Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 59)

  • 6114 lượt thi

  • 42 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, SA = SB = SD = a, \(\widehat {BAD} = 60^\circ .\) Góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng (SCD) bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, SA = SB = SD = a (ảnh 1)

Gọi O là tâm hình thoi ABCD, H là trọng tâm tam giác ABD.

Tam giác ABD có: AB = AD (do ABCD là hình thoi), \(\widehat {BAD} = 60^\circ \)

∆ABD đều H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.

Hình chóp S.ABD có: SA = SB = SD = a SH (ABD).

Dựng HK // SA (K SC), HI SD (I SD).

Mà HD CD (do \[\widehat {HDC} = \widehat {HDO} + \widehat {ODC} = 30^\circ + 60^\circ = 90^\circ \])

CD (SHD) CD HI.

HI (SCD)

Ta có: \(\left( {\widehat {SA;\,\,\left( {SCD} \right)}} \right) = \left( {\widehat {HK;\,\,\left( {SCD} \right)}} \right) = \left( {\widehat {HK;\,\,KI}} \right) = \widehat {HKI}\)

HK // SA \(\frac{{HK}}{{SA}} = \frac{{HC}}{{AC}} = \frac{2}{3}\) \(HK = \frac{2}{3}a\)

Tứ diện S.ABD đều, có cạnh bằng a

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{HD = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}}\\{AH = \frac{2}{3}.OA = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}}\\{SH = \sqrt {S{A^2} - A{H^2}} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}}\end{array}} \right.\)

Xét tam giác SHD vuông tại H có:

HI SD \(\frac{1}{{H{I^2}}} = \frac{1}{{S{H^2}}} + \frac{1}{{H{D^2}}} = \frac{1}{{\frac{{2{a^2}}}{3}}} + \frac{1}{{\frac{{{a^2}}}{3}}} = \frac{9}{{2{a^2}}}\) \(HI = \frac{{a\sqrt 2 }}{3}\)

Xét tam giác HIK vuông tại I có:

\(\sin \widehat {HKI} = \frac{{HI}}{{HK}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 2 }}{3}}}{{\frac{{2a}}{3}}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) \(\widehat {HKI} = 45^\circ \)

\(\left( {\widehat {SA;\,\,\left( {SCD} \right)}} \right) = 45^\circ .\)


Câu 2:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm I, cạnh a, \(\widehat {BAD} = 60^\circ ,\) \(SA = SB = SD = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\) Gọi α là góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (ABCD). Mệnh đề nào sau đấy đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm I, cạnh a, góc BAD (ảnh 1)

Từ giả thiết suy ra tam giác ABD đều cạnh a.

Gọi H là hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABCD).

Do SA = SB = SD nên suy ra H là tâm của tam giác đều ABD.

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{AH = \frac{2}{3}.AI = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}}\\{HI = \frac{1}{3}.AI = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}}\\{SH = \sqrt {S{A^2} - A{H^2}} = \frac{{a\sqrt {15} }}{3}}\end{array}} \right.\)

Vì ABCD là hình thoi nên HI BD. Tam giác SBD cân tại S nên SI BD

\(\left( {\widehat {\left( {SBD} \right);\,\,\left( {ABCD} \right)}} \right) = \left( {\widehat {SI;\,\,AI}} \right) = \widehat {SIH}.\)

Trong tam giác vuông SHI, có \(\tan \widehat {SIH} = \frac{{SH}}{{HI}} = \sqrt 5 .\)


Câu 3:

Một chi đoàn có 16 đoàn viên. Cần bầu chọn một Ban chấp hành ba người gồm Bí thư, Phó Bí thư và Ủy viên. Số cách chọn ra Ban chấp hành nói trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Mỗi cách bầu chọn một Ban chấp hành ba người gồm Bí thư, Phó Bí thư và Ủy viên là một chỉnh hợp chập 3 của 16 phần tử.

Do đó có \(A_{16}^3 = \frac{{16!}}{{13!}} = 3360\) (cách).


Câu 4:

Cho hàm số \(y = {x^3} - 3mx + 1.\) Tìm m để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị B và C sao cho tam giác ABC cân tại A, với A(2, 3).

Xem đáp án

TXĐ: D = ℝ.

Ta có: \(y' = 3{x^2} - 3m = 0\) x2 = m.

Để hàm số có hai điểm cực trị thì phương trình \(y' = 0\) có hai điểm cực trị m > 0.

\(y' = 0\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \sqrt m }\\{x = - \sqrt m }\end{array}} \right.\) \[\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = - 2m\sqrt m + 1}\\{y = 2m\sqrt m + 1}\end{array}} \right.\]

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{B\left( {\sqrt m ;\,\, - 2m\sqrt m + 1} \right)}\\{C\left( { - \sqrt m ;\,\,2m\sqrt m + 1} \right)}\end{array}} \right.\)

∆ABC cân tại A AB = AC AB2 = AC2

\({\left( {\sqrt m - 2} \right)^2} + {\left( { - 2m\sqrt m - 2} \right)^2} = {\left( { - \sqrt m - 2} \right)^2} + {\left( {2m\sqrt m - 2} \right)^2}\)

\(m - 4\sqrt m + 4 + 4{m^3} + 8m\sqrt m + 4 = m + 4\sqrt m + 4 + 4{m^3} - 8m\sqrt m + 4\)

\(8\sqrt m - 16m\sqrt m = 0\)

\(8\sqrt m \left( {1 - 2m} \right) = 0\)

\(m = \frac{1}{2}\) (do m > 0)

Vậy \(m = \frac{1}{2}.\)


Câu 5:

Giá trị nhỏ nhất của f(x) = x3 – 3x trên đoạn [-3; 3] bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\(\sqrt {x + 2} = \sqrt {4 - x} \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2 \ge 0}\\{4 - x \ge 0}\\{x + 2 = 4 - x}\end{array}} \right.\)

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge - 2}\\{x \le 4}\\{2x = 2}\end{array}} \right.\) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 2 \le x \le 4}\\{x = 1}\end{array}} \right.\) x = 1.

