IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 45)

  • 11048 lượt thi

  • 175 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(–1; 2); B(3; 2); C(1; 5). Tính tọa độ trọng tâm của tam giác ABC?

Xem đáp án

Gọi G(xG; yG) là trọng tâm của tam giác ABC

Ta có: xG = \(\frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3} = \frac{{ - 1 + 3 + 1}}{3} = 1\)

yG = \(\frac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3} = \frac{{2 + 2 + 5}}{3} = 3\)

Vậy trọng tâm của ABC là G(1; 3).


Câu 2:

Trong mặt phẳng Oxy cho các điểm A(–1; 2); B(5; 8) điểm M thuộc Ox sao cho tam giác MAB vuông tại A. Tính diện tích tam giác MAB?

Xem đáp án

Vì M thuộc Ox nên giả sử M(a; 0)

\(\overrightarrow {AM} = \left( {a + 1; - 2} \right);\overrightarrow {AB} = \left( {6;6} \right)\)

Tam giác MAB vuông tại A nên \(\overrightarrow {MA} .\overrightarrow {AB} = \overrightarrow 0 \)

(a + 1) . 6 + (–2) . 6 = 0

6a + 6 – 12 = 0

a = 1

\(\overrightarrow {AM} = \left( {2; - 2} \right)\) AM = \(\sqrt {{2^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} = 2\sqrt 2 \)

\(\overrightarrow {AB} = \left( {6;6} \right)\) AB = \(\sqrt {{6^2} + {6^2}} = 6\sqrt 2 \)

SABM = \(\frac{1}{2}.AM.AB = \frac{1}{2}.2\sqrt 2 .6\sqrt 2 = 12\)(đvdt).


Câu 3:

Cho các số x, y, z dương thoả mãn x2 + y2 + z2 = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức M = \(\frac{1}{{16{x^2}}} + \frac{1}{{4{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}}\).

Xem đáp án

M = \(\frac{1}{{16{x^2}}} + \frac{1}{{4{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}} = \left( {\frac{1}{{16{x^2}}} + \frac{1}{{4{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}}} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + {z^2}} \right)\)(do x2 + y2 + z2 = 1)

\({\left( {\frac{1}{4} + \frac{1}{2} + 1} \right)^2} = \frac{{49}}{{16}}\) (bất đẳng thức Bunhia)

Dấu “=” khi \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} = \frac{1}{7}\\{y^2} = \frac{2}{7}\\{z^2} = \frac{4}{7}\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x = \frac{1}{{\sqrt 7 }}\\y = \sqrt {\frac{2}{7}} \\z = \frac{2}{{\sqrt 7 }}\end{array} \right.\)

Vậy giá trị nhỏ nhất của M là \(\frac{{49}}{{16}}\)khi \(x = \frac{1}{{\sqrt 7 }};y = \sqrt {\frac{2}{7}} ;z = \frac{2}{{\sqrt 7 }}\)


Câu 4:

Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau, chữ số hàng trăm là chữ số 5. Số này phải chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

Xem đáp án

Gọi số cần tìm có dạng \[\overline {abcd} \]

Vì số đã cho có chữ số hàng trăm là 5 nên b = 5

Số đã cho chia hết cho cả 2 và 5 nên phải có chữ số tận cùng là 0, hay d = 0

Khi đó ta có số \[\overline {a5c0} \]

Vì số cần tìm là số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau nên suy ra a = 9 và c = 8.

Vậy số cần tìm là 9580.


Câu 5:

Tìm x, y thỏa mãn 2x2 + y2 + 9 = 6x + 2xy.

Xem đáp án

2x2 + y2 + 9 = 6x + 2xy

2x2 + y2 + 9 – 6x – 2xy = 0

(x – 3)2 + (x – y)2 = 0

Ta thấy: (x – 3)2 + (x – y)2 ≥ 0 với mọi x, y

Nên để đẳng thức xảy ra thì: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 3 = 0\\x - y = 0\end{array} \right.\) x = y = 3

Vậy x = y = 3.


Câu 6:

Tổ 1 và tổ 2 chăm sóc 28500 m2 rừng. Sau khi chuyển 2500 m2 rừng của tổ 1 sang tổ 2 thì tổ 2 chăm sóc nhiều hơn tổ 1400 m2 rừng. Hỏi lúc đầu mỗi tổ chăm sóc bao nhiêu m2 rừng?

Xem đáp án

Tổ 1 chăm sóc nhiều hơn tổ 2 số mét vuông rừng là:

2500 + 400 = 2900 (m2)

Lúc đầu tổ 2 chăm sóc số mét vuông rừng là:

(28500 – 2900) : 2 = 12800 (m2)

Lúc đầu tổ 1 chăm sóc số mét vuông rừng là:

28500 – 12800 = 15700 (m2).


Câu 7:

Các số thực a,b,c,d thỏa mãn đồng thời các điều kiện abc – d = 1, bcd – a = 2, cda – b = 3 và dab – c = –6. Chứng minh: a + b + c + d ≠ 0.

Xem đáp án

Giả sử a + b + c + d = 0 b + c = −(a + d)

Cộng từng vế các điều kiện trên ta được

abc + bcd + cda + dab − (a + b + c + d) = 0

abc + bcd + cda + dab = 0

bc(a + d) + ad(b +c) = 0

bc(a + d) − ad(a + d) = 0

(a + d)(bc − ad) = 0

TH1: a + d = 0

Từ : abc – d = 1,bcd – a = 2, ta cộng lại ta được

abc + bcd−(a + d) = 3

bc(a + d)−(a + d) = 3

(a + d)(bc − 1) = 3

0 = 3 (Vô lí)

Th2 : bc – ad = 0

Nếu b = 0 a + c + d = 0(1)

Từ abc –d = 1 0 −d = 1 d = −1

Từ bcd – a =2 a = −2

Từ dab – c =−6 c = 6

Lúc này  a + c + d = − 2 + 6 + (−1) = 3 ≠ 0 (Trái với (1)

Do đó b ≠ 0, tương tự d ≠ 0

Từ bc – ad = 0 ab = cd (b, d ≠ 0)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau

\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a + c}}{{b + d}} = \frac{{ - \left( {b + d} \right)}}{{b + d}} = - 1\)

a = −b a + b = 0

Tương tụ như với a + d = 0 Vô lí

Vậy a + b + c + d ≠ 0 (đpcm).


Câu 8:

Cho 2 điểm A(2;4), B(–2;1). Tìm điểm C thuộc Ox sao cho tam giác abc cân tại A.

Xem đáp án

Vì C thuộc Ox nên C(xC; 0)

Để tam giác ABC cân tại A thì AB = AC

Hay \[\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \left| {\overrightarrow {AC} } \right|\]

\[\sqrt {{{\left( { - 2 - 2} \right)}^2} + {{\left( {1 - 4} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {{x_C} - 2} \right)}^2} + {{\left( { - 4} \right)}^2}} \]

\[5 = \sqrt {{{\left( {{x_C} - 2} \right)}^2} + 16} \]

\[25 = {\left( {{x_C} - 2} \right)^2} + 16\]

xC2 – 4xC + 4 + 16 – 25 = 0

xC2 – 4xC – 5 = 0

(xC – 5)(xC + 1) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}{x_C} = 5\\{X_C} = - 1\end{array} \right.\)

Vậy C(5; 0) hoặc C(–1; 0).


Câu 9:

Biểu thức liên hợp là gì?

Xem đáp án

– Hai biểu thức \(\sqrt a + \sqrt b \)\(\sqrt a - \sqrt b \)gọi là hai biểu thức liên hợp.

– Hai biểu thức \(\sqrt[n]{{a + b\sqrt c }}\)\(\sqrt[n]{{a - b\sqrt c }}\) trong đó a, b, c là các biểu thức, gọi là hai biểu thức liên hợp bậc n.

Khi gặp các bài tập tính toán, rút gọn,... có dạng tổng hay hiệu của hai biểu thức liên hợp thì có thể dùng phép lũy thừa để khử bớt dấu căn.


Câu 10:

Cho dãy số (un) có: \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 4\\{u_{n + 1}} = 3{u_n} + 4;\forall n = 1,2,3,...\end{array} \right.\).

Tính \(\lim \frac{{{u_n} + {2^n}}}{{{2^{n + 1}} - 3}}\).

Xem đáp án

\(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 4\\{u_{n + 1}} = 3{u_n} + 4;\forall n = 1,2,3,...\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 4\\{u_{n + 1}} + 2 = 3{u_n} + 6\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 4\\{u_{n + 1}} + 2 = 3\left( {{u_n} + 2} \right)\end{array} \right.\)

Đặt vn = un + 2 nên suy ra: v1 = u+ 2 = 4 + 2 = 6

Từ đó ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{v_1} = 6\\{v_{n + 1}} = 3{v_n}\end{array} \right.\)

Suy ra: vn = 6.3n–1

un = 6.3n–1 – 2

Ta có: \(\lim \frac{{{u_n} + {2^n}}}{{{2^{n + 1}} - 3}} = \lim \frac{{{{6.3}^{n - 1}} - 2 + {2^n}}}{{{2^{n + 1}} - 3}} = \lim \frac{{{{2.3}^n} - 2 + {2^n}}}{{{{2.2}^n} - 3}}\)

\( = \lim \frac{{2 - \frac{2}{{{3^n}}} + {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n}}}{{2.{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n} - \frac{3}{{{3^n}}}}} = \frac{2}{0} = + \infty \).


Câu 11:

Cho dãy số (un) có u1 = 4 và un+1 = 3un – 2. Tìm số hạng thứ 5 của dãy.

Xem đáp án

Ta có: u2 = 3u1 – 2 = 3.4 – 2 = 10

u3 = 3u2 – 2 = 3.10 – 2 = 28

u4 = 3u3 – 2 = 3.28 – 2 = 82

u5 = 3u4 – 2 = 3.82 – 2 = 244.


Câu 12:

Cho hình bình hành ABCD: AB = 2 , AD = 1, \(\widehat {BAD} = 60^\circ \). Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} \).

Xem đáp án

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} = AB.AD.\cos \widehat {BAD} = 2.1.\cos 60^\circ = 1\)

Vậy \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} = 1\).


Câu 13:

Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD. Chứng minh AECH là hình bình hành và DF vuông góc CE.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD (ảnh 1)

Ta có: AB // CD (vì ABCD là hình vuông) nên AE // CH (1)

Lại có: E là trung điểm AB nên AE = EB = \(\frac{1}{2}\)AB

H là trung điểm CD nên HC = HD = \(\frac{1}{2}\)CD

Mà AB = CD nên AE = HC (2)

Từ (1), (2) suy ra: AECH là hình bình hành

Xét tam giác BEC và tam giác CFD có:

BC = CD

\(\widehat {EBC} = \widehat {ECD} = 90^\circ \)

CF = BE = \(\frac{1}{2}\)AB = \(\frac{1}{2}\)BC

Suy ra: ∆BEC = ∆CFD (c.g.c)

\(\widehat {BEC} = \widehat {CFD}\)

\(\widehat {BEC} + \widehat {BCE} = 90^\circ \)nên \(\widehat {CFD} + \widehat {BCE} = 90^\circ \).

Suy ra: DF vuông góc với CE.


Câu 14:

Phân thức nào là phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{3x}}{{x - 1}}\).

Xem đáp án

\(\frac{{3x}}{{x - 1}}.\frac{{x - 1}}{{3x}} = 1\) nên \(\frac{{x - 1}}{{3x}}\) là phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{3x}}{{x - 1}}\).


Câu 15:

Tìm số hạng đầu tiên của cấp số nhân, biết rằng công bội là 3, tổng các số hạng là 728 và số hạng cuối là 486.

Xem đáp án

Gọi số hạng đầu là u1, công bội là q

Ta có: q = 3

un = u1 . qn–1 = u1 . 3n–1 = 486

Suy ra: u1 . 3n = 486 . 3 = 1458

728 = \(\frac{{{u_1}.\left( {1 - {3^n}} \right)}}{{1 - 3}} = \frac{{{u_1}.\left( {1 - {3^n}} \right)}}{{ - 2}} = \frac{{{u_1}.\left( {{3^n} - 1} \right)}}{2}\)

u1(3n – 1) = 728 . 2 = 1456

u1 . 3n – u1 = 1456

1458 – u1 = 1456

u1 = 1458 – 1456 = 2

Vậy số hạng đầu của cấp số nhân là 2.


Câu 16:

Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy với vận tốc 35km/h thì đến nơi chậm mất 2 giờ. Nếu xe chạy với vận tốc 50km/h thì đến nơi sớm hơn 1 giờ. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi lúc đầu.

Xem đáp án

Gọi x (km) là độ dài quãng đường AB,

y (giờ) là thời gian dự định đi đến B lúc đầu. (x > 0, y > 1)

Thời gian đi từ A đến B với vận tốc 35km là:

\(\frac{x}{{35}}\) = y + 2 x = 35.(y + 2) (1)

Thời gian đi từ A và B với vận tốc 50km là: \(\frac{x}{{50}}\) = y − 1 x = 50.(y − 1) (2)

Từ (1) và (2) ta có:

35.(y + 2) = 50.(y − 1)

35y + 70 = 50y – 50

y = 8

x = 35.(y + 2) = 35.10 = 350 (km)

Vậy quãng đường AB là 350km và thời gian dự định đi lúc đầu là 8 giờ.


Câu 18:

Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Gọi M, N (ảnh 1)

Xét tam giác ABD có: AM = BM (gt), AQ = DQ (gt)

MQ là đường trung bình của tam giác ABD

MQ // BD và MQ = \(\frac{1}{2}\)BD (1)

Chứng minh tương tự với tam giác CBD ta có: NP // BD và NP = \(\frac{1}{2}\)BD (2)

Từ (1) và (2) MQ // NP và MQ = NP 

MNPQ là hình bình hành (3)

Xét tam giác ABC ta có: AM=BM (gt), BN = CN (gt)

MN là đường trung bình của tam giác ABC

MN // AC

Mà AC BD (gt)

MN BD

Mà NP // BD (cmt)

MN NP (4)

Từ (3) và (4)   MNPQ là hình chữ nhật.


Câu 19:

Bác Vinh mua 1425 viên gạch bông để lát nền nhà. Bác dự tính sẽ thừa ra 125 viên đủ để lát 5m2 khu vệ sinh. Hỏi diện tích nền nhà cần lát gạch bông của bác Vinh là bao nhiêu mét vuông?

Xem đáp án

Số viên gạch bông đủ để lát 1m2 nền nhà là: 125 : 5 = 25 (viên)

Nền nhà của bác Vinh lát hết số viên gạch bông là: 1425 – 125 = 1300 (viên)

Diện tích nền nhà của bác Vinh là: 1300 : 25 = 52 (m2).


Câu 20:

Giải bất phương trình thì có được nhân chéo hay không? Ví dụ \(\frac{{a + 1 + \sqrt a }}{{\sqrt a - 1}}\)> 1 nhân chéo được không?

Xem đáp án

Giải bất phương trình thì không nhân chéo được trừ khi biết rõ dấu của biếu thức.

\(\frac{{a + 1 + \sqrt a }}{{\sqrt a - 1}}\)> 1

\(\frac{{a + 1 + \sqrt a }}{{\sqrt a - 1}} - 1 > 0\)(điều kiện: a ≥ 0 ; a ≠ 1)

\(\frac{{a + 1 + \sqrt a - \sqrt a + 1}}{{\sqrt a - 1}} > 0\)

\(\frac{{a + 2}}{{\sqrt a - 1}} > 0\)

\(\left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}a + 2 > 0\\\sqrt a - 1 > 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}a + 2 < 0\\\sqrt a - 1 < 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}a > 1\\a < - 2\end{array} \right.\)

Kết hợp với điều kiện xác định: a > 1

Vậy a > 1.


Câu 21:

Cho a, b, c là số dương thỏa mãn a + b + c = 3. Chứng minh rằng

a2b + b2c + c2a ≥ \(\frac{{9{a^2}{b^2}{c^2}}}{{1 + 2{a^2}{b^2}{c^2}}}\).

Xem đáp án

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với :

a2b + b2c + c2a ≥ \(\frac{{9{a^2}{b^2}{c^2}}}{{1 + 2{a^2}{b^2}{c^2}}}\)

2(a2b + b2c + c2a) + \(\frac{1}{{a{b^2}}} + \frac{1}{{b{c^2}}} + \frac{1}{{c{a^2}}} \ge 9\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô–si cho 3 số dương ta có:

a2b + a2b + \[\frac{1}{{a{b^2}}} \ge 3\sqrt {{a^2}b.{a^2}b.\frac{1}{{a{b^2}}}} = 3a\]

Tương tự: b2c + b2c + \[\frac{1}{{b{c^2}}} \ge 3\sqrt {{b^2}c.{b^2}c.\frac{1}{{b{c^2}}}} = 3b\]

c2a + c2a + \[\frac{1}{{c{a^2}}} \ge 3\sqrt {{c^2}a.{c^2}a.\frac{1}{{c{a^2}}}} = 3c\]

Cộng 3 bất đẳng thức trên theo vế, ta được:

2(a2b + b2c + c2a) + \(\frac{1}{{a{b^2}}} + \frac{1}{{b{c^2}}} + \frac{1}{{c{a^2}}} \ge 3\left( {a + b + c} \right) = 3.3 = 9\)

Dấu “=” xảy ra khi a = b = c = 1.

Vậy a2b + b2c + c2a ≥ \(\frac{{9{a^2}{b^2}{c^2}}}{{1 + 2{a^2}{b^2}{c^2}}}\).


Câu 22:

Cho các chữ số 0;1;2;3;4;5. Từ các chữ số này ta có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau từng đôi một và chia hết cho 9 ?

Xem đáp án

Gọi số có 3 chữ số khác nhau có dạng: \[\overline {abc} \]

+ Để số có 3 chữ số chia hết cho 9  Tổng a + b + c phải chia hết cho 9

+ Tập hợp các số mà tổng của chúng chia hết cho 9 là:

A = {0, 5, 4}

 Các số đó là: 540, 450, 504, 405  Vậy có 4 số

B = {2, 3, 4} Đảo vị trí 3 số ta có: 3!

C = {1, 3, 5} Đảo vị trí 3 số ta có: 3!

Vậy có: 4 + 3! + 3! = 16 số.


Câu 23:

Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình vuông. SA = SC; SB = SD; O = AC giao BD.

a) Chứng minh: SO vuông góc với mặt phẳng (ABCD).

b) Chứng minh: BD vuông góc với (SAC) và AC vuông góc với mặt phẳng (SBD).

c) Chứng minh: (SBD) vuông góc với (SAC); (SBD) vuông góc với (ABCD).

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình vuông. SA = SC; SB = SD; O (ảnh 1)

a) Ta có: SA = SC nên tam giác SAC cân tại S

O là trung điểm AC nên SO vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến

Suy ra: SO AC (1)

Tương tự: SB = SD nên tam giác SBD cân tại S

SO vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến trong tam giác SBD.

Suy ra: SO BD (2)

Từ (1), (2) suy ra: SO (ABCD)

b) Vì ABCD là hình vuông nên AC BD

Lại có: SO BD (cmt)

BD (SAC)

Chứng minh tương tự: AC SO

AC BD

Nên AC (SBD)

c) Theo phần b ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}BD \bot \left( {SAC} \right)\\BD \subset \left( {SBD} \right)\end{array} \right.\) suy ra: (SBD) (SAC)

Vì theo phần a có SO (ABCD) mà SO ⸦ (SBD)

Suy ra: (SBD) (ABCD).


Câu 24:

Cho hình chóp tứ giác đều cạnh đáy bằng a, SB = 2a. Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp?

Xem đáp án
Cho hình chóp tứ giác đều cạnh đáy bằng a, SB = 2a. Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp (ảnh 1)

Vì S.ABCD là hình chóp đều nên đường cao SO của hình chóp cũng chính là trục của đa giác đáy 

Xét ΔBCD vuông cân tại C có  BC = CD = a

BD = \(\sqrt {B{C^2} + C{D^2}} = a\sqrt 2 \)

BO = \(\frac{1}{2}BD = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Xét ΔSOB vuông tại O có  SB = 2a ,  BO = \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

SO = \(\sqrt {S{B^2} - B{O^2}} = \frac{{a\sqrt {14} }}{2}\)

Trong mặt phẳng (SOB), ta vẽ trung trực của SB, đường này cắt SO tại I. Rõ ràng I là tâm mặt cầu ngoại tiếp S.ABCD

Gọi M là trung điểm của SB

SM = \(\frac{1}{2}SB = a\)

 Xét ΔSMI và ΔSOB ta có:

Chung \(\widehat S\)

\(\widehat {SMI} = \widehat {SOB} = 90^\circ \)

ΔSMI ~ΔSOB (g.g)

\(\frac{{SI}}{{SB}} = \frac{{SM}}{{SO}}\)

SI = \(\frac{{SB.SM}}{{SO}} = \frac{{2a.a}}{{\frac{{a\sqrt {14} }}{2}}} = \frac{{2a\sqrt {14} }}{7}\)

Vì SI chính là bán kính mặt cầu ngoại tiếp S.ABCD nên ta có:

Vkhối cầu = \(\frac{4}{3}\)π.SI3 = \(\frac{{64\pi \sqrt {14} }}{{147}}\).


