Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 61)

  • 8751 lượt thi

  • 85 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 60 m, chiều rộng bằng \[\frac{3}{5}\] chiều dài. Tính chu vi và diện tích mảnh vườn đó.

Xem đáp án

Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật là:

\[60 \times \frac{3}{5} = 36\,\,\,(m)\]

 Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là:

(60 + 36) ´ 2 = 192 (m)

Diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật là:

60 ´ 36 = 2160 (m2)

Đáp số: 192 m; 2160 m2.


Câu 2:

Một mảnh vườn có chu vi là 120 m. Chiều dài hơn chiều rộng 20 m. Tính diện tích mảnh vườn.

Xem đáp án

Nửa chu vi của mảnh vườn là:

120 : 2 = 60 (m)

Chiều dài của mảnh vườn là:

(60 + 20) : 2 = 40 (m)

Chiều rộng của mảnh vườn là:

40 – 20 = 20 (m)

Diện tích của mảnh vườn là:

40 ´ 20 = 800 (m2)

Đáp số: 800 m2


Câu 3:

Một căn phòng ngủ hình chữ nhật cần lát gạch có chiều dài 8 m. Chiều rộng bằng \[\frac{3}{4}\] chiều dài. Để lát kín căn phòng đó người ta dùng loại gạch men hình vuông cạnh 4 dm. Hỏi để lát kín căn phòng người ta cần dùng bao nhiêu viên gạch?

Xem đáp án

Chiều rộng căn phòng hình chữ nhật là:

\[8\, \times \,\frac{3}{4}\, = \,6\,\,\,(m)\]

Diện tích căn phòng hình chữ nhật là:

8 ´ 6 = 48 (m2)

Đổi: 48 m2 = 4800 dm2

Diện tích viên gạch men hình vuông là:

4 ´ 4 = 16 (dm2)

Số viên gạch để lát kín căn phòng là:

4800 : 16 = 300 (viên)

Đáp số: 300 viên gạch


Câu 4:

Một căn phòng khách hình chữ nhật của nhà Mai có tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là \[\frac{4}{3}\]. Chiều dài hơn chiều rộng 2 m. Người ta lát nền căn phòng đó bằng loại gạch hình vuông cạnh 2 dm. Vậy để lát kín căn phòng cần bao nhiêu viên gạch?

Xem đáp án

Ta có sơ đồ:

Một căn phòng khách hình chữ nhật của nhà Mai có tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là (ảnh 1)

Hiệu số phần bằng nhau là:

4 – 3 = 1 (phần)

Chiều dài căn phòng là:

2 : 1 ´ 4 = 8 (m)

Chiều rộng căn phòng là:

8 – 2 = 6 (m)

Diện tích căn phòng là:

8 ´ 6 = 48 (m2)

Diện tích viên gạch là:

2 ´ 2 = 4 (dm2)

Đổi 48 m2 = 4800 dm2

Số viên gạch cần để lát kín căn phòng là:

4800 : 4 = 1200 (viên)

Đáp số: 1200 viên gạch


Câu 5:

Một viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22 cm, chiều rộng 10 cm, chiều cao 5,5 cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của khối gạch dạng hình hộp chữ nhật do 6 viên gạch xếp thành 3 hàng, mỗi hàng 2 viên.

Xem đáp án

Trường hợp 1: Xếp mỗi hàng 2 viên gạch sao cho chiều dài không đổi.

Chiều rộng khối gạch là:

10 ´ 2 = 20 (cm)

Chiều cao khối gạch là:

5,5 ´ 3 = 16,5 (cm)

Diện tích xung quanh khối gạch là:

(22 + 20) ´ 2 ´ 16,5 = 1386 (cm2)

Diện tích toàn phần của khối gạch là:

1386 + 22 ´ 20 ´ 2 = 2266 (cm2)

Trường hợp 2: Xếp mỗi hàng 2 viên gạch sao cho chiều rộng không đổi.

Chiều dài khối gạch là:

22 ´ 2 = 44 (cm)

Chiều cao khối gạch là:

5,5 ´ 3 = 16,5 (cm)

Diện tích xung quanh khối gạch là:

(44 + 10) ´ 2 ´ 16,5 = 1782 (cm2)

Diện tích toàn phần của khối gạch là:

1782 + 44 ´ 10 ´ 2 = 2662 (cm2)

Đáp số: Trường hợp 1: 1386 cm2; 2266 cm2

             Trường hợp 2: 1782 cm2; 2662 cm2


Câu 6:

Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 m, chiều rộng 3 m, chiều cao 4,5 m.

Xem đáp án

Chu vi mặt đáy là:

(5 + 3) ´ 2 = 16 (m)

Diện tích xung quanh là:

16 ´ 4,5 = 72 (m2)

Đáp số: 72 m2


Câu 7:

Trong một phép trừ biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 7652 và hiệu số lớn hơn số trừ 798. Tìm số bị trừ, số trừ, hiệu của phép trừ đó?

Xem đáp án

Số bị trừ là:

7652 : 2 = 3826

Tổng của số trừ và hiệu bằng 3826.

Ta có sơ đồ:

Trong một phép trừ biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 7652 và hiệu số lớn hơn  (ảnh 1)

Hiệu là:

(3826 + 798) : 2 = 2312

Số trừ là:

3826 – 2312 = 1514

Đáp số: 3826; 1514; 2312


Câu 8:

Trong một phép trừ biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 2000. Tìm số bị trừ và số trừ trong phép tính đó, biết rằng số trừ lớn hơn hiệu là 200.

Xem đáp án

Số bị trừ là:

2000 : 2 = 1000

Tổng của số trừ và hiệu bằng 1000.

Ta có sơ đồ:

Trong một phép trừ biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 2000. Tìm số bị trừ và số (ảnh 1)

Số trừ là:

(1000 + 200) : 2 = 600

Hiệu là:

1000 – 600 = 400

Đáp số: 1000; 600; 400


Câu 9:

Tìm số tự nhiên a bé nhất trong các số 1, 2, 3, 4 sao cho 3 nhân a lớn hơn 6.

Xem đáp án

Thay a lần lượt bằng 1, 2, 3, 4 vào biểu thức 3 ´ A > 6

Chọn a = 1 ta được 3 ´ 1 = 3 < 6

Chọn a = 2 ta được 3 ´ 2 = 6

Chọn a = 3 ta được 3 ´ 3 = 9 > 6

Chọn a = 4 ta được 3 ´ 4 = 12 > 6

Vậy số tự nhiên a bé nhất thỏa mãn yêu cầu bài toán là 3.


Câu 10:

Tìm số tự nhiên x bé nhất trong các số 4, 5, 6, 7, 8 sao cho 0,5 nhân x nhỏ hơn 4.

Xem đáp án

Thay x lần lượt bằng 4, 5, 6, 7, 8 vào biểu thức 0,5 ´ x < 4

Chọn x = 4 ta được 0,5 ´ 4= 2 < 4

Chọn x = 5 ta được 0,5 ´ 5 = 2,5 < 4

Chọn x = 6 ta được 0,5 ´ 6 = 3 < 4

Chọn x = 7 ta được 0,5 ´ 7 = 3,5 < 4

Chọn x = 8 ta được 0,5 ´ 8 = 4

Vậy số tự nhiên x bé nhất thỏa mãn yêu cầu bài toán là 4.


Câu 11:

Phân tích đa thức thành nhân tử:

A = xyz + xz yz z + xy + x – y 1
Xem đáp án

A = xyz + xz yz z + xy + x y 1

= z(xy + x y 1) + (xy + x y 1)

= (z + 1)(xy + x – y 1)

= (z + 1)[x(y + 1) – (y + 1)]

= (z + 1)(y + 1)(x 1)

Vậy A = (z + 1)(y + 1)(x 1)


Câu 12:

Tính giá trị biểu thức B với x = 11; y = 19; z = 29.

