Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 65)

  • 8738 lượt thi

  • 51 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho a, b, c là ba số dương. Chứng minh: \(\left( {a + b + c} \right)\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right) \ge 9\).

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cô si cho ba số dương, ta có:

\(a + b + c \ge 3\sqrt[3]{{abc}}\); \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} \ge 3\sqrt[3]{{\frac{1}{{abc}}}}\)

Từ đó \(\left( {a + b + c} \right)\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right) \ge 3\,.\,\sqrt[3]{{abc}}\,.\,3\,.\,\sqrt[3]{{\frac{1}{{abc}}}} = 9\).

Vậy \(\left( {a + b + c} \right)\left( {\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right) \ge 9\).


Câu 2:

Cho tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{b}{c} = \frac{c}{d}\). Chứng minh \(\frac{{{a^3} + {b^3} + {c^3}}}{{{b^3} + {c^3} + {d^3}}} = \frac{a}{d}\).

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{a}{b} = \frac{b}{c} = \frac{c}{d} \Rightarrow \frac{{{a^3}}}{{{b^3}}} = \frac{{{b^3}}}{{{c^3}}} = \frac{{{c^3}}}{{{d^3}}} = \frac{{{a^3} + {b^3} + {c^3}}}{{{b^3} + {c^3} + {d^3}}}\).

Lại có: \(\frac{{{a^3}}}{{{b^3}}} = \frac{a}{b}.\frac{b}{c}.\frac{c}{d} = \frac{a}{d}\).

Vậy \(\frac{{{a^3} + {b^3} + {c^3}}}{{{b^3} + {c^3} + {d^3}}} = \frac{a}{d}\).


Câu 3:

Lan có một số tiền, nếu mua kẹo loại 5 000 đồng một gói thì được 15 gói kẹo. Hỏi cũng số tiền đó nếu mua loại 7 500 đồng một gói thì được bao nhiêu gói kẹo?

Xem đáp án

Lan có số tiền là: 5 000 × 15 = 75 000 (đồng)

Nếu mua loại 7 500 đồng một gói thì Lan mua được số gói kẹo là:

75 000 : 7 500 = 10 (gói)

Đáp số: 10 gói kẹo.


Câu 4:

Có bao nhiêu phân số lớn hơn \(\frac{1}{3}\) và có tử số là 4?

Xem đáp án

Ta có \(\frac{1}{3} = \frac{4}{{12}}\).

Phân số lớn hơn \(\frac{1}{3}\) và có tử số là 4 thì mẫu của phân số đó phải nhỏ hơn 12 và lớn hơn hoặc bằng 1.

Đó là các phân số sau: \(\frac{4}{1};\,\,\frac{4}{2};\,\,\frac{4}{3};\,\,\frac{4}{4};\,\,\frac{4}{5};\,\,\frac{4}{6};\,\,\frac{4}{7};\,\,\frac{4}{8};\,\,\frac{4}{9};\,\,\frac{4}{{10}};\,\,\frac{4}{{11}}\).

Vậy có 11 phân số thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 5:

Kết quả của phép tính 53 . 54 : 25 bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Có: 53 . 54 : 25 = 53 . 54 : 52 = 53 + 4 : 52 = 57 : 52 = 57 – 2 = 55

Vậy chọn đáp án C.


Câu 6:

Thực hiện phép tính 537 : 536 + 33 . 3 – 24 : 23

Xem đáp án

537 : 536 + 33 . 3 – 24 : 23

= 537 − 6 + 33 + 1 – 24 − 3

= 53 + 34 – 2

= 53 + 81 – 2

= 132

Vậy 537 : 536 + 33 . 3 – 24 : 23 = 132.


Câu 7:

Kể tên các hoạt động trong thực tiễn có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây.

Xem đáp án

Các hoạt động trong thực tiễn có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây :

• Chạy thi 60m.

• Uống nước

• Xe buýt dừng lại đón khách ….


Câu 8:

Muốn chở 24 tấn hàng cần 8 ô tô. Có 2 đoàn xe, đoàn thứ nhất gồm 5 chiếc; đoàn xe thứ 2 gồm 11 chiếc. Hỏi cả 2 đoàn xe chở được số hàng là bao nhiêu?

Xem đáp án

1 ô tô chở đc số tấn hàng là: 24 : 8 = 3 (tấn)

Đoàn 1 chở đc số tấn hàng là: 3 × 5 = 15 (tấn)

Đoàn 2 chở đc số tấn hàng là: 11 × 3 = 33 (tấn)

Cả 2 đoàn chở được: 15 + 33 = 48 (tấn)

Đáp số: 48 tấn.


Câu 9:

Một kho gạo ngày đầu nhập về 3 tấn 158 kg gạo. Ngày thứ 2 nhập về ít hơn ngày đầu 378 kg gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày kho gạo đó nhập về bao nhiêu kg gạo?