Câu 25:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = a, BC = 2a. Tính \(\overrightarrow {BC} .\overrightarrow {CA} + \overrightarrow {BA} .\overrightarrow {AC} \) theo a?

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = a, BC = 2a. Tính vecto BC.vecto CA (ảnh 1)

Ta có: sin C = \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{a}{{2a}} = \frac{1}{2}\) \(\widehat C = 30^\circ \) \(\widehat B = 60^\circ \)

Áp dụng định lý Pitago ta có:

AC = \(\sqrt {4{a^2} - {a^2}} = a\sqrt 3 \)

\[\overrightarrow {BC} .\overrightarrow {CA} + \overrightarrow {BA} .\overrightarrow {AC} = BC.CA.\cos \left( {\overrightarrow {BC} ;\overrightarrow {CA} } \right) + BA.AC.\cos \left( {\overrightarrow {BA} ;\overrightarrow {AC} } \right)\]

= \(2a.a\sqrt 3 .\cos 30^\circ + a.a\sqrt 3 .\cos 90^\circ \)

= \(2{a^2}\sqrt 3 .\frac{{\sqrt 3 }}{2} = 3{a^2}\).


Câu 26:

Cho điểm M thuộc đoạn thẳng AB sao cho 2MA = 5MB. Khi đó ta có biểu thức liên hệ giữa vectơ \(\overrightarrow {MA} \)\(\overrightarrow {AB} \).

Xem đáp án

2MA = 5MB

MB = \(\frac{2}{5}MA\)

AB = MA + MB = MA + \(\frac{2}{5}MA = \frac{7}{5}MA\)

\(\overrightarrow {MA} \)\(\overrightarrow {AB} \) ngược chiều nên: \(\overrightarrow {MA} = \frac{{ - 5}}{7}\overrightarrow {AB} \).


Câu 27:

Tìm hệ số của x5 trong khai triển (2x + 3)8.

Xem đáp án

(2x + 3)8 = \(\sum\limits_{k = 0}^8 {C_8^k{3^{8 - k}}{{\left( {2x} \right)}^k}} = \sum\limits_{k = 0}^8 {C_8^k{3^{8 - k}}{2^k}{x^k}} \)

Hệ số x5 ứng với k = 5 trong khai triển

Nên hệ số của x5 là: \(C_8^5{.3^{8 - 5}}{.2^5} = 48384\).


Câu 28:

Một biển báo giao thông như hình vẽ. Tính diện tích phần tô đậm của biển báo, biết biển báo hình tròn có đường kính 50cm; diện tích hình chữ nhật bằng 20% diện tích hình tròn

Một biển báo giao thông như hình vẽ. Tính diện tích phần tô đậm của biển báo, biết  (ảnh 1)
Xem đáp án

Bán kính biển báo là : 50 : 2 = 25 (cm)

Diện tích biển báo là : 25 x 25 x 3,14 = 1962,5 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật là : 1962,5 x 20 : 100 = 392,5 (cm2)

Diện tích phần tô đậm là : 1962,5 – 392,5 = 1570 (cm2).


Câu 29:

Một cấp số cộng (un) có u9 = 47; công sai d = 5. Số 10092 là số hạng thứ mấy trong cấp số cộng?

Xem đáp án

Ta có: u9 = u1 + 8d = 47

Suy ra: u1 = 47 – 8.5 = 7

Gọi số 10092 là số hạng thứ n trong cấp số cộng

Ta có: 10092 = u1 + (n – 1)d

10092 = 7 + (n – 1).5

5n – 5 + 7 = 10092

5n = 10090

n = 2018

Vậy 10092 là số hạng thứ 2018 của cấp số cộng.


Câu 30:

Một người nuôi ong thu hoạch được 40 lít mật ong. người đó muốn đổ vào các chai, mỗi chai chứa 0,72 lít cần ít nhất bao nhiêu chai để chứa hết số dầu đó?
Xem đáp án

Để đựng hết 40 lít mật ong thì người đó cần số chai là:

40 : 0,72 = 55 (chai) và dư 0,4 lít

Do thừa 0,4 lít mật ong nên cần thêm 1 chai nữa.

Vậy tổng số chai người đó cần là:

55 + 1 = 56 (chai).


Câu 31:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có A(1; 2; – 1), B(2; –1; 3), C(– 4; 7; 5). Tìm tọa độ chân đường phân giác trong của góc \(\widehat B\) của tam giác ABC.

Xem đáp án

Gọi D là chân đường phân giác trong góc \(\widehat B\) của tam giác ABC

Ta có: \(\overrightarrow {DA} = \frac{{ - BA}}{{BC}}\overrightarrow {DC} \)

AB = \(\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2} + {4^2}} = \sqrt {26} \)

BC = \(\sqrt {{{\left( { - 6} \right)}^2} + {8^2} + {2^2}} = \sqrt {104} \)

Suy ra: \(\overrightarrow {DA} = \frac{{ - \sqrt {26} }}{{\sqrt {104} }}\overrightarrow {DC} \) \(\overrightarrow {DC} = - 2\overrightarrow {DA} \)

Gọi D (x;y;z)

Từ \(\overrightarrow {DC} = - 2\overrightarrow {DA} \) suy ra:

\(\left\{ \begin{array}{l} - 4 - x = - 2\left( {1 - x} \right)\\7 - y = - 2\left( {2 - y} \right)\\5 - z = - 2\left( { - 1 - z} \right)\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x = \frac{{ - 2}}{3}\\y = \frac{{11}}{3}\\z = 1\end{array} \right.\)

Vậy tọa độ chân đường phân giác góc \(\widehat B\)\(D\left( {\frac{{ - 2}}{3};\frac{{11}}{3};1} \right)\).


Câu 32:

Tuần này lớp 6A và 6B gồm 40 học sinh nữ và 36 học sinh nam được phân công đi thu gom rác làm sạch bờ biển ở địa phương. Nếu chia nhóm sao cho số học sinh nam và nữ trong các nhóm bằng nhau thì:

a) Có thể chia được thành bao nhiêu nhóm học sinh?

b) Có thể chia nhiều nhất bao nhiêu nhóm học sinh?

Xem đáp án

Để số học sinh nam và nữ trong các nhóm bằng nhau thì số học sinh nam bằng số học sinh nữ và phải là ước chung của 36 và 40

Ta có:

36 = 22 . 32 và 40 = 23 . 5

ƯC (36; 40) = 22 = 4

a) Có thể chia nhóm như sau:

+) Chia được 2 nhóm. Nhóm có 18 nam và 20 nữ.

+) Chia được 4 nhóm. Nhóm có 9 nam và 10 nữ.

b) Có thể chia nhiều nhất 4 nhóm với mỗi nhóm có 9 nam và 10 nữ.


Câu 33:

Tìm số dư trong phép chia 0,6159 : 0,52 ( số thương chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân).

Xem đáp án

Ta có: 0,6159 : 0,52 = 1,18 (dư 0,0023)

Vậy số dư của phép chia khi lấy 2 chữ số ở phần thập phân là 0,0023.


Câu 34:

Tính diện tích hình thang có hiệu độ dài của đáy bé và chiều cao bằng 4,5 m, biết \(\frac{2}{3}\) đáy bé bằng \(\frac{3}{4}\) chiều cao, đáy lớn hơn đáy bé 1,2 m.

Xem đáp án

\(\frac{2}{3}\) đáy bé bằng \(\frac{3}{4}\) chiều cao hay đáy bé bằng \(\frac{9}{8}\) chiều cao

Hiệu số phần bằng nhau là:

9 – 8 = 1 (phần)

Đáy bé của hình thang là:

4,5 : 1 . 9 = 40,5 (m)

Chiều cao của hình thang là:

40,5 − 4,5 = 36 (m)

Đáy lớn của hình thang là:

40,5 + 1,2 = 41,7 (m)

Diện tích hình thang là:

(41,7 + 40,5) . 36 : 2 = 1479,6 (m2).


Câu 35:

Tìm x biết: x(x + 2)(x2 + 2x + 2) + 1 = 0.

Xem đáp án

x(x + 2)(x2 + 2x + 2) + 1 = 0

(x2 + 2x)(x2 + 2x + 2) + 1 = 0

Đặt x2 + 2x = t

Ta có: t(t + 2) + 1 = 0

t2 + 2t + 1 = 0

(t + 1)2 = 0

t = – 1

Khi đó: x2 + 2x = – 1

x2  + 2x + 1 = 0

(x + 1)2 = 0

x = – 1

Vậy x = –1.


Câu 36:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho điểm cực tiểu của đồ thị hàm số y = x3 + x2 + mx – 1 nằm bên phải trục tung?

Xem đáp án

y = x3 + x2 + mx – 1

y' = 3x2 + 2x + m

Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu khi và chỉ khi phương trình y' = 0 có hai nghiệm phân biệt

∆' = 1 – 3m > 0 m < \(\frac{1}{3}\)(1)

Khi đó, giả sử x1 và x2 là hai nghiệm của phương trình y' = 0

\[\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \frac{{ - 2}}{3}\\{x_1}{x_2} = \frac{m}{3}\end{array} \right.\]

Bảng biến thiên

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho điểm cực tiểu của đồ thị hàm (ảnh 1)

Do x1 + x2 = \(\frac{{ - 2}}{3} < 0\) nên điểm cực tiểu của đồ thị hàm số y = x3 + x2 + mx – 1 nằm bên phải trục tung

x1x2 < 0 hay \(\frac{m}{3} < 0\) tức m < 0 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: m < 0.

Câu 37:

5,34 km2 = …ha.

Xem đáp án

1 km2 = 100 ha

Nên 5,34 km2 = 534 ha.


Câu 38:

Cho tam giác ABC đều cạnh a. Gọi D là điểm đối xứng của A qua BC. M là một điểm bất kì. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. \(\overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MC} = A{M^2} + \overrightarrow {AM} .\overrightarrow {AD} + \frac{{{a^2}}}{2}\).

B. \(\overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MC} = A{M^2} - \overrightarrow {AM} .\overrightarrow {AD} + {a^2}\).

C. \(\overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MC} = A{M^2} + \overrightarrow {AM} .\overrightarrow {AD} + {a^2}\).

D. \(\overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MC} = A{M^2} - \overrightarrow {AM} .\overrightarrow {AD} + \frac{{{a^2}}}{2}\).

Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Cho tam giác ABC đều cạnh a. Gọi D là điểm đối xứng của A qua BC. M là một  (ảnh 1)

D đối xứng với A qua BC

BC là đường trung trực của AD

BA = BD; CA = CD

mà BA = CA(ΔABC đều)  BA = BD = CA = CD

ABDC là hình thoi

\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AD} \)

Xét \(\overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MC} = \left( {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {AB} } \right)\left( {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {AC} } \right)\)

\( = M{A^2} + \overrightarrow {MA} .\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {MA} .\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \)

\( = M{A^2} + \overrightarrow {MA} \left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right) + \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \)

\( = M{A^2} + \overrightarrow {MA} .\overrightarrow {AD} + AB.AC.\cos \widehat {BAC}\)

\( = M{A^2} + \overrightarrow {MA} .\overrightarrow {AD} + a.a.\cos 60^\circ \)

\( = A{M^2} - \overrightarrow {AM} .\overrightarrow {AD} + \frac{{{a^2}}}{2}\)


Câu 39:

Cho tam giác đều DEF có độ dài cạnh bằng 9cm. Khi đó bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF bằng?

Xem đáp án
Cho tam giác đều DEF có độ dài cạnh bằng 9cm. Khi đó bán kính đường tròn ngoại  (ảnh 1)

Do là tam giác đều nên yrọng tâm trùng trực tâm và là tâm đường tròn

Gọi AO ∩ BC = D

Áp dụng định lí py–ta–go vào tam giác ADC , ta có :

AC2 = AD2 + DC2

AD = \(\sqrt {A{C^2} - D{C^2}} = \frac{{9\sqrt 3 }}{2}\)

Mà AO = \(\frac{2}{3}AD\) do O là trọng tâm tam giác ABC

AO = \(\frac{2}{3}.\frac{{9\sqrt 3 }}{2} = \frac{{9\sqrt 3 }}{3} = 3\sqrt 3 \).


Câu 40:

Cho (O; 10 cm), điểm I cách O một khoảng 6 cm. Qua I kẻ dây cung HK vuông góc với OI. Khi đó độ dài dây HK là bao nhiêu?

Xem đáp án
Cho (O; 10 cm), điểm I cách O một khoảng 6 cm. Qua I kẻ dây cung HK vuông  (ảnh 1)

 Xét ΔHOK, ta có :

OH = OK = Bán kính

ΔHOK cân tại O có đường cao OI nên cũng là đường trung trực hay I là trung điểm HK

Áp dụng định lý Py–ta–go vào ΔOIK vuông tại I ta có :

OK2 = OI2 + IK2

IK = \(\sqrt {O{K^2} - O{I^2}} = \sqrt {{{10}^2} - {6^2}} = 8\) (cm)

Mà I là trung điểm HK nên 2IK = HK HK = 16 cm.


Câu 41:

Diện tích hình vuông tăng lên gấp 4 lần, hỏi độ dài mỗi cạnh hình vuông tăng lên gấp mấy lần?

Xem đáp án

Gọi cạnh hình vuông ban đầu là: a (a > 0)

Diện tích hình vuông ban đầu là: a.a  (đon vị đo)

Diện tích hình vuông lúc sau là: a . a . 4 (đơn vị đo) = a . a . 2 . 2 = (a . 2) . (a . 2)

Cạnh của hình vuông lúc sau là: a . 2 (đơn vị đo)

Cạnh hình vuông đó tăng số lần là: 

a . 2 : a = 2 (lần)

Vậy cạnh hình vuông ban đầu phải tăng 2 lần thì diện tích hình vuông mới gấp 4 được.


Câu 42:

Năm nay bố 32 tuổi và gấp 4 lần tuổi con. Hỏi sau 4 năm nữa tuổi bố gấp mấy lần tuổi con?

Xem đáp án

Năm nay con có số tuổi là:

32 : 4 = 8 (tuổi)

4 năm nữa bố có số tuổi là:

32 + 4 = 36 (tuổi)

4 năm nữa con có số tuổi là:

8 + 4 = 12 (tuổi)

4 năm nữa tuổi bố gấp tuổi con số lần là:

36 : 12 = 3 (lần)


Câu 43:

Cho sinα = 0,5 cosα. Tìm giá trị sinα, cosα.

Xem đáp án

Ta có: sin2α + cos2α = 1

(0,5cosα)2 + cos2α = 1

1,25 cos2α = 1

cos2α = \(\frac{4}{5}\)

\[\left[ \begin{array}{l}\cos \alpha = \frac{2}{{\sqrt 5 }}\\\cos \alpha = - \frac{2}{{\sqrt 5 }}\end{array} \right.\]

\[\left[ \begin{array}{l}\sin \alpha = \frac{1}{{\sqrt 5 }}\\\sin \alpha = - \frac{1}{{\sqrt 5 }}\end{array} \right.\].


Câu 44:

Sắp xếp 6 nam sinh và 5 nữ sinh vào một dãy ghế hàng ngang có 11 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho các nữ sinh luôn ngồi cạnh nhau?

Xem đáp án

Coi 5 nữ sinh là X .

Số cách sắp xếp X và nam sinh là 7!

Số cách sắp xếp 5 nữ sinh trong X là 5!

Số cách sắp xếp sao cho các nữ sinh luôn ngồi cạnh nhau: 7!.5! = 604800.


Câu 45:

Thực hiện phép chia (3x3 + 10x2 + 14x + 3) : (3x + 4).

Xem đáp án
Thực hiện phép chia (3x^3 + 10x^2 + 14x + 3) : (3x + 4) (ảnh 1)

Vậy (3x3 + 10x2 + 14x + 3) : (3x + 4) = x2 + 2x + 2 (dư – 5).


Câu 46:

Tìm x để 3 số: 1 − x, x2, 1 + x theo thứ tự lập thành một cấp số cộng?
Xem đáp án

Do 3 số đã cho lập thành một cấp số cộng nên số ở giữa phải bằng trung bình cộng của 2 số còn lại. Do đó ba số: 1 − x, x2, 1 + x  lập thành một cấp số cộng khi và chỉ khi 

x2 − (1 − x) = 1 + x – x2

2x2 = 2

x = ±1.


Câu 47:

Tìm x để 3 số 10 – 3x, 2x2 + 3 và 7 – 4x lập thành một cấp số cộng theo thứ tự đó.

Xem đáp án

Do 3 số đã cho lập thành một cấp số cộng nên số ở giữa phải bằng trung bình cộng của 2 số còn lại. Do đó:

2x2 + 3 = [(10 – 3x) + (7 – 4x)] : 2

2x2 + 3 = (17 – 7x) : 2

4x2 + 6 = 17 – 7x

4x2 + 7x – 11 = 0

(4x + 11)(x – 1) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = \frac{{ - 11}}{4}\end{array} \right.\)

Vậy x = 1 hoặc x = \(\frac{{ - 11}}{4}\).


Câu 48:

Hàm số y = \(\frac{1}{x} + 4\)có phải là hàm số bậc nhất không?

Xem đáp án

Hàm số y = \(\frac{1}{x} + 4\) không là hàm số bậc nhất vì hàm số không có dạng y = ax + b (a ≠ 0).


Câu 49:

CMTT là gì trong toán học.

Xem đáp án

CMTT là chứng minh tương tự trong toán học.


Câu 50:

Tính diện tích hình thang có tổng đọ dài của chiều cao và đáy bé bằng 28,7 dm, 3 lần đáy bé bằng 4 lần chiều cao, đáy lớn hơn đáy bé 1,2 dm.

Xem đáp án

Vì 3 lần đáy bé bằng 4 lần chiều cao nên tỉ số giữa chiều cao và đáy bé là \(\frac{3}{4}\)

Tổng số phần bằng nhau là:

3 + 4 = 7 (phần)

Đáy bé của hình thang đó là:

28,7 : 7 × 4 = 16,4 (dm)

Chiều cao của hình thang đó là:

28,7 – 16,4 = 12,3 (dm)

Đáy lớn của hinhg thang đó là:

16,4 + 1,2 = 17,6 (dm)

Diện tích hình thang là:

(17,6 + 16,4) . 12,3 : 2 = 209,1 (dm2).


Câu 51:

Tính diện tích phần tô đậm biết AB = 16 cm.

Tính diện tích phần tô đậm biết AB = 16 cm (ảnh 1)
Xem đáp án

Độ dài đường kính nửa đường tròn là:

16 : 2 = 8 (cm)

Bán kính nửa đường tròn là:

8 : 2 = 4 (cm)

Diện tích 4 nửa đường tròn là:

3,14 . 42 . 2 = 100,48 (cm2)

Ta thấy chiều rộng hình chữ nhật bằng 1 nửa AB nên chiều rộng hình chữ nhật là: 16 : 2 = 8 (cm)

Diện tích hình chữ nhật là:

16 . 8 = 128 (cm2)

Diện tích phần tô đậm là:

128 – 100,48 = 27,52 (cm2)


Câu 52:

Hộp thứ nhất có 5 chính phẩm và 3 phế phẩm. Hộp thứ hai có 3 chính phẩm và 2 phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên một hộp, rồi từ hộp đó lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm. Tính xác suất lấy được 1 chính phẩm và 1 phế phẩm.

Xem đáp án

Xác suất lấy hộp thứ nhất ra 1 chính phẩm và 1 phế phẩm là:

P1 = \(\frac{{5.3}}{{2.C_8^2}} = \frac{{15}}{{56}}\)

Xác suất lấy hộp thứ 2 ra 1 chính phẩm và 1 phế phẩm là:

P2 = \(\frac{{3.2}}{{2.C_5^2}} = \frac{3}{{10}}\)

Vậy xác suất cần tìm là: P = P1 + P2 = \(\frac{{15}}{{56}} + \frac{3}{{10}} = \frac{{159}}{{280}} \approx 0,5679\).


