho A là 30 phần; số thóc kho B là 35 phần thì số thóc kho C là 27 phần.

Số thóc kho A là :

1 012 : (30 + 35 + 27) × 30 = 330 (tạ)

Số thóc kho B là :

1 012 : (30 + 35 + 27) × 35 = 385 (tạ)

Số thóc kho C là :

1012 − 330 − 385 = 297 (tạ)

Đáp số: Số thóc kho A: 330 tạ;

Số thóc kho B: 385 tạ;

Số thóc kho C: 297 tạ.


Câu 8:

Tìm ba số có trung bình cộng bằng 60, biết rằng nếu viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số thứ nhất thì được số thứ hai và số thứ ba gấp 4 lần số thứ nhất.

Xem đáp án

Vì trung bình cộng ba số là 60 nên tổng ba số là 60 × 3 = 180
Gọi số thứ nhất là a
Theo đề bài:
Nếu viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ hai gấp 10 lần số thứ nhất
Số thứ hai là: a × 10
Số thứ ba gấp 4 lần số thứ nhất
 Số thứ ba là: a × 4
Do đó, ta có: a + a × 10 + a × 4 = 180
a × (1+10+4) = 180
a × 15 = 180
a = 12
Khi đó, số thứ nhất là 12
Số thứ hai là 12 × 10 = 120
Số thứ ba là 12 × 4 = 48
Vậy ba số cần tìm là 12; 120; 48.


Câu 9:

Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 26 cm, chiều rộng kém chiều dài 8 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó

Xem đáp án
Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 26 cm, chiều rộng kém chiều dài 8 cm. Tính diện tích  (ảnh 1)

Tổng số đo chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật chính bằng nửa chu vi của hình chữ nhật đó: 26 (cm)

Hai lần số đo chiều dài là:

26 + 8 = 34 (cm)

Chiều dài hình chữ nhật là:

34 : 2 = 17 (cm)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

17 – 8 = 9 (cm)

Diện tích hình chữ nhật là:

17 × 9 = 153 (cm2)

Đáp số: 153 (cm2)


Câu 10:

Giải các hệ phương trình sau bằng cách đặt ẩn số phụ:

\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{4}{5}\\\frac{1}{x} - \frac{1}{y} = \frac{1}{5}\end{array} \right.\)

Xem đáp án

Đặt \(a = \frac{1}{x}\), \(a = \frac{1}{x}\) (điều kiện x ≠ 0; y ≠ 0)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{4}{5}\\\frac{1}{x} - \frac{1}{y} = \frac{1}{5}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = \frac{4}{5}\\a - b = \frac{1}{5}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = \frac{4}{5}\\a = b + \frac{1}{5}\end{array} \right.\)  

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b + \frac{1}{5} + b = \frac{4}{5}\\a = b + \frac{1}{5}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2b = \frac{3}{5}\\a = b + \frac{1}{5}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = \frac{3}{{10}}\\a = b + \frac{1}{5}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = \frac{3}{{10}}\\a = \frac{3}{{10}} + \frac{1}{5}\end{array} \right.\)

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = \frac{3}{{10}}\\a = \frac{1}{2}\end{array} \right.\]

Khi đó ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} = \frac{1}{2}\\\frac{1}{y} = \frac{3}{{10}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = \frac{{10}}{3}\end{array} \right.\) (thỏa mãn điều kiện)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là: (x; y) = (2; \(\frac{{10}}{3}\))


Câu 11:

Cho 31 số nguyên trong đó tổng của 5 số bất kỳ là một số dương. Chứng minh rằng tổng của 31 số đo là số dương.

Xem đáp án

Trong 31 số đã cho có ít nhất 1 số là số dương (vì nếu 31 số đã cho đều âm thì tổng của 5 số bất kỳ không thể là 1 số dương).

Tách riêng số dương đó ra còn 30 số, nhóm 5 số vào 1 nhóm thì được 6 nhóm. Trong đó nhóm nào cũng là 1 số dương.

Tổng của 30 số là 1 số dương cộng thêm 1 số dương đã tách.

Vậy tổng của 31 số đó là 1 số dương.


Câu 12:

Cho 43 số nguyên, trong đó tổng của 7 số bất kì là một số nguyên âm. Chứng minh rằng tổng của 43 số đó là số nguyên âm.

Xem đáp án

Trong 43 số nguyên ta có tổng của 7 số nguyên bất kì là một số nguyên âm nên trong đó có ít nhất một số nguyên âm. Gọi số nguyên âm này là a (a < 0). Còn lại 42 số nguyên nghĩa là có 6 tổng của 7 số nguyên âm bất kì mà tổng 7 số nguyên bất kì là một số nguyên âm nên 6 tổng này cũng là một số nguyên âm.

Vì vậy tổng của 43 số đó là số nguyên âm.


Câu 13:

Chọn 4 chữ số khác nhau từ các số 0, 2, 4, 5, 6, 7 để lập thành số có 4 chữ số chia hết cho 5. Hỏi có thể tạo được bao nhiêu số như vậy?

Xem đáp án

Có 2 cách chọn hàng đơn vị (0 và 5) Vì số  5 cần có tận cùng là 0; 5.

Có 5 cách chọn hàng nghìn.

5 cách chọn hàng nghìn có 4 cách chọn hàng trăm.

