IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 66)

  • 11780 lượt thi

  • 66 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong phép chia hết có số chia là 48 và thương là 6. Nếu vẫn lấy số đó chia cho 4 thì đc thương mới là bao nhiêu?
Xem đáp án

Ta gọi số bị chia đó là x, ta có:

x : 48 = 6

x = 6 × 48

x = 288.

Số chia mới là 4, vậy ta có:

288 : 4 = 72.

Đáp số: 72


Câu 3:

Một căn phòng hình vuông có diện tích 16 \({m^2}\) được lát nền bởi các viên gạch loại 50 × 50 cm. Tính số gạch tối thiểu để lát nền căn phòng đó.

Xem đáp án

Diện tích 1 viên gạch hình vuông là:

50 × 50 =2 500 cm2

Đổi 2 500 cm2 = 0,25 m2

Số viên gạch tối thiểu để lát nền căn phòng đó là:

16 : 0,25 = 64 (viên)

Đáp số: 64 viên


Câu 4:

Người ta lát sàn một căn phòng hình vuông có cạnh 8 m bằng những mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80 cm, chiều rộng 20 cm. Hỏi cần bao nhiêu mảnh gỗ để lát kín sàn căn phòng đó?

Xem đáp án

Diện tích căn phòng là:

8 × 8 = 64 (m2)

Đổi 64 m2 = 640 000 cm2

Diện tích một mảnh gỗ:

80 × 20 = 1600 (cm2)

Số mảnh gỗ dùng để lát sàn căn phòng đó là:

640 000 : 1 600 = 400 (mảnh)

Đáp số: 400 mảnh gỗ.


Câu 5:

Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a 28 và a 32

Xem đáp án

Số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 và a 28 và a 32

Do đó a là BCNN(28, 32)

Phân tích các số ra thừa số nguyên tố:

28 = 22 × 7

32 = 25

Ta thấy thừa số nguyên tố chung là 2; thừa số nguyên tố riêng là 7

Số mũ lớn nhất của 2 là 5, số mũ lớn nhất của 7 là 1

Nên a = BCNN(28, 32) = 25 × 7 = 224

Vậy số tự nhiên a cần tìm là 224.


Câu 6:

Một số tự nhiên a khác 0 nhỏ nhất thỏa mãn a 12 và a 36

Xem đáp án

a 12 và a 36 nên a là bội chung của 12 và 36.

Mà a là số tự nhiên khác 0 nhỏ nhất nên a chính là BCNN(12, 36).

Ta có: BCNN(12, 36) = 36 (vì 36 12).

Vậy số tự nhiên a cần tìm làm 36.


Câu 7:

Cho biểu thức \(M = \frac{{{x^4} + 2}}{{{x^6} + 1}} + \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} - \frac{{{x^2} + 3}}{{{x^4} + 4{x^2} + 3}}\)

1. Rút gọn M

2. Tìm x để M ≥ 1

3. Tìm GTLN của biểu thức M

Xem đáp án

1.

\(M = \frac{{{x^4} + 2}}{{{x^6} + 1}} + \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} - \frac{{{x^2} + 3}}{{{x^4} + 4{x^2} + 3}}\)

\( = \frac{{{x^4} + 2}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}} + \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} - \frac{{{x^2} + 3}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^2} + 3} \right)}}\)

\( = \frac{{{x^4} + 2 + \left( {{x^2} - 1} \right)\left( {{x^2} + 1} \right)}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}} - \frac{1}{{{x^2} + 1}}\)

\( = \frac{{{x^4} + 2 + {x^4} - 1 - {x^4} + {x^2} - 1}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}}\)

\( = \frac{{{x^2}}}{{{x^4} - {x^2} + 1}}\)

2.

M ≥ 1

\(\frac{{{x^2}}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} \ge 1\)

\({x^2} \ge {x^4} - {x^2} + 1\)

\({x^4} - 2{x^2} + 1 \le 0\)

\({\left( {{x^2} - 1} \right)^2} \le 0\)

\({x^2} - 1 = 0\)

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1(tm)\\x = - 1(tm)\end{array} \right.\)

Vậy x = 1 và -1

3. \(\)\(M = \frac{{{x^2}}}{{{x^4} - {x^2} + 1}}\)

Mx4 – Mx2 + M = x2

Mx4 – (M + 1)x2 + M = 0

(M + 1)2 – 4M2 ≥ 0

M2 + 2M + 1 – 4M2 ≥ 0

3M2 – 2M – 1 ≤ 0

(3M2 + 1)(M – 1) ≤ 0

M ≤ 1

Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức M bằng 1 khi và chỉ khi x = 1.


Câu 8:

Một lớp học có 40 học sinh trong đó có 30 học sinh giỏi toán, 25 học sinh giỏi giỏi tiếng việt, 2 học sinh không giỏi môn nào. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi cả toán và tiếng việt?

