Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án ( Phần 17)

  • 10386 lượt thi

  • 53 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một đơn vị bộ đội dự trữ gạo đủ cho 150 người ăn trong 20 ngày. Nhưng sau đó lại có thêm một số bộ đội chuyển đến nên số ngày ăn hết số gạo dự trữ giảm đi 8 ngày. Hỏi có bao nhiêu bộ đội mới chuyển đến?

Xem đáp án

Coi số gạo mỗi người ăn một ngày là một suất gạo.

Đơn vị bộ đội đó chuẩn bị số suất gạo là: 150 × 20 = 3000 (suất).

Thực tế đơn vị đã ăn trong tổng số ngày là: 20 – 8 = 12 (ngày).

Tổng số bộ đội là: 3000 : 12 = 250 (người).

Số người đã chuyển đến là: 250 – 150 = 100 (người).

Đáp số: 100 người.


Câu 2:

Mùng 1 tháng 1 năm 2015 là thứ 5. Hỏi ngày mùng 1 tháng 1 năm 2016 là thứ mấy?

Xem đáp án

Vì 2015 không chia hết cho 4 nên năm 2015 là năm có 365 ngày.

1 tuần có 7 ngày.

365 : 7 = 52 dư 1.

Suy ra 1 năm có 52 tuần và dư 1 ngày.

Do đó nếu mùng 1 tháng 1 năm 2015 là thứ năm thì ngày 31 tháng 12 năm 2015 cũng là thứ 5.

Vậy mùng 1 tháng 1 năm 2016 là thứ 6.


Câu 3:

Số bị chia hơn số chia 60 đơn vị. Nếu giảm số chia đi một nửa thì thương mới là 32. Tìm số bị chia và số chia lúc đầu.

Xem đáp án

Nếu giảm số chia đi một nửa thì thương tăng lên 2 lần, do đó thương lúc đầu là:

32 : 2 = 16.

Coi số bị chia là 16 phần thì số chia là 1 phần như thế.

Hiệu số phần bằng nhau là: 16 – 1 = 15 (phần).

Số bị chia là: 60 : 15 × 16 = 64.

Số chia là: 60 : 15 × 1 = 4.

Đáp số: Số bị chia: 64;

              Số chia: 4.


Câu 4:

Tuổi của An trước đây 3 năm bằng 13 tuổi của An sau 3 năm nữa. Tính tuổi của An hiện nay.

Xem đáp án

Hiệu số tuổi của An 3 năm trước và 3 năm sau là: 3 + 3 = 6 (tuổi).

Tuổi của An 3 năm sau là: 6 : (3 – 1) × 3 = 9 (tuổi).

Tuổi của An hiện nay là: 9 – 3 = 6 (tuổi).

Đáp số: 6 tuổi.


Câu 5:

Tuổi em bằng 12 tuổi anh, tuổi anh bằng 14 tuổi bố, tổng số tuổi của em và bố là 36 tuổi. Tính tuổi mỗi người.

Xem đáp án

Tuổi em bằng: 12×14=18 (tuổi bố).

Tuổi em là: 36 : (1 + 8) × 1 = 4 (tuổi).

Tuổi bố là: 36 : (1 + 8) × 8 = 32 (tuổi).

Tuổi anh là: 14×32=8 (tuổi).

Đáp số: Tuổi em: 4 tuổi;

           Tuổi anh: 8 tuổi;

           Tuổi bố: 32 tuổi.


Câu 6:

Giải hệ phương trình 3x2=2y+1y3y2=2x+1x
Xem đáp án

Vì vế trái của mỗi phương trình đều không âm và điều kiện ở vế phải của mỗi phương trình là x0y0 nên ta có x>0y>0

Hệ phương trình đã cho tương đương với: 3x2y=2y2+13y2x=2x2+1       12

Trừ (1) cho (2) vế theo vế, ta được: 3xy(x – y) = –2(x2 – y2).

3xy(x – y) + 2(x + y)(x – y) = 0.

(x – y)(3xy + 2x + 2y) = 0 (*)

Vì x > 0, y > 0 nên 3xy + 2x + 2y > 0.

Khi đó (*) tương đương với: x = y.

Thế x = y vào (1), ta được: 3y3 = 2y2 + 1.

3y3 – 2y2 – 1 = 0.

y = 1 (nhận).

Với x = y, ta có: x = y = 1 (nhận).

Vậy tập nghiệm của hệ phương trình đã cho là: S = {(1; 1)}.