Vậy S = {1}.

Câu 6:

Tìm x, biết: \(3\sqrt {x - 2} - \sqrt {{x^2} - 4} = 0.\)

Xem đáp án

ĐK: x ≥ 2.

\(3\sqrt {x - 2} - \sqrt {{x^2} - 4} = 0\)

\(3\sqrt {x - 2} - \sqrt {\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)} = 0\)

\(\sqrt {x - 2} \left( {3 - \sqrt {x + 2} } \right) = 0\)

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt {x - 2} = 0}\\{3 - \sqrt {x + 2} = 0}\end{array}} \right.\)

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2\,\,\left( {tm} \right)}\\{x = 7\,\,\left( {tm} \right)}\end{array}} \right.\)

Vậy x = 2 hoặc x = 7.


Câu 7:

Có 5 cái bánh, chia đều cho 8 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần cái bánh?

Xem đáp án

Ta chia 5 cái bánh cho 8 em, mỗi em sẽ được: \(5:8 = \frac{5}{8}\) (cái bánh)


Câu 8:

Tìm tất cả các số a trong khai triển của (1 + ax)(1 + x)4 có chứa số hạng 22x3.

Xem đáp án

(1 + ax)(1 + x)4 = \(\left( {1 + ax} \right)\sum\limits_{k = 0}^4 {C_4^k{x^k}} + a\sum\limits_{k = 0}^4 {C_4^k{x^{k\, + \,1}}} \)

Hệ số có chứa x3 trong khai triển trên là \(C_4^3 + aC_4^2 = 4 + 6a = 22\) a = 3.


Câu 9:

Trong khai triển (1 – 3x)n = a0 + a1x + a2x2 + ... + anxn. Tìm a2 biết a0 – a1 + a2 – a3 + ... + (-1)nan = 22018.

Xem đáp án

Ta có: (1 – 3x)n = a0 + a1x + a2x2 + ... + anxn

Thay x = -1, ta có:

4n = a0 – a1 + a2 – a3 + ... + (-1)nan = 22018 = 41009 n = 1009.

Xét khai triển (1 – 3x)1009 suy ra \({a_2} = C_{1009}^2\,.\,{\left( 1 \right)^{2007}}\,.\,{\left( { - 3} \right)^2} = 4\,\,576\,\,824.\)


Câu 10:

Cho ngũ giác ABCDE. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DE. Gọi I, J lần lượt là trung điểm MP, NQ. Chứng minh IJ // AE và AE = 4IJ.

Cho ngũ giác ABCDE. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta có: \(2\overrightarrow {IJ} = \overrightarrow {IQ} + \overrightarrow {IN} = \overrightarrow {IM} + \overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {IP} + \overrightarrow {PN} = \overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {PN} \)

\( = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BD} } \right) + \frac{1}{2}\overrightarrow {DB} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AE} \)

Do đó: \(\overrightarrow {IJ} = \frac{1}{4}\overrightarrow {AE} \) \(4\overrightarrow {IJ} = \overrightarrow {AE} .\)

Vậy IJ // AE và 4IJ = AE.


Câu 11:

Tìm hệ số của x4 trong khai triển của biểu thức (x + 3)6.

Xem đáp án

Ta có: \({\left( {x + 3} \right)^6} = \sum\limits_{k = 0}^6 {C_6^k{x^{6\, - \,k}}{3^k}} .\)

Số hạng chứa x4 ứng với 6 – k = 4 k = 2.

Vậy hệ số của x4 trong khai triển là \(C_6^2{3^2} = 135.\)


Câu 12:

Tìm số hạng đứng giữa trong khai triển (x3 + xy)21.

Xem đáp án

Theo khai triển nhị thức Niu-tơn, ta có

\({\left( {{x^3} + xy} \right)^{21}} = \sum\limits_{k = 0}^{21} {C_{21}^k\,.\,{{\left( {{x^3}} \right)}^{21\, - \,k}}.{{\left( {xy} \right)}^k}} = \sum\limits_{k = 0}^{21} {C_{21}^k\,.\,{x^{63\, - \,3k}}\,.\,{x^k}\,.\,{y^k}.} \)

Suy ra khai triển (x3 + xy)21 có 22 số hạng nên có hai số hạng đứng giữa là số hạng thứ 11 (ứng với k = 10) và số hạng thứ 12 (ứng với k = 11).

Vậy hai số hạng đứng giữa cần tìm là \(C_{21}^{10}{x^{43}}{y^{10}};\,\,C_{21}^{11}{x^{41}}{y^{11}}.\)


Câu 13:

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \[{4^{x\, + \,1}} - {2^{x\, + \,2}} + m = 0\] có nghiệm.

Xem đáp án

Ta có \({4^{x + 1}} - {2^{x + 2}} + m = 0\) \({\left( {{2^{x + 1}}} \right)^2} - {2.2^{x + 1}} + m = 0.\) (1)

Đặt 2x + 1 = t > 0.

Phương trình (1) trở thành: t2 – 2t + m = 0 (2)

Để phương trình (1) có nghiệm khi phương trình (2) có nghiệm t > 0.

