Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 49)

  • 10451 lượt thi

  • 55 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số y = x(2 − lnx) trên đoạn [2; 3] .
Xem đáp án

Tập xác định D = [2; 3]

Ta có:  y’ = 2 – (xlnx)’ = 2 – (lnx + 1) = 1 – lnx

y’ = 0 Û lnx = 1 Û x = e Î [2; 3]

y(2) = 4 – 2ln2

y(3) = 6 – 3ln3

y(e) = 2e – e = e

Vậy \[\mathop {\max }\limits_{\left[ {2;\,\,3} \right]} \,y = e\] tại x = 3.


Câu 2:

Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn \[\left[ {\frac{1}{e};\,\,e} \right]\].

Xem đáp án

Ta có y’ = 2xlnx + x = x(2lnx + 1)

\[y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = {e^{ - \,\frac{1}{2}}}\end{array} \right.\]

\[y\left( {\frac{1}{e}} \right) = - \frac{1}{{{e^2}}} & ;\,\,y\left( {{e^{ - \,\frac{1}{2}}}} \right);\,\,y(e) = {e^2}\].

Vậy \[\mathop {\min }\limits_{\left[ {\frac{1}{e};\,\,e} \right]} y = - \frac{1}{{2e}}\].


Câu 3:

Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số y = x4 − 3x2 − 5 và trục hoành.

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = x4 − 3x2 − 5 và trục hoành:

\[{x^4} - 3{x^2} - 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} = \frac{{3 + \sqrt {29} }}{2}\\{x^2} = \frac{{3 - \sqrt {29} }}{2}\,\,(L)\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \pm \sqrt {\frac{{3 + \sqrt {29} }}{2}} \]

Phương trình trên có 2 nghiệm phân biệt.

Vậy số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) với trục hoành bằng 2.


Câu 4:

Tìm giao điểm của đồ thị hàm số y = 2x + 1 (d) và trục hoành.

Xem đáp án

Đồ thị hàm số y = 2x + 1 cắt trục hoành tại điểm M (xM; yM) suy ra yM = 0

Ta có: M Î (d) Þ yM = 2xM + 1

Û 0 = 2xM + 1 Û \[{x_M} = - \frac{1}{2}\].

Vậy đồ thị hàm số y = 2x + 1 cắt trục hoành tại điểm \[M\left( {\, - \frac{1}{2};\,\,0} \right)\].


Câu 5:

Cho hàm số y = log2 x. Khẳng định nào sau đây sai?

Xem đáp án
Cho hàm số y = log2 x. Khẳng định nào sau đây sai A. Đồ thị hàm số nhận trục tung (ảnh 1)

Hàm số y = log2 x có đồ thị như hình trên.

Từ đồ thị hàm số ta thấy các khẳng định A, B, D là đúng, khẳng định C sai.


Câu 6:

Một trong các bạn A, B, C và D làm vỡ kính cửa sổ.  Khi được hỏi, họ trả lời như sau:

     A: “C làm vỡ”.

     B: “Không phải tôi”.

     C: “D làm vỡ”.

     D: “C đã nói dối”.

Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa số.

Xem đáp án

Trường hợp 1: A, B nói thật Þ D nói dối Þ C nói thật.

Þ Loại.

Trường hợp 2: C nói thật Þ D làm vỡ

C nói thật Þ B nói dối Þ B làm vỡ.

Þ Loại.

Trường hợp 3: D nói thật Þ B nói dối

Þ B làm vỡ.

Vậy B là người là vỡ.


Câu 7:

Số đo mỗi góc của ngũ giác đều là bao nhiêu?

Xem đáp án

Tổng số đo các góc của ngũ giác là: 180º . (5 − 2) = 540º .

Vì ngũ giác đều có 5 góc bằng nhau nên số đo mỗi góc là: 540º : 5 = 108º.


Câu 8:

Tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều, n – giác đều.

Xem đáp án

Tổng số đó các góc của đa giác n cạnh là: (n – 2).1800.

Suy ra số đo mỗi góc của hình n – giác đều là: \[\frac{{(n - 2).180^\circ }}{n}\].

Áp dụng công thức trên, ta có:

• Với n = 5 số đo mỗi góc của ngũ giác đều là: \[\frac{{(5 - 2).180^\circ }}{5} = 108^\circ \].

• Với n = 6 số đo mỗi góc của lục giác đều là: \[\frac{{(6 - 2).180^\circ }}{6} = 120^\circ \].

Vậy số đo mỗi góc của ngũ giác đều là 108o, số đo mỗi góc của lục giác đều là 120o, số đo mỗi góc của n giác đều là \[\frac{{(n - 2).180^\circ }}{n}\].


Câu 9:

Trong các hình sau: hình chữ nhật, hình lục giác đều, hình tam giác. Hình nào không có tâm đối xứng?

Xem đáp án

Tâm đối xứng của hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác đều được biểu diễn dưới hình sau.

Trong các hình sau: hình chữ nhật, hình lục giác đều, hình tam giác. Hình nào không có (ảnh 1)

Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

Trong các hình sau: hình chữ nhật, hình lục giác đều, hình tam giác. Hình nào không có (ảnh 2)

Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của ba đường chéo.

Trong các hình sau: hình chữ nhật, hình lục giác đều, hình tam giác. Hình nào không có (ảnh 3)

Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của ba đường chéo chính.

Vậy hình không có tâm đối xứng là hình tam giác.


Câu 10:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, AB = a. Cạnh bên SA = \[a\sqrt 2 \], hình chiếu của điểm S lên mặt phẳng đáy trùng với trung điểm của cạnh huyền AC. Bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp S.ABC.

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, AB = a. Cạnh bên SA  (ảnh 1)

ΔABC vuông cân tại B có AB = a

\[ \Rightarrow AC = a\sqrt 2 \]

Gọi M là trung điểm AC

\[ \Rightarrow MA = MB = MC = \frac{1}{2}AC = a\sqrt 2 ;\,\,SM \bot (ABC)\]

Þ SM là trục của mặt phẳng đáy (ABC)

Gọi N là trung điểm SA

Trong mp(SAM) kẻ NI SA (I SM)

Þ I là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp S.ABC

Ta có: ΔSNI ΔSMA (g.g)

\[ \Rightarrow \frac{{SN}}{{SM}} = \frac{{SI}}{{SA}}\]

\[ \Rightarrow SI = R = \frac{{SA.SN}}{{SM}}\]

\[ \Rightarrow R = \frac{{S{A^2}}}{{2SM}} = \frac{{S{A^2}}}{{2\sqrt {S{A^2} - A{M^2}} }}\]

\[ \Rightarrow R = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\]

Vậy \[R = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\].


