Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 44)

  • 10401 lượt thi

  • 174 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho A, B, C nằm trên đường thẳng xy theo thứ tự đó. Vẽ đường tròn (O) đi qua B và C. Từ điểm A, vẽ hai tiếp tuyến AM; AN. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BC và MN.

a) Chứng minh AM2 = AN2 = AB.AC.

b) ME cắt (O) tại I. Chứng minh IN // AB.

c) Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OEF nằm trên 1 đường thẳng cố định khi (O) thay đổi nhưng luôn đi qua B và C.

Xem đáp án
W1llyK!m#5991 (ảnh 1)

a) Ta có AM và AN là hai tiếp tuyến cắt nhau

Nên AM = AN

Lại có: ABC là cát tuyến của (O)

Nên AM2 = AN2 = AB.AC

b) Dễ thấy OA vuông góc với MN tại trung điểm MN

OA vuông góc với MN tại F

Ta có \(\widehat {OMA} = \widehat {ONA} = \widehat {OEA} = \) 90°.

M, N, E đều thuộc đường tròn đường kính OA

EMAB nội tiếp

\(\widehat {EMN} = \widehat {EAN}\)(1)

Gọi Nt là tia đối của tia AN

Ta có (vì Nt là tiếp tuyến) (2)

Từ (1) và (2)

\(\widehat {EAN} = \widehat {INt}\)

IN//AE hay IN//AB

c) Gọi K là giao điểm của BC với MN

Ta có tứ giác OFKE nội tiếp trong đường tròn đường kính OK

Xét ∆AOE và ∆AFK có:

Chung \(\widehat A\)

\(\widehat {AFK} = \widehat {AEO} = 90^\circ \)

∆AOE ∆AKF (g.g)

\(\frac{{AO}}{{AK}} = \frac{{AE}}{{AF}}\)

Suy ra: AK.AE = AF.AO

Mà AF.AO = AM2 = AB.AC

Suy ra: AK.AE = AB.AC không đổi

Vì AK không đổi nên K cố định

Vậy tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OEF là trung điểm của OK cố định.


Câu 2:

Chứng minh rằng 4n3 + 9n2 – 19n – 30 chia hết cho 6 (n ℤ).

Xem đáp án

Đặt A = 4n3 + 9n2 – 19n – 30

+) Nếu n là số lẻ 4n3 chia hết cho 2

(9n2 – 19n) chia hết cho 2 

30 chia hết cho 2

A chia hết cho 2

+) Nếu n là số chẵn 4n3 chia hết cho 2

(9n2 – 19n) chia hết cho 2 

30 chia hết cho 2

A chia hết cho 2

Vậy A luôn luôn chia hết cho 2 với mọi n (1)

TH1: n chia hết cho 3

4n3 chia hết cho 3

9n2 chia hết cho 3

19n chia hết cho 3

Mà 30 chia hết cho 3

A chia hết cho 3

TH2: n chia 3 dư 1

4n3 ≡ 4.13 ≡ 4 ≡ 1 (mod 3)

9n² chia hết cho 3

19n ≡ 19.1 ≡ 1 (mod 3)

30 chia hết cho 3

A ≡ 1 + 0 – 1 – 0 = 0 (mod 3)

A chia hết cho 3

TH3: n chia 3 dư 2

4n3 ≡ 4.23 ≡ 4 . 8 ≡ 32 ≡ 2 (mod 3)

9n2 chia hết cho 3

19n ≡ 19.2 ≡ 38 ≡ 2 (mod 3)

30 chia hết cho 3

A ≡ 2 + 0 – 2 – 0 ≡ 0 (mod 3)

A chia hết cho 3

A luôn luôn chia hết cho 3 với mọi n (2)

Từ (1), (2) A chia hết cho 3.2 = 6 với mọi n (đpcm)


Câu 3:

Bạn An nghĩ ra một số có 3 chữ số biết rằng số đó chia hết cho 18 và các chữ số của nó tỉ lệ với 1, 2, 3 và chữ số tận cùng là số chẵn.

Xem đáp án

Số đó chia hết cho 18 Số đó chia hết cho 2 và 9

Số đó có tận cùng là chữ số chẵn và có tổng các chữ số chia hết cho 9

Chữ số tận cùng chẵn nên chỉ có thể lớn nhất bằng 8; mỗi chữ số còn lại lớn nhất = 9

Tổng các 3 chữ số lớn nhất = 9 + 9 + 8 = 26

Tổng các chữ số chia hết cho 9 chỉ có thể bằng 9 hoặc 18

Gọi 3 chữ số đó là a, b, c

Ta có: \(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3} = \frac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}}\)

Nếu a + b + c = 9 thì ta có: \(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3} = \frac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}} = \frac{9}{6} = \frac{3}{2}\)(loại)

Nếu a + b + c = 18 thì ta có: \(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3} = \frac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}} = \frac{{18}}{6} = 3\)

a = 3.1 = 3; b = 3.2 = 6; c = 3.3 = 9

Vì chữ số tận cùng chẵn nên số cần tìm là 396 hoặc 936.


Câu 4:

Cho dãy số (un) với un = 2n + 3. Dãy số này có phải cấp số cộng không?

Xem đáp án

Ta có: un+1 = 2(n + 1) + 3 = 2n + 5

Xét un+1 – un = 2n + 5 – (2n + 3) = 2

Vậy un là cấp số cộng với công sai d = 2.


Câu 5:

Cho hai tập hợp A = [m – 4; 1], B = (–3; m]. Tính tổng tất cả các giá trị nguyên của m để A B = B.

Xem đáp án

Để A B = B thì

–3 < m – 4 ≤ 1 ≤ m

\(\left\{ \begin{array}{l}m - 4 > - 3\\m \ge 1\\m - 4 \le 1\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}m > 1\\m \ge 1\\m \le 5\end{array} \right.\) 1 < m ≤ 5

Vậy m {2; 3; 4; 5}.

Tổng các giá trị nguyên của m là: 2 + 3 + 4 + 5 = 14.


Câu 6:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD, AB = 2CD). M là 1 điểm nằm trên SC sao cho MS = MC.

a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).

b) Xác định giao điểm K của AM với (SBD), tính \(\frac{{AK}}{{AM}}\).

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD, AB = 2CD). M  (ảnh 1)

a) S là điểm chung của (SAB) và (SCD)

AB // CD; AB (SAB); CD (SCD)

Suy ra (SAB) ∩ (SCD) = Sx // AB // CD

b) Ta có: AM (SAC)

Dễ thấy S (SAC) ∩ (SBD)

Gọi O là giao điểm của AC và BD. Khi đó O AC (SAC), O BD (SBD) nên O (SAC) ∩ (SBD)

Do đó SO = (SAC) ∩ (SBD)

Trong (SAC), gọi K = AM ∩ SO thì K AM, K SO (SBD) nên K = AM ∩ (SBD)

Do AB // CD nên \(\frac{{OC}}{{OA}} = \frac{{CD}}{{AB}} = \frac{1}{2}\)suy ra \(OA = \frac{2}{3}AC,OC = \frac{1}{3}AC\)

Gọi E là trung điểm của OC suy ra ME là đường trung bình của ∆SCO

Suy ra: ME // SO

\(OE = \frac{1}{2}OC = \frac{1}{2}.\frac{1}{3}AC = \frac{1}{6}AC\)

Suy ra: AE = AO + OE = \(\frac{2}{3}AC + \frac{1}{6}AC = \frac{5}{6}AC\)

\(\frac{{AK}}{{AM}} = \frac{{AO}}{{AE}} = \frac{4}{5}\).


Câu 7:

Cho hình chữ nhật ABCD có AB bằng 6 cm BC = 4 cm quay hình chữ nhật đó quanh AB. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ là S1, S2. Tính S1, S2?

Xem đáp án

 Quay hình chữ nhật ABCD quanh AB thì được 1 hình trụ có:

+ Chiều cao bằng AB = 6cm

+ Đáy là đường tròn có bán kính r = BC = 4cm

S1 = 2π.AB.BC = 2.3,14.6.4 = 150, 72 (cm2)

S2 = 2πr2 +2πrh = 2.3,14.42 + 2.3,14.4.6 = 251,2 (cm2).


Câu 8:

Hình thang vuông ABCD có \(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \), AB = AD = 2cm, DC = 4cm. Tính các góc của hình thang.

Xem đáp án
Hình thang vuông ABCD có góc A = góc D = 90 độ, AB = AD = 2cm, DC = 4cm (ảnh 1)

Kẻ BH CD

Ta có: AD CD ( Vì ABCD là hình thang vuông có \(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \))

Suy ra: BH // AD

Hình thang ABHD có hai cạnh bên song song nên HD = AB và BH = AD

AB = AD = 2cm (gt)

BH = HD = 2cm

CH = CD – HD = 4 – 2 = 2 (cm)

Suy ra: Δ∆BHC vuông cân tại H

Do đó: \(\widehat {HBC} = \widehat C\)

Lại có: \(\widehat {HBC} + \widehat C = 90^\circ \)(tính chất tam giác vuông)

\(\widehat C = 45^\circ \)

\[\widehat B + \widehat C = 180^\circ \](2 góc trong cùng phía bù nhau)

\[\widehat B = 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ \].


Câu 9:

cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường tròn tâm O, đường kính BC. Đường tròn (O) cắt AB và AC lần lượt tại M và N.

a) Chứng minh các cung nhỏ BM và CN có số đo bằng nhau.

b) Tính \(\widehat {MON}\) biết \(\widehat {BAC} = 40^\circ \).

Xem đáp án
cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường tròn tâm O, đường kính BC. Đường tròn  (ảnh 1)

a) Ta có OM = OB = ON = OC

Suy ra ∆OBM và ∆OCN cân tại O mà ABC cân tại A nên \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\)

Xét ∆OBM và ∆OCN có:

OM = ON

\(\widehat {MBO} = \widehat {NCO}\)

BO = OC

Suy ra: ∆OBM = ∆OCN (c.g.c)

Suy ra: \(\widehat {MOB} = \widehat {NOC}\)(đpcm)

b) Vì ABC cân tại A nên \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \left( {180^\circ - 40^\circ } \right):2 = 70^\circ \)

nên \(\widehat {MOB} = \widehat {NOC} = 70^\circ \)

\(\widehat {MON} = 180^\circ - \left( {\widehat {MOB} + \widehat {NOC}} \right) = 180^\circ - \left( {40^\circ + 40^\circ } \right) = 100^\circ \).


Câu 10:

Cho tam giác ABC có BC = 3cm và đường cao AH = 4 cm, khi đó diện tích tam giác ABC là?

Xem đáp án

Diện tích tam giác ABC là: SABC = \(\frac{1}{2}.AH.BC = \frac{1}{2}.4.3 = 6\left( {c{m^2}} \right)\).


Câu 11:

Cho tam giác ABC Từ D trên cạnh AB, kẻ đường thẳng song song với BC cắt AC tại E. Trên tia đối của tia CA, lấy điểm F sao cho CF = DB. Gọi M là giao điểm của DF và BC. Chứng minh \(\frac{{DM}}{{MF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC  Từ D trên cạnh AB, kẻ đường thẳng song song với BC cắt  (ảnh 1)

Xét ∆ABC có DE // BC

Áp dụng định lý Talet ta có: \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{AC}}{{CE}}\)

Suy ra: \(\frac{{CE}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{AB}}\)

Vì CF = BD (giả thiết) nên \(\frac{{CE}}{{CF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\)(1)

Xét ∆DEF có CM // DE (vì DE // BC)

Theo Talet ta có: \(\frac{{DM}}{{MF}} = \frac{{CE}}{{CF}}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{{DM}}{{MF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).


Câu 12:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số dạng \(\overline {abcde} \) thỏa mãn a ≤ b ≤ c ≤ d ≤ e?

Xem đáp án

Ta có: 1 ≤ a < b + 1 < c + 1 < d + 2 < e + 3 ≤ 12.

Với mỗi bộ số a, b + 1, c + 1, d + 2, e + 3 có 1 số thỏa mãn đề bài.

Vậy có \(C_{12}^5 = 792\) số thỏa mãn.


Câu 13:

Cho ∆ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ BD là phân giác của \(\widehat {ABD}\) (D thuộc AC), trên cạnh BC lấy điểm E sao cho AB = BE.

a) Chứng minh ∆ABD = ∆EBD.

b) So sánh AD và DC.

c) Đường thẳng ED cắt đường thẳng AB tại F, gọi S là trung điểm của FC. Chứng minh ba điểm B, D, S thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho ∆ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ BD là phân giác củagóc ABD (D thuộc AC) (ảnh 1)

a) Tam giác ABD và EBD có:

\(\widehat {ABD} = \widehat {EBD}\)(BD là phân giác)

Cạnh BA = BE (gt)

Cạnh BD chung

Tam giác ABD = EBD (c–g–c)   (*)

b)  Từ (*) \(\widehat {BED} = \widehat {BAD} = 90^\circ \)

Tam giác EDC vuông tại E Cạnh huyền DC > cạnh góc vuông DE  (1)

mà từ (*) DE = AD  (2)

Từ (1) và (2) DC > AD

c) Tam giác BFC có hai đường cao CA và FE cắt nhau tại D

D là trực tâm

Đường BD đi qua trực tâm D nên là đường cao thứ ba của tam giác BFC. Đồng thời BD cũng là phân giác của góc FBC

Tam giác FBC cân tại B nên đường cao, phân giác cũng là trung tuyến.

Vậy BD đi qua trung điểm S của FC.

Vậy B, D, S thẳng hàng.


Câu 14:

Cho tứ giác MNPQ ( hình bên ) . Ba điểm E, F, K lần lượt là trung điểm của MQ, NP và MP. Kết luận nào sau đây đúng?

A. \(EF = \frac{{MN + PQ}}{2}\).

B. \(EF \le \frac{{MN + PQ}}{2}\).

C. \(EF < \frac{{MN + PQ}}{2}\).

D. \(\frac{{MN + PQ}}{2} > 2\).

Cho tứ giác MNPQ ( hình bên ) . Ba điểm E, F, K lần lượt là trung điểm của  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Vì E, K là trung điểm của MQ và QP nên EK là đường trung bình của tam giác MQP

Suy ra: \(EK = \frac{{QP}}{2}\)

Tương tự: KF là đường trung bình của tam giác MNP

Suy ra: \(FK = \frac{{MN}}{2}\)

Khi E,K, F thẳng hàng thì EK + KF = EF

EF = \(\frac{{QP}}{2} + \frac{{MN}}{2} = \frac{{MN + PQ}}{2}\)(1)

Khi E, K, F không thẳng hàng. Áp dụng bất đẳng thức tam giác cho tam giác EKF có:

EK + KF > EF

EF < \(\frac{{MN + PQ}}{2}\)(2)

Kết hợp (1) và (2) suy ra: \(EF \le \frac{{MN + PQ}}{2}\).


Câu 15:

Hai đội công nhân giao thông cùng sửa 1 đoạn đường. Nếu đội 1 làm nửa quãng đường đó rồi để đội 2 làm tiếp cho đến lúc xong thì thời gian tổng cộng là 8 giờ. Nếu cả 2 cũng làm chung thì đoạn đường được sửa xong trong 3 giờ. Hỏi mỗi đội làm 1 mình thì hết bao nhiêu thời gian để sửa xong quãng đường, biết rằng năng suất lao động của mỗi đội là như nhau.

Xem đáp án

Gọi x là thời gian đội 1 làm xong công việc 1 mình (x > 0)

Gọi y là thời gian đổi 2 làm xong công việc 1 mình (y > 0)

Vì nếu đội 1 làm nửa quãng đường đó rồi để đội 2 làm tiếp cho đến lúc xong thì thời gian tổng cộng là 8h nên: \(\frac{x}{2} + \frac{y}{2} = 8\) x + y = 16 (1)

Trong 1 giờ:

+ Đội 1 làm được \(\frac{1}{x}\) (công việc)

+ Đội 2 làm được : \(\frac{1}{y}\) (công việc)

+ Cả 2 đội làm được: \(\frac{1}{3}\) (công việc)

Do đó: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{3}\) \(\frac{{x + y}}{{xy}} = \frac{1}{3}\) (2)

Từ (1) và (2) \(\frac{{16}}{{xy}} = \frac{1}{3}\) xy = 48 (3)

Từ (1) và (3) x,y là nghiệm của phương trình: x2 – 16x + 48 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 4\\x = 12\end{array} \right.\) \(\left[ \begin{array}{l}y = 12\\y = 4\end{array} \right.\).


Câu 16:

Cho \(\left| {x - 2} \right| + \left| {y - 1} \right| + {\left( {x + y - z - 2} \right)^{2022}} = 0\). Tính giá trị biểu thức

A = 5x2y2020z2021.

Xem đáp án

\(\left| {x - 2} \right| + \left| {y - 1} \right| + {\left( {x + y - z - 2} \right)^{2022}} = 0\)

\(\left| {x - 2} \right|,\left| {y - 1} \right|,{\left( {x + y - z - 2} \right)^{2022}} \ge 0\) với mọi x, y, z

Dấu “=” xảy ra khi: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2 = 0\\y - 1 = 0\\x + y - z - 2 = 0\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 1\\z = 1\end{array} \right.\)

A = 5x2y2020z2021 = 5 . 22 . 12020 . 12021 = 20.


Câu 17:

Một đàn gà có 16 con gà trống và 34 con gà mái. Tỉ số phần trăm của số gà trống và số gà của đàn?

Xem đáp án

Cả đàn có số con gà là:

16 + 34 = 50 (con)

Tỉ số phần trăm của số gà trống và số gà của đàn là:

16 : 50 = 0,32 = 32%.


Câu 18:

Nếu một túi hạt giống cỏ gieo vừa đủ trên 25m2 đấtthì cần bao nhiêu túi hạt giống để gieo hết bãi cỏ?

Nếu một túi hạt giống cỏ gieo vừa đủ trên 25m2 đất, thì cần bao nhiêu túi hạt  (ảnh 1)
Xem đáp án

Tổng diện tích khu đất đó là:

\(\frac{{\left( {30 + 40} \right).25}}{2} = 875\left( {{m^2}} \right)\)

Diện tích ngôi nhà là:

15 . 10 = 150 (m2)

Diện tích bãi cỏ là:

875 – 150 = 725 (m2)

 Số túi hạt giống cần là:

725 : 25 = 29

Vậy số túi cần là: 29.


Câu 19:

Rút gọn biểu thức P = \(\frac{{x + 2}}{{x\sqrt x - 1}} + \frac{{\sqrt x + 1}}{{x + \sqrt x + 1}} - \frac{1}{{\sqrt x + 1}}\), với x ≥ 0; x ≠ 1.

Xem đáp án

P = \(\frac{{x + 2}}{{x\sqrt x - 1}} + \frac{{\sqrt x + 1}}{{x + \sqrt x + }} - \frac{1}{{\sqrt x + 1}}\)

P = \(\frac{{x + 2 + \left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 1} \right) - \left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}\)

P = \(\frac{{x + 2 + x - 1 - x - \sqrt x - 1}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}\)

P = \(\frac{{x - \sqrt x }}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}\)

P = \(\frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}\)

P = \(\frac{{\sqrt x }}{{x + \sqrt x + 1}}\).