Phương trình (2) có hai nghiệm t1, t2 thỏa mãn \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{0 < {t_1} \le {t_2}}\\{{t_1} \le 0 < {t_2}}\end{array}} \right.\)

· Xét trường hợp phương trình (2) có hai nghiệm 0 < t1 ≤ t2:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\Delta ' = 1 - m \ge 0}\\{P = m > 0}\\{S = 2 > 0}\end{array}} \right.\) 0 < m ≤ 1

· Xét trường hợp phương trình (2) có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi:

P = m < 0.

Kết hợp cả 2 trường hợp, để phương trình (1) có nghiệm thì m ≤ 1.


Câu 14:

Cho (O, R), lấy điểm A cách O một khoảng 2R. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đoạn thẳng OA cắt đường tròn (O) tại I. Đường thẳng qua O và vuông góc với OB cắt AC tại K.

a) Chứng minh tam giác OBA vuông tại B và tam giác OAK cân tại K.

b) Đường thẳng KI cắt AB tại M. Chứng minh KM là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Xem đáp án
Cho (O, R), lấy điểm A cách O một khoảng 2R. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường (ảnh 1)

a) Xét đường tròn (O) có AB là tiếp tuyến AB OB ∆OBA vuông tại B.

Ta có: AB OB, OK OB AB // OK \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_2}}\) (so le trong)

\(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

\(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_1}}\) ∆OAK cân tại K.

b) Ta có: KM và đường tròn (O) có điểm I chung (1).

Mặt khác: OI = R, OA = 2R IA = R KI là trung tuyến của ∆OKA

Mà ∆OKA cân tại K (CMT)

KI OA hay KM OI (2)

Từ (1) và (2) KM là tiếp tuyến của đường tròn (O).


Câu 15:

Cho hàm số y = f(x) xác định trên ℝ và có đạo hàm \(f'\left( x \right)\) thỏa mãn \(f'\left( x \right) = \left( {1 - x} \right)\left( {x + 2} \right)g\left( x \right) + 2018\) trong đó g(x) < 0, x ℝ. Hàm số y = f(1 – x) + 2018x + 2019 nghịch biến trên khoảng nào?

Xem đáp án

\(f'\left( x \right) = \left( {1 - x} \right)\left( {x + 2} \right)g\left( x \right) + 2018\)

\(f'\left( {1 - x} \right) = \left( {1 - \left( {1 - x} \right)} \right)\left( {\left( {1 - x} \right) + 2} \right)g\left( {1 - x} \right) + 2018\)

\( = x\left( {3 - x} \right)g\left( {1 - x} \right) + 2018\)

Ta có: y = f(1 – x) + 2018x + 2019

\(y' = f'\left( {1 - x} \right).{\left( {1 - x} \right)^\prime } + 2018 = - f'\left( {1 - x} \right) + 2018\)

\( = - \left[ {x\left( {3 - x} \right)g\left( {1 - x} \right) + 2018} \right] + 2018 = x\left( {x - 3} \right)g\left( {1 - x} \right)\)

Mà g(x) < 0, x ℝ, suy ra, để hàm số nghịch biến thì x(x – 3) ≥ 0

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \le 0}\\{x \ge 3}\end{array}} \right.\)

Vậy hàm số y = f(x) nghịch biến trên các khoảng (-∞; 0), (3; +∞).


Câu 16:

Cho hàm số \(y = \sqrt {\left( {2m - 1} \right)\sin x - \left( {m + 2} \right)\cos x + 4m - 3} \) (1). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương nhỏ hơn 2019 của tham số m để hàm số (1) xác định với mọi x ℝ?

Xem đáp án

Ta có: (2m − 1)sin x − (m + 2)cos x + 4m – 3 ≥ 0, x

m(2sin x – cos x + 4) ≥ sin x + 2cos x + 3, x ℝ (1)

Ta có:

\( - \sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} \le 2\sin x - \cos x \le \sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} \)

\( - \sqrt 5 \le 2\sin x - \cos x \le \sqrt 5 \)

\( - \sqrt 5 + 4 \le 2\sin x - \cos x + 4 \le \sqrt 5 + 4\)

2sin x – cos x + 4 > 0, x

Khi đó ta có (1) \(m \ge \frac{{\sin x + 2\cos x + 3}}{{2\sin x - \cos x + 4}}\), x ℝ (2).

Đặt \(f\left( x \right) = \frac{{\sin x + 2\cos x + 3}}{{2\sin x - \cos x + 4}}\) ta có m ≥ f(x), x \(m \ge \mathop {\max }\limits_\mathbb{R} \,\,f\left( x \right).\)

Gọi \(M = \mathop {\max }\limits_\mathbb{R} \,\,f\left( x \right),\) khi đó tồn tại x ℝ để \(M = \frac{{\sin x + 2\cos x + 3}}{{2\sin x - \cos x + 4}}.\)

2Msin x – Mcos x + 4M = sin x + 2cos x + 3

(2M – 1)sin x – (M + 2)cos x = 3 – 4M

Phương trình trên có nghiệm

\({\left( {2M - 1} \right)^2} + {\left( {M + 2} \right)^2} \ge {\left( {3 - 4M} \right)^2}\)

\(4{M^2} - 4M + 1 + {M^2} + 4M + 4 \ge 16{M^2} - 24M + 9\)

\( - 11{M^2} + 24M - 4 \ge 0\)

\(\frac{2}{{11}} \le M \le 1\)

\(M = \mathop {\max }\limits_\mathbb{R} f\left( x \right) = 1\) (2) m ≥ 1.