Xem đáp án

Số học sinh học giỏi ít nhất 1 môn toán hoặc tiếng việt là:

40 – 2 = 38 (học sinh)

Nếu mỗi bạn chỉ thích 1 môn thì có tất cả số học sinh là:

30 + 25 = 55 (học sinh)

Vậy thì thừa ra số học sinh chính là số học sinh giỏi cả toán và tiếng việt là:

55 – 38 = 17 (học sinh)

Đáp số: 17 học sinh


Câu 9:

Một lớp học có 40 học sinh, trong đó \(\frac{1}{2}\) số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, \(\frac{3}{4}\) số học sinh còn lại đạt danh hiệu học sinh khá, còn lại là học sinh đạt danh hiệu trung bình. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh đạt danh hiệu học sinh trung bình?

Xem đáp án

Số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi

\(40 \times \frac{1}{2} = 20\)(học sinh)

Số học sinh còn lại sẽ là:

40 – 20 = 20 (học sinh)

Số học sinh đạt danh hiệu khá là:

\(20 \times \frac{3}{4} = 15\)(học sinh)

Số học sinh đạt danh hiệu trung bình là:

20 – 15 = 5 (học sinh)

Đáp số: 15 học sinh


Câu 10:

Tìm ba số tự nhiên liên tiếp biết tổng của ba số đó là 84.

Xem đáp án
Tìm ba số tự nhiên liên tiếp biết tổng của ba số đó là 84 (ảnh 1)

Ba lần số thứ nhất là:

84 – (1 + 1 + 1) = 81

Số thứ nhất là:

81 : 3 =27

Số thứ hai và thứ ba là: 28 và 29

Vậy ba số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 84 lần lượt là 27; 28; 29


Câu 11:

Tìm bốn số tự nhiên liên tiếp ,biết tổng của bốn số là 2014

Xem đáp án

Số thứ nhất là: \[\;\;\frac{{\;\left( {2014{\rm{ }} - {\rm{ }}1 - {\rm{ }}2{\rm{ }} - {\rm{ }}3} \right)}}{4} = 502\]

Số thứ hai là: 502 + 1 = 503

Số thứ ba là: 503 + 1 = 504

Số thứ tư là: 504 + 1 = 505

 Đáp số: Số thứ nhất: 502; Số thứ hai: 503; Số thứ ba: 504; Số thứ tư: 505


Câu 13:

Chứng minh \({\left( {{x^2} + {y^2}} \right)^2} - {\left( {2xy} \right)^2} = {\left( {x + y} \right)^2}{\left( {x - y} \right)^2}\)

Xem đáp án

\({\left( {{x^2} + {y^2}} \right)^2} - {\left( {2xy} \right)^2} = {\left( {x + y} \right)^2}{\left( {x - y} \right)^2}\)

Ta có \({\left( {{x^2} + {y^2}} \right)^2} - {\left( {2xy} \right)^2} = \left( {{x^2} + {y^2} + 2xy} \right)\left( {{x^2} + {y^2} - 2xy} \right)\)

= (x + y)2 (x – y)2


Câu 14:

Tìm x để biểu thức \(\sqrt {5 - 2x} \) có nghĩa
Xem đáp án

Biểu thức \(\sqrt {5 - 2x} \) có nghĩa khi

5 – 2x ≥ 0

5 ≥ 2x

  \(x \le \frac{5}{2}\)

Vậy với \(x \le \frac{5}{2}\) thì biểu thức đã cho có nghĩa.


Câu 15:

Tìm x để biểu thức \(\frac{1}{{\sqrt {3x - 2} }}\) có nghĩa.

Xem đáp án

\(\frac{1}{{\sqrt {3x - 2} }}\) có nghĩa khi \(\left\{ \begin{array}{l}\sqrt {3x - 2} \ne 0\\3x - 2 \ge 0\end{array} \right.\)

Khi đó 3x – 2 > 0

x > \(\frac{2}{3}\)

Vậy với x > \(\frac{2}{3}\) thì biểu thức đã cho có nghĩa.


Câu 16:

Cho dãy các số chẵn liên tiếp: 2; 4; 6; 8; ... Hỏi số 1994 là số thứ bao nhiêu trong dãy?

Xem đáp án

Khoảng cách giữa hai số liên tiếp là 4 – 2 = 2

Giả sử 1994 là số cuối cùng của dãy. Khi đó số thứ tự của 1994 trong dãy cũng là số các số của dãy 2; 4; 6; 8… 1994. Ta có: (1994 – 2) : 2 + 1 = 997

Vậy trong dãy trên, số 1994 là số thứ 997 của dãy.


Câu 17:

Cho dãy số 1; 4; 7; 10; 13 … Số 298 là số thứ bao nhiêu của dãy?