Câu 11:

Cho tập A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}. Gọi X là tập các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau được lập từ A. Chọn một số từ X, tính xác suất sao cho số được chọn có đúng 3 chữ số chẵn.

Xem đáp án

\[6.A_6^4 = 2160\] số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau lập từ A

Þ n(X) = 2160

Chọn một số từ X, số phần tử của không gian mẫu là n(W) = 2160

Gọi B là biến cố “chọn được số có đúng 3 chữ số chẵn”

Xét: \[\overline {abcde} \] là số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau trong đó có đúng 3 chữ số chẵn

Trường hợp 1: Xét bộ có 5 số trong đó có 3 chữ số chẵn có mặt số 0 và 2 số lẻ. Có tất cả \[C_3^2.C_3^2\] bộ.

Ứng với mỗi bộ có 4.4! (số)

Suy ra có: \[C_3^2.C_3^2.4!.4! = 864\] (số)

Trường hợp 2: Xét bộ có 5 số trong đó có 3 chữ số chẵn không có số 0 và 2 chữ số lẻ. Có tất cả\[C_3^2\] bộ.

Ứng với mỗi bộ trên có 5! số

Suy ra có: \[C_3^2.5! = 360\] (số)

Do đó số phần tử của biến cố B là n(B) = 1224

Xác suất \[\Delta = {m^2} - 4.1.( - 2) = {m^2} + 8 > 0\,\,\,(\forall m)\].

Vậy xác suất sao cho số được chọn có đúng 3 chữ số chẵn là \[\frac{{281}}{{540}}\].


Câu 12:

Có bao giá trị nguyên của tham số m để phương trình:

4x – m.2x + 1 + 2m2 – 5 = 0 có hai nghiệm phân biệt?

Xem đáp án

Ta có:

4x – m.2x + 1 + 2m2 – 5 = 0

Û 4x – m.2x + 2m2 – 5 = 0

Đặt t = 2x, t > 0, ta được phương trình:

2cos2x + 9sinx – 7 = 0 (1)

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi phương trình (1) có 2 nghiệm dương phân biệt.

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\S > 0\\P > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - {m^2} + 5 > 0\\2m > 0\\2{m^2} - 5 > 0\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - \sqrt 5 < m < \sqrt 5 \\\left[ \begin{array}{l}m < - \frac{{\sqrt {10} }}{2}\\m > \frac{{\sqrt {10} }}{2}\end{array} \right.\\m > 0\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \frac{{\sqrt {10} }}{2} < m < \sqrt 5 \]

\[m \in \mathbb{R}\] nên m = 2 là giá trị nguyên dương để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.

Vậy m = 2.


Câu 13:

Cho phương trình (m + 1)16 2( 2m 3) . 4+ 6m + 5 = 0 với m là tham số thực. Tìm tập tất cả các giá trị nguyên của m để phương trình có hai nghiệm trái dấu.

Xem đáp án

Đặt t = 4x > 0

Ta có: (m + 1)t2 – 2(2m – 3)t + 6m + 5 = 0 (*)

Phương trình đã cho có hai nghiệm thảo mãn x1 < 0 < x2

Þ \[0 < {4^{{x_1}}} < {4^0} < {4^{{x_2}}}\]suy ra 0 < t1 < 1 < t2

Phương trình (*) có hai nghiệm t1; t2 thỏa mãn

\[0 < {t_1} < 1 < {t_2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m + 1 \ne 0\\(m + 1)f(1) < 0\\(m + 1)f(1) > 0\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m + 1 \ne 0\\(m + 1)(3m + 1) < 0\\(m + 1)(6m + 5) > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow - 4 < m < - 1\]

Do đó m {–3; –2}.


Câu 14:

Tìm m để phương trình: cos2x = m – 1 có nghiệm.

Xem đáp án

Ta có: cosx [−1; 1]

Để phương trình có nghiệm thì:

− 1 ≤ m − 1 ≤ 1 suy ra 0 ≤ m ≤ 2

Vậy m [0; 2].


Câu 15:

Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi đường parabol (P): y = x2 − x + 2 và tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = x2 + 1 tại điểm có tọa độ (1; 2). Tính diện tích của hình (H).

Xem đáp án

Đặt y = f(x) = x2 + 1

Ta có: f′(x) = 2x

Phương trình tiếp tuyến (d) của parabol (P): y = x2 + 1 tại điểm có tọa độ (1; 2) có dạng:

y = f′(1) (x−1) + 2 = 2(x − 1) + 2 hay y = 2x

Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P):

\[{x^2} - x + 2 = 2x \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 2\end{array} \right.\]

Diện tích của hình (H) là: \[S\left( x \right) = \mathop \smallint \limits_1^2 \left| {{x^2} - 3x + 2} \right|dx = \frac{1}{6}\]

Vậy diện tích của hình (H) là \[\frac{1}{6}\].


Câu 16:

Tính tổng Sn = 12 + 22 + ... + n2.

Xem đáp án

Với n = 1 ta có\[{S_1} = {1^2} = \frac{{1 = 1(1 + 1)(2.1 + 1)}}{6}\]

Với n = 2 ta có\[{S_2} = {1^2} + {2^2} = 5 = \frac{{2(2 + 1)(2.2 + 1)}}{6}\]

Với n = 3 ta có\[{S_3} = {1^2} + {2^2} + {3^2} = 14 = \frac{{3(3 + 1)(2.3 + 1)}}{6}\]

Dự đoán \[{S_n} = \frac{{n(n + 1)(2n + 1)}}{6}\](*), ta sẽ chứng minh đẳng thức (*) đúng bằng phương pháp quy nạp.

