Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 71)

  • 10184 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a. Hai mặt phẳng (SAB) và (SAD)  cùng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Gọi M, N lần lượt  là trung điểm của SB và CD (tham khảo hình vẽ bên). Tính sin góc giữa MN và (SAC), biết thể tích khối chóp S.ABCD  bằng \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a (ảnh 2)

Diện tích hình thang cân ABCD là \({{\rm{S}}_{{\rm{ABCD}}}} = \frac{{3{{\rm{a}}^2}\sqrt 3 }}{4}\)

\({V_{S.ABC{\rm{D}}}} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4} \Rightarrow SA = a\)

Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC

Suy ra PQ là đường trung bình của tam giác ABC

Do đó PQ // AC \( \Rightarrow ({\rm{SAC}})\,{\rm{//}}\,({\rm{MPQ}}){\rm{ }}\)

Do đó: \(\widehat {\left( {{\rm{MN;}}\left( {SAC} \right)} \right)} = \widehat {\left( {MN;({\rm{MPQ}})} \right)} = (\widehat {{\rm{MN}};{\rm{NH}}}) = \widehat {{\rm{MNH}}}\) với H là hình chiếu của N trên PQ

Xét tam giác SAB có P, M lần lượt là trung điểm của AB, BS

Suy ra PM là đường trung bình

Do đó PM // SA \( \Rightarrow {\rm{MP}} \bot ({\rm{ABCD}})\)

Suy ra tam giác MPN vuông tại P

Khi đó \({\rm{MN}} = \sqrt {{\rm{M}}{{\rm{P}}^2} + {\rm{N}}{{\rm{P}}^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{3{\rm{a}}}}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt {10} }}{2}\) (định lý Pytago)

Ta có \({\rm{NH}} \bot {\rm{PQ}}\)

\( \Rightarrow {\rm{NH}} = \frac{3}{2}\;{\rm{d}}(\;{\rm{N}};({\rm{PQ}})) = \frac{3}{2}\;{\rm{d}}(\;{\rm{B}};({\rm{PQ}})) = \frac{3}{4}\)

Tam giác NMH vuông tại H, có \(\sin \widehat {MNH} = \frac{{NH}}{{MN}} = \frac{3}{4}:\frac{{\sqrt {10} }}{2} = \frac{{3\sqrt {10} }}{{20}}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 2:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Diện tích S của mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương đó là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Diện tích S của mặt cầu ngoại  (ảnh 1)

Vì ABCD là hình vuông nên AC = BD

Vì tam giác ABD vuông tại A nên \(B{\rm{D}} = \sqrt {A{B^2} + A{{\rm{D}}^2}} \)

Suy ra \(AC = \sqrt {A{B^2} + A{{\rm{D}}^2}} \)

Vì tam giác AA’C’ vuông tại A’ nên \(AC' = \sqrt {AA{'^2} + A'C{'^2}} \)

Mà A’C’ = AC nên \(AC' = \sqrt {AA{'^2} + A{C^2}} \)

Hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có bán kính mặt cầu ngoại tiếp

\(R = \frac{1}{2}AC' = \frac{1}{2}\sqrt {A{C^2} + A'{A^2}} = \frac{1}{2}\sqrt {A{B^2} + A{D^2} + AA{'^2}} = \frac{1}{2}a\sqrt 3 \)

Diện tích mặt cầu đó là: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi .{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} = 3\pi {a^2}\)

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 3:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số y = ln(x3 – 3m2x + 72m) xác định trên (0; +∞).

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Hàm số y = ln(x3 – 3m2x + 72m) xác định trên (0; +∞)

\( \Leftrightarrow {x^3} - 3{m^2}x + 72m > 0,\forall x > 0\)

Xét hàm số \(f(x) = {x^3} - 3{m^2}x + 72m\)

Ta có

\(\begin{array}{l}f'(x) = 3{x^2} - 3{m^2}\\f'(x) = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 3{m^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = m}\\{x = - m}\end{array}} \right.\end{array}\)

Với m nguyên dương ta có bảng biến thiên:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số y = ln(x^3 - 3m2x + 72m)  (ảnh 1)

Do đó: \(f(x) > 0,\forall x > 0 \Leftrightarrow - 2{m^3} + 72m > 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m < - 6}\\{0 < m < 6}\end{array}} \right.\)

\(m \in {\mathbb{Z}^ + } \Rightarrow m \in \{ 1;2;3;4;5\} \)

Suy ra có 5 giá trị nguyên dương của m thỏa mãn yêu cầu bài toán

Vậy ta chọn đáp án D.

1122. log3(x cawnxx 3)


Câu 4:

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}x = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điều kiện: x > 0

Đặt \(t = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\) (vì \(1 + \sqrt x > 1 \Rightarrow t = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_2}\left( {1 + \sqrt x } \right) > 0\))

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = {3^t}}\\{1 + \sqrt x = {2^t}}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = {3^t}}\\{x = {{\left( {{2^t} - 1} \right)}^2}}\end{array}} \right.} \right.\\ \Rightarrow {3^t} = {\left( {{2^t} - 1} \right)^2} \Leftrightarrow {3^t} = {4^t} - {2.2^t} + 1\end{array}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t} = 1 - 2.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t} + {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}\\ \Leftrightarrow {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t} + 2 \cdot {\left( {\frac{1}{2}} \right)^t} - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t} = 1\end{array}\)

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t} + 2 - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}\) trên (0; +∞) có:

\(\begin{array}{l}f'\left( t \right) = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t}{\rm{ln}}\frac{3}{4} + 2{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t}{\rm{ln}}\frac{1}{2} - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}{\rm{ln}}\frac{1}{4}\\ = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t}{\rm{ln}}\frac{3}{4} + 2{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t}{\rm{ln}}\frac{1}{2} + 2 \cdot {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}{\rm{ln}}\frac{1}{2}\end{array}\)

\({\rm{ln}}\frac{3}{4} < 0,{\rm{ln}}\frac{1}{2} < 0\) nên f’(t) < 0; t > 0

Do đó hàm số f(t) nghịch biến trên (0; +∞)

