IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 59)

  • 11804 lượt thi

  • 199 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một tổ làm đường có 15 người dự định làm xong 1 đoạn đường trong 8 ngày. Nhưng sau khi làm được 4 ngày thì có 5 người chuyển đến làm cùng. Hỏi sẽ làm xong đoạn đường sớm hơn dự định bao nhiêu ngày? Biết mức làm mỗi người là như nhau.

Xem đáp án

Phần việc còn lại sau 4 ngày là: 

4 : 8 = \(\frac{1}{2}\) (công việc).

1 người 1 ngày làm được là:

1 : 8 : 15 = \(\frac{1}{{120}}\)(công việc).

20 người hoàn thành nốt công việc trong số ngày là:

\(\frac{1}{2}\): (20 . \(\frac{1}{{120}}\)) = 3 (ngày).

Số ngày sớm hơn dự định là: 

8 – (4 + 3) = 1 (ngày).

Đáp số: 1 ngày.


Câu 2:

Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 1200 người ăn trong 35 ngày, nhưng vì 480 người đến thêm nên số gạo đó chỉ đủ ăn trong bao nhiêu ngày?

Xem đáp án

Sau khi 480 người đến thêm, tổng số người cần ăn:

1200 + 480 = 1680 (người)

Số gạo đó đủ ăn trong số ngày:

(35 . 1200) : 1680 = 25 (ngày)

Đáp số: 25 ngày.


Câu 3:

Người ta lát sàn một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4m bằng những mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 1m 20cm, chiều rộng 20cm. Hỏi cần bao nhiêu mảnh gỗ để lát kín sàn căn phòng đó?

Xem đáp án

Đổi 11m 20cm = 1,2 m; 20cm = 0,2 m

Số hàng gỗ theo chiều dài của căn phòng là: 

6 : 1,2 = 5 (hàng)

Số hàng gỗ theo chiều rộng của căn phòng là:

4 : 0.2 = 20 (hàng)

Số miếng gỗ cần dùng là: 

5 . 20 = 100 (miếng gỗ).

Đáp số: 100 miếng gỗ.


Câu 4:

Năm nay tuổi bố gấp 6 lần tuổi con, bốn năm sau tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Hỏi hiện tại bố bao nhiêu tuổi?

Xem đáp án

Gọi tuổi con năm nay là a thì tuổi bố năm nay là 6a (a ≠ 0)

4 năm sau, tuổi bố là: 6a + 4

4 năm sau, tuổi con là a + 4

Ta có: 6a + 4 = 4 (a + 4)

6a + 4 = 4a + 16

2a = 12

a = 6

Vậy tuổi con năm nay là 6 thì tuổi bố năm nay là:

6 . 6 = 36 (tuổi).


Câu 5:

Cho dãy số 2 , 6, 12 ,.. Số hạng thứ 6 của dãy số đã cho là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta thấy:

2 = 1 . 2

6 = 2 . 3

12 = 3 . 4

Quy luật: mỗi số hạng thuộc dãy trên là tích của 2 số tự nhiên liên tiếp và thừa số thứ nhất của 2 số liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.

Vậy số hạng thứ 6 của dãy là: 6 . 7 = 42.


Câu 6:

Tổng của hai số tự nhiên là 102. Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải số bé rồi cộng với số lớn ta được tổng mới là 417. Tìm số lớn.

Xem đáp án

Gọi a là số bé, b là số lớn, ta có:

a + b = 102

\(\overline {a0} \)+ b = 10a + b = 417

10a + b – (a + b) = 315

10a + b – a – b = 315

9a = 315

a = 35

Suy ra: b = 102 – 35 = 67.

Vậy số lớn là 67.


Câu 7:

Tìm a,b thuộc ℤ sao cho a.b = a + b.

Xem đáp án

Ta có: a.b = a + b

a.b – a = b

a (b–1) = b

a = \(\frac{b}{{b - 1}} = 1 + \frac{1}{{b - 1}}\)

Vì a, b thuộc ℤ nên b – 1 Ư(1)

Suy ra: b – 1 = 1 hoặc b – 1 = –1

Với b – 1 = 1 hay b = 2, thì a = 2

Với b – 1 = – 1 hay b = 0, thì a = 0

Vậy (a; b) {(2; 2) , (0; 0)}.


Câu 8:

Tìm 1 số có 2 chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải số đó ta được số lớn hơn số phải tìm 230 đơn vị.

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là: \(\overline {ab} \) (a ≠ 0; a,b < 10)

Khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải số đó ta được số lớn hơn số phải tìm 230 đơn vị ta được số \(\overline {ab5} \)

Ta có:

\(\overline {ab} 5\)\(\overline {ab} \)= 230

10 . \(\overline {ab} \) + 5 – \(\overline {ab} \) = 230

9 . \(\overline {ab} \)= 225

\(\overline {ab} \)= 25

Vậy số cần tìm là 25.


Câu 9:

Tổng của một số thập phân và một số tự nhiên bằng 105,6. Khi viết, bạn học sinh viết nhầm dấu phẩy của số thập phân sang bên trái 1 hàng nên cộng hai số được tổng bằng 84,36. Số thập phân ban đầu là?

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên bằng a

Số thập phân là x

Ta có:

a + x = 105,6 (1)

a + 0,1x = 84,36 (do dấu phẩy của số thập phân sang bên trái 1 hàng) (2)

Lấy (1) trừ (2) ta được:

a + x – a – 0,1x = 105,6 – 84,36

0,9x = 21,24

x = 23,6.

Vậy số thập phân ban đầu là 23,6.


Câu 10:

Tổng của một số thập phân và một số tự nhiên là 47,24. Tuy khi đặt tính , một bạn học sinh đã quên mất dấu phẩy ở số thập phân và đặt tính như cộng hai số tự nhiên nên được kết quả là 1259. Tìm số tự nhiên và số thập phân đó.

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên bằng a

Số thập phân là x

Ta có:

a + x = 47,24 (1)

a + 100x = 1259 (2)

Lấy (1) trừ (2) ta được:

a + x – a – 100x = 47,24 – 1259

– 99x = –1211,76

x = 12,24

Vậy số thập phân ban đầu là 12,24.


Câu 11:

Cho (O; R). Từ điểm A nằm ngoài (O; R), vẽ hai tiếp tuyến AM và AN với đường tròn (M và N là các tiếp điểm). Vẽ dây NC của (O; R) vuông góc với MB tại H. Gọi I là giao điểm của AB và NH. Tính tỉ số \(\frac{{NI}}{{NC}}\).

Xem đáp án
Cho (O; R). Từ điểm A nằm ngoài (O; R), vẽ hai tiếp tuyến AM và AN với đường tròn (M và (ảnh 1)

Ta có:

MA MB (tiếp tuyến vuông góc với đường kính)

NC OB suy ra: IH MB

Do đó: IH // MA

Áp dụng định lí Thalès trong tam giác MAB có:

\(\frac{{HB}}{{MB}} = \frac{{IB}}{{BA}} = \frac{{IH}}{{MA}}\,\,hay\,\,\frac{{HI}}{{MA}} = \frac{{HB}}{{MB}} = \frac{{HB}}{{2MO}}\,\)(1)

Ta có: AMON là tứ giác nội tiếp đường tròn vì \[\widehat {ANO} + \widehat {AMO}\] = 180° suy ra: \[\widehat {MNO} = \widehat {MAO}\]

\[\widehat {ONB}\, + \widehat {MON}\, = \widehat {MAO\,} + \,\widehat {MOA}\,\]= 90°

Suy ra: \[\widehat {ONB}\,\, = \,\,\widehat {MOA}\,\]

Mặt khác tam giác ONB cân tại O nên \[\widehat {ONB}\,\, = \,\,\widehat {HBN}\,\]

Xét tam giác HBN và tam giác MOA có:

\(\widehat {NHB} = \widehat {AMO}\)= 90°

\(\widehat {HBN} = \widehat {ONB} = \widehat {MOA}\)

Suy ra: ∆HBN ∆MOA (g.g)

Hay \(\frac{{HN}}{{MA}} = \frac{{HB}}{{MO}} = \frac{{2HB}}{{MB}}\,\,\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{{HN}}{{MA}} = \frac{{2HI}}{{MA}}\,\,\)hay HN = 2HI = 2NI

Mà NC = 2HN

Suy ra: NC = 4NI

Vậy \[\frac{{NI}}{{NC}} = \frac{1}{4}\].


Câu 13:

Cho \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\). Chứng minh: \(\frac{a}{{a - b}} = \frac{c}{{c - d}}\).

Xem đáp án

\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\)

\(\frac{b}{a} = \frac{d}{c}\)

\(\frac{b}{a} = \frac{d}{c}\)

\(1 - \frac{b}{a} = 1 - \frac{d}{c}\)

\(\frac{{a - b}}{a} = \frac{{c - d}}{c}\)

\(\frac{a}{{a - b}} = \frac{c}{{c - d}}\).


Câu 14:

Cho đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ các tia Ax và By trong đó \(\widehat {BAx}\)= a, \(\widehat {ABy}\)= 3a. Tính a để Ax// By.

Xem đáp án

Để Ax // By thì \(\widehat {BAx}\)\(\widehat {ABy}\)ở vị trí trong cùng phía nên chúng bù nhau.

Do đó: \(\widehat {BAx}\) + \(\widehat {ABy}\)= 180° hay a + 3a = 180°

Khi đó: a = 45°

Vậy với a = 45° thì Ax // By.


Câu 15:

Cho đường tròn (O; 4 cm), đường kính AB. Lấy điểm H thuộc đoạn AO sao cho OH = 1 cm. Kẻ dây cung DC vuông góc với AB tại H.

a) Chứng minh ABC vuông và tính độ dài AC.

b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại E. Chứng minh tam giác CBE cân và \(\frac{{EC}}{{DH}} = \frac{{EA}}{{DB}}\).

c) Gọi I là trung điểm của EA; đoạn IB cắt (O) tại Q. Chứng minh CI là tiếp tuyến của (O) và từ đó suy ra \(\widehat {ICQ} = \widehat {CBI}\).

d) Tiếp tuyến tại B của (O) cắt IC tại F. Chứng minh ba đường thẳng IB, HC, AF đồng quy.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; 4 cm), đường kính AB. Lấy điểm H thuộc đoạn AO sao cho OH = 1 cm (ảnh 1)

a) ΔABC nội tiếp đường tròn đường kính AB

Suy ra: ΔABC vuông tại C.

AC2 = AH.AB = (R – OH) . 2R = (4 – 1) . 2 . 4 = 24 

AC = \(2\sqrt 6 \)(cm)

b) Xét tam giác vuông OHC và tam giác vuông OHD có:

Chung OH

OC = OD

Suy ra: ∆OHC = ∆OHD (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

HC = HD

BH là là trung tuyến của ΔBCD mà BH cũng là đường cao

ΔBCD cân tại B

Ta có: AC CB ΔCAE vuông tại C

CD AB ΔHBC vuông tại H

\(\widehat {CBH} = \widehat {EAC}\)(cùng phụ với \(\widehat {CAB}\))

Xét ∆CAE và ∆HBC có:

\(\widehat {ECA} = \widehat {CHB}\)= 90°

\(\widehat {EAC} = \widehat {CBH}\)(cùng bằng \(\frac{1}{2}\)cung AC)

Suy ra: ∆CAE ~ ∆HBC (g.g)

Suy ra: \(\frac{{AE}}{{BC}} = \frac{{EC}}{{HC}}\)

Mà ΔBCD cân tại B, BH là trung tuyến

BC = BD và HC = DH

Vậy \(\frac{{AE}}{{BD}} = \frac{{EC}}{{DH}}\).

c) ΔAOC cân tại O  \(\widehat {OAC} = \widehat {OCA}\)

 mà \(\widehat {OAC} = \widehat {CEI}\) (cùng phụ với \(\widehat {EAC}\))

 \(\widehat {OCA} = \widehat {CEI}\)

ΔACE vuông tại C có CI là trung tuyến ứng với cạnh huyền

CI = IE ΔCIE cân tại I

 \(\widehat {ICE} = \widehat {CEI}\)

 \(\widehat {ICE} = \widehat {OCA}\)

Lại có \(\widehat {ICE} + \widehat {ICA}\)= 90°

 \(\widehat {ICA} + \widehat {OCA}\)= 90°

 \(\widehat {OCI}\)= 90°

 CI là tiếp tuyến của (O)

 \[\widehat {ICQ} = \widehat {CBI}\]= 90° (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng góc nội tiếp chắn cung đó)

d, Gọi G = IB ∩ HC

Ta có: CG // BF (cùng AB)

\(\frac{{IC}}{{CF}} = \frac{{IG}}{{GB}}\)

Suy ra: \(\frac{{IA}}{{CF}} = \frac{{IG}}{{GB}}\)

AI // BF (cùng AB)

 \[\widehat {AIG} = \widehat {GBF}\]

Xét tam giác IAG và tam giác GBF có:

\[\widehat {AIG} = \widehat {GBF}\]

\(\frac{{IA}}{{CF}} = \frac{{IG}}{{GB}}\)

ΔAIG ΔFBG (c.g.c)

\[\widehat {IGA} = \widehat {BGF}\]

A, G, F thẳng hàng

3 đường thẳng IB, HC, AF đồng quy tại G.


Câu 16:

Cho dãy số: 7; 14; 21; 28; ........; ..........; 49; 56; 63; 70. Hai số còn thiếu là?

Xem đáp án

Ta thấy ai số đứng liền nhau hơn kém nhau 7 đơn vị. Từ đó ta tìm được hai số cần điền.

Suy ra hai số đó là 35 và 42.


Câu 17:

Nhà bếp dự trữ đủ lượng gạo cho 45 người ăn trong 6 ngày. Nếu có 54 người ăn số gạo đó thì số ngày ăn sẽ giảm đi bao nhiêu ngày (biết rằng suất ăn của mỗi người là như nhau).

Xem đáp án

1 người ăn số gạo đó trong số ngày là :

45 . 6 = 270 ( ngày)

54 người ăn thì số gạo đó ăn trong số ngày là :

270 : 54 = 5 (ngày)

Số ngày giảm đi khi có 54 người ăn là :

6 – 5 = 1 ( ngày)

Đáp số : 1 ngày.


Câu 19:

Tìm một số biết rằng lấy số đó nhân với 6 rồi cộng với 6 cuối cùng chia cho 6 thì được 6.

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là A

Ta có:

(A . 6 + 6) : 6 = 6

A . 6 + 6 = 36

A . 6 = 30

A = 30 : 6

A = 5.

Vậy số cần tìm là 5


Câu 20:

Một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài là 10m, chiều rộng bằng \(\frac{3}{5}\) chiều dài. Người ta lát kín căn phòng bằng các viên gạch hoa hình vuông cạnh 4dm. Cần phải dùng ít nhất bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn phòng. (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể).

Xem đáp án

Chiều rộng căn phòng là:

10 . \(\frac{3}{5}\) = 6 (m)

Diện tích căn phòng là:

10 . 6 = 60 (m2)

Đổi 60 m2 = 6000 dm2

Diện tích viên gạch là

4 . 4 = 16 (dm2)

Cần số viên gạch để lát kín nền căn phòng là:

6000 : 16 = 375 (viên)

Đáp số: 375 viên.


Câu 21:

Tính nhanh: 102 . 98

Xem đáp án

102 . 98

= (100 + 2) . (100 – 2)

= 100 . 100 – 2 . 100 + 2 . 100 – 2 . 2

= 10000 – 4

= 9996.


Câu 22:

Tìm số tự nhiên x; y biết (2x + 1)(y – 5) = 12.
Xem đáp án

(2x + 1) (y – 5) = 1 . 12 = 2 . 6 = 3 . 4 = 4 . 3 = 6 . 2 = 12 . 1

Ta có bảng sau:

2x + 1

1

2

3

4

6

12

y–5

12

6

4

3

2

1

x

0

Loại

1

Loại

Loại

Loại

y

170

11

9

8

7

6

Vậy (x; y) {(0; 17) , (1; 9)}.


