IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 53)

  • 11033 lượt thi

  • 49 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho lục giác ABCDEF. Có bao nhiêu vectơ khác vectơ \(\overrightarrow 0 \) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của lục giác.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hai điểm phân biệt, chẳng hạn A, B ta xác định được hai vectơ khác vectơ \(\overrightarrow 0 \)\(\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {BA} \)

Một vectơ khác vectơ \(\overrightarrow 0 \) được xác định bởi 2 điểm phân biệt. Do đó có 30 cách chọn 2 điểm trong 4 điểm của tứ giác (có tính thứ tự các điểm) nên có thể lập được 30 vectơ

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 2:

Phân tích đa thức thành nhân tử: x2 + 2y2 – 3xy + x – 2y.

Xem đáp án

Ta có:

x2 + 2y2 – 3xy + x – 2y

= x2 – 2xy + 2y2 – xy + x – 2y

= x(x – 2y) + y(2y – x) + (x – 2y)

= (x – 2y)(x – y + 1).


Câu 3:

Với a, b là các số thực dương tùy ý thỏa mãn log3a – 2log9b = 2, mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Với a, b > 0 ta có

log3a – 2log9b = 2

log3a – log3b = 2

\( \Leftrightarrow {\log _3}\frac{a}{b} = 2\)\( \Leftrightarrow \frac{a}{b} = 9\)

a = 9b

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 4:

Tìm x, biết: x3 – 16x = 0.

Xem đáp án

Ta có:

x3 – 16x = 0

x(x2 – 16) = 0

x(x – 4)(x + 4) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x + 4 = 0\\x - 4 = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - 4\\x = 4\end{array} \right.\)

Vậy x {0; 4; –4}.


Câu 5:

Cho hình bình hành ABCD tâm I. Kết luận nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho hình bình hành ABCD tâm I. Kết luận nào sau đây là sai A. T vecto AB (ảnh 1)

Ta có: \({T_{\overrightarrow {I{\rm{D}}} }}\left( I \right) = I' \Leftrightarrow \overrightarrow {II'} = \overrightarrow {I{\rm{D}}} \Leftrightarrow I' \equiv D\)

Suy ra khẳng định \({T_{\overrightarrow {I{\rm{D}}} }}\left( I \right) = B\) là sai

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 6:

Tính \(\frac{1}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {99} + \sqrt {100} }}\).

Xem đáp án

Ta có:

\(\frac{1}{{\sqrt 1 + \sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 + \sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {99} + \sqrt {100} }}\)

\( = \frac{{\sqrt 1 - \sqrt 2 }}{{\left( {\sqrt 1 + \sqrt 2 } \right)\left( {\sqrt 1 - \sqrt 2 } \right)}} + \frac{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}{{\left( {\sqrt 2 + \sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt 2 - \sqrt 3 } \right)}} + ... + \frac{{\sqrt {99} - \sqrt {100} }}{{\left( {\sqrt {99} + \sqrt {100} } \right)\left( {\sqrt {99} - \sqrt {100} } \right)}}\)

\( = \frac{{\sqrt 1 - \sqrt 2 }}{{ - 1}} + \frac{{\sqrt 2 - \sqrt 3 }}{{ - 1}} + ... + \frac{{\sqrt {99} - \sqrt {100} }}{{ - 1}}\)

\( = \sqrt 2 - \sqrt 1 + \sqrt 3 - \sqrt 2 + ... + \sqrt {100} - \sqrt {99} \)

\( = \sqrt {100} - \sqrt 1 = 10 - 1 = 9\).


Câu 7:

Chứng minh đẳng thức sau: (x + y + z)3 = x3 + y3 + z3 + 3(x + y)(y + z)(z + x).

Xem đáp án

Ta có:

x3 + y3 + z3 + 3(x + y)(y + z)(z + x)

= x3 + y3 + z3 + (3xy + 3xz + 3y2 + 3yz)(z + x)

= x3 + y3 + z3 + 3xyz + 3x2y + 3xz2 + 3x2z + 3y2z + 3y2x + 3yz2 + 3xyz

= x3 + y3 + z3 + 3x2y + 3xz2 + 3x2z + 3y2z + 3y2x + 3yz2 + 6xyz

= x3 + 3x2y + 3y2x + y3 + 3x2z + 6xyz + 3y2z + 3xz2 + 3yz2 + z3

= (x + y)3 + 3z(x2 + 2xy + y2) + 3z2(x + y) + z3

= (x + y)3 + 3z(x + y)2 + 3z2(x + y) + z3

= (x + y + z)3

Vậy (x + y + z)3 = x3 + y3 + z3 + 3(x + y)(y + z)(z + x).


Câu 8:

4 giờ 30 phút đổi ra thập phân?

Xem đáp án

Vì 1 giờ = 60 phút

Nên 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ.


Câu 9:

Giải phương trình: \(\left( {x + 1} \right)\left( {x + 4} \right) - 3\sqrt {{x^2} + 5{\rm{x}} + 2} = 6\).

Xem đáp án

Ta có: \(\left( {x + 1} \right)\left( {x + 4} \right) - 3\sqrt {{x^2} + 5{\rm{x}} + 2} = 6\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 5{\rm{x}} + 4 - 3\sqrt {{x^2} + 5{\rm{x}} + 2} = 6\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 5{\rm{x}} + 2 - 3\sqrt {{x^2} + 5{\rm{x}} + 2} = 4\)

Đặt \(t = \sqrt {{x^2} + 5{\rm{x}} + 2} \left( {t \ge 0} \right)\)

Suy ra t2 – 3t = 4

t2 – 3t – 4 = 0

t2 + t – 4t – 4 = 0

t(t + 1) – 4(t + 1) = 0

(t + 1)(t – 4) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t + 1 = 0\\t - 4 = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 1\\t = 4\end{array} \right.\)

Mà t ≥ 0 nên t = 4

Suy ra \(\sqrt {{x^2} + 5{\rm{x}} + 2} = 4\)

x2 + 5x + 2 = 16

x2 + 5x – 14 = 0

x2 + 7x – 2x – 14 = 0

x(x + 7) – 2(x + 7) = 0

(x + 7)(x – 2) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 7 = 0\\x - 2 = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 7\\x = 2\end{array} \right.\)

Vậy x = 2 hoặc x = –7.


