- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
- Đề số 61
- Đề số 62
- Đề số 63
- Đề số 64
- Đề số 65
- Đề số 66
- Đề số 67
- Đề số 68
- Đề số 69
- Đề số 70
- Đề số 71
- Đề số 72
- Đề số 73
- Đề số 74
- Đề số 75
- Đề số 76
- Đề số 77
- Đề số 78
- Đề số 79
- Đề số 80
- Đề số 81
- Đề số 82
- Đề số 83
- Đề số 84
- Đề số 85
Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 64)
-
10925 lượt thi
-
49 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tính tổng sau một cách hợp lí:
34 + 35 + 36 + 37 - 24 - 25 - 26 - 27.34 + 35 + 36 + 37 - 24 - 25 - 26 - 27
= (34 - 24) + (35 - 25) + (36 - 26) + (37 - 27)
= 10 + 10 + 10 + 10
= 10 × 4 = 40.
Câu 2:
Một mảnh đất hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 76,4 m. Tính diện tích mảnh đất đó, biết đường chéo thứ nhất hơn đường chéo thứ hai là 4,4 m.
Đường chéo lớn hơn có độ dài là: (76,4 + 4,4) : 2 = 40,4 (m)
Đường chéo nhỏ hơn có độ dài là: 40,4 - 4,4 = 36 (m)
Diện tích mảnh đất đó là: 40,4 . 36 : 2 = 727,2 (m2)
Đáp số: 727,2 m2.
Câu 3:
Một mảnh vườn hình thoi có tổng hai đường chéo bằng 71 m, đường chéo thứ nhất hơn đường chéo thứ hai 10 m.
a) Tìm độ dài của mỗi đường chéo.
b) Tính diện tích mảnh vườn.
c) Trên mảnh đất người ta dành 25% diện tích đất để trồng rau 46,5% diện tích để trồng ngô. Hỏi diện tích còn lại chiếm bao nhiêu diện tích mảnh vườn.
a) Độ dài đường chéo nhỏ của mảnh vườn là:
(71 - 10) : 2 = 30,5 (m)
Độ dài đường chéo lớn của mảnh vườn là:
71 - 30,5 = 40,5 (m)
b) Diện tích của mảnh vườn là:
30,5 × 40,5 : 2 = 617,625 (m2)
c) Số phần trăm diện tích còn lại của mảnh vườn là:
100 - (25 + 46,5) = 28,5 %
Diện tích miếng đất còn lại của mảnh vườn là:
617,625 × 28 : 100 = 176, 023125 (m2)
Đáp số:
a) Đường chéo bé: 30,5 m;
Đường chéo lớn: 40,5 m.
b) 617,625 m2.
c) 176, 023125 m2.
Câu 4:
Cho x, y, z, t Î ℕ*. Chứng minh rằng:
\[M = \frac{x}{{x + y + z}} + \frac{y}{{x + y + t}} + \frac{z}{{y + z + t}} + \frac{t}{{x + z + t}}\] có giá trị không phải là số tự nhiên.
Ta có:
• \[\frac{x}{{x + y + z}} > \frac{x}{{x + y + z + t}}\]
• \[\frac{y}{{x + y + t}} > \frac{y}{{x + y + z + t}}\]
• \[\frac{z}{{y + z + t}} > \frac{z}{{x + y + z + t}}\]
Do đó \[M > \frac{x}{{x + y + z + t}} + \frac{y}{{x + y + z + t}} + \frac{z}{{x + y + z + t}} + \frac{t}{{x + y + z + t}}\]
\[ \Rightarrow M > \frac{{x + y + z + t}}{{x + y + z + t}}\]
Þ M > 1
• \[\frac{x}{{x + y + z}} < 1 \Rightarrow \frac{{x + t}}{{x + y + z + t}} > \frac{x}{{x + y + z}}\]
• \[\frac{y}{{x + y + t}} < 1 \Rightarrow \frac{{y + z}}{{x + y + z + t}} > \frac{y}{{x + y + t}}\]
• \[\frac{z}{{y + z + t}} < 1 \Rightarrow \frac{{x + z}}{{x + y + z + t}} > \frac{z}{{y + z + t}}\]
• \[\frac{t}{{x + z + t}} < 1 \Rightarrow \frac{{y + t}}{{x + y + z + t}} > \frac{t}{{x + z + t}}\]
\[ \Rightarrow M < \frac{{2\left( {x + y + z + t} \right)}}{{x + y + z + t}}\]
Þ M < 2
Ta có: 1 < M < 2 Þ M không phải là số tự nhiên
Câu 5:
Cho hình thang ABCD có AB // CD và CD = 3AB. Gọi O là giao điểm của AC và BD.
a) Tìm phép vị tự biến A thành C, biến B thành D.
b) Lấy điểm E sao cho AEBO là hình bình hành. Tìm phép đồng dạng biến tam giác AEB thành tam giác DOC.
a) Vì AB // CD nên \[\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{OA}}{{OC}} = \frac{{OB}}{{OD}} = \frac{1}{3}\]
\[ \Rightarrow 3\overrightarrow {OA} = - \overrightarrow {OC} \]; \[3\overrightarrow {OB} = - \overrightarrow {OD} \]
Do đó, phép vị tự tâm O; k = -3 biến A thành C; Phép vị tự tâm O; k = -3 biến B thành D.
b) Gọi F là giao điểm của AD và BC.
