IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 62)

  • 11786 lượt thi

  • 79 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và có diện tích bằng 48 cm2. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.

Xem đáp án

Chia hình chữ nhật thành 3 hình vuông bằng nhau

Diện tích một hình vuông là:

48 : 3 = 16 (cm2)

Cạnh của hình vuông đó là 4 cm (vì 4 × 4 = 16)

Vậy chiều rộng hình chữ nhật bằng 4 cm, chiều dài là:

4 × 3 = 12 (cm)

Chu vi hình chữ nhật là:

(12 + 4) × 2 = 32 (cm)

Đáp số: 32 cm


Câu 2:

Chu vi hình chữ nhật là 48 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng, tính diện tích hình chữ nhật?

Xem đáp án

Gọi chiều rộng hình chữ nhật là a, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng, vậy chiều dài sẽ là 3a. Chu vi là 48 cm.

Do vậy: (a + 3a) × 2 = 48

Tức là: 8a = 48

Vậy a là: 48 : 8 = 6 (cm)

Vậy chiều rộng hình chữ nhật là 6 cm, chiều dài là: 6 × 3 = 18 cm

Diện tích hình chữ nhật là: 6 × 18 = 108 (cm2)

Đáp số: 108 cm2


Câu 4:

Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 5 km 60 dam, chiều dài hơn chiều rộng là 800 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu mét vuông?

Xem đáp án

Đổi: 5 km 60 dam = 5 600 m

Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

5600 : 2 = 2 800 (m)

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:

(2 800 + 800) : 2 = 1 800 (m)

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:

1800 - 800 = 1 000 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

1 800 × 1 000 = 1 800 000 (m2)

Đáp số: 180 000 m2


Câu 5:

Một khu rừng hình chữ nhật có chu vi là 5 km 60 dam. Chiều dài hơn chiều rộng 800 m. Hỏi diện tích khu rừng đó bằng bao nhiêu héc-ta?

Xem đáp án

Đổi: 5 km 60 dam = 5 600 m

Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

5600 : 2 = 2 800 (m)

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:

(2 800 + 800) : 2 = 1 800 (m)

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:

1800 - 800 = 1 000 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

1 800 × 1 000 = 1 800 000 (m2) = 180 (ha)

Đáp số: 180 ha


Câu 8:

Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 1 070 ki – lô – gam thóc. Thửa ruộng thứ hai thu hoặc được nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất 386 ki – lô – gam thóc. Hỏi trung bình mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam thóc?

Xem đáp án

Số thóc thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số ki - lô - gram thóc là:

1 070 + 386 = 1 456 (kg)

Trung bình mỗi thửa ruộng thu hoạch được số ki - lô - gam thóc là:

(1 070 + 1 456) : 2 = 1 263 (kg)

Đáp số: 1 263 kg thóc


Câu 9:

Tìm số hữu tỉ x sao cho x2 + x + 1991 là số chính phương.

Xem đáp án

Đặt x2 + x + 1991 = a2 (với a > 0)

Û 4x2 + 4x + 7964 = 4a2

Û (2x + 1)2 + 7963 = 4a2

Û (2x + 1)2 − 4a2 = 7963

Û (2x + 1 − 2a)(2x + 1 + 2a) = −7963

Mà 7963 là số nguyên tố nên suy ra

+) TH1: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 1 - 2a = - 1\\2x + 1 + 2a = 7963\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - a = - 1\\x + a = 3981\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1990\\a = 1991\end{array} \right.\)

+) TH2: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 1 - 2a = - 7963\\2x + 1 + 2a = 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - a = - 3982\\x + a = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 1991\\a = 1991\end{array} \right.\)

Vậy x = 1990 và x = −1991 là các giá trị của x thỏa mãn


Câu 10:

Tìm tất cả các số hữu tỉ x sao cho giá trị của biểu thức x2 + x + 6 là một số chính phương.

Xem đáp án

Đặt x2 + x + 6 = a2 (với a > 0)

Û 4x2 + 4x + 24 = 4a2

Û (2x + 1)2 + 23 = 4a2

Û (2x + 1)2 − 4a2 = 23

Û (2x + 1 − 2a)(2x + 1 + 2a) = −23

Mà 7963 là số nguyên tố nên suy ra

+) TH1: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 1 - 2a = - 1\\2x + 1 + 2a = 23\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - a = - 1\\x + a = 11\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 5\\a = 6\end{array} \right.\)

+) TH2: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 1 - 2a = - 23\\2x + 1 + 2a = 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - a = - 12\\x + a = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 6\\a = 6\end{array} \right.\)

Vậy x = 5 và x = −6 là các giá trị của x thỏa mãn


Câu 11:

Tổng số tuổi của hai cha con là 56 tuổi. Biết rằng cha hơn con 28 tuổi. Tính tuổi mỗi người.

Xem đáp án

Cha có số tuổi là:

(56 + 28) : 2 = 42 (tuổi)

Con có số tuổi là:

56 − 42 = 14 (tuổi)

Đáp số: cha: 42 tuổi; con: 14 tuổi


Câu 12:

Hai cha con có tất cả 53 tuổi. Biết rằng lúc cha 27 tuổi mới sinh con. Tính tuổi của mỗi người

Xem đáp án

Lúc cha sinh ra con là 27 tuổi. Vậy cha hơn con 27 tuổi

Tuổi cha là:

(53 + 27) : 2 = 40 (tuổi)

Tuổi con là:

53 − 40 = 13 (tuổi)

Đáp số: cha: 40 tuổi; con: 13 tuổi


Câu 13:

Tìm x và y biết \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3}\) và x2 + y2 = 52

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} \Rightarrow y = \frac{{3x}}{2}\)

Thế vào phương trình x2 + y2 = 52 ta có

\({x^2} + {\left( {\frac{{3x}}{2}} \right)^2} = 52\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + \frac{9}{4}{x^2} = 52\)

\( \Leftrightarrow \frac{{13}}{4}{x^2} = 52\)

Û x2 = 16

Û x = ± 4

+) Với x = 4 Þ y = 6

+) Với x = −4 Þ y = −6

Vậy hệ phương trình có hai tập nghiệm (x; y) là (4; 6) và (−4; −6).


Câu 14:

Tìm x,y biết: Cho 2x = 3y và x2 + y2 = 52.

Xem đáp án

Ta có: 2x = 3y \( \Leftrightarrow x = \frac{{3y}}{2}\)

Thế vào phương trình x2 + y2 = 52 ta có

\({\left( {\frac{{3y}}{2}} \right)^2} + {y^2} = 52\)

\( \Leftrightarrow \frac{9}{4}{y^2} + {y^2} = 52\)

\( \Leftrightarrow \frac{{13}}{4}{y^2} = 52\)

Û y2 = 16

Û y = ± 4

+) Với y = 4 Þ x = 6

+) Với y = −4 Þ x = −6

Vậy hệ phương trình có hai tập nghiệm (x; y) là (6; 4) và (−6; −4).


Câu 15:

\(\frac{1}{{10}}k{m^2}\) bằng bao nhiêu ha?

Xem đáp án

1 ha = 10 000 km2

\(\frac{1}{{10}}\;k{m^2} = \frac{1}{{100\,000}}\;ha\)


Câu 16:

Một khu đất dạng hình bình hành có độ dài đáy 1 hm 25 m, chiều cao bằng \(\frac{4}{5}\) độ dài đáy. Hỏi khu đất đó có diện tích bao nhiêu đề-ca-mét vuông?