B = xyz + xz yz z + xy + x – y 1.

Xem đáp án

B = xyz + xz yz z + xy + x – y 1

= z(xy + x y 1) + (xy + x y 1)

= (z + 1)(xy + x – y 1)

= (z + 1)[x(y + 1) – (y + 1)]

= (z + 1)(y + 1)(x 1)

Thay x = 11; y = 19; z = 29 ta có:

B = (29 + 1)(19 + 1)(9 1)

= 30. 20. 10

= 600. 10

= 6000

Vậy B = 6000


Câu 15:

6 giờ 25 phút bằng bao nhiêu phút?

Xem đáp án

Đổi 6 giờ = 6 × 60 = 360 (phút)

6 giờ 25 phút = 360 + 25 = 385 (phút)

Đáp số: 385 phút.


Câu 16:

180 phút bằng bao nhiêu giờ?

Xem đáp án

180 phút = 180 : 60 = 3 (giờ)

Đáp số: 3 giờ.


Câu 17:

Cho a, b, c là các số dương. Chứng minh bất đẳng thức:

\[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{a + b + c}}{2}\]

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si, ta có:

\[{(a + b)^2} \ge 4ab\]\[ \Leftrightarrow \frac{{a + b}}{4} \ge \frac{{ab}}{{a + b}}\,\,\,\,\,(1)\]

\[{(b + c)^2} \ge 4bc\]\[ \Leftrightarrow \frac{{b + c}}{4} \ge \frac{{bc}}{{b + c}}\,\,\,\,\,(2)\]

\[{(c + a)^2} \ge 4ac\]\[ \Leftrightarrow \frac{{c + a}}{4} \ge \frac{{ca}}{{c + a}}\,\,\,\,\,(3)\]

Cộng 3 vế (1); (2) và (3) ta có:

\[\frac{{a + b}}{4} + \frac{{b + c}}{4} + \frac{{c + a}}{4} \ge \frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}}\]

Hay \[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{(a + b) + (b + c) + (c + a)}}{4}\]

Suy ra \[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{2(a + b + c)}}{4}\]

Suy ra \[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{a + b + c}}{2}\]   (đpcm)

Dấu “=” xảy ra khi a = b = c.

Vậy \[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{a + b + c}}{2}\]


Câu 18:

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: \[A = \frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ac}}{{a + c}}\].

Biết a + b + c = 6.

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta có:

\[{(a + b)^2} \ge 4ab\]\[ \Leftrightarrow \frac{{a + b}}{4} \ge \frac{{ab}}{{a + b}}\,\,\,\,\,(1)\]

\[{(b + c)^2} \ge 4bc\]\[ \Leftrightarrow \frac{{b + c}}{4} \ge \frac{{bc}}{{b + c}}\,\,\,\,\,(2)\]

\[{(c + a)^2} \ge 4ac\]\[ \Leftrightarrow \frac{{c + a}}{4} \ge \frac{{ca}}{{c + a}}\,\,\,\,\,(3)\]

Cộng 3 vế (1); (2) và (3) ta có:

\[\frac{{a + b}}{4} + \frac{{b + c}}{4} + \frac{{c + a}}{4} \ge \frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}}\]

Hay \[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{(a + b) + (b + c) + (c + a)}}{4}\]

Suy ra \[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{2(a + b + c)}}{4}\]

Suy ra \[\frac{{ab}}{{a + b}} + \frac{{bc}}{{b + c}} + \frac{{ca}}{{c + a}} \le \frac{{a + b + c}}{2} = \frac{6}{2} = 3\]

Do đó, giá trị lớn nhất của A = 3 Û a = b = c = 2.

Vậy giá trị lớn nhất của A = 3.


Câu 19:

8 người sơn được 3 cái nhà trong 6 giờ. Hỏi với 12 người sẽ sơn được bao nhiêu cái nhà trong 12 giờ?

Xem đáp án

8 người trong 1 giờ sơn được số cái nhà là:

\[3:6 = \frac{1}{2}\] (cái nhà)

8 người trong 12 giờ sơn được số cái nhà là:

\[\frac{1}{2} \times 12 = 6\] (cái nhà)

12 người trong 12 giờ sơn được số cái nhà là:

\[6:8 \times 12 = 9\] (cái nhà)

Đáp số: 9 cái nhà


Câu 20:

Cho số 650. Tìm xem số đó có chia hết cho 13 không?

Xem đáp án

Áp dụng quy tắc chia hết cho 13 ta có:

65 + (0 × 4) = 65 (chia hết cho 13)

Vậy 650 chia hết cho 13.


Câu 21:

Cho một số là 2,453,674. Tìm xem nó có chia hết cho 13 hay không?
Xem đáp án

Áp dụng quy tắc chia hết cho 13 ta có:

674 – 453 + 2 = 223 (không chia hết cho 13)

Vậy 2,453,674 không chia hết cho 13.


Câu 22:

Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi H là trung điểm của BC. Chứng minh ΔABH = ΔACH

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi H là trung điểm của BC. Chứng minh tam giác ABH (ảnh 1)

Xét ΔABH và ΔACH có:

AB = AC (gt)

\[\widehat {ABH} = \widehat {ACH}\](tam giác ABC cân tại A)

BH = BC (H là trung điểm của BC)

Suy ra ΔABH = ΔACH (đpcm).


Câu 23:

Cho ΔABC có AB = AC. Gọi H là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh:

a) AH là phân giác của góc \[\widehat {BAC}\].

b) AH  BC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi H là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh: a) AH là (ảnh 1)

a) Xét ΔABH và ΔCAH có:

AB = AC

AH chung

HB = HB (vì H là trung điểm của BC)

Suy ra ΔABH = ΔCAH (c.c.c)

Suy ra \[\widehat {BAH} = \widehat {CAH} = \frac{1}{2}\widehat {BAC}\]

Vậy AH là phân giác của góc \[\widehat {BAC}\].

b) Ta có \[\widehat {AHB} = \widehat {AHC}\] (góc tương ứng)

\[\widehat {AHB} + \widehat {AHC} = 180^\circ \]

Suy ra \[2\widehat {AHB} = 180^\circ \] hay \[\widehat {AHB} = 90^\circ \]

Suy ra AH  BC

Vậy AH  BC.


Câu 24:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm D, E sao cho BE = BA, CD = CA. Tính \[\widehat {DAE}\].

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm D, E sao cho BE (ảnh 1)

Xét tam giác ABD có: BD = BA

Do đó ΔABD cân tại B

Suy ra \[\widehat {BAD} = \,\,\widehat {BDA}\]

Xét tam giác ACE có: CE = CA

Do đó ΔACE cân tại C

Suy ra \[\widehat {CAE} = \,\widehat {CEA}\]

Ta có:

\[\widehat {BDA} = \widehat {BAD} = \widehat {DAE} + \widehat {EAB}\,\,\,\,(1)\]

\[\widehat {CEA} = \widehat {CAE} = \widehat {DAE} + \widehat {DAC}\,\,\,\,\,(2)\]

Từ (1) và (2) ta có:

\[\widehat {BDA} + \widehat {CEA} = \widehat {DAE} + \widehat {EAB} + \widehat {DAE} + \widehat {DAC}\]

\[\widehat {BDA} + \widehat {CEA} = \widehat {DAE} + \widehat {BAC}\] ( vì \[\widehat {BAC} = \widehat {EAB} + \widehat {DAE} + \widehat {DAC}\])

\[180^\circ - \widehat {DAE} = \widehat {DAE} + 90^\circ \]

Suy ra: \[180^\circ - 90^\circ = 2\widehat {DAE}\]

                   \[90^\circ = 2\widehat {DAE}\]

Suy ra \[\widehat {DAE} = 45^\circ \]

Vậy \[\widehat {DAE} = 45^\circ .\]


Câu 25:

Cho tam giác ABC (AB < AC). Trên đường thẳng chưa cạnh BC, lấy điểm D, E sao cho B nằm giữa D và C, C nằm giữa B và E, BD = BA, CE = CA. So sánh \[\widehat D\]\[\widehat E\].