Câu 7:

Tính nhanh: 413 – (113 + 523) + 823.
Xem đáp án

Ta có 413 – (113 + 523) + 823

= (413 – 113) – 523 + 823

= 300 + 300

= 600.


Câu 8:

Đội văn nghệ của một trường có 48 nam và 72 nữ về một huyện để biểu diễn. Muốn phục vụ đồng thời tại nhiều địa điểm, đội dự định chia thành các tổ gồm cả nam và nữ, số nam được chia đều vào các tổ, số nữ cũng vậy.

Có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu tổ?

Khi đó mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?

Xem đáp án

Giả sử đội văn nghệ chia được nhiều nhất là k tổ (k ℕ*).

Vì số nam được chia đều vào các tổ nên 48 k hay k Ư(48)   (1)

Vì số nữ được chia đều vào các tổ nên 72 k hay k Ư(72)    (2)

Từ (1), (2), suy ra k ƯC(48, 72).

Mà k là số lớn nhất nên k = ƯCLN(48, 72).

Ta có 48 = 24.3 và 23.32.

Suy ra ƯCLN(48, 72) = 23.3 = 24.

Do đó k = 24.

Vậy có thể chia được nhiều nhất thành 24 tổ.

Khi đó mỗi tổ có 48 : 24 = 2 (nam) và 72 : 24 = 3 (nữ).


Câu 9:

Tìm ước chung của 16 và 30.

Xem đáp án

Ta có 16 = 24 và 30 = 2.3.5.

Lập tích các thừa số chung, mỗi thừa số lấy số mũ nhỏ nhất, ta được: 2.

Suy ra ƯCLN(16, 30) = 2.

Vậy ƯC(16, 30) = {1; 2}.


Câu 10:

Hiện nay tổng số tuổi của bố, mẹ và con là 66. Sau 10 năm nữa thì tổng số tuổi của hai mẹ con hơn tuổi của bố là 8 và tuổi mẹ bằng ba lần tuổi con. Tính số tuổi của mỗi người hiện nay.

Xem đáp án

Chọn B

Tổng số tuổi của ba người sau 10 năm nữa là: 66 + 10 . 3 = 96 (tuổi).

Tuổi của bố sau 10 năm nữa là: (96 – 8) : 2 = 44 (tuổi).

Tuổi của bố hiện nay là: 44 – 10 = 34 (tuổi).

Tổng số tuổi của hai mẹ con sau 10 năm nữa là: 96 – 44 = 52 (tuổi).

Tuổi của con sau 10 năm nữa là: 52 : (3 + 1) . 1 = 13 (tuổi).

Tuổi của con hiện nay là: 13 – 10 = 3 (tuổi).

Tuổi của mẹ hiện nay là: 66 – 34 – 3 = 29 (tuổi).

Vậy hiện nay bố 34 tuổi; mẹ 29 tuổi và con 3 tuổi.


Câu 11:

Tìm các bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400.
Xem đáp án

Ta có 15 = 3.5 và 25 = 52.

Suy ra BCNN(15, 25) = 3.52 = 75.

Do đó BC(15, 25) = B(75) = {0; 75; 150; 225; 300; 375; 450; 525; ...}.

Vậy các bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400 là: {0; 75; 150; 225; 300; 375}.


Câu 12:

Tìm x, biết: (4x – 1)10 = (4x – 1)8.
Xem đáp án

Ta có (4x – 1)10 = (4x – 1)8.

(4x – 1)10 – (4x – 1)8 = 0.

(4x – 1)8.[(4x – 1)2 – 1] = 0.

4x18=04x121=04x1=04x114x1+1=0x=144x4x2=0x=14x=04x2=0x=14x=0x=12

Vậy x14;0;12


Câu 13:

Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải số đó ta được số lớn hơn số phải tìm 230 đơn vị.

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là ab¯ (a, b ℕ và 0 < a ≤ 9; 0 ≤ b 9).

Khi ta viết thêm chữ số 5 vào bên phải số cần tìm thì số mới gấp 10 lần số cũ và 5 đơn vị.

Khi ta viết thêm chữ số 5 vào bên phải số cần tìm thì ta được số lớn hơn số phải tìm 230 đơn vị.

Suy ra hiệu của số mới và số cũ là 230.

ab5¯ab¯=230ab¯×10+5ab¯=230ab¯×9=2305=225ab¯=225:9=25

 

Vậy số cần tìm là 25.


Câu 14:

Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải số đó ta được số lớn hơn số phải tìm 176 đơn vị.

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là ab¯ (a, b ℕ và 0 < a ≤ 9; 0 ≤ b ≤ 9).

