Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 74)

  • 10426 lượt thi

  • 54 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một xưởng sản xuất hai loại sản phẩm, mỗi kg sản phẩm loại I cần 2 kg nguyên liệu và 30 giờ, đem lại mức lời 40 000 đồng. Mỗi kg sản phẩm loại II cần 4 kg nguyên liệu và 15 giờ, đem lại mức lời 30 000 đồng. Xưởng có 200 kg nguyên liệu và 1 200 giờ làm việc. Nên sản xuất mỗi loại sản phẩm lần lượt là bao nhiêu để có mức lời cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi x ( x ≥ 0 )  là số kg loại I cần sản xuất, y (y ≥ 0) là số kg loại II cần sản xuất.

Suy ra số nguyên liệu cần dùng là 2x + 4y, thời gian là 30x + 15y có mức lời là 40.000x + 30.000y

Theo giả thiết bài toán xưởng có 200kg nguyên liệu và 1200 giờ làm việc

suy ra 2x + 4y ≤ 200 hay x + 2y ‒ 100 ≤ 0 ; 30x + 15y ≤ 1200 hay 2x + y ‒ 80 ≤ 0

Tìm x; y thoả mãn hệ \[\left\{ \begin{array}{l}x + 2y - 100 \le 0\\2x + y - 80 \le 0\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\] (*)

sao cho L( x; y) = 40.000x + 30.000y đạt giá trị lớn nhất.

Trong mặt phẳng tọa độ vẽ các đường thẳng d: x + 2y ‒ 100 = 0 và d’: 2x + y ‒80 = 0.

Một xưởng sản xuất hai loại sản phẩm, mỗi kg sản phẩm loại I cần 2 kg  (ảnh 1)

Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình (*) là phần mặt phẳng (tứ giác) không tô màu trên hình vẽ.

Giá trị lớn nhất của L( x; y)  đạt tại một trong các điểm (0; 0); (40; 0); (0; 50); (20; 40)

+ Ta có L(0; 0) = 0; L( 40; 0) =1.600.000;

L(0; 50) = 1.500.000; L(20; 40) =  2.000.000.

Suy ra giá trị lớn nhất của L(x; y) là 2.000.000 khi (x; y) = (20; 40).

Vậy cần sản xuất 20 kg sản phẩm loại I và 40 kg sản phẩm loại II để có mức lời lớn nhất.


Câu 2:

Một xưởng cơ khí có hai công nhân là Chiến và Bình. Xưởng sản xuất loại sản phẩm (I) và (II). Mỗi sản phẩm (I) bán lãi 500 nghìn đồng, mỗi sản phẩm (II ) bán lãi 400 nghìn đồng. Để sản xuất được một sản phẩm (I) thì Chiến phải làm việc trong (3) giờ, Bình phải làm việc trong (1) giờ. Để sản xuất được một sản phẩm (II) thì Chiến phải làm việc trong (2) giờ, Bình phải làm việc trong (6) giờ. Một người không thể làm được đồng thời hai sản phẩm. Biết rằng trong một tháng Chiến không thể làm việc quá (180) giờ và Bình không thể làm việc quá (220) giờ. Số tiền lãi lớn nhất trong một tháng của xưởng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi x, y lần lượt là số sản phẩm loại I và loại II được sản xuất ra. Điều kiện x, y nguyên dương.

Ta có hệ bất phương trình sau: \[\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y \le 180\\x + 6y \le 220\\x > 0\\y > 0\end{array} \right.\]

Miền nghiệm của hệ trên là:

Một xưởng cơ khí có hai công nhân là Chiến và Bình. Xưởng sản xuất loại sản (ảnh 1)

Tiền lãi trong một tháng của xưởng là T = 0,5x + 0,4y (triệu đồng).

Ta thấy T đạt giá trị lớn nhất chỉ có thể tại các điểm A, B, C. Vì C có tọa độ không nguyên nên loại.

Tại A(60; 0) thì T = 30 triệu đồng.

Tại B(40; 30) thì T = 32 triệu đồng.