Mặt khác, m là số nguyên dương nhỏ hơn 2019 nên m {2; 3; 4; 5; ....; 2018} là các giá trị thỏa mãn.

Vậy có 2017 giá trị của m thỏa mãn.


Câu 17:

Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC = \(a\sqrt 3 ,\) AB = AC = 2a, BC = 3a. Thể tích của khối chóp S.ABC bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC = a căn bậc hai 3, AB = AC = 2a (ảnh 1)

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Vì SA = SB = SC (gt) nên SO (ABC).

Gọi p là nửa chu vi tam giác ABC ta có \(p = \frac{{AB + BC + CA}}{2} = \frac{{7a}}{2}.\)

\({S_{ABC}} = \sqrt {p\left( {p - AB} \right)\left( {p - BC} \right)\left( {p - CA} \right)} = \frac{{3\sqrt 7 {a^2}}}{4}.\)

OA là bán kính đường tròn ngoại tiếp ∆ABC nên

\(OA = \frac{{AB\,.\,BC\,.\,CA}}{{4{S_{ABC}}}} = \frac{{2a\,.\,3a\,.\,2a}}{{4.\frac{{3\sqrt 7 {a^2}}}{4}}} = \frac{{4a\sqrt 7 }}{7}.\)

Vì SO (ABC) nên SO OA, do đó tam giác SOA vuông tại O.

Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông SOA, ta có:

\(SO = \sqrt {S{A^2} - O{A^2}} = \sqrt {3{a^2} - \frac{{16{a^2}}}{7}} = \frac{{a\sqrt {35} }}{7}.\)

Vậy \[{V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}\,.\,SO\,.\,{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt {35} }}{7} \cdot \frac{{3\sqrt 7 {a^2}}}{4} = \frac{{{a^3}\sqrt 5 }}{4}.\]


Câu 19:

Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, BC và P là điểm nằm trên cạnh AB sao cho \(AP = \frac{1}{3}AB.\) Gọi Q là giao điểm của SC và (MNP). Tính tỉ số \(\frac{{SQ}}{{SC}}.\)

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, BC và P là điểm  (ảnh 1)

Do \(\frac{{AP}}{{AB}} = \frac{1}{3},\) \(\frac{{CN}}{{CB}} = \frac{1}{2}\) NP không song song với AC.

Trong (ABC), gọi I = NP ∩ AC.

Trong (SAC), gọi M = IQ ∩ SA.

Do \(IM \subset \left( {MNP} \right)\) Q = SC ∩ (MNP).

· Xét ∆IBC:

Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, BC và P là điểm  (ảnh 2)

Kẻ NJ song song AB (J IC).

Do N là trung điểm của BC J là trung điểm của AC AC = 2AJ.

Ta có:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{AP\parallel NJ}\\{\frac{{IP}}{{NP}} = 2}\end{array}} \right.\) \(\frac{{IA}}{{AJ}} = 2\) AI = 2AJ IA = AC = (2AJ)

A là trung điểm của IC.

· Xét ∆SIC:

Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, BC và P là điểm  (ảnh 3)

Kẻ AK song song IQ (K SC).

Do A là trung điểm của IC  K là trung điểm của QC 

QK = KC

Ta có: MQ // AK, M là trung điểm của SA  Q là trung điểm của SK

SQ = QK SQ = QK = KC \(SQ = \frac{1}{3}SC\) \(\frac{{SQ}}{{SC}} = \frac{1}{3}.\)


Câu 20:

Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành, mặt phẳng (α) đi qua AB cắt cạnh SC, SD lần lượt tại M, N. Tính tỉ số \(\frac{{SN}}{{SD}}\) để (α) chia khối chóp S.ABCD thành hai phần có thể tích bằng nhau.

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành, mặt phẳng (alpha) đi qua AB cắt  (ảnh 1)

Ta có (α) ∩ (SCD) = NM NM // CD.

Do đó (α) là (ABMN).

Mặt phẳng (α) chia khối chóp thành 2 phần có thể tích bằng nhau là:

\({V_{S.ABMN}} = {v_{ABCDNM}}\)

\({V_{S.ABMN}} = \frac{1}{2}{V_{S.ABCD}}\) (1)

Ta có: \({V_{S.ABC}} = {V_{S.ACD}} = \frac{1}{2}{V_{S.ABCD}}\)

Đặt \(\frac{{SN}}{{SD}} = x\) với (0 < x < 1).

Khi đó theo định lí Ta – let ta có: \(\frac{{SN}}{{SD}} = \frac{{SM}}{{SC}} = x\)

Mặt khác \(\frac{{{V_{S.ABM}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{{SA}}{{SA}}.\frac{{SB}}{{SB}}.\frac{{SM}}{{SC}} = x\)

\({V_{S.ABM}} = \frac{x}{2}.{V_{S.ABCD}}\)

\(\frac{{{V_{S.AMN}}}}{{{V_{S.ACD}}}} = \frac{{SA}}{{SA}}.\frac{{SM}}{{SC}}.\frac{{SN}}{{SD}} = {x^2}\) \({V_{S.AMN}} = \frac{{{x^2}}}{2}.{V_{S.ABCD}}\)

\({V_{S.ABMN}} = {V_{S.ABM}} + {V_{S.AMN}} = \left( {\frac{x}{2} + \frac{{{x^2}}}{2}} \right).{V_{S.ABCD}}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{x}{2} + \frac{{{x^2}}}{2} = \frac{1}{2}\) x2 + x – 1 = 0

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}}\\{x = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}}\end{array}} \right.\)

Đối chiếu điều kiện của x ta được \(\frac{{SN}}{{SD}} = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}.\)


Câu 21:

Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O; R) và (O′; R). AB là một dây cung của đường tròn (O; R) sao cho tam giác O′AB là tam giác đều và mặt phẳng (O′AB) tạo với mặt phẳng chứa đường tròn (O; R) một góc \(60^\circ .\) Tính theo R thể tích V của khối trụ đã cho.