Câu 10:

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, \[AB = a,\;\] \(A{\rm{D}} = a\sqrt 3 ,\) SA vuông góc với đáy và mặt phẳng (SBC) tạo với đáy một góc 60°. Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, AB = a, AD = a căn bậc hai 3 (ảnh 1)

Ta có (ABCD) ∩ (SBC) = BC

Lại có \(\left\{ \begin{array}{l}AB \bot BC\\SA \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right)\)

Suy ra BC SB

Do đó\(\left\{ \begin{array}{l}SB \bot BC\\BA \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow \widehat {\left( {\left( {SBC} \right),\left( {ABC{\rm{D}}} \right)} \right)} = \widehat {\left( {SB,AB} \right)} = \widehat {SBA} = 60^\circ \)

Xét tam giác SAB ta có:

\(SA = AB.\tan 60^\circ = a\sqrt 3 \)

Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD

\({V_{S.ABC{\rm{D}}}} = \frac{1}{3}SA.AB.A{\rm{D}} = \frac{1}{3}a\sqrt 3 .a.a\sqrt 3 = {a^3}\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 11:

Tính giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3{\rm{x}} + \frac{4}{{{x^2}}}\) trên khoảng (0; +∞).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: \(y = 3{\rm{x}} + \frac{4}{{{x^2}}} = \frac{{3{\rm{x}}}}{2} + \frac{{3{\rm{x}}}}{2} + \frac{4}{{{x^2}}}\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có

\(\frac{{3{\rm{x}}}}{2} + \frac{{3{\rm{x}}}}{2} + \frac{4}{{{x^2}}} \ge 3\sqrt[3]{{\frac{{3{\rm{x}}}}{2}.\frac{{3x}}{2}.\frac{4}{{{x^2}}}}} = 3\sqrt[3]{9}\)

Dấu “ = ” xảy ra khi \(\frac{{3{\rm{x}}}}{2} = \frac{4}{{{x^2}}} \Leftrightarrow x = \sqrt[3]{{\frac{8}{3}}}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 12:

Xếp 6 người A, B, C, D, E, F vào một ghế dài. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho A và F không ngồi cạnh nhau.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số cách xếp 6  người vào 6 ghế là 6!

Ta tính số cách xếp sao cho A và F ngồi cạnh nhau:

Xem AF là một phần tử X, ta có 5! = 120 cách xếp 5 người X; B; C; D; E

Khi hoán vị A; F ta có thêm được một cách xếp

Vậy có 2 . 120 = 240 cách xếp để A và F ngồi cạnh nhau

Do đó, số cách xếp để A và F không ngồi cạnh nhau là:

6! – 240 = 480 cách

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 13:

Khi nào dùng denta và denta phẩy?

Xem đáp án

Phương trình dạng ax2 + bx + c = 0

Denta: Dùng cho mọi trường hợp

Công thức denta: ∆ = b2 – 4ac

• Denta phẩy: Nên dùng khi hệ số b chia hết cho 2

Công thức denta phẩy: ∆’ = b’2 – ac trong đó b' = b2.


Câu 14:

Tìm số nguyên a, b biết \(\frac{a}{7} - \frac{1}{2} = \frac{1}{{b + 3}}\).

Xem đáp án

Ta có:

\(\frac{a}{7} - \frac{1}{2} = \frac{1}{{b + 3}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{2a}}{{14}} - \frac{7}{{14}} = \frac{1}{{b + 3}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{2a - 7}}{{14}} = \frac{1}{{b + 3}}\)

(2a – 7)(b + 3) = 14

Suy ra 2a – 7 và b + 3 thuộc Ư{14} = {1; 2; 7; 14; –1; –2; –7; –14}

Ta có bảng

2a – 7

1

2

7

14

–1

–2

–7

–14

b + 3

14

7

2

1

–14

–7

–2

–1

a

4

4,5

7

10,5

3

2,5

0

–3,5

b

11

4

–1

–2

–17

–10

–5

–4

Vì a, b nguyên nên (a, b) {(4, 11); (7, –1); (3, –17); ( 0, –5)}

Vậy (a, b) {(4, 11); (7, –1); (3, –17); ( 0, –5)}.


Câu 15:

Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập hợp rỗng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

A = {x ℤ| |x| < 1} suy ra A = {0}

• B = {x ℤ| 6x2 – 7x + 1 = 0}

Xét 6x2 – 7x + 1 = 0 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1 \in \mathbb{Z}\\x = \frac{1}{6} \notin \mathbb{Z}\end{array} \right.\)

Suy ra B = {1}

• C = {x ℚ| x2 – 4x + 2 = 0}

Xét x2 – 4x + 2 = 0 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2 - \sqrt 2 \notin \mathbb{Q}\\x = 2 + \sqrt 2 \notin \mathbb{Q}\end{array} \right.\)

Suy ra C =

• D = {x R| x2 – 4x + 3 = 0}

Xét x2 – 4x + 3 = 0 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 3\end{array} \right.\)

Suy ra D = {1; 3}

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 16:

Xác định giá trị của tham số m sao cho hàm số \(y = x + m\sqrt x \) đạt cực trị tại x = 1.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tập xác định D = [0; +∞)

Ta có: \(y' = 1 + \frac{m}{{2\sqrt x }}\)

Hàm số đạt cực trị tại x = 1

Suy ra y’(1) = 0 \( \Leftrightarrow 1 + \frac{m}{2} = 0 \Leftrightarrow m = - 2\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 17:

Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2{\rm{x}} + y = \frac{3}{{{x^2}}}\\2y + x = \frac{3}{{{y^2}}}\end{array} \right.\).