Xem đáp án
Cho tam giác ABC (AB < AC). Trên đường thẳng chưa cạnh BC, lấy điểm D, E sao (ảnh 1)

Xét tam giác ABD có: BD = BA

Do đó ΔABD cân tại B

Suy ra \[\widehat {BAD} = \,\,\widehat {BDA}\]

\[\widehat {ABC} = \widehat {BAD} + \widehat {BDA}\] (vì góc ngoài bằng tổng hai góc trong không kề với nó)

\[\widehat {ABC} = 2\widehat {BDA}\] hay \[\widehat {BDA}\, = \frac{{\widehat {ABC}}}{2}\,\,\,\]

Xét tam giác ACE có: CE = CA

Do đó ΔACE cân tại C

Suy ra \[\widehat {CAE} = \,\widehat {CEA}\]

\[\widehat {ACB} = \widehat {CAE} + \widehat {CEA}\] (vì góc ngoài bằng tổng hai góc trong không kề với nó)

\[\widehat {ACB} = 2\widehat {CEA}\] hay \[\widehat {CEA}\, = \frac{{\widehat {ACB}}}{2}\,\,\,\]

Vì AB < AC nên \[\widehat {ACB} < \widehat {ABC}\]

Suy ra \[\frac{{\widehat {ACB}}}{2} < \frac{{\widehat {ABC}}}{2}\] hay \[\widehat E < \widehat D\]

Vậy \[\widehat E < \widehat D\].


Câu 26:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Chứng minh rằng: AD.AB = AE.AC = HC.HB

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên (ảnh 1)

Xét ΔAHB vuông tại H có HD là đường cao nên:

AD.AB = AH2     (1) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Xét ΔAHC vuông tại H có HE là đườg cao nên:

AE.AC = AH2    (2) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Xét ΔABC vuông tại A có AH là đường cao nên:

HBHC = AH2 (3) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AD.AB = AE.AC = HB.HC.


Câu 27:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AM. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của M trên AB, AC. Biết AM = 4 cm. Tính HA.HB + KA.KC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AM. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của M trên  (ảnh 1)

Xét ΔAMB vuông tại M có MH là đường cao nên:

HA.HB = HM2     (1) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Xét ΔAMC vuông tại M có MK là đường cao nên:

KA.KC = KM2    (2) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Tứ giác AHMK có:

\[\widehat {AHM}\, = \widehat {MKA} = \widehat {HAK} = 90^\circ \]

Suy ra AHMK là hình chữ nhật

Do đó AH = KM

Từ (1) và (2) ta có:

HA.HB + KA.KC = HM2 + KM2

HA.HB + KA.KC = HM2 + AH2

HA.HB + KA.KC = AM2 (áp dụng định lý Pythagore cho tam giác vuông AHM)

HA.HB + KA.KC = 42 = 16

Vậy HA.HB + KA.KC = 16.


Câu 28:

Cạnh thứ nhất của một hình tam giác dài 11,5 cm. Cạnh thứ nhất ngắn hơn cạnh thứ hai 0,6 cm và dài hơn cạnh thứ ba 0,9 cm. Tính chu vi hình tam giác đó.

Xem đáp án

Cạnh thứ hai dài là:

11,5 + 0,6 = 12,1 (cm)

Cạnh thứ ba dài là:

11,5 – 0,9 = 10,6 (cm)

Chu vi hình tam giác đó là:

11,5 + 12,1 + 10,6 = 34,2 (cm)

Đáp số: 34,2 cm


Câu 30:

Mảnh vải thứ nhất dài 2,75 m. Mảnh vải thứ hai dài gấp 3 lần mảnh vải thứ nhất và dài hơn mảnh vải thứ ba 0,86 m. Hỏi cả ba mảnh vải dài bao nhiêu mét?

Xem đáp án

Ta có sơ đồ:

Mảnh vải thứ nhất dài 2,75 m. Mảnh vải thứ hai dài gấp 3 lần mảnh vải thứ nhất và dài (ảnh 1)

Độ dài mảnh vải thứ 2 là:

2,75 × 3 = 8,25 (m)

Độ dài mảnh vải thứ 3 là

8,25 0,86 = 7,39 (m)

Tổng độ dài của 3 mảnh vải là

2,75 + 8,25 + 7,39 = 18,39 (m)

Đáp số: 18,9 m


Câu 31:

Mảnh vải thứ nhất dài hơn mảnh vải thứ hai 2,7 m, biết tỉ số phần trăm giữa mảnh vải thứ hai và mảnh vải thứ nhất là 40%. Tính độ dài mỗi mảnh vải.

Xem đáp án

Ta có: \[40\% = \frac{{40}}{{100}} = \frac{2}{5}\]

Ta có sơ đồ:

Mảnh vải thứ nhất dài hơn mảnh vải thứ hai 2,7 m, biết tỉ số phần trăm giữa mảnh vải  (ảnh 1)

Tỉ số giữa mảnh vải thứ nhất và mảnh vải thứ hai bằng \[\frac{2}{5}\]

Theo đề bài ta có:

Hiệu số phần bằng nhau:

5 – 2 = 3

Mảnh vải thứ nhất dài:

2,7 × 3 = 1,8 (m)

Mảnh vải thứ hai dài:

1,8 + 2,7 = 4,5 (m)

Đáp số: 1,8 m; 4,5 m


Câu 33:

Một xô nhựa chứa 20 lít nước. Biết mỗi một lít nước nặng 1 kg, xô rỗng nặng 0,5 kg. Hỏi can nước đó nặng bao nhiêu kg?

Xem đáp án

Cân nặng của 10 lít nước là;

10 × 1 = 10 (kg)

Số cân nặng của cả xô nước là:

10 + 0,5 = 10,5 (kg)

Đáp số: 10,5 kg


Câu 34:

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 24 m, chiều rộng bằng \[\frac{1}{2}\] chiều dài. Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn đó?

Xem đáp án

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:

24 × \[\frac{1}{2}\] = 12 (m)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

(24 + 12) × 2 = 72 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

24 × 12 = 288 (m2)

Đáp số: Chu vi: 72 m, Diện tích: 288 m2


Câu 35:

Mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng bằng 8 m và diện tích bằng        120 m2. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Xem đáp án

Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật là:

120 : 8 = 15 (m)

Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là:

(8 + 15) × 2 = 46 (m)

Đáp số: 46 m


Câu 36:

Cho a, b, c \[\mathbb{Q}\]; a, b, c đôi một khác nhau. Chứng minh rằng \[\frac{1}{{{{(a - b)}^2}}} + \frac{1}{{{{(b - c)}^2}}} + \frac{1}{{{{(c - a)}^2}}}\] bằng bình phương của một số hữu tỉ.