Khi ta viết thêm chữ số 5 vào bên phải số cần tìm thì số mới gấp 10 lần số cũ và 5 đơn vị.

Khi ta viết thêm chữ số 5 vào bên phải số cần tìm thì ta được số lớn hơn số phải tìm 176 đơn vị.

Suy ra hiệu của số mới và số cũ là 176.

ab5¯ab¯=176ab¯×10+5ab¯=176ab¯×9=1765=171ab¯=171:9=19

 

Vậy số cần tìm là 19.


Câu 15:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CD. Chứng minh rằng: AB2 + BC2 + AC2 = BD2 + 2AD2 + 3CD2.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CD. Chứng minh rằng: AB2 + BC2 + AC2 = BD2 + 2AD2 + 3CD2. (ảnh 1)

Áp dụng định lí Pytago cho tam giác ACD vuông tại D: AD2 + CD2 = AC2   (1)

AD2 + CD2 = AB2 (do tam giác ABC cân tại A nên AB = AC)    (2)

Áp dụng định lí Pytago cho tam giác DBC vuông tại D: BD2 + CD2 = BC2    (3)

Lấy (1) + (2) + (3) vế theo vế, ta được: BD2 + 2AD2 + 3CD2 = AB2 + BC2 + AC2.

Vậy ta có điều phải chứng minh.


Câu 16:

Xác định a, b để A = x3 – 5bx + 2a chia hết cho B = (x + 2)2.
Xem đáp án

Ta có B = (x + 2)2 = x2 + 4x + 4.

Lại có A = x3 – 5bx + 2a = x(x2 + 4x + 4) – 4x2 – 4x – 5bx + 2a

= x(x2 + 4x + 4) – 4(x2 + 4x + 4) + 12x + 16 – 5bx + 2a

= (x – 4)(x2 + 4x + 4) + x(12 – 5b) + 16 + 2a

= (x – 4)B + x(12 – 5b) + 16 + 2a.

Từ đây suy ra A chia cho B dư (12 – 5b)x + 16 + 2a.

Để A chia hết cho B thì đa thức dư phải bằng 0, với mọi x.

125b=016+2a=0b=125a=8

Vậy a = –8 và  thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 17:

Tìm a, b, c để f(x) = 2x4 + ax2 + bx + c chia hết cho x + 2 và f(x) chia cho x2 – 1 dư x.
Xem đáp án

Theo đề, ta có f(x) = 2x4 + ax2 + bx + c chia hết cho x + 2 và f(x) chia cho x2 – 1 dư x.

fx=x+2q1xfx=x21q2x+xf2=0f1=1f1=14a2b+c+32=0a+b+c+2=1ab+c+2=1a=283b=1c=223

Vậy a=283;b=1;c=223thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 18:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) có AH là đường cao. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Gọi S là giao điểm của BC, DE. M là trung điểm của BC. Chứng minh SH2 + AM2 = SM2.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) có AH là đường cao. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Gọi S là giao điểm của BC, DE. M là trung điểm của BC. Chứng minh SH2 + AM2 = SM2. (ảnh 1)

Tam giác ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến.

Suy ra AM = MB = MC.

Tứ giác ADHE, có: DAE^=ADE^=AEH^=90°

Suy ra tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

Xét ∆ADE và ∆EHA, có:

AD = EH (ADHE là hình chữ nhật);

DAE^=AEH^=90°

AE chung.

Do đó ∆ADE = ∆EHA (c.g.c).

Suy ra ADE^=AHE^ (cặp góc tương ứng).

ADE^=SDB^ (đối đỉnh).

Do đó SDB^=AHE^

Vì vậy SDB^+90°=AHE^+90°

Suy ra SDB^+BDH^=AHE^+BHA^

Do đó SDH^=SHE^

Xét ∆SHD và ∆SEH, có:

DSH^ chung;

SDH^=SHE^ (chứng minh trên).

Do đó ΔSHDΔSEH(g.g).

Suy ra SHSE=SDSH

Vì vậy SH2 = SE.SD   (1)

Ta có AHE^=SCE^ (cùng phụ với HAC^).

SDB^=AHE^ (chứng minh trên).

Suy ra SDB^=SCE^

Xét ∆SBD và ∆SEC, có:

DSB^ chung;

SDB^=SCE^ (chứng minh trên).

Do đó ΔSBDΔSEC(g.g).

Suy ra SBSE=SDSC

Vì vậy SB.SC = SD.SE    (2)

Từ (1), (2), suy ra SH2 = SB.SC = (SM – MC)(SM + MC).

= SM2 – MC2 = SM2 – AM2.