Xem đáp án

Đổi: 3 tấn 158 kg = 3 158 kg.

Ngày thứ 2 nhập về số kg gạo là:

3 158 – 378 = 2 780 (kg gạo)

Trung bình mỗi ngày nhập về số kg gạo là:

(2 780 + 3 158) : 2 = 2 969 (kg gạo)

Đáp số: 2 969 kg gạo.


Câu 10:

Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 94 m, chiều dài hơn chiều rộng 16 m. Tính diện tích của mảnh vườn đó?

Xem đáp án

Chiều rộng mảnh vườn là: (94 − 16) : 2 = 39 (m)   

Chiều dài mảnh vườn là: 94 − 39 = 55 (m)     

Diện tích mảnh vườn là: 39 × 55 = 2145 (m2)

Đáp số: 2145 m2.


Câu 11:

Một phân xưởng chuẩn bị đủ gạo cho 120 công nhân ăn trong 30 ngày. Vì mới tuyển thêm công nhân nên số gạo đó chỉ đủ ăn trong 24 ngày. Vậy sau khi tuyển thêm, phân xưởng có số người là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

1 người ăn số gạo đó trong: 120 × 30 = 3 600 (ngày)

Sau khi tuyển thêm, phân xưởng đó có số công nhân là:

3 600 : 24 = 150 (người)

Đáp số: 150 người.


Câu 12:

Một đội thuỷ lợi có 36 người, đội đó đắp xong một quãng đê trong 4 ngày. Hỏi nếu đội 18 người thì thì đắp xong quãng đê đó trong bao nhiêu ngày (sức làm của mỗi người như nhau)?

Xem đáp án

36 người gấp 18 người số lần là: 36 : 18 = 2 (lần)

Nếu đội 18 người thì thì đắp xong quãng đê đó trong 4 × 2 = 8 (ngày)

Đáp số: 8 ngày.


Câu 13:

Một đội trồng rừng có 25 người trong một ngày trồng được 875 cây. Muốn trồng 980 cây trong một ngày thì cần bao nhiêu người?

Xem đáp án

1 người trong 1 ngày trồng được số cấy là: 875 : 25 = 35 (cây)

Trồng 980 cây cần số người là: 980 : 35 = 28 (người)

Đáp số: 28 người.


Câu 14:

Trung bình cộng của hai số kém số lớn 7 đơn vị, số lớn là 45. Số bé là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trung bình cộng của hai số là: 45 – 7 = 38

Tổng của hai số là: 38 × 2 = 76

Số bé là: 76 – 45 = 31

Đáp số: 31.


Câu 15:

Trong phép chia, có số bị chia là 72. Số chia là số kém số bé nhất có hai chữ số là 2 đơn vị. Tính thương của hai số đó?

Xem đáp án

Số bé nhất có 2 chữ số: 10

Số chia là : 10 – 2 = 8

Thương của hai số đó: 72 : 8 = 9.

Đáp số: 9.


Câu 16:

Tìm số tự nhiên có 3 chữ số lớn nhất biết số đó chia cho 3; 7; 11 có số dư lần lượt 1; 3; 8.

Xem đáp án

Gọi n là số cần tìm (n )

Do n chia 3 dư 1 nên n = 3a + 1 (a ).

Ta có n + 179 = 3a + 1 + 179

= 3a + 180 = 3(a + 60)

Suy ra n + 179 ​ 3           (1)

Tương tự, ta có:

n = 7b + 3 (b ) nên n + 179 = 7(b + 26)

Do đó (n + 179) 7         (2)

n = 11c + 8 (c ) nên n + 179 = 11(c + 17)

Do đó n + 179 11         (3)

Từ (1), (2), (3) ta có n + 179 là ƯC(3, 7, 11).

Do 3; 7; 11 là các số nguyên tố cùng nhau

Nên ƯC(3, 7, 11) = 3 . 7 . 11m =  231m (m )

Như vậy: n + 179 = 231m, (m ) suy ra n = 231m – 179, (m )    (4)

Theo đề bài, ta cần tìm n là số lớn nhất có ba chữ số thỏa mãn điều kiện (4)

Xét m = 6, ta có n = 231 . 6 − 179 = 1207 (không TMĐK vì n có ba chữ số)

• Xét m = 5, ta có n = 231 . 5 − 179 = 976 (không TMĐK vì n có ba chữ số)

Vậy n = 976 là số lớn nhất có ba chữ số thỏa mãn điều kiện của đề bài.


Câu 17:

Cho tam giác ABC có\(\widehat B = 50^\circ ;\,\,\widehat C = 30^\circ \), BC = 10 cm. Tính diện tích tam giác ABC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có góc B = 50 độ, góc C = 30 độ, BC = 10 cm. Tính diện tích  (ảnh 1)

Từ A kẻ AH vuông góc BC.