Xem đáp án

Đặt x = a b; y = b – c; z = c – a thì x + y + z = a – b + b – c + c – a = 0

Ta có \[\frac{1}{{{{(a - b)}^2}}} + \frac{1}{{{{(b - c)}^2}}} + \frac{1}{{{{(c - a)}^2}}} = \frac{1}{{{x^2}}} + \frac{1}{{{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}}\]

= \[{\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right)^2} - 2\,\left( {\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{zx}}} \right)\]

= \[{\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right)^2} - 2\,\frac{{x + y + z}}{{xyz}}\]

= \[{\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right)^2}\]

= \[{\left( {\frac{1}{{a - b}} + \frac{1}{{b - c}} + \frac{1}{{c - a}}} \right)^2}\] là bình phương của một số hữu tỉ

Vậy \[\frac{1}{{{{(a - b)}^2}}} + \frac{1}{{{{(b - c)}^2}}} + \frac{1}{{{{(c - a)}^2}}}\] bằng bình phương của một số hữu tỉ.


Câu 37:

Số học sinh các lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt tỉ lệ với các số 11; 12; 13; 14. Biết hai lần số học sinh lớp 7B nhiều hơn số học sinh lớp 7A là 39 em. Tính số học sinh mỗi lớp.

Xem đáp án

Gọi số học sinh các lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt là a, b, c, d (học sinh)

(a, b, c, d Î*)

Ta có: \[\frac{a}{{11}} = \frac{b}{{12}} = \frac{c}{{13}} = \frac{d}{{14}}\]và 2b – a = 39

Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\[\frac{a}{{11}} = \frac{b}{{12}} = \frac{{2b - a}}{{12.2 - 11}} = \frac{{39}}{{13}} = 3\]

­Ta có:

\[\frac{a}{{11}} = 3\] suy ra a = 3.11 = 33 (tmđk)

\[\frac{b}{{12}} = 3\] suy ra b = 3. 12 = 36 (tmđk)

\[\frac{c}{{13}} = 3\]suy ra c = 3. 13 = 39 (tmđk)

\[\frac{d}{{14}} = 3\]suy ra d = 3.14 = 42 (tmđk)

Vậy số học sinh lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt là 33, 36, 39, 42 học sinh.


Câu 38:

Số học sinh lớp 7A, 7B, 7C tương ứng tỉ lệ với 21, 20, 22. Tính số học sinh của mỗi lớp. Biết rằng lớp 7C nhiều hơn lớp 7A 2 học sinh.
Xem đáp án

Gọi số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z (học sinh) (x, y, z Î*)

Vì số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 21, 20, 22 nên:

\[\frac{x}{{21}} = \frac{y}{{20}} = \frac{z}{{22}}\]

Vì số học sinh lớp 7C nhiều hơn lớp 7A 2 học sinh nên: z – x = 2

Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\[\frac{x}{{21}} = \frac{y}{{20}} = \frac{z}{{22}} = \frac{{z - x}}{{22 - 21}} = 2\]

Suy ra x = 21. 2 = 42 (tmđk), y = 20. 2 = 40 (tmđk), z = 22. 2 = 44 (tmđk)

Vậy số học sinh lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 42, 40, 44 học sinh.


Câu 39:

Trung bình cộng của 3 số là 25,42. Tổng của số thứ hai và số thứ ba là 58,5. Biết số thứ ba hơn số thứ nhất là 7,4. Tìm ba số đó.

Xem đáp án

Tổng của 3 số đó là:

25,42 × 3 = 76,26

Số thứ nhất là:

76,26 – 58,5 = 17,76

Số thứ 2 là:

17,76 + 7,4 = 24,8

Số thứ 3 là:

58,5 – 24,8 = 33,7

Đáp số: số thứ nhất: 17,76

Số thứ 2: 24,8

Số thứ 3: 33,7.


Câu 40:

Trung bình cộng của ba số là 13,5, biết tổng của số thứ nhất và số thứ hai là 29,1. Tổng của số thứ hai và số thứ ba là 24,7. Hãy tìm ba số đó.

Xem đáp án

Tổng của 3 số là:

13,5 × 3 = 40,5

Số thứ 3 là:

40,5 – 29,1 = 11,4

Số thứ 1 là: 40,5 – 24,5 = 16

Số thứ 2 là: 40,5 – 11,4 – 16 = 13,1

Đáp số: Số thứ nhất:16

Số thứ 2: 13,1

Số thứ 3: 11,4.


Câu 41:

Biết 3n + 10 chia hết cho 2n + 1. Tìm n.

Xem đáp án

Ta có: \[(3n + 10)\,\, \vdots \,\,(2n + 1)\]

\[ \Rightarrow [2(3n + 10)]\,\, \vdots \,\,(2n + 1)\]

\[ \Rightarrow (6n + 20)\,\, \vdots \,\,(2n + 1)\]

\[ \Rightarrow (6n + 3 + 17)\,\, \vdots \,\,(2n + 1)\]

\[ \Rightarrow [3(2n + 1) + 17)]\,\, \vdots \,\,(2n + 1)\]

\[[3(2n + 1)]\,\, \vdots \,\,(2n + 1)\] nên \[17\,\, \vdots \,\,(2n + 1)\]

Þ (2n + 1) Ư(17)

Þ (2n + 1) = { -17; -1; 1; 17}

Þ n = {-9; -1; 0; 8}

Vậy n = {-9; -1; 0; 8}


Câu 42:

Tìm số \[\overline {abcd} \] thoả mãn:

\[\overline {bdd,bc} - \overline {ab,cd} = \overline {a,bc} \]

Xem đáp án

\[ \Rightarrow \overline {bddbc} - \overline {abcd} = \overline {abc} \]

\[ \Rightarrow \overline {bddbc} = \overline {abcd} + \overline {abc} \]

Phép cộng ở hàng đơn vị: d + c = c. Suy ra d = 0

Phép cộng ở hàng chục: c + b = b. Suy ra c = 0

Giả sử phép cộng ở hàng trăm: b + a = d không nhớ 1 thì a khác \[\overline {bd} \]

Do đó phép cộng ở hàng trăm: b + a = d nhớ 1

Suy ra a + 1 = \[\overline {bd} \]

Suy ra a = 9 và b = 1

Vậy \[\overline {abcd} = 9100\]


Câu 43:

Tìm số tự nhiên n sao cho 3n + 13 chia hết cho n + 1.

Xem đáp án

Vì 3(n + 1) chia hết cho n + 1 nên để 3n + 13 chia hết cho 1 thì 10 phải chia hết cho n + 1 hay n + 1 là bội ước của 10.

Ta có: 10 = 2 ´ 5 nên các ước của 10 là: Ư(10) = {1; 2; 5; 10}.

Ta có bảng sau:

n + 1

1

2

5

10

n

0

1

4

9

 

tmđk

tmđk

tmđk

tmđk

Vậy n {0; 1; 4; 9}.


Câu 44:

Tìm số tự nhiên n sao cho 5n + 19 chia hết cho 2n + 1.

Xem đáp án

Vì 5n + 19 chia hết cho 2n + 1 nên 2(5n + 19) chia hết cho 2n + 1

Xét 2(5n + 19) = 10n + 38 = 10n = 5 + 33 = 5(2n + 1) + 33

Vì 5(2n + 1) chia hết cho 2n + 1 nên để 2(5n + 19) chia hết cho 2n thì 33 chia hết cho 2n + 1 hay 2n +1 Ư(33).

Ta có bảng sau:

2n + 1

1

3

11

33

1

0

1

5

16

 

tmđk

tmđk

tmđk

tmđk

Vậy n {0; 1; 5; 16}.


Câu 45:

Có bao nhiêu số có 4 chữ số được viết từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 sao cho số đó chia hết cho 15?