Câu 23:

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

100 – 99 + 98 – 97 + 96 – 95 + 94 – 93 + 92 – 91 + 90

Xem đáp án

(100 – 99 )+ (98 – 97 )+ (96 – 95) +( 94 – 93) + (92 – 91) + 90

= 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 90

=1 . 5 + 90

= 5 + 90

= 95.


Câu 24:

Khi nhân 1 số thập phân với 6,3 1 học sinh đã đặt các tích riêng thẳng cột nên được kết quả là 38,43. Tìm số thập phân đó?

Xem đáp án

Do đặt tích riêng thẳng cột nên số đó được gấp lên:

6 + 3 = 9 lần

Số thập phân đó là:

38,43 : 9 = 4,27

Đáp số: 4,27.


Câu 25:

Một mảnh vườn hình chữ nhật được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500 có chiều dài là 8 cm, chiều rộng 6 cm. Diện tích của mảnh vườn là bao nhiêu theo đơn vị ha ?

Xem đáp án

Chiều dài thực tế của mảnh vường là:

8 . 500 = 4000 (cm).

Chiều rộng thực tế của mảnh vường là:

6 . 500 = 3000 (cm)

Diện tích của mảnh vườn là:

4000 . 3000 = 12000000 (cm2)

Đổi 12000000 cm2 = 1200ha.


Câu 26:

Tính tổng S = 1.2 + 2.3 + 3.4 +.... + 99.100.

Xem đáp án

S = 1 . 2 + 2 . 3 + ... + 99 . 100

3S = 1 . 2 . 3 + 2 . 3 . (4 – 1) + ..... + 99 . 100 . (101 – 98)

3S = 1 . 2 . 3 + 2 . 3 . 4 – 1 . 2 . 3 + .... + 99 . 100 . 101 – 98 . 99 . 100

3S = 99 . 100 . 101

3S = 999900

S = 999900 : 3

S = 333300.


Câu 27:

Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng là các số tự nhiên. Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Có diện tích từ 60 đến 80 m2. Tính chu vi đám đất.

Xem đáp án

Vì chiều dài đám đất gấp 3 lần chiều rộng nên diện tích đám đất là số chia hết cho 3. Ta chia đám đất thành 3 hình vuông.

Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng là các số tự nhiên. Chiều dài gấp 3 (ảnh 1)

Từ 60 – 80 các số chia hết cho 3 là: 60, 63, 66, 69, 72, 75, 78.

Suy ra diện tích của mỗi hình vuông có thể là: 21, 22, 23, 24, 25, 26

Vì cạnh hình vuông cũng là chiều rộng của đám đất hình chữ nhật là một số tự nhiên nên diện tích hình vuông bằng 25.

Suy ra cạnh hình vuông hay chiều rộng đám đất là 5m để có 5 . 5 = 25 m

Chiều dài đám đất:

5 . 3 = 15 (m)

Chu vi hình chữ nhật:

(15 + 5) . 2 = 40 (m)

Đáp số: 40 m.


Câu 29:

Giải phương trình nghiệm nguyên: x2 – y2 + 2x – 4y – 10 = 0.

Xem đáp án

x2 – y2 + 2x – 4y – 10 = 0

(x + 1)2 – (y + 2)2 = 7

Đặt (x + 1)2 = m2 và (y + 2)2 = n2

Ta có: (x + 1)2 – (y + 2)2 = m2 – n2 = (m + n)(m – n) = 1 . 7

Vì m + n ≥ m – n nên m – n = 1 và m + n = 7

Suy ra: m = 4 và n = 3

Hay

\(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {x + 1} \right)^2} = {4^2}\\{\left( {y + 2} \right)^2} = {3^2}\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x + 1 = 4\\y + 2 = 3\end{array} \right.\,\,hay\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = {\rm{3}}\\y = 1\end{array} \right.\,\).


Câu 30:

Tìm \(\frac{2}{5}\) của 3 tấn.

Xem đáp án

\(\frac{2}{5}\) của 3 tấn là: 3 : 5 . 2 = 1,2 (tấn).


Câu 31:

Tính \(\frac{3}{2} + \frac{5}{4} + \frac{9}{8} + \frac{{17}}{{16}} + \frac{{33}}{{32}} + \frac{{65}}{{64}} - 7\).

Xem đáp án

\(\frac{3}{2} + \frac{5}{4} + \frac{9}{8} + \frac{{17}}{{16}} + \frac{{33}}{{32}} + \frac{{65}}{{64}} - 7\)

= \(\frac{{96}}{{64}} + \frac{{80}}{{64}} + \frac{{72}}{{64}} + \frac{{68}}{{64}} + \frac{{66}}{{64}} + \frac{{65}}{{64}} - 7\)

= \(\frac{{96 + 80 + 72 + 68 + 66 + 64}}{{64}} - 7\)

= \(\frac{{446}}{{64}} - 7\)

= \(\frac{{ - 1}}{{32}}\).


Câu 32:

Chứng minh 320 đồng dư với 1 theo mod 100.
Xem đáp án

Ta có: 320 chia 100 được 34867844 dư 1

1 chia 100 được 0 dư 1

Nên 320 ≡ 1 (mod 100).


Câu 33:

Chứng minh rằng mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều có dạng 4n + 1 hoặc 4n – 1.

Xem đáp án

Giả sử số nguyên tố là p

Mọi số nguyên tố p lớn hơn 2 đều không chia hết cho 2

p có dạng 2n + 1 (k thuộc ℕ, k > 0)

Xét 2 trường hợp:

+ k chẵn (k = 2n) p = 2k + 1 = 2.2n + 1 = 4n + 1

+ k lẻ (k = 2n – 1) p = 2k + 1 = 2.(2n – 1) + 1 = 4n – 1

Vậy p luôn có dạng 4n + 1 hoặc 4n – 1.


Câu 34:

Tìm n thuộc ℤ để (4n – 1) chia hết cho (n – 2).

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{{4n - 1}}{{n - 2}} = 4 + \frac{7}{{n - 2}}\)

Để \(\frac{{4n - 1}}{{n - 2}}\) ℤ thì 7 (n–2)

Suy ra: n – 2 Ư(7)

n – 2 {–7; –1; 1; 7}

hay n {–5; 1; 3; 9}.


Câu 35:

Chứng minh rằng B = 50 + 51 + … + 52011 chia hết cho 6.

Xem đáp án

B = 50 + 51 + … + 52011

B = 1 + 5 + 52 + … + 52011

B = (1 + 5) + (52 + 53) + … + (52010 + 52011)

B = 6 + 52(1 + 5) + … + 52010(1 + 5)

B = 6 (1 + 52 + … + 52010)

Vì 6 (1 + 52 + … + 52010) chia hết cho 6 nên B chia hết cho 6.


Câu 36:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số y = \(\left| {{x^4} - 2m{x^2} + 64x} \right|\)có đúng ba điểm cực trị?

Xem đáp án

Xét hàm số y = x4 – 2mx2 + 64x

y' = 4x3 – 4mx + 64 (*)

Phương trình hoành độ giao điểm:

\(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^3} - 2mx + 64 = 0\,\,\,(1)\end{array} \right.\)

Phương trình (1) luôn có một nghiệm x1 = 0 nên đồ thị hàm số y = x4 – 2mx2 + 64x cắt Ox ít nhất tại 2 điểm và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \left( {{x^4}--{\rm{ }}2m{x^2} + {\rm{ }}64x} \right) = + \infty \)

Suy ra để hàm số y = \(\left| {{x^4} - 2m{x^2} + 64x} \right|\) có 3 điểm cực trị thì phương trình (*) có đúng một nghiệm đơn

m = \({x^2} + \frac{{16}}{x}\)có đúng một nghiệm đơn

Xét hàm số f(x) = \({x^2} + \frac{{16}}{x}\)

f'(x) =\(2x - \frac{{16}}{{{x^2}}}\)

f'(x) =\(2x - \frac{{16}}{{{x^2}}}\)= 0 x = 2

Ta có bảng biến thiên

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số y = x^4 - 2mx^2 (ảnh 1)

Từ bảng biến thiên suy ra: m ≤ 12

Vì m là số nguyên dương nên m {1;2;3;...;11;12}.

Vậy có 12 giá trị nguyên dương của tham số m.


Câu 37:

Lớp 4a có 28 học sinh. Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 4 em. Hỏi lớp 4a có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?

Xem đáp án

Số học sinh nữ là:

(28 – 4) : 2 = 12 (học sinh).

Số học sinh nam là:

28 – 12 = 16 (học sinh).

Đáp số: 12 học sinh nữ, 16 học sinh nam.


Câu 38:

Một trường tiểu học trong học kì 1 thu được 2 tấn 750 kg giấy vụn, trong học kì 2 thu được 3 tấn 250 kg giấy vụn. Biết rằng cứ 2 tấn giấy vụn làm được 50000 cuốn vở. Hỏi từ số giấy vụn của trường có thể làm được bao nhiêu cuốn vở?

Xem đáp án

Cả hai đợt thu gom được số giấy vụn là:

2 tấn 750 kg + 3 tấn 250kg = 5 tấn 1000kg = 6 tấn.

Cứ 2 tấn giấy vụn làm được 50000 cuốn vở, 6 tấn giấy vụn là được là:

 6 : 2 . 50000 = 150000 (cuốn vở)

Đáp số: 150 000 cuốn vở.


Câu 39:

Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 80 người ăn trong 27 ngày. Nay có thêm 40 mới chuyển đến. Hỏi số gạo đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày?

Xem đáp án

Số suất ăn hiện có là:

80 . 27 = 2160 (suất).

Lúc sau có tất cả số người ăn là:

80 + 40 = 120 (người).

120 người ăn trong số ngày là:

2160 : 120 = 18 (ngày).

Đáp số: 18 ngày.


Câu 41:

Tìm hai chữ số tận cùng của 3999.

Xem đáp án

3999

= 3 . 3998

= 3 . (10 – 1)499

= 3 . (10499 – … + 499.10 – 1)

= 3. (BS 100 + 4989)

= ….67

Vậy hai chữ số tận cùng của 3999 là 67.


Câu 42:

Chứng minh rằng A = n4 – 14n3 + 71n2 – 154n + 120 chia hết cho 24.
Xem đáp án

Để chứng minh A chia hết cho 24 tức là chứng minh A chia hết cho 2, 3 và 8.

Ta có:

A = n4 – 14n3 + 71n2 – 154n + 120

A = n4 – 2n3 –12n3 + 24n2 + 47n2 – 94n–60n + 120

A = n3(n – 2) –12n2 (n – 2) + 47n(n – 2) – 60(n – 2)

A= (n – 2)(n3 – 12n2 + 47n – 60)

A = (n – 2)(n3 – 3n2 – 9n2 +27n + 20n – 60)

A = (n – 2)(n – 3)[(n2 – 4n) – (5n – 20)]

A = (n – 2)(n – 3)(n – 4)(n – 5)

Ta có: n – 2 và n – 3 là hai số tự nhiên liên tiếp nên (n – 2)(n – 3) chia hết cho 2, suy ra A chia hết cho 2 (1)

n – 2; n – 3; n – 4 là ba số tự nhiên liên tiếp nên (n – 2)(n – 3)(n – 4) chia hết cho 2, suy ra A chia hết cho 3 (2)

n – 2; n – 3; n – 4; n – 5 là bốn số tự nhiên liên tiếp nên (n – 2)(n – 3)(n – 4)(n – 5)chia hết cho 4, suy ra A chia hết cho 4 (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra A chia hết cho 24.


Câu 43:

Phân tích đa thức thành nhân tử: a4 + b4 + c4 – 2a2b2 – 2b2c2 – 2c2a2.

Xem đáp án

a4 + b4 + c4 – 2a2b2 – 2b2c2 – 2c2a2

= a4 + b4 + c4 + 2a2b2 – 4a2b2 – 2b2c2 – 2c2a2

= (a2 + b2)2 – 2 (a2 + b2) c2 + (c2)2 – 4a2b2

= [(a2 + b2) – c2]2 – 4a2b2

= (a2 + b2 – c2)2 – (2ab)2

= (a2 + b2 – c2 – 2ab)( a2 + b2 – c2 + 2ab)

= [(a – b)2 – c2][(a + b)2 + c2]

= (a – b – c)(a – b + c)(a + b + c)(a + b – c).


Câu 44:

Khẳng định sau đúng hay sai: 2, 3, 4 đôi một nguyên tố cùng nhau.
Xem đáp án

Ta có:

2 = 2 . 1

3 = 1 . 3

4 = 22

Xét 2 và 3 thấy ước chung lớn nhất của 2 và 3 là 1. Nên 2 và 3 là 2 số nguyên tố cùng nhau.

Xét 3 và 4 thấy ước chung lớn nhất của 3 và 4 khác 1. Nên 3 và 4 không nguyên tố cùng nhau.
Xét 2 và 4 thấy ước chung lớn nhất của 2 và 4 là 2. Nên 2 và 4 không nguyên tố cùng nhau.

Vậy khẳng định trên là sai.


Câu 45:

Tìm x biết 3(2x – 1)2 + 7(3y + 5)2 = 0.

Xem đáp án

Ta thấy: 3(2x – 1)2 ≥ 0 với mọi x

7(3y + 5)2 ≥ 0 với mọi y

Suy ra: 3(2x – 1)2 + 7(3y + 5)2 ≥ 0 với mọi x, y

Mà 3(2x – 1)2 + 7(3y + 5)2 = 0.

Dấu “=” xảy ra khi:

\(\left\{ \begin{array}{l}2x - 1 = 0\\3y + 5 = 0\end{array} \right.\,\,hay\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = \frac{1}{2}\\y = \frac{{ - 5}}{3}\end{array} \right.\).


Câu 46:

\(\frac{3}{4}\)tạ bằng bao nhiêu kg?

Xem đáp án

Ta có: 1 tạ = 100 kg

Nên \(\frac{3}{4}\)tạ = 75 kg.


Câu 47:

Tìm n biết (5n)2 – 5n = 600.

Xem đáp án

(5n)2 – 5n = 600.

52n – 5n = 600

5n (52 – 1) = 600

5n = 25

n = 2.

Vậy n = 2.


Câu 48:

Tính: A = 6 + 16 + 30 + 48 +... + 19600 + 19998.

Xem đáp án

A = 6 + 16 + 30 + 48 +... + 19600 + 19998

A : 2 = 3 + 8 + 15 + 24 + . . . + 9800 + 9999

A : 2 = 1.3 + 2.4 + 3.5 + 4.6 + . . . + 98.100 + 99.101

A : 2 = 1.(1 + 2) + 2.(1 + 3) + 3.(1 + 4) + 4.(1 + 5) + . . . + 98.(1 + 99) + 99.(1 + 100)

A : 2 = 1 + 1.2 + 2 + 2.3 + 3 + 3.4 + 4 + 4.5 + . . . + 98 + 98.99 + 99 + 99.100

A : 2 = 1 + 2 + 3 + 4 + . . . + 199 + 1.2 + 2.3 + 3.4 + 4.5 + . . . + 98.99 + 99.100

A : 2 = 4950 + 333300

A : 2 = 338250

A = 676500.


Câu 49:

Nêu 3 cách tính nhẩm 600 chia 12.

Xem đáp án

Cách 1:

60 : 12 = 5

Suy ra: 600 : 12 =50

Cách 2:

6 : 12 = 1 : 2 = 0,5

600 = 6 . 100

Suy ra: 600 : 12 = 0,5 .100 =50

Cách 3:

12 . 1 = 12

12 . 2 = 24

...

12 . 5 = 60

Suy ra: 12 . 50 = 600


Câu 50:

Chứng minh rằng A = 30 + 31 + 32 + … + 310 là số chẵn.

Xem đáp án

A = 30 + 31 + 32 + … + 310

A = 1 + 3 + (32 + 33) + … + (39 + 310)

A = 4 + 32(1+3) + … + 39 (1+3)

A = 4 (1 + 32 + … + 39)

Ta thấy 4 (1 + 32 + … + 39) chia hết cho 2, nên A chia hết cho 2.

Suy ra A là số chẵn.