Xét tam giác ABH vuông tại H, có:

\(\tan B = \frac{{AH}}{{BH}} \Rightarrow BH = \frac{{AH}}{{\tan B}} = \frac{{AH}}{{\tan 50^\circ }}\)

• Xét tam giác AHC vuông tại H, có:

\(\tan C = \frac{{AH}}{{CH}} \Rightarrow CH = \frac{{AH}}{{\tan C}} = \frac{{AH}}{{\tan 30^\circ }}\)

Do đó BC = BH + CH = \(AH\left( {\frac{1}{{\tan 50^\circ }} + \frac{1}{{\tan 30^\circ }}} \right)\)

\( \Rightarrow 10 = AH\left( {\frac{1}{{\tan 50^\circ }} + \frac{1}{{\tan 30^\circ }}} \right)\)

\( \Rightarrow \)AH = 3,89 (cm).

S∆ABC = (AH.BC) : 2 = 3,89 . 10 : 2 = 19,45 (cm2).

Vậy diện tích tam giác ABC là 19,45 cm2.


Câu 18:

Tính hợp lý 4 . 24 . 52 – (33 . 18 + 33 . 12)

Xem đáp án

4.24.52 – (33 . 18 + 33 . 12)

= 4 . 24 . 25 – 33 . (18 + 12)

= 24 . (25 . 4) – 27 . (18 + 12)

= 24 . 100 – 27 . 30

= 2400 – 810

= 1590.


Câu 19:

Tủ sách thư viện trường em có 2 ngăn: ngăn thứ nhất có số sách bằng \(\frac{2}{3}\) số sách ngăn thứ hai. Nếu xếp thêm vào ngăn thứ nhất 80 cuốn và ngăn thứ hai 40 cuốn thì số sách ngăn thứ nhất bằng \(\frac{3}{4}\) số sách ngăn thứ hai. Hỏi ban đầu mỗi ngăn tủ có bao nhiêu cuốn sách?

Xem đáp án

Nếu xếp vào ngăn thứ nhất 80 cuốn và xếp vào ngăn thứ hai 120 cuốn thì số sách ở ngăn thứ nhất vẫn bằng \(\frac{2}{3}\) số sách ở ngăn thứ hai hay số sách ở ngăn thứ hai khi thêm 120 cuốn thì bằng \(\frac{3}{2}\) số sách ở ngăn thứ nhất khi thêm 80 cuốn.

Số sách ở ngăn thứ hai khi thêm 40 cuốn bằng \(\frac{4}{3}\) số sách ở ngăn thứ nhất khi thêm 80 cuốn.

Số sách ở ngăn thứ nhất khi thêm 80 cuốn là: \(\left( {120 - 40} \right):\left( {\frac{3}{2} - \frac{4}{3}} \right) = 480\) (cuốn)

Số sách lúc đầu của ngăn thứ nhất là: 480 – 80 = 400 ( cuốn )

Số sách lúc đầu của ngăn thứ hai là : \(400:\frac{2}{3} = 600\) (cuốn)

Đáp số : Ngăn thứ nhất: 400 cuốn sách;

              Ngăn thứ hai: 600 cuốn sách.


Câu 20:

Để sửa xong một đoạn đường trong 15 ngày thì cần 24 công nhân. Muốn sửa xong đoạn đường đó trong 18 ngày thì cần số công nhân là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số người để sửa xong đoạn đường đó trong một ngày là:

15 × 24 = 360 (công nhân)

Muốn sửa xong đoạn đường đó trong 18 ngày thì cần số công nhân là:

360 : 18 = 20 (công nhân)

Đáp số: 20 công nhân.


Câu 22:

Tìm nghiệm nguyên của phương trình: y2 – 5y + 62 = (y – 2)x2 + (y2 – 6y + 8)x.

Xem đáp án

y2 – 5y + 62 = (y – 2)x2 + (y2 – 6y + 8)x

\( \Leftrightarrow \) y2 – 5y + 6 + 56 = (y – 2)x2 + (y2 – 6y + 8)x

\( \Leftrightarrow \) (y – 2)(y – 3) + 56 = (y – 2)x2 + (y – 2)(y – 4)x

\( \Leftrightarrow \) (y – 2)[x2 + (y – 4)x – (y − 3)] = 56

\( \Leftrightarrow \) (y – 2)(x2 + xy – 4x − y + 3) = 56

\( \Leftrightarrow \) (y – 2)(x2 – 4x + 3+ xy − y) = 56

\( \Leftrightarrow \) (y – 2)[(x – 1)(x – 3)+ y(x − 1)] = 56

\( \Leftrightarrow \) (y – 2)(x – 1)(x + y – 3) = 56 = 1.2.28 = 1.4.14 = 1.8.7 = 2.2.14