Câu 20:

Giải phương trình:

\(\frac{{x - 10}}{{1994}} + \frac{{x - 8}}{{1996}} + \frac{{x - 6}}{{1998}} + \frac{{x - 4}}{{2000}} + \frac{{x - 2}}{{2002}} = \frac{{x - 2002}}{2} + \frac{{x - 2000}}{4} + \frac{{x - 1998}}{6} + \frac{{x - 1996}}{8} + \frac{{x - 1994}}{{10}}\)

Xem đáp án

\(\frac{{x - 10}}{{1994}} + \frac{{x - 8}}{{1996}} + \frac{{x - 6}}{{1998}} + \frac{{x - 4}}{{2000}} + \frac{{x - 2}}{{2002}} = \frac{{x - 2002}}{2} + \frac{{x - 2000}}{4} + \frac{{x - 1998}}{6} + \frac{{x - 1996}}{8} + \frac{{x - 1994}}{{10}}\)

\(\left( {\frac{{x - 10}}{{1994}} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 8}}{{1996}} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 6}}{{1998}} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 4}}{{2000}} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 2}}{{2002}} - 1} \right)\)

\( = \left( {\frac{{x - 2002}}{2} - } \right)1 + \left( {\frac{{x - 2000}}{4} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 1998}}{6} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 1996}}{8} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 1994}}{{10}} - 1} \right)\)

\(\frac{{x - 2014}}{{1994}} + \frac{{x - 2014}}{{1996}} + \frac{{x - 2014}}{{1998}} + \frac{{x - 2014}}{{2000}} + \frac{{x - 2014}}{{2002}}\)

\( = \frac{{x - 2014}}{2} + \frac{{x - 2014}}{4} + \frac{{x - 2014}}{6} + \frac{{x - 2014}}{8} + \frac{{x - 2014}}{{10}}\)

(x – 2014)\[\left( {\frac{1}{{1994}} + \frac{1}{{1996}} + \frac{1}{{1998}} + \frac{1}{{2000}} + \frac{1}{{2002}} - \frac{1}{2} - \frac{1}{4} - \frac{1}{6} - \frac{1}{8} - \frac{1}{{10}}} \right) = 0\]

x – 2014 = 0

x = 2014.

Vậy x = 2014.


Câu 21:

Tìm m để phương trình 6x + (3 – m)2x – m = 0 có nghiệm thuộc khoảng (0; 1).

Xem đáp án

6x + (3 – m)2x – m = 0

6x + 3.2x = m(2x + 1)

\[m = \frac{{{6^x} + {{3.2}^x}}}{{{2^x} + 1}}\]

Đặt f(x) = \[\frac{{{6^x} + {{3.2}^x}}}{{{2^x} + 1}}\]

f(x) – 2 = \[\frac{{{6^x} + {{3.2}^x}}}{{{2^x} + 1}} - 2 = \frac{{{6^x} + {2^x} - 2}}{{{2^x} + 1}}\]

Vì x > 0 nên 6x + 2x – 2 > 60 + 20 – 2 = 0

Suy ra: f(x) – 2 > 0

Hay f(x) > 2 (1)

Lại có: f(x) – 4 = \[\frac{{{6^x} + {{3.2}^x}}}{{{2^x} + 1}} - 4 = \frac{{{6^x} - {2^x} - 4}}{{{2^x} + 1}}\]

Do 0 < x < 1 nên 6x = (2.3)x = 2x . 3x < 2x . 31 = 3.2x

Suy ra: 6x – 2x – 4 < 3.2x – 2x – 4 = 2.2x – 4 < 2.21 – 4 = 0

Suy ra: f(x) – 4 < 0 hay f(x) < 4 (2)

Từ (1) và (2) ta có: 2 < f(x) < 4

Để phương trình có nghiệm thì 2 < m < 4.


Câu 22:

Cho hình thang vuông ABCD, biết \(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \), lấy điểm M thuộc cạnh DC, ∆BMC là tam giác đều. Số đo \(\widehat {ABC}\) là:

Xem đáp án
Cho hình thang vuông ABCD, biết góc A = góc D = 90 độ, lấy điểm M thuộc cạnh DC (ảnh 1)

Ta có: BMC là tam giác đều nên \(\widehat {BMC} = \widehat {CBM} = \widehat {CBM} = 60^\circ \)

Suy ra: \(\widehat {DMB} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \)

Ta có: \(\widehat A + \widehat D + \widehat B + \widehat C = 360^\circ \)

Suy ra: \[\widehat {ABC} = 360^\circ - 90^\circ - 90^\circ - 60^\circ = 120^\circ \].


Câu 23:

Cho hình vuông ABCD. M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Tính SMNPQ theo SABCD?

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA (ảnh 1)

Gọi cạnh của hình vuông ABCD là a.

Vì ABCD là hình vuông là M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA nên ta có AM = MB = BN = NC = CP = PD = DQ = QA.

Từ đó: ΔAQM = ΔBMN = ΔCPN = ΔDQP (c.g.c)

SQAM = SMNB = SCPN = SDPQ = \(\frac{{{a^2}}}{8}\).

Lại có SABCD = a2.

Nên SMNPQ = SABCD – SAMQ – SMBN – SCPN – SDPQ = a2 – \(4.\frac{{{a^2}}}{8} = \frac{1}{2}\)SABCD.

Vậy SMNPQ = \(\frac{1}{2}\)SABCD.


Câu 24:

Cho tam giác ABC vuông tại A(AB < AC), gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC. Trên tia đối của tia OA lấy điểm K sao cho OA = OK. Vẽ AH vuông góc BC tại H, trên tia HC lấy HD = HA. Đường thẳng vuông góc với BC tại D cắt AC tại E.

a) Chứng minh tam giác ABC bằng tam giác CKA.

b) Chứng minh AB = AE.

c) Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BE. Tính số đo góc CHM.

d) Chứng minh: \[\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\].

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A(AB < AC), gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC (ảnh 1)

a) Xét tứ giác ABKC có O là trung điểm BC và AK

Suy ra: ABKC là hình bình hành

\(\widehat {BAC} = 90^\circ \)nên ABKC là hình chữ nhật

Do đó: AC = BC; AB = KC

Xét ∆ABC và ∆CKA có:

AB = CK

BC = AK

AC chung

Suy ra: ∆ABC = ∆CKA (c.c.c)

b) Xét tứ giác ABDE có \(\widehat {BDE} + \widehat {ABE} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra: ABDE là tứ giác nội tiếp

Suy ra: \(\widehat {BDA} = \widehat {AEB}\)

Xét tam giác AHD vuông tại H có AH = HD

Suy ra: Tam giác AHD vuông cân tại H \(\widehat {HDA} = 45^\circ \)

\[\widehat {AEB} = 45^\circ \]

Xét tam giác AEB vuông tại A có \[\widehat {AEB} = 45^\circ \]

\[\widehat {ABE} = 45^\circ \]

Tam giác AEB vuông cân tại A do đó AB = AE

c) Vì M là trung điểm BE nên ta có: MA = MB = ME (do tam giác ABE vuông tại A nên đường trung tuyến bằng nửa cạnh huyền)

Tương tự trong tam giác BDE vuông tại D có DM là đường trung tuyến

Nên DM = BM = ME

Suy ra: DM = MA = BM = ME

Xét tam giác MHA và tam giác MHD có:

Chung MH

HD = HA (giả thiết)

DM = MA

Suy ra: ∆MHA = ∆MHD (c.c.c)

\(\widehat {DHM} = \widehat {MHA}\)

\(\widehat {DHM} + \widehat {MHA} = 90^\circ \) nên \(\widehat {DHM} = \widehat {MHA} = 45^\circ \)

Vậy \(\widehat {CHM} = 45^\circ \)

d) SABC = \(\frac{1}{2}.AH.BC = \frac{1}{2}.AB.AC\)

AH.BC = AB.AC

AH2.BC2 = AB2.AC2

\[\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{{B{C^2}}}{{A{B^2}.A{C^2}}}\]

Mà BC2 = AB2 + AC2 nên:

\[\frac{{A{C^2} + A{B^2}}}{{A{B^2}.A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\]

\[\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\].


Câu 25:

Cho tam giác ABC đều có cạnh bằng a. Diện tích tứ giác BCDE là?

Cho tam giác ABC đều có cạnh bằng a. Diện tích tứ giác BCDE là (ảnh 1)
Xem đáp án

ABC đều  \(\widehat {ABC} = 60^\circ \)

\(\widehat {ABE} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \)

\(AE = \frac{1}{2}AB = \frac{a}{2}\) (trong tam giác vuông, cạnh đối diện với góc 30 độ bằng \(\frac{1}{2}\) cạnh huyền)

Áp dụng định lý Pytago vào ABE ta có:

AB2 = AE2 + BE2

Suy ra: BE = \(\sqrt {A{B^2} - A{E^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

SBDCE = BE.BC = \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\).


Câu 26:

Có 4 cặp vợ chồng được xếp ngồi trên 1 chiếc ghế dài có 8 chỗ. Biết rằng mỗi người vợ chỉ ngồi cạnh chồng mình hoặc ngồi cạnh 1 người phụ nữ khác. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi thỏa mãn?

Xem đáp án

Trường hợp 1: Xếp 4 người vợ ngồi cạnh nhau có 4! cách

+) Xếp 4 người chồng ngồi cạnh nhau VVVVCCCC hoặc CCCCVVVV có 2 cách

Vợ chỉ được ngồi cạnh chồng của mình nên, xếp 3 người chồng (không được gạch chân) Có 3! cách xếp

 có 4!.2.3! cách

+) Xếp 3 người chồng ngồi cạnh nhau CVVVVCCC hoặc CCCVVVVC có 2 cách xếp

Xếp 2 người chồng (không được gạch chân) có 2 cách xếp

 có 4!.2.2 cách

+) Xếp 2 người chồng ngồi cạnh nhau CCVVVVCC có 1 cách

Xếp 2 người chồng (không được gạch chân) có 2 cách xếp

 có 4!.2

Vậy trường hợp 1 có 4!.2.3! + 4!.2.2 + 4!.2 = 432cách.

Trường hợp 2: Xếp 3 người vợ ngồi cạnh nhau

Xếp 4 người vợ vào 4 vị trí có 4! cách

+) 4 người chồng ngồi cạnh nhau: VCCCCVVV hoặc VVVCCCCV có 2 cách

Xếp 2 người chồng không được gạch chân có 2 cách xếp

 có: 4!.2.2 cách

+) 3 người chồng ngồi cạnh nhau: VCCCVVVC hoặc CVVVCCCV có 2 cách

 có: 4!.2 cách
+ 2 người chồng ngồi cạnh nhau: VCCVVVCC hoặc CCVVVCCVcó 2 cách xếp

 có: 4!.2 cách

Vậy trường hợp này có 4!.2.2 + 4!.2 + 4!.2 = 192

Trường hợp 3: 2 người vợ ngồi cạnh nhau

Xếp 4 người vợ vào 4 vị trí có 4! cách

+) 4 người chồng ngồi cạnh nhau VVCCCCVV có 1 cách

Có 2 cách xếp 2 người chồng không có gạch chân

 có: 4!.2

+) 3 người chồng ngồi cạnh nhau VVCCCVVC hoặc CVVCCCVV có 2 cách

 có: 4!.2

+) 2 người chồng ngồi cạnh nhau CVVCCVVC hoặc VVCCVVCC hoặc CCVVCCVV hoặc VCCVVCCV có 4 cách xếp

 có: 4!.4

Vậy trường hợp 3 có 4!.2 + 4!.2 + 4!.4 = 192 cách

Vậy có tất cả số cách là:

432 + 192 + 192 = 816 cách.


Câu 27:

Giá hoa tháng năm tăng 10 % so với giá hoa tháng bốn. Giá hoa tháng sáu tăng 10 % so với giá hoa tháng năm hỏi giá hoa tháng sáu tăng bao nhiêu phần trăm so với sáu tháng bốn?

Xem đáp án

Coi giá hoa tháng 4 là 100100 % thì giá hoa tháng 5 là:

100% + 10% = 110% = 1,1

Giá hoa tháng sáu so với giá hoa tháng 4 chiếm số phần trăm là:

1,1 + 1,1 : 100 . 10 = 1,21 = 121 %

Vậy giá hoa tháng sáu tăng số phần trăm so với giá hoa tháng bốn là:

121% − 100 % = 21 %

Vậy giá hoa tháng sáu tăng 21 % so với giá hoa tháng bốn.


Câu 28:

Tìm hai số biết hiệu giữa hai số là 18 và số lớn gấp 7 lần số bé.

Xem đáp án

Gọi số lớn là a, số bé là b

Ta có: a – b = 18 (1)

a = 7b (2)

Thế (2) vào (1), khi đó ta có:

7b – b = 18

6b = 18

b = 3

a = 3.7 = 21

Vậy số lớn là 21, số bé là 3.


Câu 29:

Tìm x biết: x – 7,02 = 19 : 3,8.

Xem đáp án

x – 7,02 = 19 : 3,8

x – 7,02 = 5

x = 5 + 7,02

x = 12,02

Vậy x = 12,02.


Câu 30:

Cho hàm số y = \(\frac{{3x - 5m + 6}}{{x + m - 1}}\). Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số xác định trên (0; +∞).

Xem đáp án

Điều kiện xác định: x + m – 1 ≠ 0 x ≠ 1 – m

Để hàm số xác định trên (0; +∞) thì 1 – m (0; +∞)

1 – m (–∞ ; 0]

1 – m ≤ 0

m ≥ 1.

Vậy m [1; +∞] thì hàm số xác định trên (0; +∞).


Câu 31:

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên tiếp tuyến tại A của (O), lấy điểm C. Gọi E là giao điểm của CB với (O). từ O kẻ đường thẳng song song với AE cắt BC tại M.

a) Chứng minh CA2 = CE. CB

b) Chứng minh bốn điểm A; C; O; M cùng thuộc 1 đường tròn

Xem đáp án
Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên tiếp tuyến tại A của (O), lấy điểm C (ảnh 1)

a) Vì CA là tiếp tuyến của (O) nên AC AB 

Lại có: \(\widehat {AEB} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên AE CB

Xét trong tam giác CAB vuông tại A có AE là đường cao, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

CA2 = CE . CB (đpcm)

b) Ta có: AC AB (vì AC là tiếp tuyến đường tròn (O)

 ΔCAO vuông tại A

Ba điểm A;C;O cùng thuộc đường tròn đường kính OC (1)

Vì OM // AE

     AE CB

  OM BC

 ΔOMC vuông tại M

Ba điểm O; C; M cùng thuộc đường tròn đường kính OC (2)

Từ (1) và (2) suy ra : Bốn điểm A; C; M; O cùng thuộc một đường tròn (đpcm)


Câu 32:

Cho tam giác ABC với trọng tâm G. Chứng minh rằng với điểm M bất kì ta có

\(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MG} \).

Xem đáp án

\(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} \)

\( = \overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GA} + \overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GC} \)

\( = 3\overrightarrow {MG} + \left( {\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} } \right)\)

Vì G là trọng tâm nên \[\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \]

Suy ra: \(3\overrightarrow {MG} + \left( {\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} } \right) = 3\overrightarrow {MG} \)

Vậy \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MG} \).


Câu 33:

Cho tứ giác ABCD có 2 góc đối bù nhau. Gọi O là giao điểm 2 đường chéo AC và BD. E là giao điểm 2 đường thẳng AD và BC. Chứng minh AE.CD = CE.AB và\(\widehat {ABD}\)= \(\widehat {DCA}\).

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có 2 góc đối bù nhau. Gọi O là giao điểm 2 đường chéo AC (ảnh 1)

Theo bài ra ta có: \(\widehat {ABC} + \widehat {ADC} = 180^\circ \)

\(\widehat {ABC} + \widehat {ABE} = 180^\circ \)(kề bù)

Suy ra: \(\widehat {ABE} = \widehat {ADC} = \widehat {EDC}\)

Xét ∆ABE và ∆CDE có:

Chung \(\widehat E\)

\(\widehat {ABE} = \widehat {EDC}\)

∆ABE ~∆CDE (g.g)

\(\frac{{AE}}{{CE}} = \frac{{AB}}{{CD}}\) hay AE.CD = CE.AB

+) Tứ giác ABCD có 2 góc đối bù nhau nên tứ giác ABCD nội tiếp

Suy ra: \(\widehat {ABD}\)= \(\widehat {DCA}\)(cùng chắn cung AD).


Câu 34:

Một hình thang có đáy nhỏ dài 7cm, đáy lớn dài 17cm được chia thành hai hình thang có đáy chung dài 13cm. Hãy so sánh diện tích hai hình thang có đáy chung nói trên.

Xem đáp án

Gọi chiều cao của 2 hình thang lần lượt là a và b

Ta có: 2 hình thang đồng dạng

Suy ra: \(\frac{7}{{13}} = \frac{a}{b}\)(tỉ lệ của 2 đáy và tỉ lệ chiều cao)

Hay a = \(\frac{{7b}}{{13}}\)

S1 = \(\frac{{\left( {7 + 13} \right).a}}{2} = 10a = 10\frac{{7b}}{{13}} = \frac{{70b}}{{13}}\)

S2 = \(\frac{{\left( {17 + 13} \right).b}}{2} = 15b\)

Ta thấy: 15b > \(\frac{{70b}}{{13}}\) nên S2 > S1.


Câu 35:

Có 10 người ngồi xung quanh bàn tròn, mỗi người cầm một đồng xu như nhau. Tất cả 10 người cùng tung đồng xu của họ, người có đồng xu ngửa thì đứng, người có đồng xu úp thì ngồi. Tính xác suất để có đúng 4 người cùng đứng ,trong đó có đúng hai người đứng liền kề?

Xem đáp án

n(Ω) = 210

Xem như hai người cùng đứng liền kề là một vị trí

Suy ra: ta còn 9 vị trí

Số cách chọn ra bốn người đứng trong đó có 2 người đứng liền kề là: \(C_9^3\)

Xác suất cần tìm là: \(\frac{{C_9^3}}{{{2^{10}}}} = \frac{{21}}{{256}}\).


Câu 36:

Một nhà sản xuất quyết định giảm giá 8% cho một dòng máy tính bảng hỏi giá của máy tính bảng sau khi giảm giá là bao nhiêu biết rằng giá gốc của máy tính là 5 triệu đồng.

Xem đáp án

Số tiền được giảm giá của máy tính là:

5000000 . 8% = 400000 (đồng)

Giá của máy tính sau khi giảm giá là:

5000000 – 400000 = 4600000 (đồng)


Câu 37:

Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 2 thì y = 4.

a) Tìm hệ số tỉ lệ a;

b) Hãy biểu diễn x theo y;

c) Tính giá trị của x khi y = –1 ; y = 2.

Xem đáp án

a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên y = \(\frac{a}{x}\)

Hệ số tỉ lệ a = x.y = 2.4 = 8

b) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên x = \(\frac{a}{y}\)

c) Ta có: \(x = \frac{a}{y}\)

Với y = –1 thì x = –a = –8

Với y = 2 thì x =\(\frac{a}{2} = \frac{8}{2} = 4\).


Câu 38:

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O); phân giác AD. Vẽ đường tròn (O') đi qua A, D và tiếp xúc với (O). Gọi M, N là giao của AB, AC với (O'). Chứng minh rằng:

a) MN song song với BC.

b) BC là tiếp tuyến của (O').

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O); phân giác AD. Vẽ đường tròn (O') đi  (ảnh 1)

a) Đường tròn O có ABC nội tiếp nên \[\widehat {{A_3}} = \widehat C\] (chắn cung AB)

Đường tròn O' có AMN nội tiếp nên \[\widehat {{A_3}} = \widehat {{N_1}}\]  (chắn cung AM)

Do đó \[\widehat C = \widehat {{N_1}}\] suy ra MN // BC

b) Ta có: \(\widehat {ADB} = \widehat {{A_2}} + \widehat C\)( góc ngoài tam giác ADC)

mà \[\widehat {{A_3}} = \widehat C\]\[\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\]

Do đó \[\widehat {ADB} = \widehat {{A_3}} + \widehat {{A_1}}\]

Lại có tam giác O'AD cân tại O' nên \(\widehat {O'AD} = \widehat {O'DA}\)

Do đó \(\widehat {O'AD} + \widehat {{A_3}} + \widehat {{A_1}} = \widehat {O'DA} + \widehat {BDA}\) hay \(90^\circ = \widehat {O'DA} + \widehat {BDA}\)

Suy ra: \(\widehat {O'DB} = 90^\circ \)

Vậy BC là tiếp tuyến của (O’).