Ta có: DEAB ᔕ DODC.
Suy ra \[\frac{{AE}}{{DO}} = \frac{{BE}}{{CO}} = \frac{{AB}}{{DC}} = \frac{{AF}}{{DF}} = \frac{{EF}}{{OF}} = \frac{{BF}}{{CF}} = \frac{1}{3}\].
Do đó, phép vị tự tâm F tỷ số k = 3 biến AEB thành DOC.
Câu 6:
Cho hình thang ABCD có đáy CD = 3AB. Các cạnh bên kéo dài cắt nhau tại M. Biết SDMAB = 6 cm2. Tính diện tích hình thang ABCD.
Xét DMBA và DMCD có:
\[\widehat {MAB} = \widehat {MDC}\] (vì AB // CD, hai góc đồng vị)
\[\widehat {MCD}\] chung
Do đó DMBA ᔕ DMCD (g.g)
CD = 3AB Þ SMCD = 9SMBA
SMCD = 9 . 6 = 54 (m2)
SABCD = SMCD - SMAB = 54 - 6 = 48 (m2)
Vậy diện tích hình thang ABCD bằng 48 m2.
Câu 7:
Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 38,25 - 18,25 + 21,64 - 11,64 + 9,93;
b) 45,28 + 52,17 - 15,28 - 12,17;
c) 72,9 × 99 + 72 + 0,9;
d) 0,8 × 96 + 1,6 × 2.
a) 38,25 - 18,25 + 21,64 - 11,64 + 9,93
= (38,25 - 18,25) + (21,64 - 11,64) + 9,93
= 10 + 10 + 9,93 = 29,93
b) 45,28 + 52,17 - 15,28 - 12,17
= (45,28 - 15,28) + (52,17 - 12,17)
= 30 + 40 = 70
c) 72,9 × 99 + 72 + 0,9
= 72,9 × 99 + (72 + 0,9)
= 72,9 × 99 + 72,9
= 72,9 × 99 + 72,9 × 1
= 72,9 × (99 + 1)
= 72,9 × 100 = 7290
d) 0,8 × 96 + 1,6 × 2
= 0,8 × 96 + 0,8 × 2 × 2
= 0,8 × (96 + 2 × 2)
= 0,8 × 100 = 80
Câu 8:
Bán một cái quạt máy với giá 336 000 đồng thì được lãi 12% so với tiền vốn. Tính tiền vốn của cái máy quạt đó.
Giá của chiếc quạt bằng:
100% + 12% = 112% (so với tiền vốn)
Vậy chiếc quạt máy có giá vốn:
336 000 : 112 . 100 = 300 000 (đồng)
Đáp số: 300 000 đồng.
Câu 9:
Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có những đặc điểm?
Hình chữ nhật và hình bình hành có chung những đặc điểm sau: Có từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Nói thêm: Từ nhận xét có thể thấy hình chữ nhật có các đặc điểm của hình bình hành, nên có thể hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt.
Câu 10:
May 15 bộ quần áo như nhau hết 45 m vải. Hỏi may 25 bộ quần áo cùng loại hết bao nhiêu mét vải?
Số mét may 1 bộ quần áo là:
45 : 15 = 3 (m)
Số mét may 25 bộ quần áo là:
3 × 25 = 75 (m)
Đáp số: 75 m .
Câu 11:
Chia 129 cho một số ta được số dư là 10. Chia 61 cho số đó ta cũng được số dư là 10. Tìm số chia.
Gọi số chia là b, theo bài ra ta có:
129 = b.q1 + 10 Þ b.q1 = 119 = 119.1 = 17.7
(với q1 là thương)
61 = b.q2 + 10 Þ b.q2 = 51 = 51.1 = 17.3 (với q2 là thương và q2 ≠ q1)
Vì b > 10 và q2 ≠ q1 nên ta có b = 17.
Câu 12:
Kiểm tra một sản phẩm của một xưởng may, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5% tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm.
Tổng sản phẩm của xưởng đó là:
732 : 91,5 × 100 = 800 (sản phẩm)
Đáp số: 800 sản phẩm.