Vậy tiền lãi lớn nhất trong một tháng của xưởng là 3232 triệu đồng.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Cho tam giác ABC  có a+ b‒ c> 0. Khi đó:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo hệ quả định lí cosin ta có:

\[\cos \widehat C = \frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{2ab}}\]

Mà a+ b‒ c> 0 suy ra: \[\cos \widehat C > 0\] suy ra: \[\widehat C < 90^\circ .\]


Câu 4:

Cho đường tròn (C): x2 + y2 ‒ 2x + 2y ‒ 7 = 0 và đường thẳng d: x + y + 1 = 0. Tìm tất cả các đường thẳng song song với đường thẳng d và cắt đường tròn (C) theo dây cung có độ dài bằng 2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho đường tròn (C): x^2 + y^2 - 2x + 2y - 7 = 0 và đường thẳng d: x + y + 1 = 0 (ảnh 1)

Tâm O(1; ‒1), bán kính \(R = \sqrt {{1^2} + {{( - 1)}^2} - \left( { - 7} \right)} = 3\)

Gọi đường thẳng cần tìm là d’: x + y + c = 0.

Gọi A, B lần lượt là giao điểm của d’ và (C).

Xét ∆OHB vuông tại H (H là chân đường cao kẻ từ O trong tam giác OAB ).

Ta có: \(d\left( {O,AB} \right) = \frac{{\left| {1 + \left( { - 1} \right) + c} \right|}}{{\sqrt 2 }} = OH = \sqrt {O{B^2} - B{H^2}} \)

\( = \sqrt {{3^2} - {1^2}} = 2\sqrt 2 .\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\left| c \right|}}{{\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 \Leftrightarrow \left| c \right| = 4 \Leftrightarrow c = \pm 4\)

Vậy đường thẳng cần tìm có dạng x + y + 4 = 0 hoặc x + y ‒ 4 = 0.


Câu 5:

Cho hai điểm A(1; ‒2; 0), B(0; 1; 1), độ dài đường cao OH của tam giác OAB là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: \(\overrightarrow {{\rm{OA}}} = \left( {1; - 2;0} \right),\overrightarrow {{\rm{AB}}} = \left( { - 1;3;1} \right)\)

\( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {{\rm{CA}}} ,\overrightarrow {{\rm{AB}}} } \right] = \left( {\left| \begin{array}{l} - 2\\3\end{array} \right.\,\,\,\,\left. \begin{array}{l}0\\1\end{array} \right|;\left| \begin{array}{l}0\\1\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left. \begin{array}{l}1\\ - 1\end{array} \right|;\left| \begin{array}{l}1\\ - 1\end{array} \right.\,\,\,\left. \begin{array}{l} - 2\\3\end{array} \right|} \right) = \left( { - 2; - 1;1} \right)\)

Do đó \({\rm{OH}} = {\rm{d}}\left( {{\rm{O}},{\rm{AB}}} \right) = \frac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {{\rm{OA}}} ,\overrightarrow {{\rm{AB}}} } \right]} \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{\rm{AB}}} } \right|}}\)

\( = \frac{{\sqrt {{2^2} + {1^2} + {1^2}} }}{{\sqrt {{1^2} + {3^2} + {1^2}} }} = \frac{{\sqrt {66} }}{{11}}.\)


Câu 6:

Tìm m để phương trình có nghiệm \[\sin x - \sqrt 3 \cos x = m\]

Xem đáp án

\({\rm{sin}}x - \sqrt 3 {\rm{cos}}x = m\)

\( \Leftrightarrow 2{\rm{sin}}\left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) = m\)

\( \Leftrightarrow - 1 \le {\rm{sin}}\left( {x - \frac{\pi }{3}} \right) \le 1\)

\( \Leftrightarrow - 2 \le m \le 2\)


Câu 7:

Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình \[\sqrt 3 \sin x - \cos x = m\] có nghiệm trên đoạn \[\left[ {\frac{\pi }{6};\frac{{7\pi }}{6}} \right]\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}{\rm{sin}}x - \frac{1}{2}{\rm{cos}}x = m\)