Vậy SH2 + AM2 = SM2 (điều phải chứng minh).


Câu 19:

Có bao nhiêu phân số thập phân có tử số là 3, lớn hơn 134 và nhỏ hơn 18
Xem đáp án

Nhân cả tử số và mẫu số của hai phân số 13418 với 3, ta được:

 

134=1×334×3=310218=1×38×3=324

 

3102<3101<3100<399<...<325<324 nên 134<3101<3100<399<...<325<18

Mà phân số thập phân là số có mẫu là 10; 100; 1000; ...

Vậy có 1 phân số thập phân thỏa mãn yêu cầu bài toán là 3100


Câu 20:

Đổi ra số thập phân: 1300 kg = ... tấn.
Xem đáp án

Xác định các đơn vị nằm giữa tấn và kg là: tấn, tạ, yến, kg.

Ta có bảng sau:

Tấn

Tạ

Yến

Kg

1

3

0

0

Đề bài yêu cầu đổi sang đơn vị là tấn nên ta đặt dấu phẩy sau số 1.

Vậy 1300 kg = 1,3 tấn.


Câu 21:

Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 0,18 km, chiều rộng bằng 45 chiều dài.

a) Tính diện tích thửa ruộng với đơn vị là m2, ha.

b) Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 100 m2 thu được 65 kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng người ta thu được bao nhiêu tấn thóc?

Xem đáp án

a) Nửa chu vi của thửa ruộng là:

      0,18 : 2 = 0,09 (km).

Chiều rộng của thửa ruộng là:

      0,09 : (4 + 5) × 4 = 0,04 (km).

Chiều dài của thửa ruộng là:

      0,09 : (4 + 5) × 5 = 0,05 (km).

Diện tích của thửa ruộng là:

      0,05 × 0,04 = 0,002 (km2).

Đổi: 0,002 km2 = 0,2 ha = 2000 m2.

b) Số kg thóc người ta thu hoạch được trên cả thửa ruộng là:

      2000 × 65 : 100 = 1300 (kg thóc).

Đổi: 1300 kg = 1,3 tấn.

Đáp số: a) 0,2 ha; 2000 m2;

              b) 1,3 tấn thóc.


Câu 22:

Nếu tăng chiều rộng của một hình chữ nhật thêm 27 090 cm và giữ nguyên chiều dài thì diện tích của nó tăng lên 130 lần. Hỏi chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là bao nhiêu mét biết chu vi của nó là 850 cm.

Xem đáp án

Nửa chu vi của hình chữ nhật ban đầu là: 850 : 2 = 425 (cm).

Gọi chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là a (cm).

Suy ra chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là 425 – a (cm).

Nếu tăng chiều rộng của một hình chữ nhật thêm 27090 cm và giữ nguyên chiều dài thì diện tích của nó tăng lên 130 lần.

Suy ra a × (425 – a + 27 090) = 130 × a × (425 – a).

27 515 – a = 130 × (425 – a).

27 515 – a = 55 250 – 130 × a.

130 × a – a = 55 250 – 27515.

129 × a = 27 735.

a = 27 735 : 129 = 215 (cm).

Đổi: 215 cm = 2,15 m.

Đáp số: 2,15 m.


Câu 23:

Phân tích đa thức thành nhân tử: (xy – 1)2 + (x + y)2.
Xem đáp án

Ta có (xy – 1)2 + (x + y)2

= x2y2 – 2xy + 1 + x2 + 2xy + y2

= (x2y2 + y2) + (x2 + 1)

= y2(x2 + 1) + (x2 + 1)

= (x2 + 1)(y2 + 1).


Câu 25:

Chứng minh rằng trong 9 người bất kì luôn tìm được 3 người đôi một quen nhau hoặc 4 người đôi một không quen nhau.

Xem đáp án

Xét người A bất kì trong 9 người.

Khi đó A quen hoặc không quen với mỗi người trong 8 người còn lại.

Do đó theo nguyên lí Dirichlet, tồn tại ít nhất 1+812=4 người quen hoặc không quen A.

Vậy trong 9 người bất kì luôn tìm được 3 người đôi một quen nhau hoặc 4 người đôi một không quen nhau.


Câu 26:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số chia hết cho 2; 3 và 5.
Xem đáp án

Gọi số cần tìm có dạng , (a, b, c, d ℕ, a ≠ 0, 0 ≤ a, b, c, d ≤ 9).

abcd¯ chia hết cho 5 nên d = 0 hoặc d = 5.

abcd¯ chia hết cho 2 nên ta chọn d = 0.