Nhận thấy x – 1 + y – 2 = x + y – 3 nên ta xét các trường hợp sau:

TH1: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 = 1\\y - 2 = 7\\x + y - 3 = 8\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 9\end{array} \right.\);

TH2: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 = 7\\y - 2 = 1\\x + y - 3 = 8\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 8\\y = 3\end{array} \right.\);

TH3: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 = - 8\\y - 2 = 7\\x + y - 3 = - 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 7\\y = 9\end{array} \right.\);

TH4: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 = 7\\y - 2 = - 8\\x + y - 3 = - 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 8\\y = - 6\end{array} \right.\);

TH5: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 = - 8\\y - 2 = 1\\x + y - 3 = - 7\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 7\\y = 3\end{array} \right.\);

TH6: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 = 1\\y - 2 = - 8\\x + y - 3 = - 7\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = - 6\end{array} \right.\).

Vậy các cặp giá trị nguyên là nghiệm của phương trình là: (2; 9), (8; 3), (−7; 9), (8; −6), (−7; 3), (2; −6).


Câu 23:

15 người một ngày làm được 630 sản phẩm. Nếu thêm 5 người nữa cùng làm thì một ngày làm được bao nhiêu sản phẩm?

Xem đáp án

1 người 1 ngày làm đc 630 : 15 = 42 (sản phẩm)

Thêm 5 người nữa là có 15 + 5 = 20 (người)

Lúc đó một ngày làm đc là: 42 × 20 = 840 (sản phẩm)

Đáp số: 840 sản phẩm.


Câu 24:

Tính giá trị biểu thức: \(29\frac{1}{2} \times \frac{2}{3} + 39\frac{1}{3} \times \frac{3}{4} + \frac{5}{6}\).

Xem đáp án

\(29\frac{1}{2} \times \frac{2}{3} + 39\frac{1}{3} \times \frac{3}{4} + \frac{5}{6}\)\( = \frac{{59}}{2} \times \frac{2}{3} + \frac{{118}}{3} \times \frac{3}{4} + \frac{5}{6}\)

\( = \frac{{59}}{3} + \frac{{59}}{2} + \frac{5}{6}\)\( = \frac{{118}}{6} + \frac{{177}}{6} + \frac{5}{6} = \frac{{300}}{6} = 50\).


Câu 25:

Tìm x, biết: \(\frac{5}{3} - \frac{2}{3}:x = \frac{1}{5}\).

Xem đáp án

\(\frac{5}{3} - \frac{2}{3}:x = \frac{1}{5}\)

\(\frac{2}{3}:x = \frac{5}{3} - \frac{1}{5}\)

\(\frac{2}{3}:x = \frac{{22}}{{15}}\)

\(x = \frac{2}{3}:\frac{{22}}{{15}}\)

\(x = \frac{2}{3}.\frac{{15}}{{22}}\)

\(x = \frac{5}{{11}}\).

Vậy \(x = \frac{5}{{11}}\).


Câu 26:

Cho a, b, c là 3 số thực không âm và thỏa mãn a + b + c = 1. Chứng minh rằng \(\sqrt {5a + 4} + \sqrt {5b + 4} + \sqrt {5c + 4} \ge 7\).

Xem đáp án

Vì a, b, c ≥ 0; a + b + c = 1 nên a, b, c ≤ 1.

Suy ra a2 ≤ a; b2 ≤ b, c2 ≤ c.

Khi đó \(\sqrt {5a + 4} + \sqrt {5b + 4} + \sqrt {5c + 4} \)

\( = \sqrt {a + 4a + 4} + \sqrt {b + 4b + 4} + \sqrt {c + 4c + 4} \)\( \ge \sqrt {{a^2} + 4a + 4} + \sqrt {{b^2} + 4b + 4} + \sqrt {{c^2} + 4c + 4} \)

\( = \sqrt {{{\left( {a + 2} \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {b + 2} \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {c + 2} \right)}^2}} \)

\( = a + 2 + b + 2 + c + 2 = 7\).

Vậy \(\sqrt {5a + 4} + \sqrt {5b + 4} + \sqrt {5c + 4} \ge 7\).

Dấu “=” xảy ra tại a = 1; b = 0; c = 0 và các hoán vị.


Câu 27:

Cho 3 chữ số 0; 1 ; 2. Hãy viết tất cả các số thập phân có 3 chữ số khác nhau mà phần thập phân có 2 chữ số?

Xem đáp án

Các số thập phân có 3 chữ số khác nhau mà phần thập phân có 2 chữ số được lập từ 3 chữ số trên là: 0,12; 0,21; 1,02; 2,01.