Xem đáp án

Gọi số cần lập có dạng:

\[\mathbb{N} = \overline {abcd} \,(1 \le a,b,c,d \le 9).\]

Ta có: ℕ ⁝ 15

ℕ ⁝ 3 và ℕ ⁝ 5

+ ℕ ⁝ 5 Þ d = 5

+ ℕ ⁝ 3 Þ (a + b + c + 5) ⁝ 3

Chọn a có 9 cách chọn, b có 9 cách chọn thì:

+ Nếu a + b + c + 5 chia hết cho 3 thì

c {3; 6; 9}Þ c có 3 cách chọn

+ Nếu a + b + c + 5 chia hết cho 3 dư 1 thì:

c {2; 5; 8}Þ c có 3 cách chọn

+ Nếu a + b + c + 5 chia hết cho 3 dư 2 thì:

c {1; 4; 7}Þ c có 3 cách chọn

Vậy theo quy tắc nhân ta có:

9. 9. 3 = 243 (số)

Đáp số: 243 số


Câu 46:

Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O; R), kẻ hai tiếp tuyến AM và AN với đường tròn, MO cắt tia AN tại E, NO cắt tia AM tại F. Chứng minh rằng:           EF // MN.

Xem đáp án
Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O; R), kẻ hai tiếp tuyến AM  và AN với đường tròn (ảnh 1)

Xét đường tròn (O) có: AM và AN lần lượt là tiếp tuyến tại M và N

Suy ra AM OM tại M và AN ON tại N

Hay AF EM tại M và AE FN tại N

Do đó \[\widehat {EMF}\, = \widehat {OMA} = 90^\circ \]\[\widehat {ENF}\, = 90^\circ \]

Xét tứ giác ENMF có: 

\[\widehat {EMF}\, = \widehat {ENF} = 90^\circ \]
Mà 2 đỉnh M và N kề nhau nên tứ giác ENMF nội tiếp.

Suy ra \[\widehat {EFN}\, = \widehat {OMN}\] ( hai góc nội tiếp cùng chắn cung )     (1)

Xét OMN có:

OM = ON = R nên OMN cân tại O

Suy ra \[\widehat {OMN} = \widehat {ONM}\,\,\,\,\,\,\,(2)\]

Từ (1) và (2) ta có: \[\widehat {EFN} = \widehat {ONM}\,\,\]

Mà 2 góc này ở vị trí so le trong

Suy ra MN // EF 

Vậy MN // EF


Câu 47:

Nhà trường tổ chức giải bóng đá mini mừng xuân cho học sinh khối lớp 8, mỗi lớp cử một đội tham dự, mỗi đội lần lượt thi đấu với đội của lớp bạn một lần.

a) Viết biểu thức đại số tính tổng số trận đấu của khối lớp 8 nếu có x (x +) đội tham dự.

b) Nếu tổng số trận đấu là 10 thì có bao nhiêu đội tham dự?

Xem đáp án

a) Cứ một đội lại đấu với x – 1 đội khác tạo x – 1 trận.

Có tất cả x đội và mỗi trận lặp lại hai lần nên tổng số trận thi đấu là:

\[\frac{{x(x - 1)}}{2}\] (trận)

b) Khi số trận là 10 ta có:

\[\frac{{x(x - 1)}}{2} = 10\]

Suy ra x(x – 1) = 20

Suy ra x2 – x – 20 = 0

Suy ra x2 – 5x + 4x – 20 = 0

Suy ra x(x – 5) + 4(x – 5) = 0

Suy ra (x – 5)(x + 4) = 0

Vì x > 0 nên x + 4 > 0. Do đó: x – 5 = 0

Suy ra x = 5 (tmđk)

Vậy có 5 đội tham dự.


Câu 48:

Chứng minh x­2 – x + 1 > 0 với mọi x.

Xem đáp án

\[{x^2} - x + 1 = \,\,\left( {{x^2} - x + \frac{1}{4}} \right) + \frac{3}{4}\]

\[ = \,\,{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4}\]

Với mọi giá trị của x ta có:

\[{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} \ge 0 \Rightarrow \,{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} > 0\] (đpcm)

Vậy x­2 – x + 1 > 0 với mọi x.


Câu 49:

Tìm hai số tự nhiên a, b sao cho [a, b] + (a, b) = 55.

Xem đáp án

Gọi (a, b) = d, a = dm, b = dn, (m, n) = 1, m, n Î*

Þ [a, b] = a . b : (a, b)

Theo đề bài ta có:

[a, b] + (a, b) = 55

Thay vào ta có:

dm.dn : d + d = 55

d.mn + d = 55

d(mn + 1) = 55

Vì d, m, n ϵ N*. Giả sử a > b thì m > n, ta có bảng sau:

d

mn + 1

m

n

a

b

1

55

54

1

54 (TM)

1 (TM)

5

11

10

1

50 (TM)

5 (TM)

5

2

25

10

25 (TM)

10 (TM)

11

5

4

1

44 (TM)

11 (TM)

Vậy (a, b) = {(54; 1); (50; 5); (25; 10); (44; 11)}.


Câu 50:

Giải phương trình: \[\frac{{2x}}{{x - 2}} + \frac{5}{{3 - x}} = \frac{5}{{{x^2} - 5x + 6}}\]

Xem đáp án

Đkxđ: \[x \ne 2,\,\,x \ne 3\]

\[\frac{{2x}}{{x - 2}} + \frac{5}{{3 - x}} = \frac{5}{{{x^2} - 5x + 6}}\]

\[ \Leftrightarrow \frac{{2x(x - 3)}}{{(x - 2)(x - 3)}}\frac{{5(x - 2)}}{{(x - 2)(x - 3)}}\frac{5}{{(x - 2)(x - 3)}} = 0\]

\[ \Leftrightarrow \frac{{2{x^2} - 6x - 5x + 10}}{{(x - 2)(x - 3)}} = 0\]

\[ \Rightarrow 2{x^2} - 11x + 5 = 0\]

\[ \Leftrightarrow (2{x^2} - 10x) - (x - 5) = 0\]

\[ \Leftrightarrow 2x(x - 5) - (x - 5) = 0\]

\[ \Leftrightarrow (x - 5)(2x - 1) = 0\]

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 5(tm)\\x = \frac{1}{2}(tm)\end{array} \right.\]

Vậy \[x = \left\{ {5;\,\,\frac{1}{2}} \right\}\]


Câu 51:

Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có: 40 : 6 = 6 dư 4

Có thể xếp 6 nhóm đủ 6 học sinh và thừa 4 học sinh 

 Cần số nhóm đủ cho 4 học sinh nữa là: 6 + 1= 7 (nhóm)

Vậy số nhóm ít nhất có thể là 7 nhóm.


Câu 52:

Một đội bóng có 45 cầu thủ chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 11 cầu thủ. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có: 65 : 11 = 5 dư 10

Có thể xếp 5 nhóm đủ 11 cầu thủ và thừa 10 cầu thủ 

 Cần số nhóm đủ cho 10 cầu thủ nữa là: 5+1= 6 (nhóm)

Vậy số nhóm ít nhất có thể là 6 nhóm.


Câu 53:

Chứng minh rằng: x3 + y3 ≥ x2y + xy2

Xem đáp án

Với x ≥ 0; y ≥ 0 thì x + y ≥ 0

Ta có: x3 + y3 ≥ x2y + xy2

(x3 + y3) – (x2y + xy2) ≥ 0

(x + y)(x2 – xy + y2) – xy(x + y) ≥ 0

(x + y)(x2 – xy + y2 – xy) ≥ 0

(x + y)(x2 – 2xy + y2) ≥ 0

(x + y)(x – y)2 ≥ 0 (Luôn đúng vì x + y ≥ 0 và (x – y)2 ≥ 0)

Dấu “ = “ xảy ra khi (x – y)2 = 0 x = y


Câu 54:

Phân tích đa thức thành nhân tử:

x3  x2y xy2 + y3

Xem đáp án

Ta có:

x3  x2y xy2 + y3

= x2(x – y) – y2(x – y)

= (x2 – y2)(x – y)

= (x – y)2(x + y)


Câu 55:

Một số nếu giảm đi 5 lần rồi bớt đi 32,28 thì được 41,72. Tìm số đó.
Xem đáp án

Số đó nếu giảm đi 5 lần thì được số mới là:

41,72 + 32,28 = 74

Số cần tìm là:

74 ´ 5 = 370

Đáp số: 370


Câu 56:

Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó chia cho 4 rồi cộng với 9 thì được 89.