Xem đáp án
Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O; R) và (O′; R). AB là một dây cung của (ảnh 1)

Gọi I là trung điểm của AB thì O′I AB, OI AB.

Suy ra góc giữa (O′AB) và (O; R) là góc giữa O′I và OI hay \(\widehat {O'IO} = 60^\circ .\)

Đặt AI = x AB = 2x.

Tam giác vuông OIA có OA = R, AI = x 

\(OI = \sqrt {O{A^2} - A{I^2}} = \sqrt {{R^2} - {x^2}} .\)

Tam giác O′AB đều cạnh AB = 2x \(O'I = \frac{{2x\sqrt 3 }}{2} = x\sqrt 3 .\)

Tam giác O′OI vuông tại O nên \(\cos 60^\circ = \frac{{OI}}{{O'I}}\)

\(\frac{1}{2} = \frac{{\sqrt {{R^2} - {x^2}} }}{{x\sqrt 3 }}\) \(x = \frac{{2R}}{{\sqrt 7 }}.\)

Suy ra \(OO' = O'I.\sin 60^\circ = \frac{{2R}}{{\sqrt 7 }}.\sqrt 3 .\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{{3R\sqrt 7 }}{7}.\)

Thể tích khối trụ \(V = \pi {R^2}h = \pi {R^2}.\frac{{3R\sqrt 7 }}{7} = \frac{{3\pi \sqrt 7 {R^3}}}{7}.\)


Câu 22:

Cho hình vuông ABCD cạnh a. Tính \(\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right).\left( {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BD} } \right).\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì ABCD là hình vuông nên ta có \[\left( {\overrightarrow {AC} ,\,\,\overrightarrow {BC} } \right) = 45^\circ ,\,\,\left( {\overrightarrow {AC} ,\,\,\overrightarrow {BD} } \right) = 90^\circ .\]

Ta có: \(\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right).\left( {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BD} } \right) = \overrightarrow {AC} .\left( {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BD} } \right)\)

\(\overrightarrow {AC} \,.\,\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {AC} \,.\,\overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AC} \,.\,\overrightarrow {BC} = a\,.\,a\sqrt 2 \,.\,\cos 45^\circ = {a^2}.\)


Câu 23:

Cho hình vuông ABCD tâm O cạnh a. Tính tích vô hướng \(\overrightarrow {AC} \,.\,\overrightarrow {BD} .\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Do ABCD là hình vuông nên BD vuông góc với AC.

Khi đó \(\overrightarrow {AC} \,.\,\overrightarrow {BD} = 0.\)


Câu 24:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang đáy lớn AD. Gọi G là trọng tâm tam giác SCD. Thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (ABG) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang đáy lớn AD. Gọi G là trọng tâm tam  (ảnh 1)

Từ G kẻ đường thẳng song song với AB lần lượt cắt SC, SD tại E, F.

Vậy thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng (ABG) là hình tứ giác ABEF.


Câu 25:

Cho tứ diện ABCD. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BC. Trong tam giác BCD lấy điểm M sao cho hai đường thẳng KM và CD cắt nhau tại I. Tìm thiết diện của tứ diện với (HKM) trong hai trường hợp:

a) I nằm ngoài đoạn CD.

b) I nằm trong đoạn CD.

Xem đáp án

a) Giả sử D nằm giữa C và I.

Cho tứ diện ABCD. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BC. Trong tam (ảnh 1)

+ Bước 1: Giao tuyến có sẵn HK.

+ Bước 2: (HKM) ≡ (HKI).

Trong (BCD) gọi KI ∩ BD = {E}, trong (ACD) gọi HI ∩ AD = {F}.

+ Bước 3: Lúc này mặt (HKM) đã khép kín và cắt tất cả các mặt của hình chóp lần lượt theo các giao tuyến sau:

(HKM) ∩ (ABC) = HK

(HKM) ∩ (BCD) = KE

(HKM) ∩ (ABD) = EF

(HKM) ∩ (ACD) = FH

+ Bước 4: Thiết diện của hình chóp khi cắt bởi (HKM) là tứ giác HKEF.

b) I nằm trong đoạn CD.

Cho tứ diện ABCD. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BC. Trong tam (ảnh 2)

Dễ thấy (HKM) ≡ (HKI) và (HKM) đã khép kín và cắt tất cả các mặt của hình chóp lần lượt theo các giao tuyến sau:

• (HKM) ∩ (ABC) = HK

• (HKM) ∩ (BCD) = KI

• (HKM) ∩ (ACD) = IH

Vậy thiết diện của hình chóp khi cắt bởi (HKM) là tam giác HKM.


Câu 26:

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 120^\circ ,\) AB = AC = a. Quay tam giác ABC (bao gồm điểm trong tam giác) quanh đường thẳng AB ta được một khối tròn xoay. Thể tích khối tròn xoay đó bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC có góc A = 120 độ, AB = AC = a. Quay tam giác ABC (ảnh 1)

Quay tam giác ABC quanh đường thẳng AB ta được khối tròn xoay có thể tích V1, thể tích khối nón lớn có đỉnh B và thiết diện qua trục là BDC (hình vẽ) trừ đi V2 thể tích khối nón nhỏ có đỉnh A và thiết diện qua trục là ADC.