Câu 28:

Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố : 100; 180; 400; 320; 160 rồi tìm xem các số đó có bao nhiêu ước?

Xem đáp án

Ta có:

100 = 22.52 nên 100 có 9 ước;

• 180 = 22.32.5 nên 180 có 18 ước;

• 400 = 24.52 nên 400 có 15 ước;

• 320 = 26.5 nên 320 có 14 ước;

• 160 = 25.5 nên 160 có 12 ước.


Câu 29:

Vẽ hai góc kề bù \(\widehat {xOy},\widehat {yOz}\) biết \(\widehat {xOy} = 80^\circ \). Gọi Om là tia phân giác của góc xOy, On là tia phân giác của góc yOz. Tính góc mOy, nOy và mOn.

Xem đáp án
Vẽ hai góc kề bù gõ xOy, góc yOz biết góc xOy = 80 độ. Gọi Om là tia phân giác của  (ảnh 1)

Vì Om là tia phân giác của góc xOy nên \(\widehat {xOm} = \widehat {mOy} = \frac{1}{2}.\widehat {xOy} = \frac{1}{2}.80^\circ = 40^\circ \).

Vì góc xOy và yOz là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = 180^\circ \).

Suy ra \(80^\circ + \widehat {yOz} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {yOz} = 180^\circ - 80^\circ = 100^\circ \).

Vì On là tia phân giác của góc yOz nên \(\widehat {yOn} = \widehat {nOz} = \frac{1}{2}.\widehat {yOz} = \frac{1}{2}.100^\circ = 50^\circ \).

Vì góc mOy và góc xOn là hai góc kề nhau nên \(\widehat {mOy} + \widehat {yOn} = \widehat {mOn}\).

Suy ra \(\widehat {mOn} = 40^\circ + 50^\circ = 90^\circ \).

Vậy \(\widehat {mOy} = 40^\circ ;\,\,\widehat {nOy} = 50^\circ ;\,\,\,\widehat {mOn} = 90^\circ \).


Câu 30:

Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Có thể lập bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 4 chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Số tự nhiên thỏa mãn có dạng \(\overline {abcd} \) với a, b, c, d  A  và đôi một khác nhau.

TH1: d = 0

Có 5 cách chọn a; 4 cách chọn b và 3 cách chọn c nên theo quy tắc nhân có  5.4.3 = 60 số.

TH2: d ≠ 0 ; d có 2 cách chọn là 2, 4.

Khi đó có 4 cách chọn a (vì a khác 0 và khác d); có 4 cách chọn b và 3 cách chọn c.

Theo quy tắc nhân có: 2 . 4 . 4 . 3 = 96 (số)

Vậy có tất cả: 96 + 60 = 156 (số).

Chọn C.


Câu 31:

Tìm x, biết 8x3 – 72x = 0

Xem đáp án

8x3 – 72x = 0

8x(x2 − 9) = 0

TH1: 8x = 0

 x = 0.

TH2: x2 – 9 = 0

 x = 3 hoặc x = −3.

Vậy các giá trị của x là 0; 3; −3.


Câu 32:

Có 2 người làm xong công việc trong 10 ngày. Hỏi muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người?

Xem đáp án

10 ngày gấp 5 ngày số lần là: 10 : 5 = 2 (lần)

Muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày cần số người là: 2 × 2 = 4 (người)

Đáp số : 4 người.


Câu 33:

Nhà bếp dự trữ đủ lượng gạo cho 45 người ăn trong 6 ngày. Nếu có 54 người ăn số gạo đó thì số ngày ăn sẽ giảm đi bao nhiêu ngày (biết rằng suất ăn của mỗi người là như nhau).

Xem đáp án

1 người ăn số gạo đó trong số ngày là: 45 × 6 = 270 (ngày)

54 người ăn thì số gạo đó ăn trong số ngày là: 270 : 54 = 5 (ngày)

Số ngày giảm đi khi có 54 người ăn là: 6 – 5 = 1 (ngày)

Đáp số: 1 ngày.


Câu 34:

Tìm số nguyên dương n, biết: 16 ≤ 8n ≤ 64.

Xem đáp án

Ta có 16 ≤ 8n ≤ 64.

Suy ra 24 ≤ 23n ≤ 26.

Do đó 4 ≤ 3n ≤ 6 mà n là số nguyên dương nên n = 2.


Câu 35:

Tìm x, biết (3x + 2)(x − 1) – 3(x + 1)(x −2) = 4.

Xem đáp án

(3x + 2)(x − 1) – 3(x + 1)(x −2) = 4

3x2 – 3x + 2x −2 – 3x2 + 6x – 3x + 6 = 4

2x = 0

x = 0

Vậy x = 0.