Xem đáp án

Điều kiện x, y ≠ 0

Ta có: \(\left( {2{\rm{x}} + y} \right) - \left( {2y + x} \right) = \frac{3}{{{x^2}}} - \frac{3}{{{y^2}}}\)

\( \Leftrightarrow x - y = \frac{{3\left( {{y^2} - {x^2}} \right)}}{{{x^2}{y^2}}}\)

\( \Leftrightarrow x - y = \frac{{3\left( {y - x} \right)\left( {y + x} \right)}}{{{x^2}{y^2}}}\)

\( \Leftrightarrow x - y - \frac{{3\left( {y - x} \right)\left( {y + x} \right)}}{{{x^2}{y^2}}} = 0\)

\( \Leftrightarrow \left( {x - y} \right)\left( {1 + \frac{{3x + 3y}}{{{x^2}{y^2}}}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - y = 0\\1 + \frac{{3x + 3y}}{{{x^2}{y^2}}} = 0\end{array} \right.\)

• TH1: x – y = 0 x = y

Thay x = y vào phương trình \(2{\rm{x}} + y = \frac{3}{{{x^2}}}\) ta có:

\(2{\rm{x}} + x = \frac{3}{{{x^2}}} \Leftrightarrow 3{\rm{x}} = \frac{3}{{{x^2}}} \Leftrightarrow {x^3} = 1 \Leftrightarrow x = 1\)

Suy ra y = 1

TH2: \(1 + \frac{{3x + 3y}}{{{x^2}{y^2}}} = 0\)

\( \Leftrightarrow \frac{{3x + 3y}}{{{x^2}{y^2}}} = - 1 \Leftrightarrow 3{\rm{x}} + 3y = - {x^2}{y^2} < 0\)  (1)

Ta có:

\(\left( {2{\rm{x}} + y} \right) + \left( {2y + x} \right) = \frac{3}{{{x^2}}} + \frac{3}{{{y^2}}}\)

\( \Leftrightarrow 3x + 3y = \frac{{3\left( {{y^2} + {x^2}} \right)}}{{{x^2}{y^2}}} > 0\)                   (2)

Từ (1) và (2) suy ra x, y

Vậy (x, y) = (1, 1).


Câu 18:

Cho a, b là hai số thực dương tùy ý và b ≠ 1. Tìm kết luận đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có:

ln a + ln b = ln (ab) ≠ ln(a + b) nên A sai

ln(a + b) ≠ ln a . ln b nên B sai

\(\ln a - \ln b = \ln \frac{a}{b} \ne \ln \left( {a - b} \right)\) nên C sai

\({\log _b}a = \frac{{\ln a}}{{\ln b}}\) nên D đúng

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 19:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm A (–1; 2; 4) và B (0; 1; 5). Gọi (P) là mặt phẳng đi qua A sao cho khoảng cách từ B đến (P) là lớn nhất. Khi đó, khoảng cách d từ O đến mặt phẳng (P) bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm A (-1; 2; 4) và B (0; 1; 5). Gọi (ảnh 1)

Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( {1; - 1;1} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \sqrt 3 \)

Gọi H là hình chiếu của B trên mặt phẳng (P) 

Khi đó ta có BH là khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (P) 

Ta luôn có BH ≤ AB do đó khoảng cách từ B đến mặt phẳng (P) lớn nhất khi H ≡ A 

Khi đó \(\overrightarrow {AB} = \left( {1; - 1;1} \right)\) là véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P)

Suy ra phương trình mặt phẳng (P) đi qua A (–1; 2; 4) và có véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow {AB} = \left( {1; - 1;1} \right)\) là x – y + z – 1 = 0

Do đó khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (P) là:

\(d\left( {O,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| { - 1} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} + {1^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 20:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình x2 – 5x + 7 + 2m = 0 có nghiệm thuộc đoạn [1; 5]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: x2 – 5x + 7 + 2m = 0

x2 – 5x + 7 = – 2m                         (*)

Phương trình (*) là phương trình hoành độ giao điểm của Parabol (P): x2 – 5x + 7 và đường thẳng y = – 2m (song song hoặc trùng với trục hoành)

Ta có bảng biến thiên của hàm số x2 – 5x + 7 trên đoạn [1; 5] như sau:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình x^2 - 5x + 7 + 2m = 0  (ảnh 1)

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy x [1; 5] thì \(y \in \left[ {\frac{3}{4};7} \right]\)

Do đó để phương trình (*) có nghiệm x [1; 5]

\( \Leftrightarrow \frac{3}{4} \le - 2m \le 7 \Leftrightarrow \frac{{ - 3}}{8} \ge m \ge - \frac{7}{2}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 21:

Chứng minh rằng: Nếu P là số nguyên tố lớn hơn 3 thì (P – 1)(P + 1) chia hết cho 24.