Suy ra d có 1 cách chọn.

abcd¯ chia hết cho 3 nên a + b + c + d = a + b + c là một số chia hết cho 3.

Chọn a có 9 cách chọn, chọn b có 9 cách chọn.

Nếu (a + b) 3 thì c {3; 6; 9}.

Suy ra c có 3 cách chọn.

Nếu (a + b) chia 3 dư 1 thì c {2; 5; 8}.

Suy ra c có 3 cách chọn.

Nếu (a + b) chia 3 dư 2 thì c {1; 4; 7}.

Suy ra c có 3 cách chọn.

Vì vậy ta có 3 cách chọn c.

Vậy ta có tất cả 9.9.3.1 = 243 số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 27:

Cho A = 2 + 22 + 23 + ... + 220. Chứng minh rằng:  A chia hết cho 2.

Xem đáp án

Ta có A = 2 + 22 + 23 + ... + 220.

= 2.(1 + 2 + 22 + ... + 219).

Vì 2 2 nên 2.(1 + 2 + 22 + ... + 219) 2.

Vậy A 2.


Câu 28:

Cho A = 2 + 22 + 23 + ... + 220. Chứng minh rằng: A chia hết cho 3.

Xem đáp án

Ta ghép các số hạng của A thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 4 số hạng, ta được:

A = 2 + 22 + 23 + ... + 220.

= (2 + 22 + 23 + 24) + ... + (217 + 218 + 219 + 220)

= 2.(1 + 2 + 22 + 23) + ... + 217.(1 + 2 + 22 + 23)

= (1 + 2 + 22 + 23)(2 + 25 + 29 + 213 + 217)

= (1 + 2 + 4 + 8)(2 + 25 + 29 + 213 + 217)

= 15.(2 + 25 + 29 + 213 + 217)

Vì 15 3 nên 15.(2 + 25 + 29 + 213 + 217) 3.

Vậy A 3.


Câu 29:

Cho A = 2 + 22 + 23 + ... + 220. Chứng minh rằng: A chia hết cho 5.

Xem đáp án

Vì 15 5 nên 15.(2 + 25 + 29 + 213 + 217) 5.

Vậy A 5.

Câu 30:

Lớp 5A và lớp 5B mua tất cả 86 quyển sách. Nếu lớp 5A chuyển cho lớp 5B 7 quyển và lớp 5B trả lại cho lớp 5A 1 quyển thì hai lớp có số sách bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi lớp mua bao nhiêu quyển sách?

Xem đáp án

Nếu lớp 5A chuyển cho lớp 5B 7 quyển và lớp 5B trả lại cho lớp 5A 1 quyển thì số quyển sách lớp 5A chuyển cho lớp 5B là: 7 – 1 = 6 (quyển).

Khi đó lớp 5A có số quyển sách là: 86 : 2 = 43 (quyển).

Số quyển sách lúc đầu lớp 5A mua là: 43 + 6 = 49 (quyển).

Số quyển sách lúc đầu lớp 5B mua là: 86 – 49 = 37 (quyển).

Đáp số: Lớp 5A: 49 quyển;

              Lớp 5B: 37 quyển.


Câu 31:

Tính nhanh: 42.4+44.6+46.8+...+42008.2010
Xem đáp án

Đặt A=42.4+44.6+46.8+...+42008.2010

=2.22.4+24.6+26.8+...+22008.2010=2.1214+1416+1618+...+1200812010=2.1212010=111005=10041005

Vậy A=10041005


Câu 32:

Tính nhanh: 42.4+44.6+46.8+48.10...+418.20
Xem đáp án

Đặt A=42.4+44.6+46.8+48.10...+418.20

=2.22.4+24.6+26.8+28.10...+218.20=2.1214+1416+1618+18110...+118120=2.12120=1110=910

Vậy A=910


Câu 33:

Tìm x, y ℤ thỏa phương trình x(x2 + x + 1) = 4y(y + 1).
Xem đáp án

Ta có x(x2 + x + 1) = 4y(y + 1).

x3 + x2 + x = 4y2 + 4y.

(x3 + x2) + x + 1 = 4y2 + 4y + 1.

x2(x + 1) + x + 1 = (2y + 1)2.

(x2 + 1)(x + 1) = (2y + 1)2   (*)

Đặt (x2 + 1; x + 1) = d.

(x + 1)(x – 1) – (x2 + 1) d.

x2 – 1 – x2 – 1 d.

–2 d.

Mà vế phải của phương trình (*) là số lẻ nên chỉ xảy ra trường hợp d = ±1.

Do đó (x2 + 1; x + 1) = 1.