Câu 36:

Cho (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ dây cung AM của (O) và dây cung AN của (O’) sao cho AM vuông góc với AN.

a) Chứng minh OM // O’N.

b) Xác định vị trí của AM và AN để diện tích tứ giác OMNO’ lớn nhất.

Xem đáp án
Cho (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ dây cung AM của (O) và dây cung (ảnh 1)

a) • Vì OM = OA = R nên tam giác OMA cân tại O.

Do đó \[{\widehat {O'}_1} = 180^\circ - 2.{\widehat A_1}\].

• Vì O’N = O’A = R’ nên tam giác O’NA cân tại O’.

Do đó \[{\widehat {O'}_1} = 180^\circ - 2.{\widehat A_2}\].

Lại có: \({\widehat A_1} + {\widehat A_2} + \widehat {MAN} = 180^\circ \)\(\widehat {MAN} = 90^\circ \).

Suy ra \({\widehat A_1} + {\widehat A_2} = 90^\circ \)

Ta có \({\widehat O_1} + {\widehat {O'}_1} = 180^\circ - 2.{\widehat A_1} + 180^\circ - 2.{\widehat A_2}\)

\( = 360^\circ - 2.\left( {{{\widehat A}_1} + {{\widehat A}_2}} \right)\)\( = 360^\circ - 2.90^\circ = 180^\circ \).

Mà đây là cặp góc trong cùng phía bù nhau.

Do đó OM // O’N.

b) Gọi H là hình chiếu vuông góc của O lên O’N.

Vì OM // O’N nên tứ giác OMNO’ là hình thang.

Do đó \({S_{OMNO'}} = \frac{{\left( {OM + O'N} \right).OH}}{2}\)\( = \frac{{\left( {R + R'} \right).OH}}{2}\)

\( \le \frac{{\left( {R + R'} \right).OO'}}{2}\)\( = \frac{{\left( {R + R'} \right).\left( {R + R'} \right)}}{2}\)\( = \frac{{{{\left( {R + R'} \right)}^2}}}{2}\).

Dấu “=” xảy ra khi H ≡ O’ hay OO’ vuông góc với O’N, OO’ vuông góc OM.


Câu 37:

Tính 56 : 54 + 23 . 22 − 12017.

Xem đáp án

56 : 54 + 23 . 22 − 12017

= 56 − 4 + 23 + 2  − 1

= 52 + 25  − 1

= 25 + 32 – 1 = 56.


Câu 38:

Cho các số thực dương x, y, z thỏa mãn điều kiện x + y + z = 4 và xy + yz + zx = 5. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: P = \(\left( {{x^3} + {y^3} + {z^3}} \right)\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right)\).

Xem đáp án

Từ giả thiết ta có \(\left\{ \begin{array}{l}y + z = 4 - x\\yz = 5 - x\left( {4 - x} \right)\end{array} \right.\) 

Suy ra (4 – x)2 ≥ 4[5 − x(4 − x)] 3x− 8x + 4 ≤ 0 \(\frac{2}{3}\) ≤ x ≤ 2.

Mặt khác (x3 + y3 + z3) = (x + y + z).(x2 + y2 + z2 – xy – yz – zx) + 3xyz

= 4((x + y + z)− 3(xy + yz + zx)) + 3xyz = 4 + 3xyz

Suy ra P = \(\left( {4 + 3xyz} \right)\frac{{xy + yz + zx}}{{xyz}}\)\( = \frac{{20}}{{xyz}} + 15\) \( = \frac{{20}}{{{x^3} - 4{x^2} + 5x}} + 15\) 

Xét hàm f(x) = x− 4x+ 5x trên \(\left[ {\frac{2}{3};2} \right]\) ta có

f '(x) = 3x2 - 8x + 5, f '(x) = 0 x = 1, x = \(\frac{5}{3}\)

và f(1) = f(2) = 2, \(f\left( {\frac{2}{3}} \right) = \frac{{50}}{{27}}\); \(f\left( {\frac{5}{3}} \right) = \frac{{50}}{{27}}\)

Suy ra 0 < f(x) ≤ 2 với mọi x  \(\left[ {\frac{2}{3};2} \right]\).

Do đó P ≥ 25

Dấu “=” xảy ra khi x = 2, y = z = 1 hoặc các hoán vị.

Vậy giá trị nhỏ nhất của P là 25, đạt được khi x = 2, y = z = 1 hoặc các hoán vị.


Câu 39:

Cho x, y, z là các số thực thỏa mãn điều kiện xy + 2(yz + xz) = 5. Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức S = 3(x2 + y2) + 4z2.

Xem đáp án

Có xy + 2(yz + xz) = 5 nên xy + 2yz + 2xz = 5

Có (x – y)2 = x2 – 2xy + y2 ≥ 0, x, y. Do đó x2  + y2 ≥ 2xy, x, y.