Câu 51:

Anh mua 1 quyển truyện và 1 cái bút hết tất cả 16 000 đồng. Biết rằng giá tiền 1 quyển truyện bằng \(\frac{5}{3}\) giá tiền 1 cái bút. Hỏi Anh mua quyển truyện đó hết bao nhiêu tiền?

Xem đáp án

Tổng số phần bằng nhau là:

5 + 3 = 8 (phần )

Anh mua quyển truyển đó hết số tiền là:

16000 : 8 . 5 = 10000 (đồng ).

Đáp số: 10 000 đồng.


Câu 52:

Tính tổng C = 61 + 63 + 65.

Xem đáp án

Ta có:

C = 61 + 63 + 65

C = 61(1 + 62 + 64)

C = 6 . 1333

C = 7998.


Câu 53:

Cho các số thực x, y (x + y khác 0). Chứng minh rằng: x2 + y2 + \({\left( {\frac{{1 + xy}}{{x + y}}} \right)^2}\)≥ 2.

Xem đáp án

Đặt z = \( - \frac{{1 + xy}}{{x + y}}\)

Ta có: xy + yz + zx = –1

Bất đẳng thức ban đầu trở thành:

x2 + y2 + z2 ≥ 2

x2 + y2 + z2 ≥ –2 (xy + yz + zx)

x2 + y2 + z2 + 2 (xy + yz + zx) ≥ 0

(x+y+z)2 ≥ 0 (luôn đúng)

Vậy x2 + y2 + \({\left( {\frac{{1 + xy}}{{x + y}}} \right)^2}\)≥ 2.


Câu 54:

Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Gọi số có 3 chữ số khác nhau là: \(\overline {abc} \)

Chữ số a có 9 cách chọn chữ số từ 1 đến 9 (khác chữ số 0),

Mỗi cách chọn của a có 9 cách chọn chữ số b từ 0 đến 9 (khác chữ số a)

Mỗi cách chọn chữ số b có 8 cách chọn chữ số c (khác chữ số a, chữ số b)

Suy ra có tất cả 9.9.8 = 648 số có 3 chữ số khác nhau.


Câu 55:

Nêu điều kiện để số chia hết cho 25.

Xem đáp án

Để số chia hết cho 25 thì số đó có 2 chữ số tận cùng chia hết cho 25.

Ví dụ: 12231225 chia hết cho 25 vì 25 chia hết cho 25.


Câu 56:

Dũng và Hùng sưu tầm được tất cả 180 con tem. Số tem dũng sưu tầm được bằng \(\frac{5}{7}\) số tem của Hùng. Hỏi Dũmg sưu tầm được bao nhiêu con tem?

Xem đáp án

Tổng số phần bằng nhau là

5 + 7=12 (phần)

Dũng sưu tầm được số con tem là:

180 : 12 . 7 = 105 (con tem)

Đáp số: 105 con tem.


Câu 57:

Giả sử ta có 1 khúc vải, cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong?

Xem đáp án

Cắt được 100 khúc thì sẽ cần cắt 99 lần cắt

Nếu liên tục cắt không ngừng nghỉ thì sau số thời gian sẽ xong là:

5 . 99 = 495 (giây)

Đáp số: 495 giây.


Câu 58:

Hiện nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Lan. Sau 15 năm nữa tuổi mẹ gấp đôi tuổi Lan. Tính tuổi mẹ hiện nay.

Xem đáp án

Gọi tuổi con là x. Tuổi mẹ hiện nay là 3x (x khác 0).

Tuổi con sau 15 năm nữa là x + 15

Tuổi mẹ sau 15 năm là 3x + 15

Ta có:

3x + 15 = 2(x + 15)

3x + 15 = 2x + 30

x = 15

Vậy tuổi con là 15, tuổi mẹ là 45.


Câu 61:

Cho một miếng đất hình vuông, biết sau khi mở rộng về một phía thêm 8m thì được một hình chữ nhật có chu vi 216m. Hỏi trước khi mở rộng, miếng đất có diện tích là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chu vi hình vuông ban đầu là: 

216 – 8 . 2 = 200 (m)

Cạnh hình vuông ban đầu là: 

200 : 4 = 50(m)

Diện tích mảnh đất ban đầu là: 

50 . 50 = 2500 (m2).

Đáp số 2 500 m2.


Câu 62:

Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là?

Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là (ảnh 1)
Xem đáp án

Diện tích hình EFHG là:

24 . 8 = 192 (m2).

Diện tích hình ABCD là:

24 . (8 + 8 + 8) = 576 (m2).

Diện tích mảnh đất là:

192 + 576 = 768 (m2).

Đáp số: 768 m2.


Câu 64:

Chứng minh rằng trong 4 số tự nhiên liên tiếp luôn có 2 số chẵn nên tích của nó chia hết cho 4.

Xem đáp án

Gọi 4 số tự nhiên liên tiếp là n; n + 1; n + 2; n + 3

+ Nếu n chẵn thì n + 2 chẵn; n + 1 và n + 3 là số lẻ

Suy ra: có 2 số n và n + 2 chẵn hay n 2 và n + 2 2

n(n + 1)(n + 2)(n + 3) chia hết cho 4

+ Nếu n lẻ thì n + 1 và n + 3 chẵn

Suy ra: có 2 số n + 1 và n + 3 chẵn hay n + 1 2 và n + 3 2

n(n + 1)(n + 2)(n + 3) chia hết cho 4.


Câu 65:

Cho tam giác ABC vuông tại A.Vẽ AK vuông góc BC (K thuộc BC). Trên tia đối của tia KA lấy điểm M sao cho KA = KM.

a) Chứng minh: ∆KAB = ∆KMB.

b) Trên tia KB lấy điểm D sao cho KD = KC. Tia MD cắt AB tại N. Chứng minh: MN vuông góc AB.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A.Vẽ AK vuông góc BC (K thuộc BC). Trên tia đối của tia KA (ảnh 1)

a) Xét ΔBKA vuông tại K và ΔBKM vuông tại K có:

Bk chung

\(\widehat {BKA} = \widehat {BKM}\)

KA = KM

Suy ra: ΔBKA = ΔBKM (c.g.c)

b) Xét tứ giác ACMD có:

K là trung điểm của AM và DC

Suy ra: ACMD là hình bình hình (DC và AM cắt nhau tại trung điểm mỗi đường).

DM // AC

Mà AC AB nên DM AB

Mặt khác D, M, N thẳng hàng nên MN AB.


Câu 66:

Tìm giá trị nguyên của x để A = \(\frac{1}{{7 - x}}\)có giá trị nguyên lớn nhất.

Xem đáp án

ĐKXĐ: x ≠ 7

Để x là số nguyên thì 1 chia hết cho (7 – x)

Hay 7 – x Ư(1)

Suy ra: 7 – x = 1 hoặc 7 – x = – 1

x = 6 hoặc x = 8

Với x = 6 thì A = 1

Với x = 8 thì A = –1.

Vậy với x = 6 thì A có giá trị nguyên lớn nhất.


Câu 67:

Tăng mỗi cạnh của hình chữ nhật thêm 20% số đo của nó thì diện tích hình chữ nhật tăng thêm bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

Gọi chiều dài là a, chiều rộng là b

Chiều dài lúc sau là:

(100% + 20%) . a = 120% . a =1,2 . a

Chiều rộng lúc sau là:

(100%+20%) . b = 120% . b = 1,2 . b

Diện tích ban đầu của hình chữ nhật là 100% . a . b

Diện tích lúc sau của hình chữ nhật là :

(1,2 . a) . (1,2 . b) =1,44 . a . b =144% . a . b

Diện tích lúc sau tăng số phần trăm là:

144% –100% = 44%.


Câu 68:

Tính: 1 + 2 + 3 + … + 99.

Xem đáp án

Số các số hạng của dãy là:

99 – 1 + 1 = 99 (số)

Tổng dãy số này là:

(99 + 1) . 99 : 2 = 4950.


Câu 69:

Để lát nền một căn phòng, người ta dùng hết 600 viên gạch hình vuông có cạnh là 20 cm.Tính diện tích căn phòng.

Xem đáp án

Diện tích mỗi viên gạch là:

20 . 20 = 400 (cm2)

Diện tích căn phòng là:

600 . 400 = 240000 (cm2).

Đáp số: 240 000 cm2.


Câu 70:

Khai triển đa thức sau: (x – y)4 – (a – b4).

Xem đáp án

(x–y)4 – (a – b4)

= (x2 – 2xy + y2)2 – a + b4

= x4 – 4x3y + 6x2y2 – 4xy3 + y4 – a + b4.


Câu 71:

Tìm n biết 3n + 3n . 33 = 252.    
Xem đáp án

3n + 3n . 33 = 252

3n (1 + 33) = 252

3n = 9 = 32

Vậy n = 2.


Câu 73:

\(\frac{5}{8}\)tấn bằng bao nhiêu kg?

Xem đáp án

1 tấn = 1000 kg

\(\frac{5}{8}\)tấn = \(\frac{5}{8}\). 1000 = 625 kg.


Câu 74:

Chứng minh rằng B = 50 + 51 + … + 52011 chia hết cho 2.

Xem đáp án

B = 50 + 51 + … + 52011

B = 1 + 5 + 52 + 53 + … + 52011

B = (1 + 5) + (52 + 53) + … + (52010 + 52011)

B = 6 + 52 (1 + 5) + … + 52010 (1 + 5)

B = 6 (1 + 52 + … + 52010)

B = 2 . 3 . (1 + 52 + … + 52010)

Vì 2 chia hết cho 2 nên 2 . 3 . (1 + 52 + … + 52010) chia hết cho 2 hay B chia hết cho 2.


Câu 75:

Chứng minh C = 61 + 63 + 65 + … + 619 chia hết cho 2 và 3.

Xem đáp án

C = 61 + 63 + 65 + … + 619

C = 6 (1+ 62 + 64 + … + 618)

C = 2 . 3 . (1+ 62 + 64 + … + 618)

Từ đây ta thấy C chia hết cho 2 và 3.


Câu 76:

Cho xyz = 1 và x + y + z = \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}\). Chứng minh rằng trong 3 số x, y, z có ít nhất 1 số bằng 1.

Xem đáp án

x + y + z = \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} = \frac{{xy + yz + zx}}{{xyz}} = xy + yz + zx\).

x + y + z – xy – yz – zx = 0

xyz – xy – zx – yz + x + y + z – 1 = 0 (vì xyz = 1)

xy (z – 1) – (z – 1)x – y(z – 1) + (z – 1) = 0

(z – 1)(xy – x – y + 1) = 0

(z – 1)(x – 1)(y – 1) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\y - 1 = 0\\z - 1 = 0\end{array} \right.\,\,\,hay\,\,\left[ \begin{array}{l}x = 1\\y = 1\\z = 1\end{array} \right.\)

Vậy 1 trong 3 số x, y, z có ít nhất 1 số bằng 1.


Câu 77:

Cho a, b, c là các số thực dương và a + b + c = 1

Chứng minh rằng: \(\sqrt {4a + 1} + \sqrt {4b + 1} + \sqrt {4c + 1} \) < 5.

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cosi ta có:

\[\frac{{4a + 1 + 1}}{2} \ge \sqrt {4a + 1} \Leftrightarrow 2a + 1 \ge \sqrt {4a + 1} \]

Mà a > 0 nên: \[2a + 1 > \sqrt {4a + 1} \]

Tương tự ta có: \[2b + 1 > \sqrt {4b + 1} \]; \[2c + 1 > \sqrt {4c + 1} \]

Suy ra: 2a + 1 + 2b + 1 + 2c + 1 > \(\sqrt {4a + 1} + \sqrt {4b + 1} + \sqrt {4c + 1} \)

3 + 2(a + b + c) > \(\sqrt {4a + 1} + \sqrt {4b + 1} + \sqrt {4c + 1} \)

5 > \(\sqrt {4a + 1} + \sqrt {4b + 1} + \sqrt {4c + 1} \).


Câu 78:

Giải phương trình \(\sqrt {x + 3} + \sqrt {3x + 1} = 2\sqrt x + \sqrt {2x + 2} \).

Xem đáp án

Điều kiện: x ≥ 0.

\(\sqrt {x + 3} + \sqrt {3x + 1} = 2\sqrt x + \sqrt {2x + 2} \)

\(\sqrt {x + 3} - 2 + \sqrt {3x + 1} - 2 = 2\sqrt x - 2 + \sqrt {2x + 2} - 2\)

\[\frac{{x + 3 - 4}}{{\sqrt {x + 3} + 2}} + \frac{{3x + 1 - 4}}{{\sqrt {3x + 1} + 2}} = \frac{{4x - 4}}{{2\sqrt x - 2}} + \frac{{2x + 2 - 4}}{{\sqrt {2x + 2} - 2}}\]

\[\frac{{x - 1}}{{\sqrt {x + 3} + 2}} + \frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{\sqrt {3x + 1} + 2}} = \frac{{4\left( {x - 1} \right)}}{{2\sqrt x - 2}} + \frac{{2\left( {x - 1} \right)}}{{\sqrt {2x + 2} - 2}}\]

\[\left( {x - 1} \right)\left( {\frac{1}{{\sqrt {x + 3} + 2}} + \frac{3}{{\sqrt {3x + 1} + 2}} - \frac{4}{{2\sqrt x - 2}} - \frac{2}{{\sqrt {2x + 2} - 2}}} \right) = 0\]

Ta thấy: \[\frac{1}{{\sqrt {x + 3} + 2}} + \frac{3}{{\sqrt {3x + 1} + 2}} - \frac{4}{{2\sqrt x - 2}} - \frac{2}{{\sqrt {2x + 2} - 2}}\] > 0

Suy ra: x – 1 = 0 hay x = 1 (t/m).

Vậy x = 1.


Câu 79:

Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là?

Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là (ảnh 1)
Xem đáp án
Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là (ảnh 2)

Diện tích hình 1 là:

4 . 6 = 24 (m2)

Diện tích hình 2 là:

4 . 6 = 24 (m2)

Diện tích hình 3 là:

12 . 6 = 72 (m2)

Vậy diện tích mảnh đất là:

24 + 24 + 72 = 120 (m2).


Câu 80:

Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là?

Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là (ảnh 1)
Xem đáp án
Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích mảnh đất đó là (ảnh 2)

Ta chia mảnh đất thành hai hình hình (1) và hình (2)

Diện tích hình (1) là:

50 . 20,5 = 1025 (m²)

Diện tích hình (2) là:

40,5 . 10 = 405 (m²)

Diện tích mảnh đất là:

1025 + 405 = 1430(m²).


Câu 81:

Một người dự định đi bộ quãng đường với vận tốc 5km/h nhưng khi đi được nửa đường thì nhờ được bạn đèo xe đạp đi tiếp với vận tốc 12km/h do đó đến sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi người ấy đi hết toàn bộ quãng đường trong bao lâu ?

Xem đáp án

Gọi S là cả quãng đường thì \(\frac{S}{2}\) là nửa quãng đường (km) và t là thời gian

Thời gian người này dự định đi là:

S : 5 = \(\frac{S}{5}\)(giờ)

Thời gian người này đi bộ là:

\(\frac{S}{2}\) : 5 = \(\frac{S}{{10}}\)(giờ)

Thời gian người này đi xe đạp cùng bạn là

\(\frac{S}{2}\): 12 = \(\frac{S}{{24}}\)(giờ)

Ta có: t – \(\frac{{28}}{{60}}\)= \(\frac{S}{{10}}\) + \(\frac{S}{{24}}\)

\(\frac{S}{5}\)\(\frac{{28}}{{60}}\)= \(\frac{S}{{10}}\) + \(\frac{S}{{24}}\)

\[S\left( {\frac{1}{5} - \frac{1}{{10}} - \frac{1}{{24}}} \right) = \frac{7}{{15}}\]

S = 8 (km)

Người này đi bộ hết quãng đường thì hết thời gian là:

8 : 5 = 1,6 (giờ).


Câu 82:

Một đội công nhân có 63 người nhận sửa xong một quãng đường trong 11 ngày. Hỏi muốn làm xong quãng đường đó trong 7 ngày thì cần thêm bao nhiêu người nữa ? (Mức làm của mỗi người như nhau).