Dễ thấy f(2) = 1 nên phương trình f(t) = 1 có nghiệm duy nhất t = 2

Suy ra \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x = 2 \Leftrightarrow x = 9\)

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 5:

Cho  x; y > 0  và x2 + 4y2 = 12xy. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\({x^2} + 4{y^2} = 12xy\) nên \({(x + 2y)^2} = 16xy\) hay \({\log _2}{(x + 2y)^2} = {\log _2}16xy\)

Do đó: \(2{\log _2}(x + 2y) = 4 + {\log _2}x + {\log _2}y\)

Suy ra \(\log 2\left( {x + 2y} \right) = 2 + \frac{1}{2}\left( {{{\log }_2}x + {{\log }_2}y} \right)\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 6:

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Gọi H là chân đường cao hạ từ A sao cho \(\overrightarrow {BH} = \frac{1}{3}\overrightarrow {HC} \). Điểm M di động trên BC sao cho \(\overrightarrow {BM} = x.\overrightarrow {BC} \). Tìm x sao cho độ dài vectơ \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} } \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Gọi H là chân đường cao hạ từ A sao cho  (ảnh 1)

Dựng hình bình hành AGCE. Ta có

\(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow {MA} + \overrightarrow {AE} = \overrightarrow {ME} \)

Kẻ \(EF \bot BC,F \in BC \Rightarrow |\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} | = |ME| \ge EF\)

Do đó: \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} } \right|\) nhỏ nhất khi M ≡ F

Gọi P là trung điểm AC, Q là hình chiếu của P trên BC

Ta có: \(BP = 3PG = \frac{3}{4}BE\)

\(\left\{ \begin{array}{l}PQ \bot BC\\F{\rm{E}} \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow PQ//F{\rm{E}}\) nên \(\widehat {BQP} = \widehat {BF{\rm{E}}}\) (hai góc đồng vị)

Xét ∆BPQ và ∆BEF có:

\(\widehat {EBF}\) là góc chung

\(\widehat {BQP} = \widehat {BF{\rm{E}}}\) (chứng minh trên)

Do đó (g.g)

\( \Rightarrow \frac{{BQ}}{{BF}} = \frac{{BP}}{{BE}} = \frac{3}{4} \Rightarrow \overrightarrow {BF} = \frac{4}{3}\overrightarrow {BQ} \)

Mặt khác: \(\overrightarrow {BH} = \frac{1}{3}\overrightarrow {HC} \) nên PQ là đường trung bình của tam giác AHC

Suy ra \(\overrightarrow {HQ} = \frac{1}{2}\overrightarrow {HC} \)

Ta có:

\(\overrightarrow {BQ} = \overrightarrow {BH} + \overrightarrow {HQ} = \frac{1}{3}\overrightarrow {HC} + \frac{1}{2}\overrightarrow {HC} = \frac{5}{6}\overrightarrow {HC} = \frac{5}{8}\overrightarrow {BC} \Rightarrow \overrightarrow {BF} = \frac{4}{3}\overrightarrow {BQ} = \frac{5}{6}\overrightarrow {BC} \Rightarrow x = \frac{5}{6}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 7:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B  và BC = a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy (ABC). Gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A lên SB và SC. Thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp A.HKCB bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B  và BC = a. Cạnh bên SA  (ảnh 1)

Gọi O là trung điểm của AC

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{BC \bot SA}\\{BC \bot AB}\end{array} \Rightarrow BC \bot (SAB) \Rightarrow BC \bot AH} \right.\)

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{AH \bot SB}\\{AH \bot BC}\end{array} \Rightarrow AH \bot (SBC) \Rightarrow AH \bot HC} \right.\)

Suy ra tam giác AHC vuông tại H

Do đó H thuộc mặt cầu tâm \({\rm{O}}\) đường kính AC

Vì tam giác AKC vuông tại K nên K thuộc mặt cầu tâm \({\rm{O}}\) đường kính AC

Vì tam giác ABC vuông tại B nên B thuộc mặt cầu tâm \({\rm{O}}\) đường kính AC

Suy ra 5 điềm A, H, K, B, C đều thuộc mặt cầu tâm O đường kính AC hay khối chóp A.HKCB nội tiếp mặt cầu tâm O đường kính AC

Khi đó bán kính mặt cầu là: \(R = \frac{{AC}}{2}\)

Tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông cân tại B và BC = a \( \Rightarrow AC = a\sqrt 2 \Rightarrow R = \frac{{AC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Suy ra thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp A.HKCB là:

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi \cdot {\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^3} = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{3}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 8:

Cho a, b là các số hữu tỉ thỏa mãn \({\log _2}\sqrt[6]{{360}} = \frac{1}{2} + a{\log _2}3 + b{\log _2}5\). Khi đó tổng a + b có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: \({\log _2}\sqrt[6]{{360}} = \frac{1}{6}\left( {{{\log }_2}{3^2} + {{\log }_2}5 + {{\log }_2}{2^3}} \right) = \frac{1}{2} + \frac{1}{3}{\log _2}3 + \frac{1}{6}{\log _2}5\)

\({\log _2}\sqrt[6]{{360}} = \frac{1}{2} + a{\log _2}3 + b{\log _2}5\)

Suy ra \[{\rm{a}} = \frac{1}{3},b = \frac{1}{6}\]

Khi đó \[{\rm{a}} + b = \frac{1}{3} + \frac{1}{6} = \frac{1}{2}\]

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 9:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m  để phương trình 3x = m có nghiệm thực:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có:

3x > 0 với mọi x

Suy ra phương trình trình 3x = m có nghiệm thực khi và chỉ khi m > 0

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 10:

Có bao nhiêu số nguyên m để bất phương trình x2 + (m3 – 4m)x ≥ mln(x2 + 1) nghiệm đúng với mọi số thực x?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

ТХÐ: D = ℝ

Ta có:

\(\begin{array}{l}{x^2} + \left( {{m^3} - 4m} \right)x \ge m\ln \left( {{x^2} + 1} \right);\forall x\\ \Leftrightarrow {x^2} + \left( {{m^3} - 4m} \right)x - m\ln \left( {{x^2} + 1} \right) \ge 0;\forall x{\rm{              }}(*)\end{array}\)