Câu 53:

Cho phương trình x2 + mx + m – 2 = 0 có 2 nghiệm x1, x2. Tìm m để phương trình thỏa mãn \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 2\).

Xem đáp án

x2 + mx + m – 2 = 0

∆ = m2 – 4(m – 2) = (m – 2)2 + 4 > 0 với mọi m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m.

Áp dụng định lý Vi–ét ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - m\\{x_1}{x_2} = m - 2\end{array} \right.\)

Khi đó: \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 2\)

\(\sqrt[{}]{{{{\left( {{x_1} - {x_2}} \right)}^2}}} = 2\)

\(\sqrt[{}]{{{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 4{x_1}{x_2}}} = 2\)

\(\sqrt[{}]{{{{\left( { - m} \right)}^2} - 4\left( {m - 2} \right)}} = 2\)

\(\sqrt[{}]{{{m^2} - 4m + 8}} = 2\)

m2 – 4m + 8 = 4

(m – 2)2 = 0

m = 2

Vậy m = 2.


Câu 54:

Cho hình nón đỉnh S có đáy là hình tròn tâm O. Một mặt phẳng đi qua đỉnh hình nón và cắt hình nón theo một thiết diện là tam giác vuông SAB có diện tích bằng 4a2. Góc giữa trục SO và mặt phẳng (SAB) bằng 30°. Tính diện tích xung quanh của hình nón đã cho.

Xem đáp án
Cho hình nón đỉnh S có đáy là hình tròn tâm O. Một mặt phẳng đi qua đỉnh hình  (ảnh 1)

ΔSAB có SA = SB đều là đường sinh nên ΔSAB  cân đỉnh S.

Gọi I là trung điểm của AB

SI AB, \(SI = \frac{{AB}}{2}\)

Áp dụng hệ thức lượng vào ΔSIO vuông tại O:

cos\[\widehat {ISO} = \frac{{SO}}{{SI}}\] SI = \(\frac{{SO}}{{\cos 30^\circ }}\)

AB =\(\frac{{2SO}}{{\cos 30^\circ }}\)

SSAB = \(\frac{1}{2}.SI.AB = \frac{{S{O^2}}}{{{{\cos }^2}30^\circ }} = 4{a^2}\)

SO = \(a\sqrt 3 \)

AI = \(\frac{{AB}}{2} = 2a\)

IO = SO.tan30° = a

Áp dụng định lý Pytago vào tam giác OAI và SOA vuông ta có:

AO = \(\sqrt {A{I^2} + I{O^2}} = a\sqrt 5 \)

AS = \(\sqrt {S{O^2} + O{A^2}} = 2a\sqrt 2 \)

Sxq = π.OA.SA = π.\[a\sqrt 5 .2a\sqrt 2 = 2\pi {a^2}\sqrt {10} \].


Câu 55:

Tính tổng \(B = \frac{2}{{3.5}} + \frac{2}{{5.7}} + ... + \frac{2}{{97.99}}\).

Xem đáp án

\(B = \frac{2}{{3.5}} + \frac{2}{{5.7}} + ... + \frac{2}{{97.99}}\)

\(B = \frac{1}{3} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{7} + ... + \frac{1}{{97}} - \frac{1}{{99}}\)

\(B = \frac{1}{3} - \frac{1}{{99}}\)

\(B = \frac{{32}}{{99}}\).


Câu 56:

Tính nhanh 1152 – (374 + 1152) + (–65 + 374).
Xem đáp án

1152 − (374 + 1152) + (−65 + 374)

= 1152 – 374 – 1152 – 65 + 374

= (1152 − 1152) + (−374 + 374) + (−65)

= 0 + 0 + (−65)

= −65.


Câu 57:

Tìm x biết: \({\left( {\frac{3}{4}} \right)^{3x - 1}} = \frac{{27}}{{64}}\).

Xem đáp án

\({\left( {\frac{3}{4}} \right)^{3x - 1}} = \frac{{27}}{{64}}\)

\({\left( {\frac{3}{4}} \right)^{3x - 1}} = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^3}\)

3x – 1 = 3

3x = 4

x = \(\frac{4}{3}\)

Vậy x = \(\frac{4}{3}\).


Câu 58:

Tìm tất cả giá trị của m để hàm số \(y = \frac{{\left( {m + 1} \right)x - 2}}{{x - m}}\) đồng biến trên từng khoảng xác định 

Xem đáp án

\(y = \frac{{\left( {m + 1} \right)x - 2}}{{x - m}}\) \(y' = \frac{{ - {m^2} - m + 2}}{{{{\left( {x - m} \right)}^2}}}\)

Để hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định tức là y' > 0 (x ≠ m)

\(\frac{{ - {m^2} - m + 2}}{{{{\left( {x - m} \right)}^2}}} > 0\left( {\forall x \ne m} \right)\)

\( - {m^2} - m + 2 > 0\left( {\forall x \ne m} \right)\)

– 2 < m < 1.

Vậy m (–2; 1).


Câu 59:

Một người mua 600 cái bát khi chuyên chở đã có 69 cái bát bị vỡ mỗi cái bát còn lại người đó bán với giá 6000 đồng và được lãi 18% so với số tiền mua bát hỏi giá tiền mua mỗi tá bát là bao nhiêu đồng.

Xem đáp án

Số cái bát đem bán là:

600 – 69 = 531 (cái)

Sô tiền bán 531 cái bát với giá 6000 đồng là:

531 . 6000 = 3186000 (đồng)

Coi giá vốn mua bát là 100%

Số tiền bán bát chiếm số phần trăm số tiền vốn là:

100% + 18% = 118% (tiền vốn)

Số tiền vốn là:

3186000 : 118 . 100 = 2700000 (đồng)

Số tiền mua 1 cái bát là:

2700000 : 600 = 4500 (đồng)

Ta có 1 tá = 12 cái

Số tiền mua mỗi tá bát là:

4500 . 12 = 54000 (đồng)

Đáp số: 54000 đồng.


Câu 60:

Biết chu vi của hình chữ nhật là 26m và tỉ số hai cạnh là 1,6. Hỏi diện tích của hình chữ nhật là bao nhiêu?

Xem đáp án

Nửa chu vi hình chữ nhật là: 26 : 2 = 13 (m)

Gọi chiều dài hình chữ nhật là a (m) thì chiều rộng hình chữ nhật là 13 – a (m)

Theo bài ra ta có:

a : (13 – a) = 1,6

a = 1,6 (13 – a)

a = 20,8 – 1,6a

2,6a = 20,8

a = 8

Suy ra: chiều dài hình chữ nhật là 8m

Chiều rộng hình chữ nhật là:

13 – 8 = 5 (m)

Diện tích hình chữ nhật là:

8 . 5 = 40 (m2).


Câu 61:

Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Kẻ HD vuông góc với AB và HE vuông góc với AC (D trên AB, E trên AC). Gọi O là giao điểm của AH và DE.

a) Chứng minh AH = DE.

b) Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của BH và HC. Chứng minh tứ giác DEQP là hình thang vuông.

c) Chứng minh O là trực tâm của tam giác ABQ.

d) Chứng minh SABC = 2SDEQP.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Kẻ HD vuông góc với AB và HE  (ảnh 1)

a) Xét tứ giác ADHE có 3 góc vuông (\(\widehat A,\widehat D,\widehat E\))

ADHE là hình chữ nhật mà AH, DE là 2 đường chéo

AH = DE (đpcm)

b) HD AB và AC AB HD // AC 

 \(\widehat {PHD} = \widehat {HCA}\)(đồng vị) 

ΔDBH vuông tại D có DP là trung tuyến ứng với cạnh huyền

DP = PH ΔDPH cân tại P

 \(\widehat {PHD} = \widehat {PDH}\)

ADHE là hình chữ nhật  \(\widehat {ADE} = \widehat {AHE}\)

mà \(\widehat {HCA} = \widehat {AHE}\) (cùng phụ với \(\widehat {HAE}\))

 \(\widehat {ADE} = \widehat {HCA} = \widehat {PHD} = \widehat {PDH}\)

Ta có: \(\widehat {ADE} + \widehat {EDH} = 90^\circ \)

 \(\widehat {PDH} + \widehat {EDH} = 90^\circ \)

 \(\widehat {PDE} = 90^\circ \)  DP DE

Chứng minh tương tự ta có EQ DE

Tứ giác DEQP là hình thang vuông tại D và E (đpcm)

c) Xét ΔHAC có O là trung điểm của HA, Q là trung điểm của HC

OQ là đường trung bình OQ // AC OQ AB

Xét ΔABQ có QO, AH là 2 đường cao cắt nhau tại O

O là trực tâm ΔABQ (đpcm)

d) SABC = \(\frac{1}{2}.AH.BC = PQ.AH\left( 1 \right)\)

SDEQP = \(\frac{1}{2}\left( {DP + EQ} \right).DE = \frac{1}{2}.\left( {DP + EQ} \right).AH = \frac{1}{2}.\left( {HP + HQ} \right).AH = \frac{1}{2}.PQ.AH\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: SABC = 2SDEQP (đpcm).


Câu 62:

Cho x > 0. Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức S = 9x2 – 5x + \(\frac{1}{{9x}}\) + 10.

Xem đáp án

S = 9x2 – 5x + \(\frac{1}{{9x}}\) + 10

S = (3x – 1)2 + x + \(\frac{1}{{9x}}\) + 9

Vì (3x – 1)2 ≥ 0 với mọi x, dấu “=” xảy ra khi x = \(\frac{1}{3}\)

Mà x > 0 nên áp dụng bất đẳng thức Cô–si cho 2 số không âm x; \(\frac{1}{{9x}}\) ta được:

x + \(\frac{1}{{9x}} \ge 2\sqrt {x.\frac{1}{{9x}}} = 2.\frac{1}{3} = \frac{2}{3}\)

Dấu “=” xảy ra khi x = \( = \frac{1}{{9x}}\,hay\,x = \frac{1}{3}\)

Khi đó: S = (3x – 1)2 + x + \(\frac{1}{{9x}}\) + 9 ≥ 0 + \(\frac{2}{3} + 9 = \frac{{29}}{3}\)

Vậy min S = \(\frac{{29}}{3}\) khi x = \(\frac{1}{3}\).


Câu 63:

Cho đường tròn (O; R), hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Gọi E là trung điểm của OC, AE cắt đường tròn (O) tại F.

a) Chứng minh tứ giác OEFB là tứ giác nội tiếp. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác OEFB theo R.

b) Tính tan\(\widehat {CDF}\).

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; R), hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Gọi E là  (ảnh 1)

a) Theo giả thiết: CD vuông góc AB nên \(\widehat {EOB} = 90^\circ \)

Lại có: \(\widehat {BFA} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\[\widehat {EOB} + \widehat {BFA} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \]

OEFB là tứ giác nội tiếp

Vì E là trung điểm OC nên CE = OE = \(\frac{1}{2}OC = \frac{1}{2}R\)

Áp dụng định lý Pytago vào tam giác OBE vuông tại O có:

BE2 = OE2 + OB2

BE = \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\frac{R}{2}} \right)}^2}} = \frac{{R\sqrt 5 }}{2}\)

Bán kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác OEFB = \(\frac{1}{2}BE = \frac{{R\sqrt 5 }}{4}\)

b) tan\(\widehat {EAO} = \frac{R}{2}:R = \frac{1}{2}\) \(\widehat {EAO} \approx 26,565^\circ \)

Lại có: \(\widehat {BCA} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Mà CO vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến trong tam giác CBA

Nên tam giác CAB là tam giác vuông cân tại C

\(\widehat {CBA} = \widehat {CAB} = 45^\circ \)

\(\tan \widehat {EAO}\)= \[\widehat {CAE} = 45^\circ - 26,565^\circ \approx 18,435^\circ \]

\[\tan \widehat {CAE} = \frac{1}{3}\]

Lại có:

Suy ra: \[\tan \widehat {CAE} = \tan \widehat {CDF} = \frac{1}{3}\].


Câu 65:

Tam giác thường có cạnh huyền không?

Xem đáp án

Tam giác thường không có cạnh huyền.

Tam giác có cạnh huyền là tam giác vuông.


Câu 66:

Theo kế hoạch hai tổ sản xuất 600 sản phẩm trong một thời gian nhất định. Do áp dụng kĩ thuật mới nên tổ I đã vượt mức 18% và tổ II đã vượt mức 21%. Vì vậy trong thời gian quy định họ đã hoàn thành vượt 120 sản phẩm. Hỏi số sản phẩm được giao của mỗi tổ kế hoạch?

Xem đáp án

Gọi số sản phẩm được giao của mỗi tổ theo kế hoạch lần lượt là a và b (sản phẩm, 0 ≤ a, b ≤ 600)

Theo kế hoạch hai tổ sản xuất 600 sản phẩm nên ta có a + b = 600 (1)

Do áp dụng kĩ thuật mới nên tổ I vượt mữa 18% và tổ hai vược mức 21%, vì vậy họ đã hoàn thành vượt 120 sản phẩm nên ta có:

0,18a + 0,21b = 120(2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình, nhân cả hai vế của phương trình (1) với 0,21 rồi trừ đi (2) ta được:

0,03a = 6 a = 200

b = 400

Vậy theo kế hoặc tổ I được giao 200 sản phầm, tổ II được giao 400 sản phẩm.


Câu 67:

Tìm số hạng thứ 6 trong khai triển (x + 2y)13.

Xem đáp án

Số hạng tổng quát của khai triển có dạng: \(C_{13}^k.{x^{13 - k}}.{\left( {2y} \right)^k}\)

Để có số hạng thứ 6 thì k = 5, khi đó:

\(C_{13}^5.{x^{13 - 5}}.{\left( {2y} \right)^5} = 41184{x^8}{y^5}\)..


Câu 68:

Cho tứ diện ABCD có AB = AC = BC = 2; AD = 4; \(\widehat {BAD} = \widehat {CAD} = 60^\circ \). Thể tích khối tứ diện ABCD bằng?

Xem đáp án
Cho tứ diện ABCD có AB = AC = BC = 2; AD = 4; góc BAD = góc VAD =60 độ (ảnh 1)

Ta có: AB = AC = BC = 2

ABC đều

\(\widehat {BAC} = 60^\circ \)

Gọi M là trung điểm AD

Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}AM = \frac{1}{2}AD = 2\\\widehat {BAM} = \widehat {CAM} = 60^\circ \end{array} \right.\]

Xét tứ diện ABCM có:

\[\left\{ \begin{array}{l}AB = AC = AM = 2\\\widehat {BAM} = \widehat {CAM} = 60^\circ \end{array} \right.\]

Suy ra: ABCM là tứ diện đều

VABCM = \(\frac{{A{B^3}\sqrt 2 }}{{12}} = \frac{{2\sqrt 2 }}{3}\)

Áp dụng công thức tỉ số thể tích khối chóp tam giác, ta được:

\(\frac{{{V_{ABCM}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \frac{{AM}}{{AD}} = \frac{1}{2}\)

Suy ra: VABCD = 2VABCM = \(2.\frac{{2\sqrt 2 }}{3} = \frac{{4\sqrt 2 }}{3}\).


Câu 69:

Chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau. Tính xác suất số được chọn là số chia hết cho 3.

Xem đáp án

Ta có: n(Ω) = 9.9.8 = 648

Gọi N = \(\overline {abc} \) với a, b, c {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}, a, b, c đôi một khác nhau, a ≠ 0 và a + b + c chia hết cho 3.

Gọi A = {0;3;6;9}, B = {1;4;7}; C = {2;5;8}

Để a + b + c chia hết cho 3 thì ta có các trường hợp sauL

TH1: a, b, c thuộc A hoặc thuộc B hoặc C ta có: \(3.A_3^2 + 3! = 30\)(số)

TH2: 3 số a, b, c thuộc 3 tập khác nhau A, B, C có:

\(2.C_3^1.C_3^1.2! + C_3^1.C_3^1.C_3^1.3! = 198\)(số)

Vậy có tất cả: 30 + 198 = 228 (số)

Xác suất cần tìm là: P = \(\frac{{228}}{{648}} = \frac{{19}}{{54}}\).


Câu 70:

Tính giá trị biểu thức: A = \(\left( {4 + \sqrt {15} } \right)\left( {\sqrt {10} - \sqrt 6 } \right)\sqrt {4 - \sqrt {15} } \).

Xem đáp án

\(\left( {4 + \sqrt {15} } \right)\left( {\sqrt {10} - \sqrt 6 } \right)\sqrt {4 - \sqrt {15} } \)

= \(\sqrt {4 + \sqrt {15} } .\sqrt 2 \left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right)\sqrt {\left( {4 - \sqrt {15} } \right)\left( {\sqrt {4 + \sqrt {15} } } \right)} \)

= \(\sqrt {8 + 2\sqrt {15} } .\left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right).\sqrt {16 - 15} \)

= \(\sqrt {{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} + 2.\sqrt 3 .\sqrt 5 + {{\left( {\sqrt 5 } \right)}^2}} .\left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right).1\)

= \(\sqrt {{{\left( {\sqrt 3 + \sqrt 5 } \right)}^2}} .\left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right)\)

= \(\left| {\sqrt 3 + \sqrt 5 } \right|\left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right)\)

= \(\left( {\sqrt 5 + \sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt 5 - \sqrt 3 } \right)\)

= 5 – 3

= 2.

Vậy A = 2.


Câu 71:

Giải phương trình: (1 + sin2x)(cosx – sinx) = cos2x.

Xem đáp án

(1 + sin2x)(cosx – sinx) = cos2x

(sin2x + cos2x + 2sinxcosx)(cosx – sinx) = cos2x

(sinx + cosx)2(cosx – sinx) = cos2x – sin2x

(sinx + cosx)2(cosx – sinx) = (cosx – sinx)(cosx + sinx)

(sinx + cosx)2(cosx – sinx) – (cosx – sinx)(cosx + sinx) = 0

(cosx – sinx)(sinx + cosx) (sinx + cosx – 1) = 0

cos2x(sinx + cosx – 1) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}\cos 2x = 0\\\sin x + \cos x = 1\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}2x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\x + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\x + \frac{\pi }{4} = \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\[\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\\x = k2\pi \\x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].


Câu 72:

Tìm x, y biết (x – 1)2022 + \({\left( {\sqrt {y - 2} } \right)^{2023}} = 0\).

Xem đáp án

(x – 1)2022 + \({\left( {\sqrt {y - 2} } \right)^{2023}} = 0\)

Do: \(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {x - 1} \right)^{2022}} = {\left[ {{{\left( {x - 1} \right)}^{1011}}} \right]^2} \ge 0\\\sqrt {y - 2} \ge 0 \Leftrightarrow {\left( {\sqrt {y - 2} } \right)^{2023}} = 0\end{array} \right.\)

(x – 1)2022 + \({\left( {\sqrt {y - 2} } \right)^{2023}} \ge 0\)

Khi (x – 1)2022 + \({\left( {\sqrt {y - 2} } \right)^{2023}} = 0\)

Thì: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\\sqrt {y - 2} = 0\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2\end{array} \right.\)

Vậy x = 1; y = 2.


Câu 73:

Cho tam giác ABC, có M, N, K, I lần lượt là trung điểm của AB, AC, MB, MC.

a) Cho MN = 2,5 cm. Tính BC.

b) Chứng minh MNIK là hình bình hành.

c) Tam giác ABC cần điều kiện gì để MNIK là hình chữ nhật.

d) SABC = a. Tính SAMN theo a.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, có M, N, K, I lần lượt là trung điểm của AB, AC, MB, MC (ảnh 1)

) Xét Δ ABC có:

M là trung điểm cạnh AB

N là trung điểm cạnh AC

 MN là đường trung bình Δ ABC

 MN = \(\frac{1}{2}\)BC và MN // BC (1)

 BC = 2.MN = 2.2,5 = 5 cm.

b) ΔMBC có:

MK = KB (K trung điểm của MB)

MI = IC (I trung điểm của IC)

IK là đường trung bình ΔMBC, nên IK // BC và IK = \(\frac{1}{2}\)BC (2)

Từ (1), (2) suy ra MN // KI và MN = KI

Tứ giác MNIK là hình bình hành.

c) Ta có: tứ giác MNIK là hình bình hành (câu b). Để hình bình hành  MNIK là hình chữ nhật thì \(\widehat {MKI} = 90^\circ \)

IK KM

IK AB

BC AB (vì IK // BC)

ΔABC vuông tại B.

d) Kẻ đường cao AH của tam giác ABC và AMN

Ta có: \(\frac{{{S_{ABC}}}}{{{S_{AMN}}}} = \frac{{\frac{1}{2}.AH.BC}}{{\frac{1}{2}.AH.MN}} = \frac{{BC}}{{MN}} = 2\)

SAMN = \(\frac{1}{2}\)SABC = \(\frac{a}{2}\).