Câu 39:

Cho đường tròn (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Gọi K là giao điểm của EB với đường tròn (O) và H là giao điểm của BD và AK.

a) ΔABE là tam giác gì?

b) Chứng minh rằng EH vuông góc với AB.

c) Chứng minh rằng OD vuông góc với AK.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm  (ảnh 1)

a) Xét tam giác ABE có: \(\widehat {ADB} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra: BD AE (1)

Tức là BD là trung tuyến vừa là đường cao

Do đó: Tam giác ABE cân tại B

b) Ta có: \(\widehat {AKB} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra: AK BE (2)

Từ (1) và (2): H là trực tâm của ∆ABE

Suy ra: EH AB

c) Ta có: AK KB (phần b)

Suy ra: AK EB (*)

Lại có: D là trung điểm của AE (vì E là điểm đối xứng với A qua D )

O là trung điểm của AB ( vì AB là đường kính)

Do đó OD//EB (**)

Từ (*) và (**) suy ra: OD AK .


Câu 40:

Cho parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d): y = 2mx – 2m + 3

a. Khi m = \(\frac{1}{2}\). Xác định tọa độ giao điểm của (d) và (P)

b. Gọi A(x1,y1) và B(x2,y2) là các giao điểm của (d) và (P). Tìm các giá trị của m để y1 + y2 < 9

Xem đáp án

a) Xét phương trình hoành độ giao điểm:

x2 = 2mx – 2m + 3

x2 – 2mx + 2m – 3 = 0

Thay m = \(\frac{1}{2}\) ta được:

x2 – x – 2 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 1\end{array} \right.\)\(\left[ \begin{array}{l}y = 4\\y = 1\end{array} \right.\)

Vậy giao điểm của (d) và (P) là (2;4) và (–1;1)

b) x2 – 2mx + 2m – 3 = 0 (*)

∆' = m2 –2m + 3 = (m – 1)2 + 2 > 0 với mọi m

Suy ra: Phương trình (*) luôn có 2 nghiệm phân biệt

Theo hệ thức Vi – ét ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}.{x_2} = 2m - 3\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}{y_1} = {x_1}^2\\{y_2} = {x_2}^2\end{array} \right.\)

Lại có: y1 + y2 < 9

x12 +x22 < 9

(x1 + x2)2 – 2x1x2 < 9

(2m)2 – 2(2m– 3) < 9

4m2 – 4m + 6 < 9

4m2 – 4m + 1 < 4

(2m – 1)2 < 4

–2 < 2m – 1 < 2

\(\frac{{ - 1}}{2} < m < \frac{3}{2}\)

Vậy \(\frac{{ - 1}}{2} < m < \frac{3}{2}\)


Câu 41:

Cho tam giác ABC vuông tại B. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC,BC. Kẻ Ex song song với BC cắt AB tại M

a) Chứng minh BMEF là hình chữ nhật

b) Gọi K đối xứng với B qua E. Tứ giác BAKC là hình gì? Vì sao?

c) Gọi G đối xứng với E qua F. Tứ giác BGCE là hình gì? Vì sao?

d) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác BGCE là hình vuông?

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại B. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC,BC. Kẻ  (ảnh 1)

a) BE = CF, CE = EA

EF là đường trung bình tam giác ABC

EF = \(\frac{1}{2}\)AB; EF // AB

EF // BM

Mà ME // BF nên BMEF là hình bình hành

Mà \(\widehat {ABC} = 90^\circ \) nên BMEF là hình chữ nhật

b) \(\left\{ \begin{array}{l}BE = EK\\AE = EC\\\widehat {ABC} = 90^\circ \end{array} \right.\) BACK là hình chữ nhật

c) \(\left\{ \begin{array}{l}EF = FG\\CF = BF\end{array} \right.\) BGCE là hình bình hành

Mà CE = BE (tính chất hình chữ nhật BAKC)

Vậy BGCE là hình thoi.

d) BGCE là hình vuông  \(\widehat {CEB} = 90^\circ \) CE vuông góc BE

BE là đường cao tam giác ABC

Mà BE là trung tuyến tam giác ABC

Do đó tam giác ABC phải vuông cân

Vậy BGCE là hình vuông  tam giác ABC vuông cân.


Câu 42:

Cho tam giác ABC. Các điểm M và N được xác định bởi hệ thức \(\overrightarrow {BM} = \overrightarrow {BC} - 2\overrightarrow {AB} \)\(\overrightarrow {CN} = x\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {BC} \). Xác định giá trị của x để A, M, N thẳng hàng.

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BM} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} - 2\overrightarrow {AB} = - \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AB} = - 2\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} \)

\(\overrightarrow {AN} = x\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {BC} = x\overrightarrow {AC} - \left( {\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AB} } \right) = \overrightarrow {AB} + \left( {x - 1} \right)\overrightarrow {AC} \)

Để A, M, N thẳng hàng thì \(\frac{1}{{ - 2}} = \frac{{x - 1}}{1}\)

1 = –2x + 2

x = \(\frac{1}{2}\)

Vậy x = \(\frac{1}{2}\) thì A, M, N thẳng hàng.


Câu 43:

Tìm hai số biết tổng bằng 120 và tỉ số giữa chúng bằng \(\frac{1}{3}\).

Xem đáp án

Gọi 2 số đó là a, b

Ta có: a + b = 120 (1)

\(\frac{a}{b} = \frac{1}{3}\) 3a = b (2)

Thay (2) vào (1) ta có:

a + 3a = 120

4a = 120

a = 30.


Câu 44:

Phương trình cotx = \(\sqrt 3 \)có bao nhiêu nghiệm thuộc [–2018π; 2018π].

Xem đáp án

cotx = \(\sqrt 3 \)

tan x = \[\frac{{\sqrt 3 }}{3}\]

\(x = \frac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Mà x [–2018π; 2018π]

–2018π \( \le \frac{\pi }{6} + k\pi \le \)2018π

\( - 2018 - \frac{1}{6} \le k \le 2018 - \frac{1}{6}\)

Suy ra: k {–2018; –2017; –2016; …, 2016, 2017}

Vậy phương trình đã cho có 4036 nghiệm thuộc [–2018π; 2018π].


Câu 45:

Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn 60 < x < 95 và x vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 3.

Xem đáp án

Ta có: x chia hết cho 5 thì x có tận cùng là 0 hoặc 5

Suy ra: x = 65; 70; 75; 80; 85; 90

Trong 6 số nêu trên, có 75 và 90 chia hết cho 3

Vậy có 2 giá trị của x thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 46:

Hai số có tổng bằng 126 và thương của chúng là 2. Tìm số lớn, số bé?

Xem đáp án

Do thương của hai số là 2, nên ta coi số lớn là 2 phần, thì số nhỏ là 1 phần.

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 = 3 (phần)

Số nhỏ là:

126 : 3 = 42

Số lớn là:

42 . 2 = 84

Vậy số lớn là 84, số bé là 42.


Câu 47:

Tính hiệu của 274 với tích của 17 và 5.

Xem đáp án

Ta có: 274 – 17.5 = 274 – 85 = 189

Vậy hiệu của 274 với tích của 17 và 5 là 189.


Câu 48:

Tuổi của Đức 4 năm trước đây bằng một nửa tuổi của Đức 5 năm sau này. Tính tuổi Đức hiện nay?

Xem đáp án

Gọi tuổi Đức hiện nay là x

Tuổi của Đức 4 năm trước là x – 4

Tuổi của Đức 5 năm sau là x + 5

Ta có: x + 5 = 2(x – 4)

x + 5 = 2x – 8

13 = x

Vậy tuổi của Đức hiện nay là 13 tuổi.


Câu 49:

Tính \(\lim \frac{{n\sqrt {1 + 3 + 5 + ... + \left( {2n - 1} \right)} }}{{2{n^2} + 1}}\).

Xem đáp án

\(\lim \frac{{n\sqrt {1 + 3 + 5 + ... + \left( {2n - 1} \right)} }}{{2{n^2} + 1}}\)

Xét 1 + 3 + 5 +… + (2n – 1) có số số hạng là: (2n – 1 – 1) : 2 + 1 = n

\(\lim \frac{{n\sqrt {1 + 3 + 5 + ... + \left( {2n - 1} \right)} }}{{2{n^2} + 1}}\)

\( = \lim \frac{{n\sqrt {\frac{{2n.n}}{2}} }}{{2{n^2} + 1}}\)

\( = \lim \frac{{n\sqrt {{n^2}} }}{{2{n^2} + 1}}\)

\( = \lim \frac{{{n^2}}}{{2{n^2} + 1}}\)

\[ = \lim \frac{1}{{2 + \frac{1}{{{n^2}}}}}\]

\( = \frac{1}{2}\).


Câu 50:

Hai công nhân phải làm một số dụng cụ bằng nhau trong cùng 1 thời gian. Người thứ nhất mỗi giờ làm tăng 2 dụng cụ thì hoàn thành công việc trước thời hạn 2 giờ. Người thứ 2 mỗi giờ làm tăng 4 dụng cụ nên không những hoàn thành công việc trước thời hạn 3 giờ mà còn làm thêm 6 chiếc nữa. Tính số dụng cụ mỗi người được giao.

Xem đáp án

Gọi số dụng cụ theo dự định mà mỗi người phải làm trong 1 giờ là x ( dụng cụ)

Thời gian dự định mỗi người làm hết số dụng cụ là: y (giờ)

Vậy số dụng cụ theo dự định là: x.y (dụng cụ)

Do người thứ nhất mỗi giờ làm tăng 2 dụng cụ thì hoàn thành công việc trước thời hạn 2 giờ nên: xy = (x + 2).(y – 2)

Người thứ 2 mỗi giờ làm tăng 4 dụng cụ nên không những hoàn thành công việc trước thời hạn 3 giờ mà còn làm thêm 6 chiếc nữa nên: xy + 6 = (x + 4)(y – 3)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}xy = \left( {x + 2} \right)\left( {y - 2} \right)\\xy + 6 = \left( {x + 4} \right)\left( {y - 3} \right)\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}xy = xy - 2x + 2y - 4\\xy + 6 = xy - 3x + 4y - 12\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}2x - 2y = - 4\\3x - 4y = - 18\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 10\\y = 12\end{array} \right.\)

Vậy số dụng cụ được giao là xy = 120 dụng cụ.


Câu 51:

Bác Ba cần lát gạch cho một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài là 20m và chiều rộng bằng một phần tư chiều dài. Bác Ba muốn lót gạch hình vuông cạnh 4dm lên nền nhà đó nên đã mua gạch bông với giá một viên gạch là 80000 dồng. Hỏi số tiền mà bác Ba phải trả để mua gạch?

Xem đáp án

Chiều rộng của nền nhà là: 20 : 4 = 5 (m)

Diện tích của nền nhà là : 20 . 5 =100 (m2)

Diện tích của một viên gạch là: 0,4 . 0,4 = 0,16(m2)

Số viên gạch cần lót là: 100 : 0,16 = 625 (viên)

Số tiền bác Ba phải trả để mua gạch là: 625 . 80000 = 50000000 (đồng).


Câu 52:

Cho 2 đa thức A(x) = 2x3 – x2 – x + 1 và B(x) = x – 2.

a) Tìm thương và số dư của phép chia đa thức A(x) cho đa thức B(x).

b) Tìm số nguyên x để A(x) chia hết cho B(x).

Xem đáp án

a) A(x) = 2x3 – x2 – x + 1 = (2x3 – 4x2) + (3x2 – 6x) + (5x – 10) + 11

= (x – 2)(2x2 + 3x + 5) + 11

Suy ra: A(x) chia B(x) được thương là 2x2 + 3x + 5 và số dư là 11

b) Để A(x) chia hết cho B(x) thì 11 B(x)

Tức 11 (x – 2)

Hay x – 2 Ư(11) = {11; 1; –1; –11}

Suy ra: x {13; 3; 2; –9}.


Câu 53:

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, E là điểm đối xứng với M qua D.

a) Chứng minh tứ giác AEBM là hình thoi.

b) Gọi I là trung điểm của AM . Chứng minh E, I, C thẳng hàng.

c) Tam giác ABC có thêm điều kiện gì thì AEBM là hình vuông.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm  (ảnh 1)

a) Xét tam giác ABC vuông tại A có:

M là trung điểm của BC

 AM = MB = MC = \(\frac{{BC}}{2}\)

Xét tứ giác AEBM có:

D là trung điểm của AB

D là trung điểm cuả ME

 Tứ giác AEBM là hình bình hành

Mặt khác MA = MB

 Tứ giác AEBM là hình thoi

b) Ta có tứ giác AEBM là hình thoi

 AE // BM và AE = BM

Mà BM = CM  AE = CM

Xét tứ giác AEMC có:

AE // CM

AE = CM

 Tứ giác AEMC là hình bình hành

Có I là trung điểm của AM

 I là trung điểm của EC

 E; I; C thẳng hàng

c) Ta có hình thoi AEBM là hình vuông

\(\widehat {AMB} = 90^\circ \) AM BC

 Tam giác ABC vuông cân tại A.


Câu 54:

Tính \(\lim \frac{{{n^3} + 4n - 5}}{{3{n^3} + {n^2} + 7}}\).

Xem đáp án

\(\lim \frac{{{n^3} + 4n - 5}}{{3{n^3} + {n^2} + 7}}\)

\( = \lim \frac{{1 + \frac{4}{{{n^2}}} - \frac{5}{{{n^3}}}}}{{3 + \frac{1}{n} + \frac{7}{{{n^3}}}}}\)

\( = \frac{{1 + 0 - 0}}{{3 + 0 + 0}} = \frac{1}{3}\).


Câu 55:

Bất phương trình: log2x + log3x > 1 có nghiệm là?

Xem đáp án

Điều kiện: x > 0

log2x + log3x > 1

log2x + log32 . log2x > 1

log2x (1 + log32) > 1

log2x > \(\frac{1}{{1 + {{\log }_3}2}}\)

log2x > \(\frac{1}{{{{\log }_3}6}}\)

log2x > log63

x > \({2^{{{\log }_6}3}}\)

x > \({3^{{{\log }_6}2}}\)

Vậy bất phương trình có nghiệm là: (\({3^{{{\log }_6}2}}\); +∞)


Câu 56:

Một con cá có đuôi nặng 250 g, đầu nặng bằng đuôi và nửa thân, thân nặng bằng đầu và đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu ki – lô – gam ?

Xem đáp án

Gọi đầu là a, thân là b, đuôi là c

Ta có: b = a + c = a + 250 (1)

a = c + 0,5b = 250 + 0,5b (2)

Thế (2) vào (1) ta có:

b = 250 + 0,5b + 250

0,5b = 500

b = 500 : 0,5

b = 1000 (gam)

Vậy thân cá nặng 1000 (gam)

Đầu cá nặng là:

205 + 1000 : 2 = 750 (gam)

Con cá nặng là:

250 + 1000 + 750 = 2000 (gam) = 2 (kg)


Câu 57:

Tìm nguyên hàm \(\int {\frac{{\cos 2x}}{{{{\sin }^2}x{{\cos }^2}x}}dx} \).

Xem đáp án

\(\int {\frac{{\cos 2x}}{{{{\sin }^2}x{{\cos }^2}x}}dx} \)

\( = \int {\frac{{4\cos 2x}}{{4{{\sin }^2}x{{\cos }^2}x}}dx} \)

\( = \int {\frac{{2.2\cos 2x}}{{{{\left( {\sin 2x} \right)}^2}}}dx} \)

\( = \int {\frac{2}{{{{\left( {\sin 2x} \right)}^2}}}d\left( {\sin 2x} \right)} \)

\( = \frac{{ - 2}}{{\sin 2x}} + C\).


Câu 58:

Giải phương trình sinx + cosx = 1.

Xem đáp án

sinx + cosx = 1

\(\sqrt 2 \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\)

\(\sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = \sin \left( {\frac{\pi }{4}} \right)\)

\(\left[ \begin{array}{l}x + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\x + \frac{\pi }{4} = \pi - \frac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = k2\pi \\x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy phương trình lượng giác có nghiệm x = k2π hoặc \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)


Câu 59:

Giải phương trình sinx + 2sin2x = 3 + sin3x biết x [0; 2π].

Xem đáp án

sinx + 2sin2x = 3 + sin3x

3 + sin3x – sinx – 2sin2x = 0

3 + 2cos2xsinx – 2sin2x = 0

sin22x + cos22x + 2 + 2cos2xsinx – 2sin2x = 0

sin22x + cos22x + sin2x + cos2x + 1 + 2cos2xsinx – 2sin2x = 0

( sin22x – 2sin2x + 1) + (cos22x + 2cos2xsinx + sin2x) + cos2x = 0

(sin2x – 1)2 + (cos2x + sinx)2 + (cos)2 = 0

Ta thấy: (sin2x – 1)2 + (cos2x + sinx)2 + (cos)2 ≥ 0 với mọi x

Để (*) xảy ra thì: \(\left\{ \begin{array}{l}\sin 2x = 1\\\cos 2x + \sin x = 0\\\cos x = 0\end{array} \right.\)

\[\left\{ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\\cos 2x + \sin x = 0\\x = \frac{\pi }{2} + k\pi \end{array} \right.\]

\[\left\{ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\\cos 2x + \sin x = 0\\x = \frac{\pi }{2} + k\pi \end{array} \right.\]

\[\left\{ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\\cos 2x + \sin x = 0\\x = \frac{\pi }{2} + k\pi \end{array} \right.\]

Không có nghiệm nào x [0; 2π] thỏa mãn đồng thời 3 đẳng thức trên.

Vậy phương trình vô nghiệm.


Câu 60:

Tính tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1200 đến 1360.

Xem đáp án

Từ 1200 đến 1360 có số số hạng là:

(1360 − 1200) : 1 + 1 = 161 (số hạng)

Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1200 đến 1360 là:

(1360 + 1200) . 161 : 2 = 206080.


Câu 61:

Xếp ngẫu nhiên 3 quyển sách lý khác nhau, 2 quyển sách toán khác nhau và 4 quyển sách hóa khác nhau thành 1 hàng ngang trên kệ sách. Tính xác suất các sách cùng môn luôn đứng cạnh nhau.

Xem đáp án

Số cách xếp 9 quyển sách lên thành 1 hàng là 9!

Suy ra: n(Ω) = 9!

Gọi A là biến cố “các sách cùng môn luôn đứng cạnh nhau”

Ta xếp các sách cùng 1 bộ môn thành 1 nhóm

Với 3 quyển sách Lý ta có: 3! cách xếp

Với 2 quyển sách Toán ta có: 2! cách xếp

Với 4 quyển sách Hóa ta có: 4! cách xếp

Ta hoán vị các nhóm sách cho nhau có 3! cách

Vậy n(A) = 3! . 2! . 3! . 4!

P(A) = \(\frac{{3!.2!.3!.4!}}{{9!}} = \frac{1}{{210}}\).

Câu 63:

Một công ty điện tử sản suất hai loại máy tính trên hai dây chuyền độc lập (loại một và loại hai). Máy tính loại một sản xuất trên dây chuyền một với công suất tối đa 45 máy tính một ngày; máy tính loại hai sản xuất trên dây chuyền hai với công suất tối đa 80 máy tính một ngày. Để sản xuất một chiếc máy tính loại một cần 12 linh kiện và cần 9 linh kiện để sản xuất một máy tính loại hai. Biết rằng số linh kiện có thể sử dụng tối đa trong một ngày là 900 linh kiện và tiền lãi bán một chiếc máy loại một là 250.000 đồng; tiền lãi khi bán một chiếc máy loại hai là 180.000 đồng. Hỏi cần sản xuất mỗi loại bao nhiêu máy tính để tiền lãi thu được trong một ngày là nhiều nhất. (Giả thiết rằng tất cả các máy tính sản xuất ra trong ngày đều bán hết).

Xem đáp án

Gọi số máy tính kiểu một và kiểu hai mà công ty này sản xuất trong một ngày lần lượt là x, y (x, y *, chiếc).