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy của hai khối nón.

Xét tam giác AOC vuông tại O, có:

\(\sin 60^\circ = \frac{{OC}}{{AC}}\) \(OC = AC.\sin 60^\circ = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

\(\cos 60^\circ = \frac{{AO}}{{AC}}\) \(OA = AC.\cos 60^\circ = \frac{a}{2}\) \(OB = \frac{{3a}}{2}.\)

Do đó \(V = {V_1} - {V_2} = \frac{1}{3}BO\,.\,\pi \,.\,O{C^2} - \frac{1}{3}OA\,.\,\pi \,.\,O{C^2}\)

\( = \frac{1}{3}\pi \,.\,O{C^2}\,\,.\,\,\left( {BO - OA} \right) = \frac{1}{3}\pi \,.\,{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)^2}\,.\,a = \frac{{\pi {a^3}}}{4}.\)


Câu 27:

Tính tổng \(S = C_n^0 + C_n^1 + ... + C_n^n.\)

Xem đáp án

Xét khai triển: \[{\left( {x + 1} \right)^n} = C_n^0.{x^n}{.1^0} + C_n^1.{x^{n - 1}}{.1^1} + C_n^2.{x^{n - 2}}{.1^2} + ... + C_n^n.{x^0}{.1^n}\].

Thay x = 1 vào 2 vế, ta có: 

\[{\left( {1 + 1} \right)^n} = C_n^0 + C_n^1 + C_n^2 + ... + C_n^n\] S = 2n.


Câu 28:

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình x4 – 10x2 + m = 0 có 4 nghiệm phân biệt lập thành một cấp số cộng.

Xem đáp án

Ta có phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biệt lập thành một cấp số cộng thì điều kiện cần là 9b2 = 100ac hay 9.102 = 100.1.m m=9.

Với m = 9 thì phương trình đã cho trở thành x4 − 10x2 + 9 = 0 x = ±1; x = ±3.

Bốn số −3; −1; 1; 3 lập thành một cấp số cộng nên m = 9 là giá trị cần tìm.


Câu 29:

Gieo hai con súc sắc cân đối đồng chất. Tính xác suất của biến cố:

a) Tổng số chấm hai mặt xuất hiện bằng 7.

b) Các mặt xuất hiện có số chấm bằng nhau.

Xem đáp án

a) \(\Omega = \left( {i,j} \right);\,\,\overline {i,j} = \overline {1,6} \) \({n_\Omega } = {6^2} = 36.\)

Gọi A: “Tổng số chấm hai mặt xuất hiện bằng 7"

A = {(1; 6), (2; 5), (3; 4), (4; 3), (5; 2), (6; 1)} nA = 6

\({P_A} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}.\)

b) Gọi B là biến cố: “Các mặt xuất hiện có số chấm bằng nhau ”

B = {(1; 1), (2; 2), (3; 3), (4; 4), (5; 5), (6; 6)} nB = 6

\({P_B} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}.\)


Câu 30:

Người ta dùng 100m rào để rào một mảnh vườn hình chữ nhật để thả gia súc. Biết một cạnh của hình chữ nhật là bức tường (không phải rào). Tính diện tích lớn nhất của mảnh vườn để có thể rào được.

Xem đáp án

Gọi hai cạnh của hình chữ nhật là a và b (đơn vị: m, 0 < a, b < 100).

Giả sử cạnh không phải rào là cạnh b.

Vậy số rào cần dùng là 2a + b = 100 (m).

Diện tích hình chữ nhật là: ab (m2).

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số 2a, b dương, ta có:

\(100 = 2a + b \ge 2\sqrt {2ab} \) \(\sqrt {2ab} \le 50\) ab ≤ 1250

Dấu “ = ” xảy ra  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2a = b}\\{2a + b = 100}\end{array}} \right.\) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 25\left( {tm} \right)}\\{b = 50\left( {tm} \right)}\end{array}} \right..\)

Vậy diện tích lớn nhất có thể rào là 1250 m2, khi a = 25m, b = 50m.


Câu 31:

Cho hàm số \(y = x\sqrt {4 - {x^2}} .\) Gọi M, m lần lượt là GTLN, GTNN của hàm số. Tính M + m.

Xem đáp án

TXĐ: D = [-2; 2].

Ta có: \(y' = 1.\sqrt {4 - {x^2}} + x.\frac{{ - 2x}}{{2\sqrt {4 - {x^2}} }} = \sqrt {4 - {x^2}} - \frac{{{x^2}}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = \frac{{4 - {x^2} - {x^2}}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = \frac{{4 - 2{x^2}}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }}.\)

\(y' = 0\) 4 – 2x2 = 0 \(x = \pm \sqrt 2 \in \left[ { - 2;2} \right].\)

y(-2) = 0; y(2) = 0; \(y\left( {\sqrt 2 } \right) = 2;\,\,y\left( { - \sqrt 2 } \right) = - 2.\)

Vậy min y = -2 = m \(x = - \sqrt 2 ,\) max y = 2 = M \(x = \sqrt 2 .\)

\(M + m = \sqrt 2 + \left( { - \sqrt 2 } \right) = 0.\)


Câu 32:

Hỏi có bao nhiêu giá trị m nguyên trong [-2017; 2017] để phương trình log(mx) = 2.log(x + 1) có nghiệm duy nhất?

Xem đáp án

log(mx) = 2.log(x + 1) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge - 1}\\{mx = {{\left( {x + 1} \right)}^2}}\end{array}} \right.\) (1)

Ta thấy x = 0 không phải nghiệm của (1).