Xem đáp án

Khoảng cách giữa hai số liên tiếp là 4 – 1 = 3

Giả sử 298 là số cuối cùng của dãy. Khi đó số thứ tự của 298 trong dãy cũng là số các số của dãy 1; 4; 7…; 298.

Ta có: (298 – 1) : 3 + 1 = 100

Vậy trong dãy trên, số 298 là số thứ 100 của dãy.


Câu 18:

Chiếc bánh trung thu nhân tròn ở giữa. Hãy cắt 4 lần thành 12 miếng. Nhưng nhớ điều kiện các miếng bằng nhau và lần cắt nào cũng qua giữa bánh.

Xem đáp án

Lần 1: cắt chéo từ trái qua phải

Lần 2: cắt chéo từ phải qua trái

Lần 3: cắt từ trên xuống

Lần 4: cắt phải qua trái


Câu 19:

Cho dãy số: 1; 1; 2; 4; 7; 13; 24; . . .

Tìm số hạng thứ 10 của dãy số.

Xem đáp án

Ta thấy: số liền trước và số liền sau là một tổng.

Cụ thể: 1 + 1 = 2, 1 + 1 + 2 = 4

Tương tự: Muốn tính số hạng thứ 10 ta tính lần lượt từng tổng.

Số hạng thứ 8 là:

7 + 13 + 24 = 44

Số hạng thứ 9 là:

13 + 24 + 44 = 81

Số hạng thứ 10 là:

24 + 44 + 81 = 149

Đáp số: 149 là số hạng thứ 10


Câu 20:

Tìm số hạng thứ 300 của dãy: 1; 3; 7; 13; 21; 31; ...

Xem đáp án

Nhận xét:

Số thứ nhất: 1 = 1 + 0 × 1

Số thứ hai: 3 = 1 + 1 × 2

Số thứ ba: 7 = 1 + 2 × 3

Số thứ tư: 13 = 1 + 3 × 4

Số thứ năm: 21 = 1 + 4 × 5

Số thứ sáu: 31 = 1 + 5 × 6

Quy luật: Mỗi số đều bằng tổng của 1 và tích của số thứ tự của nó nhân với số liên trước số thứ tự của nó

Vậy số thứ 300 là: 1 + 300 × 299 = 89 701


Câu 21:

Giải phương trình nghiệm nguyên 12x2 + 6xy + 3y2 = 28(x + y).

Xem đáp án

12x2 + 6xy + 3y2 = 28(x + y)

3y2 + 2y(3x – 14) + 12x2 – 28 = 0 (1)

Ta xem (1) là phương trình bậc hai ẩn y thì (1) có nghiệm nguyên khi ∆’ là số chính phương

Ta có: ∆’ = (3x – 14)2 – 3(12x2 – 28x) = –27x2 + 196 (2)

–27x2 + 196 = k2

Ta có k2 ≥ 0; 27x2 ≤ 196; x2 ≤ 7.

Mà x là số thực nên x {0; ±1; ±2}.

Lần lượt thử các giá trị của x vào (2) ta có:

Với x = 0 thì ∆ = 196 = 142 (thỏa mãn) nên khi đó phương trình (1) trở thành 3y2 – 28y = 0

Với x = ±1 thì ∆’ = 169 = 132 (thỏa mãn) nên khi đó

x = 1, phương trình (1) trở thành 3y2 – 22y – 16 =0

\(\left[ \begin{array}{l}y = 8(tm)\\y = \frac{{ - 2}}{3}(ktm)\end{array} \right.\)

Với x = −1, phương trình (1) trở thành 3y2 – 34y + 40 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}y = 10(tm)\\y = \frac{4}{3}(ktm)\end{array} \right.\)

Với x = ± 2 thì ∆ = 88 (không thỏa mãn) nên khi đó không cho y là số nguyên.

Vậy cặp nghiệm nguyên (x; y) thỏa mãn là {(0; 0), (1; 8), (−1; 10)}.


Câu 22:

Người ta cần 4 phút để cưa 1 khúc gỗ thành 2 phần. Biết rằng thời gian mỗi lần cưa gỗ là như nhau, hỏi cần bao nhiêu phút để cưa khúc gỗ đó thành 3 phần?

Xem đáp án

Nếu một khúc gỗ mà vừa đủ chia 3 phần thì chỉ cần 8 phút

Vì cưa 2 lần là sẽ được 3 khúc rồi

Vậy thời gian để cưa được 3 khúc là:

4 × 2 = 8 (phút)


Câu 23:

. Để cưa một khúc gỗ làm 3 đoạn người ta cần 12 phút. Hỏi để cưa khúc gỗ đó thành 4 đoạn thì cần bao nhiêu phút?