Câu 74:

Bài toán Ủng hộ miền Trung năm 2020: Một chuyến hàng ủng hộ miền Trung có 300 thùng mì tôm, 240 thùng nước ngọt và 420 lốc sữa. Các cô chú muốn chia thành các phần quà đều nhau về số lượng mì, nước và sữa. Con hãy giúp các cô chú chia sao cho số lượng các phần quà là nhiều nhất.

Xem đáp án

Gọi phần quà chia được nhiều nhất là x

Theo bài ra, ta có:

300 chia hết cho x

240 chia hết cho x

420 chia hết cho x

x ƯCLN(300; 240; 420) 

Ta lại có:

300 = 22.3.52

240 = 24.3.5

420 = 22.3.5.7

x ƯCLN (300; 240; 420) = 22.3.5 = 60

Vậy có thể chia được nhiều nhất 60 phần quà.


Câu 75:

Cho a + b + c = 0. Chứng minh a3 + b3 + c3 = abc.

Xem đáp án

Từ a + b + c = 0 suy ra: a = –(b+c)

a3 = –(b + c)3 = –[b3 + c3 + 3bc(b + c)] = –b3 – c3 + 3abc

a3 + b3 + c3 = abc.


Câu 76:

Cho a ≥ 1; b ≥ 9; c ≥ 16 thỏa mãn a.b.c = 1152. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P = \(bc\sqrt {a - 1} + ca\sqrt {b - 9} + ab\sqrt {c - 16} \).

Xem đáp án

 P = \(bc\sqrt {a - 1} + ca\sqrt {b - 9} + ab\sqrt {c - 16} \)

\(\frac{P}{{abc}} = \frac{P}{{1152}} = \frac{{\sqrt {a - 1} }}{a} + \frac{{\sqrt {b - 9} }}{b} + \frac{{\sqrt {c - 16} }}{c}\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô–si ta có:

 \(2\sqrt {a - 1} \le a - 1 + 1 = a\) \(\frac{{\sqrt {a - 1} }}{a} \le \frac{1}{2}\)

\(2\sqrt {9\left( {b - 9} \right)} \le 9 + b - 9 = b\) \(\frac{{\sqrt {b - 9} }}{b} \le \frac{1}{6}\)

\(2\sqrt {16\left( {c - 16} \right)} \le 16 + c - 16 = c\) \(\frac{{\sqrt {c - 16} }}{c} \le \frac{1}{8}\)

Suy ra: \(\frac{{\sqrt {a - 1} }}{a} + \frac{{\sqrt {b - 9} }}{b} + \frac{{\sqrt {c - 16} }}{c} \le \frac{1}{2} + \frac{1}{6} + \frac{1}{8} = \frac{{19}}{{24}}\) hay \(\frac{P}{{1152}} \le \frac{{19}}{{24}}\)

Suy ra: P ≤ 912

Dấu “=” xảy ra khi: \(\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b - 9 = 9\\c - 16 = 16\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 18\\c = 32\end{array} \right.\).


Câu 77:

Cho hàm số y = (m – 2)x + m + 1 (d)

a) Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất ?

b) Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số đồng biến?

c) Tìm m để (d) song song với (d1): y = 3x + 2.

d) Vẽ đồ thị hàm số với m = 5.

Xem đáp án

a) Hàm số bậc nhất khi m 2 0

m 2

b) Hàm số đồng biến khi m 2 > 0

m > 2

c) (d)//(d1):y=3x+2 khi m – 2 = 3; m + 1 2

m = 5; m ≠ 1

m = 5

d) Khi m = 5 ta có: y = (5 – 2)x + 5 + 1 = 3x + 6

Đường thẳng y = 3x + 6 đi qua A(0;6), B(–2;0)

Cho hàm số y = (m – 2)x + m + 1 (d)  a) Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số (ảnh 1)

Câu 78:

Cho hình chóp S .ABC có G là trọng tâm tam giác ABC. Gọi M là điểm trên cạnh SA sao cho MA = 2MS, K là trung điểm BC và D là điểm đối xứng của G qua A.

 a) Tìm giao điểm H của SK với (MCD).

b) Tính tỉ số \(\frac{{HK}}{{SK}}\).

Xem đáp án
Cho hình chóp S .ABC có G là trọng tâm tam giác ABC. Gọi M là điểm trên cạnh  (ảnh 1)

a) Trong mặt phẳng (SDK) kéo dài DM cắt SK tại H

Lúc đó H = SK ∩ (MCD)

b) Trong mặt phẳng (SDK) vẽ đường thẳng qua A song song với SK cắt DH tại E.

Vì AE // SH nên theo hệ quả của định lý Ta–lét ta có:

\(\frac{{AE}}{{SH}} = \frac{{MA}}{{MS}} = 2\). Suy ra: SH = \(\frac{1}{2}AE\)

Trong tam giác DHK có AE // HK nên ta có:

\(\frac{{AE}}{{HK}} = \frac{{DA}}{{DK}} = \frac{2}{5}\). Suy ra: \(HK = \frac{2}{5}AE\)

Ta có: SK = SH + HK = \(\frac{1}{2}AE + \frac{5}{2}AE = 3AE\)

Vậy \(\frac{{HK}}{{SK}} = \frac{{\frac{5}{2}AE}}{{3AE}} = \frac{5}{6}\).


Câu 79:

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, I là 3 điểm lấy trên AD, CD, SO. Thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (MNI) là?

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, I là 3 điểm lấy (ảnh 1)

Trong (ABCD) gọi

\(\left\{ \begin{array}{l}J = BD \cap MN\\K = MN \cap AB\\H = MN \cap BC\end{array} \right.\)

Trong (SBC) gọi P = QH ∩ SC; R = KQ ∩ SA

Trong (SBD) gọi Q = IJ ∩ SB

Suy ra, thiết diện là ngũ giác MNPQR.


Câu 80:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SB, SD, OC.

a) Tìm Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với mp (SAC).

b) Tìm giao điểm của SA với mp (MNP).

c) Tìm thiết diện của S.ABCD với (AMN).

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P  (ảnh 1)

a) P (MNP) (SAC)

SO và MN (SBD) SO cắt được MN

Gọi MN SO = I

I (MNP) (SAC)

(MNP) (SAC) = PI

b) Gán SA (SAC)

Mà (SAC) (MNP) = PI

SA (MNP) = SA PI = J

c) AI, SC (SAC) AI cắt được SC

Gọi AI SC = E

(AMN) (SAB) = AM

(AMN) (SBC) = ME

(AMN) (SCD) = EN

(AMN) (SAD) = AN

 Thiết diện là tứ diện AMEN.


Câu 81:

Cho tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn tâm O, bán kính R. Gọi H là giao điểm của ba đường cao AD, BE, CF của tam giác ABC.

a) Chứng minh rằng AEHF và AEDB là các tứ giác nội tiếp đường tròn.

b) Vẽ đường kính AK của đường tròn (O). Chứng minh tam giác ABD và tam giác AKC đồng dạng với nhau. Suy ra AB.AC = 2R.AD.

c) Chứng minh OC vuông góc với DE.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn tâm O (ảnh 1)

a) Ta có: BE, CF là đường cao của ΔABC nên BE AC, CF AB

\(\widehat {AEH} = \widehat {AFH} = 90^\circ \)

Tứ giác AEHF có: \(\widehat {AEH} + \widehat {AFH} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)  mà chúng ở vị trí đối đỉnh nên AEHF là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính (AH)

Ta có: \(\widehat {AEB} = \widehat {ADB} = 90^\circ \)

E, D cùng nhìn cạnh AB dưới góc 90 độ nên AEDB nội tiếp đường tròn đường kính (AB)

b) Xét ΔABD và ΔAKC có:

\(\widehat {ABD} = \widehat {AKC}\) (góc nội tiếp cùng chắn cung AC)

\(\widehat {ADB} = \widehat {ACK} = 90^\circ \)

ΔABD ΔAKC (g.g)

\(\frac{{AB}}{{AK}} = \frac{{AD}}{{AC}}\)

AB.AC = AK.AD = AD.2R

c) Dựng Cx OC hay Cx là tiếp tuyến của (O)

\(\widehat {BCx} = \widehat {BAC}\) (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung, góc nội tiếp cùng chắn cung BC)

\(\widehat {EDC} = \widehat {BAC}\)(do AEDB nội tiếp)

\[\widehat {EDC} = \widehat {BCx}\]mà chúng ở vị trí so le trong 

DE // Cx mà Cx OC

DE OC.


Câu 82:

Cho tam giác ABC có \(\widehat {ACB} = \widehat {ABC}\) và có đường phân giác AD

a) \(\widehat {ADB},\widehat {ADC}\)là góc ngoài của những tam giác nào? Chứng minh \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}\).

b) Chứng minh AB = AC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có góc ACB = góc ABC và có đường phân giác AD  (ảnh 1)

a) Ta có: \(\widehat {ACB} = \widehat {ABC}\) nên tam giác ABC cân tại A, suy ra: AB = AC

\(\widehat {ADB}\) là góc ngoài của tam giác ADC

\(\widehat {ADC}\) là góc ngoài của tam giác ADB

Xét ∆BAD và ∆CAD có:

AB = AC

\(\widehat {BAD} = \widehat {DAC}\)

AD chung

Suy ra: ∆BAD = ∆CAD (c.g.c)

Suy ra: \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}\)

b) Chứng minh ở phần a.


Câu 83:

Cho ∆ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH. Gọi M là trung điểm của BC, D là điểm đối xứng với A qua M. trên tia đối của tia HA lấy điểm E sao cho HE = HA.

a) Chứng minh HM // ED và HM =\(\frac{1}{2}\)DE.

b) Chứng minh ABDC là hình chữ nhật.

c) Gọi P, Q lần lượt là hình chiếu của E lên BD và CD, EP cắt AD tại K. Chứng minh DE = DK.

d) Chứng minh 3 điểm H, P, Q thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho tm giác ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH. Gọi M là trung điểm của BC (ảnh 1)

a) Vì AH = HE và AM = MD

HM là đường trung bình của ΔABC

HM // ED và HM = \(\frac{1}{2}\)DE 

b) Vì AM = MD và BM = MC

ABCD là hình bình hành

\(\widehat {BAC} = 90^\circ \) ABCD là hình chữ nhật

c) Vì ABCD là hình chữ nhật

\(\widehat {BDA} = 90^\circ \)

Vì ED // BC \(\widehat {CBD} = 90^\circ \)

\(\widehat {BDA} = \widehat {CBD} = 90^\circ \)

Xét tam giác KPD và tam giác EPD có:

\(\widehat {KPD} = \widehat {EPD} = 90^\circ \)

PD là cạnh chung 

\(\widehat {KDP} = \widehat {EDP} = 45^\circ \)

ΔKPD = ΔEPD (g.c.g)

DE = DK(2 cạnh tương ứng)

d) Vì EP = PK và EH = AH

HP là đường trung bình của ΔAEK

HP // AD (1)

Tứ giác EPDQ có 3 góc vuông tại đỉnh P, D, Q

EPDQ là hình chữ nhật

\(\widehat {{Q_1}} = \widehat {{D_2}}\)

\(\widehat {{D_1}} = \widehat {{D_2}}\)

\[\widehat {{Q_1}} = \widehat {{D_1}}\]

\(\widehat {{Q_2}} = \widehat {{D_2}}\)(cùng phụ với hai góc bằng nhau)

PQ // AD (2)

Từ (1) và (2) HP // AD

H, P, Q thẳng hàng.


Câu 84:

Cho tam giác ABC vuông tại C. Gọi D là trung điểm của AB. Kẻ DM vuông góc với AC (M thuộc AC). Gọi E là điểm đối xứng với D qua BC, DE cắt BC tại N.

a) Chứng minh tứ giác CMDN là hình chữ nhật.

b) Tứ giác BDCE là hình gì? Vì sao?

c) Chứng minh: SABC= 2 SCMDN.

d) Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì để tứ giác ABEC là hình thang cân?

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại C. Gọi D là trung điểm của AB. Kẻ DM vuông góc  (ảnh 1)

a) Ta có DM AC, DN BC, AC BC

CMDN là hình chữ nhật

b) Ta có D, E đối xứng qua BC

BC là trung trực của DE

BE = CE,CE = CD

Ta có ΔABC vuông tại C, D là trung điểm AB

DB = DC = DA

EB = BD = DC = CE

CEBD là hình thoi

c) Ta có DM AC, AC BC DM // CB

Mà D là trung điểm AB DM là đường trung bình ΔABC

M là trung điểm AC CM = \(\frac{1}{2}\)CA

Tương tự N là trung điểm BC CN = \(\frac{1}{2}\)CB

Lại có DMCN là hình chữ nhật

SDMCN = CM.CN = \(\frac{1}{2}CA.\frac{1}{2}CB = \frac{1}{2}{S_{ABC}}\)

SABC = 2SCMDN

d) Ta có CEBD là hình thoi

CE // BD CE // AB

CEBA là hình thang

Để ABEC là hình thang cân

\(\widehat {EBA} = \widehat {BAC}\)

\(\widehat {EBD} = \widehat {BAC}\)

\(\widehat {2CBD} = \widehat {BAC}\) vì BDCE là hình thoi

\(\widehat {2CBD} = \widehat {BAC}\)

Mà ΔABC vuông tại C \(\widehat {BAC} = 60^\circ \).


Câu 85:

Cho tập hợp A có 20 phần tử. Có bao nhiêu tập con của A khác rỗng và số phần tử là số chẵn?

Xem đáp án

Số tập hợp con của A khác rỗng có số phần tử là số chẵn là: 

\(M = C_{20}^2 + C_{20}^4 + C_{20}^6 + ... + C_{20}^{20}\)

Để tính M ta xét: (x + 1)20 = \(C_{20}^0 + x.C_{20}^1 + {x^2}C_{20}^2 + ... + {x^{20}}C_{20}^{20}\)

Thay x = 1 ta có: (1 + 1)20 = 220 = \(C_{20}^0 + C_{20}^1 + C_{20}^2 + ... + C_{20}^{20}\) (1)

Thay x = – 1 ta có: (1 + – 1)20 = 0 = \(C_{20}^0 - C_{20}^1 + C_{20}^2 + ... - C_{20}^{19} + C_{20}^{20}\) (2)

Từ (1) và (2) ta có:

\(2\left( {C_{20}^0 + C_{20}^1 + C_{20}^2 + ... + C_{20}^{20}} \right) = {2^{20}}\)

2(1 + M) = 210

M = 219 – 1.


Câu 86:

Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BC, BD. (P) là mp qua IJ và cắt AC, AD lần lượt tại N, M. Chứng minh tứ giác IJMN là hình thang. Nếu M là trung điểm AD thì tứ giác IJMN là hình gì?

Xem đáp án
Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BC, BD. (P) là mp qua IJ (ảnh 1)

Ba mặt phẳng (ACD) , ( BCD) , (P) đôi một cắt nhau theo các giao tuyến CD, IJ, MN.

Vì IJ // CD ( IJ là đường trung bình của tam giác BCD) nên theo định lí 2 ta có IJ // MN.

Vậy tứ giác IJNM là hình thang.

Nếu M là trung điểm của AC thì N là trung điểm của AD.

Khi đó tứ giác IJNM có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau nên là hình bình hành.


Câu 87:

Cho tứ diện ABCD có các điểm M và N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Lấy điểm K thuộc đoạn BD (K không là trung điểm của BD). Tìm giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNK).

Xem đáp án
Cho tứ diện ABCD có các điểm M và N lần lượt là trung điểm của AC và BC (ảnh 1)

Nhận xét. Trên hình vẽ 2.23 không có sẵn đường thẳng nào của mặt phẳng (MNK) cắt AD. Ta xét mặt phẳng chứa AD chẳng hạn (ACD) rồi tìm giao tuyến ∆ của (ACD) với (MNK). Sau đó tìm giao điểm I của ∆ và AD, I chính là giao điểm phải tìm.

Gọi L = NK ∩ CD

Ta có L NK L (MNK)

L CD L (ACD)

Nên ML = (ACD) ∩ (MNK) = Δ

Δ ∩ AD = I I = (MNK) ∩ AD.


Câu 88:

Cho tứ giác lồi ABCD có AB = BC = CD = a, \(\widehat {BAD} = 75^\circ ;\widehat {ADC} = 45^\circ \). Tính độ dài AD?

Xem đáp án
Cho tứ giác lồi ABCD có AB = BC = CD = a, góc BAD = 75 độ, góc ADC = 45 độ (ảnh 1)

Xét \({T_{\overrightarrow {BC} }}\left( A \right) = A'\)

Khi đó: CA' = BA = CD, suy ra tam giác CA'D cân tại C'

\(\widehat {A'CD} = 60^\circ \) ∆CA'D đều

\(\widehat {A'DA} = 15^\circ \)và AA' = BC = CD = A'D = a

\(\widehat {AA'D} = 150^\circ \)

Do đó: AD2 = 2A\('\)A2 – 2A\('\)Acos\(\widehat {AA'D}\) = 2a2 + \(\sqrt 3 {a^2}\)

Suy ra: AD = \(a\sqrt {2 + \sqrt 3 } \).


Câu 89:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi H là trung điểm của OB, MN là dây cung bất kì qua H. Vẽ dây AA' vuông góc với MN. Lấy I là trung điểm của MN, BI cắt AA' tại D. Chứng minh:

a) Tứ giác DMNB là hình bình hành.

b) D là trung điểm của AA'.

Xem đáp án
Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi H là trung điểm của OB, MN là dây  (ảnh 1)

a) Nối OI ta có:

+ Xét tam giác OMN có

OM = ON (bán kính đường tròn)

Tam giác OMN cân (tam giác có hai cạnh bên bằng nhau là tam gíac cân)

MI = NI (đề bài)

OI là trung tuyến thuộc cạnh MN

OI vuông góc MN (trong tam giác cân trung tuyến thuộc cạnh đáy đồng thời là đường cao của tam giác cân)

Ta có: AA' vuông góc MN

OI vuông góc MN (cmt)

OI // AA'

Xét tam giác ABD có:

OA = OB (bán kính đường tròn)

OI // AD (chứng minh trên OI//AA')

BI = DI (đường thẳng // cạnh đáy và đi qua trung điểm của 1 cạnh bên thì cũng đi qua trung điểm của cạnh bên còn lại)

Mà MI = NI

DMNB là hình bình hành (Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành)

b) Xét tam giác OBD có

HO = HB (đề bài)

BI = DI (chứng minh trên)

HI là đường trung bình của tam giác OBD.

HI // OD

Mà HI vuông góc AA'

OD vuông góc AA'

AD = A'D (Bán kính vuông góc với dây cung thì chia đôi dây cung tại điểm cắt nhau).


Câu 90:

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với AB tại H giữa A và O. Lấy điểm F thuộc cung AC nhỏ; BF cắt CD tại E, AF cắt tia DC tại I.

1. Chứng minh: tứ giác AHEF nội tiếp.

2. Chứng minh: HA.HB = HE.HI.

3. Đường tròn nội tiếp tam giác IEF cắt AE tại M. Chứng minh M thuộc đường tròn (O; R).

4. Tìm vị trí của H trên OA để tam giác OHD có chu vi lớn nhất.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với  (ảnh 1)

1) Ta có: \(\widehat {AFB} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Tứ giác AHEF có: \(\widehat {AFE} + \widehat {AHE} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \), mà hai góc này ở vị trí đối nhau

Nên AHEF là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AE.

2) Do AHEF nội tiếp nên \[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]

Xét ΔHAI và ΔHEB có:

\[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]

\(\widehat {AHI} = \widehat {EHB} = 90^\circ \)

Suy ra: ΔHAI  ΔHEB (g.g)

\(\frac{{HA}}{{HE}} = \frac{{HI}}{{HB}}\)

HA.HB = EH.HI

3) Ta có: \(\widehat {IFE} = 90^\circ \) F thuộc đường tròn đường kính (IE)

Gọi G là trung điểm của IE suy ra ΔIFE nội tiếp đường tròn tâm G.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF cắt AE tại M nên M thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF hay IFEM nội tiếp đường tròn (G)

\(\widehat {IME} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)  IM ME (1)

Mà ΔIAB có hai đường cao IH, BF cắt nhau tại E

E là trực tâm suy ra AE IM (2)

Từ (1) và (2) suy ra ME, AE trùng nhau suy ra \(\widehat {AMB} = 90^\circ \) M (O)

4) Áp dụng định lý Pitago vào ΔOHD H ta có:

R2 = OD2 = HO2 + HD2

2R2 = 2HO2 + 2HD2

= (HO + HD)2 + (HO – HD)2 ≥ (HO + HD)2

HO + HD ≤ \(R\sqrt 2 \)

Chu vi tam giác OHD min = HO + HD + OD = \(R\sqrt 2 \) + R

Dấu “=” xảy ra khi: OH + HD = \(R\sqrt 2 \) và có OH2 + HD2 = R2

Suy ra: OH = HD = \(\frac{R}{{\sqrt 2 }}\).