Suy ra \(\frac{1}{2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) \ge xy\), x, y (1).

Tương tự: y2 + z2 ≥ 2yz, y, z (2)

và x2 + z2 ≥ 2xz, x, z. (3)

Cộng từng vế của (1), (2), (3), ta được:

\(\frac{1}{2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + {y^2} + {z^2} + {x^2} + {z^2} \ge xy + 2yz + 2zx\), x, y, z

\( \Leftrightarrow \frac{3}{2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + 2{z^2} \ge xy + 2yz + 2zx\), x, y, z

\( \Leftrightarrow \frac{3}{2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + 2{z^2} \ge 5\), x, y, z

\( \Leftrightarrow \)3(x2 + y2) + 4z2 ≥ 10, x, y, z.

Dấu đẳng thức xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}x = y = z\\xy + 2\left( {yz + zx} \right) = 5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = y = z\\5{x^2} = 5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = y = z\\{x^2} = 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \)x = y = z = 1 hoặc x = y = z = −1.

Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức S = 3(x2 + y2) + 4z2 là 10 khi x = y = z = 1 hoặc x = y = z = −1.


Câu 40:

Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh M, N, P, Q cùng nằm trên một đường tròn.

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Gọi M, N, P (ảnh 1)

MN, NP, PQ, QM lần lượt là đường trung bình tam giác ABC, BCD, ACD, ABD.

Do đó MN // AC; NP // BD; PQ // AC; QM // BD.

Mà AC BD nên MN NP; PQ QM.

Do đó \(\widehat {MNP} + \widehat {PQM} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \).

Vậy tứ giác MNPQ nội tiếp (đpcm)


Câu 41:

Chứng minh rằng 76 + 75 – 74 chia hết cho 11.

Xem đáp án

Có 76 + 75 – 74 = 74.(72 + 7 – 1) = 74.(49 + 7 – 1) = 74.55 = 74.5.11

Vậy 76 + 75 – 74 chia hết cho 11.


Câu 42:

Cô Hoa mua 5 kg gạo hết 85 000 đồng. Hỏi:

a) Mỗi ki--gam gạo như vậy bao nhiêu tiền?

b) Bác Hiền mua 4 kg gạo như thế thì bác Hiền phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?

Xem đáp án

a) Mỗi ki-lô-gam gạo hết số tiền là:

85 000 : 5 = 17 000 (đồng)

b) Bác Hiền mua 4 kg gạo cần trả số tiền là:

17 000 x 4 = 68 000 (đồng)

Đáp số: a) 17 000 đồng;

   b)  68 000 đồng.


Câu 43:

Cho x, y, z là ba số dương. Chứng minh \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} \ge \frac{9}{{x + y + z}}\).

Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cô si cho ba số dương, ta có:

\(x + y + z \ge 3\sqrt[3]{{xyz}}\); \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} \ge 3\sqrt[3]{{\frac{1}{{xyz}}}}\)

Từ đó \(\left( {x + y + z} \right)\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z}} \right) \ge 3.\sqrt[3]{{xyz}}.3.\sqrt[3]{{\frac{1}{{xyz}}}} = 9\).

Do đó \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} \ge \frac{9}{{x + y + z}}\).

Vậy \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} \ge \frac{9}{{x + y + z}}\).


Câu 44:

Tìm tất cả các số tự nhiên n để G = n2 − 14n − 256 là số chính phương.

Xem đáp án

Đặt n2 – 14n – 256 = a2 (a ℕ)

n2 – 14n – 256 = a2 \( \Leftrightarrow \) (n – 7)2 – a2 = 305 \( \Leftrightarrow \)(n – 7 – a)(n – 7 + a) = 305 = 1.305 = 61.5.

Vì n + a – 7 > n – a – 7 nên ta xét các trường hợp sau:

TH1: \(\left\{ \begin{array}{l}n - a - 7 = 1\\n + a - 7 = 305\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}n = 160\\a = 152\end{array} \right.\)\(\)(TM)

TH2: \(\left\{ \begin{array}{l}n - a - 7 = - 305\\n + a - 7 = - 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}n = - 146\\a = 152\end{array} \right.\) (loại)

TH3: \(\left\{ \begin{array}{l}n - a - 7 = 5\\n + a - 7 = 61\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}n = 40\\a = 28\end{array} \right.\)\(\)      (TM)

TH3: \(\left\{ \begin{array}{l}n - a - 7 = - 61\\n + a - 7 = - 5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}n = - 26\\a = 28\end{array} \right.\)\(\) (loại).

Vậy n = 40; n = 160.


Câu 45:

Cho x + y = 2 và x2 + y2 = 10. Tính giá trị của biểu thức x3 + y3.