Xem đáp án

1 khúc gỗ cưa được 4 phút vì 12 : 3 =4

4 × 4 = 16 (phút)

Vậy cần 16 phút để của gỗ thành 4 đoạn.


Câu 26:

Rút gọn biểu thức sau: A = 1 + 3 + 32 + 33 + … + 399 + 3100.

Xem đáp án

A = 1 + 3 + 32 + 33 + … + 399 + 3100

Ta có 3A = 3 + 32 + 33 + … + 399 + 3100 + 3101

Khi đó:

3A – A = 3 + 32 + 33 + … + 399 + 3100 + 3101 – (1 + 3 + 32 + 33 + … + 399 + 3100)

= 3101 – 1

Suy ra: 2A = 3101 – 1

\(A = \frac{{{3^{101}}{\rm{ }}--{\rm{ }}1}}{2}\)

Vậy \(A = \frac{{{3^{101}}{\rm{ }}--{\rm{ }}1}}{2}\)


Câu 27:

Rút gọn biểu thức sau:

B = 2100 – 299  + 298 – 297 + … – 23 + 22 – 2 + 1
Xem đáp án

B = 2100 – 299  + 298 – 297 + … – 23 + 22 – 2 + 1

Ta có

2B = 2101 – 2100  + 299 – 298 + … – 23 – 22 + 2

Khi đó

2B + B = (2101 – 2100  + 299 – 298 + … – 23 – 22 + 2) + (2100 – 299  + 298 – 297 + … – 23 + 22 – 2 + 1)

Suy ra: B = (2101 + 1) : 3

Vậy B = (2101 + 1) : 3.


Câu 28:

Một xưởng may trong 4 ngày may được 260 cái áo.hỏi với mức làm như thế muốn may được 585 cái áo thì xưởng đó phải làm trong bao nhiêu ngày?

Xem đáp án

Số cái áo may được trong một ngày là:

260 : 4 = 65 (cái)

Số ngày may 585 cái áo hết là:

585 : 65 = 9 (ngày)

Đáp số: 9 ngày


Câu 29:

Một xưởng may trong 5 ngày may được 260 cái quần. Hỏi với mức làm như thế, muốn may 468 cái quần thì xưởng đó phải may trong bao nhiêu ngày?

Xem đáp án

1 ngày may được số cái quần là :

260 : 5 = 52 (cái quần)

Làm 468 cái quần thì phải làm trong số ngày là:

468 : 52 = 9 (ngày)

Đáp số : 9 ngày


Câu 30:

Cho A = 3 × 3 × 3 × 3… × 3 × 3 (tích này có 2013 chữ số 3). Hỏi tích này tận cùng là chữ số nào?

Xem đáp án

Ta thấy: 3 × 3 × 3 × 3 = 81, tích của 4 chữ số 3 cho chữ số tận cùng bằng chữ số 1.

Vì 2013 : 4 được thương là 503 (chữ số 1) và dư 1 (1 chữ số 3)

Vậy tích A có chữ số tận cùng là 3


Câu 31:

Tích sau tận cùng bằng chữ số nào?

8 × 18 × 28 × 38 ×… × 198
Xem đáp án

Số thừa số của tích này là: (198 – 8) : 10 + 1 = 20 (số hạng) (1)

Ta thấy tích 4 thừa số có tận cùng là 8 có tận cùng là 6. Vì có 20 thừa số ta kết hợp được 5 nhóm mỗi nhóm có 4 thừa số, tích mỗi nhóm này có chữ số tận cùng là 6. Vậy kết quả của tích trên có chữ số tận cùng là 6.


Câu 32:

Một con dốc có góc nghiêng 30° so với mặt đất, đỉnh dốc có độ cao 500 m. Một người di chuyển xuống từ đỉnh con dốc một khoảng 150 m thì người ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất ?

Xem đáp án
Một con dốc có góc nghiêng 30° so với mặt đất, đỉnh dốc có độ cao 500 m. Một người  (ảnh 1)

Con dốc là CA với đỉnh dốc là điểm A. Mặt đất là CB. Tính độ cao người so với mặt đất chính

Vì con dốc nghiêng 30 độ với mặt đất nên \(\widehat {CAB} = 30^\circ \)

Người di chuyển xuống con dốc và hiện tại ở vị trí điểm D

Xét tam giác ACB vuông tại B có: AB = 500 m ; \(\widehat {CAB} = 30^\circ \)

 AC = 2AB = 2 × 500 = 1 000 (m )

AD = 1 000 – 150 = 850 (m)

Tam giác DCH vuông tại H có: \(\widehat {CDH} = 30^\circ \)

DH = \(\frac{1}{2}\)DC = 850 : 2 = 425 (m)

Đáp số: độ cao là 425 m.