Đặt \(f(x) = {x^2} + \left( {{m^3} - 4m} \right)x - m\ln \left( {{x^2} + 1} \right)\)

Ta có f(0) = 0, do đó \((*) \Leftrightarrow f(x) \ge f(0)\forall x \in \mathbb{R}\)

Lại có hàm số f(x) xác định trên R, nên x = 0 là điểm cực trị của hàm số

Do đó f’(0) = 0

Ta có: \(f'(x) = 2x + {m^3} - 4m - m \cdot \frac{{2x}}{{{x^2} + 1}}\)

\( \Rightarrow f'(0) = 0 \Leftrightarrow {m^3} - 4m = 0 \Leftrightarrow m\left( {{m^2} - 4} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m = 0}\\\begin{array}{l}m = 2\\m = - 2\end{array}\end{array}} \right.\)

+ Với m = 0 ta có \({x^2} \ge 0;\forall x\) (thỏa mãn)

+ Với m = 2 ta có \({x^2} \ge 2\ln \left( {{x^2} + 1} \right);\forall x\) (loại)

+ Với m = –2 ta có \({x^2} \ge - 2\ln \left( {{x^2} + 1} \right);\forall x\) (thỏa mãn)

Suy ra chỉ có 2 giá trị của $m$ thỏa mãn yêu cầu bài toán

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 11:

Tìm tập xác định D của hàm số y = (x2 – x – 2)-3.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Điều kiện xác định của hàm số là x2 – x – 2 ≠ 0

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left( {x + 1} \right) \ne 0\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ne 0\\x + 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 2\\x \ne - 1\end{array} \right.\end{array}\)

Suy ra D = R \ {–1; 2}

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 12:

Người ta sử dụng 7 cuốn sách Toán, 8 cuốn sách Vật lí, 9 cuốn sách Hóa học (các cuốn sách cùng loại giống nhau) để làm phần thưởng cho 12 học sinh, mỗi học sinh được 2 cuốn sách khác loại. Trong số 12 học sinh trên có hai bạn Tâm và Huy. Tính xác suất để hai bạn Tâm và Huy có phần thưởng giống nhau.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: \(|\Omega | = C_{12}^2 = 66\)

Gọi A là biến cố “ Bạn An và bạn Bình có phần thưởng giống nhau”

Gọi x là cặp số gồm 2 quyển Toán và Vật lý

y là cặp số gồm 2 quyển Toán và Hóa học

z là cặp số gồm 2 quyển Vật lý và Hóa học

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y + z = 12}\\{x + y = 7}\\{y + z = 9}\\{z + x = 8}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{z = 5}\\{x + y = 7}\\{y + z = 9}\\{z + x = 8}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 3}\\{y = 4}\\{z = 5}\end{array}} \right.} \right.\)

Suy ra số phần tử của biến cố A là: \(\left| {{\Omega _A}} \right| = C_3^2 + C_4^2 + C_5^2\)

Vậy xác suất cần tính là: \(P(A) = \frac{{\left| {{\Omega _A}} \right|}}{{|\Omega |}} = \frac{{C_3^2 + C_4^2 + C_5^2}}{{C_{12}^2}} = \frac{{19}}{{66}}\)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 13:

Cho đa thức:

\(P\left( x \right) = {\left( {x - 2} \right)^{2017}} + {\left( {3 - 2{\rm{x}}} \right)^{2018}} = {a_{2018}}{x^{2018}} + {a_{2017}}{x^{2017}} + ... + {a_1}x + {a_0}\)

Khi đó S = a2018 + a2017 + ... + a1 + a0 bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có \(P\left( x \right) = {a_{2018}}{x^{2018}} + {a_{2017}}{x^{2017}} + ... + {a_1}x + {a_0}\)

Mà S = a2018 + a2017 + ... + a1 + a0

Suy ra S = P(1) = (1 – 2)2017 + (3 – 2 . 1)2018 = –1 + 1 = 0

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 14:

Cho khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A với BC = 2a, \(\widehat {BAC} = 120^\circ \), biết SA (ABC) và mặt (SBC) hợp với đáy một góc 45°. Tính thể tích khối chóp S.ABC

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A với BC = 2a, góc BAC = 120 độ (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của BC. Vì ∆ABC cân tại A nên AM BC và AM là phân giác của \(\widehat {BAC}\)

Suy ra \(\widehat {BAM} = \frac{1}{2}\widehat {BAC} = \frac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ \)

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{AM \bot BC}\\{SM \bot BC}\\{(SBC) \cap (ABC) = BC}\end{array}} \right.\)

Suy ra góc giữa (SBC) và (ABC) là \(\widehat {SMA}\) nên \(\widehat {SMA} = 45^\circ \)

Xét tam giác BAM có:

\(\sin \widehat {BAM} = \frac{{BM}}{{AB}} \Rightarrow AB = \frac{{BM}}{{\sin \widehat {BAM}}} = \frac{a}{{\sin 60^\circ }} = \frac{{2{\rm{a}}}}{{\sqrt 3 }}\)

\(\tan \widehat {BAM} = \frac{{BM}}{{AM}} \Rightarrow AM = \frac{{BM}}{{\tan \widehat {BAM}}} = \frac{a}{{\tan 60^\circ }} = \frac{a}{{\sqrt 3 }}\)

Xét tam giác SAM vuông tại A có

\(\tan \widehat {SMA} = \frac{{SA}}{{AM}} \Rightarrow SA = AM.\tan \widehat {SMA} = \frac{a}{{\sqrt 3 }}.\tan 45^\circ = \frac{a}{{\sqrt 3 }}\)

Diện tích tam giác ABC là \[{{\rm{S}}_{ABC}} = \frac{1}{2}AM.BC = \frac{1}{2}.\frac{{\rm{a}}}{{\sqrt 3 }}.2{\rm{a}} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}\]

Tính thể tích khối chóp S.ABC là

\({V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}.SA.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{a}{{\sqrt 3 }}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3} = \frac{{{a^3}}}{9}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 15:

Cho hình nón có bán kính đáy là 5a, độ dài đường sinh là 13a. Thể tích khối cầu nội tiếp hình nón bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hình nón có bán kính đáy là 5a, độ dài đường sinh là 13a. Thể tích khối cầu nội (ảnh 1)

Xét mặt phẳng qua trục SO của hình nón ta được thiết diện là tam giác cân SAB.