Xem đáp án

Đổi: 1 hm 25 m = 125 m

Chiều cao của khu đất hình bình hành là:

\(125 \times \frac{4}{5} = 100\;\left( m \right)\)

Diện tích khu đất hình bình hành là:

100 × 125 = 12 500 (m²) = 125 (dam²)

Đáp số: 125 dam².


Câu 17:

Cho A = 2 + 22 + 23 + ... + 260. Chứng minh: A chia hết cho 3, 7, 105

Xem đáp án

a) A = 2 + 22 + 23 + ... + 260

= (2 + 22) + (23 + 24) + ... + (259 + 260)

= (2 + 22) + 22(2 + 22) + ... + 258(2 + 22)

= (2 + 22)(1 + 22 + ... + 258)

= 6(1 + 22 + ... + 258) 3

Vậy A 3.

b) A = 2 + 22 + 23 + ... + 260

= (2 + 22 + 23) + (24 + 25 + 26) + ... + (258 + 259 + 260)

= (2 + 22 + 23) + 23(2 + 22 + 23) + ... + 257(2 + 22 + 23)

= (2 + 22 + 23)(1 + 23 + ... + 257)

= 14(1 + 22 + ... + 258) 7

Vậy A 7.

c) A = 2 + 22 + 23 + ... + 260

= (2 + 22 + 23 + 24) + ... + (257 + 258 + 259 + 260)

= (2 + 22 + 23 + 24) + ... + 256(2 + 22 + 23 + 24)

= (2 + 22 + 23 + 24)(1 + 24 + ... + 256)

= 30(1 + 24 + ... + 256) 15

Vì (15, 7) = 1 nên A chia hết cho 7 × 15

Vậy A 105.


Câu 18:

Cho A = 2 + 22 + 23 + ... + 260. Chứng minh: A chia hết cho 6.

Xem đáp án

A = 2 + 22 + 23 + ... + 260

= (2 + 22) + (23 + 24) + ... + (259 + 260)

= (2 + 22) + 22(2 + 22) + ... + 258(2 + 22)

= (2 + 22)(1 + 22 + ... + 258)

= 6(1 + 22 + ... + 258) 6

Vậy A 6.


Câu 19:

Một hình vuông được chia thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau. Biết diện tích hình vuông lớn là 100 cm2. Tính chu vi hình vuông nhỏ.

Xem đáp án

Diện tích mỗi hình vuông nhỏ là:

100 : 4 = 25 (cm2)

Ta có 25 = 5 × 5

Do đó cạnh của mỗi hình vuông nhỏ là 5 cm.

Chu vi hình vuông nhỏ là: 5 × 4 = 20 (cm)

Đáp số: 20 cm.     

Câu 20:

Một hình vuông có chu vi bằng 36 cm được cắt thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau. Hỏi tổng chu vi của tất cả hình vuông nhỏ.

Xem đáp án

Cạnh hình vuông lớn là:

36 : 4 = 9 (cm)

Diện tích hình vuông lớn là:

9 × 9 = 81 (cm2)

Vì hình vuông lớn được cắt thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau

Diện tích một hình vuông bé là:

81 : 4 = 20,25 (cm2)

Cạnh hình vuông bé là: 4,5 (cm)

Chu vi hình vuông bé là:

4,5 × 4 = 18 (cm)

Chu vi bốn hình vuông bé là:

18 × 4 = 72 (cm)

Đáp số: 72 cm


Câu 21:

Cho B = 23! + 19! − 15!. Chứng minh:

a) B chia hết cho 11.                                        

b) B chia hết cho 110
Xem đáp án

a) Ta có :

• 23! = 1.2.3.4.5.6.7.8.9.10.1123 chia hết cho 11, 10

• 19! = 1.2.3.4.5.6.7.8.9.10.1119 chia hết cho 11, 10

• 15! = 1.2.3.4.5.6.7.8.9.10.1115 chia hết cho 11, 10

Nên B = 23! + 19! − 15! chia hết cho 11 và 10

b) Do (11, 10) = 1 nên  B chia hết cho 11 × 10 hay B chia hết cho 110. 


Câu 22:

Cho A = 1 + 4 + 42 + 43 + ... + 411 chứng minh:

a) A chia hết cho 21;

b) A chia hết cho 105;

c) A chia hết cho 4097.

Xem đáp án

a) A = 1 + 4 + 42 + 43 + ... + 411

\( = \left( {1 + 4 + {4^2}} \right) + \left( {{4^3} + {4^4} + {4^5}} \right) + ... + \left( {{4^9} + {4^{10}} + {4^{11}}} \right)\)

\( = \left( {1 + 4 + {4^2}} \right) + {4^3}\,.\,\left( {1 + 4 + {4^2}} \right) + ... + {4^9}\,.\,\left( {1 + 4 + {4^2}} \right)\)

\( = \left( {1 + 4 + {4^2}} \right)\,.\,\left( {1 + {4^3} + ... + {4^9}} \right)\)

\( = 21\,.\,\left( {1 + {4^3} + ... + {4^9}} \right)\; \vdots \;21\)

Vậy A 21.

b) A = 1 + 4 + 42 + 43 + ... + 411

\( = \left( {1 + 4} \right) + \left( {{4^2} + {4^3}} \right) + ... + \left( {{4^{10}} + {4^{11}}} \right)\)

\( = \left( {1 + 4} \right) + {4^2}\,.\,\left( {1 + 4} \right) + ... + {4^{10}}\,.\,\left( {1 + 4} \right)\)

\( = \left( {1 + 4} \right)\,.\,\left( {1 + {4^2} + ... + {4^{10}}} \right)\)

\( = 5\,.\,\left( {1 + {4^2} + ... + {4^{10}}} \right)\; \vdots \;5\)

Vậy A 5

Với A 5 và A 21 mà ƯCLN(5; 21) = 1 nên A 5 × 21 hay A 105.

c) A = 1 + 4 + 42 + 43 + ... + 411

\( = \left( {1 + {4^2}} \right) + \left( {4 + {4^3}} \right) + ... + \left( {{4^8} + {4^{10}}} \right) + \left( {{4^9} + {4^{11}}} \right)\)

\( = \left( {1 + {4^2}} \right) + 4\,.\,\left( {1 + {4^2}} \right) + ... + {4^8}\,.\,\left( {1 + {4^2}} \right) + {4^9}\left( {1 + {4^2}} \right)\)

\( = \left( {1 + {4^2}} \right)\,.\,\left( {1 + 4 + {4^4} + {4^5} + {4^8} + {4^9}} \right)\)

\( = 17\,.\,\left( {1 + 4 + {4^4} + {4^5} + {4^8} + {4^9}} \right)\; \vdots \;17\)

Vậy A 17.

Xét \(B = 1 + 4 + {4^4} + {4^5} + {4^8} + {4^9}\)

\( = \left( {1 + {4^4} + {4^8}} \right) + \left( {4 + {4^5} + {4^9}} \right)\)

\( = \left( {1 + {4^4} + {4^8}} \right) + 4\left( {1 + {4^4} + {4^8}} \right)\)

\( = 5\,.\,\left( {1 + {4^4} + {4^8}} \right) = 5\,\,.\,\,65\,\,793\)

65793 241 nên B 241 suy ra A 241.

Với A 17 và A 241 mà ƯCLN(17; 241) = 1 nên A 17 × 241 hay A 4097.


Câu 23:

A = 1 + 4 + 42 + 43 + ... + 411. Chứng minh rằng A chia hết cho 105.