Xem đáp án

Vì P là số nguyên tố lớn hơn 3

Nên P không chia hết cho 2 và 3 

Ta có: P không chia hết cho 2

Suy ra P – 1 và P + 1 là 2 số chẵn liên tiếp

Do đó (P – 1)(P + 1) chia hết cho 8                        (1)

Mặt khác: P không chia hết cho 3

+) Nếu P = 3k +1 thì P – 1 = 3k 3

Suy ra (P – 1)(P + 1) chia hết cho 3

+) Nếu P = 3k + 2 thì P + 1 = 3k + 3

Suy ra (P – 1)(P + 1) chia hết cho 3

Do đó P không chia hết cho 3 thì (P – 1)(P + 1) chia hết cho 3             (2)

Từ (1) và (2) suy ra (P – 1)(P + 1) chia hết cho 8 và 3

Mà (8; 3) = 1

Suy ra (P – 1)(P + 1) chia hết cho 24

Vậy nếu P là số nguyên tố lớn hơn 3 thì (P – 1)(P + 1) chia hết cho 24.


Câu 22:

Với các số thực dương a, b, c chứng minh rằng: a3 + b3 + c3 ≥ ab2 + bc2 + ca2.
Xem đáp án

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có:

a3 + b3 + b3 ≥ 3ab2

b3 + c3 + c3 ≥ 3bc2

a3 + a3 + c3 ≥ 3ca2

Cộng vế với vế của các bất đẳng thức trên ta được

3(a3 + b3 + c3) ≥ 3(ab2 + bc2 + ca2)

a3 + b3 + c3 ≥ ab2 + bc2 + ca2

Dấu “=” xảy ra khi a = b = c

Vậy a3 + b3 + c3 ≥ ab2 + bc2 + ca2.


Câu 23:

Phân tích đa thức sau thành nhân tử: 2ab2 – a2b – b3.

Xem đáp án

Ta có:

2ab2 – a2b – b3

= –b(b2 – 2ab + a2)

= –b(b – a)2.


Câu 24:

Chứng minh bất đẳng thức: a2 + b2 ≥ 2ab.

Xem đáp án

Ta có:

(a – b)2 ≥ 0 với mọi a, b

a2 – 2ab + b2 ≥ 0 với mọi a, b

a2 + b2 ≥ 2ab với mọi a, b

Dấu “=” xảy ra khi a = b

Vậy a2 + b2 ≥ 2ab.


Câu 25:

Chọn đáp án đúng. Căn bậc hai số học của số a không âm là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dựa vào định nghĩa căn bậc hai số học của một số a không âm: Với một số dương a, Số căn bậc hai không âm duy nhất \(\sqrt a \) được gọi là căn bậc hai số học của a. Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 26:

Tam giác ABC có BC = a và CA = b. Tam giác ABC có diện tích lớn nhất khi góc C bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Diện tích tam giác ABC là

\(S = \frac{1}{2}AC.BC.\sin C = \frac{1}{2}ab\sin C\)

Vì a; b không đổi và sinC ≤ 1

Nên \[{\rm{S}} \le \frac{{ab}}{2}\]

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi sinC = 1 hay \(\widehat C = 90^\circ \)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 27:

Tìm tập hợp các giá trị của tham số thực m để phương trình 6x + (3 – m) . 2x – m = 0 có nghiệm thuộc khoảng (0; 1).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

6x + (3 – m) . 2x – m = 0 

6x + 3 . 2x – m . 2x – m = 0 

\( \Leftrightarrow m = \frac{{{6^x} + {{3.2}^x}}}{{1 + {2^x}}}\)

Xét hàm số \(\frac{{{6^x} + {{3.2}^x}}}{{1 + {2^x}}}\) liên tục trên (0; 1)

Ta có: \(f'\left( x \right) = \frac{{{{12}^x}.\ln 3 + {6^x}.\ln 6 + {{3.2}^x}.\ln 2}}{{{{\left( {1 + {2^x}} \right)}^2}}} > 0;\forall x \in \left( {0;1} \right)\)

Suy ra hàm số \(\frac{{{6^x} + {{3.2}^x}}}{{1 + {2^x}}}\) đồng biến trên (0; 1)

Do đó phương trình 6x + (3 – m) . 2x – m = 0 có nghiệm thuộc khoảng (0; 1) khi và chỉ khi f(0) < m < f(1) 2 < m < 4

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 28:

Cho phương trình \({2^{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}.{\log _2}\left( {{x^2} - 2{\rm{x}} + 3} \right) = {4^{\left| {x - m} \right|}}{\log _2}\left( {2\left| {x - m} \right| + 2} \right)\) với m là tham số thực. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m trên đoạn [–2019; 2019] để phương trình có đúng 2 nghiệm phân biệt.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điều kiện x

Ta có: \({2^{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}.{\log _2}\left( {{x^2} - 2{\rm{x}} + 3} \right) = {4^{\left| {x - m} \right|}}{\log _2}\left( {2\left| {x - m} \right| + 2} \right)\)

\( \Leftrightarrow {2^{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}.{\log _2}\left[ {{{\left( {x - 1} \right)}^2} + 2} \right] = {2^{2\left| {x - m} \right|}}{\log _2}\left( {2\left| {x - m} \right| + 2} \right)\)                      (1)

Xét hàm số \(y = {2^t}.{\log _2}\left( {t + 2} \right)\) với t ≥ 0

Hàm số \(y = {2^t}.{\log _2}\left( {t + 2} \right)\) xác định và liên tục trên [0; +∞)

Ta có: \(y' = {2^t}.{\log _2}\left( {t + 2} \right).\ln 2 + \frac{{{2^t}}}{{\left( {t + 2} \right)\ln 2}} > 0\)

Suy ra hàm số \(y = {2^t}.{\log _2}\left( {t + 2} \right)\) đồng biến trên [0; +∞)

Ta có: \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow f\left( {{{\left( {x - 1} \right)}^2}} \right) = f\left( {2\left| {x - m} \right|} \right)\)

\( \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = 2\left| {x - m} \right|\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\left( {x - 1} \right)^2} = 2\left( {x - m} \right)\\{\left( {x - 1} \right)^2} = 2\left( {m - x} \right)\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} - 2{\rm{x + }}1 = 2x - 2m\\{x^2} - 2{\rm{x}} + 1 = 2m - 2{\rm{x}}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - {x^2} + 4{\rm{x}} - 1 = 2m\\{x^2} + 1 = 2m\end{array} \right.\left( * \right)\)