Xem đáp án

Muốn sửa xong quãng đường trong 1 ngày cần số người là:

63 . 11 = 693 (người)

Muốn sửa xong quãng đưòng trong 7 ngày cần số người là:

693 : 7 = 99 (người)

Số người cần thêm là:

99 – 63 = 36 (người)

Đáp số: 36 người.


Câu 83:

Tìm x, y > 0 thỏa mãn x3 + y3 = 3xy – 1.

Xem đáp án

x3 + y3 = 3xy – 1

x3 + y3 – 3xy + 1 = 0

(x+y)3 – 3xy(x+y) – 3xy + 1 = 0

(x+y+1)(x2 + 2xy + y2 – x – y + 1 – 3xy) = 0

Suy ra:

\(\left[ \begin{array}{l}x + y + 1 = 0\\{x^2} + {\rm{ }}2xy{\rm{ }} + {\rm{ }}{y^2}--{\rm{ }}x{\rm{ }}--{\rm{ }}y{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} - {\rm{ }}3xy = 0\end{array} \right.\)

Vì x, y > 0 nên x + y + 1 > 0

Xét x2 + 2xy + y2 – x – y + 1 – 3xy = 0

2 (x2 + 2xy + y2 – x – y + 1 – 3xy) = 0

(x – y)2 + (x2 – 2x + 1) + (y2 – 2y + 1) = 0

(x – y)2 + (x – 1)2 + (y – 1)2 = 0

Suy ra:

\(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 0\\x - 1 = 0\\y - 1 = 0\end{array} \right.\)hay x = y = 1.

Vậy x = y = 1.


Câu 84:

Tính giá trị biểu thức B = x15 – 8x14 + 8x13 – 8x12 + … – 8x2 + 8x – 5 với x = 7.

Xem đáp án

Ta có: x = 7 nên x + 1 = 8

B = x15 – 8x14 + 8x13 – 8x12 + … – 8x2 + 8x – 5

B = x15 – (x+1)x14 + (x+1)13 – (x+1)x12 + …. – (x+1)x2 + (x+1)x – 5

B = x15 – x15 – x14 + x14 – x13 – …. – x3 – x2 + x2 + x – 5

B = x – 5

B = 7 – 5

B = 2.


Câu 85:

Xã A có 3 cánh đồng cánh đồng thứ nhất có diện tích 28000 mét vuông hơn cánh đồng thứ hai 9750 mét vuông và kém cánh đồng thứ ba 15750 mét vuông. Hỏi cả ba cánh đồng của xã A rộng bao nhiêu hecta?

Xem đáp án

Diện tích cánh đồng thứ 2 là:

28000 – 9750 = 18250 (m2)

Diện tích cánh đồng thứ 3 là:

28000 + 15750 = 43750 (m2)

Cả 3 cánh đồng của xã A rộng là:

28000 + 18250 + 43750 = 90000 (m2) = 9(hecta)

Đáp số: 9 ha.


Câu 86:

Để lát nền một căn phòng, người ta dùng hết 600 viên gạch hình vuông có cạnh là 30cm. Tính diện tích căn phòng theo m2?

Xem đáp án

Đổi 30 cm = 0,3 m 

Diện tích viên gạch hình vuông đó là :

0,3 . 0,3 =  0,09 (m2 )

Diện tích căn phòng là :

0,09 . 600 = 54 (m2)

Đáp số: 54m2.


Câu 87:

Một quyển sách dày 220 trang. Hỏi người ta đã dùng bao nhiêu lượt chữ số để đánh thứ tự các trang của quyển sách đó?

Xem đáp án

Để đánh số từ trang 1 đến trang 9 cần số chữ số là:

[(9 – 1) : 1 + 1] . 1 = 9 (chữ số)

Để đánh số từ trang 10 đến trang 99 cần số chữ số là:

[(99 – 10) : 1 + 1] . 2 = 180 (chữ số)

Để đánh số từ trang 100 đến trang 220 cần số chữ số là:

[(220 – 100) : 1 + 1] . 3 = 363 (chữ số)

Để đánh số trang cuốn sách thì cần số chữ số là:

9 + 180 + 363 = 552 (chữ số)

Đáp số: 552 chữ số.


Câu 88:

Giải phương trình: (x + 2)(x2 – 2x + 4) + x(x – 2)2 = 32.

Xem đáp án

(x + 2)(x2 – 2x + 4) + x(x – 2)2 = 32

x3 + 8 – x(x2 – 4x + 4) – 32 = 0

x3 + 8 – x3 – 4x2 + 4x – 32 = 0

4x2 – 4x – 24 = 0

x2 – x – 6 = 0

(x + 2)(x – 3)= 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = - 2\\x = 3\end{array} \right.\)

Vậy x = –2 hoặc x = 3.


Câu 89:

Tính nhanh: \[\frac{{1995{\rm{ }}.{\rm{ }}1996{\rm{ }}--1997}}{{1995\,\,.\,\,1994\,\, + \,\,1993}}\].

Xem đáp án

\[\frac{{1995{\rm{ }}.{\rm{ }}1996{\rm{ }}--1997}}{{1995\,\,.\,\,1994\,\, + \,\,1993}}\]

\[ = \frac{{1995{\rm{ }}.{\rm{ }}\left( {1995 + 1} \right){\rm{ }}--1997}}{{1995\,\,.\,\,\left( {1995 - 1} \right)\,\, + \,\,1993}}\]

\[ = \frac{{1995.1995 + 1995 - 1997}}{{1995.1995 - 1995 + 1993}}\]

\[ = \frac{{1995.1995 - 2}}{{1995.1995 - 2}}\]

= 1


Câu 90:

Hiện nay anh hơn em 5 tuổi. Sau 5 năm nữa, tuổi anh và tuổi em cộng lại được 25 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.

Xem đáp án

Anh hơn em 5 tuổi, vậy sau 5 năm nữa anh vẫn hơn em 5 tuổi.

Vậy tuổi anh 5 năm sau là:

(25 + 5) : 2 = 15 (tuổi)

Tuổi anh hiện nay là:

15 – 5 = 10 (tuổi)

Tuổi em hiện nay là:

10 – 5 = 5 (tuổi)

Đáp số: Anh 10 tuổi, Em 5 tuổi.


Câu 91:

Tìm hiệu của hai số, biết rằng nếu số bị trừ bớt đi 735 đơn vị và thêm vào số trừ 265 đơn vị được hiệu mới bằng 12000.

Xem đáp án

Nếu số bị trừ bớt đi 735 đơn vị và thêm vào số trừ 265 đơn vị thì hiệu sẽ giảm:

735 + 265 = 1000 (đơn vị)

Hiệu hai số ban đầu là:

12000 + 1000 = 13000.

Đáp số: 13 000.


Câu 92:

Rút gọn biểu thức sau: \(\frac{{{x^2} - 4xy + 4{y^2}}}{{{x^3} - 8{y^3}}}\).

Xem đáp án

\(\frac{{{x^2} - 4xy + 4{y^2}}}{{{x^3} - 8{y^3}}} = \frac{{{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}{{\left( {x - 2y} \right)\left( {{x^2} + 2xy + 4{y^2}} \right)}} = \frac{{x - 2y}}{{{x^2} + 2xy + 4{y^2}}}\).


Câu 93:

Rút gọn C = \(\frac{{1 + {3^4} + {3^8} + {3^{12}}}}{{1 + {3^2} + {3^4} + {3^6} + {3^4} + {3^8} + {3^{10}} + {3^{12}} + {3^{14}}}}\).

Xem đáp án

Đặt A = \(1 + {3^4} + {3^8} + {3^{12}}\)

34 . A = 34 + 38 + 312 + 316

80A = 316 – 1

A = \(\frac{{{3^{16}} - 1}}{{80}}\)

Đặt B = \(1 + {3^2} + {3^4} + {3^6} + {3^4} + {3^8} + {3^{10}} + {3^{12}} + {3^{14}}\)

32 . B = 32 + 34 + 36 + 38 + 310 + 312 + 314 + 316

8B = 32 + 34 + 36 + 38 + 310 + 312 + 314 + 316 – 1 = 316 – 1

B = \(\frac{{{3^{16}} - 1}}{8}\)

Vậy C = \(\frac{A}{B}\)= \(\frac{{{3^{16}} - 1}}{{80}}\):\(\frac{{{3^{16}} - 1}}{8}\) = 0,1.


Câu 94:

Tìm giá trị nhỏ nhất của A = a2 – 4ab + 5b2 + 10a – 22b + 28.

Xem đáp án

A = a2 – 4ab + 5b2 + 10a – 22b + 28

A = (a2 – 4ab + 4b2) + b2 – 2b + 1 + 10a – 22b + 27

A = (a – 2b)2 + (b – 1)2 + 10(a – 2b) + 27

A = (a – 2b + 5)2 + (b – 1)2 + 2

Vì (a – 2b + 5)2 + (b – 1)2 ≥ 0 nên A ≥ 2

Vậy giá trị nhỏ nhất của A là 2 khi:

\(\left\{ \begin{array}{l}a - 2b + 5 = 0\\b - 1 = 0\end{array} \right.\,\,\,\,\,hay\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}a = - 3\\b = 1\end{array} \right.\).


Câu 95:

Chứng minh rằng: Với bất kỳ bộ 3 số tự nhiên liên tiếp nào thì tích của số thứ nhất và số thứ 3 cùng bé hơn bình phương của số thứ hai 1 đơn vị.

Xem đáp án

Giả sử 3 số tự nhiên liên tiếp là: n – 2; n – 1; n.

Ta có:

n(n – 2) = n2 – 2n

(n – 1)2 = n2 – 2n + 1

Xét: n(n – 2) – (n – 1)2 = n2 – 2n – (n2 – 2n + 1) = – 1.

Vậy thì tích của số thứ nhất và số thứ 3 cùng bé hơn bình phương của số thứ hai 1 đơn vị.


Câu 96:

Dùng tính chất cơ bản của phân thức để biến đổi mỗi cặp phân thức sau thành cặp phân thức bằng nó và có cùng tử thức: \(\frac{3}{{x + 2}}\,;\,\frac{{x - 1}}{{5x}}\).

Xem đáp án

\[\frac{3}{{x + 2}} = \frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x - 1} \right)}} = \frac{{3x - 3}}{{{x^2} + x - 2}}\]

\(\frac{{x - 1}}{{5x}} = \frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{5x.3}} = \frac{{3x - 3}}{{15x}}\).


Câu 97:

Một người đi xe máy từ tỉnh A và một người đi xe đạp từ tỉnh B. Hai tỉnh cách nhau 80km. Nếu họ đi gặp nhau thì mất 2 giờ. Nếu họ đi cùng chiều thì xe máy đuổi kịp người đi xe đạp sau 4 giờ. Tính vận tốc của mỗi người. Biết rằng họ cùng khởi hành một lúc.

Xem đáp án

Tổng vận tốc của hai xe là:

80 : 2 = 40 (km/giờ)

Hiệu vận tốc của hai xe:

80 : 4 = 20 (km/giờ)

Vận tốc của xe đạp là:

(40 – 20) : 2 = 10 (km/giờ)

Vận tốc của xe máy là:

40 – 10 = 30 (km/giờ)

Đáp số: xe đạp 10 km/giờ, xe máy 30 km/giờ.


Câu 99:

Tìm số tự nhiên x biết x chia hết cho 5,6,9 và x nằm trong khoảng 300 đến 400.

Xem đáp án

Vì x chia hết cho 5, 6, 9 nên x BCNN (5; 6; 9)

5 = 51

6 = 2 . 3

9 = 32

BCNN (5; 6; 9) = 2 . 32 . 5 = 90

Mà 300 < x < 400 nên x = 360

Vậy x = 360.


Câu 100:

Tỷ lệ phế phẩm của một máy là 3%. Tìm xác suất để trong 10 sản phẩm do máy đó sản xuất ra có:

a) 2 phế phẩm.

b) Không quá 1 phế phẩm.

Xem đáp án

a) Xác suất để trong 10 sản phẩm có 2 phế phẩm là:

\(C_{10}^2\,.\,\,{\left( {3\% } \right)^2}.{\left( {1 - 3\% } \right)^{10 - 2}}\)= 0,032

b) Xác suất để trong 10 sản phẩm có không quá 1 phế phẩm là:

\(C_{10}^0\,.\,\,{\left( {3\% } \right)^0}.{\left( {1 - 3\% } \right)^{10 - 0}} + C_{10}^1\,.\,\,{\left( {3\% } \right)^1}.{\left( {1 - 3\% } \right)^{10 - 1}}\)= 0,965.


Câu 102:

Tìm x biết: (3x + 4)2 = 32 + 23 + 83.

Xem đáp án

(3x + 4)2 = 32 + 23 + 83

(3x + 4)2 = 100 = 102

3x + 4 = 10

x = 2

Vậy x = 2.


Câu 103:

28 nhân mấy để bằng 100.

Xem đáp án

Gọi số nhân với 28 là x

Ta có:

28 . x = 100

x = \(\frac{{100}}{{28}}\)

x = \(\frac{{25}}{7}\).

Vậy 28 nhân với \(\frac{{25}}{7}\)bằng 100.


Câu 104:

Ba người cùng làm một công việc. Người thứ nhất có thể hoàn thành trong 3 tuần; người thứ hai có thể hoàn thành một công việc nhiều gấp ba lần công việc đó trong 8 tuần; người thứ ba có thể hoàn thành một công việc nhiều gấp 5 công việc đó trong 12 tuần. Hỏi nếu cả ba người cùng làm công việc ban đầu thì sẽ hoàn thành trong bao nhiêu giờ, nếu mỗi tuần làm 45 giờ?

Xem đáp án

Theo bài ra ta có:

Người thứ hai làm xong công việc ban đầu trong:

8 : 3 = \(\frac{8}{3}\)(tuần)

Người thứ ba làm xong công việc ban đầu trong :

12 : 5 = \(\frac{{12}}{5}\) (tuần)

Trong một tuần người thứ nhất làm được \(\frac{1}{3}\) công việc, người thứ hai làm được \[\frac{3}{8}\]công việc, người thứ ba làm được \(\frac{5}{{12}}\)công việc .

Vậy cả ba người trong một tuần sẽ làm được:                   

\(\frac{1}{3}\)+ \[\frac{3}{8}\]+ \(\frac{5}{{12}}\)= \(\frac{9}{8}\) (công việc)

Thời gian (tuần) để cả ba người làm xong công việc là:

1 : \(\frac{9}{8}\)  = \(\frac{8}{9}\) (tuần)

Số giờ cả ba người làm xong công việc là:

45 .  \(\frac{8}{9}\) = 40 (giờ)

Đáp số: 40 giờ.


Câu 105:

Tìm giá trị nhỏ nhất của E = (x – 1)(x – 3)(x + 5)(x + 7).

Xem đáp án

E = (x – 1)(x – 3)(x + 5)(x + 7)

E = [(x – 1)(x + 5)][(x – 3)(x + 7)]

E = (x2 + 4x – 5)(x2 + 4x – 21)

Đặt x2 + 4x – 5 = t

E = t (t – 16) = t2 – 16t = (t–8)2 – 64 ≥ –64

Vậy giá trị nhỏ nhất của E là –64 khi: t = 8

Hay x2 + 4x – 5 = 8

x2 + 4x – 13 = 0

(x + 2)2 – 17 = 0

(x + 2)2 = 17

\[\left[ \begin{array}{l}x + 2 = \sqrt {17} \\x + 2 = - \sqrt {17} \end{array} \right.\,\,\,hay\,\,\left[ \begin{array}{l}x = \sqrt {17} - 2\\x = - \sqrt {17} - 2\end{array} \right.\,\].


Câu 106:

Cho a, b,c > 0 thỏa mãn ab + bc + ca + abc = 2. Tìm giá trị lớn nhất của

A = \[\frac{{a + 1}}{{{a^2} + 2a + 2}} + \frac{{b + 1}}{{{b^2} + 2b + 2}} + \frac{{c + 1}}{{{c^2} + 2c + 2}}\].