\( \Leftrightarrow {\rm{sin}}\left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = m\)

\(x \in \left[ {\frac{\pi }{6};\frac{{7\pi }}{6}} \right] \Leftrightarrow x - \frac{\pi }{6} \in \left[ {0;\pi } \right]\)

\( \Rightarrow {\rm{sin}}\left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \in \left[ {0;1} \right]\)

Do đó phương trình có nghiệm

\( \Leftrightarrow \frac{m}{2} \in \left[ {0;1\left] { \Leftrightarrow m \in } \right[0;2} \right]{\rm{.\;}}\)

Do \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ {0;1;2} \right\}\).


Câu 8:

Có hai chiếc hộp chứa viên bi. Hộp thứ nhất chứa 4 viên bi đỏ, 3 viên bi trắng. Hộp thứ hai chứa 2 viên bi đỏ, 4 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 viên bi, tính xác suất để 2 viên bi được lấy ra có cùng màu.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số phần tử của không gian mẫu Ω là: \[\left| \Omega \right| = C_7^1 \cdot C_6^1 = 42\]

Gọi A là biến cố “lấy được hai viên bi cùng màu”.

Trường hợp 1: Lấy được hai viên bi màu đỏ, ta có \[C_4^1 \cdot C_2^1 = 8\]

Trường hợp 2: Lấy được hai viên bi màu trắng, ta có \[C_3^1 \cdot C_4^1 = 12\]

 Ta có: |A|= 8 + 12 = 20

Suy ra \[P\left( A \right) = \frac{{\left| A \right|}}{{\left| \Omega \right|}} = \frac{{20}}{{42}} = \frac{{10}}{{21}}\]


Câu 9:

Rút gọn biểu thức \[P = {x^{\frac{1}{3}}} \cdot \sqrt[6]{x},\] x > 0

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\[{x^{\frac{1}{3}}} \cdot \sqrt[6]{x} = {x^{\frac{1}{3}}} \cdot {x^{\frac{1}{6}}} = {x^{\frac{1}{6} + \frac{1}{6}}} = \sqrt x .\]


Câu 10:

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = a và \(AD = a\sqrt 2 \). Gọi K là trung điểm của cạnh AD. Tính \(\overrightarrow {BK} \cdot \overrightarrow {AC} .\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có \(AC = BD = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = \sqrt {2{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 3 \).

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\overrightarrow {BK} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AK} = \overrightarrow {BA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} }\\{\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} }\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow \overrightarrow {BK} \cdot \overrightarrow {AC} = \left( {\overrightarrow {BA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} } \right)\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right)\)

\( = \overrightarrow {BA} \cdot \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BA} \cdot \overrightarrow {AD} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} \cdot \overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} \cdot \overrightarrow {AD} \)

\( = - {a^2} + 0 + 0 + \frac{1}{2}{(a\sqrt 2 )^2} = 0\)


Câu 11:

Cho tam giác \(ABC\), trên các đường thẳng BC, AC, AB lần lượt lấy các điểm M, N, P sao cho \(\overrightarrow {MB} = 3\overrightarrow {MC} ;\overrightarrow {NA} = 3\overrightarrow {CN} ;\overrightarrow {PA} + \overrightarrow {PB} = \vec 0\)

a) Tính \(\overrightarrow {PM} ,\overrightarrow {PN} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \)

b) Chứng minh M, N, P thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, trên các đường thẳng BC, AC, AB  lần lượt lấy các điểm M, N, P (ảnh 1)

a) Ta có \(\overrightarrow {PA} + \overrightarrow {PB} = \vec 0\).

Suy ra P là trung điểm AB.