Câu 13:
Rút gọn \[A = \frac{{{x^5} - 2{x^4} + 2{x^3} - 4{x^2} - 3x + 6}}{{{x^2} + 2x - 8}}\].
a) Rút gọn A.
b) Tìm x để A = 0, A < 0, A > 0, có nghĩa, vô nghĩa.
a) Ta có:
• x5 - 2x4 + 2x3 - 4x2 - 3x + 6
= x5 - 2x3 - 3x - 2x4 - 4x2 + 6
= x(x4 + 2x2 - 3) - 2(x4 + 2x2 - 3)
= (x - 2)(x4 + 2x2 - 3)
= (x - 2)[x4 - x2 + 3x2 - 3]
= (x - 2)[x2(x2 - 1) + 3(x2 - 1)]
= (x - 2)(x2 - 1)(x2 + 3)
= (x - 2)(x - 1)(x + 1)(x2 + 3)
• x2 + 2x - 8 = x2 - 2x + 4x - 8
= x(x - 2) + 4(x - 2)
= (x - 2)(x + 4)
Do đó \[A = \frac{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + 3} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 4} \right)}} = \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + 3} \right)}}{{x + 4}}\]
b) • A = 0 Þ \[\frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + 3} \right)}}{{x + 4}} = 0\]
Þ (x - 1)(x + 1)(x2 + 3) = 0
Dễ thấy x2 + 3 ³ 3 > 0"x (vô nghiệm)
Nên \[\left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\x + 1 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 1\end{array} \right.\]
• A có nghĩa khi x + 4 ≠ 0 Þ x ≠ -4
• A vô nghĩa khi x + 4 = 0 Þ x = -4
Tương tự A < 0 Þ - 1 < x < 1
• A > 0 Þ x Î (-∞; -1) È (1; +∞) \ {-4}
Câu 14:
Một cửa hàng trong một ngày bán được 3 tạ rưỡi gạo. Buổi sáng bán được 1 tạ rưỡi gạo, buổi chiều bán kém buổi tối là 60 kg. Hỏi buổi chiều và buổi tối, mỗi buổi bán được bao nhiêu tạ gạo ?
Đổi: 3 tạ rưỡi = 350 kg;
1 tạ rưỡi = 150 kg
Buổi chiều và buổi tối bán được số gạo là:
350 - 150 = 200 (kg)
Buổi chiều bán số gạo là:
(200 - 60) : 2 = 70 (kg)
Buổi tối bán số gạo là:
200 - 70 = 130 (kg)
Đổi: 70 kg = 0,7 tạ; 130 kg = 1,3 tạ
Đáp số: Buổi chiều: 0,7 tạ;
Buổi tối: 1,3 tạ.
Câu 15:
Theo đề bài, độ dài các cạnh hình vuông lớn nhất có thể chia là ƯCLN(150, 90).
Ta có 150 = 2 . 3 . 52; 90 = 2 . 32 . 5.
Do đó ƯCLN(150, 90) = 2.3.5 = 30.
Vậy độ dài cạnh hình vuông lớn nhất trong các cách chia trên là 30 m.
Câu 16:
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Tính diện tích thửa ruộng đó nếu biết tăng chiều rộng 5 m và giảm chiều dài 5 m thì thửa ruộng đó thành hình vuông.
Nếu tăng chiều rộng và giảm chiều dài 5 m thì thửa ruộng đó thành hình vuông, hay là nếu tăng chiều rộng và giảm chiều dài 5 m thì ta được 2 đoạn bằng nhau
Hiệu của chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng đó là:
5 + 5 = 10 (m)
Nửa chu vi thửa ruộng đó là:
120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài của thửa ruộng đó là:
(60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng của thửa ruộng là:
(60 - 10) : 2 = 25 (m)
Diện tích của thửa ruộng đó là:
35 × 25 = 875 (m2)
Đáp số: 875 m2.
Câu 17:
Một đoàn thám hiểm dùng một sợi dây dài để đo độ sâu của hang. Lần thứ nhất họ gấp sợi dây thành ba phần bằng nhau được một sợi dây mới và thả một đầu của sợi dây này xuống hang. Khi đầu dây chạm đáy hang thì đầu bên trên thấp hơn 1 m so với miệng hang. Lần thứ hai họ gấp sợi dây bắt đầu làm thành hai phần bằng nhau. Khi đầu sợi dây chạm đáy hang thì phía đầu dây miệng hang còn thừa 6m. Tính độ sâu của hang ?
Gọi a (m) là độ sâu của hang; b (m) là chiều dài sợi dây
Ta có:
Lần 1 : \[\frac{b}{3} + 1 = a \Rightarrow b = 3a - 3\]
Lần 2: \[\frac{b}{2} - 6 = a\]
Thay trên xuống dưới ta có:
\[\frac{{3a - 3}}{2} - 6 = a \Leftrightarrow \frac{1}{2}a = 6 + \frac{3}{2} = \frac{{15}}{2} \Rightarrow a = 15\] (m)
Vậy độ sâu của hang là 15 m.
Câu 18:
Tìm thương và số dư trong phép chia 9,5 cho 2,35 (phần thập phân của thương lấy đến hai chữ số)
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Vì 4,04 × 2,35 = 9,494 mà 9,5 - 9,494 = 0,006.
Câu 19:
Tìm 3 số nguyên tố a, b, c sao cho abc = 3(a + b + c).
Ta có: abc = 3(a + b + c) nên abc chia hết cho 3.
Do a, b, c là các số nguyên tố nên phải có ít nhất 1 số chia hết cho 3.