Với n = 1 thì (*) đúng.

Giả sử (*) đúng đến n = k, tức là\[{S_k} = {1^2} + {2^2} + ... + {k^2} = \frac{{k\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)}}{6}\] ta chứng minh (*) đúng đến n = k + 1, tức là cần chứng minh\[{S_{k + 1}} = {1^2} + {2^2} + ... + {\left( {k + 1} \right)^2} = \frac{{\left( {k + 1} \right)\left( {\left( {k + 1} \right) + 1} \right)\left( {2\left( {k + 1} \right) + 1} \right)}}{6}\]

Ta có:

\[{S_{k + 1}} = {1^2} + {2^2} + ... + {\left( {k + 1} \right)^2} = \frac{{k\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)}}{6} + {(k + 1)^2}\]

\[ = \frac{{(k + 1)(2{k^2} + k + 6k + 6)}}{6} = \frac{{(k + 1)(2{k^2} + 7k + 6)}}{6} = \frac{{(k + 1)(k + 2)(2k + 3)}}{6}\]

\[ = \frac{{(k + 1)((k + 1) + 1)(2(k + 1) + 1)}}{6}\]

Þ (*) đúng với mọi n.

Vậy \[{S_n} = \frac{{n(n + 1)(2n + 1)}}{6}\].


Câu 17:

Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng nếu điểm D thỏa mãn hệ thức: \[\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} - 3\overrightarrow {MC} = \overrightarrow {CD} \] với M tùy ý thì D là đỉnh của hình bình hành.

Xem đáp án

\[\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MB} - 3\overrightarrow {MC} = \overrightarrow {CD} \]

\[ \Leftrightarrow \overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {MA} + 2\overrightarrow {AB} - 3\overrightarrow {MA} - 3\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {CD} \]

\[ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {AB} - 3\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {CD} \]

\[ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {AB} - 2\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CD} \]

\[ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AD} \]

\[ \Leftrightarrow \overrightarrow {CE} = \overrightarrow {AD} \] (với B là trung điểm của EC)

Þ D là đỉnh của hình bình hành ACED với B là trung điểm của EC.

Vậy D là đỉnh của hình bình hành ACED.


Câu 18:

Tích tất cả các nghiệm của phương trình \[\log _3^2x - 2{\log _3}x - 7 = 0\] là?

Xem đáp án

Điều kiện: x > 0

Đặt t = log3x phương trình trở thành t2 − 2t – 7 = 0

Có ac = 1.(−7) = −7 < 0 nên phương trình luôn có hai nghiệm t1, t2 phân biệt thỏa mãn

\[\left\{ \begin{array}{l}{t_1} + {t_2} = 2\\{t_1}{t_2} = - 7\end{array} \right.\]

Do đó phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt \[{x_1} = {3^{{t_1}}};\,\,{x_2} = {3^{{t_2}}}\].

Khi đó \[{x_1}.{x_2} = {3^{{t_1}}}{.3^{{t_2}}} = {3^{{t_1} + {t_2}}} = {3^2} = 9\]

Vậy tích các nghiệm của phương trình đã cho bằng 9.


Câu 20:

Cho hình nón (N) có bán kính đáy bằng 4, diện tích xung quanh bằng 20π. Tính thể tích khối nón đã cho.

Xem đáp án

Theo giả thiết, ta có \[\left\{ \begin{array}{l}R = 4\\{S_{xq}} = 20\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}R = 4\\\pi Rl = 20\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}R = 4\\l = 5\end{array} \right.\]

Lại có: \[{l^2} = {h^2} + {R^2} \to h = \sqrt {{l^2} - {R^2}} = \sqrt {{5^2} - {4^2}} = 3\]

Vậy thể tích khối nón (N) là \[{V_{(N)}} = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{\pi }{3}{.4^{}}.3 = 16\pi \].


Câu 21:

Giải phương trình sau: log2(x2 + x + 2) = 3.

Xem đáp án

Ta có: log2(x2 + x + 2) = 3

x2 + x + 2 = 8

x2 + x – 6 = 0

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 3\end{array} \right.\]

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {2; −3}.


Câu 22:

Giải phương trình: \[A_x^3 + C_x^{{x^{ - 2x}}} = 14x\].

Xem đáp án

Điều kiện \[x > 3,\,\,x \in \mathbb{N}\]

Áp dụng công thức tổ hợp ta có:

\[A_x^3 + C_x^{{x^{ - 2x}}} = 14x\]

Suy ra \[\frac{{x!}}{{\left( {x - 3} \right)!}} + \frac{{x!}}{{\left( {x - 2} \right)!\left( {2!} \right)}} = 14x\]

\[ \Leftrightarrow x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) + \frac{{x\left( {x - 1} \right)}}{2} = 14x\]

 \[ \Leftrightarrow x\left[ {(x - 1)(x - 2) + \frac{{x - 1}}{2} - 14} \right] = 0\]

\[(x - 1)(x - 2) + \frac{{x - 1}}{2} - 14 \ne 0\] nên x = 0

Vậy x = 0.


Câu 23:

Tìm m để phương trình: x2 + mx – 2 = 0 có 2 nghiệm phân biệt x1, x2 cùng nhỏ hơn 1.

Xem đáp án

x2 + mx – 2 = 0

\[\Delta = {m^2} - 4.1.( - 2) = {m^2} + 8 > 0\,\,\,(\forall m)\]

Þ Với mọi giá trị của m phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

Khi đó, theo định lí Vi- ét, ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - m\\{x_1}{x_2} = - 2\end{array} \right.\]

\[{x_1};{x_2} < 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} - 1\,\,\, < 0\\{x_2} - 1\,\,\, < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left( {{x_1} - 1} \right)\left( {{x_2} - 1} \right)\,\, > 0\\\left( {{x_1} - 1} \right) + \left( {{x_2} - 1} \right)\,\,\, < 0\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 1\,\, > 0\\{x_1} + {x_2} - 2\,\, < 0\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2 - ( - m) + 1\,\, > 0\\ - m - 2 < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m\, > 1\\m\,\, > - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow m > 1\]

Vậy m > 1.


Câu 24:

Chứng minh định lí: “Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”.