Xem đáp án

Số đó nếu chia cho 4 thì được số mới là:

89 – 9 = 80

Số cần tìm là:

80 ´ 4 = 320

Đáp số: 320


Câu 57:

Tính bằng cách thuận tiện:

(1,1 ´ 1,2 ´ 1,3 ´ 1,4 ´ 1,5 ´ 1,6) ´ (1,25 - 0,25 ´ 5)

Xem đáp án

(1,1 ´ 1,2 ´ 1,3 ´ 1,4 ´ 1,5 ´ 1,6) ´ (1,25 - 0,25 ´ 5)

= (1,1 ´ 1,2 ´ 1,3 ´ 1,4 ´ 1,5 ´ 1,6) ´ (1,25 – 1,25)

= (1,1 ´ 1,2 ´ 1,3 ´ 1,4 ´ 1,5 ´ 1,6) ´ 0 = 0


Câu 58:

Tính nhanh:

a) 7,15 : 0,5 + 7,15 ´ 9 – 7,15;

b) 198 ´ 27 + 198 ´ 72 + 198.
Xem đáp án

a) 7,15 : 0,5 + 7,15 ´ 9 – 7,15

= 7,15 ´ 2 + 7,15 ´ 9 – 7,15

= 7,15 ´ (2 + 9 – 1)

= 7,15 ´ 10

= 71,5.

b) 198 ´ 27 + 198 ´ 72 + 198

= 198 ´ 27 + 198 ´ 72 + 198 ´ 1

= 198 ´ ( 27 + 72 + 1 )

= 198 ´ 100

= 19800.


Câu 59:

Cho \[A = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ... + \frac{1}{{63}}\]. Chứng minh rằng A > 3.

Xem đáp án

Ta có: \[A = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ... + \frac{1}{{63}}\]

\[ = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ... + \frac{1}{{63}} + \frac{1}{{64}} - \frac{1}{{64}}\]

\[ = \left( {1 + \frac{1}{2}} \right) + \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{4}} \right) + \left( {\frac{1}{5} + \frac{1}{6} + \frac{1}{7} + \frac{1}{8}} \right) + ... + \left( {\frac{1}{{33}} + \frac{1}{{34}} + ... + \frac{1}{{64}}} \right) - \frac{1}{{64}}\]

\[ \Rightarrow A > 1 + \frac{1}{2} + 2 \times \frac{1}{4} + 4 \times \frac{1}{8} + ... + 32 \times \frac{1}{{64}} - \frac{1}{{64}}\]

\[ \Rightarrow A > 1 + \left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2}} \right) - \frac{1}{{64}}\]

\[ \Rightarrow A > 1 + 3 - \frac{1}{{64}}\]

\[ \Rightarrow A > 3 + \left( {1 - \frac{1}{{64}}} \right)\]

\[1 - \frac{1}{{64}} > 0\] nên A > 3

Vậy A > 3


Câu 60:

Cho \[A = 1 - \frac{1}{2} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + \frac{1}{5} - \frac{1}{6} + ... + \frac{1}{{49}} - \frac{1}{{50}}\]. Chứng minh \[A < \frac{5}{6}\]
Xem đáp án

\[A = 1 - \frac{1}{2} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + \frac{1}{5} - \frac{1}{6} + ... + \frac{1}{{49}} - \frac{1}{{50}}\]

\[A = \frac{1}{2} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + \frac{1}{5} - \frac{1}{6} + ... + \frac{1}{{49}} - \frac{1}{{50}}\]

\[A = \frac{5}{6} - \frac{1}{4} + \frac{1}{5} - \frac{1}{6} + ... + \frac{1}{{49}} - \frac{1}{{50}}\]

\[A = \frac{5}{6} + \left( {\frac{1}{5} - \frac{1}{4}} \right) + \left( {\frac{1}{7} - \frac{1}{6}} \right) + ... + \left( {\frac{1}{{49}} - \frac{1}{{48}}} \right) - \frac{1}{{50}}\]

\[\frac{1}{5} - \frac{1}{4} < 0\]

\[\frac{1}{7} - \frac{1}{6} < 0\]

...

\[\frac{1}{{49}} - \frac{1}{{48}} < 0\]

Do đó \[A < \frac{5}{6}\]

Vậy \[A < \frac{5}{6}\]


Câu 61:

Cho hình bình hành ABCD, M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng minh các tứ giác AMCN là hình bình hành.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD, M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng minh (ảnh 1)

M là trung điểm của AB nên \[AM = MB = \frac{1}{2}AB\]

N là trung điểm của CD nên \[CN = ND = \frac{1}{2}CD\]

Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD và AB // CD

Suy ra \[\frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}CD\]

Hay AM = CN và AM // CN

Suy ra AMCN là hình bình hành.

Vậy AMCN là hình bình hành.


Câu 62:

Cho hình bình hành ABCD lấy M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD. Chứng minh rằng:

a) MN = BC

b) Ba dường thẳng AC, BD, MN đồng qui tại một điểm

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD lấy M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD. Chứng minh rằng (ảnh 1)

a) M là trung điểm của AB nên \[AM = MB = \frac{1}{2}AB\]

N là trung điểm của CD nên \[CN = ND = \frac{1}{2}CD\]

Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD và AB // CD

Suy ra \[\frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}CD\]

Hay BM = CN và BM // CN

Suy ra BMNC là hình bình hành.

Suy ra MN = BC

Vậy MN = BC.

b) Gọi O là giao điểm của AC và BD

Suy ra O là trung điểm của AB và CD

Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD và AB // CD

Suy ra \[\frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}CD\]

Hay BM = ND và BM // ND

Suy ra BMDN là hình bình hành

Mà O là trung điểm của BD nên O cũng là trung điểm của MN

Vậy 3 dường thẳng AC, BD, MN đồng qui tại điểm


Câu 63:

Tìm x, biết:

a) (x – 2)(x – 4) = 0

b) x2(x – 3) = 0

Xem đáp án

a) (x – 2)(x – 4) = 0

TH1: x – 2 = 0

x = 0 + 2

x = 2

TH2: x – 4 = 0

x = 0 + 4

x = 4

Vậy \[x = \left\{ {2;4} \right\}\]

b) x2(x – 3) = 0

TH1: x2 = 0

x = 0

TH2: x – 3 = 0

x = 0 + 3

x = 3

Vậy x {0; 3}.


Câu 64:

Phân tích đa thức thành nhân tử:

a) x3 – 2x2 – 5x + 6;

b) x4 – 16.

Xem đáp án

a) x3 – 2x2 – 5x + 6

= x3 – x2 – x2 + 1 – 5x + 5

= x2(x – 1) – (x – 1)(x + 1) – 5(x – 1)

= (x – 1)(x2 – x – 1 – 5)

= (x – 1)(x2 – x – 6)

= (x – 1)(x2 – 3x + 2x – 6)

= (x – 1)[x(x – 3) + 2(x – 3)]

= (x – 1)(x + 2)(x – 3)

b) x4 – 16

= (x2 – 4)(x2 + 4)

= (x – 2)(x + 2)(x2 + 4)


Câu 65:

12 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi 16 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? (Biết rằng mức làm của mỗi người như nhau).