Vì vậy x2 + 1 và x + 1 là số chính phương.

Đặt x2 + 1 = a2 (a ℤ).

(a – x)(a + x) = 1.

ax=1a+x=1ax=1a+x=1a=1x=0a=1x=0

x = 0.

Thế x = 0 vào (*), ta được: (2y + 1)2 = 1.

2y+1=12y+1=1y=0y=1

Thử lại, ta thấy (x; y) {(0; 0), (0; –1)} thỏa mãn phương trình ban đầu.

Vậy (x; y) {(0; 0), (0; –1)}.


Câu 34:

Ba mảnh đất hình chữ nhật có cùng chiều dài và có tổng diện tích 92 ha. Tính diện tích mỗi mảnh đất biết chiều rộng của mảnh thứ nhất và mảnh thứ hai tỉ lệ với 2 và 3; chiều rộng mảnh thứ hai và mảnh thứ ba tỉ lệ với 5 và 7.

Xem đáp án

Gọi a, b, c lần lượt là chiều rộng của mảnh thứ nhất, mảnh thứ hai, mảnh thứ ba (a, b, c > 0).

Gọi d là chiều dài của mỗi mảnh đất (d > 0).

Diện tích mảnh thứ nhất là: S1 = d.a.

Diện tích mảnh thứ hai là: S2 = d.b.

Diện tích mảnh thứ ba là: S3 = d.c.

Theo đề, ta có tổng diện tích của ba mảnh đất là 92 ha.

Suy ra S1 + S2 + S3 = 92 hay da + db + dc = 92.

Theo đề, ta có: a2=b3 và b5=c7

Suy ra a10=b15 và b15=c21

Do đó a10=b15=c21

Vì vậy da10=db15=dc21

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

da10=db15=dc21=da+db+dc10+15+21=9246=2

Với da10=2 , ta có: S1 = da = 10.2 = 20.

Với db15=2, ta có: S2 = db = 15.2 = 30.

Với dc21=2, ta có: S3 = dc = 21.2 = 42.

Vậy diện tích mảnh thứ nhất, mảnh thứ hai, mảnh thứ ba lần lượt bằng 20 ha, 30 ha, 42 ha.


Câu 35:

Gấp rưỡi là gấp bao nhiêu?
Xem đáp án

Gấp rưỡi là gấp 1,5 lần hoặc 32 lần.


Câu 36:

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức sau: B = 12x – 8y – 4x2 – y2 + 1.
Xem đáp án

Ta có B = 12x – 8y – 4x2 – y2 + 1

= –(4x2 – 12x + 9) – (y2 + 8y + 16) + 26

= –(2x – 3)2 – (y + 4)2 + 26.

Ta có (2x – 3)2 ≥ 0, x ℝ và (y + 4)2 ≥ 0, y ℝ.

–(2x – 3)2 ≤ 0, x ℝ và –(y + 4)2 ≤ 0, y ℝ.

–(2x – 3)2 – (y + 4)2 ≤ 0, x, y ℝ.

–(2x – 3)2 – (y + 4)2 + 26 ≤ 26, x, y ℝ.

B ≤ 26, x, y ℝ.

Dấu “=” xảy ra 2x3=0y+4=0x=32y=4

Vậy giá trị lớn nhất của B bằng 26 khi và chỉ khi x=32y=4

Câu 37:

Cho biểu thức A=a3+2a21a3+2a2+2a+1

a) Rút gọn biểu thức A.

Xem đáp án

a) A=a3+2a21a3+2a2+2a+1=a3+a2+a21a3+1+2a2+2a=a2a+1+a+1a1a+1a2a+1+2aa+1

=a+1a2+a1a+1a2+a+1=a2+a1a2+a+1


Câu 38:

b) Chứng minh rằng nếu a là số nguyên thì giá trị của biểu thức tìm được của câu a là một phân số tối giản.

Xem đáp án

b) Ta có A=a2+a1a2+a+1=aa+11aa+1+1

Với a nguyên thì a(a + 1) là tích hai số nguyên liên tiếp nên a(a + 1) là số chẵn.

Do đó a(a + 1) – 1 và a(a + 1) + 1 là hai số lẻ liên tiếp.

Vậy A là phân số tối giản (điều phải chứng minh).


Câu 39:

Cho các số thực x, y thỏa mãn x2 + y2 – 4x + 3 = 0. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức M = x2 + y2.

Xem đáp án

Ta có x2 + y2 – 4x + 3 = 0.

x2 – 4x + 4 + y2 – 1 = 0.