Xem đáp án
Chứng minh định lí: Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông (ảnh 1)

Vì tia Om là tia phân giác của \[\widehat {xOy}\] nên ta có:

 \[\widehat {xOm} = \widehat {mOy} = \frac{1}{2}\widehat {xOy}\]  (1)

Vì tia On là tia phân giác của \[\widehat {yOz}\] nên ta có:

 \[m \in {\rm{[}} - 2017;\,\, - 2016;\,\,...;\,\, - 1] \cup {\rm{\{ }}4\} \]     (2)

Từ (1) và (2) ta có:

\[\widehat {mOy} + \widehat {yOn} = \frac{1}{2}\left( {\widehat {xOy} + \widehat {yOz}} \right)\]

\[\widehat {xOy}\] và \[\widehat {yOz}\] là hai góc kề bù nên \[\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = 180^\circ \]

Do đó \[\widehat {mOy} + \widehat {yOn} = \frac{1}{2} \cdot 180^\circ = 90^\circ \]

Hay \[\widehat {mOn} = 90^\circ \]

Vậy góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông.


Câu 25:

Tổng tất cả các giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số:

y = 3x4 + 8x3 − 6x2 − 24x − m có 7 điểm cực trị.

Xem đáp án

Xét hàm số: y = 3x4 + 8x3 − 6x2 − 24x – m

Ta có: y’ = 12x3 + 24x2 – 1x – 24 = 0

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 1\\x = - 2\end{array} \right.\]

Bảng biến thiên:

Tổng tất cả các giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số y = |3x^4 + 8x^3 - 6x^2 (ảnh 1)

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy để đồ thị hàm số y = 3x4 + 8x3 − 6x2 − 24x − m có 7 điểm cực trị.

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}8 - m < 0\\13 - m > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 8 < m < 13\]

\[ \Rightarrow m \in \left\{ {9;\,\,10;\,\,11;\,\,12} \right\}\].

Tổng tất cả các giá trị của m thỏa mãn bài toán là: 9 + 10 + 11 + 12 = 42.

Vậy tổng các giá trị m thoả mãn là 42.


Câu 26:

Cho x, y thỏa mãn x – 2y + 2 = 0. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

\[T = \sqrt {{{(x - 3)}^2} + {{(y - 5)}^2}} + \sqrt {{{(x - 5)}^2} + {{(y - 7)}^2}} \].

Xem đáp án

Gọi M(x; y) thỏa mãn x − 2y + 2 = 0 M thuộc đường thẳng x − 2y + 2 = 0 (d)

Gọi A(3; 5); B(5; 7)

Þ T = MA + MB

Ta cần tìm điểm M d sao cho MA + MB nhỏ nhất.

Dễ thấy A, B nằm cùng phía so với đường thẳng d.

Gọi A’ là điểm đối xứng với A qua d ta có: MA=MA′

Þ MA + MB = MA′ + MB ≥ A′B

Þ MA + MB nhỏ nhất Û M, A′, B thẳng hàng hay M = A′B ∩ d

Đường thẳng AA′  đi qua A và vuông góc với d nên có phương trình :

2x + y – 11 = 0 (d′)

Gọi H = d ∩ d’

Tọa độ điểm H là nghiệm của hệ phương trình

\[\left\{ \begin{array}{l}2x + y - 11 = 0\\x - 2y + 2 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 3\end{array} \right.\]

Þ H(4; 3) là trung điểm của AA’

xA′  = 2xH − xA = 5

yA′ = 2yH − yH = 1
Þ A’(5; 1)

Phương trình đường thẳng A′B là: x = 5

Þ MA + MB nhỏ nhất  M = A′B ∩ d

Tọa độ điểm M là nghiệm của hệ phương trình

\[\left\{ \begin{array}{l}x - 2y + 2 = 0\\x = 5\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 5\\y = \frac{7}{2}\end{array} \right.\]

\[ \Rightarrow M\left( {5;\,\,\frac{7}{2}} \right)\]

Þ Tmin = 6

Vậy giá trị nhỏ nhất của T là 6.


Câu 27:

Một trường có 50 học sinh giỏi trong đó có 4 cặp anh em sinh đôi. Cần chọn ra 3 học sinh trong số 50 học sinh để tham dự trại hè. Tính xác suất trong 3 em ấy không có cặp anh em sinh đôi?

Xem đáp án

Số cách chọn ra 3 học sinh mà không có điều kiện gì là \[C_{50}^3 \Rightarrow n\Omega = C_{50}^3.\]

Gọi biến cố A: “Chọn ra 3 em học sinh mà trong 3 em ấy không có cặp anh em sinh đôi”.

Vì chọn ra 3 học sinh thì không thể có đến hai cặp anh em sinh đôi. Ta sẽ trừ đi các trường hợp có 1 cặp anh em sinh đôi.

Đầu tiên ta chọn 1 cặp sinh đôi: Có 4 cách chọn.

Sau đó chọn 1 học sinh còn lại từ 48 học sinh: Có 48 cách chọn

Do đó số cách chọn 3 em học sinh thỏa yêu cầu đề bài là:

\[C_{50}^3 - 4.48 = 19\,\,408\] (cách)

\[ \Rightarrow {n_A} = 19\,\,408\]

Vậy xác suất của biến cố A là \[P\left( A \right) = \frac{{19\,\,408}}{{C_{50}^3}} = \frac{{1\,\,213}}{{1\,\,225}}.\]


Câu 28:

Một bộ đề thi Olimpic Toán lớp 11 của Trường THPT Kim Liên mà mỗi đề gồm 5 câu được chọn từ 15 câu mức dễ, 10 câu mức trung bình và 5 câu mức khó. Một đề thi được gọi là “Tốt” nếu trong đề thi phải có cả mức dễ, trung bình và khó, đồng thời số câu mức khó không ít hơn 2 . Lấy ngẫu nhiên một đề thi trong bộ đề trên. Tìm xác suất để đề thi lấy ra là một đề thi “Tốt”.

Xem đáp án

Có tất cả 15 + 10 + 5 = 30 câu hỏi.