Xem đáp án

ab + bc + ca + abc = 2

(1 + a)(1 + b)(1 + c) = (1 + a) + (1 + b) + (1 + c)

\[\frac{1}{{\left( {1 + a} \right)\left( {1 + b} \right)}} + \frac{1}{{\left( {1 + b} \right)\left( {1 + c} \right)}} + \frac{1}{{\left( {1 + c} \right)\left( {1 + a} \right)}} = 1\]

Đặt x = \(\frac{1}{{1 + a}}\); y = \(\frac{1}{{1 + b}}\); z = \(\frac{1}{{1 + c}}\)

Ta có: xy + yz + zx = 1

A = \[\frac{{a + 1}}{{{a^2} + 2a + 2}} + \frac{{b + 1}}{{{b^2} + 2b + 2}} + \frac{{c + 1}}{{{c^2} + 2c + 2}}\]

A = \(\frac{{\frac{1}{x}}}{{\frac{1}{{{x^2}}} + 1}} + \frac{{\frac{1}{y}}}{{\frac{1}{{{y^2}}} + 1}} + \frac{{\frac{1}{z}}}{{\frac{1}{{{z^2}}} + 1}} = \frac{x}{{{x^2} + 1}} + \frac{y}{{{y^2} + 1}} + \frac{z}{{{z^2} + 1}}\)

A = \[\frac{x}{{\left( {x + y} \right)\left( {y + z} \right)}} + \frac{y}{{\left( {y + z} \right)\left( {y + z} \right)}} + \frac{z}{{\left( {z + y} \right)\left( {z + x} \right)}} = \frac{{x\left( {y + z} \right) + y\left( {z + x} \right) + z\left( {x + y} \right)}}{{\left( {x + y} \right)\left( {y + z} \right)\left( {z + x} \right)}}\]

A = \(\frac{2}{{\left( {x + y} \right)\left( {y + z} \right)\left( {z + x} \right)}}\)

Mà 9(x + y)(y + z)(z + x) ≥ 8 (x + y + z)(xy + yz + zx)

\(\frac{2}{9}\)x2y + y2z + z2x + xy2 + yz2 + zx2 ≥ 6xyz (đúng theo bất đẳng thức Côsi)

Suy ra:

A ≤ \(\frac{2}{{\frac{8}{9}\left( {x + y + z} \right)\left( {xy + yz + zx} \right)}} = \frac{9}{{4\left( {x + y + z} \right)}} \le \frac{9}{{4\sqrt 3 }} = \frac{{3\sqrt 3 }}{4}\)

(Vì (x+y+z)2 ≥ 3(xy+yz+zx) = 3)

Vậy giá trị lớn nhất của A = \(\frac{{3\sqrt 3 }}{4}\)khi x = y = z = \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\). Suy ra a = b = c = \(\sqrt 3 - 1\).


Câu 107:

Cho tam giác ABC có BC = 12cm, \(\widehat B\)= 60°, \(\widehat C\)= 40°. Tính: Đường cao CH và cạnh AC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có BC = 12cm, góc B = 60 độ, góc C = 40 độ. Tính: Đường cao (ảnh 1)

Trong tam giác BCH vuông, ta có:

CH = BC . sin \(\widehat B\) = 12 . sin 60° ≈ 10,392 (cm).

Trong tam giác ABC, ta có:

\(\widehat A\)= 180° – 60° – 40° = 80°

Trong tam giác ACH vuông, ta có:

AC = \(\frac{{CH}}{{\sin \left( {\widehat A} \right)}} \approx \frac{{10,392}}{{\sin \left( {80^\circ } \right)}}\)= 10,552 (cm).


Câu 108:

Cho tam giác ABC thỏa mãn a4 = b4 + c4. Chứng minh rằng:

2sin2A = tan B.tan C
Xem đáp án

2 sin2A = tan B. tan C

2 sin2A . cos B. cos C = sin B. sin C

\[2{\left( {\frac{a}{{2R}}} \right)^2}.\frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}.\frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{2ab}}\] = \(\frac{b}{{2R}}.\frac{c}{{2R}}\)

a4 = b4 + c4 (đúng với giả thiết).


Câu 109:

Cho P = \(\frac{{2\sqrt x + 5}}{{2\sqrt x + 2}}\)với x ≥ 0, x ≠ 1, x ≠ 9. So sánh P và P2.

Xem đáp án

P = \(\frac{{2\sqrt x + 5}}{{2\sqrt x + 2}} = 1 + \frac{3}{{2\sqrt x + 2}}\)

Ta thấy: \(1 + \frac{3}{{2\sqrt x + 2}}\)≥ 1 với mọi x

Suy ra: P < P2.


Câu 110:

Tính C = \(\left( {1 - \frac{1}{4}} \right)\left( {1 - \frac{1}{9}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{16}}} \right)....\left( {1 - \frac{1}{{100}}} \right)\).

Xem đáp án

C = \(\left( {1 - \frac{1}{4}} \right)\left( {1 - \frac{1}{9}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{16}}} \right)....\left( {1 - \frac{1}{{100}}} \right)\)

C = \(\frac{3}{4}.\frac{8}{9}.\frac{{15}}{{16}}...\frac{{99}}{{100}}\)

C = \(\frac{{1.3}}{{2.2}}.\frac{{2.4}}{{3.3}}......\frac{{9.11}}{{10.10}}\)

C = \(\frac{{1.3.2.4.3.5....9.11}}{{2.2.3.3.4.4....10.10}}\)

C = \(\frac{{1.2.3.4....9}}{{2.3.4.5....10}}.\frac{{3.4.5.6....11}}{{2.3.4.5....10}}\)

C = \(\frac{1}{{10}}.\frac{{11}}{2}\)

C= \(\frac{{11}}{{20}}\).


Câu 111:

Hiệu hai số bằng 4 lần số bé. Tìm hai số đó biết tổng của chúng bằng 360.

Xem đáp án

Gọi số bé là a

Thì hiệu hai số là 4a

Suy ra: số lớn là 5a

Ta có:

5a + a = 360

6a = 360

a = 360 : 6

a = 60

Số lớn là: 5a = 60 . 5 = 300.

Vậy số bé là 60, số lớn là 300.


Câu 112:

An và Bình có 60 viên bi. Nếu An cho Bình \(\frac{1}{4}\) số bi của An thì lúc này số bi của 2 bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

Xem đáp án

Gọi số bi của An là a

Thì số bi của Bình là 60 – a

Ta có:

a – \(\frac{1}{4}\)a = 60 – a + \(\frac{1}{4}\)a

\(\frac{3}{2}\)a = 60

a = 60 : \(\frac{3}{2}\)

a = 40

Vậy An có 40 viên bi.

Bình có số bi là:

60 – 40 = 20 (viên).


Câu 113:

Tìm x biết: 2x – 183 = 0.

Xem đáp án

2x – 183 = 0

2x = 5832

x = 2916

Vậy x = 2916.


Câu 114:

Cho hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Qua O kẻ đường thẳng song song với AD cắt AB và DC lần lượt tại M và N.

a) Chứng minh M đối xứng với N qua O.

b) Chứng tỏ rằng tứ giác AMCN là hình bình hành.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Qua O kẻ đường thẳng song (ảnh 1)

a) ABCD là hình bình hành

AB // CD; O là trung điểm của AC

OA = OC; \(\widehat {MAO} = \widehat {NCO}\)(so le trong)

Xét ∆MAO và ∆NCO có:

\(\widehat {MAO} = \widehat {NCO}\)

OA = OC

\(\widehat {MOA} = \widehat {NOC}\)(đối đỉnh)

∆MAO = ∆NCO (g.c.g)

OM = ON

Vậy M đối xứng với N qua O.

b) ∆MAO = ∆NCO suy ra: AM = CN

AB // CD suy ra AM // CN

Xét tứ giác AMCN có:

AM = CN và AM // CN

Vậy AMCN là hình bình hành.


Câu 115:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ đường trung tuyến AM. Gọi D và E lần lượt là hình chiếu của M lên AB và AC. Chứng minh: ADME là hình chữ nhật.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ đường trung tuyến AM. Gọi D và E lần lượt là hình chiếu  (ảnh 1)

Ta có: \(\widehat {BAC}\) = 90° (theo giả thiết) (1)

Vì D, E là hình chiếu của M lên AB và AC nên MD AB và ME AC

Suy ra: \(\widehat {MDA} = \widehat {MEA}\)= 90°. (2)

Từ (1), (2) suy ra: \(\widehat {MDA} = \widehat {MEA} = \widehat {DAE}\)= 90°.

Vậy ADME là hình chữ nhật.


Câu 116:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là điểm thuộc BC. Vẽ ME vuông góc với AB (E thuộc AB), MF vuông góc AC (F thuộc AC). O là trung điểm EF. Khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường nào?

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là điểm thuộc BC. Vẽ ME vuông góc với AB (E thuộc (ảnh 1)

Ta có: \(\widehat {BAC}\) = 90° (theo giả thiết) (1)

Vì ME AB và MF AC

Suy ra: \(\widehat {MEA} = \widehat {MFA}\)= 90°. (2)

Từ (1), (2) suy ra: \(\widehat {MEA} = \widehat {MFA} = \widehat {EAF}\)= 90°.

Vậy AFME là hình chữ nhật.

Qua O kẻ đường thẳng song song với BC, cắt AB, AC tại P, Q

Xét tam giác ABM có: O là trung điểm AM và PO // BM

Suy ra: PO là đường trung bình của tam giác ABM hay P là trung điểm AB.

Tương tự: Q là trung điểm AC.

Do đó: PQ là đường trung bình của tam giác ABC

Suy ra: O thuộc PQ.

Vì tam giác ABC cố định nên PQ cố định.

Vậy khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên PQ.


Câu 117:

Cho A = { a; b; c; d; e}. Số tập con có 3 phần tử là?

Xem đáp án

Số tập hợp con có 3 phần tử của A là {a;b;c}, {a;b;d}, {a;b;e}, {a;c;d}, {a;c;e}, {a;d;e}, {b;c;d}, {b;c;e}, {b;d;e}, {c;d;e}.

Vậy có 10 tập con.


Câu 118:

Chứng minh rẳng A = (5n – 2)2 – (2n – 5)2 chia hết cho 21 với mọi giá trị nguyên n.

Xem đáp án

A = (5n – 2)2 – (2n – 5)2

A = (5n – 2 – 2n + 5)(5n – 2 + 2n – 5)

A = (3n + 3)(7n – 7)

A = 3 . 7 . (n + 1)(n – 1)

A = 21 . (n + 1)(n – 1)

Ta thấy: 21 chia hết cho 7 nên 21 . (n + 1)(n – 1) chia hết cho 7.

Vậy A chia hết cho 7 với mọi n.


Câu 119:

Lớp 6a có 30 học sinh. Cô giáo muốn chia đều 30 học sinh thành các nhóm để thực hiện các dự án học tập. Biết số nhóm lớn hơn 5 và bé hơn 10. Hỏi cô giáo có thể chia thành mấy nhóm?

Xem đáp án

Vì mỗi nhóm phải có số học sinh bằng nhau nên số nhóm là Ư(30)

Ư(30) ={1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

số nhóm lớn hơn 5 và bé hơn 10 nên số nhóm bằng 6.

Với số nhóm là 6; thì mỗi nhóm có: 30 : 6 = 5 (học sinh).


Câu 120:

Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi 80m. Nếu chiều rộng tăng thêm 5 m, chiều dài tăng thêm 3m thì diện tích tăng 195 m2. Tính kích thước của mảnh đất?

Xem đáp án

Gọi chiều rộng hình chữ nhật là a;

Chiều dài hình chữ nhật là b (a,b>0)

Theo bài ta có phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {a + b} \right){\rm{ }}.{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}80}\\{\left( {a + 3} \right)\left( {b + 5} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}ab{\rm{ }} + {\rm{ }}195}\end{array}} \right.\)

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a + b = {\rm{40}}}\\{5a + 3b + 15\,\,{\rm{ = }}\,\,195}\end{array}} \right.\)

\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a + b = {\rm{40}}}\\{5\left( {a + b} \right) - 2b\,\,{\rm{ = }}\,\,180}\end{array}} \right.\]

\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a + b = {\rm{40}}}\\{2b = 20}\end{array}} \right.\]

\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 3{\rm{0}}}\\{b = 10}\end{array}} \right.\]

Vậy chiều dài là 30m và chiều rộng là chiều rộng là 10m.

Kích thước mảnh đất là:

30 . 10 = 300 (m2).


Câu 121:

Một khu vườn hình vuông có chu vi 1000m. Diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu héc – ta?

Xem đáp án

Số đo một cạnh khu vườn đó là:

1000 : 4 = 250 (m)

Diện tích khu vườn đó là:

250 × 250 = 62500 (m2)

Đổi: 62500 m2 = 6,25 ha.


Câu 122:

Trong một phép chia, có bị chia là 235, số dư là 14. Tìm số chia và thương.
Xem đáp án

Gọi số chia là a; thương là b ( a > 0)

Ta có:

235 : a = b dư 14

ab = 235 – 14

ab = 221 = 13 . 17

Vì 13 và 17 là các số nguyên tố nên số chia và thương là 13 và 17.

Mà số dư là 14; tức là số chia lớn hơn 14; nên số chia là 17; thương là 13.


Câu 123:

Một thửa ruộng hình thang cân đáy lớn 23m, đáy nhỏ 7m, chiều cao bằng trung bình cộng của 2 đáy, cạnh bên là 17m. Tính chu vi và diện tích thửa ruộng hình thang cân đó.

Xem đáp án

Chiều cao của thửa ruộng là:

(23 + 7) : 2 = 15 (m)

Chu vi thửa ruộng là:

23 + 7 + 17 + 17 = 64 (m)

Diện tích thửa ruộng là:

(23 + 7) . 15 : 2 = 225 (m2).


Câu 124:

Một ô tô cứ đi 100 km thì tiêu thụ hết 12 lít xăng. Nếu ô tô đó đã đi quãng đường 50 km thì tiêu thụ bao nhiêu lít xăng?

Xem đáp án

Số xăng ô tô đó tiêu thụ khi đi 1 km là:

12 : 100 = 0,12 (lít)

Khi đi quãng đường 50km thì tiêu thụ số lít là:

0,12 . 50 = 6 (lít).


Câu 125:

Một tấm vải dài 25m, sau khi giặt xong bị co mất 2% chiều dài ban đầu. Hỏi sau khi giặt chiều dài tấm vải còn bao nhiêu mét?

Xem đáp án

Sau khi giặt tấm vải còn lại số % là:

100% – 2% = 98%

Sau khi giặt tấm vải còn lại là:

25 . 98% = 24,5 (m)

Đáp số: 24,5 m.


Câu 126:

Phân tích đa thức thành nhân tử (x + 2)(x + 3)(x + 4)(x + 5) – 120.

Xem đáp án

A = (x + 2)(x + 3)(x + 4)(x + 5) − 120

= [(x + 2)(x + 5)][(x + 3)(x + 4)] − 120

= (x2 + 7x + 10)(x2 + 7x + 12) − 120

Đặt t = x2 + 7x + 11

Suy ra:

A = (t – 1)(t + 1) – 120

A = t2 – 121

A = (t – 11)(t + 11)

A = (x2 + 7x + 11 – 11)( x2 + 7x + 11 + 11)

A = (x2 + 7x)( x2 + 7x + 22)

A = x (x + 7)( x2 + 7x + 22).


Câu 128:

So sánh \(\frac{{2005}}{{2006}}\)\(\frac{{2006}}{{2007}}\).

Xem đáp án

Ta xét: 1 – \(\frac{{2005}}{{2006}} = \frac{1}{{2006}}\)

1 – \(\frac{{2006}}{{2007}} = \frac{1}{{2007}}\)

Ta thấy: \(\frac{1}{{2006}}\)> \(\frac{1}{{2007}}\)nên : 1 – \(\frac{{2005}}{{2006}}\)> 1 –\(\frac{{2006}}{{2007}}\)

Suy ra: \(\frac{{2005}}{{2006}}\) < \(\frac{{2006}}{{2007}}\).


Câu 129:

Số tự nhiên lớn nhất bé hơn 2012,5 là?

Xem đáp án

Số tự nhiên lớn nhất bé hơn 2012,5 là 2012.