Số tiền lãi công ty thu được trong 11 ngày:

F(x; y) = 250x + 180y (nghìn đồng)

Công suất của dây chuyền 1 là 45 máy tính/ngày và dây chuyền 2 là 80 máy tính/ngày

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 45\\0 \le y \le 80\end{array} \right.\)

Để sản xuất 1 chiếc máy tính kiểu một cần 12 linh kiện điện tử A và một chiếc máy tính kiểu hai cần 9 linh kiện này. Số linh kiện này được cung cấp mỗi ngày không quá 900

12x + 9y ≤ 900

Ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 45\\0 \le y \le 80\\12x + 9y \le 900\end{array} \right.\)

Miền của hệ BPT là phần mặt phẳng đậm nhất trong hình, kể cả biên

Một công ty điện tử sản suất hai loại máy tính trên hai dây chuyền độc lập (loại  (ảnh 1)

F(x; y) đạt GTLN khi (x; y) là một trong số các điểm A(45; 0), B(45; 40), C(15; 80), D(0; 80).

Thay vào hàm F(x; y) ta có F(x; y) đạt GTLN bằng 18450 (nghìn đồng) khi (x; y) = (45; 40).

Vậy cần sản xuất loại 1 là 45 chiếc, loại 2 là 40 chiếc.


Câu 64:

Số các số tự nhiên chẵn, có 4 chữ số khác nhau từng đôi một không tận cùng bằng 0 là?

Xem đáp án

Gọi số có 4 chữ số khác nhau từng đôi một là \(\overline {abcd} \)

Do giả thiết là các số tự nhiên chẵn nên có 4 cách chọn d {2;4;6;8}

Có 8 cách chọn a (a ≠ 0,a ≠ d)

Có 8 cách chọn b (b ≠ a,b ≠ d)

Có 7 cách chọn c (c ≠ a, c ≠ b, c ≠ d)

Vậy có 4.8.8.7 = 1792 số.


Câu 65:

Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số phân biệt sao cho 1, 2, 3 luôn đứng cạnh nhau?

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên có 5 chữ số là \(\overline {abcde} \)

Buộc 3 chữ số 1, 2, 3 thành 1 cụm, đặt là A

Hoán vị các chữ số 1, 2, 3 cho nhau ta được 3! = 6 khả năng xảy ra của A

Có 3 cách chọn vị trí cho A trong \(\overline {abcde} \)

Sau khi chọn xong vị trí cho A, 2 chữ số còn lại có \(A_7^2\) = 42 cách chọn

Như vậy, sẽ có 3.6.42 = 756 số được tạo thành tính cả trường hợp a = 0.

* Xét a = 0: 

Khi đó, ta có 2 vị trí cho A, và mỗi vị trí có 6 khả năng xảy ra của A (Hoán vị 1, 2, 3)

Chữ số còn lại có 6 cách chọn

Vậy nếu a = 0 thì sẽ có 72 số được tạo thành.

Vậy số số tự nhiên có 5 chữ số (a khác 0) thỏa mãn yêu cầu bài toán: 756 – 72 = 684 số tự nhiên.


Câu 66:

Cho hình thang cân ABCD có CD = 2AB = 2a,(a > 0), \(\widehat {DAB}\) = 120°, AH vuông góc CD tại H. Tính \(\overrightarrow {AH} \left( {\overrightarrow {CD} - 4\overrightarrow {AD} } \right),\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {BH} \).

Xem đáp án

Ta có: \(\widehat {DAB}\) = 120° suy ra: \(\widehat {DAH}\) = 30°

Vì ABCD là hình thang cân nên DH = (CD – AB) : 2 = (2a – a) : 2 = \(\frac{a}{2}\)

Xét tam giác vuông ADH ta có:

AD = \(\frac{{AH}}{{\sin 30^\circ }} = \frac{a}{{2.\frac{1}{2}a}} = a\)

AH = \(\sqrt {A{D^2} - D{H^2}} = \sqrt {{a^2} - \frac{{{a^2}}}{4}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

\(\overrightarrow {AH} \left( {\overrightarrow {CD} - 4\overrightarrow {AD} } \right) = \overrightarrow {AH} .\overrightarrow {CD} - 4\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {AD} \)

\[ = AH.CD.\cos \left( {\overrightarrow {AH} ,\overrightarrow {CD} } \right) - 4.AH.AD.\cos \left( {\overrightarrow {AH} ,\overrightarrow {AD} } \right)\]

\[ = AH.CD.\cos 90^\circ - 4.AH.AD.\cos 30^\circ \]

\[ = - 4.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = - 3{a^2}\]

+) \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {BH} = \left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} } \right)\left( {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CH} } \right)\)

\(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {BH} = \left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} } \right)\left( {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CH} } \right)\)

\( = AB.BC.\cos 60^\circ + AB.CH.\cos 90^\circ + {\rm B}{C^2} + BC.CH.\cos 120^\circ \)

\( = a.a.\frac{1}{2} + {a^2} + a.\frac{{3a}}{2}.\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right) = \frac{{3{a^2}}}{4}\).


Câu 67:

Cho đường tròn (O;R) và dây cung MN = \(R\sqrt 3 \). Kẻ OK vuông góc MN tại K.

a) Tính OK theo r.

b) Tính góc \(\widehat {MOK}\) và góc \(\widehat {MON}\).

c) Tính số đo cung nhỏ, cung lớn MN.

Xem đáp án
Cho đường  tròn (O;R) và dây cung MN = R căn bậc hai 3. Kẻ OK vuông góc MN  (ảnh 1)

a) Tam giác OMN cân tại O nên OK là đường cao đồng thời là đường phân giác và trung tuyến \(\left\{ \begin{array}{l}MK = KN = \frac{1}{2}MN = \frac{{R\sqrt 3 }}{2}\\\widehat {MOK} = \frac{1}{2}\widehat {MON}\end{array} \right.\)

Trong tam giác MOK vuông tại K, theo Pytago có:

OM2 = MK2 + OK2

Suy ra: OK2 = R2\({\left( {\frac{{R\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} = \frac{{{R^2}}}{4}\)

OK = \(\frac{R}{2}\)

b) Trong tam giác MOK: cos\(\widehat {MOK} = \frac{{OK}}{{MO}} = \frac{{\frac{R}{2}}}{R} = \frac{1}{2}\)

\(\widehat {MOK}\) = 60°

\(\widehat {MON}\)= 120°

c) \(\widehat {MON}\)= 120° suy ra: số đo cung MN nhỏ là 120°, số đo cung MN lớn là 240°.


Câu 68:

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên nửa đường tròn đó lấy hai điểm C, D. Kẻ CH vuông góc với AB cắt đường tròn tại điểm thứ hai E. Kẻ AK vuông góc với CD, cắt đường tròn tại điểm thứ hai F. Chứng minh rằng:

a) Hai cung nhỏ CF và DB bằng nhau.

b) DE = BF.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên nửa đường tròn đó lấy hai điểm C, D (ảnh 1)

a) Xét (O) có: AB đường kính (gt), F  (O)

  BAF vuông tại F.

BF vuông góc với AF tại F. hay BF vuông góc với KF

Mà CD vuông góc với KF tại K (gt)

CD // BF

2 cung nhỏ CF và BD chắn 2 dây song song của (O) sẽ bằng nhau.

Vậy hai cung nhỏ CF và DB bằng nhau.

b) Ta thấy CDBF là hình thang cân ( CD//BF, CF = BD )

2 đường chéo BC = DF. (1)

Mà  BCE cân tại B ( vì có BH vừa là đ/c, vừa là đường trung tuyến của )

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên nửa đường tròn đó lấy hai điểm C, D (ảnh 2)


Câu 69:

Nêu các ước của 2019.

Xem đáp án

Vì 2019 = 1.2019 = 673.3 = (–673).(–3) = (–1).(–2019)

Ư(2019) = {±1; ±3; ±673; ±2019}.


Câu 70:

Một cửa hàng có 28000l xăng. Tuần thứ nhất, cửa hàng bán được 48% số xăng đó. Số xăng trong tuần thứ nhất gấp đôi số xăng bán được tuần thứ hai. Hỏi sau 2 tuần, cửa hàng còn lại bao nhiêu lít xăng?

Xem đáp án

Tuần thứ nhất bán được số lít xăng là:

28000 : 100 . 48 = 13440 (lít)

Tuần thứ hai bán được số lít xăng là:

13440 : 2 = 6720 (lít)

Cả 2 tuần bán được số lít xăng là:

13440 + 6720 = 20160 (lít)

Sau 2 tuần cửa hàng đó còn lại số lít xăng là:

28000 − 20160 = 7840 (lít)


Câu 71:

Tìm x biết: x : 3,5 = 4,3 – 3,22.

Xem đáp án

x : 3,5 = 4,3 – 3,22

x : 3,5 = 1,08

x = 1,08 . 3,5

x = 3,78

Vậy x = 3,78.


Câu 72:

Một tổ sản xuất theo kế hoạch phải làm 2400 sản phẩm trong một thời gian quy định, nhưng thực tế nhờ năng xuất lao động tăng nên mỗi ngày tổ đã làm thêm được 6 sản phẩm so với kế hoạch,cho nên chẳng những đã hoàn thành kế hoạch trước 3 ngày mà còn làm thêm được 120 sản phẩm so với kế hoạch. Tìm số sản phẩm mà tổ sản xuất phải làm trong một ngày theo kế hoạch.

Xem đáp án

Gọi số sản phẩm mà tổ phải làm trong một ngày theo quy định là x, x > 0

Thời gian dự kiến hoàn thành 2400 sản phẩm là: \(\frac{{2400}}{x}\)(ngày)

Theo bài ra ta có: (x + 6)\(\left( {\frac{{2400}}{x} - 3} \right) = 2400 + 120\)

\(\left( {x + 6} \right)\frac{{2400 - 3x}}{x} = 2520\)

(x + 6)(2400 – 3x) = 2520x

–3x2 + 2382x + 14400 = 2520x

–3x2 – 138x + 14400 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 50\\x = - 96\end{array} \right.\)

x = 50 (vì x > 0)

Vậy số sản phẩm mà tổ phải làm trong một ngày theo quy định là 50 sản phẩm.


Câu 73:

Cho 2 đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm O trên đường thẳng a lấy 8 điểm khác nhau không tính điểm O trên đường thẳng b lấy 10 điểm ko tính điểm O. Tính số tam giác có 3 đỉnh là các điểm tính luôn điểm O nằm trên đường thẳng a hay đường thẳng b đã cho.

Xem đáp án

TH1: Tam giác được chọn có 1 đỉnh là O, 2 đỉnh còn lại mỗi đỉnh ở trên 1 đường thẳng

Chọn 2 đỉnh còn lại : 8.10 = 80 cách

TH2: Tam giác được chọn có 1 đỉnh (a); 2 đỉnh (b):

Có: \(8.C_{10}^2\) = 360 (cách)

TH3: Tam giác được chọn có 2 đỉnh (a); 1 đỉnh (b):

Có: \(C_8^2.10\) = 280 (cách)

Vậy có tất cả 80 + 360 + 280 = 720 tam giác thỏa mãn.


Câu 74:

Cho đường thẳng d1: y = mx + 2m – 1 ( với m là tham số) và d2: y = x + 1.

a) Với m = 2. Hãy vẽ các đường thẳng d1 và d2 trên cùng 1 mặt phẳng tọa độ . Tìm tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng d1 và d2.

b) Tìm giá trị của m để đường thẳng d1 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –3

c) Chứng minh rằng đường thẳng d1 luôn đi qua một điểm cố định với mọi giá trị của m.

Xem đáp án

a) Với m = 2 thì ta có: d1: y = 2x + 3; d2: y = x + 1

Vẽ đường thằng đi qua 2 điểm A(0;3) và B\(\left( {\frac{{ - 3}}{2};0} \right)\) ta được d1

Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm C(0;1) và D(–1; 0) ta được d2

Cho đường thẳng d1: y = mx + 2m - 1 ( với m là tham số) và d2: y = x + 1 (ảnh 1)

Xét phương trình hoành độ giao điểm ta có:

2x + 3 = x + 1

x = – 2

Suy ra: y = –1

Vậy 2 đường thẳng cắt nhau tại E(–2; –1).

b) d1 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –3 tức là cắt tại điểm P(–3 ;0)

Khi đó ta có: 0 = –3m + 2m – 1

m = – 1

c) Gọi điểm cố định mà d1 luôn đi qua là M(x0; y0)

Ta có: y0 = mx0 + 2m – 1 = m(x0 + 2) – 1

m(x0 + 2) = 1 + y0

Để phương trình đúng với mọi m thì:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} + 2 = 0\\{y_0} + 1 = 0\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = - 2\\{y_0} = - 1\end{array} \right.\)

Vậy d1 luôn đi qua điểm cố định là M(–2;–1).


Câu 75:

Cho đường tròn (O) và điểm I không nằm trên đường tròn. Qua điểm I kẻ 2 dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B, C nằm giữa I và D.

a) So sánh các cặp góc \(\widehat {ACI}\)\(\widehat {ABD}\), \(\widehat {CAI}\)\(\widehat {CDB\;}\).

b) Chứng minh các tam giác IAC và IDB đồng dạng.                                                                             

c) Chứng minh IA.IB = IC. ID.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O) và điểm I không nằm trên đường tròn. Qua điểm I kẻ 2 dây  (ảnh 1)

a) So sánh \(\widehat {ACI}\)\(\widehat {ABD}\)

Ta có: \(\widehat {ACI} + \widehat {ACD} = 180^\circ \) (2 góc kề bù) (1)

Xét (O) có: \(\widehat {ABD}\) là góc nội tiếp chắn cung AD

\(\widehat {ACD}\) là góc nội tiếp chắn cung AD

Suy ra: \(\widehat {ABD} + \widehat {ABD} = \frac{1}{2}.360^\circ = 180^\circ \)(2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {ACI} = \widehat {ABD} = 180^\circ - \widehat {ACD}\)

* So sánh \(\widehat {CAI}\)\(\widehat {CDB\;}\)

Ta có: \(\widehat {CAI} + \widehat {BAC} = 180^\circ \) (2 góc kề bù) (1)

Xét (O) có: \(\widehat {BAC}\) là góc nội tiếp chắn cung AD

\(\widehat {CDB}\) là góc nội tiếp chắn cung AD

Suy ra: \(\widehat {BAC} + \widehat {CDB} = \frac{1}{2}.360^\circ = 180^\circ \)(2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {CAI} = \widehat {CDB} = 180^\circ - \widehat {BAC}\)

b) Xét hai tam giác ΔIAC và ΔIDB có:

\(\widehat A\)chung

\(\widehat {IAC} = \widehat {IDB}\)(câu a)

Suy ra: ΔIAC ΔIDB (g.g).

c) Theo câu b có ΔIAC ΔIDB.

Suy ra: \(\frac{{IA}}{{ID}} = \frac{{IC}}{{IB}}\) hay IA.IB = IC.ID (đpcm).


Câu 76:

Cuối năm 2005, số dân của 1 xã là 7500 người. Nếu tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 1,6% thì cuối năm 2006 xã đó có bao nhiêu người?

Xem đáp án

Số dân tăng thêm hằng năm của xã đó là: 

7500 : 100 . 1,6 = 120 (người)

Hết năm 2006 xã đó có số người là:

7500 + 120 = 7620 (người) 


Câu 77:

Cho tam giác ABC và điểm M thỏa mãn \(3\overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \left| {\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MA} } \right|\). Tìm tập hợp M?

Xem đáp án

Chọn điểm I thỏa mãn \(3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

Suy ra: I cố định

Ta có: \(3\overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} \)

\[ = 3\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} } \right) - 2\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} } \right) + \left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IC} } \right)\]

\[ = 3\overrightarrow {MI} - 2\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {MI} + 3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} \]

\[ = 2\overrightarrow {MI} \]

\(\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {MA} = \overrightarrow {AB} \)

Suy ra: \[2\left| {\overrightarrow {MI} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} } \right|\]

\[\left| {\overrightarrow {MI} } \right| = \frac{{\left| {\overrightarrow {AB} } \right|}}{2}\]

\[MI = \frac{{AB}}{2}\]

Vậy M thuộc đường tròn tâm \(\left( {I;\frac{{AB}}{2}} \right)\).


Câu 78:

Gọi G là trọng tâm của tam giac ABC. Từ G kẻ các đường thẳng song song với hai cạnh AB và AC, cắt BC lần lượt tại D và E. So sánh ba đoạn thẳng BD, DE, EC.

Xem đáp án
Gọi G là trọng tâm của tam giac ABC. Từ G kẻ các đường thẳng song song với hai (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC

G = BN ∩ CM là trọng tâm của ΔABC

\(\frac{{CG}}{{CM}} = \frac{{BG}}{{BN}} = \frac{2}{3}\)

Do GD // AB theo Talet ta có:

\(\frac{{CD}}{{CB}} = \frac{{CG}}{{CM}} = \frac{2}{3}\)

\(\frac{{CB - CD}}{{CB}} = \frac{{3 - 2}}{3} = \frac{1}{3}\)

\(\frac{{DB}}{{CB}} = \frac{1}{3}\) \(DB = \frac{1}{3}CB\)

Tương tự: GE // AC \(\frac{{EC}}{{BC}} = \frac{1}{3}\) \(EC = \frac{1}{3}CB\)

DE = BC – DB – EC = BC – \( - \frac{1}{3}CB - \frac{1}{3}CB = \frac{1}{3}CB\)

Vậy DB = DE = EC = \( = \frac{1}{3}CB\).


Câu 79:

Cách bấm phím mode trên máy tính casio fx–580VNX.

Xem đáp án

Phím mode trong casio fx–580VN X đã được thay thế bằng phím Menu Setup.

Phím Menu Setup nằm ở trên cùng, bên trái nút ON.


Câu 80:

Một mảnh đất hình vuông có chu vi là 72 m. Tính diện tích mảnh đất đó?

Xem đáp án

Cạnh mảnh đất hình vuông là:

72 : 4 = 18 (m)

Diện tích mảnh đất hình vuông là:

18 . 18 = 324 (m2)


Câu 81:

Một khu vườn hình chữ nhật có diện tích là 300m2, 2 cạnh tỉ lệ với 4 và 3. Tính chiều dài chiều rộng khu vườn.

Xem đáp án

Gọi chiều dài là x chiều rộng là y

Ta có: Hai cạnh khu vườn tỉ lệ với 4 và 3 nên 4y = 3x

Mà xy = 300

Thay vào ta có: 4y = 3 . \(\frac{{300}}{y}\)

4y2 = 900

y2 = 900 : 4 = 225

y = 15

Vậy chiều rộng là 15m

Chiều dài là: 300 : 15 = 20 (m).


Câu 82:

Một trường trung học phổ thông có 4 học sinh giỏi khối 12, có 5 học sinh giỏi khối 11, có 6 học sinh giỏi khối 10. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 15 học sinh trên thành một hàng ngang để đón đoàn đại biểu, nếu các học sinh ở cùng một khối thì xếp gần nhau.

Xem đáp án

Xếp các học sinh cùng 1 khối ngồi gần nhau

– Khối 12 có 4 học sinh nên có 4! cách

– Khối 11 có 5 học sinh nên có 5! cách

– Khối 10 có 4 học sinh nên có 6! cách

Hoán vị vị trí học sinh của 3 khối có 3! cách

Áp dụng quy tắc nhân:

Số cách sắp xếp 15 học sinh thỏa mãn yêu cầu bài toán là:

4! . 5! . 6! . 3! = 12441600 (cách)


Câu 83:

Rút gọn biểu thức P = 1 + \(\frac{{\tan \left( {180^\circ - x} \right)}}{{\sin x.\sin \left( {90^\circ - x} \right)}}\) với x (0°; 90°).