Xem đáp án

Ta có: A = 1 + 4 + 42 + 43 + ... + 411

\( = \left( {1 + 4 + {4^2}} \right) + \left( {{4^3} + {4^4} + {4^5}} \right) + ... + \left( {{4^9} + {4^{10}} + {4^{11}}} \right)\)

\( = \left( {1 + 4 + {4^2}} \right) + {4^3}\,.\,\left( {1 + 4 + {4^2}} \right) + ... + {4^9}\,.\,\left( {1 + 4 + {4^2}} \right)\)

\( = \left( {1 + 4 + {4^2}} \right)\,.\,\left( {1 + {4^3} + ... + {4^9}} \right)\)

\( = 21\,.\,\left( {1 + {4^3} + ... + {4^9}} \right)\; \vdots \;21\)

Vậy A 21

Lại có: \(A = 1 + 4 + {4^2} + {4^3} + ... + {4^{11}}\)

\( = \left( {1 + 4} \right) + \left( {{4^2} + {4^3}} \right) + ... + \left( {{4^{10}} + {4^{11}}} \right)\)

\( = \left( {1 + 4} \right) + {4^2}\,.\,\left( {1 + 4} \right) + ... + {4^{10}}\,.\,\left( {1 + 4} \right)\)

\( = \left( {1 + 4} \right)\,.\,\left( {1 + {4^2} + ... + {4^{10}}} \right)\)

\( = 5\,.\,\left( {1 + {4^2} + ... + {4^{10}}} \right)\; \vdots \;5\)

Vậy A 5

Với A 5 và A 21 mà ƯCLN(5; 21) = 1 nên A 5 × 21 hay A 105.


Câu 24:

Cho hình bình hành ABCD với AD = 2AB. Từ C vẽ CE vuông góc với AB. Nối E với trung điểm M của AD. Từ M vẽ MF vuông góc với CE, MF cắt BC tại N.

a) Tứ giác MNCD là hình gì?

b) Tam giác EMC là tam giác gì?

c) Chứng minh: \(\widehat {BAD} = 2\widehat {AEM}\).

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD với AD  2AB. Từ C vẽ CE vuông góc với AB. Nối E với (ảnh 1)

a) Ta có MN ^ CE (gt); AB ^ CE (gt)

Þ MN // AB

Mà AB // CD (ABCD là hình bình hành) nên MN // CD

Tứ giác MNCD có MN // CD

Và MD // CN (AD // BC, M Î AD, N Î BC)

Do đó tứ giác MNCD là hình bình hành.

b) Gọi F là giao điểm của MN và EC

Hình thang AECD (EC // CD) có MF // AE // CD

Và M là trung điểm của AD (gt)

Þ F là trung điểm của EC.

ΔMEC có MF là đường trung tuyến (F là trung điểm của EC)

Và MF là đường cao (MF ^ EC)

Þ ΔMEC cân tại M.

c) Ta có AD = 2AB (gt)

AD = 2MD (M là trung điểm của AD)

Và AB = CD (ABCD là hình bình hành) Þ MD = CD

Hình bình hành MNCD có MD = CD nên là hình thoi.

Þ CM là đường phân giác \(\widehat {EMF} = \widehat {CMF}\)

Mà \(\widehat {EMF} = \widehat {AEM}\) (hai góc so le trong và AE // MF)

Và \(\widehat {CMF} = \widehat {MCD}\) (hai góc so le trong và MF // CD)

Nên \(\widehat {AEM} = \widehat {MCD}\).

Ta có \(\widehat {AEM} = \widehat {MCD};\;2\widehat {MCD} = \widehat {NCD}\) (CM là tia phân giác của \(\widehat {NCD}\))

Và \(\widehat {NCD} = \widehat {BAD}\) (ABCD là hình bình hành) 

\( \Rightarrow 2\widehat {AEM} = \widehat {BAD}\).


Câu 25:

Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AM và K là điểm trên cạnh AC sao cho \(AK = \frac{{AC}}{3}\). Chứng minh B, I, K thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AM và K là điểm trên (ảnh 1)

Đặt \(\overrightarrow u = \overrightarrow {BA} ,\;\overrightarrow v = \overrightarrow {BC} \)

Ta có:

\(\overrightarrow {BK} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AK} = \overrightarrow u + \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {BC} - \overrightarrow {BA} } \right) = \overrightarrow u + \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow v - \overrightarrow u } \right) = \frac{2}{3}\overrightarrow u + \frac{1}{3}\overrightarrow v \)

\(\overrightarrow {BI} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {BA} + \overrightarrow {BM} } \right) = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow u + \frac{1}{2}\overrightarrow v } \right) = \frac{1}{2}\overrightarrow u + \frac{1}{4}\overrightarrow v \)

Do đó: \(3\overrightarrow {BK} = 4\overrightarrow {BI} \) nên \(\overrightarrow {BK} = \frac{4}{3}\overrightarrow {BI} \)

Do đó B, I, K thẳng hàng.


Câu 26:

Có 54 con vừa gà, vừa mèo. Tất cả có 154 chân. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con mèo?

Xem đáp án

Gọi số con gà là x (con), số con mèo là y (con) (x, y ℕ*; x, y ≤ 54)

Theo bài ra ta có:

x + y = 54 Þ x = 54 − y (*)

Tổng số chân gà và chó là:

2x + 4y = 154       (1)

Thay (*) vào (1) ta được biểu thức:

2(54 − y) + 4y = 154

Û 108 − 2y + 4y = 154

Û 2y = 46

Û y = 23 (TMĐK)

Hay số mèo là 23 con.

Do đó số gà là:

5423 = 21 (con)

Vậy số gà là 21 con; số mèo là 23 con.


Câu 27:

Cho M; N; P lần lượt là trung điểm các cạnh AB; BC; CA của tam giác ABC Hỏi \(\overrightarrow {MP} + \overrightarrow {NP} \) bằng vectơ nào?

Xem đáp án
Cho M; N; P lần lượt là trung điểm các cạnh AB; BC; CA của tam giác ABC Hỏi vecto (ảnh 1)

Do \(\overrightarrow {NP} = \overrightarrow {BM} \) nên \(\overrightarrow {MP} + \overrightarrow {NP} = \overrightarrow {MP} + \overrightarrow {BM} = \overrightarrow {BP} \).


Câu 28:

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích khu vườn đó. Biết rằng nếu bớt chiều dài 5 m và tăng chiều rộng 5 m thì diện tích tăng 225 m2

Xem đáp án

Chiều dài khu vườn hình chữ nhật đó là:

225 : 5 = 45 (m)

Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật ban đầu là:

(45 + 5) : 2 = 25 (m)

Chiều dài khu vườn hình chữ nhật ban đầu là:

25 × 3 = 75 (m)

Diện tích khu vườn hình chữ nhật đó là:

75 × 25 = 1 875 (m²)

Đáp số: 1 875 m².


Câu 29:

Nếu ta chia số bị chia cho 2 lần số bị chia thì ta được 6. Nếu ta chia số bị chia cho 3 lần số thương thì ta cũng được 6. Tìm số bị chia và số chia.

Xem đáp án

Chia số bị chia cho hai lần số chia thì thương giảm đi 2 lần. 

Thương ban đầu là: 

6 × 2 = 12 Chia số bị chia cho ba lần số thương thì số chia giảm đi 3 lần. 

Do đó, số chia ban đầu là: 

6 × 3 = 18 

Số bị chia ban đầu là: 

18 × 12 = 216 

Đáp số: số bị chia: 216; số chia: 18.


Câu 30:

Nếu chia số bị chia cho 2 lần số chia thì ta được 0,6. Còn nếu chia số bị chia cho 3 lần số thương ta cũng được 0,6. Tìm số bị chia số chia và số thương trong phép chia đầu tiên?