Ta có \(\overrightarrow {MB} = 3\overrightarrow {MC} = 3\left( {\overrightarrow {MB} - \overrightarrow {CB} } \right) = 3\overrightarrow {MB} - 3\overrightarrow {CB} .\)

Suy ra \( - 2\overrightarrow {MB} = - 3\overrightarrow {CB} .\)

Do đó \(\overrightarrow {BM} = \frac{3}{2}\overrightarrow {BC} .\)

Ta có \(\overrightarrow {PM} = \overrightarrow {PB} + \overrightarrow {BM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{3}{2}\overrightarrow {BC} \)

\( = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{3}{2}\left( {\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AB} } \right) = - \overrightarrow {AB} + \frac{3}{2}\overrightarrow {AC} \)

Ta có \(\overrightarrow {NA} = 3\overrightarrow {CN} = 3\left( {\overrightarrow {CA} - \overrightarrow {NA} } \right) = 3\overrightarrow {CA} - 3\overrightarrow {NA} \)

Suy ra \(4\overrightarrow {NA} = 3\overrightarrow {CA} \)

Do đó \(\overrightarrow {AN} = \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} .\)

Ta có \(\overrightarrow {PN} = \overrightarrow {PA} + \overrightarrow {AN} = - \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} .\)

b) Ta có \(\overrightarrow {PN} = - \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} = \frac{1}{2}\left( { - \overrightarrow {AB} + \frac{3}{2}\overrightarrow {AC} } \right) = \frac{1}{2}\overrightarrow {PM} .\)

Vậy ba điểm M, N, P thẳng hàng.


Câu 12:

Trên giá sách có 10 quyển Văn khác nhau, 8 quyển sách Toán khác nhau và 6 quyển sách Tiếng Anh khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chọn hai quyển sách khác môn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo quy tắc nhân ta có:

10.8 = 80 cách chọn một quyển Văn và một quyển Toán khác nhau.

10.6 = 60 cách chọn một quyển Văn và một quyển Tiếng Anh khác nhau.

8.6 = 48 cách chọn một quyển Toán và một quyển Tiếng Anh khác nhau.

Theo quy tắc cộng ta có số cách chọn hai quyển sách khác môn là: 

80 + 60 + 48 = 188 cách.

Đáp án cần chọn là: D.


Câu 13:

Thầy X có 15 cuốn sách gồm 4 cuốn sách toán, 5 cuốn sách lí và 6 cuốn sách hóa. Các cuốn sách đôi một khác nhau. Thầy X chọn ngẫu nhiên 8 cuốn sách để làm phần thưởng cho một học sinh. Tính xác suất để số cuốn sách còn lại của thầy X có đủ 3 môn.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi A là biến cố “Số cuốn sách còn lại của thầy X có đủ 3 môn”, suy ra \[\overline A \]là biến cố “Số cuốn sách còn lại của thầy X không có đủ 3 môn” = “Thầy X chắc chắn đã lấy hết số sách của một môn học”.

Số phần tử của không gian mẫu là: \[n\left( \Omega \right) = C_{15}^8 = 6435.\]

TH1: Lấy hết 44 cuốn môn toán và thêm 44 trong 1111 cuốn còn lại có \[C_4^4 \cdot C_{11}^4\] cách.

TH2: Lấy hết 55 cuốn lí và 33 trong 1010 cuốn còn lại có \[C_5^5 \cdot C_{10}^3\]cách.

TH3: Lấy hết 66 cuốn hóa và 22 trong 99 cuốn còn lại có \[C_6^6 \cdot C_9^2\] cách.

\[n\left( {\overline A } \right) = C_4^4 \cdot C_{11}^4 + C_5^5 \cdot C_{10}^3 + C_6^6 \cdot C_9^2 = 486 \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{54}}{{715}}.\]

\[ \Rightarrow P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right) = 1 - \frac{{54}}{{715}} = \frac{{661}}{{715}}.\]

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Diện tích xung quanh của hình nón có độ dài đường sinh l và bán kính r bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Diện tích xung quanh của hình nón có độ dài đường sinh l và bán kính r là Sxq = πrl.


Câu 15:

Tìm số \(\overline {abc} \). Biết \(\overline {abc} \) chia hết cho 45 và \(\overline {abc} - \overline {cba} = 396\) (với c\( \ne \)0).