Giả sử số đó là a, a chia hết cho 3 và a là số nguyên tố nên a = 3
Vậy ta có: 3.b.c = 3.(3 + b + c) Û bc = 3 + b + c Û bc - b - c = 3
Û (b - 1)(c - 1) = 4
Vậy b - 1 là ước của 4
b - 1 |
1 |
2 |
4 |
c - 1 |
4 |
2 |
1 |
b |
2 |
3 |
5 |
c |
5 |
3 |
2 |
Vậy có các số a, b, c thoả mãn là: (a, b, c) = (3, 2, 5) ; (3, 5, 2) ; (3, 3, 3).
Câu 20:
Tìm tất cả các bộ ba số nguyên tố a, b, c sao cho abc < ab + bc + ca.
Vì a, b, c có vai trò như nhau nên giả sử a £ b £ c.
Khi đó: ab + bc + ca £ 3bc
⇔ abc £ 3bc
⇔ a £ 2 Þ a = 2 (vì a là số nguyên tố)
Với a = 2, ta có: 2bc < 2b + 2c + bc
⇔ bc < 2(b + c) £ 4c
Þ b < 4\[ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}b = 2\\b = 3\end{array} \right.\]
Nếu b = 2 thì 4c < 2 + 4c thoả mãn với c là số nguyên tố bất kì
Nếu b = 3 thì 6c < 6b + 5c suy ra c < 6 vậy c = 3 hoặc c= 5
Vậy các cặp số (a, b, c) cần tìm là (2, 2, p) ; (2, 3, 3) ; (2, 5, 5) và các hoán vị của chúng, với p là số nguyên tố
Câu 21:
Tính bằng cách thuận tiện nhất: (72,69 + 18,47) - (8,47 + 22,69).
(72,69 + 18,47) - (8,47 + 22,69)
= (72,59 + 22,69) + (18,47 - 8,47)
= 50 + 10 = 60.
Câu 22:
Để đặt ống dẫn nước trên một đoạn đường có thể dùng 50 ống dài hoặc 80 ống ngắn. Do đặt cả hai loại ống nên đã dùng 62 ống. Tính số ống mỗi loại.
Theo đề bài, ta thấy:
• 1 ống ngắn có chiều dài bằng \[\frac{1}{{80}}\] đoạn đường;
• 1 ống dài có chiều dài bằng \[\frac{1}{{50}}\] đoạn đường.
1 ống dài hơn 1 ống ngắn là:
\[\frac{1}{{50}} - \frac{1}{{80}} = \frac{3}{{400}}\](đoạn đường)
Giả sử dùng 62 ống dài để đặt ống dẫn nước, thì sẽ dư ra:
\[62.\frac{1}{{50}} - 1 = \frac{{12}}{{50}}\] (đoạn đường)
Do đó số ống ngắn là:
\[\frac{{12}}{{50}}:\frac{3}{{400}} = 32\] (ống)
Số ống dài là:
62 - 32 = 30 (ống)
Đáp số: Ống dài: 30 ống;
Ống ngắn: 32 ống.
Câu 23:
Cho tam giác ABC một đường thẳng song song với cạnh BC cắt AB tại D và AC tại E. Trên tia đối của tia CA lấy điểm F sao cho CF = BD. Gọi M là giao diểm của DF và BC.
a) Chứng minh: \[\frac{{MD}}{{MF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\].
b) Cho BC = 8 cm, BD = 5 cm, DE = 3 cm. Chứng minh DABC cân.
Vì DE // CM nên theo định lý Ta-lét ta có: \[\frac{{MD}}{{MF}} = \frac{{CE}}{{CF}}\].
Mà CF = BD nên \[\frac{{MD}}{{MF}} = \frac{{CE}}{{BD}}\] (1)
Lại có, do DE // BC nên theo định lý Ta-lét, ta có:
\[\frac{{AB}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{CE}} \Rightarrow \frac{{CE}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{AB}}\] (2)
Từ (1) và (2) suy ra \[\frac{{MD}}{{MF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\].
b) Ta có: \[\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{DE}}{{BC}}\]
\[ \Rightarrow \frac{{AD}}{{5 + AD}} = \frac{3}{8}\]
Þ AD = 5 (cm)
Þ AB = 8 (cm)
Mà BC = 8 (cm) nên AB = AC.
Do đó DABC cân tại B .
Câu 24:
Hai phân xưởng của một nhà máy theo kế hoạch phải làm 540 dụng cụ. Nhưng do cải tiến kỹ thuật phân xưởng 1 vượt mức 15% kế hoạch , phân xưởng 2 vượt mức 12% kế hoạch của mình, do đó cả 2 tổ đã làm được 612 dụng cụ. Tính số dụng cụ mà mỗi phân xưởng đã làm.
Gọi số dụng cụ mà phân xưởng 1 đã làm được là: x (dụng cụ)
số dụng cụ mà phân xưởng 2 đã làm được là: y (dụng cụ)
(x, y Î ℕ*; x, y < 540).
Hai phân xưởng của một nhà máy theo kế hoạch phải làm 540 dụng cụ.