Câu 130:

Tìm 3 số tự nhiên khác 0 sao cho tổng các chữ số của chúng bằng tích các chữ số của chúng?
Xem đáp án

Gọi 3 số đó là x; y; z

Theo bài cho ta có: x + y + z = x.y.z

Không mất tính tổng quát , coi x < y < z

x + y + z < z + z + z xyz < 3z xy < 3 (vì z > 0)

Do x; y là số tự nhiên khác 0 nên xy = 1 hoặc xy = 2

Với xy = 1 x = y = 1 2 + z = z (Vô lí ) Loại

Với xy = 2 = 1.2 mà x < y nên x = 1 ; y = 2 1 + 2 + z = 2z 3 = z

Vậy 3 số đó là 1; 2; 3.


Câu 131:

Tìm các bội chung của 15 và 25 mà nhỏ nhất hơn 400.

Xem đáp án

Ta có:

15 = 3 . 5

25 = 52

BCNN (15; 25) = 3 . 52 = 75

Bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400 là :{0; 75; 150; 225; 300; 375}.


Câu 132:

Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 15 và a chia hết cho 18.

Xem đáp án

Ta có: a BCNN (15; 18)

15 = 3 . 5

18 = 2 . 32

Suy ra: BCNN(21; 35; 99) = 2 . 32 . 5 = 90

Vì a là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0 nên a = 90.

Vậy a = 90.


Câu 133:

Tìm số tự nhiên x biết x 18, x 21, x 24 và 1000 < x < 1500.

Xem đáp án

Ta có: a BCNN (18; 21; 24)

18 = 2 . 32

21 = 3 . 7

24 = 23 . 3

Suy ra: BCNN (18; 21; 24) = 23 . 32 . 7 = 504

Vì 1000 < a < 1500 nên a = 1008

Vậy a = 1008.


Câu 134:

Số học sinh của 1 trường THCS là 1 số có 3 chữ số lớn hơn 800. Mỗi lần xếp thành 5 hàng, 6 hàng, 7 hàng, 8 hàng đều không thừa học sinh. Hỏi trường có bao nhiêu học sinh?

Xem đáp án

Gọi số học sinh của trường là x ( 800 < x < 1000)

Theo bài ra ta có: x chia hết cho 5; 6; 7; 8.

Suy ra: x BCNN (5; 6; 7; 8)

5 = 51

6 = 2.3

7 = 71

8 = 23

BCNN (5; 6; 7; 8) = 23 . 3 . 5 . 7 = 840

Vì 800 < x < 1000 nên x = 840.

Vậy trường đó có 840 học sinh.


Câu 135:

Biết rằng 2 vòi nước chảy vào 1 bể thì sau 3 giờ sẽ được nửa bể nước. Hỏi nếu có 6 vòi nước chảy vào bể thì sau mấy giờ sẽ đầy bể biết nức chảy của mỗi vòi như nhau.

Xem đáp án

2 vòi nước trong 1 giờ chảy được số phần bể là:

\(\frac{1}{3}:2 = \frac{1}{6}\)(bể)

6 vòi nước trong 1 giờ chảy được số phần bể là:

\(\frac{1}{6}:2\,.\,\,6 = \frac{1}{2}\)(bể)

Cần số giờ để bể đó đầy nước là:

1 : \(\frac{1}{2}\)= 2 (giờ).


Câu 136:

Nếu thêm 20 vào \(\frac{1}{3}\)của một số thì được một số gấp đôi số đã cho. Tìm số đã cho.

Xem đáp án

Gọi số đã cho là a.

Ta có:

20 + \(\frac{1}{3}\)a = 2a

20 = \(\frac{5}{3}\)a

a = 20 : \(\frac{5}{3}\)

a = 12

Vậy số đã cho là 12.


Câu 137:

Tính bằng cách thuận tiện: (–525) – [(475 + 245) – 45].

Xem đáp án

(–525) – [(475 + 245) – 45]

= – (525 + 475) – (245 – 45 )

= –1000 – 200

= –1200.


Câu 138:

Cho P và P + 14 là các số nguyên tố. Chứng minh rằng P + 7 là hợp số.

Xem đáp án

P và P + 14 là số nguyên tố

Suy ra P là lẻ. Vì nếu P chẵn thì P = 2, P + 14 = 16 (là hợp số vô lí)

Khi P lẻ thì P + 7 chẵn P + 7 là hợp số. (Vì không có số nguyên tố chẵn nào ngoài số 2).

Vậy P + 7 là hợp số.


Câu 139:

Tìm y biết (72000 : y) : 60 = 5

Xem đáp án

(72000 : y) : 60 = 5

72000 : y = 5 . 60

72000 : y = 300

y = 72000 : 300

y = 240.

Vậy y = 240.


Câu 140:

Một lớp học có 3 tổ học sinh cùng thu nhặt giấy vụn. Tổ 1 và tổ 2 thu được 25,5 kg. Tổ 1 và tổ 3 thu được 36,2 kg .Tổ 2 và tổ 3 thu được 24,5 kg. Hỏi lớp đó mỗi tổ thu được bao nhiêu kg giấy?

Xem đáp án

Cả lớp thu được số kg giấy vụn là:

(25,3 + 36,2 + 24,5) : 2 = 43 (kg).

Tổ 1 thu được là:

43 – 24,5 = 18,5 (kg).

Tổ 2 thu được là:

43 – 36,2 = 6,8 (kg).

Tổ 3 thu được là:

43 – 25,5 = 17,5 (kg).


Câu 141:

91 có là số nguyên tố không?

Xem đáp án

Ta có: 91 = 13 . 7

Do đó 91 không phải là số nguyên tố vì số nguyên tố chỉ chia hết cho 1 và chính nó.


Câu 142:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau không lớn hơn số 345?

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là \(\overline {abc} \)

Với a = 1

90 số khác nhau thoả mãn

Với a = 2

90 số khác nhau thoả mãn

Với a = 3

+)  b ≤ 2  b có 3 cách chọn c có 6 cách chọn

Khi đó có 3.6 =18 số thoả mãn

+) b = 4  có 66 số thoả mãn

Vậy có tổng cộng 90 + 90 + 18 + 6 = 204 số thoả mãn.


Câu 143:

So sánh (–3333)444 và 4444333.

Xem đáp án

(–3333)444 = ((–3333)4)111

4444333 = (44443)111

Xét: (–3333)4 = (–1111 . 3)4 = (–1111)4 . 34

44443 = (1111 . 4)3 = 11113 . 43

Ta thấy: (–1111)4 > 11113 và 34 > 43 nên (–3333)4 > 44443.

Suy ra: (–3333)444 > 4444333.


Câu 144:

16 dm2 8 cm2 bằng bao nhiêu m2?
Xem đáp án

Ta có: 1 m2 = 100 dm2 hay 1 dm2 = 0,01 m2

1 m2 = 10000 cm2 hay 1 cm2 = 0,0001 m2

16 dm2 8 cm2 = 0,1608 m2


Câu 145:

Tìm x, y thuộc Z với x, y > 1 sao cho (3x + 1) chia hết cho y và (3y + 1) chia hết cho x?

Xem đáp án

Ta có:

3x + 1 y và 3y + 1 x

Suy ra: (3x + 1)(3y + 1) xy

Hay 9xy + 3x + 3y + 1 xy

Mà 9xy xy

Suy ra: 3x + 3y + 1 xy

\(\frac{{3x}}{y} + 3 + \frac{1}{y}\) x

Do vai trò của x, y như nhau

Giả sử \(\frac{x}{y} \le 1\)

Suy ra: \(\frac{{3x}}{y} \le 3\)

y > 1 nên \(\frac{1}{y} < 1\)

\(\frac{{3x}}{y} + 3 + \frac{1}{y}\) < 3 + 3 + 1 = 7

Hay 1 < x < 7

Vậy x {2; 3; 4; 5; 6}

Thay x vào 3x + 1 y ta được

y {7; 10; 13; 16; 19}

Vậy (x; y) {(2; 7), (3; 10), (4; 13), (5; 16), (6; 19)}.


Câu 146:

Cho A = 1 + 20121 + 20122 + 20123 + … + 201272 và B = 201273 – 1. So sánh A và B?

Xem đáp án

A = 1 + 20121 + 20122 + 20123 + … + 201272

2012A = 2012 + 20122 + …. + 201273

2012A – A = (2012 + 20122 + …. + 201273) – (1 + 20121 + 20122 + 20123 + … + 201272)

2011A = 201273 – 1

A = \(\frac{{{{2012}^{73}}--{\rm{ }}1}}{{11}} = \frac{B}{{11}}\)

Suy ra: A < B.


Câu 147:

Cho hình bình hành ABCD có diện tích 24cm2. Chiều cao AH = 3 cm và bằng một nửa chiều cao CE. Tính chu vi của hình bình hành đó?

Xem đáp án

Độ dài cạnh CD (hay AB) là:

24 : 3 = 8 (cm)

Độ dài CE là:

3 . 2 = 6 (cm)

Độ dài cạnh AD (hay BC)là:

24 : 6 = 4 (cm)

Chu vi hình bình hành ABCD là:

(8 + 4) . 2 = 24 (cm).

Đáp số: 24 cm.


Câu 148:

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và bán kính OC vuông góc AB. Lấy điểm M thuộc cung AC. Tiếp tuyến tại M cắt OC tại N. Chứng minh rằng \[\widehat {MNO} = 2\widehat {MBA}.\]

Xem đáp án
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và bán kính OC vuông góc AB. Lấy điểm M (ảnh 1)

Gọi giao điểm của MN với AB là I

Xét tam giác MON và tam giác NIO có:

Chung \(\widehat N\)

\(\widehat {NMO} = \widehat {NOI}\)= 90°

∆MNO ∆ONI (g.g)

\(\widehat {MIO} = \widehat {MON}\)

Xét tam giác IMO và tam giác OMN có:

\(\widehat {IMO} = \widehat {OMN}\)= 90°

\(\widehat {MIO} = \widehat {MON}\)

∆IMO ~∆OMN (g.g)

\(\widehat {MOA} = \widehat {MNO}\)

\(\widehat {MOA} = 2\widehat {MBA}\)(cùng chắn cung )

Vậy \[\widehat {MNO} = 2\widehat {MBA}\].


Câu 149:

Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3, AC = 4, AH là đường cao.

a) Tính BC, BH, CH, AH.

b) Gọi I là điểm thuộc AB sao cho AI = 2BI, CI cắt AH tại E. Tính CE.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3, AC = 4, AH là đường cao. a) Tính BC, BH (ảnh 1)

a) BC = \(\sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{3^2} + {4^2}} = 5\)(cm)

AH = \(\frac{{AB.AC}}{{BC}} = \frac{{3.4}}{5} = \frac{{12}}{5}\)

BH = \(\sqrt {A{B^2} - A{H^2}} = \sqrt {{3^2} - {{\left( {\frac{{12}}{5}} \right)}^2}} = \frac{9}{5}\)

BH = \(\sqrt {A{C^2} - A{H^2}} = \sqrt {{4^2} - {{\left( {\frac{{12}}{5}} \right)}^2}} = \frac{{16}}{5}\)

b) AI = 2BI suy ra: AI = 2 cm

CI = \(\sqrt {A{I^2} + A{C^2}} = \sqrt {{2^2} + {4^2}} = 2\sqrt 5 \)

\(\widehat {BCI} = \widehat {ACB} = \widehat {ACI} = \arccos \left( {\frac{{AC}}{{CB}}} \right) - \arccos \left( {\frac{{AC}}{{CI}}} \right)\)

cos \(\widehat {BCI}\)= \(\cos \left( {\arccos \left( {\frac{{AC}}{{CB}}} \right) - \arccos \left( {\frac{{AC}}{{CI}}} \right)} \right) = \frac{{11\sqrt 5 }}{{25}}\)

CE = \(\frac{{HC}}{{\cos \widehat {BCI}}} = \frac{{\frac{{16}}{5}}}{{\frac{{11\sqrt 5 }}{{25}}}} = \frac{{16\sqrt 5 }}{{11}}\).


Câu 150:

Mẹ mua 20 kg gạo thường giá 4500 đồng 1 kg thì vừa hết số tiền ấy. Nếu mua gạo ngon thì sẽ được bao nhiêu kg, biết rằng giá 1kg gạo ngon hơn giá 1 kg gạo thường là 4500 đồng.

Xem đáp án

Tổng số tiền mẹ mua gạo là:

4500 . 20 = 90000 (đồng)

1 kg gạo ngon hết số tiền là:

4500 + 4500 = 9000 (đồng)

Với số tiền của mẹ có thể mua được là:

90000 : 9000 = 10 (kg gạo ngon).

Đáp số: 10 kg gạo ngon.


Câu 151:

Người ta trồng khoai trên mảnh ruộng hình chữ nhật có chu vi là 4 km, chiều dài hơn chiều rộng 6 dam. Biết rằng cứ 100 m2 thì thu hoạch được 4 tạ khoai. Tính số khoai thu được.

Xem đáp án

Nửa chu vi hình chữ nhật là:

4 : 2 = 2 (km)

Đổi 2 km = 200 dam

Chiều rộng thửa ruộng là:

(200 – 6) : 2= 97 (dam)

Chiều rộng thửa ruộng là:

200 – 97 = 103 (dam)

Diện tích thửa ruộng là:

103 . 97 = 9991(dam2) = 999100 (m2)

Số khoai thu được là:

999100 : 100 . 4 = 39964 (tạ).

Đáp số: 39964 tạ.


Câu 152:

Số 2022 có bao nhiêu ước nguyên dương không chia hết cho 3.

Xem đáp án

Ta có: 2022 = 2 . 3 . 337

Các ước nguyên dương của 2022 không chia hết cho 3 là: 1, 2, 337, 2 . 337.

Vậy số 2022 có 4 ước nguyên dương không chia hết cho 3.


Câu 153:

Tìm 2 số có hiệu là 132. Biết nếu lấy số lớn cộng số bé rồi trừ đi hiệu của chúng thì được 548.

Xem đáp án

Tổng của hai số đó là:

548 + 132 = 680

Số bé là:

(680 – 132) : 2 = 274

Số lớn là:

680 – 274 = 406.

Đáp số: 406 và 274.


Câu 154:

Tìm hai số có hiệu là 22. Biết rằng nếu lấy số lớn cộng với số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được 116.

Xem đáp án

Tổng hai số là:

116 – 22 = 94.

Số bé là:

(94 – 22) : 2 = 36.

Số lớn là:

36 + 22 = 58.

Đáp số: 36 và 58.


Câu 155:

Tìm tổng tất cả các số có 2 chữ số phân biệt khác 0?

Xem đáp án

Số các số có 2 chữ số là:

(99 – 10) : 1 + 1 = 90 (số)

Tổng các số có 2 chữ số là:

(99 + 10) . 90 : 2 = 4905

Dãy các số có 2 chữ số giống nhau: 11; 22; ....; 99 có tổng là:

(99 + 11) . 9 : 2 = 495

Tổng các số có 2 chữ số khác nhau là:

4905 – 495 = 4410.


Câu 156:

Phân tích thành nhân tử: (2xy + 1)2 – (2x + y)2.

Xem đáp án

(2xy + 1)2 – (2x + y)2

= (2xy + 1 + 2x + y)(2xy + 1 – 2x – y)

= [(2xy – y) – (2x – 1)][(2xy + y) + (2x + 1)]

= [y(2x – 1) – (2x – 1)][y(2x + 1) + (2x + 1)]

= (2x – 1)(y – 1)(2x + 1)(y + 1).


Câu 157:

Cho a, b, c > 0 biết (a + c)(b + c) = 4c2. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của:

A = \(\frac{a}{{b + 3c}} + \frac{b}{{a + 3c}} + \frac{{ab}}{{bc + ca}}\).

Xem đáp án

(a + c)(b + c) = 4c2

\(\left( {\frac{a}{c} + 1} \right)\left( {\frac{b}{c} + 1} \right) = 4\)

Đặt \(\left( {\frac{a}{c};\frac{b}{c}} \right)\)= \(\left( {x;y} \right)\)

Suy ra: xy + x + y = 3.