Xét phương trình 2m = – x2 + 4x – 1

Ta có bảng biến thiên của hàm số g(x) = – x2 + 4x – 1

Cho phương trình 2^(x-1)^2 . log2 (x^2 - 2x + 3) = 4^|x-m| log2 (2|x - m| (ảnh 1)

Phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 có 2 nghiệm phân biệt khi 2m < 3 hay \(m < \frac{3}{2}\)

Phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 có 1 nghiệm phân biệt khi 2m = 3 hay \(m = \frac{3}{2}\)

Phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 vô nghiệm phân biệt khi 2m > 3 hay \(m > \frac{3}{2}\)

Xét phương trình 2m = x2 + 1

Ta có bảng biến thiên của hàm số h(x) = x2 + 1

Cho phương trình 2^(x-1)^2 . log2 (x^2 - 2x + 3) = 4^|x-m| log2 (2|x - m| (ảnh 2)

Phương trình 2m = x2 + 1 có 2 nghiệm phân biệt khi 2m > 1 hay \(m > \frac{1}{2}\)

Phương trình 2m = x2 + 1 có 1 nghiệm phân biệt khi 2m = 1 hay \(m = \frac{1}{2}\)

Phương trình 2m = x2 + 1 vô nghiệm phân biệt khi 2m < 1 hay \(m < \frac{1}{2}\)

+) Khi \(m = \frac{3}{2}\) phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 có 1 nghiệm x = 2, phương trình 2m = x2 + 1 có 2 nghiệm \[{\rm{x}} = \pm \sqrt 2 \]

Suy ra (*) có 3 nghiệm phân biệt nên loại \(m = \frac{3}{2}\)

+) Khi \(m = \frac{1}{2}\) phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 có 2 nghiệm \[{\rm{x}} = 2 \pm \sqrt 2 \], phương trình 2m = x2 + 1 có 1 nghiệm x = 0

Suy ra (*) có 3 nghiệm phân biệt nên loại \(m = \frac{1}{2}\)

+) Xét phương trình – x2 + 4x – 1 = x2 + 1

2x2 – 4x + 2 = 0

2(x – 1)2 = 0

x = 1

Suy ra không tồn tại m để (*) có 2 nghiệm phân biệt

Để phương trình \({2^{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}.{\log _2}\left( {{x^2} - 2{\rm{x}} + 3} \right) = {4^{\left| {x - m} \right|}}{\log _2}\left( {2\left| {x - m} \right| + 2} \right)\) có đúng 2 nghiệm phân biệt

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - {x^2} + 4{\rm{x}} - 1 = 2m\\{x^2} + 1 = 2m\end{array} \right.\left( * \right)\) có đúng hai nghiệm phân biệt

TH1: Phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 có 2 nghiệm phân biệt và phương trình 2m = x2 + 1 vô nghiệm

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < \frac{3}{2}\\m < \frac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow m < \frac{1}{2}\)

TH2: Phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 vô nghiệm và phương trình 2m = x2 + 1 có 2 nghiệm phân biệt

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > \frac{3}{2}\\m > \frac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow m > \frac{3}{2}\)

TH3: Phương trình 2m = – x2 + 4x – 1 có nghiệm x = 2 và phương trình 2m = x2 + 1 có nghiệm x = 0

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = \frac{3}{2}\\m = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow m \in \emptyset \)

Mà m [– 2019; 2019]

Nên \(m \in \left[ { - 2019;\left. {\frac{1}{2}} \right) \cup \left( {\frac{3}{2};\left. {2019} \right]} \right.} \right.\)

Vì m nguyên nên ta có 4038 giá trị của m

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 29:

Cho x, y, z là các số thực dương và thỏa mãn điều kiện x + y + z = xyz. Tìm giá trị lớn nhất của: \(P = \frac{1}{{\sqrt {1 + {x^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {1 + {y^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {1 + {z^2}} }}.\)

Xem đáp án

Vì x, y, z là các số thực dương và thỏa mãn điều kiện x + y + z = xyz

Nên \(\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{x{\rm{z}}}} = 1\)

Ta có:

\(\frac{1}{{\sqrt {1 + {x^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt {\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{z{\rm{x}}}} + {x^2}} }} \le \frac{1}{{2\sqrt {\frac{{{x^2}y}}{{xyz}}} }} \le \frac{1}{2}\)

\(\frac{1}{{\sqrt {1 + {y^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt {\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{z{\rm{x}}}} + {y^2}} }} \le \frac{1}{{2\sqrt {\frac{{{y^2}z}}{{xyz}}} }} \le \frac{1}{2}\)

\(\frac{1}{{\sqrt {1 + {z^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt {\frac{1}{{xy}} + \frac{1}{{yz}} + \frac{1}{{z{\rm{x}}}} + {z^2}} }} \le \frac{1}{{2\sqrt {\frac{{{z^2}x}}{{xyz}}} }} \le \frac{1}{2}\)

Suy ra \(\frac{1}{{\sqrt {1 + {x^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {1 + {y^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {1 + {z^2}} }} \le \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2}\)

Hay \(P \le \frac{3}{2}\)

Dấu “=” xảy ra khi x = y = z = 1

Vậy giá trị lớn nhất của P là \(\frac{3}{2}\) khi x = y = z = 1.