Chọn 5 câu bất kì trong 30 câu hỏi được 1 đề thi nên số đề thi được tạo ra là \[C_{50}^3\]
Gọi A là biến cố: “Lấy ra được một đề thi “Tốt”.

Trường hợp 1: Có 2 câu hỏi ở mức khó \[ \Rightarrow C_5^2.C_{15}^1.C_{10}^2 + C_5^2.C_{15}^2.C_{10}^1\] (đề)

• Trường hợp 2: Có 3 câu hỏi ở mức khó \[ \Rightarrow C_5^3.C_{15}^1.C_{10}^1\] (đề)

Vậy xác suất để đề thi lấy ra là một đề thi “Tốt” là:

\[P\left( A \right) = \frac{{18\,\,750}}{{C_{30}^5}} = \frac{{3\,\,125}}{{23\,\,751}}\].

Câu 29:

Giải phương trình sau: 3x . 2x + 1 = 72.

Xem đáp án

3x . 2x + 1 = 72

Û 3x. 2x + 1 = 23. 32

\[ \Leftrightarrow \frac{{{3^x}\,.\,{2^{x\, + \,1}}}}{{{3^2}\,.\,{2^3}}} = 1\]

Û 3x 2 . 2x 2 = 1

Û 6x 2 = 60

Û x – 2 = 0

Û x = 2

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 2.


Câu 30:

Giải phương trình sau: \[{5^x}\,.\,{3^{{x^2}}} = 1\].

Xem đáp án

\[{5^x}\,.\,{3^{{x^2}}} = 1\]

\[ \Leftrightarrow {\log _3}\left( {{5^x}{{.3}^{{x^2}}}} \right) = {\log _3}1\]

\[ \Leftrightarrow {\log _3}{5^x} + {\log _3}{3^{{x^2}}} = 0\]

\[ \Leftrightarrow x{\log _3}5 + {x^2} = 0\]

\[ \Leftrightarrow x\left( {{{\log }_3}5 + x} \right) = 0\]

\[ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - {\log _3}5\end{array} \right.\]

Vậy nghiệm của phương trình là x = 0 và \[x = - {\log _3}5\].


Câu 31:

Tính đạo hàm của hàm số sin2 x.

Xem đáp án

(sin2 x)’ = 2sin x.(sin x)’ = 2sin x cos x = sin 2x.

Vậy đạo hàm của hàm số sin2 x là sin 2x.


Câu 32:

Giải phương trình: sin2 x + 2sin x – 3 = 0.

Xem đáp án

sin2 x + 2sin x – 3 = 0

Û sin2 x – sin x + 3sin x – 3 = 0

Û (sin x – 1)(sin x + 3) = 0

Vì –1 £ sin x £ 1 nên sin x + 3 ¹ 0

Do đó sin x – 1 = 0 Û sin x = 1

\[ \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\,(k \in \mathbb{Z})\]

Vậy \[x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\,(k \in \mathbb{Z})\].


Câu 33:

Giải phương trình: \[\sin 3x - \sqrt 3 \cos 3x = 2\sin 2x\].

Xem đáp án

Ta có: \[\sin 3x - \sqrt 3 \cos 3x = 2\sin 2x\]

\[ \Leftrightarrow 2\sin \left( {3x - \frac{\pi }{3}} \right) = 2\sin 2x\]

\[ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x - \frac{\pi }{3} = 2x + k2\pi }\\{3x - \frac{\pi }{3} = \pi - 2x + k2\pi }\end{array}} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{\pi }{3} + k2\pi }\\{x = \frac{{2\pi }}{{15}} + \frac{{k2\pi }}{5}}\end{array}} \right.\,\,(k \in \mathbb{Z})\]

Vậy các giá trị x thoả mãn là \[x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \] hoặc \[x = \,\frac{{2\pi }}{{15}} + \frac{{k2\pi }}{5}\].


Câu 34:

Có 6 quả cầu xanh đánh số từ 1 đến 6, 5 quả cầu đỏ đánh số từ 1 đến 5 và 7 quả màu vàng đánh số từ 1 đến 7. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 3 quả cầu vừa khác màu vừa khác số?

Xem đáp án

Để lấy ra ba quả cầu vừa khác màu vừa khác số ta phải thực hiện qua ba giai đoạn:

• Chọn một quả cầu đỏ

• Chọn một quả cầu xanh

• Chọn một quả cầu vàng

Chọn quả cầu đỏ có 5 cách chọn

Chọn quả cầu xanh có 5 cách chọn (trừ quả cầu được đánh số trùng với quả cầu đỏ)

Chọn quả cầu vàng có 5 cách chọn (trừ hai quả cầu được đánh số trùng với quả cầu đỏ và quả cầu xanh)

Theo quy tắc nhân ta được 5. 5. 5 = 125 cách lấy ra ba quả cầu vừa khác màu vừa khác số

Vậy có 125 cách lấy ra ba quả cầu vừa khác màu vừa khác số.


Câu 35:

Một hộp đựng 15 viên bi khác nhau gồm 4 bi đỏ, 5 bi trắng và 6 bi vàng. Tính số cách chọn 4 viên bi từ hộp đó sao cho không có đủ 3 màu.

Xem đáp án

• Trường hợp 1: chọn 4 bi đỏ hoặc trắng có: \[C_9^4 = 126\] (cách)

• Trường hợp 2: chọn 4 bi đỏ và vàng hoặc 4 bi vàng có \[C_{10}^4 - C_4^4 = 209\] (cách)

• Trường hợp 3: chọn 4 bi trắng và vàng có \[C_{11}^4 - (C_5^4 + C_6^4) = 310\] (cách)

Số cách chọn 4 viên bi từ hộp đó sao cho không có đủ 3 màu là:

126 + 209 + 310 = 645 (cách)

Vậy có 645 cách.


Câu 36:

Tìm tập xác định D của hàm số y = log2 (x2 + 5x − 6).

Xem đáp án

Điều kiện xác định: x2 + 5x – 6 > 0

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < - 6\\x > 1\end{array} \right.\]

Vậy tập xác định D là: D = (–¥; –6) È (1; +¥).


Câu 37:

Tìm tập xác định D của hàm số y = log2 (x3 − 8)1000.