Xem đáp án

P = 1 + \(\frac{{\tan \left( {180^\circ - x} \right)}}{{\sin x.\sin \left( {90^\circ - x} \right)}}\)

P = 1 + \(\frac{{ - \tan x}}{{\sin x.\cos x}}\)

P = 1 + \(\frac{{ - \frac{{\sin x}}{{\cos x}}}}{{\sin x.\cos x}}\)

P = 1 + \( - \frac{{\sin x}}{{\cos x}}.\frac{1}{{\sin x\cos x}}\)

P = \(1 - \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\)

P = \(\frac{{{{\cos }^2}x - 1}}{{{{\cos }^2}x}}\)

P = \(\frac{{{{\cos }^2}x - \left( {{{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x} \right)}}{{{{\cos }^2}x}}\)

P = \(\frac{{ - {{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}}\)

P = \( - {\tan ^2}x\).


Câu 84:

Trong các số 1, 3, 5, 7, số nào khác với số còn lại? Giải thích?

Xem đáp án

Số 1 khác với các số còn lại vì: 3, 5, 7 đều là số nguyên tố.

1 không phải là số nguyên tố.  

Câu 85:

Tìm tập xác định của \(2\sqrt x \).

Xem đáp án

Điều kiện xác định: x ≥ 0

Vậy tập xác định là D = [0; +∞).


Câu 86:

Có bao nhiêu cách trao 18 cuốn sách bao gồm 7 cuốn sách toán,6 cuốn sách lý và 5 cuốn sách hóa (các cuốn sách cùng loại thì giống nhau) để làm phần thưởng cho 9 bạn học sinh mỗi bạn nhận được 2 cuốn sách khác thể loại (không tính thứ tự các cuốn sách).

Xem đáp án

Gọi số bạn nhận được sách toán, lý là a

        số bạn nhận được sách lý, hóa là b

        số bạn nhân được sách hóa, toán là c

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 6\\b + c = 5\\c + a = 7\\a + b + c = 9\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b = 2\\c = 3\end{array} \right.\)

Số cách chia phần thưởng thỏa mãn đề là số cách chọn 4 bạn trong 9 bạn nhận được phần thưởng là sách toán, lý, 2 bạn trong 5 bạn còn lại nhận được lý, hóa và 3 bạn được toán, hóa

Số cách là: \(C_9^4.C_5^2.C_3^3 = 1260\).


Câu 87:

Diện tích của mạnh đất hình chữ nhật là 2782 m2. Nếu gấp chiều rộng lên hai lần và chiều dài lên ba lần thì diện tích mới là bao nhiêu?

Xem đáp án

Nếu gấp chiều rộng lên 2 lần thì diên tích gấp lên 2 lần

Nếu gấp chiều dài lên 3 lần thì diện tích gấp lên 3 lần

Như vậy diện tích gấp lên số lần là: 2.3 = 6 (lần)

Diện tích mảnh đất mới là: 2782 . 6 = 16692 (m2).


Câu 89:

Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB, AC, AD đôi một vuông góc với nhau AB = 6a, AC = 7a, AD = 4a. Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm các cạnh BC, CD, DB. Tính thể tích của tứ diện AMNP.

Xem đáp án
Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB, AC, AD đôi một vuông góc với nhau AB (ảnh 1)

VABCD = \(\frac{1}{3}.6a.\frac{1}{2}.7a.4a = 28{a^3}\)

\[\frac{{{V_{APMN}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \frac{{\frac{1}{3}.d\left( {A,\left( {PMN} \right)} \right).{S_{PMN}}}}{{\frac{1}{3}.d\left( {A,\left( {BCD} \right)} \right).{S_{BCD}}}}\] (do mặt phẳng (PMN) chính là mặt phẳng (BCD) nên d(A,(PMN) = d(A,(BCD))

\[\frac{{{V_{APMN}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \frac{{\frac{1}{3}.d\left( {A,\left( {PMN} \right)} \right).{S_{PMN}}}}{{\frac{1}{3}.d\left( {A,\left( {BCD} \right)} \right).{S_{BCD}}}} = \frac{{{S_{PMN}}}}{{{S_{BCD}}}}\]

\[\frac{{{S_{PMN}}}}{{{S_{BCD}}}} = \frac{{\frac{1}{2}.PM.PN.\sin \left( {\widehat {PM,PN}} \right)}}{{\frac{1}{2}.DC.BC.\sin \left( {\widehat {DC,BC}} \right)}}\] (do PM, MN là đường trung bình của tam giác BCD, PNCM là hình bình hành nên \(\widehat {NPM} = \widehat {BCD}\)

Suy ra: \[\frac{{{V_{APMN}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \frac{{{S_{PMN}}}}{{{S_{BCD}}}} = \frac{{PM.PN}}{{DC.BC}} = \frac{1}{2}.\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\]

VAMNP = \(\frac{1}{4}.28{a^3} = 7{a^3}\).


Câu 90:

Tìm ước chung lớn nhất của 64, 72, 448, 100.

Xem đáp án

Ta có: 64 = 26

72 = 23.32

448 = 26.7

100 = 22.52

ƯCLN (64; 72; 448; 100) = 22 = 4.


Câu 91:

Tìm x biết: (x – 2)(x – 4)(x – 5)(x – 10) – 54x2 = 0.

Xem đáp án

(x – 2)(x – 4)(x – 5)(x – 10) – 54x2 = 0

[(x– 2)(x – 10)][(x – 4)(x – 5)] – 54x2 = 0

(x2 – 12x + 20)(x2 – 9x + 20) – 54x2 = 0

Đặt x2 – 12x + 20 = t

Khi đó ta có:

t(t + 3x) – 54x2 = 0

t2 + 3xt – 54x2 = 0

t(t – 6x) + 9x(t – 6x) = 0

(t + 9x)(t – 6x) = 0

(x2 – 18x + 20)(x2 – 3x + 20) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}{x^2} - 18x + 20 = 0\\{x^2} - 3x + 20 = 0\end{array} \right.\)

Nếu x2 – 18x + 20 = 0

(x – 9)2 – 61 = 0

(x – 9)2 = 61

\(\left[ \begin{array}{l}x = 9 + \sqrt {61} \\x = 9 - \sqrt {61} \end{array} \right.\)

Nếu x2 – 3x + 20 = 0

\[{\left( {x - \frac{3}{2}} \right)^2} + \frac{{71}}{4} \ge \frac{{71}}{4} > 0\] nên phương trình vô nghiệm.

Vậy x = \(\left\{ {9 + \sqrt {61} ;9 - \sqrt {61} } \right\}\).


Câu 92:

Tìm x biết (4x – 3)2 – 3x(3 – 4x) = 0.

Xem đáp án

(4x – 3)2 – 3x(3 – 4x) = 0

(3 – 4x)2 – 3x(3 – 4x) = 0

(3 – 4x)(3 – 4x – 3x) = 0

(3 – 4x)(3 – 7x) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}3 - 4x = 0\\3 - 7x = 0\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{3}{4}\\x = \frac{3}{7}\end{array} \right.\)

Vậy S = \(\left\{ {\frac{3}{4};\frac{3}{7}} \right\}.\)


Câu 93:

Cho hình thang ABCD có đáy AB, CD. Cho biết AD // BC như hình vẽ. Chứng minh rằng AD = BC, AB = CD.

Cho hình thang ABCD có đáy AB, CD. Cho biết AD // BC như hình vẽ. Chứng  (ảnh 1)
Xem đáp án
Cho hình thang ABCD có đáy AB, CD. Cho biết AD // BC như hình vẽ. Chứng  (ảnh 2)

Hình thang ABCD có đáy AB, CD AB // CD \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{C_1}}\) (hai góc so le trong)

Lại có: AD // BC \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{C_2}}\) (hai góc so le trong)

Xét ΔABC và ΔCDA có:

\(\widehat {{A_2}} = \widehat {{C_1}}\)

AC chung

\(\widehat {{A_1}} = \widehat {{C_2}}\)

ΔABC = ΔCDA (g.c.g)

AD = BC, AB = CD (các cặp cạnh tương ứng).


Câu 94:

Cho tam giác ABC, gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Trên tia đối của tia NM lấy điểm D sao cho ND = NM.   

a) Chứng minh: AD // MC.   

b) Chứng minh: BC = 2MN.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Trên tia  (ảnh 1)

a) Tứ giác AMCD có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường AMCD là hình bình hành 

AD // MC.

b) Theo câu a) tứ giác AMCD là hình bình hành CD // AM và CD = AM.

Mà AM = MB và đường thẳng AM cũng là đường thẳng MB

CD song song và bằng MB 

MBCD là hình bình hành vì có 2 cạnh đối song song và bằng nhau

BC = MD

Mà MD = 2 MN BC = 2MN.


Câu 95:

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC, K là điểm đối xứng với A qua M.

a) Chứng minh tứ giác ABKC là hình thoi.

b) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì tứ giác ABKC là hình vuông?

c) Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, đường thẳng này cắt đường thẳng CK tại D. Chứng minh AD = BC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC, K là điểm đối xứng (ảnh 1)

a) Xét tứ giác ABKC:

M là trung điểm của AK

M là trung điểm của BC

 Tứ giác ABKC là hình bình hành (2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)

ABC cân tại A, đường trung tuyến AM

 AM đồng thời là đường cao

AM BC AK BC

 Tứ giác ABKC là hình thoi (hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc)

b) Tứ giác ABKC là hình thoi (cmt)

 Để tứ giác ABKC là hình vuông

AB AC

ABC vuông tại A

Để tứ giác ABKC là hình vuông thì ABC cần thêm điều kiện là tam giác vuông tại A

c) Tứ giác ABKC là hình thoi (cmt)

AB // KC

Xét tứ giác ABCD:

AD // BC(gt)

AB // CD (AB // KC)

 Tứ giác ABCD là hình bình hành (các cạnh đối song song)

AD = BC.


Câu 96:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) đường cao AH. Từ H vẽ HE và HF lần lượt vuông góc với AB và AC (E thuộc AB, F thuộc AC).

a) Chứng minh: AEHF là hình chữ nhật và AH = EF.

b) Trên tia FC xác định điểm K sao cho FK = AF. Chứng minh tứ giác EHKF là hình bình hành.

c) Biết BC = 5cm, AC = 4 cm. Tính diện tích tam giác ABC

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) đường cao AH. Từ H vẽ HE và HF lần lượt (ảnh 1)

a) Xét tứ giác AEHF:

\(\widehat {EAF} = \widehat {AEH} = \widehat {AFH} = 90^\circ \)

(Do tam giác ABC vuông tại A; HE và HF lần lượt vuông góc với AB và AC).

AEHF là hình chữ nhật.

AH = EF (Tính chất 2 đường chéo của hình chữ nhật).

b) Ta có: FK = AF (gt).

Mà AF = EH (AEHF là hình chữ nhật).

AF = EH = FK.

Ta có: EH // AF (AEHF là hình chữ nhật).

Mà F thuộc AK (gt).

EH // FK.

Xét tứ giác EHKF:

 EH // FK (cmt).

 EH = FK (cmt).

 EHKF là hình bình hành (dhnb).

c) Xét tam giác ABC vuông tại A:

Ta có: BC= AB2 + AC2 (Định lý Pytago).

Thay số: 52 = AB2 + 42.

AB= 9 AB = 3.

Diện tích tam giác ABC vuông tại A: SABC = \(\frac{1}{2}.AB.AC = \frac{1}{2}.3.4 = 6\left( {c{m^2}} \right)\).


Câu 97:

Từ các chữ số 0, 1, 2, 7, 8, 9 tạo được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Gọi số có 5 chữ số khác nhau là \(\overline {abcde} \)

Nếu e = 0, chọn 4 trong 5 số còn lại sắp vào các vị trí a, b, c, d có \(A_5^4 = 120\)cách

Nếu e khác 0, chọn e có 2 cách

Chọn a ≠ 0 và a ≠ e có 4 cách.

Chọn 3 trong 4 số còn lại sắp vào vị trí b, c, d có \(A_4^3\)

Như vậy có: \(A_5^4 + 2.4.A_4^3 = 312\) (số).


Câu 98:

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số đôi một khác nhau sao cho tích ba chữ số đó là một số chẵn?

Xem đáp án

Gọi số có 3 chữ số đôi một khác nhau là \(\overline {abc} \)

Ta có:

a có 9 cách chọn

b có 8 cách chọn

c có 7 cách chọn

Suy ra có: 9 . 8 . 7 = 504 (số)

Để tích 3 chữ số là số lẻ thì cả 3 số đều là số lẻ

a có 5 cách chọn (chọn từ 1, 3, 5, 7, 9)

b có 4 cách chọn

c có 3 cách chọn

Suy ra lập được số các số có tích là số lẻ là: 5 . 4 . 3 = 60 (số)

Vậy lập được số có 3 chữ số đôi một khác nhau mà tích 3 chữ số là số chẵn là:

504 – 60 = 444 (số).


Câu 99:

Tính \(\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} + 8{n^2}}} - n} \right)\).

Xem đáp án

\(\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} + 8{n^2}}} - n} \right)\)

\( = \lim \frac{{\left( {\sqrt[3]{{{n^3} + 8{n^2}}} - n} \right)\left( {\sqrt[3]{{{{\left( {{n^3} + 8{n^2}} \right)}^2}}} + n\sqrt[3]{{{n^3} + 8{n^2}}} + {n^2}} \right)}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^3} + 8{n^2}} \right)}^2}}} + n\sqrt[3]{{{n^3} + 8{n^2}}} + {n^2}}}\)

\[ = \lim \frac{{8{n^2}}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^3} + 8{n^2}} \right)}^2}}} + n\sqrt[3]{{{n^3} + 8{n^2}}} + {n^2}}}\]

\[ = \lim \frac{8}{{\sqrt[3]{{{{\left( {1 + \frac{8}{n}} \right)}^2}}} + \sqrt[3]{{1 + \frac{8}{n}}} + 1}}\]

\[ = \frac{8}{3}\].


Câu 100:

Tính \(\lim \left[ {n\left( {\sqrt {{n^2} + 2} - \sqrt {{n^2} - 1} } \right)} \right]\).

Xem đáp án

\(\lim \left[ {n\left( {\sqrt {{n^2} + 2} - \sqrt {{n^2} - 1} } \right)} \right]\)

\( = \lim \left[ {n.\frac{{\left( {\sqrt {{n^2} + 2} - \sqrt {{n^2} - 1} } \right)\left( {\sqrt {{n^2} + 2} + \sqrt {{n^2} - 1} } \right)}}{{\sqrt {{n^2} + 2} + \sqrt {{n^2} - 1} }}} \right]\)

\( = \lim \left[ {n.\frac{{\left( {{n^2} + 2} \right) - \left( {{n^2} - 1} \right)}}{{\sqrt {{n^2} + 2} + \sqrt {{n^2} - 1} }}} \right]\)

\( = \lim \frac{{3n}}{{\sqrt {{n^2} + 2} + \sqrt {{n^2} - 1} }}\)

\( = \lim \frac{3}{{\sqrt {1 + \frac{2}{{{n^2}}}} + \sqrt {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} }}\)

\( = \lim \frac{3}{{\sqrt {1 + 0} + \sqrt {1 - 0} }}\)

\( = \frac{3}{2}\).


Câu 101:

Một phòng họp có 300 ghế ngồi,đc xếp thành một số hàng có số ghế bằng nhau. Buổi họp hôm đó có 378 người đến dự họp nên ban tổ chức đã kê thêm 3 hàng ghế và mỗi xếp thêm 1 ghế, mới đủ chỗ ngồi. Hỏi lúc đầu phòng họp có bao nhiêu hàng ghế và mỗi hàng có bao nhiêu ghế, biết số hàng ghế ban đầu không vượt quá 20

Xem đáp án

Đặt x (hàng ghế) là số hàng ghế lúc đầu. (điều kiện: x ℕ ;x ≤ 20)

Số hàng ghế lúc sau là x + 3 (hàng ghế)

Số ghế trong một hàng lúc đầu \(\frac{{300}}{x}\) (ghế)

Số ghế trên một hàng lúc sau là \(\frac{{378}}{{x + 3}}\) (ghế)

Theo đề ra, ta có phương trình:

\(\frac{{300}}{x}\) + 1 = \(\frac{{378}}{{x + 3}}\)

\(\frac{{300\left( {x + 3} \right)}}{{x\left( {x + 3} \right)}} + \frac{{x\left( {x + 3} \right)}}{{x\left( {x + 3} \right)}} = \frac{{378x}}{{x\left( {x + 3} \right)}}\)

300 (x + 3) + x(x + 3) – 378x = 0

300x + 900 + x2 + 3x – 378x = 0

x2 – 75x + 900 = 0

x2 – 15x – 60x + 900 = 0

x(x – 15) – 60(x – 15) = 0

(x – 15)(x – 60) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 15\\x = 60\left( L \right)\end{array} \right.\)

Vậy ban đầu phòng họp có 15 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 20 ghế.


Câu 102:

Trong các hình bình hành có tổng độ dài đáy và chiều cao là 18 cm, hình bình hành nào có diện tích lớn nhất và diện tích đó là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Hình bình hành có diện tích lớn nhất là khi hình bình hành có chiều cao bằng độ dài đáy.

Mà tổng độ dài đáy và chiều cao là 18 cm

Suy ra: chiều cao = độ dài đáy = 18 : 2 = 9 (cm)

Diện tích lớn nhất của hình đó là: Smax = 9 . 9 = 81 (cm2).


Câu 103:

Trên đường thẳng d lấy ba điểm A,B,C theo thứ tự đó. Trên nửa mặt phẳng bờ d kẻ hai tia Ax, By cùng vuông góc với dt. Trên tia Ax lấy I. Tia vuông góc với CI tại C cắt By tại K. Đường tròn đường kính IC cắt IK tại P.

1) Chứng minh tứ giác CBPK nội tiếp được đường tròn.

2) Chứng mi nh AI.BK = AC.CB.

Xem đáp án
Trên đường thẳng d lấy ba điểm A,B,C theo thứ tự đó. Trên nửa mặt phẳng bờ d  (ảnh 1)

1) Vì P thuộc đường tròn đường kính IC nên \(\widehat {CPI} = 90^\circ \)

Suy ra: \(\widehat {CPK} = 90^\circ \)

Xét tứ giác BCPK có:

\(\widehat {CPK} + \widehat {CBK} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra: BCPK nội tiếp đường tròn.

2) Vì \(\widehat {PCI} = 90^\circ \) \(\widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}} = 90^\circ \)

\(\widehat {{K_1}} + \widehat {{K_2}} = 90^\circ \)(vì tam giác KBC vuông tại B)

Suy ra: \(\widehat {{K_1}} = \widehat {{C_1}}\)

Xét ∆IAC và ∆CBK có:

\(\widehat {{K_1}} = \widehat {{C_1}}\)

\(\widehat {IAC} = \widehat {KBC} = 90^\circ \)

∆IAC ~ ∆CBK (g.g)

\(\frac{{AI}}{{BC}} = \frac{{AC}}{{BK}}\) AI.BK = AC.BC


Câu 104:

2022 là hợp số hay số nguyên tố?

Xem đáp án

Ta thấy: 2022 là hợp số vì 2022 chia hết cho 2; 3; 6; ….

Số nguyên tố chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

Vậy 2022 là hợp số.


Câu 105:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, d là tiếp tuyến của đường tròn tại A. Các tiếp tuyến của đường tròn tại B và C theo thứ tự ở D và E.

a) Tính \(\widehat {DOE}\).

b) Chứng minh: DE = BD + CE.

c) Chứng minh: BD.CE = R2.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác  (ảnh 1)

a) Xét (O) có DA, DB là tiếp tuyến cắt nhau tại D

Suy ra: OD là tia phân giác \(\widehat {AOB}\)

\[\widehat {AOD} = \widehat {BOD}\]

EA, EC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại E
\[\widehat {AOE} = \widehat {COE}\]

\[\widehat {AOD} + \widehat {AOE} = \widehat {BOD} + \widehat {COE}\]

\[\widehat {AOD} + \widehat {AOE} = \widehat {BOD} + \widehat {COE} = 180^\circ \](kề bù)

Nên \[\widehat {AOD} + \widehat {AOE} = 180^\circ :2 = 90^\circ \]

\(\widehat {DOE}\)= 90°

b) Xét (O) có DA,DB là hai tiếp tuyến cắt nhau tại D

                       EA;EC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại E

DA = DB; EA = EC

BD + CE = DA + EA = DE

c) \(\widehat {DOE}\)= 90° Tam giác DOE vuông tại O

DE là tiếp tuyến của (O) nên OA vuông góc DE

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác DOE vuông có OA là đường cao:

OA2 = DA.AE

Mà DA = DB, AE = CE

Nên OA2 = DB.CE = R2

Vậy DB.CE = R2.