3 ≤ x + y + \(\frac{1}{4}{\left( {x + y} \right)^2}\) x + y ≥ 2.

A = \(\frac{x}{{y + 3}} + \frac{y}{{x + 3}} + \frac{{xy}}{{x + y}} = \frac{{{x^2} + {y^2} + 3\left( {x + y} \right)}}{{xy + 3\left( {x + y} \right) + 9}} + \frac{{xy}}{{x + y}}\)

= \(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2} + 3\left( {x + y} \right) - 2xy}}{{2\left( {x + y} \right) + 12}} + \frac{{3 - \left( {x + y} \right)}}{{x + y}} = \frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2} + 5\left( {x + y} \right) - 6}}{{2\left( {x + y} \right) + 12}} + \frac{3}{{x + y}} - 1\)

Đặt x + y = t 2 ≤ t < 3.

Khi ấy: A = \(\frac{{{t^2} + 5t - 6}}{{2t + 12}} + \frac{3}{t} - 1 = \frac{t}{2} + \frac{3}{t} - \frac{1}{2} \ge 2\sqrt {\frac{3}{2}} - \frac{1}{2} = \frac{{\sqrt 6 - 1}}{2}\)

Giá trị nhỏ nhất của A là \(\frac{{\sqrt 6 - 1}}{2}\) khi t = \(\sqrt 6 \).

A = \(\frac{{{t^2} + 6}}{{2t}} - \frac{5}{2} + 2 = \frac{1}{2}\left( {\frac{{{t^2} - 5t + 6}}{{2t}}} \right) + 2 = \frac{{\left( {t - 2} \right)\left( {t - 3} \right)}}{{2t}} + 2\)

Mà 2 ≤ t < 3 (t – 2)(t – 3) ≤ 0.

Suy ra: A ≤ 2

Vậy giá trị lớn nhất của A là 2 khi t = 2.


Câu 158:

Giải phương trình: \(\frac{{x + 1}}{{x - 2}} - \frac{5}{{x + 2}} = \frac{{12}}{{{x^2} - 4}} + 1\).

Xem đáp án

Điều kiện xác định: x ≠ ±2.

\(\frac{{x + 1}}{{x - 2}} - \frac{5}{{x + 2}} = \frac{{12}}{{{x^2} - 4}} + 1\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)}}{{{x^2} - 4}} - \frac{{5\left( {x - 2} \right)}}{{{x^2} - 4}} = \frac{{12}}{{{x^2} - 4}} + \frac{{{x^2} - 4}}{{{x^2} - 4}}\)

x2 + 3x + 2 – 5x + 10 = 8 + x2

12 – 2x = 8

x = 2 (không thỏa mãn)

Vậy phương trình vô nghiệm.


Câu 159:

Cho tam giác ABC nhọn, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.

Chứng minh rằng: \(\frac{{HA}}{{BC}} + \frac{{HB}}{{AC}} + \frac{{HC}}{{AB}} \ge \sqrt 3 \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nhọn, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng (ảnh 1)

\[{\left( {\frac{{HA}}{{BC}} + \frac{{HB}}{{AC}} + \frac{{HC}}{{AB}}} \right)^2} \ge 3\sqrt {\frac{{HA}}{{BC}}.\frac{{HB}}{{AC}} + \frac{{HB}}{{AC}}.\frac{{HC}}{{AB}} + \frac{{HC}}{{AB}}.\frac{{HA}}{{BC}}} \](*)

Xét tam giác HAE và tam giác CAD có:

Chung \(\widehat A\)

\(\widehat {CDA} = \widehat {AEH}\)

∆HAE ∆CAD (g.g)

  \(\frac{{HA}}{{CA}} = \frac{{AE}}{{AD}}\)

\(\frac{{HA.HB}}{{CA.CB}} = \frac{{AE.HB}}{{AD.CB}} = \frac{{{S_{AHB}}}}{{{S_{ABC}}}}\)(1)

Tương tự ta có:

\(\frac{{HB.HC}}{{AB.AC}} = \frac{{{S_{AHC}}}}{{{S_{ABC}}}}\)(2)

\(\frac{{HC.HA}}{{BC.BA}} = \frac{{{S_{BHC}}}}{{{S_{ABC}}}}\)(3)

Cộng (1), (2), (3) theo từng vế ta có:

 \(\frac{{HA.HB}}{{CA.CB}} + \frac{{HB.HC}}{{AB.AC}} + \frac{{HC.HA}}{{BC.BA}} = \frac{{{S_{AHB}}}}{{{S_{ABC}}}} + \frac{{{S_{AHC}}}}{{{S_{ABC}}}} + \frac{{{S_{BHC}}}}{{{S_{ABC}}}} = 1\)(**)

Từ (*) và (**) ta có: \[{\left( {\frac{{HA}}{{BC}} + \frac{{HB}}{{AC}} + \frac{{HC}}{{AB}}} \right)^2} \ge 3\sqrt 1 = 3\]

Hay \(\frac{{HA}}{{BC}} + \frac{{HB}}{{AC}} + \frac{{HC}}{{AB}} \ge \sqrt 3 \).


Câu 160:

Hai anh em cùng xuất phát một lúc và ở cùng một chỗ nhưng chạy ngược chiều nhau xung quanh bờ hồ. Khi hai anh em gặp nhau lần thứ tư thì ở đúng vị trí xuất phát ban đầu. Người anh chạy một vòng bờ hồ hết 10 phút. Nếu anh chạy nhanh hơn em thì em chạy một vòng hết bao lâu?

Xem đáp án

Sau mỗi lần gặp nhau thì cả hai người cùng chạy được đúng một vòng trên sân đó. Vậy 4 lần gặp nhau thì hai người chạy được 4 vòng quanh sân đó.

Mà hai người xuất phát cùng một lúc tại 1 thời điểm rồi lại dừng đúng điểm xuất phát nên mỗi người chạy được một số vòng nguyên. 

Mà: 4 = 3 + 1 = 2 + 2

Suy ra: anh chạy được 3 vòng, em chạy được 1 vòng.

Mà anh và em chạy cùng một thời gian. Nên tỉ số vận tốc của em và anh là 3.

Vậy thời gian em chạy 1 vòng là:

3 . 10 = 30 (phút).


Câu 161:

Không dùng thước đo góc để vẽ góc 60°, dùng thước kẻ. Sau đó, dùng thước đo góc để kiểm tra tính chính xác góc vừa vẽ.

Xem đáp án

Ta có thể tận dụng dòng kẻ của vở hoặc hoặc hai mép của thước thẳng để vẽ góc có số đo 90° (góc vuông).

Góc có số đo 60° thì bằng \(\frac{2}{3}\)số đo của góc 90°.

(Chia góc có số đo bằng 90° thành 3 phần bằng nhau, ta lấy 2 phần thì được số đo của góc 60°).


Câu 162:

Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x – 2y > 1 trên mặt phẳng tọa độ.

Xem đáp án

x – 2y > 1

2y < x – 1

y < \(\frac{1}{2}\left( {x - 1} \right)\)

Vẽ đường thẳng y = \(\frac{1}{2}\left( {x - 1} \right)\) (d)

Đường thẳng (d) đi qua A (1; 0), B(–1; –1).

Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x - 2y > 1 trên mặt phẳng tọa độ (ảnh 1)

Câu 163:

Chứng minh (n + 10)(n + 15) chia hết cho 2.

Xem đáp án

Xét n chẵn:

n + 10 chẵn (n + 10)(n + 15) chẵn chia hết cho 2.

Xét n lẻ

n + 15 chẵn (n + 10)(n + 15) chẵn chia hết cho 2.

Vậy (n + 10) (n + 15) chia hết cho 2 với mọi n.


Câu 164:

Cho C = 3 + 32 + …+ 3100 và D = \(\frac{{{3^{101}} - {\rm{ }}3}}{2}\). So sánh C và D.

Xem đáp án

C = 3 + 32 + …+ 3100

3C = 32 + …+ 3101

3C – C = 3101 – 3

C = \(\frac{{{3^{101}} - {\rm{ }}3}}{2}\)

Vậy C = D.


Câu 165:

Tính \(\frac{{{{5.2}^{30}}{{.3}^{18}} - {2^2}{{.3}^{20}}{{.2}^{27}}}}{{{{5.2}^9}{{.2}^{19}}{{.3}^{19}} - {{7.2}^{29}}{{.3}^{18}}}}\).

Xem đáp án

\(\frac{{{{5.2}^{30}}{{.3}^{18}} - {2^2}{{.3}^{20}}{{.2}^{27}}}}{{{{5.2}^9}{{.2}^{19}}{{.3}^{19}} - {{7.2}^{29}}{{.3}^{18}}}}\)

= \(\frac{{{{5.2}^{30}}{{.3}^{18}} - {2^{29}}{{.3}^{20}}}}{{{{5.2}^{28}}{{.3}^{19}} - {{7.2}^{29}}{{.3}^{18}}}}\)

= \(\frac{{{2^{29}}{{.3}^{18}}\left( {5.2 - {3^2}} \right)}}{{{2^{28}}{{.3}^{18}}\left( {5.3 - 7.2} \right)}}\)

= \(\frac{{2.1}}{1}\)

= 2.


Câu 166:

So sánh: 7245 – 7244 và 7244 – 7243.

Xem đáp án

7245 – 7244 = 72 . 7244 – 7244 = 71 . 7244

7244 – 7243 = 72 . 7243 – 7243 = 71 . 7243

Ta thấy 7244 > 7243 nên 7245 – 7244 > 7244 – 7243.


Câu 167:

So sánh: A = 1 + 2 + 22 + 23 + 24 và B = 25 – 1.

Xem đáp án

A = 1 + 2 + 22 + 23 + 24

2A = 2 + 22 + 23 + 24 + 25

2A – A = (2 + 22 + 23 + 24 + 25) – (1 + 2 + 22 + 23 + 24)

A = 25 – 1

Vậy A = B.


Câu 168:

Cho a, b dương và a2010 + b2010 = a2011 + b2011 = a2012 + b2012. Tính S = a2013 + b2014.

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cosi ta có:

a2010 + b2010 + a2012 + b2012\(2\sqrt {{a^{2010 + 2012}}} + 2\sqrt {{b^{2010 + 2012}}} = 2{a^{2011}} + 2{b^{2011}}\)

Dấu “=” xảy ra khi

\(\left\{ \begin{array}{l}{a^{2010}} = {a^{2012}}\\{b^{2010}} = {b^{2012}}\end{array} \right.\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 1\end{array} \right.\)

S = a2013 + b2014 = 1 + 1 = 2.


Câu 169:

Chứng tỏ rằng \(\overline {abcabc} \) chia hết cho 7, 11 và 13.

Xem đáp án

Ta có: \(\overline {abcabc} \, = \,1000\,.\,\overline {abc} + \,\overline {abc} \, = \,1001\,.\,\overline {abc} \)

Vì 1001 chia hết cho 7, 11 và 13 nên 1001 . \(\overline {abc} \) chia hết cho 7, 11 và 13

Vậy \(\overline {abcabc} \) chia hết cho 7, 11 và 13 hay \(\overline {abcabc} \) là bội của 7, 11 và 13.


Câu 170:

Cho tập A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 3.

Xem đáp án

Để lập thành 1 số chia hết cho 3 thì tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3

Trong tập A có các tập con các chữ số chia hết cho 3 là: {0; 1; 2; 3}, {0; 1; 3; 5}, {0; 2; 3; 4}, {0; 3; 4; 5}, {1; 3; 4; 5}, {1; 2; 4; 5}, {0; 3; 4; 5}.

Vậy có thể lập được: 5(4! – 3!) + 2 . 4! = 138 (số thỏa mãn).


Câu 171:

Cho tam giác ABC lấy điểm C1 thuộc cạnh AB, A1 thuộc cạnh BC, B1 thuộc cạnh AC. Biết rằng độ dài các đoạn thẳng AA1, BB1, CC1 không lớn hơn 1. Chứng minh rằng SABC\(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\).

Xem đáp án

Không mất tính tổng quát giả sử: \(\widehat A \ge \widehat B \ge \widehat C\)≥ 60° suy ra: \(\widehat A\)≥ 60°

Trường hợp 1: 60° ≤ \(\widehat A\)≤ 90°

Kẻ CH AB, BK AC

SABC = \(\frac{1}{2}CH.AB\)

Mà CH ≤ CC1 ≤ 1

Lại có: AB = \(\frac{{BK}}{{\sin A}} \le \frac{{B{B_1}}}{{\sin A}} \le \frac{1}{{\sin A}} \le \frac{1}{{\sin 60^\circ }} = \frac{2}{{\sqrt 3 }}\)

Nên SABC \(\frac{1}{2}.1.\frac{2}{{\sqrt 3 }} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\)

Trường hợp 2: \(\widehat A\)≥ 90°

AB ≤ BB1 ≤ 1

CH ≤ CC1 ≤ 1

SABC = \(\frac{1}{2}CH.AB \le \frac{1}{2}.1.1 = \frac{1}{2} < \frac{1}{{\sqrt 3 }}\)

Vậy SABC\(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\).


Câu 172:

Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC. Kẻ DE và CF cùng vuông góc với đường thẳng AB ở E và F.

a) Chứng minh: A là trung điểm của EF.

b) Chứng minh: DF // CE.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC. Kẻ DE và CF (ảnh 1)

a) Xét hai tam giác vuông DEA và CFA có:

AD = AC

\(\widehat {DAE} = \widehat {CAF}\) (Hai góc đối đỉnh)

ΔDEA = ΔCFA (Cạnh huyền góc nhọn)

EA = FA hay A là trung điểm EF.

b) Xét tam giác DAF và CAE có:

DA = CA

AF = AE

\(\widehat {DAF} = \widehat {CAE}\)

ΔDAF = ΔCAE (c.g.c)

\(\widehat {FDA} = \widehat {ECA}\)

Vì 2 góc \(\widehat {FDA};\widehat {ECA}\) ở vị trí so le trong nên DF // EC.


Câu 173:

Cho tứ giác ABCD, lấy M đối xứng với D qua A, N đối xứng với D qua C, P đối xứng với C qua B, Q đối xứng với B qua A. Chứng minh diện tích hình MNPQ bằng 5 lần diện tích hình ABCD.

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD, lấy M đối xứng với D qua A, N đối xứng với D qua C, P đối xứng với C (ảnh 1)

Ta có:

SAQM = 2SAQD (vì AD = \(\frac{1}{2}\)AM và chung đường cao hạ từ Q)

SAQD = SABD (chung đường cao hạ từ D, đáy AQ = AB)

SAQM = 2SADB

Tương tự: SCPN = 2SCBD

Cộng từng vế ta được:

SAQM + SCPN = 2SADB + 2SCBD = 2SABCD (1)

Tương tự:

SBQP + SDMN = 2SABC + 2SACD = 2SABCD (2)

Từ (1) và (2) ta có:

SAQM + SCPN + SBQP + SDMN + SABCD = 2SABCD + 2SABCD + SABCD

Suy ra SMNPQ  = 5SABCD.


Câu 174:

Cho hình chữ nhật có chu vi là 172 cm, biết nếu giảm chiều dài 5 cm và tăng chiều rộng 5 cm thì nó trở thành hình vuông. Tìm diện tích của hình chữ nhật.

Xem đáp án

Nửa chu vi hình chữ nhật là:

172 : 2 = 86 (cm)

Nếu giảm chiều dài 5 cm và tăng chiều rộng 5 cm thì nó trở thành hình vuông nên chiều dài hơn chiều rộng là:

5 + 5 = 10 (cm)

Chiều rộng là: 

(86 – 10) : 2 = 38 (cm)

Chiều dài là: 

38 + 10 = 48 (cm).


Câu 175:

Cho hình vẽ sau, chứng minh a // b. Biết góc \(\widehat {{K_2}}\)= 110°. Tính \(\widehat {{K_1}}\).

Cho hình vẽ sau, chứng minh a // b. Biết góc K2 = 110 độ. Tính góc K1 (ảnh 1)
Xem đáp án

Nhìn vào hình vẽ ta thấy

a m

b m

Suy ra: a // b.