(x – 2)2 + y2 = 1   (*)

Đặt x2=ay=b

Khi đó (*) tương đương với: a2 + b2 = 1.

a2 = 1 – b2 ≤ 1.

–1 ≤ a ≤ 1.

Ta có M = (a + 2)2 + b2 = a2 + b2 + 4a + 4.

= 1 + 4a + 4 = 5 + 4a.

Ta có –1 ≤ a ≤ 1.

–4 ≤ 4a ≤ 4.

1 ≤ 4a + 5 ≤ 9.

1 ≤ M ≤ 9.

Dấu “=” xảy ra a=1a=1

Với a = 1, ta có: b2 = 1 – a2 = 0 b = 0.

Với a = 1, b = 0, ta có: x = 3, y = 0.

Với a = –1, ta có: b2 = 0 b = 0.

Với a = –1, b = 0, ta có: x = 1, y = 0.

Vậy Mmax = 9 khi và chỉ khi (x, y) = (3; 0) và Mmin = 1 khi và chỉ khi (x; y) = (1; 0).


Câu 40:

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Vẽ đường tròn tâm K đường kính OB.

a) Chứng tỏ hai đường tròn (O) và (K) tiếp xúc nhau.

Xem đáp án
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Vẽ đường tròn tâm K đường kính OB. a) Chứng tỏ hai đường tròn (O) và (K) tiếp xúc nhau. (ảnh 1)

a) Ta có OB là đường kính của đường tròn (K).

Suy ra OK + KB = OB.

Do đó OK = OB – KB (đường nối tâm).

Vậy hai đường tròn (O) và (K) tiếp xúc nhau.


Câu 41:

b) Vẽ dây BD của đường tròn (O) (BD khác đường kính), dây BD cắt đường tròn (K) tại M. Chứng minh KM // OD.

Xem đáp án

b) Ta có OMB^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (K)).

Ta có OB = OD = R.

Suy ra tam giác OBD cân tại O.

Mà OM là đường cao của tam giác OBD.

Do đó OM cũng là đường trung tuyến của tam giác OBD.

Vì vậy M là trung điểm của BD.

Mà K là trung điểm của OB (đường tròn tâm K có OB là đường kính).

Suy ra MK là đường trung bình của tam giác OBD.

Vậy MK // OD.


Câu 42:

Cho tam giác ABC vuông tại A, B^=30°. Chứng minh rằng AC=12BC
Xem đáp án
cho tam giác abc vuông tại a, b=30độ. chứng minh ac=1/2 bc (ảnh 1)

Tam giác ABC vuông tại A: C^=90°B^=90°30°=60°

Gọi M là trung điểm của BC.

Tam giác ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến.

Suy ra AM=MB=MC=12BC

Do đó tam giác AMC cân tại M.

Mà ACM^=60°

Do đó tam giác AMC đều.

Vì vậy AC = MC.

MC=12BC (chứng minh trên).

Vậy AC=12BC


Câu 43:

Các học sinh của một lớp học gồm 45 nam và 35 nữ được xếp ra thành một hàng ngang. Chứng minh rằng trong hàng đó luôn tìm được hai học sinh nam mà ở giữa họ có 8 người đứng xen vào.

Xem đáp án

Lớp học đó có tất cả 45 + 35 = 80 học sinh.

Đánh số thứ tự các học sinh từ 1 đến 80.

Xét các học sinh có thứ tự là i và i + 9, với 1 ≤ i ≤ 71.

Ta thấy giữa hai học sinh này luôn có đúng 8 học sinh khác.

– Xét 18 học sinh đầu có số thứ tự từ 1 đến 9 và 10 đến 18; 18 học sinh này chia làm 9 cặp.

– Xét 54 học sinh tiếp theo chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 18 học sinh, mỗi nhóm 18 học sinh này chia làm 9 cặp.

– Khi đó 72 học sinh đầu tiên chia làm 9 + 3.9 = 36 cặp, vậy 8 học sinh cuối ghép thành 8 cặp.

Lúc này ta có các cặp học sinh được đánh số thứ tự như sau:

(1; 10), (2; 11), ..., (9; 18).

(19; 28), (20; 29), ..., (27; 36).

(37; 46), (38; 47), ..., (45; 54).

(55; 64), (56; 65), ..., (63; 72).

(64; 73), (65; 74), ..., (71; 80).

Ta thấy có 44 cặp, mỗi cặp 2 học sinh.

Mà lớp học có 45 học sinh nam nên tồn tại ít nhất hai học sinh nam mà ở giữa họ có 8 người đứng xen vào.