4 cách chọn hàng trăm có 3 cách chọn hàng chục.

Vậy tìm được: 2 × 5 × 4 × 3 = 120 (số).


Câu 14:

Cho tam giác ABC có trực tâm H, trọng tâm G và tâm đường tròn ngoại tiếp O. Chứng mình rằng:

a) \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HO} \);

b) \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OH} \);

c) \(\overrightarrow {GH} + 2\overrightarrow {GO} = 0\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có trực tâm H, trọng tâm G và tâm đường tròn ngoại tiếp O. Chứng mình (ảnh 1)

a) Dễ thấy \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HO} \) nếu tam giác ABC vuông.

Nếu tam giác ABC vuông gọi D là điểm đối xứng với A qua O khi đó

BH // DC (cùng vuông góc AC)

BD // CH (cùng vuông góc AB)

Suy ra BDCH là hình bình hành, do đó:

\(\overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = \overrightarrow {HD} \) (1)

Mặt khác vì O là trung điểm AD nên \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HD} = 2\overrightarrow {HO} \) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HO} \)

b) Theo câu a ta có

\(\overrightarrow {HA}  + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HO} \Leftrightarrow (\overrightarrow {HO} + \overrightarrow {OA} ) + (\overrightarrow {HO} + \overrightarrow {OB} ) + (\overrightarrow {HO} + \overrightarrow {OC} ) = 2\overrightarrow {HO} \)

\(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OA} = \overrightarrow {OH} \) (dpcm)

c) Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OA} = 3\overrightarrow {OG} \)

Mặt khác theo câu b ta có \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OA} = \overrightarrow {OH} \)

Suy ra \(\overrightarrow {OH} = 3\overrightarrow {OG} \Leftrightarrow (\overrightarrow {OG} + \overrightarrow {OH} ) - 3\overrightarrow {OG} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \overrightarrow {GH} + 2\overrightarrow {GO} = \overrightarrow 0 \)


Câu 15:

Một người bán một chiếc quạt điện với giá 198 000 đồng thì được lãi 10% tiền vốn một chiếc. Hỏi để lãi 10% giá bán thì người đó phải bán chiếc quạt đó với giá bao nhiêu?

Xem đáp án

Lãi 10% tiền vốn là:

198 000 × 10 : 100% = 19 800 (đồng)

Tiền vốn mỗi chiếc quạt là:

198 000 − 19 800 = 180 000 (đồng)

180 000 đồng ứng với: 100% − 10% = 90% (giá bán)

Để lãi 10% giá bán thì phải bán nó với giá:

180 000 : 90 × 100 = 200 000 (đồng)

Đáp số: 200 000 đồng


Câu 16:

Cho hình vuông ABCD. Trên tia đối của tia CB lấy điểm M, trên tia đối của tia DC lấy điểm N sao cho BM = DN. Vẽ hình bình hành MANF, gọi O là trung điểm của AF. Chứng minh rằng:

Tứ giác MANF là hình vuông.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Trên tia đối của tia CB lấy điểm M, trên tia đối của tia DC lấy  (ảnh 1)

Xét 2 tam giác ABM và ADN ta có:

AB = AD (ABCD là hình vuông)

Và BM = DN (theo đề bài)

Do đó ∆ABM = ∆ADN (c.g.c)

Suy ra AM = AN, \({\widehat A_1} = {\widehat A_3}\) (các cặp cạnh, cặp góc tương ứng).

Hình bình hành MANF có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi.

Do góc A2 phụ với góc A3 nên góc A1 phụ với A2 hay \(\widehat {MAN} = 90^\circ \).

Điều này chứng tỏ hình thoi MANF là hình vuông vì có một góc vuông.


Câu 17:

Cho hình vuông ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, CD và I là giao điểm của AN, DM. Chứng minh rằng: AN DM.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, CD và I là giao điểm  (ảnh 1)

Áp dụng định nghĩa và giả thiết vào hình vuông ABCD, ta được:
 
\(\left\{ \begin{array}{l}AD = DC,\,\,\widehat D = \widehat C\\DN = CM\end{array} \right.\)

Do đó ∆AND = ∆DCM (c.g.c)

Suy ra \({\widehat A_1} = {\widehat D_1}\) (hai góc tương ứng).

Vì ∆ADN vuông ở D, nên  \({\widehat A_1} + {\widehat N_1} = 90^\circ \).

Thay \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{D_1}}\) vào đẳng thức (1) ta được  \(\widehat {{D_1}} + \widehat {{N_1}} = 90^\circ \).

Điều này chứng tỏ tam giác DIN vuông ở I hay AN DM.


Câu 18:

Trong một buổi họp có tất cả 8 người, mỗi người sẽ bắt tay những người còn lại một lần. Vậy tổng số sẽ có bao nhiêu cái bắt tay?

Xem đáp án

Mỗi người bắt tay số lần là:

8 – 1 = 7 (lần)

Có tất cả số lần bắt tay là:

7 × 8 : 2 = 28 (lần)

Đáp số: 28 lần.


Câu 19:

Có 10 người đến dự họp, mỗi người đều bắt tay tất cả những người còn lại một lần. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay tất cả?

Xem đáp án

Vì mỗi người phải bắt tay 9 người còn lại.