Câu 33:

So sánh: –230 và –320

Xem đáp án

Ta có 230 = 810 và 320 = 910

Vì 810 < 910

Nên 230 < 320

Vậy −230 > −320       


Câu 34:

So sánh: 224 và 316

Xem đáp án

\[\begin{array}{*{20}{l}}{{2^{24}}\; = {\rm{ }}{{\left( {{2^3}} \right)}^8}\; = {\rm{ }}{8^8}\;;{\rm{ }}{3^{16}}\; = {\rm{ }}{{\left( {{3^2}} \right)}^8}\; = {\rm{ }}{9^8}}\\{V\`i {\rm{ }}{8^8}\; < {\rm{ }}{9^8}\;}\end{array}\]

224 = (23)8 = 88

316 = (32)8 = 98

Vậy 224 < 316


Câu 35:

Cho (O; R) và 3 dây AB, AC, AD; gọi M và N là lần lượt là hình chiếu của B trên các đường thẳng AC, AD. Chứng minh MN ≤ 2R

Xem đáp án
Cho (O; R) và 3 dây AB, AC, AD; gọi M và N là lần lượt là hình chiếu của B  (ảnh 1)

\[\widehat {BMC} = \widehat {BND} = 90^\circ ,\widehat {BCM} = \widehat {BDN}\]

∆BMC ∆BND (g.g)

\[\frac{{BM}}{{BC}} = \frac{{BN}}{{BD}}\]\(\widehat {MBN} = \widehat {CDB}\)

∆BMC ∆BND (g.c.g)

\[\frac{{MN}}{{CD}} = \frac{{BN}}{{BD}} \le \frac{{BD}}{{BD}} = 1\]

MN ≤ CD

Ta thấy CD là một dây của đường tròn (O; R) nên CD ≤ 2R

Do đó MN ≤ 2R. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi N trùng D và CD là đường kính của (O).

Tứ giác ABCD là hình chữ nhật. Từ đó suy ra vị trí của 3 dây AB, AC, AD.


Câu 36:

Tính giá trị biểu thức: 12000 – (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3).

Xem đáp án

12 000 – (1 500 . 2 + 1 800 . 3 + 1 800 . 2 : 3)

= 12 000 – (3 000 + 5 400 + 3 600 : 3)

= 12 000 – (3 000 + 5 400 + 1 200)

= 12 000 – 9 600 = 2400


Câu 37:

Tìm x biết: 2 . 3x – 1 = 54

Xem đáp án

2 . 3x – 1 = 54

3x – 1 = 54 : 2

3x – 1 = 27

3x – 1 = 33

x – 1 = 3

x = 3 + 1

x = 4

Vậy x = 4


Câu 38:

Tìm x biết: 39 + (31 – x) = 70

Xem đáp án

39 + (31 – x) = 70

31 – x = 70 – 39

31 – x = 31

x = 31 – 31

x = 0

Vậy x = 0


Câu 39:

Tìm x biết: 2 . 3x = 10 . 312 + 8 . 274

Xem đáp án

2.3x = 10.312 + 8 . 274

2.3x = 10.312 + 8 . (33)4

2.3x = 10.312 + 8 . 312

2.3x = 18 . 312

3x = 9 . 312

3x = 32 . 312

3x = 314

x = 14

Vậy x = 14


Câu 40:

Trung bình mỗi người ăn hết 3 kg gạo trong một ngày. Vậy đội công nhân cần số ki-lô-gam gạo cho 120 người ăn trong 10 ngày là:

Xem đáp án

Đội công nhân trong một ngày ăn hết số ki-lô-gam gạo là:

3 × 120 = 360 (kg)

Vậy trong 10 ngày đội công nhân đó ăn hết số ki-lô-gam gạo là:

360 × 10 = 3 600 (kg)

Đáp số: 3 600 kg gạo.


Câu 41:

Điền đáp án đúng vào ô trống:

3 m 40 cm + 4 m 24 cm – 5 m 69 cm = … m … cm.

Xem đáp án

Ta có:

3 m 40 cm + 4 m 24 cm – 5 m 69 cm

= 3 m + 40 cm + 4 m + 24 cm – (5 m + 69 cm)

= (3 m + 4 m – 5 m) + (40 cm + 24 cm – 69 cm)

= 2 m + 64 cm – 69 cm

= 200 cm + 64 cm – 69 cm
= 195 cm

= 1 m 95 cm

Vậy số cần điền là: 1 và 95.