Mặt phẳng đó cắt mặt cầu theo đường tròn có bán kính r (bán kính mặt cầu) và nội tiếp trong tam giác cân SAB.

Trong tam giác vuông SOB, gọi I là giao điểm của đường phân giác trong góc B với đường thẳng SO.

Chứng minh được I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác và bán kính r = IO = IE (E là hình chiếu vuông góc của I trên SB).

Theo tính chất phân giác, ta có \(\frac{{IS}}{{IO}} = \frac{{BS}}{{BO}} = \frac{{13}}{5}\).

Lại có \(IS + IO = SO = \sqrt {S{B^2} - O{B^2}} = 12\).

Từ đó suy ra \(IS = \frac{{26}}{3},IO = \frac{{10}}{3}\).

Ta có \(\Delta SEI\Delta SOB\) nên

\(\frac{{IE}}{{IS}} = \frac{{BO}}{{BS}} = \frac{5}{{13}} \Rightarrow IE = \frac{5}{{13}}IS = \frac{{10}}{3}.\)

Thể tích khối cầu:

\(V = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}\pi {\left( {\frac{{10a}}{3}} \right)^3} = \frac{{4000\pi {a^3}}}{{81}}({\rm{dvtt}})\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 16:

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 2a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB, SC. Tính thể tích khối chóp A.BCNM. Biết mặt phẳng (AMN) vuông góc với mặt phẳng (SBC).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 2a. Gọi M, N lần lượt là trung (ảnh 1)

Gọi I là trung điểm của BC thì \(AI \bot BC\)

Gọi K là trung điếm của MN thì \(AK \bot MN\)

Mặt khác \((AMN) \bot (SBC)\) nên \(AK \bot (SBC) \Rightarrow AK \bot SI\)

Suy ra tam giác SAI cân tại A do đó SA = AI

Vì tam giác ABC đều cạnh 2a có AI là đường cao, trung tuyến nên \(AI = a\sqrt 3 \)

Suy ra \(SA = a\sqrt 3 \)

Gọi H là trực tâm tam giác ABC thì \(AH = \frac{2}{3}AI = \frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)

Khi đó tam giác SAH vuông tại H

Suy ra \(SH = \sqrt {S{A^2} - A{H^2}} = \frac{{a\sqrt {15} }}{3}\)

Ta có: \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AI.BC = \frac{1}{2}.a\sqrt 3 .2{\rm{a}} = {a^2}\sqrt 3 \)

Thể tích khối chóp S.ABC là: \({V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}.SH.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt {15} }}{3}.{a^2}\sqrt 3 = \frac{{{a^3}\sqrt 5 }}{3}\)

\({V_{S.ANC}} = \frac{1}{4}{V_{S.ABC}} \Rightarrow {V_{A.BCMM}} = \frac{3}{4}{V_{SABC}} = \frac{{{a^3}\sqrt 5 }}{4}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 17:

Cho khối chóp đều S.ABC có cạnh bên bằng a và các mặt bên hợp với đáy một góc 45°. Tính thể tích của khối chóp S.ABC theo a.

Xem đáp án
Cho khối chóp đều S.ABC có cạnh bên bằng a và các mặt bên hợp với đáy một góc (ảnh 1)

Gọi H là trọng tâm đáy trùng với hình chiếu của S, M là trung điểm của AB

Đặt \(AB = 6x \Rightarrow CM = 6x \cdot \frac{{\sqrt 3 }}{2} = 3x\sqrt 3 \)

\( \Rightarrow MH = x\sqrt 3 ;AH = HC = 2x\sqrt 3 \)

Góc tạo bởi mặt bên và mặt đáy là \(\widehat {SMH} = 45^\circ \Rightarrow SH = MH = x\sqrt 3 \)

Tam giác vuông SAH có: \({\rm{A}}{{\rm{H}}^2} + {\rm{S}}{{\rm{H}}^2} = {\rm{S}}{{\rm{A}}^2}\) (định lý Pytago)

\( \Leftrightarrow 12{x^2} + 3{x^2} = {a^2} \Leftrightarrow 15{{\rm{x}}^2} = {a^2}\)

\( \Rightarrow x = \frac{a}{{\sqrt {15} }}\)

Khi đó: \(V = \frac{1}{3}SH \cdot \frac{{A{B^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{1}{3} \cdot x\sqrt 3 \cdot \frac{{{{(6x)}^2}\sqrt 3 }}{4} = 9{x^3} = 9 \cdot {\left( {\frac{a}{{\sqrt {15} }}} \right)^3} = \frac{{{a^3}\sqrt {15} }}{{25}}\)

Vậy thể tích của khối chóp S.ABC là \(V = \frac{{{a^3}\sqrt {15} }}{{25}}\).


Câu 18:

Cho hình trụ có bán kính R và chiều cao \(\sqrt 3 R\). Hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa AB và trục d của hình trụ bằng 30°. Tính khoảng cách giữa AB và trục của hình trụ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hình trụ có bán kính R và chiều cao \(\sqrt 3 R\). Hai điểm A, B lần lượt nằm trên (ảnh 1)

Vẽ đường sinh AA’ khi đó góc giữa AB và trục d là \(\widehat {A'AB} = 30^\circ \)

Xét tam giác AA’B vuông tại A’ có

\(A'B = A'A.\tan 30^\circ = R\sqrt 3 .\frac{{\sqrt 3 }}{3} = R\)

Kẻ O’H A’B tại H khi đó O’H (AA’B)

Vì tam giác O’HB vuông tại H nên

\[O'H = \sqrt {O{B^2} - B{H^2}} = \sqrt {{R^2} - \frac{{A'{B^2}}}{4}} = \sqrt {{R^2} - \frac{{{R^2}}}{4}} = \frac{{R\sqrt 3 }}{2}\]