Nên 10 người sẽ có :

9 × 10 = 90 (cái bắt tay)

Như vậy mỗi người sẽ bắt tay nhau 2 lần nên thực chất số lần bắt tay là:

90 : 2 = 45 (cái bắt tay)

Đáp số: 45 cái bắt tay.


Câu 20:

Một đội 10 người trong một ngày đào được 35 m nương. Nếu bổ sung thêm 20 người nữa cùng đào thì trong một ngày đội đó đào được bao nhiêu mét mương? (mức đào của một người như nhau).

Xem đáp án

Số người hiện có:

10 + 20 = 30 (người)

30 người so với 10 người thì tăng số lần là:

30 : 10 = 3 (lần)

Số mét mương một ngày đào được sau khi bổ sung người là:

35 × 3 = 105 (m)

Đáp số: 105 m.


Câu 21:

Biết rằng, 15 công nhân sửa xong một đoạn đường phải hết 6 ngày. Hỏi muốn sửa xong đoạn đường đó trong 3 ngày thì cần bổ sung thêm bao nhiêu công nhân?

Xem đáp án

6 ngày so với 3 ngày thì giảm số lần là:

6 : 3= 2 (lần)

Số công nhân sửa xong đoạn đường trong 3 ngày là:

15 × 2 = 30 (công nhân)

Số công nhân cần bổ sung:

30 – 15 = 15 (công nhân)

Đáp số: 15 công nhân.


Câu 23:

15 dm2 2 cm2 = … cm2.

Xem đáp án

15 dm2 = 150 000 cm2

15 dm2 2 cm2 = 150 002 cm2


Câu 25:

25 bằng hai số giống nhau nào nhân với nhau.

Xem đáp án

Ta thử nhân các số theo bảng sau:

Số thứ nhất

1

2

3

4

5

Số thứ hai

1

2

3

4

5

Tích hai số

1

4

9

16

25

Ta thấy cột cuối cùng là: 5 × 5 =25

Vậy số cần tìm là: số 5.


Câu 26:

Cho hai đường tròn (O) và (O′) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC, B (O) và C (O′). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC tại I. Tính độ dài BC biết OA = 9 cm, O’A = 4 cm.

Xem đáp án
Cho hai đường tròn (O) và (O′) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC, B thuộc (O) (ảnh 1)

Ta có IO là tia phân giác của \(\widehat {BIA}\)

IO′ là tia phân giác của \(\widehat {CIA}\)

Mà \(\widehat {BIA}\) + \(\widehat {CIA}\) = 180° \( \Rightarrow \) \(\widehat {OI{O^'}}\) = 90°

Tam giác OIO′ vuông tại I có IA là đường cao nên 

IA2 = AO.AO′ = 9.4 = 36 \( \Rightarrow \) IA = 6 cm

IA = IB = IC = 6 cm \( \Rightarrow \) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Vậy BC = 2IA = 2.6 = 12 (cm).


Câu 27:

Cho một hình vuông có cạnh 1 dm. Người ta cắt đi ở mỗi góc của hình vuông một tam giác vuông cân để được một bát giác đều. Tính tổng diện tích của bốn tam giác vuông cân bị cắt đi.

Xem đáp án
Cho một hình vuông có cạnh 1 dm. Người ta cắt đi ở mỗi góc của hình vuông một tam giác (ảnh 1)

Đặt DK = IC = x thì MD = DK = x

Theo định lí Py-ta-go ta có:

MK2 = DK2 + DM2 = x2 + x2 = 2x2

MK = \(x\sqrt 2 \)

thì KI = MK = \(x\sqrt 2 \). Từ DK + KI + IC = DC

Suy ra \(x(2 + \sqrt 2 ) = 1\)

\( \Leftrightarrow x = \frac{1}{{2 + \sqrt 2 }}\)

Tổng diện tích 4 hình tam giác đó là;

\(S = \frac{1}{2}MD\,.\,DK\,.\,4 = \frac{1}{2}x\,.\,x\,.\,4 = \frac{1}{2}\,.\,\,{\left( {\frac{1}{{2 + \sqrt 2 }}} \right)^2}\,.\,4 = 3 - 2\sqrt 2 \)

Vậy tổng diện tích của bốn tam giác vuông cân bị cắt đi là \(S = 3 - 2\sqrt 2 \).


Câu 28:

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O) (B, C là 2 tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC, qua H kẻ một đường thẳng vuông góc với OC cắt (O) tại M (M thuộc cung nhỏ BC), AM cắt (O) tại N (N khác M); gọi K là trung điểm MN.

a) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp và AB.BM = AM.NB.

b) Chứng minh 5 điểm A, B, K, O, C cùng thuộc một đường tròn và \(\widehat {AMH} = \widehat {AON}\).

c) Kẻ OI vuông góc NB tại I. Chứng minh: I, K, H thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm A vẽ hai tiếp tuyến  (ảnh 1)

a) Ta có:

\(\widehat {OBA} = 90^\circ \) (AB là tiếp tuyến của (O))

\(\widehat {OCA} = 90^\circ \) (AC là tiếp tuyến của (O))

Xét tứ giác ABOC có \(\widehat {OBA} + \widehat {OCA} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra tứ giác ABOC nội tiếp.

Xét ∆ABM và ∆ANB có:

\(\widehat {NAB}\) là góc chung.

\(\widehat {ANB} = \widehat {ABM}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cùng chắn cung BM).