Câu 91:

Cho đường tròn (O; R), đường kính AB. Trên đường tròn (O) lấy điểm D sao cho AD > BD, D khác A và B. Kẻ OH vuông góc với AD tại H, tia OH cắt tiếp tuyến Ax của đường tròn (O) tại C.

a) Chứng minh H là trung điểm của AD và OH.OC = R².

b) Gọi E là giao điểm của BC và đưởng tròn (O). Chứng minh bốn điểm A, H, E, C cùng thuộc một đường tròn và CD là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Xem đáp án
Cho đường tròn (O; R), đường kính AB. Trên đường tròn (O) lấy điểm D sao cho  (ảnh 1)

a) Ta có OA = OD = R

ΔAOD cân tại O

Vì OH AD tại H (gt)

OH vừa là đường cao, trung tuyến và phân giác của ΔAOD

H là trung điểm AD

Áp dụng hệ thức lượng trong ΔACO vuông tại A có AH OC

OH.OC = OA2 = R2

Vậy H là trung điểm AD và OH.OC = R2
b) ΔEAB nội tiếp (O;R) có AB là đường kính 

ΔEAB vuông tại E

AE BC tại E

ΔACE vuông tại E

Gọi I là trung điểm AC

EI là trung tuyến ΔACE

EI = AI = CI = \(\frac{1}{2}\)AC

    HI là trung tuyến ΔACH vuông tại H

HI = \(\frac{1}{2}\)AC

AI = HI = EI = CI = \(\frac{1}{2}\)AC

A; H; E; C cùng thuộc đường tròn tâm I đường kính AC

Vì OH là phân giác của ΔAOD (câu a)

\(\widehat {DOC} = \widehat {AOC}\)

Xét ΔDOC và ΔAOC có:

OC là cạnh chung 

\(\widehat {DOC} = \widehat {AOC}\)

OD = OA = R    

ΔDOC = ΔAOC (c–g–c)

\(\widehat {CDO} = \widehat {CAO}\)= 90°

CD OD

CD là tiếp tuyến tại D của (O).


Câu 92:

Giải phương trình: \[\sqrt {2{x^2} + 11x + 19} + \sqrt {2{x^2} + 5x + 7} = 3\left( {x + 2} \right)\].

Xem đáp án

Đặt \[\sqrt {2{x^2} + 11x + 19} = a;\sqrt {2{x^2} + 5x + 7} = b\]

a2 – b2 = (2x2 + 11x + 19) – (2x2 + 5x + 7) = 6x +12 = 6(x + 2)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 3\left( {x + 2} \right)\left( 1 \right)\\{a^2} - {b^2} = 6\left( {x + 2} \right)\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 3\left( {x + 2} \right)\\\left( {a + b} \right)\left( {a - b} \right) = 6\left( {x + 2} \right)\end{array} \right.\)

a – b = 2

a = b + 2

Thay vào (1) khi đó ta có:

(b + 2) + b = 3(x + 2)

2b = 3x + 4

\[2\sqrt {2{x^2} + 5x + 7} = 3x + 4\]

4(2x2 + 5x + 7) = (3x + 4)2 (điều kiện: x > \(\frac{{ - 4}}{3}\))

x2 + 4x – 12 = 0

(x – 2)(x + 6) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 6\left( L \right)\end{array} \right.\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 2.


Câu 93:

Tìm điều kiện xác định của biểu thức \[\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 1}}\].

Xem đáp án

Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\\sqrt x - 1 \ne 0\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\x \ne 1\end{array} \right.\)

Vậy tập xác định của biểu thức là D = [0; +∞] \ {1}.


Câu 94:

Tìm GTNN của \(\left| {x - 2022} \right| + \left| {2023 - x} \right|\).

Xem đáp án

Áp dụng tính chất \(\left| a \right| + \left| b \right| \ge \left| {a + b} \right|\)

Ta có: \(\left| {x - 2022} \right| + \left| {2023 - x} \right| \ge \left| {x - 2022 + 2023 - x} \right| = \left| 1 \right| = 1\)

Dấu “=” xảy ra khi (x – 2022)(2023 – x) ≥ 0

\[\left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x - 2022 \ge 0\\2023 - x \ge 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x - 2022 \le 0\\2023 - x \le 0\end{array} \right.\end{array} \right.\]

\[\left[ \begin{array}{l}2022 \le x \le 2023\\\left\{ \begin{array}{l}x \le 2022\\x \ge 2023\end{array} \right.\left( L \right)\end{array} \right.\]

2022 ≤ x ≤ 2023

Vậy GTNN của biểu thức là 1 khi 2022 ≤ x ≤ 2023.


Câu 95:

Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số thuộc A. Tính xác suất để số tự nhiên được chọn chia hết cho 25.

Xem đáp án

Số phần tử của tập hợp A là: 9.\(A_9^7\)

Gọi \(\overline {{a_1}{a_2}...{a_8}} \) là số thỏa mãn chia hết cho 25

Khi đó: \(\overline {{a_7}{a_8}} \vdots 25\) \(\overline {{a_7}{a_8}} = \left\{ {25;50;75} \right\}\)

(số chia hết cho 25 là số có 2 chữ số tận cùng chia hết cho 25)

TH1: \(\overline {{a_7}{a_8}} = \left\{ {50} \right\}\)suy ra có: \(1.A_8^6\) số

TH2: \(\overline {{a_7}{a_8}} = \left\{ {25;75} \right\}\)suy ra có: \(2.7.A_7^5\) số

Vậy xác suất cần tìm là: P = \(\frac{{1.A_8^6 + 14.A_7^5}}{{9.A_9^7}} = \frac{{11}}{{324}}\).


Câu 96:

Một cái lều hình vuông được dựng ở trung tâm của một mảnh vườn hình vuông. Khoảng cách từ mỗi mép ngoài cái lều tới tường bao quanh khu vườn là 8 m. Biết tổng diện tích của phần mảnh vườn không tính cái lều là 448m2, tính diện tích cái lều, theo m2?

Một cái lều hình vuông được dựng ở trung tâm của một mảnh vườn hình vuông (ảnh 1)
Xem đáp án

Gọi cạnh của cái lều là a (m)

Diện tích cái lều là a2

Cạnh của mảnh vườn hình vuông là: 8 + 8 + a = a + 16

Ta có: (a + 16)2 – a2 = 448

a2 + 32a + 256 – a2 – 448 = 0

32a – 192 = 0

a = 6

Vậy cạnh của cái lều là 6 m.

Diện tích cái lều là:

6 . 6 = 36 (m2).


Câu 97:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 26m, chiều rộng bằng \(\frac{1}{4}\) chiều dài trong đó diện tích để làm nhà chiếm 62,5⁰/₀. Tính diện tích đất làm nhà.

Xem đáp án

Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật đó là:

26 : 4 = 6,5 (m) 

Diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó là:

6,5 . 26 = 169 (m2)

Coi mảnh đất hình chữ nhật đó là 100% thì diện tích đất làm nhà là

169 : 100 . 62,5 = 105,625 (m2)

Đáp số: 105,625 m2.


Câu 98:

Một lớp học gồm 16 nam và 24 nữ. Muốn chia thành các tổ sao cho số nam, số nữ ở mỗi tổ đều bằng nhau.

a) Có mấy cách chia ?

b) Nhiều nhất có bao nhiêu tổ. Lúc đó số nam, số nữ trong mỗi tổ là bao nhiêu ?
Xem đáp án

a) Gọi số tổ chia được là x (tổ), x > 1, x thuộc ℕ

Ta có: 16 x; 24 x

x ƯC (16, 24)

Ta có: 16 = 24; 24 = 23.3

ƯCLN (16, 24) = 23 = 8

ƯC (16, 24) = {1; 2; 4; 8} có 4 số

x ƯC (16, 24) = Ư(8) > 1 = {2; 4; 8}

Vậy có 3 cách chia.

b) Ta có: ƯCLN (16, 24) = 23 = 8

Nên số tổ chia được nhiều nhất chính là ƯCLN(16, 24) = 8

Lúc đó số nam mối tổ là:

16 : 8 = 2 (bạn)

Số nữ mỗi tổ là:

24 : 8 = 3 (bạn).


Câu 99:

Chứng minh \(P = \frac{1}{{{3^1}}} + \frac{2}{{{3^2}}} + \frac{3}{{{3^3}}} + ... + \frac{{100}}{{{3^{100}}}} < \frac{3}{4}\).

Xem đáp án

\(P = \frac{1}{{{3^1}}} + \frac{2}{{{3^2}}} + \frac{3}{{{3^3}}} + ... + \frac{{100}}{{{3^{100}}}}\)

\(\frac{1}{3}P = \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{2}{{{3^3}}} + \frac{3}{{{3^4}}} + ... + \frac{{100}}{{{3^{101}}}}\)

\(P - \frac{1}{3}P = \frac{1}{{{3^1}}} + \left( {\frac{2}{{{3^2}}} - \frac{1}{{{3^2}}}} \right) + \left( {\frac{3}{{{3^3}}} - \frac{2}{{{3^3}}}} \right) + + ... + \left( {\frac{{100}}{{{3^{100}}}} - \frac{{99}}{{{3^{100}}}}} \right) - \frac{{100}}{{{3^{101}}}}\)

\(\frac{2}{3}P = \frac{1}{{{3^1}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^3}}} + ... + \frac{1}{{{3^{100}}}} - \frac{{100}}{{{3^{101}}}}\) (*)

Đặt \(S = \frac{1}{{{3^1}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^3}}} + ... + \frac{1}{{{3^{100}}}}\)

(*) trở thành: \(\frac{2}{3}P = S - \frac{{100}}{{{3^{101}}}}\)(1)

Xét \(S = \frac{1}{{{3^1}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^3}}} + ... + \frac{1}{{{3^{100}}}}\)

\(\frac{1}{3}S = \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^3}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + ... + \frac{1}{{{3^{101}}}}\)

\(S - \frac{1}{3}S = \frac{1}{{{3^1}}} - \frac{1}{{{3^{101}}}}\)

\(S - \frac{1}{3}S = \frac{1}{{{3^1}}} - \frac{1}{{{3^{101}}}}\)

\(\frac{2}{3}S = \frac{1}{{{3^1}}} - \frac{1}{{{3^{101}}}}\)

\(S = \frac{3}{2}.\left( {\frac{1}{{{3^1}}} - \frac{1}{{{3^{101}}}}} \right)\)(2)

Thay (2) vào (1) ta có:

\(\frac{2}{3}P = \frac{3}{2}.\left( {\frac{1}{{{3^1}}} - \frac{1}{{{3^{101}}}}} \right) - \frac{{100}}{{{3^{101}}}}\)

\(P = \frac{9}{4}.\left( {\frac{1}{{{3^1}}} - \frac{1}{{{3^{101}}}}} \right) - \frac{{100}}{{{3^{101}}}} = \frac{3}{4} - \frac{9}{{{{4.3}^{101}}}} - \frac{{100}}{{{3^{101}}}} < \frac{3}{4}\)

Vậy P < \(\frac{3}{4}\).


Câu 100:

Sau khi xem bảng báo giá ở siêu thị, mẹ bạn Tín đưa cho bạn 1200000 đồng nhờ bạn ra siêu thị mua 1 bàn ủi và 1 bộ lau nhà. Hôm nay đúng đợt khuyến mãi, bàn ủi có giá niêm yết 350000 đồng được giảm 20% bộ lau nhà có giá niêm yết 280000 đồng được giảm 25%.

a) Số tiền bạn Tín mang theo có đủ để mua bàn ủi và bộ lau nhà hay không? Vì sao?

b) Giá niêm yết của ba lô là 630000 đồng và được giảm 10%. Giả sử số tiền bạn Tín mang theo đủ để mua ba loại hàng trên bảng giá. Hãy cho biết nếu mua ba loại hàng trên, bạn Tín phải trả bao nhiêu tiền và được giảm bao nhiêu % ? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

Xem đáp án

a) Số tiền 1 bàn ủi (sau khi khuyến mãi) là:

350000 – 350000 . 20% = 280000 (đồng)

Số tiền 1 bộ lau nhà (sau khi khuyến mãi) là:

280000 – 280000 . 25% = 210000 (đồng)

Tổng số tiền là:

280000 + 210000 = 490000 (đồng) < 1200000 đồng

Vậy số tiền bạn Tín mang theo đủ để mua bàn ủi và bộ lau nhà.

b) Số tiền 1 balô (sau khi khuyến mãi) là:

630000 – 630000 . 10% = 567000 (đồng)

Tổng số tiền mua đồ (khi chưa giảm giá) là:

350000 + 280000 + 630000 = 1260000 (đồng)

Tổng số tiền mua đồ (sau khi giảm) là:

490000 + 567000 = 1057000 (đồng)

Bạn Tín được giảm số % khi đi mua đồ là:

(1260000 – 1057000) : 1260000 . 100% = 16.1%.


Câu 102:

Sơn và Dung ở về hai phía của một cây thông và cách nhau 12 m. Từ mặt đất, Dung nhìn chếch lên ngọn cây 1 góc 36°, còn Sơn nhìn lên một góc 42°. Tính chiều cao của cây?

Xem đáp án
Sơn và Dung ở về hai phía của một cây thông và cách nhau 12 m. Từ mặt đất (ảnh 1)

Giả sử cây thông là AH, Sơn là điểm B, Dung là điểm C.

Theo bài ra ta có: BC = 12m; \(\widehat {ACB} = 36^\circ \); \(\widehat {ABC} = 42^\circ \)

Đặt BH = x, thì HC = 12 – x

Ta có: tan \[\widehat {ACB} = \tan 36^\circ = \frac{{AH}}{{HC}}\] AH = tan36°.(12 – x)

tan \[\widehat {ABC} = \tan 42^\circ = \frac{{AH}}{{HB}}\] AH = tan42°.HB = tan42°.x

Suy ra: AH = \[\tan 36^\circ .HC = \tan 42^\circ .{\rm H}{\rm B}\]

(12 – x). tan36° = tan42°.x

x ≈ 5,35 (m)

AH = tan42°.x ≈ 4,2 (m)

Vậy cây thông cao xấp xỉ 4,2 m.


Câu 103:

Tìm điều kiện xác định của hàm số y = \(\sqrt { - 2x + 3} - \sqrt {x - 1} \).

Xem đáp án

Điều kiện xác định:

\(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + 3 \ge 0\\x - 1 \ge 0\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x \le \frac{3}{2}\\x \ge 1\end{array} \right.\)

\(1 \le x \le \frac{3}{2}\).


Câu 104:

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp Tiểu hoc đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

Xem đáp án

1. Các học liệu số phục vụ cho hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán bài: Hình thoi Toán lớp 4.

– Hoạt động: Củng cố kiến thức , ôn luyện.

– Mục đích:

+ Giúp học sinh nhận dạng được thế nào là hình thoi.

+ Cách tính diện tích, chu vi của hình thoi.

+ Các tính chất của hình thoi.

– Các học liệu:

+ Powpoint.

+ Video.

+ Các nguồn web / link phục vụ trò chơi học tập: Quizz.

2. Mô tả sử dụng học liệu số:

– Đối với powpoint : Trình chiếu , mô tả những hình ảnh sinh động nhiều màu sắc giúp học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu.

– Video: Xem những video liên quan đến hình thoi có ứng dụng liên quan đến thực tế cuộc sống xung quanh.

– Quizz: Kết hợp với việc học , tạo game trên hình thức học qiuzz giúp học sinh hứng thú, là công cụ tốt để triển khai kiểm tra năng lực nhận thức và vận dụng của học sinh cuối buổi học.

Vai trò của học liệu trong giáo dục:

– Tạo động lực cho giáo viên.

– Hỗ trợ và góp phần cải thiện các phương pháp giáo dục.

– Giúp người học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học.


Câu 105:

Trong các nghiệm dương bé nhất của các phương trình sau, phương trình nào có nghiệm dương nhỏ nhất?

A. tan2x = 1.

B. tan\(\left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 3 \).

C. cotx = 0.

D. cotx = \( - \sqrt 3 \).

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Xét đáp án A: tan2x = 1 tan2x = tan \(\frac{\pi }{4}\)

\(2x = \frac{\pi }{4} + k\pi \)

x = \(\frac{\pi }{8} + k\frac{\pi }{2}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

(Với k = 0 nên nghiệm dương bé nhất là \(x = \frac{\pi }{8}\))

+) Xét đáp án B: tan\(\left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 3 \)

\(x - \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{3} + k\pi \) \(x = \frac{{7\pi }}{{12}} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Nghiệm dương bé nhất là \(x = \frac{{7\pi }}{{12}}\)

+) Xét đáp án C: cotx = 0 \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Nghiệm dương bé nhất là \(x = \frac{\pi }{2}\)

+) Xét đáp án D: cotx = \( - \sqrt 3 \)\(\cot x = \cot \left( {\frac{{ - \pi }}{6}} \right)\) \(x = - \frac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Nghiệm dương nhỏ nhất là \(x = \frac{{5\pi }}{6}\).


Câu 106:

Trong mặt phẳng, cho tam giác ABC có AC = 4 cm, \(\widehat A\)= 60°, \(\widehat B\)= 45°. Độ dài cạnh BC là?

Xem đáp án

Theo định lý sin, ta có:

\(\frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{BC}}{{\sin A}}\)

\(\frac{4}{{\sin 45^\circ }} = \frac{{BC}}{{\sin 60^\circ }}\)

BC = \(\frac{{4.\sin 60^\circ }}{{\sin 45^\circ }}\)

BC ≈ 4,9 (cm).


Câu 108:

Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng d: y = (1 – 3m)x + m lớn nhất.

Xem đáp án

TH1: 1 – 3m = 0 m = \(\frac{1}{3}\)

d: y = \(\frac{1}{3}\) d(O, d) = \(\frac{1}{3}\)

TH2: 1 – 3m ≠ 0 m ≠ \(\frac{1}{3}\)

d cắt Ox tại \(A\left( {\frac{m}{{3m - 1}};0} \right)\) \(\left| {OA} \right| = \frac{m}{{3m - 1}}\)

d cắt Oy tại B(0;m) \(\left| {OB} \right| = m\)

Xét tam giác ABO vuông tại O, OH là đường cao hạ từ O đến AB:

\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {\frac{m}{{3m - 1}}} \right)}^2}}} + \frac{1}{{{m^2}}} = \frac{{{{\left( {3m - 1} \right)}^2}}}{{{m^2}}} + \frac{1}{{{m^2}}}\)

\[\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{{9{m^2} - 6m + 2}}{{{m^2}}} = 9 - \frac{6}{m} + \frac{2}{{{m^2}}} = - 2{\left( {\frac{1}{m} - \frac{3}{2}} \right)^2} + \frac{9}{2} - \frac{9}{4} = - 2{\left( {\frac{1}{m} - \frac{3}{2}} \right)^2} - \frac{9}{2} - \le - \frac{9}{2}\]

Suy ra: \(\frac{1}{{O{H^2}}}\) max = \(\frac{9}{2}\) OHmax = \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}\)

Dấu “=” xảy ra khi \(\frac{9}{2} = \frac{{9{m^2} - 6m + 2}}{{{m^2}}}\) m = \(\frac{2}{3}\)

Qua 2 trường hợp suy ra: với m = \(\frac{2}{3}\)thì khoảng cách từ gốc tọa độ đến d là lớn nhất.


Câu 109:

Tìm x, y. z ℝ thỏa mãn \(\frac{{x + 3y}}{{19}} = \frac{{3y + 9z}}{{114}} = \frac{{5z + 15x}}{{115}}\) và x + y + 2z = –31.

Xem đáp án

Đặt \(\frac{{x + 3y}}{{19}} = \frac{{3y + 9z}}{{114}} = \frac{{5z + 15x}}{{115}} = t\)

x + 3y = 19t (1); 3y + 9z = 114t (2); 5z + 15x = 115t hay z + 3x = 23t (3)

Từ (1), (2), (3) ta có:

x = 4t, y = 5t, z = 11t

x + y + 2z = – 31

4t + 5t + 11t = –31

31t = – 31

t = –1

Suy ra: x = –4; y = –5; z = –11.