Xem đáp án

Điều kiện xác định: (x3 − 8)1000 > 0 Û x ≠ 2 .

Vậy tập xác định \[D = \mathbb{R}\backslash \{ 2\} \].


Câu 38:

Cho hai điểm cố định A; B. gọi I là trung điểm của AB. Tìm tập hợp các điểm M thoả mãn: \[\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} } \right|\].
Xem đáp án

Ta có: \[\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} } \right|\]

\[ \Leftrightarrow \left| {2\overline {MI} } \right| = \left| {\overline {BA} } \right| \Leftrightarrow 2MI = BA \Leftrightarrow MI = \frac{{BA}}{2}\].

Vậy tập hợp các điểm M là đường tròn đường kính AB.


Câu 39:

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh bên SA, SB, SC vuông góc với nhau từng đôi một. Biết thể tích của khối chóp bằng \[\frac{{{a^3}}}{6}\]. Tính bán kính r của mặt cầu nội tiếp của hình chóp S.ABC.

Xem đáp án
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh bên SA, SB, SC vuông góc với nhau từng  (ảnh 1)

Áp dụng công thức \[r = \frac{{3V}}{{{S_{tp}}}}\,\,\] (*) và tam giác đều cạnh x có diện tích \[S = \frac{{{x^2}\sqrt 3 }}{4}\,\,\]

Từ giả thiết S.ABC đều có SA = SB = SC.

Lại có SA, SB, SC đôi một vuông góc và thể tích khối chóp S.ABC bằng \[\frac{{{a^3}}}{6}\]nên ta có SA = SB = SC = a.

Suy ra \[AB = BC = CA = a\sqrt 2 \] và tam giác ABC đều cạnh có độ dài \[a\sqrt 2 \].

Do đó diện tích toàn phần của khối chóp S.ABC là:

Stp  = SSAB + SSBC + SSCA + SABC \[ = \frac{{3{a^2}}}{2} + \frac{{{{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}.\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^2}\left( {3 + \sqrt 3 } \right)}}{2}\].

Do đó \[r = \frac{a}{{3 + \sqrt 3 }}\].


Câu 40:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD và AB = 2CD). Gọi M là trung điểm của cạnh SC. Xác định giao điểm K của đường thẳng AM với (SBD).

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD và AB = 2CD). Gọi M  (ảnh 1)

Ta có: AM (SAC)

Dễ thấy S (SAC) ∩ (SBD)

Gọi O là giao điểm của AC và BD

Khi đó O AC (SAC),

O BD (SBD)

Do đó O (SAC) ∩ (SBD)

Þ SO = (SAC) ∩ (SBD)

Trong (SAC) gọi AM ∩ SO = {K} 

Ta có: K AM, K SO (SBD) 

Þ AM ∩ (SBD) = {K}

Vậy giao điểm K của đường thẳng AM với (SBD) là giao điểm của AM và SO.


Câu 41:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB // CD và AB = 2DC. Gọi O là giao điểm của AC và BD, G là trọng tâm tam giác SBC, H là giao điểm của DG và (SAC). Tính tỉ số \[\frac{{GH}}{{GD}}\].

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB // CD và AB = 2DC. Gọi O  (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của BC, I = AC ∩ DM .

Trong (SDM) gọi H = DG ∩ SI ta có:

I AC I (SAC) SI SAC

H SI H (SAC) H = DG ∩ (SAC).

Gọi N là trung điểm của AD, E = AC ∩ MN

Nên MN là đường trung bình của hình thang ABCD

\[ \Rightarrow MN = \frac{{AB + CD}}{2} = \frac{{2CD + CD}}{2} = \frac{{3CD}}{2}\]

Áp dụng định lí Ta-lét, ta có:

\[\frac{{NE}}{{CD}} = \frac{{AN}}{{AD}} = \frac{1}{2} \Rightarrow NE = \frac{1}{2}CD \Rightarrow ME = \frac{3}{2}CD - \frac{1}{2}CD = CD\]

\[\frac{{IM}}{{ID}} = \frac{{CD}}{{MN}} = \frac{{ME}}{{CD}} = 1 \Rightarrow IM = ID\]

Kẻ GK // DM, áp dụng định lí Vi-ét ta có:

\[\frac{{GH}}{{DH}} = \frac{{KG}}{{ID}} = \frac{{KG}}{{IM}} = \frac{{KG}}{{IM}} = \frac{{SG}}{{SM}} = \frac{2}{3}\]

\[ \Rightarrow \frac{{GH}}{{GH + DH}} = \frac{2}{{2 + 3}} = \frac{2}{5} \Rightarrow \frac{{GH}}{{GD}} = \frac{2}{5}\].


Câu 42:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh \[2\sqrt 2 \], cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy. Mặt phẳng (α) qua A và vuông góc với SC cắt các cạn SB, SC, SD lần lượt tại các điểm M, N, P. Tính thể tích V của khối cầu ngoại tiếp tứ diện CMNP.

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2 căn bậc hai 2, cạnh bên SA (ảnh 1)

Gọi O là tâm của hình vuông ABCD O là trung điểm của AC

Ta có: CD ^ AD; CD ^ SA

Þ CD ^ (SAD)

Þ CD ^ AP

Lại có: SC ^ AP (do SC (α)); CD AP

AP (SCD) AP CP ΔAPC vuông tại P

OA = OC = OP

Tương tự, ta có: ΔAMC vuông tại M 

OA = OC = OM

Lại có: SC AN (do SC (α))

ΔANC vuông tại N OA = OC = ON

OA = OC = OP = OM = ON

Þ O là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện CMNP

Bán kính khối cầu là:

\[R = OA = \frac{{AB}}{{\sqrt 2 }} = 2\]

Thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện CMNP là: 
\[V = \frac{{4\pi }}{3} \cdot {2^3} = \frac{{32\pi }}{3}\]

Vậy thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện CMNP là \[\frac{{32\pi }}{3}\].


Câu 43:

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh bên SA, SB, SC vuông góc với nhau từng đôi một. Biết thể tích của khối chóp bằng \[\frac{{{a^3}}}{6}\]. Tính bán kính r của mặt cầu nội tiếp của hình chóp S.ABC.