Khi đó (1) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge - 1}\\{m = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{x} = x + \frac{1}{x} + 2}\end{array}} \right.\) (2)

Xét hàm số \(f\left( x \right) = x + \frac{1}{x} + 2,\) x (-1; +∞) \ {0} có

\(f'\left( x \right) = 1 - \frac{1}{{{x^2}}} = 0\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{x = - 1\left( L \right)}\end{array}} \right.\)

Bảng biến thiên:

Hỏi có bao nhiêu giá trị m nguyên trong [-2017; 2017] để phương trình log(mx) (ảnh 1)

Dựa vào bảng biên thiên, ta có: phương trình đã cho có 1 nghiệm duy nhất 

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m < 0}\\{m = 4}\end{array}} \right.\)

Mà m ℤ, m [−2017; 2017]

m {−2017; −2016; ...; −1} {4}

Có 2018 giá trị của m thỏa mãn.


Câu 33:

Biết phương trình \(\log _2^2x - 2{\log _2}\left( {2x} \right) - 1 = 0\) có hai nghiệm x1, x2. Tính x1x2.

Xem đáp án

ĐK: x > 0.

\(\log _2^2x - 2{\log _2}\left( {2x} \right) - 1 = 0\) \(\log _2^2x - 2{\log _2}2 - 2{\log _2}x - 1 = 0\)

\(\log _2^2x - 2{\log _2}x - 3 = 0\) (*)

Đặt log2x = t. Khi đó ta có:

(*) \({t^2} - 2t - 3 = 0\) (t + 1)(t – 3) = 0

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{t + 1 = 0}\\{t - 3 = 0}\end{array}} \right.\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{t = - 1}\\{t = 3}\end{array}} \right.\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{{\log }_2}x = - 1}\\{{{\log }_2}x = 3}\end{array}} \right.\)

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = {2^{ - 1}} = \frac{1}{2}\left( {tm} \right)}\\{x = {2^3} = 8\left( {tm} \right)}\end{array}} \right.\)

\({x_1}{x_2} = \frac{1}{2}.8 = 4.\)


Câu 34:

Một tam giác ABC có số đo góc đỉnh A là \(60^\circ .\) Biết số đo góc B là một nghiệm của phương trình \({\sin ^2}4x + 2\sin 4x.\cos 4x - {\cos ^2}4x = 0.\) Tìm số tam giác thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Xem đáp án

Ta có: sin24x + 2sin 4x.cos 4x − cos24x = 0  (1).

TH1: cos24x = 0 sin24x = 1, phương trình (1) trở thành 1 = 0 (Vô nghiệm)  Loại.

TH2: cos24x ≠ 0. Chia cả 2 vế của phương trình cho cos24x, ta được:

tan24x + 2tan 4x – 1 = 0 \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\tan 4x = - 1 + \sqrt 2 }\\{\tan 4x = - 1 - \sqrt 2 }\end{array}} \right.\)

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{4x = \frac{\pi }{8} + k\pi }\\{4x = - \frac{{3\pi }}{8} + k\pi }\end{array}} \right.\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{\pi }{{32}} + \frac{{k\pi }}{4}}\\{x = \frac{{ - 3\pi }}{{32}} + \frac{{k\pi }}{4}}\end{array}} \right.\) (k ℤ)

Vì B là góc của tam giác nên 0 < B < π.

· Xét nghiệm \(x = \frac{\pi }{{32}} + \frac{{k\pi }}{4}\) (k ℤ) ta có:

\(0 < \frac{\pi }{{32}} + \frac{{k\pi }}{4} < \pi \) \( - \frac{1}{8} < k < \frac{{31}}{8}\)

k {0; 1; 2; 3} (k ℤ)

· Xét nghiệm \(x = - \frac{{3\pi }}{{32}} + \frac{{k\pi }}{4}\) (k ℤ) ta có:

\(0 < - \frac{{3\pi }}{{32}} + \frac{{k\pi }}{4} < \pi \) \(\frac{3}{8} < k < \frac{{35}}{8}\)

k {1; 2; 3; 4} (k ℤ)

Suy ra phương trình trên có 8 nghiệm thỏa mãn, tức là có 8 giá trị góc B thỏa mãn.

Ứng với mỗi giá trị của góc B cho ta 1 tam giác. Vậy có 8 tam giác thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 35:

Một vận động viên bắn súng, bắn ba viên đạn. Xác suất để trúng cả ba viên vòng 10 là 0,0008; xác suất đề một viên trúng vòng 8 là 0,15; xác suất để một viên trúng vòng dưới 8 là 0,4. Biết rằng các lần bắn là độc lập với nhau. Xác suất để vận động viên đó đạt ít nhất 28 điểm có giá trị gần bằng nhất với số nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xác suất để một viên trúng vòng 10 là \(\sqrt[3]{{0,0008}} \approx 0,0928.\)

Xác suất để một viên trúng vòng 9 là 1 − 0,4 − 0,0928 − 0,15 = 0,3572.

Các trường hờp xảy ra để thỏa mãn yêu cầu bài toán:

· Điểm ba lần bắn là 28 điểm, có 2 trường hợp: hai viên vòng 9 và một viên vòng 10 hoặc hai viên vòng 10 và một viên vòng 8 .

Xác suất trong trường hợp này bằng:

\({P_1} = C_3^2.{\left( {0,3572} \right)^2}.0,0928 + C_3^2.{\left( {0,0928} \right)^2}.0,15 \approx 0,0394.\)

· Điểm ba lần bắn là 29 điểm, có 1 trường hợp: hai viên vòng 10 và một viên vòng 9.