Xem đáp án

\(\overline {abc} \) chia hết cho 45 nên \(\overline {abc} \) chia hết cho 5 và 9 nên c = 0 hoặc 5 mà c ≠ 0 nên c = 5

Ta có: \(\overline {ab5} - \overline {5ba} = 396\)

Quảng cáo

Ta viết lại biểu thức như sau: \(396 + \overline {5ba} = \overline {ab5} \)

6 + a tận cùng là 5 nên a = 9

Nên ta lại có: \(\overline {abc} = \overline {9b5} \) chia hết cho 9 và 5.

Nên \(9 + b + 5\) chia hết cho 9 , nên \(b = 4\)

Suy ra \(\overline {abc} = 945\)


Câu 16:

Trong hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có M(2; 3);  N(0; -4); P(-1; 6) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC; CA; AB. Tìm tọa độ đỉnh A?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có M(2; 3);  N(0; -4); P(-1; 6) lần lượt  (ảnh 1)

Gọi A(x; y).

Từ giả thiết, ta suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABC nên \(\overrightarrow {PA} = \overrightarrow {MN} \). (*)

Ta có \(\overrightarrow {PA} = \left( {x + 1;y - 6} \right)\)\(\overrightarrow {MN} = \left( { - 2; - 7} \right)\).

Khi đó \(\left( {\rm{*}} \right) \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + 1 = - 2}\\{y - 6 = - 7}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = - 3}\\{y = - 1}\end{array} \Rightarrow A\left( { - 3; - 1} \right)} \right.} \right.\).


Câu 17:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm M(1; 2), M'(−2; −4) và số k = 2. Phép vị tự tỉ số k = 2 biến điểm M thành điểm M’ có tâm vị tự là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi I(x; y) là tâm vị tự. Theo định nghĩa, ta có: \(\overrightarrow {IM'} = 2.\overrightarrow {IM} \)

Suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 2 - x = 2\left( {1 - x} \right)}\\{ - 4 - y = 2\left( {2 - y} \right)}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 4}\\{y = 8}\end{array}} \right.} \right.\).

Vậy tâm vị tự là I(4; 8).


Câu 18:

Trong hệ trục \[\left( {O;\overrightarrow i ;\overrightarrow j } \right)\] tọa độ của vectơ \[\overrightarrow i + \overrightarrow j \]là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

\[\overrightarrow i + \overrightarrow j = \left( {1;0} \right) + \left( {0;1} \right) = \left( {1;1} \right).\]


Câu 19:

Cho phương trình bậc hai Az2 ‒ Bz + C . Biệt thức  của phương trình được tính bởi:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương trình bậc hai Az2 ‒ Bz + C   có biệt thức ∆ = B2 ‒ 4AC.


Câu 20:

tam giác ABC. Gọi M là điểm trên cạnh BC sao cho MB = 3MC. Khi đó, biễu diễn \(\overrightarrow {AM} \) theo \(\overrightarrow {AB} \)\(\overrightarrow {AC} \) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

tam giác ABC. Gọi M là điểm trên cạnh BC sao cho MB = 3MC. Khi đó (ảnh 1)

\(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BM} = \overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\left( {\overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AC} } \right)\)

\( = \frac{1}{4}\overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} .\)


Câu 21:

Cho hai đa thức f(x) và g(x). Xét các tập hợp:

\(A = \left\{ {x \in R\mid f\left( x \right) = 0} \right\}\)

\(B = \left\{ {x \in R\mid g\left( x \right) = 0} \right\}\)

\(C = \left\{ {x \in R\mid \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} = 0} \right\}\)

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: \(C = \left\{ {x \in R\mid \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} = 0} \right\} = \left\{ {x \in R\mid f\left( x \right) = 0,g\left( x \right) \ne 0} \right\}.\)


Câu 22:

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh bên SA, SB, SC vuông góc với nhau từng đôi một. Biết thể tích của khối chóp bằng \(\frac{{{a^3}}}{6}\). Tính bán kính r của mặt cầu nội tiếp của hình chóp S.ABC.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh bên SA, SB, SC vuông góc với nhau (ảnh 1)

Áp dụng công thức: \(r = \frac{{3V}}{{{S_{tp}}}}\left( {\rm{*}} \right)\) và tam giác đều cạnh x có diện tích \(S = \frac{{{x^2}\sqrt 3 }}{4}\).