Câu 110:

Tìm góc tạo bởi đường thẳng y = 2x – 1 với trục Ox.
Xem đáp án

Đường thẳng y = 2x – 1 cắt trục Ox tại điểm A(12;0); B(0;−1)

Vì hệ số của đường thẳng là 2 > 0 nên góc tạo bởi đường thẳng với Ox là góc nhọn.

tan α = \(\frac{1}{{\frac{1}{2}}} = 2\)  α ≈ 63,43°.


Câu 111:

Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + ... + n.

Xem đáp án

Ta thấy: 2 – 1 = 1, 3 – 2 = 1. Vậy khoảng cách giữa hai số hạng bằng 1

Số hạng đầu dãy là 1

Số hạng cuối dãy là n

Số các số hạng là: (n – 1) : 1 + 1 = n

Tổng S = \(\frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2}\).


Câu 112:

Tính chiều cao của một ngọn núi DC cho biết tại hai điểm A, B cách nhau 1km trên mặt đất ta nhìn thấy đỉnh núi với góc nâng lần lượt là 40° và 32° (làm tròn đến hai chữ số thập phân).

Tính chiều cao của một ngọn núi DC cho biết tại hai điểm A, B cách nhau 1km  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đặt BD = x km, khi đó ta có AD = BD + BA = x + 1.

Trong tam giác ACD vuông tại D ta có: tan\(\widehat {CAD} = \tan 32^\circ = \frac{{CD}}{{AD}} = \frac{{CD}}{{x + 1}}\)

CD = tan32°.(x + 1) (1)

Trong tam giác CBD vuông tại D ta có:

tan\(\widehat {CBD} = \tan 40^\circ = \frac{{CD}}{{BD}} = \frac{{CD}}{x}\)

CD = tan40°.x (2)

Từ (1) và (2) suy ra: 

tan32°.(x + 1) = tan40°.x

x = \(\frac{{\tan 32^\circ }}{{\tan 40^\circ - \tan 32^\circ }} \approx 2,92\)(km)

Suy ra CD = x.tan40° ≈ 2,92.tan40° ≈ 2,45 km.

Vậy chiều cao CD của một ngọn núi khoảng 2,45 km.


Câu 113:

Tổng số học sinh của 1 trường THCS là 600 em học sinh. Tính số học sinh mỗi khối biết rằng số học sinh bốn khối 6, 7, 8, 9 cửa trường đó tỉ lệ nghịch với các số 9, 8, 7, 6.

Xem đáp án

Gọi số học sinh của bốn khối 6, 7, 8, 9 là a, b, c, d (a, b, c, d *)

Theo bài ra ta có: a + b + c + d = 600

Vì a, b, c, d tỉ lệ nghịch với 9, 8, 7, 6 nên ta có:

\(\frac{a}{9} = \frac{b}{8} = \frac{c}{7} = \frac{d}{6} = \frac{{a + b + c + d}}{{9 + 8 + 7 + 6}} = \frac{{600}}{{30}} = 20\)

Suy ra: a = 20.9 = 180

b = 20.8 = 160

c = 20.7 = 140

d = 20.6 = 120

Vậy số học sinh của bốn khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 180, 160, 140, 120 học sinh.


Câu 114:

Từ các số 0, 1, 2, 7, 8, 9 lập được bao nhiêu số chẵn có năm chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Gọi số cần tìm có dạng \(\overline {abcde} \) (a ≠ 0; a ≠ b ≠ c ≠ d ≠ e)

Từ các số đã cho, để lập được số chẵn thì e {0; 2; 8}

TH1: Nếu e = 0

Có 5 cách chọn a

Có 4 cách chọn b

Có 3 cách chọn c

Có 2 cách chọn d

Suy ra có: 5 . 4 . 3 . 2 = 120 (cách)

TH2: Nếu e = 2 hoặc e = 8

Có 4 cách chọn a (vì a khác 0)

Có 4 cách chọn b

Có 3 cách chọn c

Có 2 cách chọn d

Suy ra có: 4 . 4 . 3 . 2 . 2 = 192 (cách)

Vậy có: 120 + 192 = 312 (cách) lập được số thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 115:

Vào tháng 5, giá niêm yết một cái tủ lanh tại một siêu thị điện máy là 10000000 đồng. Đến tháng 6, siêu thị giảm 5% cho mỗi chiếc. Sang tháng 7 siêu thị tiếp tục giảm thêm 10% (so với giá tháng 6). Hỏi giá tháng 7 chênh lệch so với giá niêm yết là bao nhiêu tiền?

Xem đáp án

Giá của chiếc tủ lạnh vào tháng 6 là:

10000000 – 10000000 . 5% = 9500000 (đồng)

Giá của chiếc tủ lạnh vào tháng 7 là:

9500000 – 9500000 . 10% = 8550000 (đồng)

Giá tiền chênh lệch vào tháng 7 so với giá niêm yết là:

10000000 – 8550000 = 1450000 (đồng).


Câu 116:

Tìm x biết: \(\frac{{x + 2011}}{{2013}} + \frac{{x + 2012}}{{2012}} = \frac{{x + 2010}}{{2014}} + \frac{{x + 2013}}{{2011}}\).

Xem đáp án

\(\frac{{x + 2011}}{{2013}} + \frac{{x + 2012}}{{2012}} = \frac{{x + 2010}}{{2014}} + \frac{{x + 2013}}{{2011}}\)

\(\frac{{x + 2011}}{{2013}} + 1 + \frac{{x + 2012}}{{2012}} + 1 = \frac{{x + 2010}}{{2014}} + 1 + \frac{{x + 2013}}{{2011}} + 1\)

\(\frac{{x + 4024}}{{2013}} + \frac{{x + 4024}}{{2012}} = \frac{{x + 4024}}{{2014}} + \frac{{x + 4024}}{{2011}}\)

\(\left( {x + 4024} \right)\left( {\frac{1}{{2013}} + \frac{1}{{2012}} - \frac{1}{{2014}} - \frac{1}{{2011}}} \right) = 0\)

\(\frac{1}{{2013}} + \frac{1}{{2012}} - \frac{1}{{2014}} - \frac{1}{{2011}} \ne 0\) nên x + 4024 = 0

Hay x = –4024.

Vậy x = –4024.


Câu 117:

Cho tam giác ABC. Xác định I sao cho \[3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \] (\[\overrightarrow {IA} ,\overrightarrow {IB} ,\overrightarrow {IC} ,\overrightarrow 0 \] là các vectơ).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Xác định I sao cho 3 vecto IA -- 2 vecto IB + vecto IC (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm cạnh AC

G là trọng tâm ΔABC \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \) và \[\overrightarrow {BG} = \frac{2}{3}\overrightarrow {BM} \]

Ta có: \[3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} \]

\[ = \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} + 2\overrightarrow {IA} - 3\overrightarrow {IB} \]

\[ = \overrightarrow {IG} + \overrightarrow {GA} + \overrightarrow {IG} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {IG} + \overrightarrow {GC} + 2\overrightarrow {IA} - 3\overrightarrow {IB} \]

\[ = 3\overrightarrow {IG} + 2\overrightarrow {IA} - 3\overrightarrow {IB} \]

\[ = - 3\left( {\overrightarrow {GI} + \overrightarrow {IB} } \right) + 2\overrightarrow {IA} \]

\[ = - 3\overrightarrow {GB} + 2\overrightarrow {IA} = \overrightarrow 0 \]

\[\overrightarrow {IA} = \frac{3}{2}\overrightarrow {GB} = \frac{{ - 3}}{2}\overrightarrow {BG} = \frac{{ - 3}}{2}.\frac{2}{3}.\overrightarrow {BM} = - \overrightarrow {BM} = \overrightarrow {MB} \]

\[\overrightarrow {IA} = \overrightarrow {MB} \]

Tứ giác ABMI là hình bình hành

Gọi N là trung điểm cạnh AM

Lấy I đối xứng với B qua N ta được điểm I thỏa mãn đề bài.

Câu 118:

Để chở hết 80 tấn quà tặng đồng bào nghèo ở vùng cao đón Tết, một đội xe dự định dùng một số xe cùng loại. Lúc sắp khởi hành có 4 xe phải điều đi làm việc khác. Vì vậy mỗi xe còn lại phải chở nhiều hơn dự định 1 tấn hàng mới hết. Tính số xe lúc đầu của đội biết rằng khối lượng hàng các xe chở được như nhau.

Xem đáp án

Gọi số xe lúc đầu của đội là x. Điều kiện: x > 4, x ℕ.

Mỗi xe dự định chở được \(\frac{{80}}{x}\) (tấn).

Số xe chở hàng thực tế của đội là x − 4 (xe).

Mỗi xe thực tế chở được \(\frac{{80}}{{x - 4}}\)(tấn).

Vì mỗi xe còn lại phải chở nhiều hơn dự định 1 tấn nên:

\(\frac{{80}}{{x - 4}} - \frac{{80}}{x} = 1\)

80x – 80(x – 4) = x(x – 4)

80x – 80x + 320 = x2 –4x

x2 – 4x – 320 = 0

x = 20

Vậy số xe lúc đầu của đội là 20 xe.


Câu 120:

Trong một kì thi có 60% thí sinh thi đỗ. Hai bạn A và B cùng dự thi đó. Xác suất để chỉ có 1 bạn thi đỗ?

Xem đáp án

Gọi A là biến cố: “bạn A thi đỗ”, B là biến cố: “bạn B thi đỗ”, C là biến cố: “chỉ có một bạn thi đỗ”.

* Trường hợp 1: A thi đỗ, B thi không đỗ.

\(P\left( {A.\overline B } \right) = P\left( A \right).P\left( {\overline B } \right)\)= 0,6 . 0,4 = 0,24.

 * Trường hợp 2: A thi không đỗ, B thi đỗ.

\(P\left( {\overline A .B} \right) = P\left( {\overline A } \right).P\left( B \right)\) = 0,4 . 0,6 = 0,24.

Theo quy tắc cộng xác suất, ta có

P(C) = \(P\left( {A.\overline B } \right) + P\left( {\overline A .B} \right)\)= 0,24 + 0,24 = 0,48.


Câu 121:

Giải phương trình (x – 2022)3 + (x – 2023)3 = (2x – 4045)3.

Xem đáp án

(x – 2022)3 + (x – 2023)3 = (2x – 4045)3

(x – 2022)3 + (x – 2023)3 = [(x – 2022) + (x – 2023)]3

(x – 2022)3 + (x – 2023)3 = (x – 2022)3 + 3(x – 2022)2(x – 2023) + 3(x – 2022)(x – 2023)2 + (x – 2023)3

3(x – 2022)2(x – 2023) + 3(x – 2022)(x – 2023)2 = 0

3(x – 2022)(x – 2023)(x – 2022 + x – 2023) = 0

(x – 2022)(x – 2023)(2x – 4045) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x - 2022 = 0\\x - 2023 = 0\\2x - 4045 = 0\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = 2022\\x = 2023\\x = \frac{{4045}}{2}\end{array} \right.\)

Vậy x \(\left\{ {2022;2023;\frac{{4045}}{2}} \right\}\).


Câu 122:

Cho một đa giác đều có 18 đỉnh nội tiếp trong một đường tròn tâm (O ). Gọi (X ) là tập hợp các tam giác có các đỉnh là các đỉnh của  đa giác đều trên. Tính xác suất (P) để chọn được một tam giác từ tập (X) là tam giác cân nhưng không phải tam giác đều.

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu: n(Ω) = n(X) = \(C_{18}^3\)

Gọi A là biến cố “chọn được một tam giác từ tập X là tam giác cân nhưng không phải tam giác đều”

Chọn 1 đỉnh bất kì làm đỉnh của tam giác cân, ta lập được 8 tam giác cân + đều.

Có 18 đỉnh như vậy nên lập được 8 . 18 = 144 (tam giác cân + đều)

Ta lại có số tam giác đều có đỉnh là các đỉnh của đa giác đều 18 đỉnh là 6.

Suy ra: n(A) = 144 – 6 = 138.

Vậy xác suất của biến cố A là: P = P(A) = \(\frac{{136}}{{C_{18}^3}} = \frac{{23}}{{136}}\).


Câu 123:

Giải phương trình (x – 1)2022 . (x – 2)2033 = 0.

Xem đáp án

(x – 1)2022 . (x – 2)2033 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\x - 2 = 0\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 2\end{array} \right.\)


Câu 124:

Chứng minh rằng A > 2016 biết A = \(\frac{{457}}{1} + \frac{{456}}{2} + \frac{{455}}{3} + ... + \frac{1}{{457}}\).

Xem đáp án

A = \(\frac{{457}}{1} + \frac{{456}}{2} + \frac{{455}}{3} + ... + \frac{1}{{457}}\)

\(A = \left( {\frac{{456}}{2} + 1} \right) + \left( {\frac{{455}}{3} + 1} \right) + ... + \left( {\frac{1}{{457}} + 1} \right) + 1\)

\(A = 458 + \frac{{458}}{2} + ... + \frac{{458}}{{456}} + \frac{{458}}{{457}} + \frac{{458}}{{458}}\)

A = \(458\left( {1 + \frac{1}{2} + ... + \frac{1}{{457}} + \frac{1}{{458}}} \right)\)

Xét \(1 + \frac{1}{2} + ... + \frac{1}{{457}} + \frac{1}{{458}}\), ta có:

\(\frac{1}{2} = \frac{1}{2}\)

\(\frac{1}{3} + \frac{1}{4} > \frac{1}{4} + \frac{1}{4} = \frac{1}{2}\)

\(\frac{1}{5} + \frac{1}{6} + .. + \frac{1}{8} > \frac{1}{8} + \frac{1}{8} + .. + \frac{1}{8} = \frac{1}{2}\)

….

\(\frac{1}{{257}} + \frac{1}{{258}} + .. + \frac{1}{{458}} > \frac{1}{{458}} + \frac{1}{{458}} + .. + \frac{1}{{458}} = \frac{{202}}{{458}}\)

Vậy:

\(1 + \frac{1}{2} + ... + \frac{1}{{457}} + \frac{1}{{458}} > \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{{202}}{{458}} = 4 + \frac{{202}}{{458}} = \frac{{2034}}{{458}}\)

Vậy A > \(458.\frac{{2034}}{{458}} = 2034 > 2016\) hay A > 2016.


Câu 125:

Ba cạnh của tam giác tỉ lệ với 4 ,3, 2. Chu vi tam giác là 27cm. Tính độ dài 3 cạnh của tam giác?

Xem đáp án

Gọi độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z (0 < x, y, z < 270)

Tam giác có chu vi bằng 27cm  x + y + z = 27

Do ba cạnh của tam giác tỉ lệ thuận với 4;3;2

\(\frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{2}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{2} = \frac{{x + y + z}}{{4 + 3 + 2}} = \frac{{27}}{9} = 3\)

x = 4.3 = 12

y = 3.3 = 9

z = 2.3 = 6

Vậy độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là 12 cm, 9 cm và 6 cm.


Câu 126:

Cho hình vẽ bên:

a) Vì sao a//b?

b) Tính số đo của \[\widehat {{A_1}};\widehat {{A_4}}\].

Cho hình vẽ bên: a) Vì sao a//b? b) Tính số đo của góc A1; góc A4 (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Vì a c và b c nên a // b

b) Ta có: a // b nên:

\[\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}} = 75^\circ \](hai góc đồng vị)

\[\widehat {{A_4}} + \widehat {{B_1}} = 180^\circ \](hai góc trong cùng phía)

Suy ra: \[\widehat {{A_4}} = 180^\circ - 75^\circ = 115^\circ \].


Câu 127:

Cho parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d): y = −x + 2.

a) Vẽ (d) và (P) trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.

b) Tìm tọa độ giao điểm của parabol (P) và đường thẳng (d) bằng phép tính.

Xem đáp án

a) Ta có:

(P) đi qua các điểm có tọa độ như bảng sau:

x

–2

–1

0

1

2

y = x2

4

1

0

1

4

Đỉnh của (P) là O(0;0)

(d) đi qua các điểm có tọa độ (0;2), (2;0)

Ta có đồ thị như sau:

Cho parabol (P): y = x^2 và đường thẳng (d): y = -x + 2. a) Vẽ (d) và (P) trên cùng một  (ảnh 1)

b) Xét phương trình hoành độ giao điểm:

x2 = –x + 2

x2 + x – 2 = 0

x2 + 2x – x – 2 = 0

x(x + 2) – (x + 2) = 0

(x + 2)(x – 1) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = - 2\\x = 1\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}y = 4\\y = 1\end{array} \right.\)

Vậy hai đồ thị cắt nhau tại hai điểm phân biệt A(−2; 4) và B(1; 1).


Câu 128:

Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Gọi D và E là các điểm xác định bởi vectơ \(\overrightarrow {AD} = 2\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AE} = \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \).

a) Tính \(\overrightarrow {AG} ,\overrightarrow {DE} ,\overrightarrow {DG} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).

b) Chứng minh: D, E, G thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Gọi D và E là các điểm xác định bởi vectơ  (ảnh 1)

a) Gọi M là trung điểm BC

Ta có: \(\overrightarrow {AG} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AM} = \frac{2}{3}.\frac{1}{2}.\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right) = \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right)\)

\(\overrightarrow {DE} = \overrightarrow {DA} + \overrightarrow {AE} = - 2\overrightarrow {AB} + \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \)

\(\overrightarrow {DG} = \overrightarrow {DA} + \overrightarrow {AG} = - 2\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right) = \frac{{ - 5}}{3}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} \)

b) Ta có: \(\overrightarrow {DG} = \frac{5}{6}\overrightarrow {DE} \) nên D, E, G thẳng hàng.


Câu 129:

Cho tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của AB và N là điểm trên cạnh AC sao cho NC = 2NA. Gọi K là trung điểm của MN. Biểu diễn \(\overrightarrow {AK} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của AB và N là điểm trên cạnh AC sao  (ảnh 1)

Do M là trung điểm AB nên \(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} \)

Vì NC = 2NA nên \(\overrightarrow {AN} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} \)

Ta có: \[\overrightarrow {AK} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {AN} } \right)\](Vì K là trung điểm MN)

\[ = \frac{1}{2}.\left( {\frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} } \right)\]

\[ = \frac{1}{4}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{6}\overrightarrow {AC} \].


Câu 130:

Cho x – y = 1. Chứng minh x3 – y3 = 1 + 2xy.

Xem đáp án

Xét x3 – y3 = (x – y)(x2 + xy + y2)

= x2 + xy + y2

= (x– y)2 + 2xy

= 1 + 2xy

Vậy x3 – y3 = 1 + 2xy.


Câu 131:

Cho đường tròn (O) và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của OM và AB. Kẻ đường kính BC của (O). Chứng minh OI.OM = OA2

Xem đáp án
Cho đường tròn (O) và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M kẻ hai tiếp  (ảnh 1)

Ta có: OA = OB  (bán kính)

MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

OM là trung trực của AB OM AB tại I.

ΔOAM vuông tại A đường cao AI

OI.OM = OA2 (hệ thức giữa cạnh và đường cao).


Câu 132:

Có 10 quả cầu đỏ được đánh số từ 1 đến 10, 7 quả cầu xanh được đánh số từ 1 đến 7 và 8 quả cầu vàng được đánh số từ 1 đến 8. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 3 quả cầu khác màu và khác số.

Xem đáp án

Ta chọn các quả cầu theo trình tự sau:

Công đoạn 1, Chọn quả cầu xanh: 7 cách chọn (Vì cầu xanh được chọn tuỳ ý từ 1 đến 7)

Công đoạn 2, Chọn quả cầu vàng: có 7 cách chọn (Vì số đánh trên cầu vàng không được chọn lại số đã đánh trên quả cầu xanh đã chọn)

Công đoạn 3, Chọn quả cầu đỏ: có 8 cách chọn (Vì số trên quả cầu đỏ chọn không được chọn lại các số mà quả cầu xanh và quả cầu vàng đã chọn)

Tổng kết, số cách lấy ra 3 quả cầu khác màu và khác số là 7.7.8 = 392 cách chọn.


Câu 133:

Tăng cạnh hình vuông thêm 25 % ta được một hình vuông mới có chu vi là 15 cm. Tính chu vi hình vuông ban đầu 
Xem đáp án

Gọi cạnh hình vuông ban đầu là a(cm)

Ta có: (a + 25%) . 4 = 15

(a + 0,25) . 4 = 15

4a + 1 = 15

4a = 14

a = 3,5 (cm)

Chu vi hình vuông ban đầu là:

3,5 . 4 = 14 (cm)


Câu 134:

Hoành độ điểm đỉnh Parabol là gì?