Ta có phương trình: x + y = 540 (1)
• Phân xưởng 1 vượt mức 15% kế hoạch nên phân xưởng 1 làm được:
x + 0,15x = 1,15x (sản phẩm)
• Phân xưởng 2 vượt mức 12% kế hoạch của mình nên phân xưởng 2 làm được:
y + 0,12y = 1,12y (sản phẩm)
Cả 2 tổ đã làm được 612 dụng cụ nên ta có phương trình:
1,15x + 1,12y = 612 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 540.\left( { - 1,12} \right)\\1,15x + 1,12y = 612\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 1,12x - 1,12y = - 604,8\\1,15x + 1,12y = 612\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0,03x = 7,2\\1,15x + 1,12y = 612\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 240\\1,15.240 + 1,12y = 612\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 240\\276 + 1,12y = 612\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 240\\1,12y = 612 - 276\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 240\\1,12y = 336\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 240\\y = 300\end{array} \right.\] (TMĐK)
Vậy phân xưởng 1 đã làm được 240 dụng cụ, phân xưởng 2 làm được 300 dụng cụ.
Câu 25:
Mảnh vải thứ nhất dài hơn mảnh vải thứ hai là 3,6 mét. Tỉ số phần hai mảnh vải là 40%. Tính độ dài mỗi mảnh vải.
Ta có: 40% = \[\frac{{40}}{{100}} = \frac{2}{5}\].
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 2 = 3 (phần)
Độ dài của mảnh vải thứ nhất là:
3,6 : 3 × 5 = 6 (m)
Độ dài của mảnh vải thứ hai là:
3.6 : 3 × 2 = 2,4 (m)
Đáp số: Mảnh vải thứ nhất: 6 m;
Mảnh vải thứ hai: 2,4 m.
Câu 26:
Tính bằng cách thuận tiện nhất: 45,28 + 52,17 - 15,18 - 12,17.
45,28 + 52,17 - 15,18 - 12,17
= (45,28 - 15,18) + (52,17 - 12,17)
= 30 + 40 = 70
Câu 27:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) [461 + (-78) + 40] + (-461);
b) [53 + (-76)] - [-76 -(-53)];
c) -564 + [(-724) + 564 + 224];
d) -87 + (-12) - (-487) + 512;
e) 942 - 2567 + 2563 - 1942;
f) 17 + (-20) + 23 + (-26) + .... + 53 + (-56);
g) 1152 - (374 + 1152) + (-65 + 374);
h) -2005 + (-21 + 75 + 2005).
a) [461 + (-78) + 40] + (-461)
= 461 + (-78) + 40 + (-461)
= (461 - 461) + (-78 + 40)
= 0 - 38 = -38.
b) [53 + (-76)] - [-76 -(-53)]
= 53 + (-76) + 76 - (-53)
= [(-76) + 76] + [53 + (-53)]
= 0 + 0 = 0.
c) -564 + [(-724) + 564 + 224]
= -564 + (-724) + 564 + 224
= (-564 + 564) + (-724 + 224)
= 0 - 500 = -500.
d) -87 + (-12) - (-487) + 512
= -87 + (-12) + 487 + 512
= (-87 + 487) + (-12 + 512)
= 400 + 500 = 900.
e) 942 - 2567 + 2563 - 1942
= (942 - 1942) + (-2567 + 2563)
= -1000 + (-4) = -1004.
f) 17 + (-20) + 23 + (-26) + .... + 53 + (-56)
= [17 + (-20)] + [23 + (-26)] + .... + [53 + (-56)]
= -3 + (-3) + ... + (-3) (7 số -3)
= -3 × 7 = -21.
g) 1152 - (374 + 1152) + (-65 + 374)
= 1152 - 374 - 1152 + -65 + 374
= (1152 - 1152) + (-374 + 374) - 65
= 0 + 0 - 65 = -65.
h) -2005 + (-21 + 75 + 2005)
= -2005 + -21 + 75 + 2005
= (-2005 + 2005) + (-21 + 75)
= 0 + 54 = 54.
Câu 28:
Cho tam giác ABC có cạnh BC = 15 cm. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK = \[\frac{1}{4}\]AC. Chiều dài KH của hình tam giác BKC là 8 cm. Tính diện tích tam giác ABC.
Diện tích hình tam giác KBC là:
(15 . 8) : 2 = 60 (cm2)
Vì AK = \[\frac{1}{4}\]AC nên KC = \[\frac{3}{4}\]AC
Þ SABC = \[\frac{4}{3}\]SKBC = \[\frac{4}{3}\,.\,60 = 80\,\,(c{m^2})\]
Vậy diện tích tam giác ABC là 80 cm2.
Câu 29:
Cho hình tam giác ABC có cạnh đáy BC = 15 cm. Nếu kéo dài cạnh đáy 7 cm thì diện tích tăng thêm 38,5 cm2. Tính diện tích tam giác ABC.
Chiều cao của hình tam giác là:
38,5 : 7 = 5,5 (cm)
Diện tích tam giác ABC là:
\[\frac{{15.5,5}}{2} = 41,25\] (cm2)
Vậy diện tích tam giác ABC là 41,25 cm2.
Câu 30:
Học sinh khối 6 có 195 nam và 117 nữ tham gia lao động. Thầy phụ trách muốn chia ra thành các tổ sao cho số nam và số nữ ở mỗi tổ đều bằng nhau. Hỏi có thể chia nhiều nhất thành mấy tổ? Mỗi tổ bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?