Vì d // (AA’B) nên \[{\rm{d}}\left( {d;AB} \right) = d\left( {d;\left( {A'AB} \right)} \right) = d\left( {O;\left( {A'AB} \right)} \right) = O'H = \frac{{R\sqrt 3 }}{2}\]

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 19:

Tứ diện SABC có SA, SB, SC đôi một vuông góc, SA = SB = 2a, SC = 4a. Thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện SABC là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tứ diện SABC có SA, SB, SC đôi một vuông góc, SA = SB = 2a, SC = 4a. Thể tích  (ảnh 1)

Gọi H là trung điểm của AB và M là trung điểm của SC

Suy ra \[{\rm{S}}M = MC = \frac{1}{2}SC = \frac{{{\rm{4a}}}}{2} = 2{\rm{a}}\]

Vì tam giác SAB vuông cân tại S nên H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác SAD

Từ H kẻ đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (SAB), từ M kẻ đường thẳng d’ là trung trực của SC

Gọi giao điểm của d và d’ là I suy ra IA = IB = IC = IS

Do đó I là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện S.ABC

Vì tam giác SAB vuông tại S nên \(AB = \sqrt {S{A^2} + S{B^2}} = \sqrt {{{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2} + {{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2}} = 2\sqrt 2 a\)

Vì tam giác SAB vuông tại S nên

\[SH = \sqrt {S{A^2} - A{H^2}} = \sqrt {S{A^2} - {{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2} - {{\left( {\sqrt 2 a} \right)}^2}} = \sqrt 2 a\]

Vì tam giác SHI vuông tại H nên

\(SI = \sqrt {H{I^2} + S{H^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{SC}}{2}} \right)}^2} + S{H^2}} = \sqrt {{{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2 a} \right)}^2}} = \sqrt 6 a\)

Suy ra bán kính \[R = \sqrt 6 a\]

Thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện SABC là:

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {\left( {a\sqrt 6 } \right)^3} = 8\pi {a^3}\sqrt 6 \)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 20:

Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM, CN vuông góc với nhau và có BC = 3, góc \(\widehat {BAC} = 30^\circ \). Tính diện tích tam giác ABC.

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM, CN vuông góc với nhau và có BC = 3 (ảnh 1)

Gọi L là giao điểm của BM, CN

Suy ra L là trọng tâm tam giác ABC

Do đó \(BL = \frac{2}{3}BM;NL = \frac{1}{3}CN\)

Gọi độ dài cạnh AB, BC, AC lần lượt là c, a, b

Áp dụng công thức đường trung tuyến ta có:

\(B{M^2} = \frac{{{c^2} + {a^2}}}{2} - \frac{{{b^2}}}{4}\)

\(C{N^2} = \frac{{{b^2} + {a^2}}}{2} - \frac{{{c^2}}}{4}\)

\(B{L^2} = \frac{4}{9}B{M^2} = \frac{{2\left( {{c^2} + {a^2}} \right)}}{9} - \frac{{{b^2}}}{9}\)

\(N{L^2} = \frac{1}{9}C{N^2} = \frac{{\left( {{b^2} + {a^2}} \right)}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{36}}\)

Vì tam giác BNL vuông tại L nên theo định lý Pytago có

BN2 = BL2 + NL2

\( \Leftrightarrow \frac{{{c^2}}}{4} = \frac{{2\left( {{a^2} + {c^2}} \right)}}{9} - \frac{{{b^2}}}{9} + \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{36}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{{c^2}}}{4} = \frac{{2{a^2}}}{9} + \frac{{2{c^2}}}{9} - \frac{{{b^2}}}{9} + \frac{{{a^2}}}{{18}} + \frac{{{b^2}}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{36}}\)

\( \Leftrightarrow 0 = \frac{{5{a^2}}}{{18}} + - \frac{{{b^2}}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{18}}\)

\( \Leftrightarrow 5{{\rm{a}}^2} = {b^2} + {c^2}\)

Áp dụng công thức cos trong tam giác ABC có

\[\begin{array}{l}{{\rm{a}}^2} = {b^2} + {c^2} - 2bcco{\rm{s}}\widehat A = 5{{\rm{a}}^2} - 2bc.cos30^\circ \\ \Leftrightarrow 9 = 45 - \sqrt 3 bc\\ \Leftrightarrow bc = 12\sqrt 3 \end{array}\]

Diện tích tam giác ABC là:

\(S = \frac{1}{2}bc\sin \widehat A = \frac{1}{2}.12\sqrt 3 .\sin 30^\circ = 3\sqrt 3 \)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 21:

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {9{{\rm{x}}^2} - 25} \right)^{ - 2}} + {\log _2}\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Điều kiện xác định của hàm số là:

\(\left\{ \begin{array}{l}9{{\rm{x}}^2} - 25 \ne 0\\2{\rm{x}} + 1 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} \ne \frac{{25}}{9}\\2{\rm{x}} > - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \pm \frac{5}{3}\\x > \frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \frac{5}{3}\\x > \frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\)

Suy ra tâp xác định là \(D = \left( { - \frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ {\frac{5}{3}} \right\}\)

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 22:

Xác định a, b sao cho log2a + log2b = log2(a + b).

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Ta có: log2a + log2b = log2(a + b)

log2ab = log2(a + b)

ab = a + b

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 23:

Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 1. Gọi M, N lần lượt là các điểm trên các cạnh SB, SD sao cho MS = MB, ND = 2NS. Mặt phẳng (CMN) chia khối chóp đã cho thành hai phần, thể tích của phần có thể tích nhỏ hơn bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 1 (ảnh 1)

Gọi P là giao điểm của mp(MNC) với cạnh SA.