Xem đáp án

Ta có x + y = 2 \( \Rightarrow \) x2 + 2xy + y2 = 4

\( \Rightarrow \) 2xy = 4 – (x2 + y2) = 4 – 10 = −6

\( \Rightarrow \) xy = −3.

Lại có (x + y)3 = x3 + 3x2y + 3xy2 + y3

\( \Rightarrow \) x3 + y3 = (x + y)3 – 3xy(x + y)

Vậy x3 + y3 = 23 −3. (−3).2 = 8 + 18 = 26.


Câu 46:

Viết các số (0,25)8 và (0,125)4 dưới dạng các lũy thừa với cơ số 0,5.

Xem đáp án

(0,25)8 = [(0,5)2]8 = (0,5)2.8 = (0,5)16.

(0,125)4 = [(0,5)3]4 = (0,5)3.4 = (0,5)12.


Câu 47:

Cho hai biểu thức \(A = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 3}}\)\(B = \frac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x - 3}} - \frac{{3x + 9}}{{x - 9}}\) với x ≥ 0; x ≠ 9.

1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 16.

A. \(\frac{{16}}{7}\);

B. \(\frac{7}{4}\);

C. \(\frac{4}{7}\);

D. \(\frac{{16}}{{19}}\).

2) Rút gọn A + B ta được:

A. \(\frac{3}{{\sqrt x + 3}}\);

B. \(\frac{3}{{\sqrt x - 3}}\);

C. \(\frac{1}{{\sqrt x + 3}}\);

D. \(\sqrt x + 3\).

Xem đáp án

1) Đáp án đúng là: C

Thay x = 16 (TMĐK) vào biểu thức A, ta được

\(A = \frac{{\sqrt {16} }}{{\sqrt {16} + 3}} = \frac{4}{{4 + 3}} = \frac{4}{7}\).

Vậy khi x = 16 thì \(A = \frac{4}{7}\).

2) Đáp án đúng là: A

Ta có\(A + B = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 3}} + \frac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x - 3}} - \frac{{3x + 9}}{{x - 9}}\)

\( = \frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right) + 2\sqrt x \left( {\sqrt x + 3} \right) - 3x - 9}}{{\left( {\sqrt x + 3} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}\)

\( = \frac{{x - 3\sqrt x + 2x + 6\sqrt x - 3x - 9}}{{\left( {\sqrt x + 3} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}\)

\( = \frac{{3\sqrt x - 9}}{{\left( {\sqrt x + 3} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}\)\( = \frac{{3\left( {\sqrt x - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt x + 3} \right)\left( {\sqrt x - 3} \right)}}\)

\( = \frac{3}{{\sqrt x + 3}}\).


Câu 48:

Cho các số thực x, y thỏa mãn đẳng thức:

\(\left( {x + \sqrt {2006 + {x^2}} } \right)\left( {y + \sqrt {2006 + {y^2}} } \right) = 2006.\) Chứng minh x + y = 0.

Xem đáp án

Từ giả thiết ta có:

\(\left( {x - \sqrt {2006 + {x^2}} } \right)\left( {x + \sqrt {2006 + {x^2}} } \right)\left( {y + \sqrt {2006 + {y^2}} } \right) = \left( {x - \sqrt {2006 + {x^2}} } \right)\)\( \Leftrightarrow \left( {{x^2} - \left( {2006 + {x^2}} \right)} \right)\left( {y + \sqrt {2006 + {y^2}} } \right) = \left( {x - \sqrt {2006 + {x^2}} } \right)\)\( \Leftrightarrow - \left( {y + \sqrt {2006 + {y^2}} } \right) = \left( {x - \sqrt {2006 + {x^2}} } \right)\)          (1)

Tương tự ta có: \( - \left( {x + \sqrt {2006 + {x^2}} } \right) = \left( {y - \sqrt {2006 + {y^2}} } \right)\)                 (2)

Cộng vế với vế của (1) và (2) ta được và rút gọn ta được:

x – y = x + y \( \Leftrightarrow \) x + y = 0.


Câu 49:

Tìm số tự nhiên x thỏa mãn “12 chia hết cho x và x > 4” .

Xem đáp án

Vì 12 chia hết cho số tự nhiên x nên x là ước của 12.

Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.

Mà x > 4 nên x {6; 12}.


Câu 50:

Tìm x, biết (15 + x) : 3 = 315 : 312

Xem đáp án

(15 + x) : 3 = 315 : 312

(15 + x) : 3 = 33  

15 + x = 33 . 3  

15 + x = 81  

        x = 81 − 15  

        x = 66.

Vậy x = 66.  


Câu 51:

So sánh 221 và 535.

Xem đáp án

Ta có 21 < 35 nên 221 < 235.

Lại có 2 < 5 nên 235 < 535.

Do đó 221 < 235 < 535.

Vậy 221 < 535.


Bắt đầu thi ngay