Xem đáp án

Nếu chia số bị chia cho hai lần số chia thì thương sẽ giảm đi hai lần

Thương ban đầu là:

0,6 × 2 = 1,2

Nếu chia số bị chia cho ba lần thương thì số chia giảm đi 3 lần

Số chia ban đầu là:

0,6 × 3 = 1,8

Số bị chia ban đầu là:

1,8 × 1,2 = 2,16

Đáp số: 2,16 và 1,8


Câu 31:

Trên một bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có hình vẽ một khu đất hình chữ nhật với chiều dài 6 cm và chiều rộng 4 cm. Tính diện tích khu đất đó bằng đơn vị ha.

Xem đáp án

Chiều dài thật khu đất đó là:

6 × 1 000 = 6 000 (cm)

Chiều rộng thật khu đất đó là:

4 × 1 000 = 4 000 (cm)

Diện tích khu đất đó là:

6 000 × 4 000 = 24 000 000 (cm2)

Đổi : 24 000 000 cm2 = 0,24 ha

Đáp số: 0,24 ha


Câu 32:

Tìm giá trị lớn nhất của \(A = \frac{{2{m^2} - 4m + 5}}{{{m^2} - 2m + 2}}\).

Xem đáp án

\(A = \frac{{2{m^2} - 4m + 5}}{{{m^2} - 2m + 2}} = \frac{{2{m^2} - 4m + 4 + 1}}{{{m^2} - 2m + 2}} = 2 + \frac{1}{{{m^2} - 2m + 2}}\).

Để A đạt giá trị lớn nhất thì \[\frac{1}{{{m^2} - 2m + 2}}\] đạt giá trị lớn nhất.

Suy ra m2 − 2m + 2 đạt giá trị nhỏ nhất

Lại có m2 − 2m + 2 = m2 − 2m + 1 + 1 = (m − 1)2 + 1 ≥ 1

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi m − 1 = 0 Û m = 1

Vậy giá trị lớn nhất của A là \[A \le 2 + \frac{1}{1} = 3\] khi m = 1.


Câu 33:

Tìm giá trị nhỏ nhất \[S = \frac{{{m^2} + 2m}}{{{m^2} - 2m + 4}}\].

Xem đáp án

\[S = \frac{{{m^2} + 2m}}{{{m^2} - 2m + 4}} = 1 + 4\,.\,\frac{{m - 1}}{{{m^2} - 2m + 4}}\].

Để S đạt giá trị nhỏ nhất thì \[\frac{{m - 1}}{{{m^2} - 2m + 4}}\] đạt giá trị nhỏ nhất.

Đặt \(A = \frac{{m - 1}}{{{m^2} - 2m + 4}} \Leftrightarrow A{m^2} - (2A + 1)m + 4A + 1 = 0\)

+) TH1: A = 0 \( \Rightarrow m = 1\)

+) TH2: A ≠ 0: phương trình trên có nghiệm khi

\(\Delta = {\left( {2A + 1} \right)^2} - 4A\left( {4A + 1} \right) = - 12{A^2} + 1 \ge 0\)

\[ \Rightarrow - \frac{1}{{2\sqrt 3 }} \le A \le \frac{1}{{2\sqrt 3 }}\]

Vậy giá trị nhỏ nhất của S là \[S = 1 + 4\,.\,\left( { - \frac{1}{{2\sqrt 3 }}} \right) = 1 - \frac{2}{{\sqrt 3 }}\]


Câu 34:

Tìm thương của một phép chia biết nó bằng \(\frac{1}{6}\) số bị chia và gấp 3 lần số chia

Xem đáp án

Ta gọi thương là a

Số bị chia là b

Số chia là c

Ta có: \(a = \frac{1}{6}b \Rightarrow b = 6a\)

\(a = 3c \Rightarrow c = \frac{1}{3}a\)

Ta có: \[a = b:c = \frac{{6a}}{{\frac{1}{3}a}} = 6 \times 3 = 18\]

Vậy thương cần tìm là 18.


Câu 35:

Tính nhanh: 3 577 + 1 456 + 6 423 – 456.

Xem đáp án

3 577 + 1 456 + 6 423 − 456

= (3577 + 6423) + (1456 − 456)

= 10 000 + 1 000

= 11 000.


Câu 36:

Tính bằng cách thuận tiện: 2 547 + 1 456 + 6 923 – 456.

Xem đáp án

2 547 + 1 456 + 6 923 − 456

= (2 547 + 6 923) + (1 456 − 456)

= 9 470 + 1 000

= 10 470.


Câu 37:

Phân tích đa thức thành nhân tử: x3 + y3 + z3 − 3xyz.

Xem đáp án

x3 + y3 + z3 − 3xyz

= (x + y)3 − 3xy(x + y) + z3 − 3xyz

= (x + y)3 + z3 − 3xy(x + y) − 3xyz

= (x + y + z)[(x + y)2 − z(x + y) + z2] − 3xy(x + y + z)

= (x + y + z)[(x + y)2 − z(x + y) + z2 − 3xy]

= (x + y + z)(x2 + y2 + z2 − xz − yz − xy).


Câu 38:

Phân tích đa thức (x + y + z)3 − x3 − y3 − z3 thành nhân tử.

Xem đáp án

(x + y + z)3 − x3 − y3 − z3

= x3 + y3 + z3 + 3x2y + 3xy2 + 3y2z + 3yz2 + 3z2x + 3zx2 + 6xyz − x3 − y3 − z3

= 3(xyz + x2y + zx2 + z2x + xy2 + y2z + xyz + yz2)

= 3[xy(x + z) + xz(x + z) + y2(x + z) + yz(x + z)]

= 3(x + z)[xy + xz + y2 + yz]

= 3(x + z)[x(y + z) + y(y + z)]

= 3(x + y)(x + z)(y + z).


Câu 39:

Cho dãy số: 10; 13; 18; 26; 39; 60; … Tìm quy luật dãy số rồi viết tiếp 2 số vào dãy số.

Xem đáp án

Quy luật: Lấy 2 số phía trước cộng cho nhau rồi trừ đi 5 sẽ ra số tiếp theo.

Ví dụ:

10 + 13 − 5 = 18

13 + 18 − 5 = 26

………

Vậy số thứ nhất cần điền là:

39 + 60 − 5 = 94

Số thứ hai cần điền là:

60 + 94 − 5 = 149.


Câu 40:

Tìm số hạng tiếp theo của dãy sau: 10; 13; 18; 26; …

Xem đáp án

10 + 13 − 5 = 18

13 + 18 − 5 = 26

Vậy số tiếp theo cần điền là:

18 + 26 − 5 = 39.


Câu 41:

Một hình chữ nhật gồm các ô vuông như hình vẽ. Hãy cắt hình chữ nhật thành 3 mảnh rồi ghép thành một hình vuông.

Một hình chữ nhật gồm các ô vuông như hình vẽ. Hãy cắt hình chữ nhật thành 3 mảnh (ảnh 1)
Xem đáp án

Bước 1: Cắt chia hình 9 × 4 (ô) đó thành hình 6 × 4 (ô) và hình 3 × 4 (ô)

Bước 2: Cắt hình 3 × 4 (ô) thành hai hình bằng nhau 3 × 2 (ô) và 3 × 2 (ô)

Bước 3: Nối 2 hình 3 × 2 (ô) lên hình 6 × 4 (ô) ta được hình vuông 6 × 6 (ô)


Câu 42:

Một nhà trẻ chuẩn bị gạo cho 120 em bé ăn trong 60 ngày. Nhưng sau 20 ngày có một số em đến thêm, nên số gạo còn lại chỉ đủ ăn trong 30 ngày. Hỏi có bao nhiêu em mới đến thêm? Biết suất ăn của các em được quy định bằng nhau.