Xem đáp án

Một người làm xong công việc hết số ngày là:

4 × 12 = 48 (ngày)

16 người làm xong công việc hết số ngày là:

48 : 16 = 3 (ngày)

Đáp số: 3 ngày.


Câu 66:

Biết 12 người làm xong một công việc trong 8 ngày. Hỏi muốn làm xong công việc đó trong 3 ngày cần bao nhiêu người? (mức làm mỗi người như nhau).

Xem đáp án

Một người làm xong công việc hết số ngày là:

8 × 12 = 96 (ngày)

Số người cần làm xong công việc trong vòng 3 ngày là:

96 : 3 = 32 (ngày)

Đáp số: 32 ngày


Câu 67:

Cho biểu thức A = 1 + 3 + 32 + 33 + 34 + ….+ 399. Chứng minh rằng: A chia hết cho 4
Xem đáp án

Ta có: A = 1 + 3 + 32 + 33 + 34 + ….+ 399

A = (1 + 3) + (32 + 33) + …. + (398 + 399)

A = 4 + 32(1 + 3) + …. + 398(1+3)

A = 4 + 32 ´ 4 + ….+ 398 ´ 4

A = 4 ´ (1 + 32 + …. + 398)

Vậy A chia hết cho 4.


Câu 68:

Cho biểu thức B = 1 + 4 + 42 + 43 + 44 + ….+ 450. Chứng minh rằng: B chia hết cho 21
Xem đáp án

Ta có: B = 1 + 4 + 42 + 43 + 44 + ….+ 450

B = (1 + 4 + 42) + (43 + 44 + 45) + …. + (448 + 449 + 450)

B = (1 + 4 + 42) + 43(1 + 4 + 42) + …. + 448(1 + 4 + 42)

B = 21 + 21 ´ 43 + …. + 21 ´ 448

B = 21 ´ (1 + 43 + …. + 448)

Vậy B chia hết cho 21.


Câu 69:

Cho a, b, c là các số hữu tỉ khác 0 tỏa mãn a + b + c = 0. Chứng minh rằng:

\[\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}\]là bình phương của một số hữu tỉ.

Xem đáp án

\[\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} = {\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right)^2} - 2.\left( {\frac{1}{{ab}} + \frac{1}{{bc}} + \frac{1}{{ca}}} \right)\]

\[ = {\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right)^2} - 2.\frac{{a + b + c}}{{abc}} = {\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right)^2} - 2.\frac{0}{{abc}}\]

\[ = {\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right)^2}\] (đpcm)


Câu 70:

Cho a, b, c là các số hữu tỉ thảo mãn điều kiện ab + bc + ca = 1. Chứng minh rằng biểu thức Q = (a2 + 1) (b2 + 1) (c2 + 1) là bình phương của một số hữu tỉ.

Xem đáp án

Thay ab + bc + ca = 1 và Q ta được:

Q = ( a2 + ab + ac + bc) (b2 + ab + ac + bc) (c2 + ab + ac + bc)

= (a + b) (a + c) (b + c) (a + b) (a + c) (b + c)

= [(a + b) (a + c) (b + c)]2 là bình phương của một số hữu tỉ (đpcm).


Câu 71:

Tìm tất cả các cặp số nguyên (x; y) thảo mãn 3x2 + 3xy – 17 = 7x – 2y.

Xem đáp án

\[ \Leftrightarrow 3x(x + y) - 17 = 9x - 2(x + y)\]

\[ \Leftrightarrow (x + y)\,(3x + 2) = 17 + 9x\]

\[ \Leftrightarrow (x + y)\,(3x + 2) = 3(3x + 2) + 11\]

\[ \Leftrightarrow (3x + 2)\,(x + y - 3) = 11\]

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}3x + 2 = 11\\x + y - 3 = 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}3x + 2 = - 1\\x + y - 3 = - 11\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}3x + 2 = - 11\\x + y - 3 = - 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}3x + 2 = 1\\x + y - 3 = 11\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y = 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = - 7\end{array} \right.\end{array} \right.\]

Vậy (x; y) = {(3; 1); (–1; –7)}


Câu 72:

Tìm cặp số nguyên (x; y) thỏa mãn phương trình:

2x2 + 2xy + y2 – 4x + 2y + 10 = 0.

Xem đáp án

\[2{x^2} + 2xy + {y^2} - 4x + 2y + 10 = 0\]

\[ \Leftrightarrow {(x + y + 1)^2} + {(x - 3)^2} = 0\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\x + y + 1 = 0\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y = - 4\end{array} \right.\]

Vậy (x; y) = (3; – 4)


Câu 73:

Tính tổng \[100 - \left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} + ... + \frac{{99}}{{100}}} \right)\]

Xem đáp án

\[A = \frac{{100 - \left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} + ... + \frac{{99}}{{100}}} \right)}}{{\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ... + \frac{{99}}{{100}}}}\]

Xét các mẫu số của dãy phân số: \[\frac{1}{1};\frac{1}{2};...;\frac{1}{{100}}\]

Ta có dãy số: 1; 2;...; 100

Dãy số trên có số hạng là: (100 – 1) : 1 + 1 = 100 (số)

Tách 100 thành tổng 100 số 1 rồi nhóm lần lượt với từng phân số thuộc dãy phân số trên khi đó ta có:

\[A = \frac{{100 - \left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} + ... + \frac{{99}}{{100}}} \right)}}{{\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ... + \frac{{99}}{{100}}}}\]

\[A = \frac{{(1 - 1) + \left( {1 - \frac{1}{2}} \right) + \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) + ... + \left( {1 - \frac{1}{{100}}} \right)}}{{\frac{1}{2} + \frac{2}{3} + \frac{3}{4}... + \frac{{99}}{{100}}}}\]

\[A = \frac{{\frac{1}{2} + \frac{2}{3} + \frac{3}{4}... + \frac{{99}}{{100}}}}{{\frac{1}{2} + \frac{2}{3} + \frac{3}{4}... + \frac{{99}}{{100}}}}\]

\[A = 1\]

Vậy A = 1


Câu 74:

Tìm a, b thuộc Z sao cho a.b = a +b

Xem đáp án

Ta có: a.b = a + b nên:

\[\begin{array}{l}a.b - a = b\\ \Leftrightarrow a(b - 1) = b\\ \Rightarrow a = \frac{b}{{b - 1}} = \frac{{b - 1 + 1}}{{b - 1}} = \frac{{b - 1}}{{b - 1}} + \frac{1}{{b - 1}}\end{array}\]

Þ b – 1 thuộc Ư(1)

Nếu b – 1 = 1 thì b = 2 suy ra a = 2

Nếu b – 1 = –1 thì b = 0 suy ra a = 0

Vậy (a,b) = (2,2); (0,0)


Câu 75:

Tìm tất cả các cặp số nguyên thỏa mãn:

(x – 2019)2 = y4 – 6y3 + 11y2 – 6y

Xem đáp án

Biến đổi vế phải ta có:

VP = y4 – 6y3 + 11y2 – 6y = (y – 1) (y – 2) (y – 3) = (x – 2019)2

Þ y – 1, y – 3 là 3 số nguyên liên tiếp.

Mà tích của 3 số nguyên liên tiếp không thể là số chính phương

Þ x – 2019 = 0

y – 1 = 0 hoặc y – 2 = 0 hoặc y – 3 = 0

Vậy ta có các cặp x, y là (2019 : 1) hoặc (2019 : 2) hoặc (2019 : 3).