Câu 106:

A = {1; 2; 3; …; 16}. Bốc ngẫu nhiên 3 phần tử trong A. Tính xác suất để tổng 3 số bốc ra chia hết cho 3.

Xem đáp án

n\(\left( \Omega \right)\) = 163

Các số tự nhiên từ 1 đến 16 chia thành 3 nhóm:

- Nhóm I gồm các số tự nhiên chia hết cho 3 gồm 55 số

- Nhóm II gồm các số tự nhiên cho 3 dư 1 gồm 66 số.

- Nhóm III gồm các số tự nhiên cho 3 dư 2 gồm 5 số.

Để ba số có tổng chia hết cho 3 thì xảy ra các trường hơp sau:

- Cả ba bạn viết được số thuộc nhóm I có 5353 cách.

- Cả ba bạn viết được số thuộc nhóm II có 6363 cách.

- Cả ba bạn viết được số thuộc nhóm III có 5353 cách.

Mỗi bạn viết được một số thuộc một nhóm có 3! . (5.6.5).

Vậy có tất cả: 53 + 63 + 53 + 3! . (5.6.5) = 1366

Xác suất cần tính bằng: \(\frac{{1366}}{{{{16}^3}}} = \frac{{683}}{{2048}}\)


Câu 107:

Cho đường tròn tâm O bán kính 5cm dây AB = 8 cm.

a) Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.

b) Gọi I là điểm thuộc dây AB sao cho AI = 1cm. Kẻ dây CD đi qua I và vuông góc với AB. Chứng minh CD = AB.

Xem đáp án
Cho đường tròn tâm O bán kính 5cm dây AB = 8 cm. a) Tính khoảng cách từ tâm  (ảnh 1)

a) Gọi M là trung điểm AB

Suy ra: OM vuông góc với AB

MA = MB = \(\frac{1}{2}AB = 4\)cm

OA2 = OM2 + MA2

OM2 = OA2 – MA2 = 9

OM = 3 (cm)

Vậy khoảng cách từ tâm O đến AB bằng 3cm.

b) AI = 1 IM = MA – MI = 3 cm

Gọi OE CD = E

Vì OM AB, CD AB = I

OEIM là hình chữ nhật

OE = IM = 3 OE = OM

d(O,CD) = d(O,AB)

CD = AB.


Câu 108:

Cho dãy số (un) bởi: u1 = 1 và un+1 = 5un + 8 với mọi n ≥ 1.

a) Chứng minh rằng dãy số (vn) với vn = un +2 là một cấp số nhân.

b) Dựa vào kết quả phần a) hãy tìm số hạng tổng quát của dãy số (un).

Xem đáp án

Ta có: un+1 = 5un + 8

vn = un + 2

Suy ra: vn+1 = un+1 + 2 = 5un + 8 + 2 = 5un + 10 = 5(un + 2) = 5vn (*)

Vậy vn là cấp số nhân với công bội q = 5.

b) Từ (*) ta có:

v1 = u1 + 2 = 1 + 2 = 3

v2 = 5v1 = 5.3 = 15

vn = 5vn–1

Số hạng tổng quát của vn là: vn = u1.qn–1 = 3.5n–1

un = vn – 2 = 3.5n–1 – 2.


Câu 109:

Cho khối chóp đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng \(a\sqrt 3 \). Tính thể tích V  của khối cầu ngoại tiếp hình chóp.

Xem đáp án
Cho khối chóp đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a căn bậc hai 3. Tính thể tích V (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm của AC và BD

Ta có: OA = OB = OC = OD

∆ABC = ∆ASC (c.c.c)

Suy ra: BO = SO

Hay OA = OB = OC = OD = SO

Suy ra: O là tâm của khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD

Ta có: r = OA = \(\frac{{a\sqrt 3 .\sqrt 2 }}{2} = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\)

V = \(\frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}\pi {\left( {\frac{{a\sqrt 6 }}{2}} \right)^3} = \pi {a^3}\sqrt 6 \).


Câu 110:

Cho ΔABCΔABC vuông tại A (AB < AC) và đường cao AH. Từ H kẻ HE AB, HF AC (E AB; F AC).

a) Chứng minh tứ giác AEHF là hình chữ nhật.

b) Gọi D là điểm đối xứng của A qua F. Chứng minh DHEF là hình bình hành.

c) Gọi I là giao điểm của EF và AH; M là trung điểm của BC. Qua A kẻ tia Ax vuông góc với đường thẳng MI cắt tia CB tại K. Chứng minh 4 điểm K, E, I, F thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho tam giác ABCΔABC vuông tại A (AB < AC) và đường cao AH. Từ H kẻ HE (ảnh 1)

a) Chứng minh tứ giác AEHF là hình chữ nhật.

ΔABC vuông tại A  \(\widehat {BAC}\)= 90°

Vì HEAB, HFAC nên \(\widehat {HEA}\)= 90°, \(\widehat {HFA}\)= 90°

Xét tứ giác AEHF ta có:

\(\widehat {HEA} = \widehat {HFA} = \widehat {EAF}\)= 90°

Suy ra, tứ giác AEHF là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết).

b) Gọi D là điểm đối xứng của A qua F.

Vì AEHF là hình chữ nhật suy ra EH // AF và EH = AF (tính chất của hình chữ nhật)

Vì D là tâm đối xứng của A qua F nên F là trung điểm của AD. Suy ra, AF = FD.

Do đó, EH // FD và EH = FD.

Suy ra, DHEF là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)

c)

+) Vì I là giao điểm của EF và AH nên ba điểm E, I, F thẳng hàng.

+) Gọi O là giao điểm của EF và AM.

Vì AM là đường trung tuyến của ΔABCΔABC nên AM = MC suy ra ΔAMC cân tại M. Do đó, \(\widehat {MAC} = \widehat {MCA}\)

Vì EHFA là hình chữ nhật, có I là giao điểm hai đường chéo nên ta có \(\widehat {IAF} = \widehat {IFA}\)

Xét ΔAHC ta có: \(\widehat {HAC} + \widehat {HCA} = 90^\circ \) hay \(\widehat {IAF} + \widehat {MCA} = 90^\circ \)

\(\widehat {IAF} + \widehat {MAC} = 90^\circ \) hay \(\widehat {OAF} + \widehat {OFA} = 90^\circ \)

Xét ΔOAF có: \(\widehat {OAF} + \widehat {OFA} = 90^\circ \) \(\widehat {AOF} = 90^\circ \)

EF vuông góc với AM tại O hay IF vuông góc với AM tại O.

+) Xét ΔKAM ta có:

GM KA tại G

AH KM tại H

Mà I là giao điểm của AH và GM nên I là trực tâm của ΔKAM.

KI AM mà IF AM

  K, I, F thẳng hàng.

Ta có:

Ba điểm E, I, F thẳng hàng.

Ba điểm K, I, F thẳng hàng.

Bốn điểm I, K, E, F thẳng hàng.


Câu 111:

Cho đường tròn (O; R) và dây BC cố định (BC < 2R), BF là đường kính. A là điểm di chuyển trên cung lớn BC (A khác B, C) sao cho tam giác ABC có ba góc nhọn, các đường cao AD và CE của tam giác ABC cắt nhau tại H.

a) Chứng minh AEDC nội tiếp.

b) Chứng minh HF đi qua trung điểm G của đoạn thẳng AC.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; R) và dây BC cố định (BC < 2R), BF là đường kính. A là (ảnh 1)

a) Ta có: \[\widehat {ADC} = \widehat {AEC} = 90^\circ \] (do AD, CE là đường cao của ΔABC)

D, E cùng nhìn cạnh AC dưới một góc là 90°

Nên AEDC nội tiếp đường tròn đường kính (AC).

b) Ta có BF ta đường kính (O)

nên \(\widehat {BAF}\) = 90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O))

FA AB

CH // FA (do cùng vuông góc với AB)

Tương tự \(\widehat {BCF}\) = 90°

AH // CF do cùng  BC

AHCF là hình bình hành hai đường chéo AC, HF cắt nhau tại trung điểm mỗi đường mà G là trung điểm của AC nên G là trung điểm của HF.


Câu 112:

Chứng minh rằng \(\frac{{6n - 14}}{{2n - 5}}\)là phân số tối giản.

Xem đáp án

Đặt d = ƯCLN (6n – 14; 2n – 5)

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}6n - 14 \vdots d\\2n - 5 \vdots d\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}6n - 14 \vdots d\\3\left( {2n - 5} \right) \vdots d\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}6n - 14 \vdots d\\6n - 15 \vdots d\end{array} \right.\)

6n – 15 – (6n – 14) d

Hay 1 d. Suy ra d = 1

Vậy \(\frac{{6n - 14}}{{2n - 5}}\)là phân số tối giản.


Câu 113:

Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà hai chữ số của nó đều chẵn?

Xem đáp án

Chữ số hàng chục có thể chọn trong các chữ số 2,4,6,8 do đó có 4 cách chọn.

Chữ số hàng đơn vị có thể chọn trong các chữ số 0,2,4,6,8 do đó có 5 cách chọn.

Vậy theo quy tắc nhân ta có 4.5 = 20 số có hai chữ số mà hai chữ số của nó đều chẵn.


Câu 114:

Giá trị của chữ số 6 ở phần thập phân trong số 63,546 là?

Xem đáp án

Giá trị của chữ số 6 ở phần thập phân là: 6 phần nghìn tức là \(\frac{6}{{1000}} = 0,006\).


Câu 115:

Lãi suất tiết kiệm là 1.2% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 8000000 đồng. Hỏi sau hai tháng , cả tiền gửi và tiền lãi là bao nhiêu đồng?

Xem đáp án

Số tiền lãi người đó có sau tháng thứ nhất là:

8000000 . 1,2 : 100 = 96000(đồng)

Tổng số tiền cả gốc lẫn lãi người đó có sau tháng thứ nhất là:

8000000 + 96000 = 8096000(đồng)

Số tiền lãi người đó có sau tháng thứ hai là:

8096000 . 1,2 : 100 = 97152(đồng)

Tổng số tiền cả gốc lẫn lãi người đó có sau tháng thứ hai là:

8096000 + 97152 = 8193152(đồng)


Câu 117:

Một số chia cho 9 có số dư là 6. Hỏi số đó có chia hết cho 3 không ?

Xem đáp án

Giả sử số đó là x, thương là n

Ta có: x : 9 = n (dư 6)

x = 9n + 6

Vì 9n chia hết cho 3 và 6 chia hết cho 3 nên 9n + 6 chia hết cho 3

Hay x chia hết cho 3

Vậy số đó chia hết cho 3.


Câu 118:

So sánh A và B biết A = \(\frac{{{{10}^{2020}} + 1}}{{{{10}^{2021}} + 1}}\) và B = \(\frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}}\).

Xem đáp án

10A = \[\frac{{10.\left( {{{10}^{2020}} + 1} \right)}}{{{{10}^{2021}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2021}} + 10}}{{{{10}^{2021}} + 1}} = 1 + \frac{9}{{{{10}^{2021}} + 1}}\]

10B = \[\frac{{10.\left( {{{10}^{2021}} + 1} \right)}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2022}} + 10}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = 1 + \frac{9}{{{{10}^{2022}} + 1}}\]

\[\frac{9}{{{{10}^{2021}} + 1}} > \frac{9}{{{{10}^{2022}} + 1}}\] nên \[1 + \frac{9}{{{{10}^{2021}} + 1}} > 1 + \frac{9}{{{{10}^{2022}} + 1}}\]

Nên 10A > 10B hay A > B.


Câu 119:

Cho ba đường thẳng y = 2x + 1 (d1); y = x – 1 (d2) và u = (m + 1)x – 2. Tìm điều kiện của tham số m để ba đường thẳng đồng quy.

Xem đáp án

Hoành độ giao điểm của d1 và d2 là nghiệm của phương trình:

2x + 1 = x – 1

x = –2

Với x = –2 y = –2 – 1 = –3

Suy ra hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau tại điểm A(–2; –3)

Để ba đường thẳng đồng quy thì điểm A(–2; –3) thuộc đồ thị hàm số y = (m + 1)x – 2. Khi đó ta có:

–3 = (m + 1).(–2) – 2

\(m = \frac{{ - 1}}{2}\)

Vậy với \(m = \frac{{ - 1}}{2}\) thì ba đường thẳng đã cho đồng quy.


Câu 120:

Tìm tham số m để ba đường thẳng y = x – 2; y = 2x + m + 1 và y = 3x – 2 đồng quy.

Xem đáp án

Hoành độ giao điểm của y = x – 2 và y = 3x – 2 là nghiệm của phương trình:

x – 2 = 3x – 2

x = 0

Với x = 0 y = 0 – 2 = –2

Suy ra hai đường thẳng y = x – 2 và y = 3x – 2 cắt nhau tại điểm B(0; –2)

Để ba đường thẳng đồng quy thì điểm B(0; –2) thuộc đồ thị hàm số y = 2x + m + 1. Khi đó ta có:

0 = 2.(–2) + m + 1

m – 3 = 0

m = 3

Vậy với m = 3 thì ba đường thẳng đã cho đồng quy.

Câu 121:

Cho hình đa diện đều loại {4;3} có cạnh bằng a. Gọi S là tổng diện tích tất cả các mặt của hình đa diện đó. Tính S?

Xem đáp án

Khối đa diện đều loại {4;3} là hình lập phương.

Khối lập phương có 6 mặt là hình vuông cạnh a.

Diện tích một mặt là a2

Vậy tổng diện tích các mặt của hình lập phương đó là: S = 6a2.


Câu 122:

Tìm giá trị nhỏ nhất của A biết A = \(\frac{{{x^2} - 2x + 2016}}{{{x^2}}},x > 0\).

Xem đáp án

 \(A = \frac{{{x^2} - 2x + 2016}}{{{x^2}}}\)

\( = \frac{{2016\left( {{x^2} - 2x + 2016} \right)}}{{2016{x^2}}}\)

\( = \frac{{2016{x^2} - 2.2016x + {{2016}^2}}}{{2016{x^2}}}\)

\( = \frac{{{{\left( {x - 2016} \right)}^2} + 2015{x^2}}}{{2016{x^2}}}\)

\(\frac{{{{\left( {x - 2016} \right)}^2}}}{{2016{x^2}}} \ge 0\) với x > 0

Suy ra: \( = \frac{{{{\left( {x - 2016} \right)}^2}}}{{2016{x^2}}} + \frac{{2015}}{{2016}} \ge \frac{{2015}}{{2016}}\) với x > 0

Suy ra: \(A \ge \frac{{2015}}{{2016}}\) với x > 0

Dấu “=” xảy ra khi x – 2016 = 0 hay x = 2016

Vậy giá trị nhỏ nhất của A bằng \(\frac{{2015}}{{2016}}\) khi x = 2016.


Câu 123:

Tìm x, y ℤ biết 3xy – 2x + 5y = 29

Xem đáp án

3xy − 2x + 5y = 29

9xy − 6x + 15y = 87

(9xy − 6x) + (15y − 10) = 77

3x(3y − 2) + 5(3y−2) = 77

(3y − 2)(3x + 5) = 77

(3y − 2) và (3x + 5) là Ư(77) = {±1, ±7, ±11, ±77}

Ta có bảng giá trị sau:

3x + 5

–77

–11

–7

–1

1

7

11

77

3y – 2

–1

–7

–11

–77

77

11

7

1

x

\(\frac{{ - 82}}{3}\)

\(\frac{{ - 16}}{3}\)

–4

–2

\(\frac{{ - 4}}{3}\)

\(\frac{2}{3}\)

2

24

y

\(\frac{1}{3}\)

\(\frac{{ - 5}}{3}\)

–3

–25

\(\frac{{79}}{3}\)

\(\frac{{13}}{3}\)

3

1

Do x, y ℤ nên (x,y) {(−4; −3), (−2; −25), (2; 3), (24; 1)}

Vậy (x,y) {(−4; −3); (−2; −25); (2; 3); (24; 1)}.


Câu 124:

Tính nhanh: A = 1 + 3 – 5 – 7 + 9 + 11 – … – 397 – 399.

Xem đáp án

Biểu thức đã cho có (399 – 1) : 2 + 1 = 200 số

1 + 3 – 5 – 7 + 9 + 11 – 13 – 17 + ... + 393 + 395 – 397 – 399

= (1 + 3 – 5 – 7) + (9 + 11 – 13 – 15) + ..... + (393 + 395 – 397 – 399)

= (–8) + (–8) + ... + (–8)

Ta suy biểu thức ban đầu có 200 số, chia ra các cặp số, mỗi cặp gồm 4 số.

Vậy có số cặp là: 200 : 4 = 50 (cặp)

Vậy A = (–8) × 50 = – 400.


Câu 125:

Trên đường tròn (O), vẽ hai cung AB và CD, thỏa mãn . Chứng minh AB < 2CD.

Xem đáp án
Trên đường tròn (O), vẽ hai cung AB và CD, thỏa mãn . Chứng minh AB <  (ảnh 1)

Gọi I là điểm chính giữa của cung AB, ta có: nên AI = BI = CD

Xét tam giác ABI có AB < AI + BI (bất đẳng thức tam giác)

Mà AI = BI = CD nên AB < 2CD.


Câu 126:

Cho hình nón đỉnh S, đường cao SO, A và B là hai điểm thuộc đường tròn đáy sao cho khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SAB) bằng \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\), \(\widehat {SAO}\) = 30°, \(\widehat {SAB}\) = 60°. Độ dài đường sinh của hình nón theo a bằng?

Xem đáp án
Cho hình nón đỉnh S, đường cao SO, A và B là hai điểm thuộc đường tròn đáy  (ảnh 1)

Gọi I là trung điểm AB, dựng OH vuông góc SI

Ta có: OH = \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Do \(\widehat {SAB}\)= 60° nên tam giác SAB đều.

Suy ra: SA = SB = AB

Mặt khác \(\widehat {SAO}\) = 30° nên SO = SA. sin30° = \(\frac{1}{2}\)SA

Và OA = SA. cos 30° = \(\frac{{SA\sqrt 3 }}{2}\)

Xét tam giác SOI ta có:

\[\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{S{O^2}}} + \frac{1}{{O{I^2}}} = \frac{1}{{O{S^2}}} + \frac{1}{{O{A^2} - A{I^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {\frac{{SA}}{2}} \right)}^2}}} + \frac{1}{{{{\left( {\frac{{SA\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{{SA}}{2}} \right)}^2}}}\]

\[\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{6}{{S{A^2}}}\] SA = \(OH\sqrt 6 = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}.\sqrt 6 = a\sqrt 2 \)


Câu 128:

Tìm tập hợp số nguyên x biết 3x + 2 chia hết cho x – 1.

Xem đáp án

Ta có: 3x + 2 chia hết cho x – 1

3x + 2 = 3x – 3 + 5 = 3(x – 1) + 5

Vì 3(x – 1) chia hết cho x – 1 nên để 3x + 2 chia hết cho x – 1 thì 5 chia hết cho x–1

x – 1 thuộc Ư(5) = {1; –1; 5; –5}

x {2; 0; 6; –4}

Vậy x {2; 0; 6; –4}.


Câu 129:

Tính nhanh \(\frac{{4,8.0,5 + 30,4.0,25}}{{200.0,05}}\).