Câu 30:

Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Hãy tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

Xem đáp án

Theo định lí sin ta có:

\(\frac{a}{{\sin {\rm{A}}}} = 2{\rm{R}} \Leftrightarrow R = \frac{a}{{2\sin {\rm{A}}}}\)

Tam giác ABC đều nên \(\widehat A = 60^\circ \)

Suy ra \(\sin {\rm{A}} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

Khi đó \(R = \frac{a}{{2\sin {\rm{A}}}} = \frac{a}{{2.\frac{{\sqrt 3 }}{2}}} = \frac{a}{{\sqrt 3 }}\)

Vậy bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là \(\frac{a}{{\sqrt 3 }}\).


Câu 31:

Chứng minh rằng giá trị các biểu thức sau không phụ thuộc vào y

(y – 5)(y + 8) – (y + 4)(y – 1).

Xem đáp án

(y – 5)(y + 8) – (y + 4)(y – 1)

= y2 + 8y – 5y – 40 – y2 + y – 4y + 4

= –36

Vậy giá trị biểu thức trên không phụ thuộc vào biến y.


Câu 32:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A (1; 0), B (0; 5) và C (–3; –5). Tìm tọa độ điểm M thuộc trục Oy sao cho \(\left| {3\overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {MB} + 4\overrightarrow {MC} } \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Gọi I(a; b) là điểm thỏa mãn \(3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + 4\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

Ta có:

\(3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + 4\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 3\overrightarrow {IA} - 2\left( {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AI} } \right) + 4\left( {\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AI} } \right) = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AI} + 4\overrightarrow {AC} - 4\overrightarrow {AI} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 5\overrightarrow {IA} = 2\overrightarrow {AB} - 4\overrightarrow {AC} \)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5{\rm{a}} = - 9\\5b = - 30\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{{ - 9}}{5}\\b = - 6\end{array} \right.\\\end{array}\)

Suy ra \(I\left( {\frac{{ - 9}}{5}; - 6} \right)\)

Khi đó \(\left| {3\overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {MB} + 4\overrightarrow {MC} } \right| = \left| {3\overrightarrow {MI} + 3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {MI} - 2\overrightarrow {IB} + 4\overrightarrow {MI} + 4\overrightarrow {IC} } \right|\)

\( = \left| {5\overrightarrow {MI} + 3\overrightarrow {IA} - 2\overrightarrow {IB} + 4\overrightarrow {IC} } \right| = \left| {5\overrightarrow {MI} + \overrightarrow 0 } \right| = 5MI\)

Do đó \(\left| {3\overrightarrow {MA} - 2\overrightarrow {MB} + 4\overrightarrow {MC} } \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất khi MI nhỏ nhất

Suy ra M là hình chiếu của I trên Oy

\(I\left( {\frac{{ - 9}}{5}; - 6} \right)\)

Do đó M(0; –6)

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 33:

Cho hình thang cân ABCD, có đáy nhỏ và đường cao cùng bẳng 2a và \(\widehat {ABC} = 45^\circ \). Tính \(\left| {\overrightarrow {CB} - \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {AC} } \right|\).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình thang cân ABCD, có đáy nhỏ và đường cao cùng bẳng 2a và góc ABC (ảnh 1)

Gọi H, K là chân đường cao hạ từ A, D xuống BC

Khi đó tam giác ABH vuông tại H

\(\widehat {ABC} = 45^\circ \)

Suy ra tam giác ABH vuông cân tại H

Do đó AH = BH = 2a

Vì hình thang ABCD cân

Nên AB = CD, \(\widehat {ABC} = \widehat {DCB}\), BD = AC

Xét tam giác ABH và tam giác DCK có

\(\widehat {AHB} = \widehat {DKC}\left( { = 90^\circ } \right)\)

AB = CD

\(\widehat {ABC} = \widehat {DCB}\)

Suy ra ∆ABH = ∆DCK (cạnh huyền – góc nhọn)

Do đó CK = BH = 2a

Ta có CH = AD + CK = 2a + 2a = 4a

Xét tam giac AHC vuông tại H có

AC2 = AH2 + CH2

Suy ra \[{\rm{AC = }}\sqrt {{{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2} + {{\left( {4{\rm{a}}} \right)}^2}} = 2{\rm{a}}\sqrt 5 \]

Ta có:

\(\left| {\overrightarrow {CB} - \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {DA} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {DC} } \right| = \left| {\overrightarrow {DB} } \right| = AC = 2{\rm{a}}\sqrt 5 \)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 34:

Cho hình vẽ, biết: \(\widehat A = 60^\circ ,\widehat {{B_1}} = \frac{1}{2}\widehat {{B_2}}\). Chứng tỏ rằng a // b.

Cho hình vẽ, biết: góc A = 60 độ, góc B1 = 1/2 góc B2. Chứng tỏ rằng a // b (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta có: \(\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\(\widehat {{B_1}} = \frac{1}{2}\widehat {{B_2}}\)

Suy ra \(\widehat {{B_1}} = \frac{{180^\circ }}{3} = 60^\circ \)

Lại có \(\widehat A = 60^\circ \) (giả thiết)

Do đó \(\widehat A = \widehat {{B_1}}\)

Suy ra a // b ( vì có cặp góc so le trong bằng nhau)

Vậy a // b.


Câu 35:

Xem đáp án

Vì giữa chúng có 200 số chẵn nên hiệu của nó là:

200 × 2 + 1 = 401

Số lớn là :

(1987 + 401) : 2 = 1194

Số bé là :

1194 – 401 = 793

Vậy hai số cần tìm là 1194 và 793.


Câu 36:

Tìm điều kiện xác định của \(\sqrt {8{\rm{x}} - {x^2} - 15} \).