Ta có: \[{\rm{x}} = \frac{{SC}}{{SC}} = 1;y = \frac{{SM}}{{SB}} = \frac{1}{2};z = \frac{{SP}}{{SA}};t = \frac{{SN}}{{S{\rm{D}}}} = \frac{1}{3}\]

\(\frac{1}{x} + \frac{1}{z} = \frac{1}{y} + \frac{1}{t} \Leftrightarrow 1 + \frac{1}{z} = 2 + 3 \Leftrightarrow \frac{1}{z} = 4 \Leftrightarrow z = \frac{1}{4}\)

Khi đó:

\({V_{S.CMPN}} = \frac{{xyzt}}{4}\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} + \frac{1}{t}} \right).{V_{S.ABC{\rm{D}}}}\)

\( = \frac{{1.\frac{1}{2}.\frac{1}{4}.\frac{1}{3}}}{4}.\left( {1 + 2 + 4 + 3} \right).1 = \frac{1}{{96}}.10 = \frac{5}{{48}}\)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 24:

Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số y = x3 – 3mx2 – 9m2x nghịch biến trên (0; 1).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: y = x3 – 3mx2 – 9m2x

y’ = 3x2 – 6mx – 9m2

y’ = 3(x2 – 2mx – 3m2)

y’ = 3(x + m)(x – 3m)

TH1: m > 0 suy ra y’ < 0 –m < x < 3m

Nên hàm số nghịch biến trên (0; 1)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}3m > 1\\ - m < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m > \frac{1}{3}\\m > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m > \frac{1}{3}\)

TH2: m < 0 suy ra y’ < 0 3m < x < –m

Nên hàm số nghịch biến trên (0; 1)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}3m < 0\\ - m > 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < 0\\m < - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m < - 1\)

TH3: m = 0 suy ra y’ = 3x2 ≥ 0; x (0; 1) nên hàm số đồng biến trên R

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 25:

Phương trình log(3x + 1) = 1 có nghiệm là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có : log(3x + 1) = 1

3x + 1 = 10

3x = 10 – 1

3x = 9

x = 3

Vậy đáp án cần chọn là: C.


Câu 26:

Xét các số thực a; b  thỏa mãn a > b > 1. Tìm giá trị nhỏ nhất Pmin của biểu thức: \(P = \log _{\frac{a}{b}}^2\left( {{a^2}} \right) + 3{\log _b}\frac{a}{b}\).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có:

\({\log _{\frac{a}{b}}}\left( {{a^2}} \right) = 2{\log _{\frac{a}{b}}}a = \frac{2}{{{{\log }_a}\frac{a}{b}}} = \frac{2}{{{{\log }_a}a - {{\log }_a}b}} = \frac{2}{{1 - {{\log }_a}b}}\)

\({\log _b}\frac{a}{b} = {\log _b}a - {\log _b}b = \frac{1}{{{{\log }_a}b}} - 1\)

Suy ra:

\(P = \log _{\frac{a}{b}}^2\left( {{a^2}} \right) + 3{\log _b}\frac{a}{b} = {\left( {\frac{2}{{1 - {{\log }_a}b}}} \right)^2} + 3\left( {\frac{1}{{{{\log }_a}b}} - 1} \right) = \frac{4}{{{{\left( {1 - {{\log }_a}b} \right)}^2}}} + \frac{3}{{{{\log }_a}b}} - 3\)

Đặt t = logab; t (0; 1)

Suy ra \(P = f\left( t \right) = \frac{4}{{{{\left( {1 - t} \right)}^2}}} + \frac{3}{t} - 3\)

\(f'\left( t \right) = \frac{8}{{{{\left( {1 - t} \right)}^3}}} - \frac{3}{{{t^2}}} = \frac{{3{t^3} - {t^2} + 9t - 3}}{{{t^2}{{\left( {1 - t} \right)}^3}}}\)

\(\begin{array}{l}f'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow 3{t^3} - {t^2} + 9t - 3 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {3t - 1} \right)\left( {{t^2} + 3} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 3t - 1 = 0\\ \Leftrightarrow t = \frac{1}{3}\end{array}\)

Suy ra \(\mathop {\min }\limits_{\left( {0;1} \right)} f\left( t \right) = f\left( {\frac{1}{3}} \right) = 15\)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 27:

Cho hàm số y = f(x) có f’(x) = (x – 2)(x + 5)(x + 1). Hàm số y = f(x2) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Xét g(x) = f(x2)

Suy ra g’(x) = 2x(x2 – 2)(x2 + 5)(x2 + 1)

\(\begin{array}{l}g'\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow 2{\rm{x}}\left( {{x^2} - 2} \right)\left( {{x^2} + 5} \right)\left( {{x^2} + 1} \right) > 0\\ \Leftrightarrow x\left( {{x^2} - 2} \right) > 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > \sqrt 2 \\ - \sqrt 2 < x < 0\end{array} \right.\end{array}\)

Suy ra hàm số y = f(x2) đồng biến trên (–1; 0)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 28:

Cho hình chóp tứ giác đều có góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng 60°. Biết rằng mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đó có bán kính \(R = a\sqrt 3 \). Tính độ dài cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều nói trên.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hình chóp tứ giác đều có góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng 60 độ. Biết rằng mặt  (ảnh 1)

Gọi K là trung điểm của AB, O là giao điểm của AC và BD. Gọi M là trung điểm của SA

Góc giữa mặt bên và đáy là \(\)\(\widehat {SKO} = 60^\circ \)

Trong tam giác SOA dựng đường thẳng trung trực MI của SA, I SO

Suy ra I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp tứ giác

Đặt AB = b

Vì ABCD là hình vuông cạnh b có hai đường chéo cắt nhau tại O

Suy ra \(AK = BK = OK = \frac{1}{2}AB = \frac{b}{2}\) và tam giác OAK vuông tại K

Do đó \(OA = \sqrt {O{K^2} + K{{\rm{A}}^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{b}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{b}{2}} \right)}^2}} = \frac{{b\sqrt 2 }}{2}\)

Xét tam giác SOK có \(\tan 60^\circ = \frac{{SO}}{{OK}} \Rightarrow SO = OK.\tan 60^\circ = \frac{{b\sqrt 3 }}{2}\)

Vì tam giác SOA vuông tại O nên theo định lý Pytago có:

\[{\rm{S}}A = \sqrt {S{O^2} + O{A^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{b\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{b\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}} = \frac{{b\sqrt 5 }}{2}\]

Xét ∆SMI và ∆SOA có:

\(\widehat {SMI} = \widehat {SOA}\left( { = 90^\circ } \right)\)

Chung góc \[\widehat {ASO}\]

Do đó (g.g)

Suy ra \(\frac{{SI}}{{SA}} = \frac{{SM}}{{SO}}\)

Suy ra \[{\rm{S}}I = \frac{{SM.SA}}{{SO}} = \frac{{\frac{1}{2}S{A^2}}}{{SO}} = \frac{{\frac{1}{2}.{{\left( {\frac{{b\sqrt 5 }}{2}} \right)}^2}}}{{\frac{{b\sqrt 3 }}{2}}} = \frac{{5\sqrt 3 b}}{{12}}\]

\[\frac{{5\sqrt 3 b}}{{12}} = a\sqrt 3 \Rightarrow b = \frac{{12}}{5}a\]

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 29:

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có độ dài cạnh đáy bằng a, chiều cao là h. Tính thể tích V của khối trụ ngoại tiếp hình lăng trụ.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có độ dài cạnh đáy bằng a, chiều cao là h (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của BC

Vì tam giác ABC đều cạnh a nên \[{\rm{AM = }}\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\]

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC

Vì tam giác ABC đều nên G là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Suy ra \[{\rm{A}}G = \frac{2}{3}AM = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\]

Thể tích V của khối trụ ngoại tiếp hình lăng trụ là:

\(V = \pi {R^2}h = \pi .{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)^2}.h = \frac{{\pi {a^2}h}}{3}\)

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 30:

Phương trình \({\left( {\sqrt 5 } \right)^{{x^2} + 4{\rm{x}} + 6}} = {\log _2}128\) có bao nhiêu nghiệm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: \({\left( {\sqrt 5 } \right)^{{x^2} + 4{\rm{x}} + 6}} = {\log _2}128\)

\( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt 5 } \right)^{{x^2} + 4{\rm{x}} + 6}} = 7\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 4{\rm{x}} + 6 = {\log _{\sqrt 5 }}7\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 4{\rm{x}} + 6 - {\log _{\sqrt 5 }}7 = 0\)

Ta có \[\Delta = {4^2} - 4.\left( {6 - {{\log }_{\sqrt 5 }}7} \right) > 0\]

Suy ra phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 31:

Biết đường thẳng d tiếp xúc với (P): y = 2x2 – 5x + 3. Phương trình của d là đáp án nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

+) Xét y = x + 2

Phương trình hoành độ giao điểm là 2x2 – 5x + 3 = x + 2

2x2 – 6x + 1 = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{{3 + \sqrt 7 }}{2}\\x = \frac{{3 - \sqrt 7 }}{2}\end{array} \right.\)

Suy ra đáp án A sai

+) Xét y = –x – 1

Phương trình hoành độ giao điểm là 2x2 – 5x + 3 = –x – 1

2x2 – 4x + 4 = 0 (vô nghiệm)

Suy ra đáp án B sai

+) Xét y = x + 3

Phương trình hoành độ giao điểm là 2x2 – 5x + 3 = x + 3

2x2 – 6x = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 3\end{array} \right.\)

Suy ra đáp án C sai

+) Xét y = –x + 1

Phương trình hoành độ giao điểm là 2x2 – 5x + 3 = –x + 1

2x2 – 4x + 2 = 0

x = 1

Suy ra đáp án D đúng

Vậy ta chọn đáp án D


Câu 32:

Có 6 chiếc ghế được kê thành một hàng ngang. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C, ngồi vào hàng ghế đó, sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh. Xác suất để học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp B bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đánh số thứ tự các ghế như sau: 1; 2; 3; 4; 5; 6

Số cách xếp ngẫu nhiên 6 học sinh vào 6 chiếc ghế là 6! = 720 cách 

Suy ra n(Ω) = 720

Gọi A là biến cố: “Học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp B”

TH1: Học sinh lớp C ngồi giữa 2 học sinh lớp B, ta coi B-C-B là 1 buộc, có 2 cách xếp 2 học sinh lớp B trong buộc này

Số cách xếp buộc B-C-B vào 6 chiếc ghế là 4 cách (Xếp vào các vị trí 1-2-3, 2-3-4, 3-4-5, 4-5-6)

Số cách xếp 3 học sinh còn lại là 3! = 6 cách

Suy ra có 2 . 4 . 6 = 48 cách

TH2: Học sinh lớp C ngồi ghế 1 hoặc 6 

Suy ra có 2 cách

Ứng với mỗi cách xếp học sinh C có 2 cách chọn 1 học sinh B ngồi ở vị trí 2 hoặc 5.

Xếp 4 học sinh còn lại có 4! = 24 cách

Suy ra có 2 . 2 . 24 = 96 cách

Do đó n(A) = 48 + 96 = 144

Xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{144}}{{720}} = \frac{1}{5}\)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 33:

Gieo đồng tiền hai lần. Số phần tử của biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Có 2 phẩn tử của biến có để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là:

Ω = {SN; NS}

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 34:

Một hình trụ có bán kính đáy R = 70 cm, chiều cao hình trụ h = 20 cm. Một hình vuông có các đỉnh nằm trên hai đường tròn đáy sao cho có ít nhất một cạnh không song song và không vuông góc với trục hình trụ. Khi đó cạnh của hình vuông bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một hình trụ có bán kính đáy R = 70 cm, chiều cao hình trụ h = 20 cm. Một hình vuông  (ảnh 1)

Xét hình vuông có cạnh AD không song song và vuông góc với trục OO’ của hình trụ. Vẽ đường sinh AA’

Ta có CD (AA’D) suy ra CD A’D nên tam giác A’CD vuông tại D

Hay A’C là đường kính của đường tròn đáy

Suy ra A’C = 2 . 70 = 140 cm

Vì tam giác AA’C vuông tại A’ nên theo Pytago có

\[{\rm{A}}C = \sqrt {A'{A^2} + A'{C^2}} = \sqrt {{{20}^2} + {{140}^2}} = 100\sqrt 2 \]cm

\[{\rm{A}}C = AB\sqrt 2 \Rightarrow AB = \frac{{AC}}{{\sqrt 2 }} = 100cm\]