Vậy ta có điều phải chứng minh.


Câu 44:

Có bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số lớn hơn 3254.
Xem đáp án

Số tự nhiên bé nhất có bốn chữ số lớn hơn 3254 là 3255.

Các số tự nhiên có bốn chữ số lớn hơn 3254 là các số thuộc dãy số: 3255; 3256; 3257; ...; 9999.

Dãy số trên có số số hạng là: (9999 – 3255) : 1 + 1 = 6745 (số hạng).

Đáp số: 6745 số.


Câu 46:

Khối lớp Năm của một trường tiểu học có 150 học sinh, trong đó có 52% là học sinh gái. Hỏi khối lớp Năm của trường đó có bao nhiêu học sinh trai?

Xem đáp án

Tỉ số phần trăm số học sinh trai và tổng số học sinh của khối lớp 5 là:

100% – 52% = 48%.

Số học sinh trai của khối lớp 5 là:

150 × 48 : 100 = 72 (học sinh).

Đáp số: 72 học sinh.


Câu 47:

Một hình chữ nhật có chiều rộng 16,34 m, chiều dài hơn chiều rộng 8,32 m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Xem đáp án

Chiều dài hình chữ nhật đó là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m).

Chu vi hình chữ nhật đó là: (24,66 + 16,34) × 2 = 82 (m).

Đáp số: 82 m.


Câu 48:

Ngày 9 tháng 5 năm 2010 là ngày chủ nhật. Vậy ngày 18 tháng 6 năm 2010 là thứ mấy?
Xem đáp án

Từ ngày 9 tháng 5 năm 2010 đến ngày 9 tháng 6 năm 2010 có 32 ngày.

Từ ngày 10 tháng 6 năm 2010 đến ngày 18 tháng 6 năm 2010 có 9 ngày.

Suy ra từ ngày 9 tháng 5 năm 2010 đến ngày 18 tháng 6 năm 2010 có 41 ngày.

Mà 41 : 7 = 5 dư 6.

Ta có bảng sau:

Ngày

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ nhật

2

3

4

5

6

0

1

Vậy ngày 18 tháng 6 năm 2010 là thứ 6.


Câu 49:

Số bé nhất có sáu chữ số mà chữ số hàng trăm là 8 và chữ số hàng đơn vị là 3 là:
Xem đáp án

Chọn C

Số bé nhất có sáu chữ số trong đó chữ số hàng trăm là 8 và chữ số hàng đơn vị là 3 thì:

+ Chữ số hàng cao nhất là chữ số bé nhất khác 0 nên chữ số hàng trăm nghìn là 1.

+ Chữ số hàng chục nghìn là chữ số bé nhất nên chữ số hàng chục nghìn là 0.

+ Chữ số hàng nghìn là chữ số bé nhất nên chữ số hàng nghìn là 0.

+ Chữ số hàng trăm là 8.

+ Chữ số hàng chục là chữ số bé nhất nên chữ số hàng chục là 0.

+ Chữ số hàng đơn vị là 3.

Vậy số bé nhất có sáu chữ số mà chữ số hàng trăm là 8 và chữ số hàng đơn vị là 3 là 100 803.


Câu 50:

Tìm hiệu của hai số, biết rằng nếu bớt 354 đơn vị ở số bị trừ và thêm 75 đơn vị vào số trừ thì được hiệu mới bằng 2006.
Xem đáp án

Nếu bớt 354 đơn vị ở số bị trừ và thêm 75 đơn vị vào số trừ thì hiệu giảm số đơn vị là: 354 + 75 = 429 (đơn vị).

Hiệu của hai số là: 2006 + 429 = 2435.

Đáp số: 2435.


Câu 51:

Biết a + 4b chia hết cho 13 (a, b ℕ). Chứng minh rằng 10a + b chia hết cho 13.

Xem đáp án

Ta có a + 4b chia hết cho 13.

Suy ra 10(a + 4b) chia hết cho 13.

Do đó 10a + 40b chia hết cho 13.

Vì vậy 10a + b + 39b chia hết cho 13.

Vì 39 chia hết cho 13 nên 39b chia hết cho 13.

Vậy 10a + b chia hết cho 13.


Câu 52:

Biết rằng 75% của một số là 15. Tìm số đó.
Xem đáp án

Số cần tìm là: 15 : 75 × 100 = 20.

Đáp số: 20.


Câu 53:

Biết rằng 75% của một số là 15. Tìm số đó.
Xem đáp án

Số cần tìm là: 15 : 75 × 100 = 20.

Đáp số: 20.


Bắt đầu thi ngay