Xem đáp án

Điều kiện xác định của \(\sqrt {8{\rm{x}} - {x^2} - 15} \) là 8x – x2 – 15 ≥ 0

x2 – 8x + 15 ≤ 0

x2 – 8x + 16 – 1 ≤ 0

(x – 4)2 – 1 ≤ 0

(x – 4 – 1)(x – 4 + 1) ≤ 0

(x – 5)(x – 3) ≤ 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x - 3 \le 0\\x - 5 \ge 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x - 3 \ge 0\\x - 5 \le 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x \le 3\\x \ge 5\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\x \le 5\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow 3 \le x \le 5\)

Vậy \(\sqrt {8{\rm{x}} - {x^2} - 15} \) xác định khi 3 ≤ x ≤ 5.


Câu 37:

Tìm điều kiện xác định của biểu thức \(\frac{1}{{1 - \sqrt {{x^2} - 3} }}\).

Xem đáp án

Điều kiện xác định \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 3 \ge 0\\1 - \sqrt {{x^2} - 3} \ne 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 3 \ge 0\\\sqrt {{x^2} - 3} \ne 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 3 \ge 0\\{x^2} - 3 \ne 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} \ge 3\\{x^2} \ne 4\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x \ge \sqrt 3 \\x \le - \sqrt 3 \end{array} \right.\\x \ne \pm 2\end{array} \right.\)

Vậy \[{\rm{x}} \ne {\rm{2}},{\rm{x}} \ge \sqrt 3 \] hoặc \(x \ne - 2;x \le - \sqrt 3 \).

Câu 38:

Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số thực m để phương trình \(\log _2^2x + 4{\log _2}x - m = 0\) có nghiệm thuộc khoảng (0; 1).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đặt t = log2x

Suy ra t (–∞; 0)

Khi đó ta có phương trình ẩn t

t2 + 4t – m = 0

t2 + 4t = m

Xét f(t) = t2 + 4t

f’(t) = 2t + 4

f’(t) = 0 2t + 4 = 0 t = –2

Ta có bảng biến thiên:

Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số thực m để phương trình log2 2 x + 4 (ảnh 1)

Với t (–∞; 0) suy ra m [–4; +∞) thì phương trình \(\log _2^2x + 4{\log _2}x - m = 0\) có nghiệm thuộc khoảng (0; 1)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 39:

Tính A = 2 + 23 + 25 + 27 + ... + 22009.

Xem đáp án

Ta có:

A = 2 + 23 + 25 + 27 + ... + 22009

4A = 23 + 25 + 27 + ... + 22011

4A – A = (23 + 25 + 27 + ... + 22011) – (2 + 23 + 25 + 27 + ... + 22009)

3A = 22011 – 2

\(A = \frac{{{2^{2011}} - 2}}{3}\)

Vậy \(A = \frac{{{2^{2011}} - 2}}{3}\).


Câu 40:

Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên dương của m để hàm số y = x3 – 3(2m + 1)x2 + (12m + 5)x + 2 đồng biến trên khoảng (2; +∞). Số phần tử của S bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tập xác định D = ℝ

Ta có: y’ = 3x2 – 6(2m + 1)x + 12m + 5

Hàm số đồng biến trên khoảng (2; +∞) khi y’ ≥ 0 với mọi x (2; +∞)

3x2 – 6(2m + 1)x + 12m + 5 ≥ 0 với mọi x (2; +∞)

3x2 – 12mx – 6x + 12m + 5 ≥ 0 với mọi x (2; +∞)

\( \Leftrightarrow m \le \frac{{3{{\rm{x}}^2} - 6{\rm{x}} + 5}}{{12\left( {{\rm{x}} - 1} \right)}}\) với mọi x (2; +∞)

Xét hàm số \(g\left( {\rm{x}} \right) = \frac{{3{{\rm{x}}^2} - 6{\rm{x}} + 5}}{{12\left( {{\rm{x}} - 1} \right)}}\) với mọi x (2; +∞)

\(g'\left( {\rm{x}} \right) = \frac{{3{{\rm{x}}^2} - 6{\rm{x}} + 1}}{{12{{\left( {{\rm{x}} - 1} \right)}^2}}} > 0\) với mọi x (2; +∞)

Suy ra hàm số g(x) đồng biến trên (2; +∞)

Do đó m ≤ g(x) với mọi x (2; +∞)

Suy ra \(m \le g\left( 2 \right) \Leftrightarrow m \le \frac{5}{{12}}\)

Vì \(0 < m \le \frac{5}{{12}}\)

Do đó không có giá trị nguyên dương nào của m thỏa mãn bài toán

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 41:

Phương trình sinx – 3cosx = 0 có nghiệm dạng x = arccotm + kπ (k ℤ) thì giá trị m là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

+) Với sinx = 0 ta có 3cosx = 0 cosx = 0

Loại vì sin2x + cos2x = 1

+) Với sinx ≠ 0 ta có 3cosx = sinx

\( \Leftrightarrow \cot {\rm{x}} = \frac{1}{3}\)

\( \Leftrightarrow x = {\mathop{\rm arccot}\nolimits} \frac{1}{3} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

\( \Leftrightarrow m = \frac{1}{3}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 42:

Tìm giá trị nhỏ nhất của

D = x4 – 2x3 + 3x2 – 2x + 1
Xem đáp án

Ta có:

D = x4 – 2x3 + 3x2 – 2x + 1

D = (x4 – 2x3 + x2) + (2x2 – 2x + 1)

D = (x2 – x)2 + 2(x2 – x) + 1

D = (x2 – x + 1)2

\[{\rm{D}} = {\left( {{x^2} - x + \frac{1}{4} + \frac{3}{4}} \right)^2}\]

\[{\rm{D}} = {\left[ {{{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)}^2} + \frac{3}{4}} \right]^2}\]

\[{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} \ge 0;\forall x\]

Nên \[{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} \ge \frac{3}{4};\forall x\]

Suy ra \[D \ge \frac{9}{{16}};\forall x\]

Vậy D đạt giá trị nhỏ nhất bẳng \(\frac{9}{{16}}\) khi \[{\rm{x}} = \frac{1}{2}\].