Suy ra ∆ABM đồng dạng ∆ANB (g.g)

Từ đó suy ra \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{BM}}{{NB}} \Leftrightarrow AB.BM = AM.NB\) (đpcm)

b) Tứ giác ABOC nội tiếp có \(\widehat {OBA} = 90^\circ \) suy ra OA là đường kính cũng suy ra tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn đường kính OA.

Ta có OK  MN (tính chất đường kính đi qua trung điểm dây cung thì vuông góc với dây đó).

Suy ra \(\widehat {OKM} = \widehat {OKA} = 90^\circ \) dẫn đến K thuộc đường tròn đường kính OA.

Vậy 5 điểm A, B, C, O, K cùng thuộc 1 đường tròn đường kính OA.

Vì ∆ABM đồng dạng ∆ANB (cmt) nên ta có: 

\(\frac{{AB}}{{AN}} = \frac{{AM}}{{AB}}\)

\( \Leftrightarrow \) AB2 = AM.AN

Mà ta cũng có AB2 = AH.AO (∆ABO vuông tại B có đường cao BH).

Suy ra AM . AN = AH . AO 

\(\frac{{AM}}{{AO}} = \frac{{AH}}{{AN}}\)

Xét ∆AMH và ∆AON có:

\(\widehat {OAN}\)là góc chung

\(\frac{{AM}}{{AO}} = \frac{{AH}}{{AN}}\) (cmt)

Suy ra ∆AMH đồng dạng ∆AON (c.g.c)      

Từ đó suy ra \(\widehat {AMH} = \widehat {AON}\) (hai góc tương ứng).

c) Ta có MH // AC (cùng vuông góc với OC).

Suy ra \(\widehat {KMH} = \widehat {KAC}\) (hai góc đồng vị).

Ta lại có \(\widehat {KBC} = \widehat {KAC}\) (tứ giác KBAC nội tiếp)

Từ đó suy ra \(\widehat {KBH} = \widehat {KMH}\) suy ra tứ giác KBMH nội tiếp.

\(\widehat {MKH} = \widehat {MBH}\) (tứ giác KBMH nội tiếp)

\(\widehat {MNC} = \widehat {MBC}\) (tứ giác NBMC nội tiếp đường tròn (O))

\(\widehat {MKH} = \widehat {MNC} \Rightarrow KH\,\,{\rm{//}}\,\,NC\) (1)

Ta có H là trung điểm BC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

I là trung điểm NB (đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây).

Do đó IH là đường trung bình của tam giác NBC hay IH // NC                 (2)

Từ (1) và (2) suy ra K, H, I thẳng hàng (theo tiên đề Ơ – clit).


Câu 29:

Cả ba con gà, vịt, ngỗng cân nặng 10,5 kg. Biết con gà cân nặng 1,5 kg, vịt nặng hơn gà 0,9 kg. Hỏi con ngỗng cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Xem đáp án

Con vịt nặng số ki-lô-gam là:

1,5 + 0,9 = 2,4 (kg) 

Gà và vịt cân nặng số ki-lô-gam là:

1,5 + 2,4 = 3,9 (kg)

Con ngỗng cân nặng số ki-lô-gam là:

10,5 – 3,9 = 6,6 (kg)

Đáp số: 6,6kg.


Câu 30:

Tính chiều cao ứng với cạnh 40 cm của một tam giác, biết góc kề với cạnh này bằng 40° và 55°.
Xem đáp án
Tính chiều cao ứng với cạnh 40 cm của một tam giác, biết góc kề với cạnh này bằng 40 độ (ảnh 1)

BH = h . cotB; CH = h . cot C

Suy ra BC = BH + CH = h(cot B + cot C).

Do đó \(h = \frac{{40}}{{\cot 40^\circ + \cot 55^\circ }} \approx \frac{{40}}{{1,1918 + 0,7002}} \approx \frac{{40}}{{1,892}} \approx 21\) (cm).


Câu 31:

Tìm m để 2 đường thẳng (d) cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung cho hàm số y = (m + 2)x + 2m2 + 1 tìm m để hai đường thẳng (d): y = (m + 2)x + 2m2 + 1 và (d'): y = 3x + 3 cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung.

Xem đáp án

Để 2 đường thẳng (d) và (d') cắt nhau trên trục tung thì x = 0

Ta có : (d): y = 2m2 + 1

(d'): y = 3.0 + 3 = 3

Vì (d) ∩ (d') nên 2m2 + 1 = 3

Do đó m = 1 hoặc m = − 1.


Câu 32:

Cho hàm số bậc nhất y = (2m + 1)x + m – 2. Tìm m biết rằng góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox bằng 45°.

Xem đáp án

Vì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất nên 2m + 1 ≠ 0 hay \(m \ne \frac{{ - 1}}{2}\).

Gọi góc α là góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox . Theo giả thiết α = 45°.

Ta có: tan α = a

tan 45° = 2m + 1

1 = 2m + 1

0 = 2m

m = 0.

Vậy m = 0.


Câu 33:

Cho hàm số y = (2m – 1)x + 2. Tìm m để:

a) Hàm số đã cho là hàm số bậc nhất;

b) Hàm số đã cho là hàm số đồng biến;

c) Đồ thị hàm số đi qua 2 điểm A (2; 4);

d) Đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = 3x.