Xem đáp án

\(\frac{{4,8.0,5 + 30,4.0,25}}{{200.0,05}}\)

\( = \frac{{4,8.0,5 + 15,2.2.0,25}}{{200.0,05}}\)

\( = \frac{{4,8.0,5 + 15,2.0,5}}{{200.0,05}}\)

\( = \frac{{\left( {4,8 + 15,2} \right)0,5}}{{200.0,05}}\)

\( = \frac{{20.0,5}}{{20.10.0,05}}\)

\( = \frac{{20.0,5}}{{20.0,5}}\)

= 1.


Câu 130:

Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 3, AC = 4. M là trung điểm của BC, đường phân giác trong góc C cắt AM tại I. Gọi K là điểm thuộc đường thẳng AB sao cho KM vuông góc với BI. Tính tỉ lệ \(\frac{{AK}}{{AB}}\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 3, AC = 4. M là trung điểm của BC, đường  (ảnh 1)

Đặt \(\overrightarrow {KA} = x\overrightarrow {AB} \)

Ta có: \(\frac{{AI}}{{IM}} = \frac{{AC}}{{MC}} = \frac{4}{{1,5}} = \frac{8}{3}\) \(\frac{{AI}}{{AM}} = \frac{8}{{11}}\)

\[\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BM} = \overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} \]

\[\overrightarrow {AI} = \frac{8}{{11}}\overrightarrow {AM} = \frac{8}{{11}}\overrightarrow {AB} + \frac{4}{{11}}\overrightarrow {BC} \]

\(\overrightarrow {BI} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AI} = \frac{{ - 3}}{{11}}\overrightarrow {AB} + \frac{4}{{11}}\overrightarrow {BC} \)

\(\overrightarrow {KM} = \overrightarrow {KA} + \overrightarrow {AM} = x\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} = \left( {1 + x} \right)\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} \)

Vì KM vuông góc với BI nên \(\overrightarrow {BI} .\overrightarrow {KM} = 0\)

Hay \(\left( {\frac{{ - 3}}{{11}}\overrightarrow {AB} + \frac{4}{{11}}\overrightarrow {BC} } \right)\left[ {\left( {1 + x} \right)\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} } \right] = 0\)

Đặt \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow a ,\overrightarrow {CB} = \overrightarrow b \)

Ta có: \(\frac{{ - 3\left( {1 + x} \right)}}{{11}}{\overrightarrow a ^2} + \frac{3}{{22}}\overrightarrow a .\overrightarrow b - \frac{{4\left( {1 + x} \right)}}{{11}}\overrightarrow a .\overrightarrow b + \frac{2}{{11}}{\overrightarrow b ^2} = 0\)

\(\frac{{ - 3\left( {1 + x} \right)}}{{11}}{.2^2} + \left( {\frac{{ - 4\left( {1 + x} \right)}}{{11}} + \frac{3}{{22}}} \right).\overrightarrow a .\overrightarrow b + \frac{2}{{11}}{.3^2} = 0\)

Lại có: \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 2.3.\frac{{{2^2} + {3^2} - {4^2}}}{{2.2.3}} = \frac{{ - 3}}{2}\)

\(\frac{{ - 12 - 12x}}{{11}} + \left( {\frac{{3 - 8 - 8x}}{{22}}} \right).\frac{{ - 3}}{2} + \frac{{18}}{{11}} = 0\)

x = \(\frac{{13}}{8}\)

Vậy \(\frac{{AK}}{{AB}}\)= \(\frac{{13}}{8}\).


Câu 131:

Cho biểu thức A = \(\frac{{{a^2} + \sqrt a }}{{a - \sqrt a + 1}} - \frac{{2a + \sqrt a }}{{\sqrt a }} + 1\).

a) Rút gọn A.

b) Tìm a để A = 2.

c) Tìm giá trị nhỏ nhất của A.

Xem đáp án

a) A = \(\frac{{{a^2} + \sqrt a }}{{a - \sqrt a + 1}} - \frac{{2a + \sqrt a }}{{\sqrt a }} + 1\) (điều kiện: a > 0)

A = \[\frac{{\sqrt a \left( {\sqrt {{a^3}} + 1} \right)}}{{a - \sqrt a + 1}} - \frac{{\sqrt a \left( {2\sqrt a + 1} \right)}}{{\sqrt a }} + 1\]

A = \[\frac{{\sqrt a \left( {\sqrt a + 1} \right)\left( {a - \sqrt a + 1} \right)}}{{a - \sqrt a + 1}} - 2\sqrt a - 1 + 1\]

A = \[\sqrt a \left( {\sqrt a + 1} \right) - 2\sqrt a - 1 + 1\]

A = \[a + \sqrt a - 2\sqrt a - 1 + 1\]

A = \[a - \sqrt a \]

b) A = 2 thì \[a - \sqrt a \] = 2

\[a - \sqrt a \] – 2 = 0

\[a + \sqrt a - 2\sqrt a - 2 = 0\]

\[\sqrt a \left( {\sqrt a + 1} \right) - 2\left( {\sqrt a + 1} \right) = 0\]

\[\left( {\sqrt a - 2} \right)\left( {\sqrt a + 1} \right) = 0\]

\(\left[ \begin{array}{l}\sqrt a = 2\\\sqrt a = - 1\left( L \right)\end{array} \right.\)

a = 4

Vậy a = 4 thì A = 2

c) A = \[a - \sqrt a = {\left( {\sqrt a - \frac{1}{2}} \right)^2} - \frac{1}{4}\]

Ta thấy \[{\left( {\sqrt a - \frac{1}{2}} \right)^2} \ge 0\] với mọi a nên \[{\left( {\sqrt a - \frac{1}{2}} \right)^2} - \frac{1}{4} \ge \frac{{ - 1}}{4}\] với mọi a

Vậy giá trị nhỏ nhất của A là \(\frac{{ - 1}}{4}\) khi \(\sqrt a = \frac{1}{2}\) hay \(a = \frac{1}{4}\).


Câu 132:

Cho \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{5}{7}\)và đoạn thẳng AB ngắn hơn CD là 10 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB và CD?

Xem đáp án

\(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{5}{7}\) AB = \(\frac{5}{7}CD\) (1)

Vì AB ngắn hơn CD 10 cm nên AB = CD – 10 (2)

Từ (1) và (2) ta có: CD – 10 = \(\frac{5}{7}CD\)

\(\frac{2}{7}CD = 10\)

CD = 35 (cm)

AB = 35 – 10 = 25 (cm).

Vậy AB = 25 cm, CD = 35 cm.


Câu 133:

Trên đường thẳng d , lấy 4 điểm A, B, C, D theo thứ tự đó sao cho cho \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{3}{5}\), \(\frac{{BC}}{{CD}} = \frac{5}{6}\).

a) Tính tỉ số \(\frac{{AB}}{{CD}}\).

b) Cho biết AD = 28 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng AB, BC và CD.

Xem đáp án

a) Ta có: \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{3}{5}\), \(\frac{{BC}}{{CD}} = \frac{5}{6}\)

Suy ra: \(\frac{{BC}}{{CD}}.\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{AB}}{{CD}} = \frac{5}{6}.\frac{3}{5} = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

Vậy \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{1}{2}\).

b) Từ \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{3}{5}\) \(\frac{{AB}}{3} = \frac{{BC}}{5}\)

Từ \(\frac{{BC}}{{CD}} = \frac{5}{6}\) \(\frac{{BC}}{5} = \frac{{CD}}{6}\)

\(\frac{{AB}}{3} = \frac{{BC}}{5} = \frac{{CD}}{6} = \frac{{AB + BC + CD}}{{3 + 5 + 6}} = \frac{{28}}{{14}} = 2\)

AB = 2.3 = 6(cm)

BC = 2.5 = 10 (cm)

CD = 2.6 = 12 (cm).


Câu 134:

Cho tam giác ABC. Điểm D trên cạnh AB sao cho 3AD = 2DB. Lấy điểm E trên cạnh AC sao cho DE // BC. Giả sử AC + EC = 16cm. Tính AC, EC và AE.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Điểm D trên cạnh AB sao cho 3AD = 2DB. Lấy điểm E trên  (ảnh 1)

3AD = 2DB \(AD = \frac{2}{3}BD\)

AB = AD + BD = BD + \(\frac{2}{3}BD = \frac{5}{3}BD\)

BD = \(\frac{3}{5}AB\)

Xét tam giác ABC có DE // BC, áp dụng định lý Talet ta có:

\(\frac{{BD}}{{AB}} = \frac{{EC}}{{AC}} = \frac{3}{5}\)

EC = \(\frac{3}{5}AC\)

Mà AC + EC = 16

AC + \(\frac{3}{5}AC\)= 16

AC = 10 (cm)

EC = 10 . \(\frac{3}{5} = 6\left( {cm} \right)\)

AE = AC – CE = 10 – 6 = 4(cm).


Câu 135:

Đặt dấu ngoặc một cách thích hợp để tính tổng đại số sau:

a) 942 – 2567 + 2563 – 1942.

b) 13 – 12 + 11 + 10 – 9 + 8 – 7 – 6 + 5 – 4 + 3 + 2 – 1.

Xem đáp án

a) 942 – 2567 + 2563 – 1942

= (942 – 1942) – (2567 – 2563)

= –1000 – 4

= –1004

b) 13 – 12 + 11 – 10 – 9 + 8 – 7 – 6 + 5 – 4 – 3 + 2 – 1

= ( 13 – 12 ) + ( 11 – 10 ) – ( 9 – 8 ) – 7 – ( 6 – 5 ) – 4 – ( 3 – 2 ) – 1

= 1 + 1 – 1 – 7 – 1 – 4 – 1 – 1

= –13.


Câu 136:

Cha hơn con 32 tuổi. Biết 4 năm nữa tổng số tuổi của 2 cha con là 64 tuổi. Tính tuổi 2 cha con hiện nay ?

Xem đáp án

Tuổi của 2 cha con hiện nay là:

64 – 4 . 2 = 56(tuổi)

Tuổi của con là:

(56 − 32) : 2 = 12 (tuổi)

Tuổi của cha là:

56 – 12 = 44 (tuổi)

Đáp số: Con: 12 tuổi, Cha: 44 tuổi.


Câu 137:

Một công nhân phải làm một số dụng cụ trong một thời gian. Nếu mỗi ngày tăng 3 dụng cụ thì hoàn thành sớm 2 ngày, nếu mỗi ngày làm giảm 3 dụng cụ thì thời gian phải kéo dài 3 ngày. Tính số dụng cụ được giao.

Xem đáp án

Gọi số dụng cụ mỗi ngày người đó làm là x

        số ngày người đó làm việc là y

Tổng số dụng cụ được giao là x.y

Nếu mỗi ngày tăng 3 dụng cụ thì hoàn thành sớm 2 ngày 

 (x + 3)(y – 2) = xy

xy + 3y – 2x – 6 = xy

–2x + 3y = 6 (1)

Nếu mỗi ngày làm giảm 3 dụng cụ thì tg kéo dài 3 ngày 

(x – 3)(y – 3) = xy

xy – 3y + 3x – 9 = xy

3x – 3y = 9

x – y = 3

x = 3 + y    (2)

Từ (1) và (2) ta có: –2(3 + y) + 3x = 6

–6 – 2y + 3y = 6

y = 12 (ngày)

x = 3 + y = 12 + 3 = 15 (dụng cụ)

Tổng số dụng cụ là:  12.15 = 180 (dụng cụ).


Câu 138:

Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 120m. Tính diện tích thửa ruộng đó nếu biết tăng chiều rộng 5m và giảm chiều dài 5m thì thua ruộng đó thành hình vuông.

Xem đáp án

Nếu tăng chiều rộng và giảm chiều dài 5m thì thửa rộng đó thành hình vuông, hay là nếu tăng chiều rộng và giảm chiều dài 5m thì ta được 2 đoạn bằng nhau

Ta có sơ đồ như hình vẽ:

Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 120m. Tính diện tích thửa ruộng đó nếu  (ảnh 1)

Hiệu của chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng đó là:

5 + 5 = 10 (m)

Nửa chu vi thửa ruộng đó là:

120 : 2 = 60 (m)

Chiều dài của thửa ruộng đó là:

(60 + 10) : 2 = 35 (m)

Chiều rộng của thửa ruộng là:

(60 – 10) : 2 = 25 (m)

Diện tích của thửa ruộng đó là:

35 . 25 = 875 (m2)


Câu 139:

Cho biểu thức A = \(\frac{x}{{2x - 2}} + \frac{{{x^2} + 1}}{{2 - 2{x^2}}}\).

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Tìm giá trị của x để A > –1.

Xem đáp án

a) Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 2 \ne 0\\2 - 2{x^2} \ne 0\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x \ne 1\\x \ne \pm 1\end{array} \right.\)

 A = \(\frac{x}{{2x - 2}} + \frac{{{x^2} + 1}}{{2 - 2{x^2}}}\)

A = \(\frac{x}{{2\left( {x - 1} \right)}} + \frac{{{x^2} + 1}}{{2\left( {1 - {x^2}} \right)}}\)

A = \(\frac{x}{{2\left( {x - 1} \right)}} - \frac{{{x^2} + 1}}{{2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\)

A = \(\frac{{x\left( {x + 1} \right) - {x^2} - 1}}{{2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\)

A = \(\frac{{{x^2} + x - {x^2} - 1}}{{2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\)

A = \[\frac{{x - 1}}{{2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \frac{1}{{2\left( {x + 1} \right)}}\] (x ≠ ±1)

b) Để A > –1 tức \[\frac{1}{{2\left( {x + 1} \right)}} > - 1\]

\[\frac{1}{{2\left( {x + 1} \right)}} + 1 > 0\]

\[\frac{{1 + 2x + 2}}{{2\left( {x + 1} \right)}} > 0\]

\[\frac{{1 + 2x + 2}}{{2\left( {x + 1} \right)}} > 0\]

\[\frac{{2x + 3}}{{2\left( {x + 1} \right)}} > 0\]

\(\left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}2x + 3 > 0\\2x + 2 > 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}2x + 3 < 0\\2x + 2 < 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x > - 1\\x < \frac{{ - 3}}{2}\end{array} \right.\)

Vậy để A > –1 thì x (–∞; \(\frac{{ - 3}}{2}\)) (–1; +∞)\{1}


Câu 140:

Gọi M là tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số lập được từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 số từ tập M. Xác suất để cả 2 số lấy được đều có chữ số hàng chục nhỏ hơn các chữ số hàng trăm và hàng đơn vị là?

Xem đáp án

Số lượng số tự nhiên có 3 chữ số lập từ 8 chữ số trên là 7 . 8 . 8 = 448 số

Tập M có 448 số

Gọi số thỏa mãn đề là \(\overline {abc} \)

Ta có: b < a, b < c

+) b = 0  Có 7 cách chọn chữ số a, c

 Có tất cả: 7 . 7 = 49 số cần tìm 

+) b = 1  Có 6 cách chọn chữ số a, c

+) b = 2  Có 5 cách chọn chữ số a, c

+) b = 3  Có 4 cách chọn chữ số a, c

+) b = 4  Có 3 cách chọn chữ số a, c

+) b = 5 Có 2 cách chọn chữ số a, c

+) b = 6  Có 1 cách chọn chữ số a, c

+) b = 7  Có 0 cách chọn chữ số a, c

Số cách chọn a, b, c thỏa mãn đề là:

7 . 7 + 6 . 6 + 5 . 5 + 4 . 4 + 3 . 3 + 2 . 2 + 1 . 1 = 140

Xác suất để cả 2 số lấy được đều có chữ số hàng chục nhỏ hơn các chữ số hàng trăm và hàng đơn vị là: \(\frac{{140.139}}{{448.447}} = \frac{{695}}{{7152}}\).

Câu 141:

Một nhà máy dự định sản xuất một số chi tiết máy trong một thời gian đã định, với năng suất 300 chi tiết máy trong một ngày. Nhưng thực tế mỗi ngày đã làm được 400 chi tiết nên đã sản xuất thêm được 600 chi tiết và hoàn thành kế hoạch trước 1 ngày. Tính số chi tiết máy dự định sản xuất.

Xem đáp án

Gọi thời gian đự định sản xuất xong là x (ngày) , điều kiện x > 1

Thời gian thực tế đã sản xuất được là x – 1 (ngày)

Số chi tiết máy dự định sản xuất là 300x (chi tiết)

Số chi tiết thực tế sản xuất được là 400.(x–1) (chi tiết )

Theo đề ta có phương trình: 300x + 600 = 400(x–1)

300x + 600 = 400x – 400

100x = 1000

x = 10

Vậy số chi tiết dự định sản xuất là 300.10 = 3000.


Câu 143:

Cho một số có 4 chữ số khác nhau biết tổng các chữ số là 9. Tính tích của các chữ số đó?

Xem đáp án

Ta thấy: 9 = 6 + 2 + 1 + 0.

Số có 4 chữ số khác nhau và tổng các chữ số bằng 9 là 6210; 6120; 1260; 1620 ; 2160; 2610; ….

Tích các chữ số là: 2 . 6 . 1 . 0 = 0

Vậy tích của các chữ số là 0.


Câu 144:

Cho đoạn thẳng AB và điểm C thuộc đoạn AB sao cho 3AC = 2BC. Biết AB = 10 cm, tính độ dài AC, CB?

Xem đáp án
Cho đoạn thẳng AB và điểm C thuộc đoạn AB sao cho 3AC = 2BC. Biết AB  (ảnh 1)

Vì 3AC = 2BC nên coi AC là 2 phần thì BC là 3 phần

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 3 = 5 (phần)

Độ dài AC là:

10 : 5 . 2 = 4 (cm)

Độ dài BC là:

10 – 4 = 6 (cm)


Câu 145:

Cho đường tròn (O; 25cm) và hai dây MN // PQ có độ dài theo thứ tự 40 cm và 38 cm. Tính khoảng cách giữa dây MN và PQ?

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; 25cm) và hai dây MN // PQ có độ dài theo thứ tự 40 cm và  (ảnh 1)

+) Trường hợp khi 2 dây cùng thuộc một mặt phẳng đường kính

Kẻ bán kính OK vuông góc 2 dây lần lượt tại R, L.

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}PR = RQ = \frac{1}{2}PQ = \frac{1}{2}.48 = 24\left( {cm} \right)\\LM = LN = \frac{1}{2}MN = \frac{1}{2}.40 = 20\left( {cm} \right)\end{array} \right.\)

Xét tam giác OPR vuông tại R có: RO2 + RP2 = OL2

RO = \(\sqrt {O{P^2} - R{P^2}} = \sqrt {{{25}^2} - {{24}^2}} = 7\left( {cm} \right)\)

Xét tam giác OLM vuông tại L có: LO2 + LM2 = OL2

LO = \(\sqrt {O{L^2} - L{M^2}} = \sqrt {{{25}^2} - {{20}^2}} = 15\left( {cm} \right)\)

Lại có: OR + RL = OL

RL = OL – OR = 15 – 7 = 8 (cm)

+) Trường hợp khi 2 dây không cùng thuộc một mặt phẳng đường kính

Kẻ bán kính OK, OH vuông góc 2 dây lần lượt tại R,L

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}PR = RQ = \frac{1}{2}PQ = \frac{1}{2}.48 = 24\left( {cm} \right)\\LM = LN = \frac{1}{2}MN = \frac{1}{2}.40 = 20\left( {cm} \right)\end{array} \right.\)

Xét tam giác OPR vuông tại R có: RO2 + RP2 = OL2

RO = \(\sqrt {O{P^2} - R{P^2}} = \sqrt {{{25}^2} - {{24}^2}} = 7\left( {cm} \right)\)

Xét tam giác OLM vuông tại L có: LO2 + LM2 = OL2

LO = \(\sqrt {O{L^2} - L{M^2}} = \sqrt {{{25}^2} - {{20}^2}} = 15\left( {cm} \right)\)

Lại có: OR + OL = RL

RL = OL + OR = 15 + 7 = 22 (cm).


Câu 146:

Một hình vuông có chu vi là 24dm thì diện tích hình vuông đó là?