Câu 43:

Phân tích đa thức thành nhân tử: x4 + 6x3 + 7x2 – 6x + 1.

Xem đáp án

Ta có:

x4 + 6x3 + 7x2 – 6x + 1

= x4 + 6x3 + 9x2 – 2x2 – 6x + 1

= (x2)2 + 2 . x2 . 3x + (3x)2 – 2(x2 + 3x) + 1

= (x2 + 3x)2 – 2(x2 + 3x) + 1

= (x2 + 3x – 1)2


Câu 44:

Tìm x: 2x + 1 – 2x = 32.

Xem đáp án

Ta có:

2x+1 – 2x = 32

2 . 2x – 2x = 32

2x = 32

2x = 25

x = 5

Vậy x = 5.


Câu 45:

Hàm số \(y = \sqrt {4 - {x^2}} \) nghịch biến trên khoảng nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Điều kiện xác định: 4 – x2 ≥ 0 –2 ≤ x ≤ 2

Ta có: \(y' = \frac{{ - x}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }}\)

\(y' < 0 \Leftrightarrow \frac{{ - x}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} < 0 \Leftrightarrow x > 0\)

Mà –2 ≤ x ≤ 2

Suy ra f(x) nghịch biến trên (0; 2)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 46:

Tìm m để \( - 9 < \frac{{3{{\rm{x}}^2} + m{\rm{x}} - 6}}{{{x^2} - x + 1}} < 6\) nghiệm đúng với mọi x R.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có:

\( - 9 < \frac{{3{{\rm{x}}^2} + m{\rm{x}} - 6}}{{{x^2} - x + 1}} < 6\)

–9(x2 – x + 1) < 3x2 + mx – 6 < 6(x2 – x + 1) vì x2 – x + 1 > 0 với mọi x

–9x2 + 9x – 9 < 3x2 + mx – 6 < 6x2 – 6x + 6

–12x2 + 9x – 3 < mx < 3x2 – 6x + 12

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}12{{\rm{x}}^2} + \left( {m - 9} \right)x + 3 > 0{\rm{     (1)}}\\3{{\rm{x}}^2} - \left( {m + 6} \right)x + 12 > 0{\rm{      (2)}}\end{array} \right.{\rm{ }}\)

Để \( - 9 < \frac{{3{{\rm{x}}^2} + m{\rm{x}} - 6}}{{{x^2} - x + 1}} < 6\) nghiệm đúng với mọi x

phương trình (1) và (2) nghiệm đúng với mọi x

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\Delta _1} < 0\\{\Delta _2} < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {m - 9} \right)^2} - 144 < 0\\{\left( {m + 6} \right)^2} - 144 < 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 18m + 81 - 144 < 0\\{m^2} + 12m + 36 - 144 < 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 18m - 63 < 0\\{m^2} + 12m - 108 < 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3 < m < 21\\ - 18 < m < 6\end{array} \right. \Leftrightarrow - 3 < m < 6\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 47:

Định m để bất phương trình (1 – m)x2 + 2mx + m − 6 ≥ 0  có nghiệm là một đoạn trên trục số có độ dài bằng 1.

Xem đáp án

Để bất phương trình có nghiệm trên 1 đoạn thì f(x) = (1 – m)x2 + 2mx + m – 6 phải là tam thức bậc hai có hai nghiệm phân biệt x1; x2 và hệ số a = 1 – m < 0

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 1\\\Delta > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > 1\\{m^2} - \left( {1 - m} \right)\left( {m - 6} \right) > 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow m \in \left( {1;\frac{3}{2}} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)

Để độ dài khoảng nghiệm bằng 1 thì |x1 – x2| = 1

(x1 – x2)2 = 1

(x1 + x2)2 – 4x1x2 = 1

Áp dụng định lí Vi – ét ta có

\({x_1} + {x_2} = \frac{{2m}}{{m - 1}};{x_1}{x_2} = \frac{{m - 6}}{{1 - m}}\)

Khi đó \({\left( {\frac{{2m}}{{m - 1}}} \right)^2} - 4.\frac{{m - 6}}{{1 - m}} = 1\)

\( \Leftrightarrow {\left( {\frac{{2m}}{{m - 1}}} \right)^2} + 4.\frac{{\left( {m - 6} \right)\left( {m - 1} \right)}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} = \frac{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}\)

4m2 + 4(m – 6)(m – 1) = (m – 1)2

4m2 + 4(m2 – 7m + 6) = m2 – 2m + 1

4m2 + 4m2 – 28m + 24 = m2 – 2m + 1

7m2 – 26m + 23 = 0

\( \Leftrightarrow m = \frac{{13 \pm 2\sqrt 2 }}{7}\)

Vậy \(m = \frac{{13 \pm 2\sqrt 2 }}{7}\).


Câu 48:

Tìm x biết (x – 2)(x + 4) = 0.

Xem đáp án

Ta có:

(x – 2)(x + 4) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = 0\\x + 4 = 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 4\end{array} \right.\)

Vậy x = 2 hoặc x = – 4.


Câu 49:

Thực hiện chứng minh –x2 – 4x – 7 luôn âm với mọi x.

Xem đáp án

Ta có:

–x2 – 4x – 7 = –x2 – 4x – 4 – 3 = –(x2 + 4x + 4) – 3 = –(x + 2)2 – 3

Vì (x + 2)2 ≥ 0 với mọi x

Nên –(x + 2)2 ≤ 0 với mọi x

Suy ra –(x + 2)2 – 3 < 0 với mọi x

Vậy –x2 – 4x – 7 luôn âm với mọi x.


Bắt đầu thi ngay