Xem đáp án

a) Để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất thì 2m – 1 ≠ 0 hay m ≠ \(\frac{1}{2}\).

b) Để hàm số đã cho là hàm số đồng biến thì 2m – 1 0 hay m ≥ \(\frac{1}{2}\).

c) Để đồ thị hàm số đi qua 2 điểm A (2; 4) thì:

Thay vào x = 2; y = 4 ta có:

4 = 4m – 2 + 2

4 = 4m

m = 1

d) Do đồ thị hàm số y song song với đường thẳng y = 3x, nên ta có:

2m – 1 = 3

2m = 4

m = 2


Câu 34:

Cho tam giác ABC. Tìm điểm M thỏa mãn \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Tìm điểm M thỏa mãn vecto MA + vecto MB + 2 vecto MC  (ảnh 1)

Gọi I là trung điểm của cạnh AB.

Ta có: \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Rightarrow 2\overrightarrow {MI} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Rightarrow 2\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {MC} } \right) = \overrightarrow 0 \)

\( \Rightarrow \overrightarrow {MI} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \).

Vậy ra M là trung điểm cạnh IC.


Câu 35:

Người ta trồng mía trên một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 130m, chiều dài hơn chiều rộng 70 m. Biết rằng, trung bình cứ 100 \({m^2}\) thu hoạch được 300kg mía. Hỏi khu đất đó thu hoạch được bao nhiêu kg mía?

Xem đáp án

Chiều dài khu đất là:

130 + 70 = 200 (m)

Diện tích khu đất là:

200 × 130 = 26 000 (m2)

26 000 m2 gấp 100 m2 số lần là:

26 000 : 100 = 260 (lần)

Trên cả khu đất đó người ta thu hoạch được số tấn mía là:

300 × 260 = 78 000 (kg)

Đáp số: 78 000 kg.


Câu 36:

Độ dài 2 đường chéo của hình bình hành tỉ lệ với độ dài 2 cạnh kề của nó. Chứng minh rằng các góc tạo bởi 2 đường chéo bằng góc của hình bình hành

Xem đáp án

Xét hình bình hành ABCD có O là giao điểm của AC và BD.

Khi đó O là trung điểm của AC và BD.

Độ dài hai đường chéo tỉ lệ với độ dài hai cạnh liên tiếp nên:

\(\frac{{BD}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{AD}}\)\( \Leftrightarrow \frac{{DA}}{{OA}} = \frac{{AB}}{{OB}}\).

Xét tam giác DAB và tam giác AOB có:

\(\widehat {DBA} = \widehat {ABO}\) (góc chung)

\(\frac{{DA}}{{AO}} = \frac{{AB}}{{OB}}\) (chứng minh trên)

Do đó ∆DAB = ∆AOB (g.c.g)

Suy ra \(\widehat {AOB} = \widehat {DAB}\) (hai góc tương ứng).


Câu 37:

Có một số tiền, nếu mua kẹo loại 5 000 đồng một gói thì được 15 gói kẹo. Hỏi cùng số tiền đó nếu mua loại kẹo 7 500 đồng một gói thì được bao nhiêu gói kẹo?

Xem đáp án

Có tất cả số tiền là:

5000 × 15 = 75 000 (đồng)

Với số tiền đó nếu mua kẹo loại 7 500 đồng thì được số gói là:

75 000 : 7 500 = 10 (gói)

Đáp số: 10 gói.


Câu 38:

Một gia đình gồm bố, mẹ và hai con (4 người), bình quân thu nhập hằng tháng là 2 000 000 đồng một người. Nếu gia đình đó thêm một con nữa thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người bị giảm bao nhiêu tiền, biết rằng tổng thu nhập không thay đổi?

Xem đáp án

Số người trong gia đình là

4 + 1 = 5 (người)

Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình (4 người) là:

2 000 000 × 4 = 8 000 000 (đồng)

Bình quân thu nhập hàng tháng của 1 người khi gia đình có thêm một con là:

8 000 000 : 5 = 1 600 000 (đồng)

Bình quân thu nhập hàng tháng của 1 người bị giảm khi gia đình có thêm con:

2 000 000 – 1 600 000 = 400 000 (đồng)

Đáp số: 400 000 đồng.


Câu 39:

Một lớp có 60 học sinh, trong đó có 36 học sinh giỏi toán, 21 học sinh giỏi văn, 25 học sinh giỏi anh, 10 học sinh vừa giỏi toán vừa giỏi văn, 15 học sinh vừa giỏi toán vừa giỏi anh, 4 học sinh vừa giỏi văn vừa giỏi anh, 5 học sinh giỏi cả 3 môn. Hỏi trong lớp có mấy học sinh chỉ giỏi 1 môn, mấy học sinh không giỏi môn nào trong 3 môn trên?

Xem đáp án
Một lớp có 60 học sinh, trong đó có 36 học sinh giỏi toán, 21 học sinh giỏi văn, 25 học (ảnh 1)

Số học sinh học giỏi chỉ giỏi môn Toán là:

36 – 10 – 5 – 5 = 16 (học sinh)

Số học sinh học giỏi chỉ giỏi môn Anh là:

25 – 5 – 10 + 1 = 11 (học sinh)

số học sinh học giỏi chỉ giỏi môn Văn là:

21 – 5 – 5 + 1 = 12 (học sinh)

Lớp đó có số học sinh không giỏi môn nào trong 3 môn trên là :

60 – ( 6 + 11 + 12 + 10 + 5 + 5 – 1) = 2 (học sinh).