Xem đáp án

Số ngày đủ để cho 120 học sinh ăn hết số gạo còn lại sau 20 ngày là:

60 − 20 = 40 (ngày)

1 học sinh ăn số gạo còn lại trong:

40 × 120 = 4800 (ngày)

Số học sinh đủ để ăn trong 30 ngày là:

4800 : 30 = 160 (học sinh)

Số học sinh mới đến thêm là:

160 − 120 = 40 (học sinh)

Đáp số: 40 học sinh.


Câu 43:

Có 2 thửa ruộng trồng lúa năng suất như nhau, thửa ruộng thứ nhất lớn gấp 2 lần thửa ruộng thứ hai, biết thửa ruộng thứ hai có chiều dài 42 m, chiều rộng 26 m và 1 m2 thu được 2 kg thóc. Hỏi 2 thửa ruộng thu được bao nhiêu kg thóc?

Xem đáp án

Thửa ruộng thứ nhất có diện tích là:

42 × 26 = 1 092 (m2)

Thửa ruộng thứ hai có diện tích là:

1 092 × 2 = 2 184 (m2)

Tổng diện tích của hai thửa ruộng là:

1 092 + 2 184 = 3 276 (m2)

Vậy 2 thửa ruộng thu được số kg thóc là:

3 276 × 2 = 6 552 (kg)

Đáp số: 6 552 kg thóc.


Câu 44:

Có hiai thửa ruộng trồng lúa năng suất như nhau, thửa ruộng thứ nhất lớn gấp 3 lần thửa ruộng thứ hai, biết thửa ruộng thứ hai có chiều dài 42 m, chiều rộng 26 m và 1 m2 thu được 2 kg thóc. Hỏi 2 thửa ruộng thu được bao nhiêu kg thóc?

Xem đáp án

Thửa ruộng thứ nhất có diện tích là:

42 × 26 = 1 092 (m2)

Thửa ruộng thứ hai có diện tích là:

1 092 × 3 = 3 276 (m2)

Tổng diện tích của hai thửa ruộng là:

1 092 + 3276 = 4 368 (m2)

Vậy 2 thửa ruộng thu được số kg thóc là:

4 368 × 2 = 8 736 (kg)

Đáp số: 8 736 kg thóc.


Câu 46:

Tìm m để đường thẳng y = 2x − 1 và y = 3x + m cắt nhau tại một điểm nằm trên trục hoành
Xem đáp án

Tìm giao điểm của (d) với trục hoành  ta xét phương trình hoành độ giao điểm

2x − 1 = 0 \( \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\).

Do đó (d) giao với trục hoành tại \(I\left( {\frac{1}{2};\;0} \right)\).

Để hai đường đã cho cắt nhau tại 1 điểm trên trục hoành thì đường y = 3x + m (d') cũng cắt trục hoành tại điểm I.

Suy ra tọa độ của I thỏa mãn phương trình đường thẳng (d')

\[ \Rightarrow 0 = 3\,.\,\frac{1}{2} + m \Rightarrow m = \frac{{ - 3}}{2}\].

Vậy \[m = \frac{{ - 3}}{2}\] là giá trị của tham số m thỏa mãn.


Câu 47:

Tìm b biết đồ thị hàm số y = 2x + b cắt đường thẳng y = 3x − 2 tại một điểm nằm trên trục hoành.

Xem đáp án

Tìm giao điểm của (d) với trục hoành ta xét phương trình hoành độ giao điểm

3x2 = 0 \( \Leftrightarrow x = \frac{2}{3}\)

Do đó (d) giao với trục hoành tại \(I\left( {\frac{2}{3};\;0} \right)\).

Để hai đường đã cho cắt nhau tại 1 điểm trên trục hoành thì đường y = 2x + b (d') cũng cắt trục hoành tại điểm I.

Suy ra tọa độ của I thỏa mãn phương trình đường thẳng (d')

\[ \Rightarrow 0 = 2\,.\,\frac{2}{3} + b \Rightarrow b = \frac{{ - 4}}{3}\].

Vậy \[b = \frac{{ - 4}}{3}\] là giá trị của tham số b thỏa mãn.


Câu 48:

Chứng tỏ rằng \(\overline {abba} \) chia hết cho 11.

Xem đáp án

Ta có:

\(\overline {abba} = a\,.\,1000 + b\,.\,100 + b\,.\,10 + a = 1001a + 110b = 11\left( {91a + 10b} \right)\; \vdots \;11\)

Do đó \(\overline {abba} \) chia hết cho 11


Câu 49:

Tìm chữ số x để số \(\overline {x987} \) thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a) Chia hết cho 2; 

b) Chia hết cho 5.

Xem đáp án

a) Vì \(\overline {x987} \) có chữ số tận cùng là 7 nên \(\overline {x987} \) không chia hết cho 2.

Do đó không tồn tại giá trị nào của chữ số x để số \(\overline {x987} \) chia hết cho 2.

Vậy không tồn tại x để \(\overline {x987} \) chia hết cho 2.

b) \(\overline {x987} \) có chữ số tận cùng là 7 nên \(\overline {x987} \) không chia hết cho 5.

Do đó không tồn tại giá trị nào của chữ số x để số \(\overline {x987} \) chia hết cho 5.

Vậy không tồn tại x để \(\overline {x987} \) chia hết cho 5.


Câu 50:

Cho góc xOy = 30°. Điểm A và B lần lượt ở trên hai tia Ox và Oy sao cho AB = 1. Tính giá trị lớn nhất của đoạn OB .

Xem đáp án

Xét tam giác OAB có:

\(\frac{{AB}}{{\sin \widehat {AOB}}} = \frac{{OB}}{{\sin \widehat {OAB}}} = \frac{{OA}}{{\sin \widehat {OBA}}}\)

\( \Rightarrow \frac{1}{{\sin 30^\circ }} = \frac{{OB}}{{\sin \widehat {OAB}}}\)

\( \Leftrightarrow OB = \frac{{\sin \widehat {OAB}}}{{\sin 30^\circ }} = 2\sin \widehat {OAB}\).

\( - 1 \le \sin \widehat {OAB} \le 1\) nên OB đạt giá trị lớn nhất là 2 khi \(\sin \widehat {OAB} = 1\).

Hay tam giác OAB là tam giác vuông tại A.


Câu 51:

Có 3 sợi dây, sợi thứ nhất dài 12,6 m, sợi thứ hai bằng \[\frac{3}{5}\] sợi thứ nhất, sợi thứ ba gấp 1,5 lần sợi thứ hai. Hỏi độ dài trung bình của mỗi sợi dây?

Xem đáp án

Sợi dây thứ hai dài là :

\[12,6 \times \frac{3}{5} = 7,56\;\left( m \right)\]

Ta có: \[1,5 = \frac{3}{2}\]

Sợi dây thứ ba dài là:

\[7,56 \times \frac{3}{2} = 11,34\;\left( m \right)\]

Trung bình mỗi sợi dây dài số m là:

(12,6 + 11,34 + 7,56) : 3 = 10,5 (m)

Đáp số: 10,5 m.


Câu 52:

Trung bình cộng của hai số là 138. Biết số thứ nhất là số lẻ nhỏ nhất có 3 chữ số. Tìm số thứ hai.

Xem đáp án

Số lẻ nhó nhất có 3 chữ số là 101

Số thứ hai là:

138 × 2 − 101 = 175

Đáp số: 175.