Xem đáp án

Một parabol luôn có một điểm gọi là đỉnh của parabol (đối với a > 0 là điểm thấp nhất, a < 0 là điểm cao nhất).

Phương trình Parabol có dạng: y = ax2 + bx + c

Giả sử gọi I là đỉnh của Parabol ta có hoành độ đỉnh là: xI = \(\frac{{ - b}}{{2a}}\).


Câu 137:

1 hộp có 10 bi, trong đó có 2 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên (không hoàn lại) cho đến khi thấy 2 bi đỏ thì dừng. Tính xác suất để dừng lại ở lần thứ 3.

Xem đáp án

Đặt Ai = “lần i bốc được bi đỏ” i = 1;2;…;10

Bj = "dừng lại ở lần bốc thứ j" j = 2;3;…;10

Khi đó: biến cố dừng lại ở lần thứ ba là: B3 = \({A_1}\overline {{A_2}} {A_3} + \overline {{A_1}} {A_2}{A_3}\)

P(B3) = \(P\left( {{A_1}} \right).P\left( {\overline {{A_2}} \left| {{A_1}} \right.} \right).P\left( {{A_3}\left| {{A_1}\overline {{A_2}} } \right.} \right) + P\left( {\overline {{A_1}} } \right).P\left( {{A_2}\left| {\overline {{A_1}} } \right.} \right).P\left( {{A_3}\left| {\overline {{A_1}} } \right.{A_2}} \right)\) = \(\frac{2}{{45}}\).


Câu 138:

Trong một phòng họp có 360 ghế được xếp thành các dãy và số ghế trong mỗi dãy đều bằng nhau. Có một lần phòng họp phải xếp thêm một dãy ghế và mỗi dãy tăng một ghế (số ghế trong các dãy vẫn bằng nhau) để đủ chỗ cho 400 đại biểu. Hỏi bình thường trong phòng có bao nhiêu dãy ghế?

Xem đáp án

Gọi x (dãy) là số dãy ghế ban đầu của phòng họp.

Điều kiện: x  ℕ*

Khi đó số ghế ngồi trong một dãy là: \(\frac{{360}}{x}\)(ghế)

Số dãy ghế sau khi tăng là x + 1 (dãy)

Số ghế ngồi trong một dãy sau khi tăng là: \(\frac{{400}}{{x + 1}}\) (ghế)

Theo đề bài, ta có phương trình: \(\frac{{400}}{{x + 1}} - \frac{{360}}{x} = 1\)

\(\frac{{400x}}{{x\left( {x + 1} \right)}} - \frac{{360\left( {x + 1} \right)}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{{x\left( {x + 1} \right)}}{{x\left( {x + 1} \right)}}\)

400x −360(x + 1) = x(x + 1)

 400x – 360x – 360 = x+ x

 x2 – 39x + 360 = 0

(x – 24)(x – 15) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 24\\x = 15\end{array} \right.\)

Vậy bình thường phòng có 15 hoặc 24 dãy ghế.


Câu 139:

Một sân bóng đá hình chữ nhật có diện tích 7140 m2, chiều dài 105m.

a) Tìm chiều rộng của sân bóng đá;

b) Tính chu vi của sân bóng đá.

Xem đáp án

a) Chiều rộng của sân bóng là:

7140 : 105 = 68 (m)

b) Chu vi sân bóng đá là:

(105 + 68) . 2 = 346 (m)

Đáp số : a) Chiều rộng: 68 m

b) Chu vi: 346 m.


Câu 140:

Đào và Mai mỗi người mua một số bút chì màu, trong mỗi hộp đều có nhiều hơn hai bút và số bút ở mỗi hộp bằng nhau. Biết rằng Đào mua được 28 bút và Mai mua được 36 bút. Hỏi mỗi hộp bút chì màu có bao nhiêu chiếc?

Xem đáp án

Gọi số bút chì màu trong mỗi hộp là x

Vì mỗi hộp có số bút chì màu bằng nhau nên theo bài ra có: 28 chia hết cho x, 36 chia hết cho x.

Hay x ƯC(28;36)

Ta có: Ư(28) ={1; 2; 4; 7; 14; 28}

Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 9; 12; 18; 36}

ƯC(28,36) = {1; 2; 4}

Mà mỗi hộp đều có số bút chì màu nhiều hơn hai cái

Do đó, mỗi hộp có 4 cái bút chì màu.


Câu 141:

Tìm GTNN của biểu thức A = \(\frac{{6x + 1}}{{12{x^2} + 1}}\).

Xem đáp án

Đặt f(x) = \(\frac{{6x + 1}}{{12{x^2} + 1}}\)

\[f'\left( x \right) = \frac{{6\left( {12{x^2} + 1} \right) - \left( {6x + 1} \right).24x}}{{{{\left( {12{x^2} + 1} \right)}^2}}} = \frac{{ - 72{x^2} - 24x + 6}}{{{{\left( {12{x^2} + 1} \right)}^2}}}\]

Xét f'(x) = 0 suy ra: –72x2 – 24x + 6 = 0

–24x2 – 4x + 1 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{1}{6}\\x = \frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\)

 Ta có bảng biến thiên:

Tìm GTNN của biểu thức A = (6x + 1) / (12x^2 + 1) (ảnh 1)

Vậy GTNN của A là \(\frac{{ - 1}}{2}\) khi x = \(\frac{{ - 1}}{2}\).


Câu 142:

Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm M(2;1) và cắt Ox, Oy tại 2 điểm A, B sao cho tam giác OAB có diện tích nhỏ nhất.

Xem đáp án

Ta có: A, B là giao điểm của d với Ox, Oy nên gọi A (a; 0), B(0; b) (a > 2; b > 1).

Phương trình d theo đoạn chắn là: \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1\)

Do M thuộc d nên ta có: \(\frac{2}{a} + \frac{1}{b} = 1\left( 1 \right)\)

Mặt khác SOAB = \(\frac{1}{2}.OA.OB = \frac{1}{2}\left| {ab} \right| = \frac{1}{2}ab\)

Để diện tích OAB nhỏ nhất thì ab nhỏ nhất

Ta có: \(1 = \frac{2}{a} + \frac{1}{b} \ge 2\sqrt {\frac{2}{a}.\frac{1}{b}} \) \[\frac{2}{{ab}} \le \frac{1}{4}\] ab ≥8 (2)

Vậy diện tích OAB nhỏ nhất khi ab = 8

Từ (1) và (2) ta có hệ:

\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{2}{a} + \frac{1}{b} = 1\\ab = 8\end{array} \right.\)\(\left\{ \begin{array}{l}2b + a = ab = 8\\ab = 8\end{array} \right.\)\(\left\{ \begin{array}{l}a = 8 - 2b\\2{b^2} - 8b + 8 = 0\end{array} \right.\)\(\left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b = 2\end{array} \right.\)

Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là: \(\frac{x}{4} + \frac{y}{2} = 1\) hay x + 2y – 4 = 0.


Câu 143:

Xác định a, b, c biết parabol y = ax2 + bx + c Đi qua ba điểm A(0 ; –1), B(1 ; –1), C(–1; 1).

Xem đáp án

(P): y = ax2 + bx + c

Parabol đi qua A(0 ; –1) –1 = a.02 + b.0 + c c = –1.

Parabol đi qua B(1 ; –1) –1 = a.12 + b.1 + c a + b + c = –1.

Mà c = –1 a + b = 0 (1)

Parabol đi qua C(–1; 1) a.(–1)2 + b.(–1) + c = 1 a – b + c = 1.

Mà c = –1 a – b = 2 (2)

Từ (1) và (2) a = 1; b = –1.

Vậy a = 1 ; b = –1 ; c = –1.


Câu 145:

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Tiếp tuyến tại A cắt BC ở I.

a) Chứng minh: \(\frac{{IB}}{{IC}} = \frac{{A{B^2}}}{{A{C^2}}}\).

b) Tính IA, IC bắt rằng AB = 20 cm, AC = 28 cm, BC = 24 cm.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Tiếp tuyến tại A cắt BC ở I (ảnh 1)

a) Xét tam giác BAI và tam giác ACI có:

Chung \(\widehat C\)

\(\widehat {ACB} = \widehat {IAB}\)(chắn cung AB nhỏ)

Suy ra: ∆BAI ~ ∆ACI (g.g)

Suy ra: \(\frac{{IB}}{{IA}} = \frac{{AB}}{{AC}}\) \[\frac{{I{B^2}}}{{I{A^2}}} = \frac{{A{B^2}}}{{A{C^2}}}\]

Mà AI là tiếp tuyến, IBC là cát tuyến nên IA2 = IB.IC

Suy ra: \[\frac{{I{B^2}}}{{IB.IC}} = \frac{{A{B^2}}}{{A{C^2}}}\]

 Hay \(\frac{{IB}}{{IC}} = \frac{{A{B^2}}}{{A{C^2}}}\)

b) Vì ∆BAI ∆ACI (g.g)

Nên: \(\frac{{AI}}{{CI}} = \frac{{BI}}{{AI}}\)

\(\frac{{IA}}{{IC}} = \frac{{IC - 24}}{{IA}} = \frac{5}{7}\)

IA = 35(cm)

IC = 49 (cm).


Câu 146:

Hình chữ nhật ABCD có diện tích 1500 m2. Tính diện tích tam giác AED.
Hình chữ nhật ABCD có diện tích 1500 m2. Tính diện tích tam giác AED (ảnh 1)
Xem đáp án

Chiều dài hình chữ nhật là:

24 + 26 = 50 (m)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

1500 : 50 = 30 (m)

Diện tích tam giác là:

30 . 24 : 2 = 360 (m²).


Câu 147:

Cho biểu thức \(M = \frac{{{x^4} + 2}}{{{x^6} + 1}} + \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} - \frac{{{x^2} + 3}}{{{x^4} + 4{x^2} + 3}}\).

a) Rút gọn M.

b) Tìm giá trị lớn nhất của M.

Xem đáp án

a) \(M = \frac{{{x^4} + 2}}{{{x^6} + 1}} + \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} - \frac{{{x^2} + 3}}{{{x^4} + 4{x^2} + 3}}\)

\( = \frac{{{x^4} + 2}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}} + \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} - \frac{{{x^2} + 3}}{{\left( {{x^2} + 3} \right)\left( {{x^2} + 1} \right)}}\)

\( = \frac{{{x^4} + 2}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}} + \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}} - \frac{1}{{\left( {{x^2} + 1} \right)}}\)

\( = \frac{{{x^4} + 2 + \left( {{x^2} - 1} \right)\left( {{x^2} + 1} \right) - \left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}}\)

\[ = \frac{{{x^4} + 2 + {x^4} - 1 - {x^4} + {x^2} - 1}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}}\]

\[ = \frac{{{x^4} + {x^2}}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}}\]

\[ = \frac{{{x^2}\left( {{x^2} + 1} \right)}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} - {x^2} + 1} \right)}}\]

\[ = \frac{{{x^2}}}{{{x^4} - {x^2} + 1}}\]

b) Nếu x = 0 thì M = 0

Nếu x khác 0, chia cả tử và mẫu của M cho x2 ta được: \[M = \frac{1}{{{x^2} - 1 + \frac{1}{{{x^2}}}}}\]

\[M = \frac{1}{{{x^2} - 1 + \frac{1}{{{x^2}}}}} \le \frac{1}{{2\sqrt {{x^2}.\frac{1}{{{x^2}}}} - 1}} = \frac{1}{{2 - 1}} = 1\] (áp dụng bất đẳng thức Cô–si)

Vậy M lớn nhất bằng 1 khi x2 = \(\frac{1}{{{x^2}}}\) hay x4 = 1, tức x = 1.


Câu 148:

Một trường có 30 học sinh giỏi toán 25 học sinh giỏi văn và 5 học sinh giỏi cả văn và toán nhà trường quyết định chọn một học sinh giỏi văn hoặc toán đi dự trại hè toàn quốc hỏi nhà trường có bao nhiêu cách để chọn?

Xem đáp án

Số học sinh chỉ giỏi Toán là: 30 – 5 = 25 (học sinh)

Số học sinh chỉ giỏi Văn là: 25 – 5 = 20 (học sinh)

Số học sinh giỏi văn hoặc toán hoặc giỏi cả 2 môn là: 25 + 20 + 5 = 50 (học sinh)

Nhà trường có thể chọn 1 trong 50 bạn trên nên có 50 cách chọn.


Câu 149:

Một ô tô đi từ A lúc 8 giờ. Đến 9 giờ một ô tô khác cũng đi xe từ A. Xe thứ nhất đến B lúc 2 giờ chiều. Xe thứ hai đến B sớm hơn xe thứ nhất nửa giờ. Tính vận tốc mỗi xe biết rằng vận tốc xe thứ hai lớn hơn vận tốc xe thứ nhất là 20 km/h.

Xem đáp án

Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau.

Gọi v1, t1 lần lượt là vận tốc và thời gian của xe I; v2, t2 lần lượt là vận tốc và thời gian của xe II.

Thời gian xe I đi hết đoạn đường AB là:

14 – 8 = 6 (giờ).

Thời gian xe II đi hết đoạn đường AB là:

(14 – 0,5) – 9 = 4,5 (giờ).

Ta có: \(\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{t_2}}}{{t{}_1}} = \frac{{4,5}}{6} = \frac{3}{4}\) hay \(\frac{{{v_1}}}{3} = \frac{{{v_2}}}{4}\)

Vì vận tốc xe thứ hai lớn hơn vận tốc xe thứ nhất là 20 km/h nên v– v1 = 20.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{{{v_1}}}{3} = \frac{{{v_2}}}{4} = \frac{{{v_2} - {v_1}}}{{4 - 3}} = \frac{{20}}{1} = 20\)

Suy ra v1 = 20 . 3 = 60; v2 = 20 . 4 = 80 (km/h)

Vậy vận tốc của xe thứ nhất là 60 km/h, vận tốc của xe thứ hai là 80 km/h.


Câu 150:

Giải phương trình: 4sin22x – 3\(\sqrt 3 \)sin4x – 2cos22x = 4.

Xem đáp án

4sin22x – 3\(\sqrt 3 \)sin4x – 2cos22x = 4

2(1 – cos 4x) – 3\(\sqrt 3 \)sin4x – (1 + cos4x) – 4 = 0

– 3\(\sqrt 3 \)sin4x – 3cos4x = 3

\(\sqrt 3 \)sin4x + cos4x = –1

\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)sin4x + \(\frac{1}{2}\)cos4x = \(\frac{{ - 1}}{2}\)

\(\sin 4x.\cos \left( {\frac{\pi }{6}} \right) + \cos 4x.\sin \left( {\frac{\pi }{6}} \right) = \frac{{ - 1}}{2}\)

\(\sin \left( {2x + \frac{\pi }{6}} \right) = \frac{{ - 1}}{2}\)

\(\left[ \begin{array}{l}2x + \frac{\pi }{6} = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\2x + \frac{\pi }{6} = \frac{{7\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{6} + k\pi \\x = \frac{\pi }{2} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)


Câu 152:

Cho biểu thức A = \(\left( {\frac{{\sqrt x }}{{2 + \sqrt x }} + \frac{x}{{4 - x}}} \right):\frac{1}{{2 - \sqrt x }}\).

a) Tìm điều kiện xác định rồi rút gọn biểu thức A.

b) Tìm x để A = –3.

Xem đáp án

a) Điều kiện xác định: x ≥ 0; x ≠ 4.

A = \(\left( {\frac{{\sqrt x }}{{2 + \sqrt x }} + \frac{x}{{4 - x}}} \right):\frac{1}{{2 - \sqrt x }}\)

\[ = \left( {\frac{{\sqrt x \left( {2 - \sqrt x } \right)}}{{\left( {2 + \sqrt x } \right)\left( {2 - \sqrt x } \right)}} + \frac{x}{{\left( {2 - \sqrt x } \right)\left( {2 + \sqrt x } \right)}}} \right):\frac{1}{{2 - \sqrt x }}\]

\[ = \frac{{\sqrt x \left( {2 - \sqrt x } \right) + x}}{{\left( {2 + \sqrt x } \right)\left( {2 - \sqrt x } \right)}}.\left( {2 - \sqrt x } \right)\]

\[ = \frac{{2\sqrt x - x + x}}{{2 + \sqrt x }}\]

\[ = \frac{{2\sqrt x }}{{2 + \sqrt x }}\].

b) Để A = – 3 thì \[\frac{{2\sqrt x }}{{2 + \sqrt x }} = - 3\]

\[2\sqrt x = - 3\left( {2 + \sqrt x } \right)\]

\[2\sqrt x = - 6 - 3\sqrt x \]

\[5\sqrt x = - 6\]

\[\sqrt x = \frac{{ - 6}}{5}\](vô lí vì \(\sqrt x \ge 0\))

Vậy không tồn tại x thỏa mãn A = –3.


Câu 153:

Cho hình hộp ABCD.EFGH có \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow a ,\overrightarrow {AD} = \overrightarrow b ,\overrightarrow {AE} = \overrightarrow c \). Gọi I là trung điểm của BG. Hãy biểu thị \(\overrightarrow {AI} \) theo \[\overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c \].

Xem đáp án
Cho hình hộp ABCD.EFGH có vecto AB = vecto a, vecto AD = vecto b, vecto AE = vecto c (ảnh 1)

\(\overrightarrow {AI} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BI} = \overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {BG} = \overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AH} \)

\[ = \overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AE} } \right) = \overrightarrow a + \frac{1}{2}\overrightarrow b + \frac{1}{2}\overrightarrow c \].


Câu 154:

Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Gọi I là điểm bất kì trên đoạn thẳng AM, các tia BI, CI lần lượt cắt các cạnh AC, AB tại D, E. Chứng minh rằng: \(\frac{{AE}}{{AB}} = \frac{{AD}}{{AC}}\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Gọi I là điểm bất kì trên đoạn thẳng  (ảnh 1)

Kẻ BI, CI kéo dài cắt đường thẳng song song với BC qua A tại F, G

Ta có: GA // MC

Áp dụng định lý Ta–let có:

\(\frac{{AG}}{{MC}} = \frac{{IA}}{{IM}}\)(1)

Tương tự: AF // BM nên \(\frac{{AF}}{{BM}} = \frac{{IA}}{{IM}}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{{AG}}{{MC}} = \frac{{AF}}{{BM}}\)

Mà M là trung điểm BC nên MC = BM

Suy ra: AG = AF

Suy ra: \(\frac{{AG}}{{BC}} = \frac{{AF}}{{BC}}\)

Lại có GA // BC nên \(\frac{{AG}}{{BC}} = \frac{{AE}}{{BE}}\)

AF // BC nên \(\frac{{AF}}{{BC}} = \frac{{AD}}{{DC}}\)

\(\frac{{AG}}{{BC}} = \frac{{AF}}{{BC}}\) nên \(\frac{{AE}}{{BE}} = \frac{{AD}}{{DC}}\)

Suy ra: \(\frac{{AE}}{{BE + AE}} = \frac{{AD}}{{DC + AD}}\)

Hay \(\frac{{AE}}{{AB}} = \frac{{AD}}{{AC}}\)

Vậy \(\frac{{AE}}{{AB}} = \frac{{AD}}{{AC}}\).


Câu 155:

Cho tam giác ABC cân tại A và \(\widehat A = 36^\circ \). Chứng minh rằng: AB2 = AB.BC + BC2.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A và góc A = 36 độ. Chứng minh rằng: AB^2 = AB.BC (ảnh 1)

Kẻ phân giác BD của \(\widehat {ABC}\)(D thuộc AC).

Khi đó: \(\widehat {{B_1}} = \widehat {B2} = 36^\circ \)

Suy ra: tam giác ABD cân tại D và tam giác BCD cân tại B

Nên AD = BC = BD

Theo tính chất đường phân giác trong tam giác ABC có:

\(\frac{{BA}}{{BC}} = \frac{{AC}}{{CD}}\) \(\frac{{BA}}{{BC}} = \frac{{BC}}{{AC - AD}}\)

Mà AB = AC; AD = BC

Nên \(\frac{{BA}}{{BC}} = \frac{{BC}}{{BA - BC}}\) BA(BC – BC) = BC2

AB2 – BA.BC = BC2

AB2 = AB.BC + BC2


Câu 156:

Cho tam giác ABC, đường phân giác AD. Chứng minh AD2 < AB.AC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, đường phân giác AD. Chứng minh AD^2 < AB.AC (ảnh 1)

Lấy E trên AC sao cho \(\widehat {ADE} = \widehat B\)

Xét ∆ADE và ∆ABD có:

\(\widehat {ADE} = \widehat B\)

\(\widehat {BAD} = \widehat {DAE}\)

∆ADE ∆ABD (g.g)

\(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{AE}}{{AD}}\) AD2 = AB.AE < AB.AC.