\(\widehat {{K_1}}\)\(\widehat {{K_2}}\)là 2 góc kề bù nên:

\(\widehat {{K_1}}\)+\(\widehat {{K_2}}\)= 180°

\(\widehat {{K_1}}\) = 180° – 110°

\(\widehat {{K_1}}\)= 70°.


Câu 176:

Chứng minh rằng nếu một hình thang có tổng 2 góc kề một đáy bằng 90° thì đoạn thẳng nối trung điểm 2 đáy bằng nửa hiệu hai đáy.

Xem đáp án
Chứng minh rằng nếu một hình thang có tổng 2 góc kề một đáy bằng 90° thì đoạn thẳng nối  (ảnh 1)

Theo bài ra ta có:

ABCD là hình thang có \(\widehat C + \widehat D\)= 90° và M, N là trung điểm của AB, CD

Ta cần chứng minh MN = \(\frac{{CD - AB}}{2}\)

Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC, BD.

Ta có: MF là đường trung bình của tam giác ADB suy ra: MF // AD

Lại có: EN là đường trung bình của tam giác ADC suy ra: NE // AD

MF // NE

Tương tự: ME // FN

Suy ra: MENF là hình bình hành.

\(\widehat {MNE} + \widehat {MNF} = \widehat C + \widehat D\)= 90°

Suy ra: MENF là hình chữ nhật

MN = EF = \(\frac{{CD - AB}}{2}\)(tính chất đoạn thẳng nối trung điểm hai đường chéo của hình thang).


Câu 177:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5?

Xem đáp án

Gọi số có 3 chữ số khác nhau là: \(\overline {abc} \)

Để được số chia hết cho 5 thì c = 0 hoặc c = 5

Với c = 0 thì b có 9 cách chọn

a có 8 cách chọn

Vậy có: 8.9.1 = 72 (số)

+ Với c = 5, c có 1 cách chọn

Chữ số a có 8 cách chọn (vì a khác 0)

b có 8 cách chọn

Vậy có: 8.8.1 = 64 (số)

Vậy lập được: 72 + 64 = 136 (số).


Câu 178:

So sánh \(\sqrt {2015} + \sqrt {2018} \)\(\sqrt {2016} + \sqrt {2017} \).

Xem đáp án

Xét: \({\left( {\sqrt {2015} + \sqrt {2018} } \right)^2} = 2015 + 2018 + 2\sqrt {2015.2018} = 4033 + 2\sqrt {2015.2018} \)

\({\left( {\sqrt {2016} + \sqrt {2017} } \right)^2} = 2016 + 2017 + 2\sqrt {2016.2017} = 4033 + 2\sqrt {2016.2017} \)

Ta so sánh: \(2\sqrt {2015.2018} \)\(2\sqrt {2016.2017} \)thấy:

2015 . 2018 = 20152 + 3.2015

2016 . 2017 = 20152 + 3.2015 + 2

Suy ra: \(2\sqrt {2015.2018} \) < \(2\sqrt {2016.2017} \)

Vậy \(\sqrt {2015} + \sqrt {2018} \)< \(\sqrt {2016} + \sqrt {2017} \).


Câu 179:

Hai người đứng bên bờ biển nhìn ra một hòn đảo, người thứ nhất nhìn ra đảo với 1 góc 30° so với bờ biển, người thứ hai nhìn ra đảo với 1 góc 40° so với bờ biển, 2 người đứng cách nhau 50 m. Hỏi hòn đảo cách bờ biển hai người đứng là bao nhiêu? (làm tròn đến hàng đơn vị)

Hai người đứng bên bờ biển nhìn ra một hòn đảo, người thứ nhất nhìn ra đảo với 1 góc 30 độ (ảnh 1)
Xem đáp án
Hai người đứng bên bờ biển nhìn ra một hòn đảo, người thứ nhất nhìn ra đảo với 1 góc 30 độ (ảnh 2)

Ta có AH vuông góc với BC nên

\(\widehat {AHB} = \widehat {AHC}\)= 90°

Tam giác AHB và AHC vuông tại H

Xét tam giác AHB có:

tan \(\widehat {ABH}\) = \(\frac{{AH}}{{BH}}\) \(BH = \frac{{AH}}{{\tan \widehat {ABH}}}\)(1)

Xét tam giác AHC có:

tan \(\widehat {ACH}\) = \(\frac{{AH}}{{CH}}\) \(CH = \frac{{AH}}{{\tan \widehat {ACH}}}\)(2)

Cộng (1) và (2) theo vế ta có:

BH + HC = \(\frac{{AH}}{{\tan \widehat {ABH}}}\)+ \(\frac{{AH}}{{\tan \widehat {ACH}}}\)

BC = \[\frac{{AH.\tan \widehat {ACH} + AH.\tan \widehat {ABH}}}{{\tan \widehat {ABH}.\tan \widehat {ACH}}}\]

50 = \[\frac{{AH.\tan 40^\circ + AH.\tan 30^\circ }}{{\tan 40^\circ .\tan 30^\circ }}\]

AH ≈ 17 (m)

Vậy hòn đảo cách bờ biển hai người đứng là 17 m.


Câu 180:

Không tính tổng, hãy so sánh giá trị hai biểu thức A và B:

A = 11,3 + 4,7 + 78,06 + 25,9

B = 25,06 + 11,7 + 4,3 + 78,9

Xem đáp án

A=11,3 + 4,7 + 78,06 + 25,9

A= (11,3 + 4,7) + (78,06 + 25,9)

B = 25,06 + 11,7 + 4,3 + 78,9

B= (11,7 + 4,3) + (25,06 + 78,9)

Ta thấy ngay: 11,3 + 4,7 = 11,7 + 4,3

78,06 + 25,9 = 25,06 + 78,9

Vậy A = B.


Câu 181:

Lan đi bộ vòng quanh sân vận động hết 15 phút, mỗi phút đi được 36 m. Biết chiều dài sân vận động hơn chiều rộng là 24 m. Tính diện tích sân vận động đó?

Xem đáp án

Chu vi sân vận động là:

36 . 15 = 540 (m)

Nửa chu vi của sân vận động là:

540 : 2 = 270 (m)

Chiều rộng sân vận động là:

(270 – 24) : 2 = 123 (m)

Chiều dài sân vận động là:

270 – 123 = 147 (m)

Diện tích sân vận động là:

123 . 147 = 18081 (m2)

Đáp số: 18081 m2.


Câu 183:

Một tuần lễ cửa hàng bán được 314,78 m vải, tuần lễ sau bán được 525,22m vải. Biết rằng của hàng đó bán tất cả các ngày trong tuần hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải?

Xem đáp án

Số mét vải cửa hàng bán được trong hai tuần là:

314,78 + 525,22 = 840 (m)

Số ngày trong hai tuần là:

7 . 2 = 14 (ngày)

Trung bình mỗi ngày bán được số vải là:

840 : 14 = 60 (m)

Đáp số : 60m vải.


Câu 184:

Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 5 giờ. Trong 3 giờ đầu, mỗi giờ ô tô đi được 50 km và trong 2 giờ sau, mỗi giờ ô tô đi được 45 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được 45 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki–lô–mét?

Xem đáp án

Quãng đường 3 giờ đầu ô tô đi được là

3 . 50 = 150 (km)

Quãng đường 2 giờ sau ô tô đi được là

2 . 45 = 90 (km)

Quãng đường trong 5 giờ ô tô đi được là

150 + 90 = 240 (km)

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là

240 : 5 = 48 (km)

Đáp số: 48 km.


Câu 185:

Tìm n ℕ để (n + 6) n.

Xem đáp án

Vì n n mà để n + 6 n thì  thì 6 n (tức là 6 phải chia hết cho n)

Mà n ℕ nên n {1; 2; 3; 6}.

Vậy n {1; 2; 3; 6}.


Câu 186:

Người ta lát một căn phòng hình vuông có chu vi 32 m bằng những mảnh gỗ hình chữ nhật dài 8dm rộng 20 cm. Tính số mảnh gỗ cần dùng.

Xem đáp án

Cạnh hình vuông của căn phòng là:

32 : 4 = 8 (m)

Diện tích căn phòng là:

8 . 8 = 64 (m2)

Đổi 20 cm = 2 dm

Diện tích mảnh gỗ là:

8 .2 = 16 (dm2)

Đổi: 16 dm2 = 0,16 m2

Cần số mảnh gỗ là:

64 : 0,16 = 400 (mảnh)

Đáp số: 400 mảnh gỗ.


Câu 187:

Cho S = 1 + 2 + 22 + … + 29. So sánh S với 5.28.

Xem đáp án

S = 1 + 2 + 22 + … + 29

2S = 2 + 22 + … + 210

2S – S = (2 + 22 + … + 210) – (1 + 2 + 22 + … + 29)

S = 210 – 1 < 210 = 23.27 = 8.27

Mà 5.28 = 5.2.27 = 10.27 > 8.27

Vậy S < 5.28.


Câu 188:

Tìm giá trị lớn nhất của M = –x2 + 4x + 5 với x > 1.

Xem đáp án

Ta có:

M = –x2 + 4x + 5

M = –(x2 – 4x + 4) + 9

M = –(x – 2)2 + 9

Vì –(x – 2)2 ≤ 0 với mọi x nên M ≤ 9.

Vậy giá trị lớn nhất của M là 9.

Dấu “=” khi x = 2.


Câu 189:

Tính tổng A = 1 + 2 + 3 + … + 99.

Xem đáp án

Số các số hạng của dãy là:

(99 – 1) : 1 + 1 = 99

Tổng của dãy số là:

(99 + 1) . 99 : 2 = 4950.


Câu 191:

Trung bình cộng của hai số là số bé nhất có ba chữ số khác nhau. Tìm số thứ nhất biết số thứ hai là 115.

Xem đáp án

Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: 102

Tổng của 2 số là:

102 . 2 = 204

Số thứ nhất là:

204 − 115=89

Đáp số: 89.


Câu 192:

Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái mắt vừa gà vừa chó biết số chó hơn số gà là 12 con. Tìm số gà và chó?

Xem đáp án

Vì mỗi con đều có 2 mắt nên tổng số gà và chó trên bãi cỏ là:

100 : 2 = 50 (con)

Số con gà là:

(50 – 12) : 2 = 19 (con).

Số con chó là

50 – 19 = 31 (con)

Đáp số: 19 con gà và 31 con chó.


Câu 193:

Trên 1 thửa đất hình vuông người ta đào 1 cái ao hình vuông, cạnh ao song song với cạnh thửa đất và cách đều cạnh thửa đất. Chu vi thửa đất hơn chu vi ao là 40 m. Diện tích đất còn lại là 420m2. Tính diện tích ao.

Xem đáp án

Diện tích còn lại gồm 4 hình chữ nhật bằng nhau. Chiều rộng của mỗi hình chữ nhật là 3 m, chiều dài là 3 m cộng với cạnh của cái ao.

Diện tích mỗi hình chữ nhật là:

420 : 4 = 105 (m2)

Chiều dài của mỗi hình chữ nhật là:

105 : 3 = 35 (m)

Cạnh của cái ao là:

35 – 3 = 32 (m)

Diện tích cái ao là:

32 . 32 = 1024 (m2).

Đáp số: 1024 m2.


Câu 194:

Tìm hai số biết rằng tổng của chúng gấp 5 lần hiệu của chúng, tích của chúng gấp 24 lần hiệu của chúng.

Xem đáp án

Gọi số lớn là a, số nhỏ là b, ta có

a + b = 5(a – b)

a + b = 5a – 5b

b + 5b = 5a – a

6b = 4a

a = 1,5b

Lại có: ab = 24(a – b)

1,5b.b = 24(1,5b – b)

1,5b.b = 24.0,5b

1,5b = 12

b = 12 : 1,5

b = 8; a = 1,5.8 = 12

Vậy hai số đó là 8 và 12.


Câu 195:

Tìm số tự nhiên có hai chữ số biết số đó chia cho tổng các chữ số của nó thu được 7 dư 9.

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên có hai chữ số cần tìm là \(\overline {ab} \) (a khác 0; a, b < 10)

Ta có:

\(\overline {ab} \)= (a+b) . 7 + 9

10a + b = 7a + 7b + 9

3a – 6b = 9

a – 2b = 3

a = 3 + 2b

Vì a < 10 nên 3 +2b < 10. Suy ra: b < 4

Vậy b = 0, 1, 2, 3

Suy ra a = 3, 5, 7, 9

+ Với \(\overline {ab} \) = 30 thì 30 : 3 = 10 (loại vì không thỏa mãn)

+ Với \(\overline {ab} \) = 51 thì 51 : 6 = 8 dư 3 (loại vì không thỏa mãn)

+ Với \(\overline {ab} \) = 72 thì 72 : 9 = 8 (loại vì không thỏa mãn)

+ Với \(\overline {ab} \) = 93 thì 93 : 12 = 7 dư 9 (thỏa mãn)

Vậy số cần tìm là 93.


Câu 196:

Tìm số tự nhiên có hai chữ số biết số đó chia cho tổng các chữ số của nó thu được 7 dư 6.

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên có hai chữ số cần tìm là \(\overline {ab} \)(a khác 0; a, b < 10)

Ta có:

\(\overline {ab} \)= (a+b) . 7 + 6

10a + b = 7a + 7b + 6

3a – 6b = 6

a – 2b = 2

a = 2 + 2b

Vì a < 10 nên 2 + 2b < 10. Suy ra: b < 4

Vậy b = 0, 1, 2, 3

Suy ra a = 2, 4, 6, 8

+ Với \(\overline {ab} \) = 20 thì 20 : 2 = 10 (loại vì không thỏa mãn)

+ Với \(\overline {ab} \) = 41 thì 41 : 5 = 8 dư 1 (loại vì không thỏa mãn)

+ Với \(\overline {ab} \) = 62 thì 62 : 8 = 7 dư 6 ( thỏa mãn)

+ Với \(\overline {ab} \) = 83 thì 83 : 11 = 7 dư 6 (thỏa mãn)

Vậy số cần tìm là 62 và 83.


Câu 197:

Tính tổng: A = 1 + 2 + 22 + … + 22015.

Xem đáp án

A = 1 + 2 + 22 + … + 22015

2A = 2 + 22 + … + 22016

2A – A = (2 + 22 + … + 22016) – (1 + 2 + 22 + … + 22015)

A = 22016 – 1.


Câu 198:

Từ các chữ số 0, 1, 2, 3 có thể lập được bao nhiêu số thỏa mãn: là số tự nhiên chẵn có ba chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên cần lập có dạng: \(\overline {abc} \), với a, b, c thuộc tập hợp số A = {0; 1; 2; 3}, (a ≠ 0, a ≠ b ≠ c).

Để \(\overline {abc} \) là số chẵn thì c {0; 2}.

+ Trường hợp 1: c = 0.

Chọn a có 3 cách (do a ≠ 0 nên chọn 1, hoặc 2, hoặc 3), chọn b có 2 cách chọn từ tập A\{a; c} (do a ≠ b ≠ c)

Do đó, số các số lập được ở trường hợp này là: 3 . 2 = 6 (số).

+ Trường hợp 2: c = 2.

Chọn a có 2 cách chọn (do a ≠ 0 và a ≠ c nên chọn 1 hoặc chọn 3).

Chọn b có 2 cách chọn từ tập A\{a; c} (do a ≠ b ≠ c).

Do đó, số các số lập được ở trường hợp này là: 2 . 2 = 4 (số).

Vì các trường hợp rời nhau nên theo quy tắc cộng, số các số chẵn có 3 chữ số khác nhau lập được là: 6 + 4 = 10 (số).


Câu 199:

Trung bình cộng của 5 số là 162 biết số thứ 5 gấp đôi số thứ 4, số thứ tư bằng trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ hai, số thứ ba. Tìm số thứ năm và số thứ tư.

Xem đáp án

Số thứ tư bằng trung bình cộng của ba số đầu có nghĩa là tổng 3 số đầu gấp 3 lần số thứ 4

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 + 3 = 6 (phần)

Số thứ 5 là:

810 : 6 . 2 = 270

Số thứ 4 là:

270 : 2 = 135.

Đáp số: số thứ 4 là 135 và số thứ 5 là 270.


Bắt đầu thi ngay