Từ giả thiết S.ABC dều có SA = SB = SC. Lại có SA, SB, SAC đôi một vuông góc và thể tích khối chóp \({\rm{S}}.{\rm{ABC}}\) bằng \(\frac{{{a^3}}}{6}\) nên ta có SA = SB = SC = a.

Suy ra \(AB = BC = CA = a\sqrt 2 \) và tam giác ABC đều cạnh có độ dài \(a\sqrt 2 \). Do đó diện tích toàn phần của khối chóp S.ABC là

Stp = SSAB + SSBC + SSCA + SABC

\( = 3\frac{{{a^2}}}{2} + \frac{{{{(a\sqrt 2 )}^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^2}\left( {3 + \sqrt 3 } \right)}}{2}\)

Thay vào \(\left( {\rm{*}} \right)\) ta được:

\(r = \frac{{3V}}{{{S_{tp}}}} = \frac{{3 \cdot \frac{{{a^3}}}{6}}}{{\frac{{{a^2}\left( {3 + \sqrt 3 } \right)}}{2}}} = \frac{a}{{3 + \sqrt 3 }}.\)


Câu 23:

Cho tứ diện đều ABCD có một đường cao AA1. Gọi I là trung điểm AA1. Mặt phẳng (BCI) chia tứ diện ABCD thành hai tứ diện. Tính tỉ số hai bán kính của hai mặt cầu ngoại tiếp hai tứ diện đó.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi cạnh của tứ diện đều là a.

Gọi K là trung điểm của CD và E = IK ∩ AB.

Qua A1 kẻ đường thẳng song song với IK cắt AB tại J.

Ta có:

\(\frac{{BJ}}{{BE}} = \frac{{B{A_1}}}{{BK}} = \frac{2}{3}\)\(\frac{{AE}}{{EJ}} = \frac{{AI}}{{L{A_1}}} = 1\) nên suy ra \(AE = \frac{1}{4}AB = \frac{a}{4}\)\(BE = \frac{{3a}}{4}\).

Gọi M là trung điểm của BE, trong mặt phẳng (ABK) dựng đường trung trực của BE cắt AA1 tại O. Ta dễ dàng chứng minh được O là tâm của mặt cầu ngoại tiếp EBCD.

Ta có: \(B{A_1} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3},A{A_1} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\). Đặt BE = x.

Tam giác ABA1 đồng dạng với tam giác AOM nên suy ra

\(\frac{{AM}}{{A{A_1}}} = \frac{{OM}}{{BH}} \Rightarrow OM = \frac{{AM \cdot BH}}{{A{A_1}}} = \left( {a - \frac{x}{2}} \right)\sqrt {\frac{1}{2}} {\rm{.\;}}\)

Gọi R là bán kính mặt cầu ngoại tiếp EBCD ta suy ra:

\(R = OB = \sqrt {O{M^2} + M{B^2}} = \sqrt {\frac{{{x^2}}}{4} + \frac{1}{2}{{\left( {a - \frac{x}{2}} \right)}^2}} .\)

Với \(x = \frac{{3a}}{4}\) ta có:

\(R = \sqrt {\frac{{9{a^2}}}{{64}} + \frac{1}{2}{{\left( {a - \frac{{3a}}{8}} \right)}^2}} = a\sqrt {\frac{{43}}{{128}}} .\)

Tương tự với \(x = \frac{a}{4}\) ta có bán kính R’ của mặt cầu ngoại tiếp EACD

\(R' = \sqrt {\frac{{{a^2}}}{{64}} + \frac{1}{2}{{\left( {a - \frac{a}{4}} \right)}^2}} = a\sqrt {\frac{{51}}{{128}}} \)

Do đó \(\frac{R}{{R'}} = \sqrt {\frac{{43}}{{51}}} \).