Gọi số tổ là a (a Î ℕ*)
Khi đó ta có: 195 ⋮ a, 117 ⋮ a và a lớn nhất
Do đó a là ƯCLN(195, 117)
Ta có 195 = 3.5.13; 117 = 32.13
Do đó a = 3.13 = 39
Vậy có thể chia nhiều nhất 39 tổ, mỗi tổ gồm:
Khi đó, số học sinh nam của tổ đó là: 195 : 39 = 5 (học sinh)
Số học sinh nam của tổ đó là: 117 : 39 = 4 (học sinh)
Vậy có thể chia nhiều nhất 39 tổ, mỗi tổ có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ.
Câu 31:
Học sinh khối 6 của một trường có từ 200 đến 300 em. Nếu xếp thành hàng 4, hàng 5 hoặc hàng 7 đều dư 1 em. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó.
Gọi số học sinh khối 6 là x (x Î ℕ*, 200 £ x £ 300)
Nếu xếp thành hàng 4, hàng 5 hoặc hàng 7 đều dư 1 em nên ta có:
• (x - 1) ⋮ 4;
• (x - 1) ⋮ 5;
• (x - 1) ⋮ 7.
Do đó (x - 1) Î BC(4, 5, 7).
Mà BCNN(4, 5, 7) = 22.5.7 = 140.
Suy ra (x - 1) Î BC(4, 5, 7) = B(140) = {0; 280; 420; ...}.
Hay x Î {1; 281; 421; ... } mà 200 £ x £ 300 nên x = 281.
Vậy số học sinh khối 6 là 281 học sinh.
Câu 32:
Một can chứa 27 lít dầu cân nặng 21,65 kg. Hỏi sau khi lấy đi 10 lít dầu thì lượng dầu còn lại cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam, biết rằng cái can rỗng cân nặng 1,4 kg.
Số lít dầu trong can cân nặng là:
21,65 - 1,4 = 20,25 (kg)
1 lít dầu cân nặng là:
20,25 : 27 = 0,75 (kg)
10 lít dầu cân nặng là:
0,75 × 10 = 7,5 (kg)
Sau khi lấy đi thì lượng dầu còn lại cân nặng là:
20,25 - 7,5 = 12,75 (kg)
Đáp số: 12,75 kg.
Câu 33:
Sau 1 tháng số tiền vốn cộng với số tiền lãi so với số tiền vốn ban đầu là:
100% + 1% = 101%.
Sau 1 tháng người đó phải trả số tiền là:
10 000 000 × 101 : 100 = 10 100 000 (đồng)
Sau 2 tháng người đó phải trả số tiền là:
10 100 000 × 101 : 100 = 10 200 000 (đồng)
Sau 3 tháng người đó phải trả số tiền là:
10 200 000 × 101 : 100 = 10 300 000 (đồng)
Đáp số: 10 300 000 đồng.
Câu 34:
Một cửa hàng mua về một số nước mắm. Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 78 lít nước mắm, chiếm 60% tổng số nước mắm. Ngày thứ hai cửa hàng bán được 42 lít nước mắm. Hỏi sau hai ngày cửa hàng còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
Tổng số lít nước mắm cửa hàng đó là:
78 × 100 : 60 = 130 (lít)
Sau hai ngày cửa hàng còn lại số lít nước mắm là:
130 - 78 - 42 = 10 (lít)
Đáp số: 10 lít nước mắm.
Câu 35:
Một người bán một món hàng thu được tiền lãi bằng 15% tiền vốn. Nếu tăng tiền lãi thêm 109 600 đồng thì lúc đó tiền lãi bằng 19% tiền bán. Tính số tiền lãi của người đó.
Phần trăm mà số tiền 109 600 đồng tương ứng là:
19% - 15% = 4%
Tiền lãi khi tăng thêm là:
109 600 : 4 × 19 = 520 600 (đồng)
Tổng số tiền lãi của người đó là:
109 600 + 520 600 = 630 200 (đồng)
Đáp số: 630 200 đồng.
Câu 36:
\[Q = 1 + \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 5x + 6}}:\left( {\frac{{8{x^2}}}{{4{x^3} - 8{x^2}}} - \frac{{3x}}{{3{x^2} - 12}} - \frac{1}{{x + 2}}} \right)\]
a) Rút gọn Q;
b) Tìm x để Q = 0;
c) Tìm x để Q > 0.