Vậy lớp đó có số học sinh không giỏi môn nào trong 3 môn trên là 2 học sinh.


Câu 40:

Có tất cả 18 quả táo, cam và xoài. Số quả cam bằng \(\frac{1}{2}\) số quả táo. Số quả xoài gấp 3 lần số quả cam. Tính số quả táo.

Xem đáp án

Ta có sơ đồ:

Có tất cả 18 quả táo, cam và xoài. Số quả cam bằng 1/2 số quả táo. Số quả xoài  (ảnh 1)

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 + 3 = 6 (phần)

Số quả táo là:

18 : 6 × 2 = 6 (quả)

Đáp số: 6 quả


Câu 41:

Tổng của hai số là 90. Số thứ nhất bằng \(\frac{7}{8}\) số thứ hai. Tìm hai số đó.

Xem đáp án

Ta có sơ đồ:

Tổng của hai số là 90. Số thứ nhất bằng 7/8 số thứ hai. Tìm hai số đó (ảnh 1)

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

7 + 8 = 15 (phần)

Số thứ nhất là:

90 : 15 × 7 = 42

Số thứ hai là:

90 – 42 = 48

Đáp số: số thứ nhất là 42; số thứ hai là 48


Câu 42:

Tính giá trị của biểu thức P = 18a + 30b + 7a 5b. Biết a + b = 100
Xem đáp án

P = 18a + 30b + 7a 5b

= (18a + 7a) + (30b 5b)

= 25a + 25b

= 25 . (a + b)

Thay a + b = 100 vào biểu thức P ta được :

25 . 100 = 2 500 


Câu 43:

Cho a, b, c > 0 thỏa mãn a2 + b2 + c2 = 3. Tìm GTNN của: A = a3 + b3 + c3

Xem đáp án

Áp dụng BĐT Cauchy cho các số dương ta có:

\({a^3} + {a^3} + 1 \ge 3\sqrt[3]{{{a^6}}} = 3{a^2}\)

\({b^3} + {b^3} + 1 \ge 3\sqrt[3]{{{b^6}}} = 3{b^2}\)

\({c^3} + {c^3} + 1 \ge 3\sqrt[3]{{{c^6}}} = 3{c^2}\)

Cộng theo vế các BĐT vừa thu được ta có:

2(a3 + b3 + c3) + 3 ≥ 3(a2 + b2 + c2)

2A + 3 ≥ 9

A ≥ 3

Dấu “ = ” xảy ra khi a = b = c = 1.

Vậy Amin = 3 khi và chỉ khi a = b = c = 1.


Câu 44:

Tìm x, biết: x5 = x3.

Xem đáp án

x5 = x3

x5 − x3 = 0

x3(x2 – 1) = 0

x3(x – 1)(x + 1) = 0

x3 = 0 hoặc x – 1 = 0 hoặc x + 1 = 0

x = 0 hoặc x = 1 hoặc x = – 1

Vậy x {– 1; 0; 1}.


Câu 45:

Một vòi nước chảy vào bể, giờ đầu chảy vào được \(\frac{2}{{15}}\) bể, giờ thứ hai chảy vào được \(\frac{1}{5}\) bể. Hỏi trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào được bao nhiêu phần của bể?

Xem đáp án

Giờ đầu vòi chảy được \(\frac{2}{{15}}\) bể, giờ thứ hai chảy vào được\(\frac{1}{5}\) bể nên vòi nước chảy trong 2 giờ được :

\(\frac{2}{{15}} + \frac{1}{5} = \frac{1}{3}\) (bể)

Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được :

\(\frac{1}{3}:2 = \frac{1}{6}\) (bể)

Đáp số: \(\frac{1}{6}\) bể.


Câu 46:

Trước đây mua 5 m vải phải trả 60 000 đồng. Hiện nay giá bán mỗi mét vải đã giảm 2000 đồng. Hỏi với 60 000 đổng, hiện nay có thể mua được bao nhiêu mét vải như thế ?

Xem đáp án

Trước đây mua 5 m vải phải trả 60 000 đồng nên mỗi mét vải có giá là:

60 000 : 5 = 12 000 (đồng)

Hiện nay giá bán mỗi mét vải đã giảm 2 000 đồng nên giá mỗi mét vải hiện nay là:

12 000 – 2 000 = 10 000 (đồng)

Hiện nay giá mỗi mét vải là 10 000 đồng nên với 60 000 đồng có thể mua được số mét vải là :

60 000 : 10 000 = 6 (m)

Đáp số: 6 mét vải.


Câu 47:

Trung bình mỗi con gà đẻ ăn hết 104 g thức ăn trong một ngày. Hỏi trại chân nuôi cần bao nhiêu ki-lô-gam thức ăn cho 375 con gà máu để ăn trong 10 ngày?

Xem đáp án

Số thức ăn trại chăn nuôi cần trong 1 ngày là:

104 × 375 = 39000 (g)

39000 (g) = 39 (kg)

Số thức ăn trại chăn nuôi cần trong 10 ngày là:

39 × 10 = 390 (kg)

Đáp số: 390 kg.


Câu 48:

Phân tích đa thức thành nhân tử:  x2 – y2 + 12y – 36.