Câu 54:

Viết số thích hợp và chỗ chấm:

a) 150 cm2 = … dm2 … cm2

b) 423 dm2 = … m2 … dm2

c) 709 mm2 = … cm2 … mm2

d) 2010 m2 = … dam2 … m2

e) 4,567409 km2 = … hm2 = … dam2 = … cm2

f) 8,07 ha = … dam2 = … m2

Xem đáp án

a) 150 cm2 = 1 dm2 50 cm2

b) 423 dm2 = 4 m2 23 dm2

c) 709 mm2 = 7 cm2 9 mm2

d) 2010 m2 = 20 dam2 10 m2

e) 4,567409 km2 = 456,7409 hm2 = 45674,09 dam2 = 45 674 090 000 cm2

f) 8,07 ha = 807 dam2 = 80 700 m2


Câu 55:

Tính tổng các phân số: \[A = \frac{3}{{2 \times 5}} + \frac{3}{{5 \times 8}} + \frac{3}{{8 \times 11}} + ... + \frac{3}{{92 \times 95}}\].
Xem đáp án

\[A = \frac{3}{{2 \times 5}} + \frac{3}{{5 \times 8}} + \frac{3}{{8 \times 11}} + ... + \frac{3}{{92 \times 95}}\]

\[ = \frac{{5 - 2}}{{2 \times 5}} + \frac{{8 - 5}}{{5 \times 8}} + \frac{{11 - 8}}{{8 \times 11}} + ... + \frac{{95 - 92}}{{92 \times 95}}\]

\( = \frac{1}{2} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{8} + ... + \frac{1}{{92}} - \frac{1}{{95}}\)

\( = \frac{1}{2} - \frac{1}{{95}} = \frac{{93}}{{190}}\)


Câu 56:

Tính tổng:

a) \[\frac{1}{8} + \frac{3}{8} + \frac{9}{8}\];

b) \[\frac{1}{{20}} + \frac{3}{4} + \frac{6}{5}\];

c) \[\frac{3}{4} + \frac{1}{{25}} + \frac{3}{{100}}\];

d) \(\frac{2}{7} + \frac{3}{{25}} + \frac{7}{5}\).

Xem đáp án

a) \[\frac{1}{8} + \frac{3}{8} + \frac{9}{8} = \frac{{1 + 3 + 9}}{8} = \frac{{13}}{8}\].

b) \[\frac{1}{{20}} + \frac{3}{4} + \frac{6}{5} = \frac{1}{{20}} + \frac{{15}}{{20}} + \frac{{24}}{{20}}\]

\[ = \frac{{1 + 15 + 24}}{{20}} = \frac{{40}}{{20}} = 2\].

c) \[\frac{3}{4} + \frac{1}{{25}} + \frac{3}{{100}} = \frac{{75}}{{100}} + \frac{4}{{100}} + \frac{3}{{100}}\]

\[ = \frac{{75 + 4 + 3}}{{100}} = \frac{{82}}{{100}} = \frac{{41}}{{50}}\].

d) \(\frac{2}{7} + \frac{3}{{25}} + \frac{7}{5} = \frac{{50}}{{175}} + \frac{{21}}{{175}} + \frac{{245}}{{175}}\)

\( = \frac{{50 + 21 + 245}}{{175}} = \frac{{316}}{{175}}\).


Câu 57:

Có 15 người làm xong 2 đơn hàng trong 8 ngày. Hỏi làm 4 đơn hàng như thế trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Biết năng suất mỗi người như nhau)

Xem đáp án

Làm 2 đơn hàng trong 5 ngày cần số người là:

15 × 8 : 5 = 24 (người)

Làm 4 đơn hàng trong 5 ngày cần số người là:

24 : 2 × 4 = 48 (người)

Đáp số: 48 người.


Câu 58:

Phân tích đa thức thành nhân tử: x4(y − z) + y4(z − x) + z4(x − y).

Xem đáp án

x4(y − z) + y4(z − x) + z4(x − y)

= x4y − x4z + y4z − y4x + z4x − z4y

= xy(x3 − y3) − z(x4 − y4) + z4(x − y)

= xy(x − y)(x2 + xy + y2) − z(x − y)(x + y)(x2 + y2) + z4(x − y)

= (x − y)[xy(x2 + xy + y2) − z(x + y)(x2 + y2) + z4]

= (x − y)(x3y + x2y2 + xy3 − x3z − x2yz − xy2z − y3z + z4)

= (x − y)[x2y(x − z) + xy2(x − z) + y3(x − z) − z(x3 − z3)]

= (x − y)(x − z)[x2y + xy2 + y3 − z(x2 + xz + z2)]

= (x − y)(x − z)(x2y + xy2 + y3 − zx2 − xz2 − z3)

= (x − y)(x − z)[x2(y − z) + x(y2 − z2) + (y3 − z3)]

= (x − y)(x − z)[x2(y − z) + x(y − z)(y + z) + (y − z)(y2 + yz + z2)]

= (x − y)(x − z)(y − z)(x2 + y2 + z2 + xy + xz + yz).


Câu 59:

Cho x > y > z. Chứng minh rằng biểu thức:

A = x4(y − z) + y4(z − x) + z4(x − y) luôn luôn dương

Xem đáp án

Ta có:

A = x4(y − z) + y4(z − x) + z4(x − y)

= x4y − x4z + y4z − y4x + z4x − z4y

= xy(x3 − y3) − z(x4 − y4) + z4(x − y)

= xy(x − y)(x2 + xy + y2) − z(x − y)(x + y)(x2 + y2) + z4(x − y)

= (x − y)[xy(x2 + xy + y2) − z(x + y)(x2 + y2) + z4]

= (x − y)(x3y + x2y2 + xy3 − x3z − x2yz − xy2z − y3z + z4)

= (x − y)[x2y(x − z) + xy2(x − z) + y3(x − z) − z(x3 − z3)]

= (x − y)(x − z)[x2y + xy2 + y3 − z(x2 + xz + z2)]

= (x − y)(x − z)(x2y + xy2 + y3 − zx2 − xz2 − z3)

= (x − y)(x − z)[x2(y − z) + x(y2 − z2) + (y3 − z3)]

= (x − y)(x − z)[x2(y − z) + x(y − z)(y + z) + (y − z)(y2 + yz + z2)]

= (x − y)(x − z)(y − z)(x2 + y2 + z2 + xy + xz + yz)

Với x > y > z nên suy ra x − y > 0; x − z > 0; y − z > 0     (1)

Lại có: x2 + y2 + z2 + xy + xz + yz

\[ = \frac{1}{2}\left( {2{x^2} + 2{y^2} + 2{z^2} + 2xy + 2yz + 2xz} \right)\]

\[ = \frac{1}{2}\left[ {\left( {{x^2} + 2xy + {y^2}} \right) + \left( {{y^2} + 2yz + {z^2}} \right) + \left( {{x^2} + 2xz + {z^2}} \right)} \right]\]

\[ = \frac{1}{2}\left[ {{{\left( {x + y} \right)}^2} + {{\left( {y + z} \right)}^2} + {{\left( {x + z} \right)}^2}} \right] > 0,\;\forall x > y > z\]              (2)

Từ (1) và (2) nên A luôn luôn dương.


Câu 60:

Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn a2 + b2 + c2 = (a − b)2 + (b − c)2 + (c − a)2 và ab + bc + ca = 9. Tính a + b + c.

Xem đáp án

a2 + b2 + c2 = (a − b)2 + (b − c)2 + (c − a)2

Û a2 + b2 + c2 = a2 − 2ab + b2 + b2 − 2bc + c2 + c2 − 2ca + a2

Û a2 + b2 + c2 = 2(ab + bc + ca)

Û a2 + b2 + c2 = 18

Û a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ca = 18 + 18

Û (a + b + c)2 = 36

Mà a, b, c là các số thực dương Þ a + b + c > 0.