Câu 157:

Cho tam giác ABC có trọng tâm G. H là điểm đối xứng với B qua G. Biểu diễn \(\overrightarrow {AH} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có trọng tâm G. H là điểm đối xứng với B qua G. Biểu diễn  (ảnh 1)

Gọi J, M, I là trung điểm của AC, BC và AB.

Ta có: \(\overrightarrow {AH} = \overrightarrow {AG} + \overrightarrow {GH} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BG} \)

\( = \frac{2}{3}\left( {\frac{{\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} }}{2}} \right) + \frac{2}{3}\overrightarrow {BJ} \)

\( = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} + \frac{2}{3}\left( {\frac{{\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BA} }}{2}} \right)\)

\( = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} - \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} \)

\( = \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} + \frac{1}{3}\overrightarrow {BA} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} \)

\( = \frac{2}{3}\overrightarrow {AC}  - \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} \).


Câu 158:

Cho tam giác ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng bốn điểm A; D; H; E cùng nằm trên một đường tròn (gọi tâm của nó là O).

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh ME là tiếp tuyến đường tròn (O).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.  a) Chứng minh rằng  (ảnh 1)

a. Gọi O là trung điểm AH
Xét tam giác AEH vuông tại H: O là trung điểm AH

AO = OH = OE Chứng minh tương tự  AO = OH = OD
OA = OH = OD = OE
Vậy A, D, H, E
(O) với O là trung điểm AH
b. Có: BD giao CE = H
H là trực tâm tam giác ABC
AH BC
Mà: CE
AB
\(\widehat {EAH} = \widehat {ECB}\) (1) (hai góc có cạnh tương ứng vuông góc)
Có: OA = OE
 tam giác AOE cân tại O
\(\widehat {AEO} = \widehat {EAO}\)(2)
Chứng minh tương tự 
 tam giác EMC cân tại M
\(\widehat {ECM} = \widehat {CEM}\)(3)
(1); (2); (3)
\(\widehat {AEO} = \widehat {CEM}\)
Mà: 
\(\widehat {AEO} + \widehat {OEC} = \widehat {AEC} = 90^\circ \)

\(\widehat {OEC} + \widehat {CEM} = \widehat {OEM} = 90^\circ \)
EM là tiếp tuyển của (O).


Câu 159:

Cho tam giác ABC có BC = 10 cm, chiều cao AH = 9 cm.

a) Tính diện tích tam giác ABC.

b) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. P và Q là trung điểm của AM, AN. Tính diện tích tam giác AMN.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có BC = 10 cm, chiều cao AH = 9 cm. a) Tính diện tích tam giác  (ảnh 1)

a) Diện tích tam giác ABC là:

10 . 9 : 2 = 45 (cm2)

b) MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN = \(\frac{1}{2}BC\)

MN = 10 : 2 = 5(cm)

d(A, MN) = \(\frac{1}{2}AH\) = \(\frac{1}{2}.9 = 4,5\left( {cm} \right)\)

Xét tam giác AMN có: P, Q là trung điểm của AM, AN

Nên PQ là đường trung bình của tam giác AMN

Suy ra: PQ // MN hay MNPQ là hình thang

PQ = MN : 2 = 5 : 2 = 2,5 (cm)

d(PQ, MN) = \(\frac{1}{2}d\left( {A,\,\,MN} \right) = \frac{1}{2}.4,5 = 2,25\left( {cm} \right)\)

SMNPQ = (2,5 + 5) . 2,25 : 2 = 8,4375 (cm2).


Câu 160:

Cho đường tròn (O) đường kính AB, E thuộc đoạn AO (E khác A, O và AE > EO). Gọi H là trung điểm của AE , kẻ dây CD vuông góc với AE tại H.

a) Tính góc ACB ?

b) Tứ giác ACED là hình gì ?

c) Gọi I là giao điểm của DE và BC . Chứng minh HI là tiếp tuyến của đường tròn đường kính EB ?

Xem đáp án
Cho đường tròn (O) đường kính AB, E thuộc đoạn AO (E khác A, O và AE (ảnh 1)

a) Vì \(\widehat {ACB}\)là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \(\widehat {ACB} = 90^\circ \)

b) Xét (O) có 

OH là một phần đường kính

CD là dây

OH CD tại H

Do đó: H là trung điểm của CD

Xét tứ giác ECAD có 

H là trung điểm của đường chéo CD

H là trung điểm của đường chéo EA

Do đó: ECAD là hình bình hành

Mà EA CD

Nên ECAD là hình thoi

c) ACED là hình thoi nên DE //AC

Mà AC BC nên DE BC

Suy ra: DI BC

\(\widehat {EIB} = 90^\circ \)\(\widehat {CID} = 90^\circ \)

Xét tam giác CID vuông tại I có IH là trung tuyến

IH = \(\frac{1}{2}CD = DH\)

∆DHI cân tại H \(\widehat {HID} = \widehat {EBI}\)

Gọi M là trung điểm BE

Suy ra: IM là trung tuyến của ∆IBE vuông tại I.

IM = \(\frac{1}{2}BE = BM\)

∆MBI cân tại M

\(\widehat {MBI} = \widehat {MIB} = \widehat {EBI} = \widehat {HID}\)

Ta có: \(90^\circ = \widehat {EIB} = \widehat {BIM} + \widehat {EIM} = \widehat {HID} + \widehat {EIM} = \widehat {HIM}\)

Suy ra: HI IM tại I

Vì IM = EM = BM = \(\frac{1}{2}BE\) và HI IM nên HI là tiếp tuyến của \(\left( {M;\frac{{EB}}{2}} \right)\).


Câu 161:

Cho (O) đường kính AC . trên đoạn OC lấy điểm B và vẽ đường tròn tâm O', đường kính BC. Gọi M là trung điểm của đoạn AB . Từ M vẽ dây cung DE vuông góc với AB, DC cắt đường tròn tâm O' tại I.

1. Tứ giác ADBE là hình gì?

2. Chứng minh DMBI nội tiếp.

3. Chứng minh B, I ,E Thẳng hàng và MI = MD.

4. Chứng minh MC.DB = MI.DC.

5. Chứng minh MI là tiếp tuyến của (O').

Xem đáp án
Cho (O) đường kính AC . trên đoạn OC lấy điểm B và vẽ đường tròn tâm O' (ảnh 1)

1) Ta có OM DE tại M

Nên M là trung điểm của DE(quan hệ đường kính – dây cung)

Xét tứ giác ADBE, ta có:

M là trung điểm của AB(gt)

M là trung điểm của DE(cmt)

AB DE tại M (gt)

Nên tứ giác ADBE là hình thoi

2) Ta có: \(\widehat {BIC} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Vậy tứ giác DMBI có \(\widehat {DMB} = \widehat {BIC} = 90^\circ \)

Nên DMBI nội tiếp (góc ngoài bằng góc đối trong)

3) Ta có \(\widehat {ADC} = \widehat {BIC} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Nên AD DC và BI DC

AD // BI

Mà AD // BE (vì ADBE là hình thoi)

Do đó BI ≡ BE B, I, E thẳng hàng

Vậy ΔDIEvuông tại I có IM là đường trung tuyến nên MI = MD

4) Vì DMBI nội tiếp nên \(\widehat {BMI} = \widehat {BDI}\)(cùng chắn cung BI)

Xét ΔMICΔ và ΔDBC, ta có:

\(\widehat {BMI} = \widehat {BDI}\)

\(\widehat {MCI}\)là góc chung

Nên ΔMIC ~ ΔDBC(g.g)

\(\frac{{MI}}{{DB}} = \frac{{MC}}{{DC}}\)

MC.DB = MI.DC

5) Ta có:

\[\widehat {MIB} = \widehat {MDB}\](vì DMBI nội tiếp)

\[\widehat {MDA} = \widehat {MDB}\](vì ADBE là hình thoi)

\[\widehat {MDA} = \widehat {BCI}\] (cùng phụ \(\widehat {DAM}\))

 (trong (O′)

Nên  (trong (O′)

Vậy MI là tiếp tuyến của (O′).


Câu 162:

Trong hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có M(2; 3);  N(0; –4); P(–1; 6) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC; CA; AB. Tìm tọa độ đỉnh A?

Xem đáp án
Trong hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có M(2; 3);  N(0; -4); P(-1; 6) lần lượt  (ảnh 1)

Gọi A(x; y).

Từ giả thiết ta suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABC nên:

MN = \(\frac{1}{2}AB = AP = PB\)

Suy ra: \(\overrightarrow {PA} = \overrightarrow {MN} \)(*)

Ta có: \(\overrightarrow {PA} = \left( {x + 1;y - 6} \right);\overrightarrow {MN} = \left( { - 2; - 7} \right)\)

Khi đó (*) \(\left\{ \begin{array}{l}x + 1 =  - 2\\y - 6 = - 7\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 3\\y = - 1\end{array} \right.\)

Suy ra: A(–3;–1).


Câu 163:

Dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân.

Xem đáp án

Định nghĩa: Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông của nó bằng nhau hay tam giác cân có một góc vuông.

Dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân là:

- Tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.

- Tam giác cân có 1 góc vuông.


Câu 164:

Cho hàm số Y = f(x) = 2004x.

a) Chứng minh f(a + b) = f(a) + f(b).

b) Tìm x để f(x) = x2.

Xem đáp án

a) Ta cos: f(a) = 2004a; f(b) = 2004b

f(a + b) = 2004(a + b)

f(a) + f(b) = 2004a+ 2004b = 2004(a + b)

Suy ra: f(a + b) = f(a) + f(b)

b) f(x) = x2

Suy ra: 2004x = x2

x2 – 2004x = 0

x(x – 2004) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2004\end{array} \right.\).


Câu 165:

Biết F(x) là nguyên hàm của hàm số f(x) = sin2x cosx và F(0) = \(\frac{1}{3}\). Tìm x?

Xem đáp án

\(\int {\sin 2x\cos xdx} \)

\( = \int {2\sin x{{\cos }^2}xdx} \)

\[ = - \int {2{{\cos }^2}xd\left( {\cos x} \right)} \]

\[ = - \frac{2}{3}{\cos ^3}x + C\]

Suy ra: F(x) = \[ - \frac{2}{3}{\cos ^3}x + C\]

F(0) = \(\frac{1}{3}\)suy ra: \[ - \frac{2}{3}{\cos ^3}0 + C\] C = 1

F(x) = \[ - \frac{2}{3}{\cos ^3}x + 1\].


Câu 167:

Giải phương trình: 4sinx + 3cosx + \(\frac{6}{{4\sin x + 3\cos x + 1}} = 6\) (*).

Xem đáp án

Đặt t = 4sinx + 3cosx = 5sin(x + α)

Ta có: t [–5;5] và t ≠ –1

Phương trình (*) trở thành:

t + \(\frac{6}{{t + 1}} = 6\)

t2 + t + 6 = 6t + 6

t2 – 5t = 0

\(\left[ \begin{array}{l}t = 0\\t = 5\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}5\sin \left( {x + \alpha } \right) = 0\\5\sin \left( {x + \alpha } \right) = 5\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}x = - \alpha + k\pi \\x = \frac{\pi }{2} - \alpha + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Với α thỏa mãn: sinα = \(\frac{3}{5}\)và cosα = \(\frac{4}{5}\).


Câu 168:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 220m, chiều rộng bằng \(\frac{4}{7}\) chiều dài. Dùng 10% diện tích mảnh đất để xây nhà, 20% diện tích mảnh day đe làm vườn, diện tích còn lại để đào thả cá. Tính diện tích để xây nhà, làm vườn, đào ao thả cá?

Xem đáp án

Nửa chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:

220 : 2 = 110 (m)

Tổng số phần bằng nhau là: 

4 + 7 = 11 (phần)

Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:

110 : 11 . 4 = 40 (m)

Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:

110 – 40 = 70 (m)

Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là:

70 . 40 = 2800 (m²)

Diện tích để xây nhà là:

2800 . 10 : 100 = 280 (m²)

Diện tích để làm vườn là:

2800 . 20 : 100 = 560 (m²)

Diện tích để đào ao thả cá là:

2800 – 280 – 560 = 1960 (m²).


Câu 170:

Một tổ sản xuất theo kế hoạch phải may 1000 bộ quần áo bảo hộ y tế trong thời gian quy định. Thực tế do đáp ứng nhu cầu tăng cao của các bệnh viện trong mùa dịch COVID–19 nên mỗi ngày tổ may nhiều hơn 10 bộ và hoàn thành kế hoạch trước 5 ngày. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày tổ phải may bao nhiêu bộ quần áo bảo hộ y tế?

Xem đáp án

Gọi số bộ quần áo tổ đó sản xuất mỗi ngày theo kế hoạch là x (bộ quần áo/ngày) (x *)

Thời gian tổ đó sản xuất theo kế hoạch là \(\frac{{1000}}{x}\) (ngày)

Số bộ quần áo tổ đó sản xuất mỗi ngày trên thực tế là x + 10 (bộ quần áo/ngày)

Thời gian tổ đó sản xuất trên thực tế là \(\frac{{1000}}{{x + 10}}\) (ngày)

Vì tổ đó hoàn thành kế hoạch trước 5 ngày, ta có phương trình:

\(\frac{{1000}}{x} - \frac{{1000}}{{x + 10}} = 5\)

\(\frac{{1000\left( {x + 10} \right)}}{{x\left( {x + 10} \right)}} - \frac{{1000x}}{{x\left( {x + 10} \right)}} = 5\)

\(\frac{{1000x + 10000}}{{{x^2} + 10x}} - \frac{{1000x}}{{{x^2} + 10x}} = 5\)

\(\frac{{10000}}{{{x^2} + 10x}} = 5\)

x2 + 10x = 10000 : 5 = 2000

x2 + 10x – 2000 = 0

(x – 40)(x + 50) = 0

\(\left[ \begin{array}{l}x = 40\\x = - 50\left( L \right)\end{array} \right.\)

Vậy theo kế hoạch, mỗi ngày tổ phải may 40 bộ quần áo bảo hộ y tế.


Câu 171:

Cho hàm số y = x3 – 3x2 – 3x – 2 có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị thị (C) tại giao điềm của thị (C) với trục tung.

Xem đáp án

Gọi A là giao điểm của đồ thị (C) với trục tung

Vì A thuộc Oy nên xA = 0

Thay vào ta có: yA = 0 – 2 = – 2

Suy ra: A(0;–2)

Xét: y' = 3x2 – 6x – 3

y'(0) = –3

Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm A(0;–2) là:

y = y'(0)(x – 0) – 3 = –3x – 2.


Câu 172:

Số 2009 có bao nhiêu ước?

Xem đáp án

Ta có: 2009 = 72 . 41

Số ước dương của 2009 có dạng 7a.41b

Trong đó a = {0;1;2}, b = {0;1}

a có 3 cách chọn, b có 2 cách chọn

Nên 2009 có số ước dương là: 3.2 = 6 (ước)

Tương ứng với 6 ước dương là 6 ước nguyên âm

Vậy số 2009 có 12 ước.


Câu 173:

Trong hệ trục tọa độ Oxy cho ba điểm A(1; –4)  , B(4;5) và C(0;–9). Điểm M di chuyển trên trục Ox. Đặt Q = \(2\left| {\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} } \right| + 3\left| {\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right|\) . Biết  giá trị nhỏ nhất của Q có dạng \(a\sqrt b \)trong đó a, b là các số nguyên dương; a, b < 20. Tính a – b.

Xem đáp án

Do M thuộc Ox nên giả sử M(m; 0)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {MA} = \left( {1 - m; - 4} \right)\\\overrightarrow {MB} = \left( {4 - m;5} \right)\\\overrightarrow {MC} = \left( { - m; - 9} \right)\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} = \left( {9 - 3m;6} \right)\\\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \left( {4 - 2m; - 4} \right)\end{array} \right.\)

Q = \(2\left| {\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} } \right| + 3\left| {\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right|\)

Q = \(2\sqrt {{{\left( {9 - 3m} \right)}^2} + {6^2}} + 3\sqrt {{{\left( {4 - 2m} \right)}^2} + {{\left( { - 4} \right)}^2}} \)

Q = \(\sqrt {{{\left( {6m - 18} \right)}^2} + {{12}^2}} + \sqrt {{{\left( {12 - 6m} \right)}^2} + {{12}^2}} \)

Q = \(\sqrt {{{\left( {18 - 6m} \right)}^2} + {{12}^2}} + \sqrt {{{\left( {12 - 6m} \right)}^2} + {{12}^2}} \)

\( \ge \sqrt {{{\left( {18 - 6m + 6m - 12} \right)}^2} + {{\left( {12 + 12} \right)}^2}} = 6\sqrt {17} \) (áp dụng bất đẳng thức Cô – si)

Suy ra: a = 6; b = 17

a – b = 6 – 17 = –11


Câu 174:

Tìm giá trị n ℕ thỏa mãn \(C_{n + 1}^1 + 3C_{n + 2}^2 = C_{n + 1}^3\).

Xem đáp án

Điều kiện: n ≥ 2 và n

Ta có: \(C_{n + 1}^1 + 3C_{n + 2}^2 = C_{n + 1}^3\)

\[\frac{{\left( {n + 1} \right)!}}{{1!.n!}} + 3.\frac{{\left( {n + 2} \right)!}}{{2!n!}} = \frac{{\left( {n + 1} \right)!}}{{3!\left( {n - 2} \right)!}}\]

\(n + 1 + 3\frac{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{2} = \frac{{\left( {n - 1} \right)n\left( {n + 1} \right)}}{6}\)

Vì n + 1 > 0 nên chia cả 2 vế cho n + 1 ta được:

 1 + \(3\frac{{\left( {n + 2} \right)}}{2} = \frac{{\left( {n - 1} \right)n}}{6}\)

6 + 3.3(n + 2) = (n – 1)n

6 + 9n + 18 = n2 – n

n2 – 10n – 24 = 0

\(\left[ \begin{array}{l}n = - 2\left( L \right)\\n = 12\end{array} \right.\)

Vậy n = 12.


Câu 175:

Tìm GTLN, GTNN của biểu thức A = \(\frac{{{x^2} - 8x + 25}}{{{x^2} - 6x + 25}}\).
Xem đáp án

Ta có: \(A - \frac{1}{2} = \frac{{{x^2} - 8x + 25}}{{{x^2} - 6x + 25}} - \frac{1}{2}\)

\(A - \frac{1}{2} = \frac{{2\left( {{x^2} - 8x + 25} \right)}}{{2\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}} - \frac{{{x^2} - 8x + 25}}{{2\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}}\)

\(A - \frac{1}{2} = \frac{{2{x^2} - 16x + 50 - {x^2} + 6x - 25}}{{2\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}}\)

\(A - \frac{1}{2} = \frac{{{x^2} - 10x + 25}}{{2\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}}\)

\(A - \frac{1}{2} = \frac{{{{\left( {x - 5} \right)}^2}}}{{2\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}} \ge 0,\forall x\)

\(A \ge \frac{1}{2}\)

Dấu “=” xảy ra khi x – 5 = 0 hay x = 5

Lại có: A = \(\frac{{{x^2} - 8x + 25}}{{{x^2} - 6x + 25}}\)

\(A - \frac{9}{8} = \frac{{{x^2} - 8x + 25}}{{{x^2} - 6x + 25}} - \frac{9}{8}\)

\[A - \frac{9}{8} = \frac{{8\left( {{x^2} - 8x + 25} \right)}}{{8\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}} - \frac{{9\left( {{x^2} - 8x + 25} \right)}}{{8\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}}\]

\[A - \frac{9}{8} = \frac{{8{x^2} - 64x + 200 - 9{x^2} + 54x - 225}}{{8\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}}\]

\[A - \frac{9}{8} = \frac{{ - {x^2} - 10x - 25}}{{8\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}}\]

\[A - \frac{9}{8} = \frac{{ - {{\left( {x + 5} \right)}^2}}}{{8\left( {{x^2} - 6x + 25} \right)}} \le 0,\forall x\]

Suy ra: \(A \le \frac{9}{8}\)

Dấu “=” xảy ra khi x + 5 = 0 hay x = –5

Vậy x = 5 thì biểu thức có GTNN là \(\frac{1}{2}\) và x = –5 thì biểu thức có GTLN là \(\frac{9}{8}\).


Bắt đầu thi ngay