Xem đáp án

x2 – y2 + 12y – 36

= x2 – (y2 – 2y + 36)

= x2 – (y – 6)2

= (x – y + 6)( x + y – 6).


Câu 49:

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn, trực tâm H. Đường thẳng vuông góc với AB kẻ từ B cắt đường thẳng vuông góc với AC kẻ từ C tại D .
a) Chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành.
b) Gọi M là trung điểm BC, O là trung điểm AD. Chứng minh 2OM = AH.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn, trực tâm H. Đường thẳng vuông góc với AB kẻ từ B cắt  (ảnh 1)

a) Gọi AD và BE lần lượt là hai đường cao của ∆ABC .

Theo đề hai đường cao AD và BE cắt nhau tại H hay H là trực tâm của ∆ABC

CH là đường cao thứ 3 của ∆ABC

Do đó CH  AB    (1)

mà BD  AB (gt) CH // BD

Có BH  AC (BE là đường cao)

CD  AC

Do đó BH // CD    (2)

Từ (1) và (2) suy ra : Tứ giác BHCD là hình bình hành

b) Có BHCD là hình bình hành nên 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường mà M là trung điểm của BC M cũng là trung điểm của HD hay HM = DM

Có O là trung điểm của AD hay OA = OD

Xét AHD có: HM = DM; OA = OD

Suy ra OM là đường trung bình của AHD.

Do đó OM = \(\frac{1}{2}\)​ AH hay AH = 2OM.


Câu 50:

Một người có số tiền không quá 70 000 đồng gồm 15 tờ giấy bạc với hai loại mệnh giá: loại 2 000 đồng và loại 5 000 đồng. Hỏi người đó có bao nhiêu tờ giấy bạc loại 5 000 đồng?

Xem đáp án

Gọi x là số tờ giấy bạc loại 5 000 đồng người đó có (0 < x < 15, x N).

Vì tổng số tờ 2 000 đồng và 5 000 đồng là 15 tờ nên ta có điều kiện x < 15

Và số tờ 2 000 đồng người đó có là: 15 – x (tờ)

Khi đó, tổng số tiền người đó có là: 5 . x + 2 . (15 – x) (nghìn đồng).

Theo bài ra, người đó có số tiền không quá 70 000 đồng nên ta có bất phương trình:

5 . x + 2 . (15 – x) ≤ 70

5x + 30 – 2x ≤ 70

3x ≤ 70 – 30

3x ≤ 40

\( \Leftrightarrow x \le \frac{{40}}{3}\).

Kết hợp với điều kiện trên nên x có thể nhận một trong các giá trị {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13}.


Câu 51:

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Chứng minh rằng:

a) \(\overrightarrow {CO} - \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {BA} \);

b) \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {DB} \);

c) \(\overrightarrow {DA} - \overrightarrow {DB} = \overrightarrow {OD} - \overrightarrow {OC} \).

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD tâm O. Chứng minh rằng: a) vecto CO - vecto OB (ảnh 1)

a) Vì ABCD là hình bình hành nên O là trung điểm của AC, BD.

Do đó \(\overrightarrow {CO} = \overrightarrow {OA} \)

\( \Rightarrow \overrightarrow {CO} - \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OA} - \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {BA} \)

b) Vì ABCD là hình bình hành nên: \(\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AD} \)

Ta có:

\(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {DA} \)

\( = \overrightarrow {DA} + \overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DB} \)

c) Ta có: \(\overrightarrow {DA} - \overrightarrow {DB} = \overrightarrow {DA} - \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {DA} = \overrightarrow {BA} \)

\(\overrightarrow {OD} - \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OD} + \overrightarrow {CO} = \overrightarrow {CO} + \overrightarrow {OD} = \overrightarrow {CD} \)

Mà ta lại có ABCD là hình bình hành nên \(\overrightarrow {BA} = \overrightarrow {CD} \)

Vậy nên \(\overrightarrow {DA} - \overrightarrow {DB} = \overrightarrow {OD} - \overrightarrow {OC} \).


Câu 52:

Lớp 5A có 43 học sinh. Trong bài thi học kỳ một cả lớp đều được điểm 9, hoặc điểm 10. Tổng số điểm của cả lớp là 406 điểm. Hỏi có bao nhiêu bạn được điểm 9, bao nhiêu bạn được điểm 10?
Xem đáp án

Nếu cả lớp đều đạt điểm 9.

Khi đó, tổng số điểm của lớp là : 

43 × 9 = 387 (điểm)

406 điểm thì hơn 387 điểm là : 

406 – 387 = 19 (điểm)

Số học sinh được điểm 10 là :

19 : (10 – 9) = 19 (học sinh)

Số học sinh được điểm 9 là : 

43 – 19 = 24 (học sinh). 

Đáp số: 19 học sinh được điểm 10, 24 học sinh được điểm 9.


Câu 53:

Cho các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7. Từ các chữ số trên lập được bao nhiêu số có 4 chữ số đôi một khác nhau và chia hết cho 10.

Xem đáp án

Các số thỏa mãn điều kiện đề bài có dạng \(\overline {abc0} \)

Chọn 3 chữ số khác nhau từng đôi một từ {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7} và xếp vào 3 vị trí

Do đó có \(A_7^3 = 210\) (cách).

Vậy có 210 số thỏa mãn điều kiện đề bài.