Xác suất trường hợp này bằng:

\({P_2} = C_3^2.{\left( {0,0928} \right)^2}.0,3572 \approx 0,0092.\)

· Điểm ba lần bắn là 30 điểm, có 1 trường hợp là cả ba viên vòng 10 : xác suất bằng 0,0008.

Vậy xác suất cần tìm bằng: P1​ + P2 ​+ 0,0008 = 0,0494.


Câu 36:

Nếu lấy 3,14 làm giá trị gần đúng của π thì sai số là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: π = 3,141592654... nên sai số tuyệt đối của 3,14 là:

∆ = |3,14 – π| < |3,14 – 3,141| = 0,001.


Câu 37:

Phương trình \(\left( {{2^x} - 5} \right)\left( {{{\log }_2}x - 3} \right) = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\left( {{x_1} < {x_2}} \right).\) Tính giá trị của biểu thức \(K = {x_1} + 3{x_2}.\)

Xem đáp án

ĐK: x > 0.

\(\left( {{2^x} - 5} \right)\left( {{{\log }_2}x - 3} \right) = 0\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{2^x} - 5 = 0}\\{{{\log }_2}x - 3 = 0}\end{array}} \right.\)

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{2^x} = 5}\\{x = {2^3} = 8}\end{array}} \right.\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} = {{\log }_2}5}\\{{x_2} = 8}\end{array}} \right.\) (tm)

\(K = {x_1} + 3{x_2} = {\log _2}5 + 24.\)


Câu 38:

Tìm số tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 6x + 3}}{{{x^2} - 3x + 2}}.\)

Xem đáp án

TXĐ: D = ℝ \ {1; 2}.

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{{{x^2} - 6x + 3}}{{{x^2} - 3x + 2}} = 1\) Đồ thị hàm số có TCN y = 1.

\[\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{{x^2} - 6x + 3}}{{{x^2} - 3x + 2}} = + \infty ,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{{x^2} - 6x + 3}}{{{x^2} - 3x + 2}} = - \infty ,\]

\[\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{{x^2} - 6x + 3}}{{{x^2} - 3x + 2}} = - \infty ,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \frac{{{x^2} - 6x + 3}}{{{x^2} - 3x + 2}} = + \infty \].

Đồ thị hàm số có 2 TCĐ x = 1, x = 2.


Câu 39:

Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = - {x^3} - 3{x^2} + m\) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [-1; 1] bằng 0.

Xem đáp án

Ta có: \(f'\left( x \right) = - 3{x^2} - 6x\) \(f'\left( x \right) = 0\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0 \in \left[ { - 1;\,\,1} \right]}\\{x = - 2 \notin \left[ { - 1;\,\,1} \right]}\end{array}} \right.\)

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{f\left( { - 1} \right) = m - 2}\\{f\left( 0 \right) = m}\\{f\left( 1 \right) = m - 4}\end{array}} \right.\)

\(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} f\left( x \right) = f\left( 1 \right) = m - 4 = 0\) m = 4.


Câu 40:

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \(4{\left( {{{\log }_2}\sqrt x } \right)^2} - {\log _{\frac{1}{2}}}x\) + m = 0 có nghiệm thuộc khoảng (0; 1).

Xem đáp án

ĐK: x > 0.

Ta có: \(4{\left( {{{\log }_2}\sqrt x } \right)^2} - {\log _{\frac{1}{2}}}x + m = 0\)

\(4{\left( {\frac{1}{2}{{\log }_2}x} \right)^2} - {\log _{{2^{ - 1}}}}x + m = 0\)

\({\left( {{{\log }_2}x} \right)^2} + {\log _2}x + m = 0\)

Đặt \(t = {\log _2}x\) với x (0; 1) t < 0

Khi đó: t2 + t + m = 0 \( - m = {t^2} + t = f\left( t \right)\).

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {t^2} + t\) trên (-∞; 0), có \(f'\left( t \right) = 2t + 1 = 0\) \(t = - \frac{1}{2}\).

Bảng biến thiên:

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình 4(log2 căn bậc hai x)^2 (ảnh 1)

Ta có: f(0) = 0; \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right) = - \frac{1}{4};\) \(\mathop {\lim }\limits_{t \to - \infty } f\left( t \right) = + \infty \).

Do đó để f(t) = -m có nghiệm thuộc khoảng (-∞; 0) \( - m \ge - \frac{1}{4}\) \(m \le \frac{1}{4}.\)


Câu 41:

Tìm tập nghiệm của phương trình \({9^x} - {4.3^x} + 3 = 0.\)

Xem đáp án

\({9^x} - {4.3^x} + 3 = 0\) \({\left( {{3^x}} \right)^2} - 4.\left( {{3^x}} \right) + 3 = 0\)

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{3^x} = 1}\\{{3^x} = 3}\end{array}} \right.\) \(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = 1}\end{array}} \right.\)

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {0; 1}.


Câu 42:

Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau mà số đó nhất thiết có mặt các chữ số 1, 2, 5?

Xem đáp án

Số có 5 chữ só khác nhau mà có 1, 2, 5 thì 2 chữ số còn lại lấy từ 4 chữ số 0; 3; 4; 6.

Lấy 2 số trong 4 số có \(C_4^2 = 6\) cách, trong đó có 3 trường hợp gồm (0; 3), (0; 4), (0; 6).

Ba trường hợp trên giống nhau và có 3.4.4.3.2.1 = 288 (số).

Ba trường hợp còn lại giống nhau và có 3.5! = 360 (số).

Vậy có tất cả 288 + 360 = 648 số cần tìm.


Bắt đầu thi ngay