a) \[Q = 1 + \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 5x + 6}}:\left( {\frac{{8{x^2}}}{{4{x^3} - 8{x^2}}} - \frac{{3x}}{{3{x^2} - 12}} - \frac{1}{{x + 2}}} \right)\]
\[ = 1 + \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 3x + 2x + 6}}:\left[ {\frac{{8{x^2}}}{{4{x^2}\left( {x - 2} \right)}} - \frac{{3x}}{{3\left( {{x^2} - 4} \right)}} - \frac{{x - 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}} \right]\]
\[ = 1 + \frac{{x + 3}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x + 2} \right)}}:\left[ {\frac{2}{{x - 2}} - \frac{x}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} + \frac{{x - 2}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)}}} \right]\]
\[ = 1 + \frac{1}{{x + 2}}:\left[ {\frac{{2\left( {x + 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} - \frac{{x + x - 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}} \right]\]
\[ = 1 + \frac{1}{{x + 2}}:\left[ {\frac{{2x + 4 - 2x + 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}} \right]\]
\[ = 1 + \frac{1}{{x + 2}}:\frac{6}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}\]
\[ = 1 + \frac{1}{{x + 2}}.\frac{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}{6}\]
\[ = 1 + \frac{{x - 2}}{6} = \frac{{x + 4}}{6}\].
b) Khi Q = 0 thì \[\frac{{x + 4}}{6} = 0\]
Suy ra x + 4 = 0
Do đó x = - 4
Vậy x = - 4 khi Q = 0.
c) Khi Q > 0 thì \[\frac{{x + 4}}{6} > 0\]
Suy ra x + 4 > 0
Do đó x > - 4
Vậy x > - 4 thì Q > 0.
Câu 37:
Tính bằng cách thuận tiện nhất: 45,83 - 8,46 - 7,37.
45,83 - 8,46 - 7,37
= (45,83 - 7,37) - 8,46
= 38,46 - 8,46 = 30.
Câu 38:
Cho 2 đa thức P(x) = x3 - x2 - 5x - 8 và Q(x) = x - 3.
a) Tìm thương và dư trong phép chia P(x) cho Q(x).
b) Tìm các giá trị nguyên của x để giá trị của P(x) chia hết cho giá trị của Q(x).
a) Ta có: (x3 - x2 - 5x - 8) : (x - 3) = x2 + 2x + 1 + \[\frac{{ - 5}}{{x - 3}}\]
Vậy thương là x2 + 2x + 1, dư là - 5.
b) Ta có dư là 1 hằng số ko phụ thuộc vào x
Suy ra không tồn tại x để giá trị P(x) chia hết cho giá trị Q(x).
Câu 39:
Cho các đa thức sau: P(x) = x3 + 3x2 + 3x - 2 và Q(x) = -x3 - x2 - 5x + 2.
a) Tính P(x) + Q(x);
b) Tính P(x) - Q(x);
c) Tìm nghiệm của đa thức H(x) biết H(x) = P(x) + Q(x).
a) P(x) + Q(x) = x3 + 3x2 + 3x - 2 - x3 - x2 - 5x + 2 = 2x2 - 2x.
b) P(x) - Q(x) = (x3 + 3x2 + 3x - 2) -(- x3 - x2 - 5x + 2)
= x3 + 3x2 + 3x - 2 + x3 + x2 + 5x - 2
= 2x3 + 4x2 + 8x - 4.
c) Ta có H(x) = 0
⇔ 2x2 - 2x = 0
⇔ 2x(x - 1) = 0
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = 0\\x - 1 = 0\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\end{array} \right.\]
Vậy tập nghiệm của đa thức H(x) là S = {0; 1}.
Câu 40:
Tính một cách hợp lí:
a) 112 + (-12) + (-487) + 512;
b) 24 - 42 : 4 . 2 + 3;
c) 21 - 21.[(2 . 9 + 64 : 32) - 52].
a) 112 + (-12) + (-487) + 512
= 112 - 12 + 512 - 487
= 100 + 25 = 125
b) 24 - 42 : 4 . 2 + 3
= 24 - 16 : 8 + 3
= 24 - 2 + 3
= 22 + 3 = 25.
c) 21 - 21.[(2 . 9 + 64 : 32) - 52]
= 21 - 21 . [(18 + 2) - 52]
= 21 - 21 . (20 - 52)
= 21 - 21 . (-32)
= 21 . [1 - (-32)]
= 21 . 33 = 693.
Câu 41:
Tính bằng hai cách: 18,64 - (6,24 + 10,5).
Cách 1: 18,64 - (6,24 + 10,5)
= 18,64 - 16,74 = 1,9.
Cách 2: 18,64 - (6,24 + 10,5)
= 18,64 - 6,24 - 10,5
= 12,4 - 10,5 = 1,9.
Câu 42:
Tính hợp lí: [53 - (-76)] + [-76 - (-53)].
[53 - (-76)] + [-76 - (-53)]
= (53 + 76) + (-76 + 53)
= 53 + 76 - 76 + 53
= (53 + 53) + (76 - 76)
= 106 + 0 = 106
Câu 43:
Cho đường tròn (O; R) và một điểm M sao cho OM = 2R. Từ M vẽ các tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (A, B là các tiếp điểm). Tính diện tích giới hạn bởi 2 tiếp tuyến AM, MB và cung nhỏ AB.
Đáp án đúng là: D
Xét DOAM có \[AM = \sqrt {O{M^2} - O{A^2}} = R\sqrt 3 \Rightarrow {S_{OAM}} = \frac{{OA.AB}}{2} = \frac{{{R^2}\sqrt 3 }}{2}\]
Mà DOAM = DOBM (c.c.c) nên SOAMB = 2SOAM = \[\sqrt 3 {R^2}\]
Xét DOAM có \[\cos \widehat {AOM} = \frac{{OA}}{{OM}} = \frac{1}{2}\]
Þ \[\widehat {AOM} = 60^\circ \Rightarrow \widehat {AOB} = 120^\circ \].