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 35:

Cho tam giác ABC với A(3; m), B(m + 1; –4). Tìm m để diện tích tam giác OAB đạt giá trị nhỏ nhất.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: \(\overrightarrow {OA} = \left( {3;m} \right);\overrightarrow {OB} = \left( {m + 1; - 4} \right)\)

Suy ra \[{{\rm{S}}_{OAB}} = \frac{1}{2}\left| {3.\left( { - 4} \right) - m\left( {m + 1} \right)} \right| = \frac{1}{2}\left| {{m^2} + m + 12} \right|\]

\({m^2} + m + 12 = {\left( {m + \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{{47}}{4} \ge \frac{{47}}{4};\forall m\)

Do đó \[{{\rm{S}}_{OAB}} \ge \frac{{47}}{8}\]

Dấu “ = ” xảy ra khi \(m + \frac{1}{2} = 0 \Leftrightarrow m = \frac{{ - 1}}{2}\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 36:

Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình 3x = mx + 1 có hai nghiệm phân biệt.

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Xét g(x) = 3x – mx – 1

Có g’(x) = 3x . ln3 – m

\(g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow {3^x} = \frac{m}{{\ln 3}}\)

Với m ≤ 0 thì g’(x) > 0 suy ra hàm số luôn đồng biến

Nên g(x) = 0 có 1 nghiệm duy nhất

Với m > 0 thì đồ thị hàm số g(x) là một Parabol luôn đi qua O(0; 0)

Suy ra để phương trình có 2 nghiệm phân biệt thì điểm cực tiểu của g(x) không trùng với O(0; 0)

Do đó \({3^x} = \frac{m}{{\ln 3}} \ne {3^0} \Leftrightarrow m \ne \ln 3\)

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 37:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình 32x-1 + 2m2 – m – 3 = 0 có nghiệm.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: 32x-1 + 2m2 – m – 3 = 0

2m2 – m – 3 = –32x-1

Để phương trình 32x-1 + 2m2 – m – 3 = 0 có nghiệm thì 2m2 – m – 3 thuộc miền giá trị của hàm số f(x) = –32x-1

Ta lại có f(x) = –32x-1 < 0; x R

2m2 – m – 3 < 0

(m + 1)(2m – 3) < 0

\( \Leftrightarrow - 1 < m < \frac{3}{2}\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 38:

Cho hình lăng trụ A1A2A3A4A5.B1B2B3B4B5, số đoạn thẳng có hai đỉnh là đỉnh hình lăng trụ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Có tất cả 10 đỉnh; lấy 2 trong 10 đỉnh ta có \(C_{10}^2 = 45\) cách

Cứ 2 đỉnh nối với nhau được 1 đoạn thẳng nên có 45 đoạn thẳng

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 39:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d: x – 2y + 3 = 0 và I(1; –2). Phương trình đường thẳng d’ sao cho d là ảnh của đường thẳng d’ qua phép đối xứng tâm I là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì d’ là ảnh của phép đối xứng đường thẳng d qua tâm I nên d’ // d

Suy ra (d’): x – 2y + m = 0 với m ≠ 3

Ta có: \[{{\rm{d}}_{\left( {I;d} \right)}} = \frac{{\left| {1 - 2.\left( { - 2} \right) + 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2}} }} = \frac{8}{{\sqrt 5 }}\]

Mặt khác lại có \[{{\rm{d}}_{\left( {I;d} \right)}} = {d_{\left( {I;d'} \right)}} \Leftrightarrow {d_{\left( {I;d'} \right)}} = \frac{8}{{\sqrt 5 }}\]

Hay \[\frac{{\left| {1 - 2.\left( { - 2} \right) + m} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2}} }} = \frac{8}{{\sqrt 5 }} \Leftrightarrow \left| {5 + m} \right| = 8 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}5 + m = 8\\5 + m = - 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 3\\m = - 13\end{array} \right.\]

Mà m ≠ 3 nên m = –13

Khi đó phương trình đường thẳng d’ là: –x + 2y + 13 = 0

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 40:

Giá trị nhỏ nhất của hàm số y = lnx trên đoạn [1; e] là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: \(y' = \frac{{1 - \ln {\rm{x}}}}{{{x^2}}}\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow \frac{{1 - \ln {\rm{x}}}}{{{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow x = e\)

Suy ra: y(1) = 0; \(y\left( e \right) = \frac{1}{e}\)

Do đó giá trị nhỏ nhất của hàm số y = lnx trên đoạn [1; e] là 0

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 41:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật tâm O, AB = a, \[{\rm{AD}} = a\sqrt 3 \], SA (ABCD). Khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SCD) bằng \(\frac{{a\sqrt 3 }}{4}\). Thể tích khối đa diện S.BCD là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật tâm O, AB = a (ảnh 1)

Kẻ AH SD tại H

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}SA \bot C{\rm{D}}\\A{\rm{D}} \bot C{\rm{D}}\end{array} \right. \Rightarrow C{\rm{D}} \bot \left( {SA{\rm{D}}} \right) \Rightarrow C{\rm{D}} \bot AH\)

Suy ra AH (SCD)

Do đó \[{\rm{d}}\left( {A;\left( {SC{\rm{D}}} \right)} \right) = AH\]

\[{\rm{d}}\left( {A;\left( {SC{\rm{D}}} \right)} \right) = 2{\rm{d}}\left( {O;\left( {SC{\rm{D}}} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\]

Vì tam giác SAD vuông tại A nên theo hệ thức lượng ta có

\(\begin{array}{l}\frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{{\rm{D}}^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{{{\left( {a\sqrt 3 } \right)}^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2}}}\\ \Leftrightarrow SA = a\end{array}\)

Thể tích khối đa diện S.BCD là:

\({V_{S.BC{\rm{D}}}} = \frac{1}{3}SA.{S_{BC{\rm{D}}}} = \frac{1}{3}.a.\frac{1}{2}CB.B{\rm{D = }}\frac{1}{3}.a.\frac{1}{2}.a\sqrt 3 .a = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Bắt đầu thi ngay