Vậy a + b + c = 6.


Câu 61:

Chứng minh bất đẳng thức: a2 + b2 + c2 ≥ ab + bc + ca.

Xem đáp án

Vì (a − b)2 ≥ 0; (b − c)2 ≥ 0; (c − a)2 ≥ 0 nên suy ra

(a − b)2 + (b − c)2 + (c − a)2 ≥ 0

Û a2 − 2ab + b2 + b2 − 2bc + c2 + c2 − 2ca + a2 ≥ 0

Û 2(a2 + b2 + c2) ≥ 2(ab + bc + ca)

Û a2 + b2 + c2 ≥ ab + bc + ca (đpcm).


Câu 62:

Cho f(x) = x5 − 3x4 + x2 − 5 và g(x) = 2x4 + 7x3 − x2 + 6. Tìm hiệu f(x) − g(x) rồi sắp xếp kết quả theo lũy thừa tăng dần của biến.

Xem đáp án

Ta có:

f(x) − g(x) = (x5 − 3x4 + x2 − 5) − (2x4 + 7x3 − x2 + 6)

= x5 − 3x4 + x2 − 5 − 2x4 − 7x3 + x2 − 6

= x5 + (−3x4 − 2x4) − 7x3 + (x2 + x2) + (−5 − 6)

= x5 − 5x4 − 7x3 + 2x2 – 11.


Câu 63:

Giải phương trình: \[\frac{3}{{x - 5}} = \frac{{ - 4}}{{x + 2}}\].

Xem đáp án

TXĐ: \[\left\{ \begin{array}{l}x - 5 \ne 0\\x + 2 \ne 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 5\\x \ne - 2\end{array} \right.\]

\[\frac{3}{{x - 5}} = \frac{{ - 4}}{{x + 2}}\]

Û 3(x + 2) = −4(x − 5)

Û 3x + 6 = −4x + 20

Û 7x = 14

Û x = 2 (thỏa mãn điều kiện)

Vậy x = 2 là nghiệm của phương trình


Câu 64:

Trong hệ trục tọa dộ Oxy, cho đường thẳng d: y = 2x − 2 và điểm I(3; 2). Hãy tính khoảng cách:

a) Từ O đến d;

b) Từ I dến d.

Xem đáp án

y = 2x − 2 Û 2x − y − 2 = 0

a) Khoảng cách từ O đến d là: \[{d_{(O;\,\,d)}} = \frac{{\left| { - 2} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \frac{2}{{\sqrt 5 }} = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\].

Vậy khoảng cách từ O đến d là \[\frac{{2\sqrt 5 }}{5}\].

b) Khoảng cách từ I đến d là: \[{d_{(I;\,d)}} = \frac{{\left| {2\,.\,3 - 2 - 2} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \frac{2}{{\sqrt 5 }} = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\].

Vậy khoảng cách từ I đến d là \[\frac{{2\sqrt 5 }}{5}\].


Câu 65:

Trong hệ trục tọa dộ Oxy, cho đường thẳng d: y = 2x − 2 và điểm I(3; −2). Hãy tính khoảng cách:

a) Từ O đến d;

b) Từ I dến d.

Xem đáp án

y = 2x − 2 Û 2x − y − 2 = 0

a) Khoảng cách từ O đến d là:

\[{d_{(O;\,\,d)}} = \frac{{\left| { - 2} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \frac{2}{{\sqrt 5 }} = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\].

Vậy khoảng cách từ O đến d là \[\frac{{2\sqrt 5 }}{5}\].

b) Khoảng cách từ I đến d là:

\[{d_{(I;\,\,d)}} = \frac{{\left| {2\,.\,3 - \left( { - 2} \right) - 2} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \frac{6}{{\sqrt 5 }} = \frac{{6\sqrt 5 }}{5}\].

Vậy khoảng cách từ I đến d là \[\frac{{6\sqrt 5 }}{5}\].


Câu 69:

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

5 cm2 = ... mm2

12 km2 = .... hm2

1 hm2 = ...... m2

7 hm2 = ..... m2

1 m2 = ...... cm2

5 m2 = ....... cm2

12 m2 9 dm2 = ..... dm2

37 dam2 24 m2 = .... m2

Xem đáp án

5 cm2 = 500 mm2

12 km2 = 1 200 hm2

1 hm2 = 10 000 m2

7 hm2 = 70 000 m2

1 m2 = 10 000 cm2

5 m2 = 50 000 cm2

12 m2 9 dm2 =1 209 dm2

37 dam2 24 m2 = 3 724 m2


Câu 70:

Cho a2(b + c) = b2(c + a) = 2018 với a, b, c đôi một khác nhau và khác 0. Tìm giá trị của biểu thức c2(a + b).

Xem đáp án

Ta có: a2(b + c) = b2(c + a)

Û a2b + a2c = b2c + b2a

Û a2b − b2a + a2c − b2c = 0

Û ab(a − b) + c(a2 − b2) = 0

Û ab(a − b) + c(a − b)(a + b) = 0

Û (a − b)[ab + c(a + b)] = 0

Û (a − b)[ab + c(a + b)] = 0

Û (a − b)(ab + bc + ca) = 0

Do a ≠ b Þ ab + bc + ca = 0

Xét hiệu c2(a + b) − a2(b + c) = ac2 + bc2 − a2b − a2c

= ac(c − a) + b(c − a)(c + a)

= (c − a)(ac + bc + ab) = 0

Do đó: c2(a + b) = a2(b + c) = 2018


Câu 71:

Cho a, b, c khác 0 và đôi một khác nhau thõa mãn a2(b + c) = b2(c + a) = 2013. Tìm giá trị H = c2(a + b).

Xem đáp án

Ta có: a2(b + c) = b2(c + a)

Û a2b + a2c = b2c + b2a

Û a2b − b2a + a2c − b2c = 0

Û ab(a − b) + c(a2 − b2) = 0

Û ab(a − b) + c(a − b)(a + b) = 0

Û (a − b)[ab + c(a + b)] = 0

Û (a − b)[ab + c(a + b)] = 0

Û (a − b)(ab + bc + ca) = 0

Do a ≠ b Þ ab + bc + ca = 0

Xét hiệu c2(a + b) − a2(b + c) = ac2 + bc2 − a2b − a2c

= ac(c − a) + b(c − a)(c + a)

= (c − a)(ac + bc + ab) = 0

Do đó: H = c2(a + b) = a2(b + c) = 2013


Câu 72:

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AC vuông góc với AD biết AB = 5 cm; CD = 11 cm. Tính độ dài AD

Xem đáp án
Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AC vuông góc với AD biết AB = 5 cm; CD (ảnh 1)

Kẻ AH ^ DC thì theo tính chất hình thang cân thì

DH = (DC − AB) : 2 = (11 − 5) : 2 = 3 (cm)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông với tam giác ADC

AD2 = DH.DC = 3.11 = 33

Do đó \(AD = \sqrt {33} \;\left( {cm} \right)\)


Câu 73:

Cho tứ diện gần đều ABCD, biết AB = CD = 5, \(AD = BC = \sqrt {41} \). Tính sin góc giữa hai đường thẳng: B và CD.