Diện tích quạt tròn Sq AB = \[\frac{{\pi {R^2}.120}}{{360}} = \frac{{\pi {R^2}}}{3}\].
Diện tích giới hạn bởi 2 tiếp tuyến AM, MB và cung nhỏ AB là:
S = SOAMB - Sq AB = \[\sqrt 3 {R^2} - \frac{{\pi {R^2}}}{3} = {R^2}\left( {\sqrt 3 - \frac{\pi }{3}} \right)\].
Đáp án cần chọn là D
Câu 44:
Cho tam giác nhọn ABC có: \[\widehat A = 60^\circ \], trực tâm H. Gọi M là điểm đối xứng với H qua BC. Tính góc BMC.
Gọi giao điểm BH với AC là D, giao điểm của CH và AB là E, H là trực tâm của DABC
Suy ra BD ^ AC, CE ^ AB.
Xét tứ giác ADHE, ta có:
\[\widehat {DHE} = 360^\circ - \left( {\widehat A + \widehat D + \widehat E} \right) = 360^\circ - \left( {60^\circ + 90^\circ + 90^\circ } \right) = 120^\circ \]
\[\widehat {BHC} = \widehat {DHE}\] (đối đỉnh)
Vì DBHC = DBMC (chứng minh trên)
Nên \[\widehat {BMC} = \widehat {BHC}\] (hai góc tương ứng).
Suy ra: \[\widehat {BMC} = \widehat {DHE} = 120^\circ \].
Câu 45:
Tính (phần thập phân của thương lấy đến hai chữ số).
23 : 24
461 : 45
24 : 7,35
32 : 45,623 : 24 = 0,95
461 : 45 = 10,24
24 : 7,35 = 3,26
32 : 45,6 = 0,70
Câu 46:
Một trường học dự trữ gạo cho 150 học sinh ăn trong 20 ngày. Nay có 25 học sinh không ăn nữa. Hỏi số gạo đó đủ ăn cho tất cả ăn trong bao nhiêu ngày? (mức ăn của mỗi người như nhau)
Có tất cả số suất ăn là:
150 × 20 = 3000 (suất)
Vì có 25 học sinh chuyển đi nên còn số học sinh là:
150 - 25 = 125 (học sinh)
Số gạo dự trữ đủ ăn trong số ngày là:
3000 : 125 = 24 (ngày)
Đáp số: 24 ngày
Câu 47:
Muốn công việc đó làm xong trong 1 ngày thì cần số người là:
18 × 20 = 360 (người)
Muốn công việc đó làm xong trong 12 ngày thì cần số người là:
360 : 12 = 30 (người)
Đội công nhân đó cần thêm số người là :
30 - 18 = 12 (người)
Đáp số: 12 người
Câu 48:
Một đội công nhân có 18 người dự định hoàn thành một công việc trong 25 ngày. Sau khi làm được 5 ngày thì đội bổ sung thêm 6 người nữa. Hỏi đội công nhân hoàn thành công việc đó sớm hơn dự định bao nhiêu ngày ? (Sức làm mỗi người như nhau).
Số ngày còn lại sau khi làm đc 5 ngày là:
25 - 5 = 20 (ngày)
Số người sau khi thêm 6 người là:
18 + 6 = 24 (người)
Số ngày để 1 công nhân làm hết công việc còn lại là:
20 × 18 = 360 (ngày)
Số ngày để 24 công nhân làm hết công việc còn lại là:
360 : 24 = 15 (ngày)
Đội công nhân hoàn thành công việc sớm hơn so với dự định là:
20 - 15 = 5 (ngày)
Đáp số: 5 ngày
Câu 49:
Viết các số thập phân gồm:
Ba chục đơn vị, năm phần mười, bảy phần nghìn: ...................
Hai trăm linh ba đơn vị, một trăm sáu mươi bảy phần nghìn: ................................
Không đơn vị, mười tám phần nghìn: ..............................
Năm mươi lăm đơn vị, hai mươi lăm phần trăm: ..................................
Một trăm ba mươi lăm đơn vị, hai mươi lăm phần trăm: ..................................
Một nghìn hai trăm đơn vị, ba mươi bảy phần nghìn: .................................
Sáu đơn vị, chín phần mươi nghìn: ..........................................
Ba chục đơn vị, năm phần mười, bảy phần nghìn: 30, 507
Hai trăm linh ba đơn vị, một trăm sáu mươi bảy phần nghìn: 203, 167
Không đơn vị, mười tám phần nghìn: 0,018
Năm mươi lăm đơn vị, hai mươi lăm phần trăm: 55,1056
Một trăm ba mươi lăm đơn vị, hai mươi lăm phần trăm: 135,25
Một nghìn hai trăm đơn vị, ba mươi bảy phần nghìn: 1200,037
Sáu đơn vị, chín phần mươi nghìn: 6,0009