Câu 76:

Tìm a đề hàm số y = logax (0 < a ¹ 1) có đồ thị là hình bên dưới:

Tìm a đề hàm số y = logax (0 < a khác 1) có đồ thị là hình bên dưới: (ảnh 1)
Xem đáp án

Đồ thị hàm số đi qua A(2;2)

Þ 2 = loga2

Þ a2 = 2

Þ \[a = \sqrt 2 \]

Vậy \[a = \sqrt 2 \]


Câu 77:

Cho đồ thị của ba hàm số y = ax, y = bx, y = cx được vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ (như hình vẽ). Chứng minh rằng b > a > c.

Cho đồ thị của ba hàm số y = a^x, y = b^x, y = c^x được vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ (ảnh 1)
Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta có:

Do y = ax và y = bx là hai hàm đồng biến nên a, b > 1

Do y = cx nghịch biến nên c < 1.

Suy ra c < a, b

Mặt khác: Lấy x = m, khi đó tồn tại y1, y2 > 0 sao cho \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{a^m} = {y_1}}\\{{b^m} = {y_2}}\end{array}} \right.\]

Dựa vào đồ thị hàm số, dễ thấy y2 > y1 hay bm > am

Mà y =ax và y = bx là hai hàm đồng biến

Suy ra b > a

Vậy b > a > c


Câu 78:

Số dư trong phép chia 1593,48 : 28  là bao nhiêu nếu thương là 56,9.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Số dư là:

1593,48 – 56,9 ´ 28 = 0,28


Câu 79:

Cho hình vuông ABCD.Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, trên tia đối của tia CB lấy điểm F sao cho AE=CF. Chứng minh tam giác EDF vuông cân.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD.Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, trên tia đối của tia CB lấy  (ảnh 1)

Xét ΔAED và ΔDCF ta có:

AD = CD (vì ABCD là hình vuông)  

AE=CF ( gt)

\[\widehat {DEA} = \widehat {DCF} = 90^\circ \]

Suy ra ΔAED = ΔCFD (c.g.c)

Do đó DE=DF (1)

\[\widehat {ADE} = \widehat {CDF}\]

Suy ra \[\widehat {EDC} + \widehat {CDF} = \widehat {ADE} + \widehat {EDC}\]

Hay \[\widehat {EDF} = \widehat {ADC} = 90^\circ \]   (2)

Từ (1) và (2) suy ra ΔDEF vuông cân tại D.

Vậy ΔDEF vuông cân tại D.


Câu 80:

Cho hình vuông ABCD.Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, trên tia đối của tia CB lấy điểm F sao cho AE = CF. Gọi I là trung điểm của EF. Chứng minh BI = DI.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD.Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, trên tia đối của tia CB lấy (ảnh 1)

Xét ΔAED và ΔDCF ta có:

AD = CD (vì ABCD la hình vuông)  

AE=CF ( gt)

\[\widehat {DEA} = \widehat {DCF} = 90^\circ \]

Suy ra ΔAED = ΔCFD (cạnh – góc – cạnh)

Do đó DE=DF (1)

\[\widehat {ADE} = \widehat {CDF}\]

Suy ra \[\widehat {EDC} + \widehat {CDF} = \widehat {ADE} + \widehat {EDC}\]

Hay \[\widehat {EDF} = \widehat {ADC} = 90^\circ \]   (2)

Từ (1) và (2) suy ra ΔDEF vuông cân tại D.

Mà I là trung điểm của EF nên DI là đường trung tuyến ứng với EF.

Suy ra \[DI = IE = IF = \frac{1}{2}EF\](định lý đường trung tuyến trong tam giác vuông) (3)

Xét ΔBEF vuông tại B có BI là đường trung tuyến ứng với EF.

Suy ra \[BI = IE = IF = \frac{1}{2}EF\](định lý đường trung tuyến trong tam giác vuông) (4)

Từ (3) và (4) ta có DI = BI.

Vậy DI = BI.


Câu 81:

Tính giá trị biểu thức bằng cách nhanh nhất, biết rằng x = 3:

A = x(x – 1)(x + 2)(x – 3)(x + 4)(x – 5)

Xem đáp án

A = x(x – 1)(x + 2)(x – 3)(x + 4)(x – 5)

Tại x = 3 ta có:

A = 3(3 – 1)(3 + 2)(3 – 3)(3 + 4)(3 – 5)

A = 0 (vì 3 – 3 = 0)

Vậy A = 0


Câu 82:

Giải phương trình: \[{x^3} - 2x + 4 = \sqrt {{x^2} + 4x + 4} \] với x > 0

Xem đáp án

 \[{x^3} - 2x + 4 = \sqrt {{x^2} + 4x + 4} \]

\[ \Leftrightarrow {x^3} - 2x + 4 = \sqrt {{{(x + 2)}^2}} \]

\[ \Leftrightarrow {x^3} - 2x + 4 = \left| {x + 2} \right|\]

Vì x > 0 nên x + 2 > 0

Û x3 – 2x + 4 = x + 2

Û x3 – 2x + 4 – x – 2 = 0

Û x3 + 8 – 2x – 4 – x – 2 = 0

Û (x + 2)(x2 – 2x + 4) – 2(x + 2) – (x + 2) = 0

Û (x + 2)(x2 – 2x + 4 – 2 – 1) = 0

Û (x + 2)(x2 – 2x + 1) = 0

Û (x+2)(x – 1)2 = 0

\[ \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2 = 0}\\{{{(x - 1)}^2} = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2 = 0}\\{x - 1 = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - 2\,\,\,(L)}\\{x = 1\,\,\,(tm)}\end{array}} \right.\]

Vậy x = 1 là nghiệm của phương trình đã cho.


Câu 83:

Xác định số dư cảu phép chia 10051,84 : 264 (nếu thương lấy đến 2 chữ số phần thập phân).

Xem đáp án

Ta có: 10051,84 : 264 = 1005184 : 26400 = 38,07 (lấy 2 chữ số phần thập phân)

Số dư là:

10051,84 – 38,07 × 264 = 10051,84 – 10050,48 = 1,36

Vậy số dư là 1,36.


Câu 84:

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M, N thứ tự là trung điểm của AC và AB. Gọi G là giao điểm của BM và CN. Chứng minh: ΔAMN cân.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M, N thứ tự là trung điểm của AC và AB. Gọi G là giao (ảnh 1)

N là trung điểm của AB nên \[NA = NB = \frac{1}{2}AB\]

M là trung điểm của AC nên \[MA = MC = \frac{1}{2}AC\]

Mà AB = AC hay \[\frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}AC\]

Suy ra AN = AM

Vậy ΔAMN cân.


Câu 85:

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M, N thứ tự là trung điểm của AC và AB. gọi G là giao điểm của BM và CN. Chứng minh rằng:

a) BM = CN

b) ΔGBC cân

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M, N thứ tự là trung điểm của AC và AB. gọi G là giao (ảnh 1)

a) N là trung điểm của AB nên \[NA = NB = \frac{1}{2}AB\]

M là trung điểm của AC nên \[MA = MC = \frac{1}{2}AC\]

Mà AB = AC hay \[\frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}AC\]

Suy ra AN = AM

Xét ΔANC và ΔAMB có:

\[\widehat A\] chung

AB = AC

AM = AN

Do đó ΔAMB = ΔANC (c.g.c)

Suy ra BM = CN

Vậy BM = CN.

b) Xét ΔNBC và ΔMCB có:

BC chung

NB = MC (vì AB = AC)

NC = MB

Dó đó ΔNBC = ΔMCB (c.c.c)

Suy ra \[\widehat {GBC} = \widehat {GCB}\]

Vậy \[\widehat {GBC} = \widehat {GCB}\]


Bắt đầu thi ngay