Câu 42:

Thực hiện phép tính

{[(52 . 23) – 72 . 2) : 2]} . 6 – 7 . 25
Xem đáp án

{[(52 . 23) – 72 . 2) : 2]} . 6 – 7 . 25

= {[(25 . 8) 49 . 2] : 2} . 6 7 . 32

= [(200 98) : 2] . 6 224

= (102 : 2) . 6 224 

= 51 . 6 224

= 306  224 = 82


Câu 43:

Điền đáp án vào chỗ trống:

5 tạ 23 yến =
Xem đáp án

5 tạ 23 yến

= 500 kg 230 kg

= 730kg

Vậy 5 tạ 23 yến = 730 kg


Câu 44:

Điền đáp án vào chỗ trống:

2 tấn 3 tạ =
Xem đáp án

2 tấn 3 tạ

= 2000 kg 300 kg

= 2300 kg

Vậy 2 tấn 3 tạ = 2300 kg


Câu 45:

Tìm x: 5x . 53 =125

Xem đáp án

5x . 53 =125

5x + 3 = 53

x + 3 = 3

x = 0

Vậy x = 0


Câu 46:

7 người làm xong 5 công việc phải hết 50 ngày. Hỏi 10 người muốn làm xong 10 công việc như thế thì phải cần bao nhiêu ngày? (mức làm của mỗi người như nhau).

Xem đáp án

7 người làm 1 công việc trong số ngày là:

50 : 5 = 10 (ngày)

7 người làm 10 công việc trong số ngày là:

10 × 10 = 100 (ngày)

1 người làm 10 công việc trong số ngày là:

100 × 7 = 700 (ngày)

10 người làm 10 công việc trong số ngày là:

700 : 10 = 70 (ngày)

Đáp số: 70 ngày


Câu 47:

Tìm x:

7x – x = 521 : 519 + 3 . 22 – 70

Xem đáp án

7x – x = 521 : 519 + 3 . 22 – 70

(7 – 1)x = 52 + 3 . 4 – 1

6x = 25 + 12 – 1

6x = 36

x = 6

Đáp số: x = 6


Câu 48:

8 người đóng xong 500 viên gạch mất 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch trong bao lâu (biết năng suất mỗi người đều như nhau)

Xem đáp án

Thời gian 1 người đóng 500 viên gạch là:

4 × 8 = 32 (giờ)

Thời gian 1 người đóng 1 000 viên gạch là:

32 × (1000 : 500) = 64 (giờ)

Thời gian 16 người đóng 1 000 viên gạch là:

64 : 16 = 4 (giờ) 

Đáp số: 4 giờ


Câu 49:

Tính giá trị biểu thức sau : 2a-5ba-3b  vi ab=34
Xem đáp án

Ta có: \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4} \Rightarrow a = \frac{{3b}}{4}\) (1)

Thay (1) vào biểu thức: \(\frac{{2a - 5b}}{{a - 3b}}\)

Ta được:

\(\frac{{2a - 5b}}{{a - 3b}}\)\( = \frac{{2\frac{{3b}}{4} - 5b}}{{\frac{{3b}}{4} - 3b}}\)

\[ = \frac{{\frac{{6b}}{4} - \frac{{20b}}{4}}}{{\frac{{3b}}{4} - \frac{{12b}}{4}}}\]\[ = \frac{{\frac{{ - 14b}}{4}}}{{\frac{{ - 9b}}{4}}}\]

\[ = \frac{{14b}}{{9b}}\]\[ = \frac{{14}}{9}\]

Vậy giá trị của biểu thức: \(\frac{{2a - 5b}}{{a - 3b}} = \frac{{14}}{9}\) với \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\).


Câu 50:

Tính tổng: S = 1 – 3 + 32 – 33 + ... + 399 – 3100

Xem đáp án

Ta có: S = 1 – 3 + 32 – 33 + ... + 399 – 3100

3S = 3 – 32 + 33 34 + ... + 3100 – 3101

3S + S = (3 – 32 + 33 34 + ... + 3100 – 3101) + (1 – 3 + 32 – 33 + ... + 399 – 3100)

4S = 1 – 3100

\(S = \frac{{1 - {3^{100}}}}{4}\)

Vậy \(S = \frac{{1 - {3^{100}}}}{4}\)


Câu 51:

Cho 2x2 + 2y2 = 5xy. Tính giá trị của \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\).

Xem đáp án

Ta có

2x2 + 2y2 = 5xy

2x2 – 5xy + 2y2 = 0

(2x – y)(x – 2y) = 0

2x = y hoặc 2y = x

\( \Rightarrow E = \frac{{x + 2x}}{{x - 2x}} = - 3\)hoặc \(E = \frac{{2y + y}}{{2y - y}} = 3\)


Câu 52:

Cho hình thang vuông ABCD tại A và D. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AD, BC. Chứng minh:

a) ∆AFD cân tại F.

b) \(\widehat {BAF} = \widehat {CDF}\).

Xem đáp án
Cho hình thang vuông ABCD tại A và D. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AD (ảnh 1)

a) Ta có EF là đường trung bình của hình thang ABCD

EF // AB

Suy ra EF AD.