Câu 24:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

S là điểm chung của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD)

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của (SAB) và  (ảnh 1)

Mặt khác \[\left\{ \begin{array}{l}AB \subset \left( {SAB} \right)\\CD \subset \left( {SCD} \right)\\AB//CD\end{array} \right.\]

Nên giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là đường thẳng St đi qua điểm S và song song với CD.


Câu 25:

Tổng số cạnh và số đỉnh của hình bát diện đều bằng bao nhiêu ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tổng số cạnh và số đỉnh của hình bát diện đều bằng bao nhiêu A. 18 B. 14 C. 12 D. 20 (ảnh 1)

Hình bát diện đều có 12 cạnh và 6 đỉnh.

Vậy tổng số cạnh và đỉnh là 12 + 6 = 18

Đáp án cần chọn là: A


Câu 26:

Tính đạo hàm của hàm số \(y = {2^{{x^2}}}.\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Áp dụng công thức \({\left( {{a^u}} \right)^{\rm{'}}} = u' \cdot {a^u} \cdot {\rm{ln}}a\), ta có \(y' = {\left( {{x^2}} \right)^{\rm{'}}} \cdot {2^{{x^2}}} \cdot {\rm{ln}}2\) \( = 2x \cdot {2^{{x^2}}} \cdot {\rm{ln}}2 = x \cdot {2^{1 + {x^2}}} \cdot {\rm{ln}}2\).


Câu 27:

Trong hệ tọa độ Oxy cho ba điểm A(0; ‒3), B(2; 1), D(5; 5). Tìm tọa độ điểm C để tứ giác ABCD là hình bình hành.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi C(x; y)

Ta có:\({\rm{\;\;}}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\overrightarrow {AB} = \left( {2;4} \right)}\\{\overrightarrow {DC} = \left( {x - 5;y - 5} \right)}\end{array}} \right.{\rm{.\;}}\)

Tứ giác ABCD là hình bình hành \( \Leftrightarrow \overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \)

\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2 = x - 5}\\{4 = y - 5}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 7}\\{y = 9}\end{array} \Rightarrow C\left( {7;9} \right)} \right.} \right.\)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 28:

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho bốn điểm A(3; ‒2); B(7; 1); C(0; 1); D(‒8; ‒5). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {4;3} \right),\overrightarrow {CD} = \left( { - 8; - 6} \right) \Rightarrow \overrightarrow {CD} = - 2\overrightarrow {AB} \)


Câu 29:

Cho hình hộp ABCD.A'B'CD' có tất cả các cạnh đều bằng 1 và các góc phẳng đỉnh A đều bằng 60°. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB' và A'C'

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho hình hộp ABCD.A'B'CD' có tất cả các cạnh đều bằng 1 và các góc phẳng đỉnh (ảnh 1)

Ta có \(\widehat {BAA'} = \widehat {DAA'} = \widehat {BAD} = {60^ \circ }\) và AB = AD = AA’.

Khi đó ∆ABD, ∆ADA’ và ∆ABA’ và ∆ABA’ đều cạnh bằng 1 .

A’D = A’A = A’B = 1. Suy ra hình chiếu của A’ lên (ABCD) là tâm H của ∆ABD đều.

Ta có AB’ // DC’ d(AB’; A’C’) = d(AB’; (DA’C’)) = d(H; (DA’C’)).

Dựng hình bình hành DCAJ. Từ H kẻ HK DJ (K DJ), ta có HK // DB.

Từ H kẻ HL A’K (L A’K) HL (DA’C’) d(H; (DA’C’)) = HL.

Ta có: \(HK = \frac{1}{2},A'H = \sqrt {1 - {{\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2}} = \frac{{\sqrt 6 }}{3}\).

Xét tam giác \(A'HK:\frac{1}{{H{L^2}}} = \frac{1}{{H{K^2}}} + \frac{1}{{A'{H^2}}} \Rightarrow HL = \frac{{\sqrt {22} }}{{11}}\).