Xem đáp án
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh bên SA, SB, SC vuông góc với nhau từng (ảnh 1)

Áp dụng công thức \[r = \frac{{3V}}{{{S_{tp}}}}\,\,\] (*) và tam giác đều cạnh x có diện tích \[S = \frac{{{x^2}\sqrt 3 }}{4}\,\,\]

Từ giả thiết S.ABC đều có SA = SB = SC. Lại có SA, SB, SC đôi một vuông góc và thể tích khối chóp S.ABC bằng \[\frac{{{a^3}}}{6}\]nên ta có SA = SB = SC = a.

Suy ra \[AB = BC = CA = a\sqrt 2 \] và tam giác ABC đều cạnh có độ dài \[a\sqrt 2 \]. Do đó diện tích toàn phần của khối chóp S.ABC là:

Stp  = SSAB + SSBC + SSCA + SABC

\[ = \frac{{3{a^2}}}{2} + \frac{{{{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}.\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^2}\left( {3 + \sqrt 3 } \right)}}{2}\] 

Thay vào (*) ta được:

\[\frac{{4\pi }}{3}\]

Vậy r = \[r = \frac{a}{{3 + \sqrt 3 }}\].


Câu 44:

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng 2a. Gọi M là trung điểm của SD. Giá trị tang của góc giữa đường thẳng BM và mặt phẳng (ABCD) bằng?

Xem đáp án
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng 2a. Gọi M là trung điểm của (ảnh 1)

Gọi {O} = AC ∩ BD nên SO (ABCD).

Gọi H là trung điểm của OD.

Xét SOD có MH là đường trung bình nên MH // SO.

Suy ra MH (ABCD).

Hình chiếu của đường thẳng BM trên mặt phẳng (ABCD) là BH.

Suy ra \[\widehat {\left( {BM,\left( {ABCD} \right)} \right)} = \widehat {\left( {BM,BH} \right)} = \widehat {MBH}\] là góc nhọn

Xét tam giác vuông ABD có:

\[BD = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = \sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2} + {{\left( {2a} \right)}^2}} = 2\sqrt 2 a.\]

\[ \Rightarrow BH = \frac{3}{4}BD = \frac{{3\sqrt 2 a}}{2}\]\[OD = \frac{1}{2}BD = \sqrt 2 a.\]

Xét tam giác vuông SOD có:

\[SO = \sqrt {S{D^2} - O{D^2}} = \sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2} - {{\left( {\sqrt 2 a} \right)}^2}} = \sqrt 2 a.\]

Suy ra \[MH = \frac{1}{2}SO = \frac{{\sqrt 2 a}}{2}.\]

Ta có \[\tan \widehat {MBH} = \frac{{MH}}{{BH}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 2 }}{2}}}{{\frac{{a\sqrt 2 a}}{2}}} = \frac{1}{3}\].


Câu 45:

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F theo thứ tự là trung diểm của AB, CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE. Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F theo thứ tự là trung diểm của AB, CD (ảnh 1)

E, F là trung điểm AB, CD

\[ \Rightarrow AE = EB = \frac{1}{2}AB,\,\,DF = FC = \frac{1}{2}CD\]

Ta có: AB = CD hay 2AD = 2BC

Þ AE = EB = BC = CF = FD = DA.

Tứ giác ADFE có AE // DF, AE = DF

Þ ADFE là hình bình hành.

Hình bình hành ADFE có \[\widehat A = 90^\circ \]

Þ ADFE là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật ADFE là hình chữ nhật có AE = AD

Þ ADFE là hình vuông

Vậy ADFE là hình vuông.


Câu 46:

Cho hình chữ nhật ABCD (AB > BC). Từ B kẻ BH vuông góc với AC tại H. Lấy E sao cho H là trung điểm BE, lấy Q đối xứng với C qua H. QE cắt DC tại M. Gọi N là hình chiếu của E trên AD, MN cắt DE tại O. Chứng minh tam giác OEM là tam giác cân.

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD (AB > BC). Từ B kẻ BH vuông góc với AC tại H. Lấy E sao (ảnh 1)

Ta có: NE ^ AD; DM ^ AD

Þ DM // NE

Xét tứ giác BCEQ có: BE ^ QC = {H}

H là trung điểm của QC

H là trung điểm của BE

Do đó BCEQ là hình thoi, suy ra BC // QE.

Mà BC // AD nên QE // AD

Xét tứ giác DMEN có: DM // NE; QE // DN

Suya ra tứ giác DMEN là hình bình hành

\[\widehat {NDM} = 90^\circ \] nên tứ giác DMEN là hình chữ nhật

Do đó OM = OE

Vậy tam giác OME cân tại O.

Câu 48:

Cho tam giác ABC, có bao nhiêu điểm M thỏa mãn: \[\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| = 3?\]

Xem đáp án

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC.

Ta có: \[\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| = 3\]

\[ \Leftrightarrow \left| {3\overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} } \right| = 3\]

\[ \Leftrightarrow \left| {3\overrightarrow {MG} + \vec 0} \right| = 3 \Leftrightarrow \left| {\overrightarrow {MG} } \right| = 1 \Leftrightarrow MG = 1\].

Tập hợp các điểm M thỏa mãn yêu cầu đề bài là đường tròn tâm G bán kính 1.

Vậy có vô số điểm M thỏa mãn.


Câu 49:

Cho tích phân \[I = \mathop \smallint \limits_0^1 \frac{{{x^7}}}{{{{\left( {1 + {x^2}} \right)}^5}}}dx\], giả sử đặt t = 1 + x2. Tính tích phân I.

Xem đáp án

Ta có \[I = \mathop \smallint \limits_0^1 \frac{{{x^7}}}{{{{\left( {1 + {x^2}} \right)}^5}}}dx = \mathop \smallint \limits_0^1 \frac{{{x^6}.x}}{{{{\left( {1 + {x^2}} \right)}^5}}}dx\]

Đặt t = 1 + x2 dt = 2xdx và x2 = t – 1

Đổi cận \[\left\{ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow t = 1\\x = 1 \Rightarrow t = 2\end{array} \right.\]

\[ \Rightarrow I = \frac{1}{2}\mathop \smallint \limits_1^2 \frac{{{{\left( {t - 1} \right)}^3}dt}}{{{t^5}}}\]

Vậy \[I = \frac{1}{2}\mathop \smallint \limits_1^2 \frac{{{{\left( {t - 1} \right)}^3}dt}}{{{t^5}}}\].