Xem đáp án
Cho tứ diện gần đều ABCD, biết AB = CD = 5, AD = BC = căn bậc hai 41. Tính sin góc (ảnh 1)

Gọi I, J, K, P lần lượt là trung điểm của AD, AC, BC, BD

Khi đó, AB // IP // JK, CD // IJ // KP

\( \Rightarrow \left( {\widehat {AB;\;CD}} \right) = \left( {\widehat {IP;\;KP}} \right)\)

Ta có: \(KP = \frac{1}{2}CD = \frac{5}{2};\;IP = \frac{1}{2}AB = \frac{5}{2}\)

\(A{K^2} = \frac{{A{B^2} + A{C^2}}}{2} - \frac{{B{C^2}}}{4} = \frac{{25 + 34}}{2} - \frac{{41}}{4} = \frac{{77}}{4} = D{K^2}\)

Tam giác AKD cân tại K có KI là trung tuyến

Þ KI ^ AD \( \Rightarrow I{K^2} = A{K^2} - A{I^2} = \frac{{77}}{4} - \frac{{41}}{4} = 9\)

\(\cos \widehat {IPK} = \frac{{I{P^2} + K{P^2} - I{K^2}}}{{2IP\,.\,KP}} = \frac{{\frac{{25}}{4} + \frac{{25}}{4} - 9}}{{2\,.\,\frac{5}{2}\,.\,\frac{5}{2}}} = \frac{7}{{25}} > 0\)

\( \Rightarrow \widehat {IPK} < 90^\circ \)

\( \Rightarrow \left( {\widehat {AB;\;CD}} \right) = \left( {\widehat {IP;\;KP}} \right) = \widehat {IPK}\)

\( \Rightarrow \sin \left( {\widehat {AB;\;CD}} \right) = \sin \widehat {IPK} = \sqrt {1 - {{\left( {\frac{7}{{25}}} \right)}^2}} = \frac{{24}}{{25}}\)


Câu 74:

Cho các chữ số 1, 3, 4, 7, 8. Từ năm chữ số này có thể lập được tất cả bao nhiêu số chẵn có năm chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Chữ số có năm chữ số cần tìm có dạng: \(\overline {abcde} \)

Vì số cần tìm là số chẵn nên e có 2 cách chọn: 4, 8

Chọn chữ số a có 4 cách chọn

Chọn chữ số b có 3 cách chọn

Chọn chữ số c có 2 cách chọn

Chọn chữ số d có 1 cách chọn

Vậy có tất cả 2.4.3.2.1 = 48 số có thể lập được


Câu 75:

Cho 2 số có tổng là 20,47. Nếu số hạng thứ nhất gấp lên 3 lần, số hạng thứ hai gấp lên 5 lần thì tổng mới là 77,07. Tìm hai số đã cho

Xem đáp án

Nếu cả hai số gấp lên 33lần thì tổng của chúng là: 

20,47 × 3 = 61,41

Số thứ hai là: 

(77,07 − 61,41) : (5 − 3) = 7,83

Số thứ nhất là: 

20,47 − 7,83 = 12,64

Đáp số: 7,83 và 12,64


Câu 76:

Cho tam giác ABC cân ở A có \(\widehat A = 100^\circ \). Điểm M nằm trong tam giác sao cho \(\widehat {MCB} = 20^\circ ;\;\widehat {MBC} = 30^\circ \). Tính góc MAC

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân ở A có góc A = 100 độ. Điểm M nằm trong tam giác sao cho (ảnh 1)

Kẻ tam giác NBC đều

Khi đó NA là tian phân giác của góc BNC và \(\widehat {BNA} = \widehat {CNA} = 30^\circ \)

Xét tam giác BMC có:

\(\widehat {BMC} = 180^\circ - \widehat {MBC} - \widehat {MCB} = 180^\circ - 30^\circ - 20^\circ = 130^\circ \)

Xét tam giác ABC có:

\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ - \widehat {BAC}}}{2} = \frac{{180^\circ - 100^\circ }}{2} = 40^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {ACM} = 40^\circ - \widehat {MCB} = 40^\circ - 20^\circ = 20^\circ \)

\(\widehat {ABM} = 40^\circ - \widehat {MBC} = 40^\circ - 30^\circ = 10^\circ \)

Xét \(\widehat {NCM} = 60^\circ - \widehat {MCB} = 60^\circ - 20^\circ = 40^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {NCA} = 40^\circ - \widehat {ACM} = 40^\circ - 20^\circ = 20^\circ \)

Xét DCBM và DCNA có:

CB = CN

\(\widehat {MBC} = \widehat {ANC}\)

\(\widehat {MCB} = \widehat {ACN}\)

Suy ra DCBM = DCNA (g.c.g)

Þ CM = CA

Suy ra tam giác CMA cân tại C

\( \Rightarrow \widehat {MAC} = \widehat {AMC} = \frac{{180^\circ - \widehat {MCA}}}{2} = \frac{{180^\circ - 20^\circ }}{2} = 80^\circ \)


Câu 77:

Cho tam giác ABC cân ở A có \(\widehat A = 100^\circ \). Điểm M nằm trong tam giác sao cho \(\widehat {MCB} = 20^\circ ;\;\widehat {MBC} = 30^\circ \). Tính góc AMB

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân ở A có góc A = 100 độ. Điểm M nằm trong tam giác sao cho (ảnh 1)

Kẻ tam giác NBC đều

Khi đó NA là tian phân giác của góc BNC và \(\widehat {BNA} = \widehat {CNA} = 30^\circ \)

Xét tam giác BMC có:

\(\widehat {BMC} = 180^\circ - \widehat {MBC} - \widehat {MCB} = 180^\circ - 30^\circ - 20^\circ = 130^\circ \)

Xét tam giác ABC có:

\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ - \widehat {BAC}}}{2} = \frac{{180^\circ - 100^\circ }}{2} = 40^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {ACM} = 40^\circ - \widehat {MCB} = 40^\circ - 20^\circ = 20^\circ \)

\(\widehat {ABM} = 40^\circ - \widehat {MBC} = 40^\circ - 30^\circ = 10^\circ \)

Xét \(\widehat {NCM} = 60^\circ - \widehat {MCB} = 60^\circ - 20^\circ = 40^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {NCA} = 40^\circ - \widehat {ACM} = 40^\circ - 20^\circ = 20^\circ \)

Xét DCBM và DCNA có:

CB = CN

\(\widehat {MBC} = \widehat {ANC}\)

\(\widehat {MCB} = \widehat {ACN}\)

Suy ra DCBM = DCNA (g.c.g)

Þ CM = CA

Suy ra tam giác CMA cân tại C

\( \Rightarrow \widehat {MAC} = \widehat {AMC} = \frac{{180^\circ - \widehat {MCA}}}{2} = \frac{{180^\circ - 20^\circ }}{2} = 80^\circ \)

Khi đó: \(\widehat {AMB} = 360^\circ - \widehat {BMC} - \widehat {AMC} = 360^\circ - 130^\circ - 80^\circ = 150^\circ \)


Câu 78:

Cho tam giác ABC có \(AB = \sqrt 5 \;cm;\;AC = 3\;cm;\;\widehat B + \widehat C = 90^\circ \). Tính độ dài đoạn thẳng BC

Xem đáp án

Ta có: \(\widehat A = 180^\circ - \left( {\widehat B + \widehat C} \right) = 180^\circ - 90^\circ = 90^\circ \)

Suy ra tam giác ABC vuông tại A

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác ABC vuôgn tại A ta có:

\(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{{\left( {\sqrt 5 } \right)}^2} + {3^2}} = \sqrt {14} \)


Câu 79:

Cho tam giác ABC có AB = 5 cm; AC = 3 cm

a) So sánh góc B với góc C

b) So sánh 2 góc ngoài tại đỉnh B và C của tam giác ABC

Xem đáp án

a) Xét tam giác ABC có AB > AC nên \(\widehat B < \widehat C\)

b) Vì \(\widehat B < \widehat C\) nên góc ngoài tại đỉnh B lớn hơn góc ngoài tại đỉnh C


Bắt đầu thi ngay