Khi đó EF vừa là trung tuyến vừa là đường cao của tam giác AFD (đpcm)

Vậy tam giác AFD cân tại F.

b) Tam giác AFD cân tại F nên \(\widehat {EAF} = \widehat {EDF}\).

Suy ra \(\widehat {FAB} = \widehat {CDF}\).


Câu 53:

Hãy cho biết tất cả bao nhiêu số có 2 chữ số khác nhau.

Xem đáp án

Các số có hai chữ số ta viết thành dãy: 10, 11, 12, ..., 99

Số hạng của dãy là

(99 – 10) + 1 = 90 (số)

Trong dãy trên có 9 số có hai chữ số giống nhau là 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99

Số có hai chữ số khác nhau là

90 – 9 = 81 (số)

Đáp số: 81 số.


Câu 54:

Cho hình dưới, biết: \(\widehat {EBA} = \widehat {BDC}\)

a) Trong hình vẽ có bao nhiêu tam giác vuông? Hãy kể tên các tam giác đó.

b) Cho biết AE = 10 cm, AB = 15 cm, BC = 12 cm. Hãy tính độ dài các đoạn thẳng CD, BE, BD và ED (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

Cho hình dưới, biết: góc RBA = góc BDC a) Trong hình vẽ có bao nhiêu tam giác  (ảnh 1)
Xem đáp án
Cho hình dưới, biết: góc RBA = góc BDC a) Trong hình vẽ có bao nhiêu tam giác  (ảnh 2)

a)

+ ∆ABE vuông tại A.

+ ∆BCD vuông tại C.

+ Ta có: \({\widehat B_3} + {\widehat D_1} = 90^\circ \)

Mà \({\widehat D_1} = {\widehat B_1}\) ( giả thiết)

Suy ra: \({\widehat B_3} + {\widehat B_1} = 90^\circ \)

\( \Rightarrow {\widehat B_2} = 180^\circ - \left( {{{\widehat B}_3} + {{\widehat B}_1}} \right) = 90^\circ \)

Vậy ∆BED vuông tại B.

Vậy có 3 tam giác vuông là ∆ABE, ∆BCD, ∆BED.

b)

+ Áp dụng định lý Py-ta-go trong ∆ABE vuông tại A ta có:

EB2 = AE2 + AB2 = 102 + 152 = 325

\( \Rightarrow 5\sqrt {13} \approx 18\) cm

+ Xét ∆ABE và ∆CDB có:

\(\widehat A = \widehat C = 90^\circ \)

\({\widehat B_1} = {\widehat D_1}\)

Suy ra: ∆ABE  ∆ADB (g.g).

\( \Rightarrow \frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{BE}}{{BD}} = \frac{{EA}}{{BC}}\)

\( \Rightarrow \frac{{15}}{{CD}} = \frac{{5\sqrt {13} }}{{DB}} = \frac{{10}}{{12}}\)

CD = 18; DB = \(6\sqrt {13} \) ≈ 21,6 cm

+ Áp dụng định lý Py – ta - go trong ∆EBD vuông tại B ta có:

ED2 = EB2 + BD2

\( = {\left( {5\sqrt {13} } \right)^2} + {\left( {6\sqrt {13} } \right)^2} = 793\)

ED ≈ 28,2 cm

Vậy BE ≈ 18 cm; CD = 18 cm; BD ≈ 21,6 cm; ED ≈ 28,2 cm


Câu 55:

Bố sinh con năm 30 tuổi năm nay tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của con hiện tại.

Xem đáp án
Bố sinh con năm 30 tuổi năm nay tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của con hiện (ảnh 1)

Theo sơ đồ, hiệu số phần :

4 – 1 = 3 (phần)

Tuổi bố hiện nay là:

30 : 3 × 4 = 40 (tuổi)

Tuổi con hiện nay là:

40 : 4 = 10 (tuổi)

Đáp số: tuổi con hiện tại là 10 tuổi.


Câu 56:

Một bếp ăn tập thể dự trữ gạo đủ cho 85 người ăn trong 18 ngày. Sau đó vì có them người đến ăn nên số gạo chỉ đủ ăn trong 15 ngày. Hỏi có bao nhiêu người đến ăn thêm. (Biết mức ăn của mỗi người là như nhau)
Xem đáp án

Số người ăn hết số gạo đó trong một ngày là:

85 × 18 = 1530 (người)

Trong 15 ngày thì có số người ăn hết là:

1530 : 15 = 102  (người)

Có số người đến thêm là :            

102 – 85 = 17 (người)

Đáp số: 17 người.


Câu 58:

Có 8 hình lập phương, mỗi hình có cạnh bằng 2 cm. Xếp 8 hình đó thành 1 hình lập phương lớn. Tìm diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương lớn.