Câu 54:

Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 194 m chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Trên mảnh đất đó, người ta dành phần đất hình vuông cạnh 16,5 m để làm nhà.

a) Tính diện tích mảnh đất đó?

b) Tính diện tích cách làm nhà?

Xem đáp án

a) Tính diện tích mảnh đất:

Chiều dài mảnh đất đó là :

194 : (3 + 1) × 3 = 1 455 (m)

Chiều rộng mảnh đất đó là :

194 – 45,5 = 485 (m)

Diện tích mảnh đất đó là :

145,5 × 48,5 = 7 056,75 (m2)

b) Tính diện tích mảnh đất làm nhà:

Diện tích đất làm nhà là :

16,5 × 16,5 = 272,25 (m2)

Diện tích mảnh đất: 7 056,75 (m2)

Diện tích mảnh đất làm nhà: 272,25 (m2)

Đáp số: a) 7 056,75 m2;

   b) 272,25 m2.


Câu 55:

Một can nhựa chứa 100 lít dầu hỏa. Biết một lít dầu hỏa cân nặng 0,8 kg, can rỗng cân nặng 12,5 kg. Hỏi can dầu hỏa đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Xem đáp án

100 lít dầu hỏa nặng số ki-lô-gam là:

0,8 × 100 = 80 (kg)

Can dầu hỏa đó nặng số ki-lô-gam là:

80 + 12,5 = 92,5 (kg)

Đáp số: 92,5 kg.


Câu 56:

Một mảnh vải 4 m có giá 192 000 đồng. Một người mua 1,25 m vải đó để may áo với giá tiền công may áo là 30 000 đồng. Hỏi toàn bộ số tiền may chiếc áo đó là bao nhiêu?

Xem đáp án

Giá của 1 mét vải là:

192 000 : 4 = 48 000 (đồng)

Giá của 1,25 mét vải là:

48 000 × 1,25 = 60 000 (đồng)

Toàn bộ số tiền may chiếc áo đó là:

60 000 + 30 000 = 90 000 (đồng)

Đáp số: 90 000 đồng


Câu 57:

Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 61,5 m, chiều rộng bằng \(\frac{2}{3}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Xem đáp án
Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 61,5 m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính diện (ảnh 1)

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 3 = 5 (phần)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

(61,5 : 5) × 2 = 12,3 (m)

Chiều dài hình chữ nhật là:

61,5 − 12,3 = 49,2 (m)

Diện tích hình chữ nhật là:

12,3 × 49,2 = 605,16 (\({m^2}\))

Đáp số: 605,16 \({m^2}\)


Câu 58:

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 20 m và chiều rộng 15 m. Người ta dành 20% diện tích mảnh vườn để trồng rau muống, 10% diện tích để trồng rau cải. Tính diện tích phần đất trồng rau muống, diện tích phần đất trồng rau cải.
Xem đáp án

Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:

20 × 15 = 300 (m2)

Diện tích phần đất trồng rau muống là:

300 : 100 × 25 = 75 (m2)

Diện tích phần đất trồng rau cải là:

300 : 100 × 10 = 30 (m2)

Đáp số: 75 m2 đất trồng rau muống

30 m2 đất trồng rau cải


Câu 59:

Một can nhựa chứa 10 lít dầu. Biết một lít dầu cân nặng 0,8 kg, can rỗng cân nặng 1,3 kg. Hỏi can dầu đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Xem đáp án

10 lít dầu cân nặng số ki-lô-gam:

10 × 0,8 = 8 (kg)

Can dầu cân nặng số ki-lô-gam:

8 + 1,3 = 9,3 (kg)

Đáp số: 9,3 kg.


Câu 60:

Người thợ may lấy ra một tấm vải lớn để cắt may 25 bộ quần áo cho công ty, mỗi chiếc ao may hết 500 cm vải, mỗi chiếc quần may hết 685 cm vải. Sau khi cắt xong thì tấm vải còn lại 5 dam. Vậy tấm vải ban đầu dài bao nhiêu cm?

Xem đáp án

Đổi 5 dam = 5 000 cm

Số vải dùng để may 1 bộ quần áo là:

500 + 685 = 1 185 (cm)

Số vải dùng để may 25 bộ quần áo là:

1 185 × 25 = 29 625 (cm)

Tấm vải ban đầu dài là:

29 625 + 5 000 = 34 625 (cm)

Đáp số: 34 625 cm vải.


Câu 61:

Một phân xưởng lắp ráp xe đạp, sáu tháng đầu năm phân xưởng đó lắp ráp được 36 900 xe đạp, sáu tháng cuối năm phân xưởng lắp ráp được nhiều hơn sáu tháng đầu năm 6 900 xe đạp. Vậy trong cả năm đó, trung bình mỗi tháng phân xưởng lắp ráp được số chiếc xe đạp là:

Xem đáp án

Sáu tháng cuối năm lắp được số xe đạp là:

36 900 + 6 900 = 43 800 (xe đạp)

Cả năm phân xưởng đó lắp được số xe đạp là:

36 900 + 43 800 = 80 700 (xe đạp)

Vậy trong cả năm đó, trung bình mỗi tháng phân xưởng lắp ráp được số chiếc xe đạp là:

80 700 : 12 = 6 725 (xe đạp)

Đáp số: 6 725 xe đạp.


Bắt đầu thi ngay