Câu 50:

Cho \[\mathop \smallint \limits_0^1 \left( {\frac{1}{{x + 1}} - \frac{1}{{x + 2}}} \right)dx = a\ln 2 + b\ln 3\]với a, b là các số nguyên. Chứng minh a + 2b = 0.

Xem đáp án

\[\mathop \smallint \limits_0^1 \left( {\frac{1}{{x + 1}} - \frac{1}{{x + 2}}} \right)dx = \left( {ln|x + 1| - ln|x + 2|} \right)|_0^1\]

\[ = ln\mid \frac{{x + 1}}{{x + 2}}\mid \mid _0^1 = ln\frac{2}{3} - ln\frac{1}{2} = ln2 - ln3 + ln2 = 2ln2 - ln3\]

\[ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = - 1\end{array} \right. \Rightarrow a + 2b = 2 - 2 = 0\]

Vậy a + 2b = 0.


Câu 51:

Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số (không nhất thiết khác nhau) được lập từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9. Chọn ngẫu nhiên một số \[\overline {abc} \] từ S. Tính xác suất để số được chọn thỏa mãn a ≤ b ≤ c.

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên có 3 chữ số là \[\overline {abc} \](0 ≤ a, b, c ≤ 9, a ≠ 0).

S có 9.10.10 = 900 (phần tử.)

Chọn ngẫu nhiên một số từ S

Ta có n(Ω) = 900.

Gọi A là biến cố: "Số được chọn thỏa mãn a ≤ b ≤ c ".

Trường hợp 1: a < b < c. Chọn 3 số trong 9 số từ 1 đến 9, có duy nhất một cách xếp chúng theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải nên TH này có \[C_9^3\] số thỏa mãn.

Trường hợp 2: a = b < c, có \[C_9^2\]số thỏa mãn.

Trường hợp 3: a < b = c có \[C_9^2\]số thỏa mãn.

Trường hợp 4: a = b = c có 9 số thỏa mãn.

\[ \Rightarrow n\left( A \right) = C_9^3 + 2.C_9^2 + 9 = 165\].

Vậy \[P\left( A \right) = \frac{{165}}{{900}} = \frac{{11}}{{60}}.\]

Câu 52:

Hỏi có bao nhiêu giá trị m nguyên trong [−2017;2017] để phương trình:

log(mx) = 2log(x + 1) có nghiệm duy nhất?

Xem đáp án

log(mx) = 2log(x + 1) \[ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x > - 1\\mx = {(x + 1)^2}\end{array} \right.\,\,\,\,\,(1)\]

Ta thấy x = 0 không phải nghiệm của.

Khi đó \[(1) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > - 1\\m = \frac{{{{(x + 1)}^2}}}{x} = x + \frac{1}{x} + 2\end{array} \right.\]

Xét hàm số: \[f(x) = x + \frac{1}{x} + 2\], \[x \in ( - 1; + \infty )\backslash {\rm{\{ }}0\} \]\[f'(x) = 1 - \frac{1}{{{x^2}}}\]

\[f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 1\,\,\,\,(L)\end{array} \right.\]

Xét bảng biến thiên:

Hỏi có bao nhiêu giá trị m nguyên trong [-2017;2017] để phương trình: log(mx) (ảnh 1)

Dựa vào bảng biên thiên, phương trình đã cho có 1 nghiệm duy nhất \[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m < 0\\m = 4\end{array} \right.\]

\[m \in \mathbb{Z},\,\,m \in {\rm{[}} - 2017;2017]\] nên \[m \in {\rm{[}} - 2017; - 2016;...; - 1] \cup {\rm{\{ }}4\} \]

Vậy có 2018 giá trị của m thỏa mãn.


Câu 53:

Có bao nhiêu hình đa diện trong các hình dưới đây?

Có bao nhiêu hình đa diện trong các hình dưới đây (ảnh 1)
Xem đáp án

Quan sát hình vẽ ta thấy có hình 1 không phải hình đa diện.

Ba hình còn lại đều là hình đa diện.

Vậy có 3 hình đa diện.


Câu 54:

Cho hàm số f(x) thỏa mãn \[f\left( 2 \right) = - \frac{2}{9}\]và f ′(x) = 2x[f(x)]2 với mọi \[x \in \mathbb{R}\]. Tính giá trị của f(1).

Xem đáp án

Ta có: \[\smallint \frac{{f'\left( x \right)}}{{{{\left[ {f\left( x \right)} \right]}^2}}}dx = \smallint 2xdx \Rightarrow - \frac{1}{{f\left( x \right)}} = {x^2} + C\]

\[f\left( 2 \right) = - \frac{2}{9} \Rightarrow C = \frac{1}{2}\]nên \[f\left( x \right) = \frac{{ - 1}}{{{x^2} + \frac{1}{2}}} \Rightarrow f\left( 1 \right) = - \frac{2}{3}\]

Vậy \[f\left( 1 \right) = - \frac{2}{3}\].

Câu 55:

Gọi a và b lần lượt là giá trị lớn nhất và bé nhất của hàm số y = ln(2x2 + e2) trên [0; e]. Tính tổng a + b.

Xem đáp án

Tập xác địnhL: D = [0; e]

\[y' = \frac{{4x}}{{2{x^2} + {e^2}}} = 0 \Leftrightarrow x = 0\,\,\,\left( {tm} \right)\]

f(0) = lne2 = 2; f(e) = ln(3e2) = ln3 + 2

\[ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \mathop {\max y = \ln 3 + 2}\limits_{\left[ {0;\,e} \right]} \\b = \mathop {\min y}\limits_{\left[ {0;\,e} \right]} = 2\end{array} \right. \Rightarrow a + b = 4 + \ln 3\].


Bắt đầu thi ngay