Xem đáp án

8 hình lập phương ta xếp thành hình lập phương lớn bao gồm có 2 tầng mỗi tầng có 4 hình lập phương nhỏ

Cạnh của hình lập phương nhỏ là 2 nên cạnh của hình lập phương lớn là :

2 × 2 = 4 (cm)

Diện tích xung quanh là :

4 × 4 × 4 = 64 (cm2)

Diện tích toàn phần là:

4 × 4 × 6 = 96 (cm2)

Thể tích là:

4 × 4 × 4 = 64 (cm2)

 Đáp số: Diện tích xung quanh là 64; Diện tích toàn phần là 96; Thể tích là 64


Câu 60:

Em có một số kẹo, em cho bạn 1/3 số kẹo, em ăn 3 cái thì còn đúng 3 cái. Hỏi lúc đầu em có bao nhiêu cái kẹo?
Xem đáp án

Em còn số kẹo là :

3 + 3 = 6 (cái kẹo)

Lúc đầu e có số kẹo là :

\[6{\rm{ }}:{\rm{ }}\frac{1}{3}{\rm{ }} = {\rm{ }}18\](cái kẹo)

 Đáp số: 18 cái kẹo


Câu 61:

Mẹ có một số kẹo. Mẹ cho Huy \(\frac{1}{3}\) số kẹo; cho Tuấn \(\frac{1}{5}\) số kẹo.

a) Mẹ cho hai bạn bao nhiêu phần số kẹo?

b) Mẹ còn bao nhiêu phần số kẹo?

Xem đáp án

a) Mẹ cho 2 bạn số phần số kẹo là:
\(\frac{1}{3} + \frac{1}{5} = \frac{8}{{15}}\) (số kẹo)

b) Mẹ còn số phần số kẹo là:
\(1 - \frac{8}{{15}} = \frac{7}{{15}}\)(số kẹo)

Đáp số: a) \(\frac{8}{{15}}\) số kẹo;

   b) \(\frac{7}{{15}}\) số kẹo.


Câu 62:

Tìm hai số biết rằng tổng của chúng gấp 5 lần hiệu của chúng và tích của chúng gấp 4 008 lần hiệu của chúng.

Xem đáp án

Coi hiệu của hai số là 1 phần thì tổng của chúng là 5 phần.

Do đó số lớn là (5 + 1) : 2 = 3 (phần)

Số bé là: 3 1 = 2 (phần)

Tích của hai số là: 2 × 3 = 6 (phần)

Mà tích hai số là 4008 nên giá trị một phần là : 4 008 : 6 = 668

Số bé là: 668 × 2 = 1 336

Số lớn là: 668 × 3 = 2 004

Đáp số: số bé là 1 336; số lớn là 2 004.


Câu 63:

Có 3 số tự nhiên mà tổng của chúng có chữ số tận cùng là 6 , tích của chúng có chữ số tận cùng là 5 không ?

Xem đáp án

Tổng chúng có tận cùng là 6: có 2 trường hợp:

TH1:3 số đó gồm 2 số lẻ, một số chẵn

TH2: 3 số đó đều là số chẵn

Suy cho cùng thì tích của chũng vẫn là số chẵn và ko thể có tận cùng là 0.


Câu 64:

Cứ 1 tạ hạt tươi đem phơi khô thì khối lượng hạt đó giảm đi 15 kg. Hỏi có 200 kg hạt tươi đó đem đem phơi khô thì được bao nhiêu ki-lô-gam hạt khô?

Xem đáp án

đổi 1 tạ = 100 kg

cứ 100  kg  hạt tươi đem phơi khô thì  thu được số kg hạt khô là :

100 – 15 = 85 (kg)

vì 200 kg gấp 2 lần 100 kg nên 

Số kg hạt khô thu được từ 200 kg hạt tươi là :

85 × 2 = 170 (kg)

Đáp số: 170 kg.


Câu 65:

cứ 200 kg hạt tươi khi đi phơi khô nhẹ đi 5 kg hỏi nếu đem phơi khô 1 tấn hạt tươi thì còn bao nhiêu hạt tươi?

Xem đáp án

Đổi: 1 tấn = 1 000 kg

1 000 kg gấp 200 kg số lần là:

1 000 : 200 = 5 (lần)

khi phơi khô thì 200 kg hạt tươi còn nặng là:

200 – 5 = 195 (kg)

phơi 1 tấn hạt tươi thì còn nặng số kg là:

195 × 5 = 975 (kg)

Đáp số: 975 kg.


Câu 66:

Vân cao 96cm, Nam cao 134cm. Chiều cao của Hà là trung bình cộng số đo chiều cao của Vân và Nam. Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

Xem đáp án

Tổng chiều cao của Vân và Nam là:

96 + 134 = 230 (cm)

Chiều cao của Hà là :

230 : 2 = 115 (cm)

Đáp số: 115 cm.


Bắt đầu thi ngay