Xem đáp án

Cạnh hình vuông là:

24 : 4 = 6 (dm)

Diện tích hình vuông là:

6 . 6 = 36 (dm2).


Câu 147:

Có bao nhiêu cách để bỏ 4 lá thư vào 5 hộp thư?
Xem đáp án

Lá thư thứ nhất có 5 cách xếp vào 5 hộp thư

Lá thư thứ hai có 5 cách xếp vào 5 hộp thư

Lá thư thứ ba có 5 cách xếp vào 5 hộp thư

Lá thư thứ tư có 5 cách xếp vào 5 hộp thư

Suy ra: có tất cả 5 . 5 . 5 . 5 = 625 cách xếp 4 lá thư vào 5 hộp thư


Câu 148:

Tính \(\lim \left( {2n + \sqrt {4{n^2} - 2n + 1} } \right)\).

Xem đáp án

\(\lim \left( {2n + \sqrt {4{n^2} - 2n + 1} } \right)\)

= \(\lim \left[ {2n + \sqrt {{n^2}\left( {4 - \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} \right)} } \right]\)

= \(\lim \left[ {2n + n\sqrt {\left( {4 - \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} \right)} } \right]\)

= \(\lim n\left( {2 + \sqrt {4 - \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} } \right)\)

Ta có: lim n = +∞

lim \(\lim \left( {2 + \sqrt {4 - \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} } \right) = 2 + \sqrt {4 - 0 + 0} = 4\)

Suy ra: \(\lim n\left( {2 + \sqrt {4 - \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} } \right)\) = +∞ . 4 = +∞.


Câu 150:

Một lớp có 40 học sinh,trong đó nam nhiều hơn nữ.Trong giờ ra chơi,cô giáo đưa cho cả lớp 260000 đồng để mỗi bạn nam mua ly Coca giá 5000 đồng/ly , mỗi mỗi bạn nữ mua một bánh phô mai giá 8000 đồng/cái và được căn tin thối lại 3000 đồng. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh nam và nữ?

Xem đáp án

Gọi số bạn nam là: x (x > 20) (bạn)( Do số bạn nam nhiều hơn nữ nên sô bạn nam nhiều hơn một nửa tổng số thành viên trong lớp)

Số bạn nữ là 40 − x (bạn)

Số tiền mua là: 260000 – 3000 = 257000( Đồng)

Số tiền bạn các bạn nam mua là: 5000x (Đồng)

Số tiền bạn các nữ mua là: 8000(40 − x) (Đồng)

Ta có phương trình sau:

5000x + 8000(40 − x) = 257000

5000x + 320000 − 8000x = 257000

−3000x = 257000 − 320000

−3000x = −63000

 x = 21

Vậy số bạn nam là: 21 bạn

Số bạn nữ là: 40 – 21 = 19 bạn.


Câu 151:

Tìm nguyên hàm \(\int {\frac{{\ln x}}{x}dx} \).

Xem đáp án

\(\int {\frac{{\ln x}}{x}dx} = \int {\ln x.\frac{1}{x}dx} = \int {\ln x.d\left( {\ln x} \right) = \frac{1}{2}{{\ln }^2}x + C} \).


Câu 152:

Tìm x biết 5x3 – 20x = 0.

Xem đáp án

5x3 – 20x = 0

x(5x2 – 20) = 0

5x(x2 – 4) = 0

5x(x – 2)(x + 2) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2\\x = - 2\end{array} \right.\)

Vậy x {–2; 0; 2}.


Câu 153:

Tính tích phân: \[\int_1^e {\frac{{\ln x}}{x}dx} \].
Xem đáp án

I = \[\int_1^e {\frac{{\ln x}}{x}dx} = \int_1^e {\ln x.d\left( {\ln x} \right) = \frac{1}{2}{{\ln }^2}x\left| {_1^e} \right. = \frac{1}{2}\left( {\ln e - \ln 1} \right) = \frac{1}{2}} \].


Câu 154:

Tìm x biết (x – 5)(x + 5) + 3(3 – x) = –11 + 10x.

Xem đáp án

x2 – 25 + 9 − 3x + 11 − 10x = 0

x2 − 13x – 14 = 0

x2 + x − 14x – 14 = 0

x(x + 1) − 14(x + 1) = 0

(x + 1)(x − 14) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x + 1 = 0\\x - 14 = 0\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 14\end{array} \right.\)

vậy x = –1 hoặc x = 14


Câu 155:

Tìm x biết: 16x2 – 9(x + 1)2 = 0.

Xem đáp án

16x2 – 9(x + 1)2 = 0

(4x)2 – [3(x + 1)]2 = 0

(4x)2 – (3x + 3)2 = 0

(4x – 3x – 3)(4x + 3x + 3) = 0

(x – 3)(7x + 3) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x - 3 = 0\\7x + 3 = 0\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = \frac{{ - 3}}{7}\end{array} \right.\)

Vậy x = 3 hoặc \(x = \frac{{ - 3}}{7}\).


Câu 156:

Tìm x, y, z biết 2x = 3y; 4y = 5z và 2x + 3y – 4z = 56.
Xem đáp án

Ta có: 2x = 3y \(\frac{x}{3} = \frac{y}{2}\)

4y = 5z \(\frac{y}{5} = \frac{z}{4}\)

\(\frac{x}{{15}} = \frac{y}{{10}} = \frac{z}{8}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{{15}} = \frac{y}{{10}} = \frac{z}{8} = \frac{{2x}}{{30}} = \frac{{3y}}{{30}} = \frac{{4z}}{{32}} = \frac{{2x + 3y - 4z}}{{30 + 30 - 32}} = \frac{{56}}{{28}} = 2\)

\(\frac{x}{{15}} = 2\) x = 30

\(\frac{y}{{10}} = 2\) y = 20

\(\frac{z}{8} = 2\) z = 16

Vậy x =30; y = 20 và z = 16.


Câu 157:

Bà Minh có 3 530 000 đồng với tổng cộng có 74 tờ tiền gồm 3 loại: loại 20 000 đồng loại 50 000 đồng và loại 100 000 đồng . Hỏi mỗi loại có mấy tờ biết rằng số tờ tiền loại 20 000 đồng gấp đôi số tờ tiền loại 100 000 đồng.

Xem đáp án

Gọi 2x là số tờ tiền 20000 đồng thì x là số tờ tiền 100000 đồng

y là số tờ tiền 50000 đồng (x, y N*

Tổng số tờ là 74 2x + x + y = 74   (1) 

Tổng giá trị tiền là 3530 nghìn đồng

20.2x + 100x + 50y = 3530        (2) 

Từ (1), (2) ta có x = 17; y = 23 (thỏa mãn)

Vậy số tờ tiền 20000 đồng là 34, số tờ tiền 50000 đồng là 23, số tờ tiền 100000 đồng là 17.


Câu 158:

Ba xe ô tô chở 118 tấn hàng tổng cộng hết 50 chuyến. Số chuyến xe thứ nhất chở gấp rưỡi số chuyến thứ 2. Mỗi chuyến xe thứ nhất chở 2 tấn, xe thứ 2 chở 2,5 tấn, xe thứ 3 chở 3 tấn. Hỏi mỗi ô tô chở bao nhiêu chuyến?

Xem đáp án

Gọi số chuyến của xe thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt là x, y, z (0<x; y; z<500)

Theo bài ra ta có:

– Ba xe ô tô chở tổng cộng 50 chuyến x + y + z = 50 (1)

– Số chuyến xe thứ nhất chở gấp rưỡi số chuyến thứ hai x = 1,5y (2)

– Mỗi chuyến xe thứ nhất chở 2 tấn, xe thứ 2 chở 2,5 tấn, xe thứ 3 chở 3 tấn mà ba xe chở tổng cộng 118 tấn hàng

2x + 2,5y + 3z = 118 (3)

Thay (2) vào (1) và (2) vào (3) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}2,5y + z = 50\\5,5y + 3z = 118\end{array} \right.\)

 \[\left\{ \begin{array}{l}y = 16\\z = 10\end{array} \right.\]

và x = 1,5y = 1,5.16 = 24.

Vậy xe thứ nhất chở 24 chuyến, xe thứ hai chở 16 chuyến, xe thứ 3 chở 10 chuyến.


Câu 159:

Tìm p biết: \(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{{x - y}} = \frac{p}{{{x^2} - {y^2}}}\).

Xem đáp án

\(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{{x - y}} = \frac{p}{{{x^2} - {y^2}}}\)

\(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{{x - y}} = \frac{p}{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}\)

\(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^3}}}{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}} = \frac{p}{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}\)

Suy ra: p = (x + y)3.


Câu 160:

Cho hình vuông có cạnh bằng 2a. Tính độ dài vectơ \(\left| {\overrightarrow {AC} } \right|\).

Xem đáp án
Cho hình vuông có cạnh bằng 2a. Tính độ dài vectơ AC (ảnh 1)

Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ABC ta có:

AC2 = AB2 + BC2 = (2a)2 + (2a)2 = 8a2

Suy ra: AC = \(2\sqrt 2 a\)

\(\left| {\overrightarrow {AC} } \right| = AC = 2\sqrt 2 a\).


Câu 161:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính góc giữa hai vectơ \(\left( {\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {BC} } \right)\).

Xem đáp án

Vì tam giác ABC vuông cân tại A nên \(\widehat {BCA} = \widehat {ABC} = 45^\circ \)

\(\left( {\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {BC} } \right) = \left( {\overrightarrow {CA} , - \overrightarrow {CB} } \right) = 180^\circ - \left( {\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {CB} } \right) = 180^\circ - \widehat {ACB} = 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ \)

Vậy góc giữa hai vectơ \(\left( {\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {BC} } \right)\) bằng 135°.


Câu 162:

Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao. Kẻ D đối xứng H qua AB, E đối xứng H qua. Gọi I là giao điểm của AB và DH, K là giao điểm của AC và HE.                               

a) AIHK là hình gì?

b) D, A, E thẳng hàng.

c) BC = BD + CE.

d) SAIHK = a, tính SDHE theo a.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao. Kẻ D đối xứng H qua AB, E (ảnh 1)

a) H đối xứng D qua AB nên AB là trung trực của HD

AH = AD và AB vuông góc với HD tại I
ΔAHD cân tại A

AB là phân giác của góc HAD(1)

H đối xứng E qua AC nên AC vuông góc với HE tại trung điểm của HE

AC là phân giác của góc HAE(2)

Xét tứ giác AIHK có: \(\widehat {AIH} = \widehat {AKH} = \widehat {KAI}\)= 90°

Nên AIHK là hình chữ nhật

b) Từ (1), (2) suy ra \(\widehat {DAE} = 90^\circ .2 = 180^\circ \)

D, A, E thẳng hàng

c) Ta có ngay do D, H đối xứng với nhau qua AB nên BH = BD

Tương tự ta có HC = EC

BD + CE = BH + CH = BC

d) Xét ΔADI và ΔAHI có:

AD = AH (theo a)

Chung AI

DI = HI (do ΔAHD cân tại A)

ΔADI = ΔAHI (c.c.c)

SADI = SAHI

Tương tự: SAKH = SAKE

SAIHK = SDIA + SAKE

Mà SDHE =SAIHK + SDIA + SAKE

Suy ra: SAIHK = \(\frac{1}{2}{S_{DHE}}\)
SDHE = 2a.


Câu 163:

Cho đường tròn tâm O bán kính 5cm, dây AB bằng 8cm.

a) Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.

b) Gọi I là điểm thuộc dây AB sao cho AI = 1cm. Kẻ dây CD đi qua I và vuông góc với AB. Chứng minh rằng CD = AB.

Xem đáp án
Cho đường tròn tâm O bán kính 5cm, dây AB bằng 8cm. a) Tính khoảng cách (ảnh 1)

Kẻ OE AB tại E

OE là một phần của đường kính

Do đó, E là trung điểm của đoạn thẳng AB

EA = EB = \(\frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}.8\)= 4 (cm)

Xét tam giác OEB vuông tại E (do OE AB)

Áp dụng định lí Py–ta–go ta có:

OB2 = OE2 + EB2

OE2 = 52 – 42 = 9

OE = 3(cm)

Vậy khoảng cách từ tâm O đến dây AB là 3cm.

b) Kẻ OF CD tại F

Xét tứ giác FOEI

\(\widehat {FIE}\)= 90° (do ABCD tại I)

\(\widehat {IFO}\) = 90° (do OFCD tại F)

\(\widehat {IEO}\) = 90° (do OEAB tại E)

Do đó, tứ giác FOEI là hình chữ nhật

OF = EI

Ta có:

EA = 4cm

AI = 1cm

EI = EA – AI = 4 – 1 = 3 (cm)

 OF = EI = 3cm

 OF = OE = 3cm

Vậy hai dây AB và CD cách đều tâm, do đó chúng bằng nhau, tức là AB = CD.


Câu 164:

Cách viết nào sau đây là đúng. Tập hợp các ƯC (24;16) là A = {1; 2; 4; 8}.

A. 1 A.

B. {2; 4} ⸦ A.

C. 8 ⸦ A.

D. 4 A.

Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Đáp án A sai vì 1 A

Đáp án C sai vì {8} ⸦ A mới là cách viết đúng

Đáp án D sai vì 4 A


Câu 165:

Hai tổ phải hoàn thành 90 sản phẩm. Do cải tiến kĩ thuật nên tổ 1 vượt 15%, tổ 2 vượt 12% nên cả hai tổ làm được 102 sản phẩm. Hỏi số sản phẩm mỗi tổ được giao?

Xem đáp án

Gọi số sản phẩm tổ 1 làm là x

Số sản phẩm tổ 2 làm là y

ĐK: (x,y *; x, y < 90).

Vì 2 tổ phải hoàn thành 90 sản phẩm nên ta có:

x + y = 90(1)

Theo bài ra ta có phương trình:

\(x + \frac{{15}}{{100}}x + y + \frac{{12}}{{100}}y = 102\)

1,15x + 1,12y = 102 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ:

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 90\\1,15x + 1,12y = 102\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 40\\y = 50\end{array} \right.\)

Vậy tổ 1 phải làm 40 sản phẩm; Tổ 2 phải làm 50 sản phẩm.


Câu 166:

Khi nào dùng nhân lượng liên hợp trong giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm?

Xem đáp án

Khi các trường hợp rơi vào dạng vô định \(\frac{0}{0}\). 0.∞, ∞ – ∞ thì sử dụng nhân liên hợp.


Câu 167:

Kết quả đo chiều dài của một cây cầu được ghi là 152m ± 0,2m, điều đó có nghĩa là gì? Tìm sai số tương đối.

Xem đáp án

Gọi a là chiều dài đúng của cây cầu

Suy ra: a = 152m ± 0,2m

152 – 0,2 ≤ a ≤ 152 + 0,2

151,8 ≤ a ≤ 152,2

Vậy chiều dài đúng của cây cầu là một số nằm trong khoảng 151,8m đến 152,2m

Sai số tương đối = 0,2 : 152 . 100% ≈ 0,13%.


Câu 168:

Tìm lim\(\frac{{\sqrt {4{n^2} + 1} - \sqrt {n + 2} }}{{2n - 3}}\).

Xem đáp án

lim\(\frac{{\sqrt {4{n^2} + 1} - \sqrt {n + 2} }}{{2n - 3}}\)

= lim\(\frac{{\sqrt {4 + \frac{1}{{{n^2}}}} - \sqrt {\frac{1}{n} + \frac{2}{{{n^2}}}} }}{{2 - \frac{3}{n}}} = \frac{{\sqrt 4 }}{2} = \frac{2}{2} = 1\).


Câu 169:

Một phân xưởng có 20 máy đóng gói tự động, trong một ngày đóng gói được 400 sản phẩm. Để đóng gói được 600 sản phẩm một ngày thì phân xưởng đó cần đầu tư thêm bao nhiêu máy? Giả thiết rằng năng suất của các máy là như nhau.

Xem đáp án

Gọi x (máy) là số máy mà phân xưởng cần đầu tư thêm (x *).

Số máy để đóng gói 600 sản phẩm là x + 20 (máy)

Ta có tỉ lệ thức: \(\frac{{20}}{{400}} = \frac{{x + 20}}{{600}}\)

20.600 = 400.(x + 20)

400(x + 20) = 12 000

x + 20 = 30

Do đó x = 30 − 20 = 10 (máy)

Vậy phân xưởng đó cần đầu tư thêm 10 máy.


Câu 170:

Một người bắt đầu đi làm được nhận được số tiền lương là 7 000 000 đồng một tháng. Sau 36 tháng người đó được tăng lương 7%. Hằng tháng người đó tiết kiệm 20% lương để gửi vào ngân hàng với lãi suất 0,3%/tháng theo hình thức lãi kép (nghĩa là lãi của tháng này được nhập vào vốn của tháng kế tiếp). Biết rằng người đó nhận lương vào đầu tháng và số tiền tiết kiệm được chuyển ngay vào ngân hàng. Hỏi sau 36 tháng tổng số tiền người đó tiết kiệm được (cả vốn lẫn lãi) là bao nhiêu? (làm tròn đến hàng nghìn).

Xem đáp án

Đặt a = 70000000, m = 20%, n = 0,3%, t = 7%

Hết tháng thứ nhất, người đó có tổng số tiền tiết kiệm là:

T1 = am(1 + n)1

Hết tháng thứ hai, người đó có tổng số tiền tiết kiệm là:

T2 = (T1 + am)(1 + n) = am(1 + n)2 + am(1 + n)1

Hết tháng thứ 36, người đó có tổng số tiền tiết kiệm là:

T36 = am(1 + n)36 + am(1 + n)35 + … + am(1 + n) = am(1 + n)\(\frac{{{{\left( {1 + n} \right)}^{36}} - 1}}{n}\)

Thay số vào ta được: T36 ≈ 53297684,73 (đồng).


Câu 171:

Một xưởng sản xuất nước mắm đã sản xuất được 1230 lít nước mắm, người ta muốn đóng vào các can như nhau. Hãy tính và nêu số can nước mắm đóng được trong các trường hợp sau:

Số lít mỗi can

2 lít

3 lít

5 lít

Số can

?

?

?

Xem đáp án

Xưởng sản xuất nước mắm đã sản xuất được 1230 lít nước mắm.

Mỗi can 2 lít thì cần số can là:

1230 : 2 = 615 (can)

Mỗi can 3 lít thì cần số can là:

1230 : 3 = 410 (can)

Mỗi can 5 lít thì cần số can là:

1230 : 5 = 246 (can)

Vậy ta hoàn thành bảng sau:

Số lít mỗi can

2 lít

3 lít

5 lít

Số can

615

410

246


Câu 172:

Phép tính với tổng sigma là gì? Cho ví dụ.

Xem đáp án

Σ là chữ cái Hi Lạp (Sigma viết hoa, phân biệt sigma viết thường σ) 

Đây là phép tổng, cộng liên tiếp nhiều hạng tử

Ví dụ: Cần tính A = 1 + 2 + 3 + 4 + … + 50 thì ta chỉ cần tính theo tổng sigma:

\[\sum\limits_i^{50} { = 1275} \].


Câu 173:

Tìm số chia cho 3 được 4 dư 9.

Xem đáp án

Ta thấy trong 1 phép chia có dư thì số dư luôn nhỏ hơn số chia

Trong bài toán này số dư là 9 lớn hơn số chia là 3.

Vậy không tồn tại phép chia thỏa mãn 1 số chia 3 được thương là 4, dư 9.


Câu 174:

Cho A (m; m + 2), B(1;2). Tìm giá trị của m để đoạn thẳng AB có độ dài là 5 đơn vị.

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {1 - m; - m} \right)\)

\(AB = 5 = \sqrt {{{\left( {1 - m} \right)}^2} + {{\left( { - m} \right)}^2}} \)

25 = (1 – m)2 + m2

2m2 – 2m – 24 = 0

m2 – m – 12 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}m = 4\\m = - 3\end{array} \right.\)

Vậy m = 4 hoặc m = –3.


Bắt đầu thi ngay