Đáp án cần chọn là: A.


Câu 30:

Đồ thị hàm số y = (3 ‒ m)x + m + 3 đi qua gốc tọa độ khi:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có điểm O(0; 0) thuộc đường thẳng y = (3 − m)x + m + 3

(3 − m).0 + m + 3 = 0

m + 3 = 0

m = −3.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 31:

Đường thẳng d đi qua gốc tọa độ O và song song với đường thẳng – x + 2y + 3 = 0 có phương trình tham số là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đường thẳng \({\rm{d}}\) cần tìm song song với đường thẳng \( - {\rm{x}} + 2{\rm{y}} + 3 = 0\) nên có \({\rm{VTCP}}\) là: \(\vec u = \left( { - 1;2} \right)\).

Do đó phương trình tham số của đường thẳng \({\bf{d}}\) đi qua gốc tọa độ và nhận \(\vec u = \left( { - 1;2} \right)\) làm vectơ chỉ phương là: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = t}\\{y = - 2t}\end{array}{\rm{\;}}\left( {t \in \mathbb{R}} \right)} \right.\).


Câu 32:

Trong một môn học, Thầy giáo có 30 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu khó, 10 câu trung bình và 15 câu dễ. Từ 30 câu hỏi đó có thể lập được bao nhiêu đề kiểm tra, mỗi đề gồm 5 câu hỏi khác nhau, sao cho trong mỗi đề nhất thiết phải có đủ cả 3 câu (khó, dễ, trung bình) và số câu dễ không ít hơn 2 ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có các trường hợp sau

TH 1: Đề thi gồm 2D, 3TB, 1K:\(C_{15}^2 \cdot C_{10}^2 \cdot C_5^1.\)

TH 2: Đề thi gồm 2D, 1TB, 2K:\(C_{15}^2 \cdot C_{10}^1 \cdot C_5^2.\)

TH 3: Đề thi gồm 3D, 1TB, 1K:\(C_{15}^3 \cdot C_{10}^1 \cdot C_5^1.\)

Vậy có: \(C_{15}^2 \cdot C_{10}^2 \cdot C_5^1 + C_{15}^2 \cdot C_{10}^1 \cdot C_5^2 + C_{15}^3 \cdot C_{10}^1 \cdot C_5^1 = 56875\) đề kiểm tra.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 33:

Nước ta có diện tích 331212 km2, dân cư 90 triệu dân. Vậy mật độ dân số nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Công thức tính: Mật độ dân số = tổng số dân / tổng diện tích (người/km2)

- Áp dụng công thức:

 Đổi 331212 km= 0,331212 triệu km2

 Mật độ dân số  =90/0,331212 = 271,7 (người/km2)

 Làm tròn kết quả ta được: mật độ dân số nước ta là 272 người/km2.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 34:

Giá trị nhỏ nhất của biết thức F = y - x trên miền xác định bởi hệ \[\left\{ \begin{array}{l}y - 2x \le 2\\2y - x \ge 4\\x + y \le 5\end{array} \right.\] là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}y - 2x \le 2\\2y - x \ge 4\\x + y \le 5\end{array} \right.\] trên hệ trục tọa độ như dưới đây:

Giá trị nhỏ nhất của biết thức F = y - x trên miền xác định bởi hệ y - 2x < = 2 (ảnh 1)

Nhận thấy biết thức F = y − x chỉ đạt giá trị nhỏ nhất tại các điểm A, B hoặc C.

Ta có: F(A) = 4 1 = 3; F(B) = 2;F(C) = 3 2 = 1.

Vậy minF = 1 khi x = 2, y = 3.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 35:

Trong không gian Oxyz, cho điểm A(3; 0; 0),B(0; −2; 0) và C(0; 0; −4). Mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC có diện tích bằng:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi I(a; b; c) là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC

IO = IA = IB = IC

IO2 = IA2 = IB2 = IC2

Khi đó ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x^2} + {y^2} + {z^2} = {{(x - 3)}^2} + {y^2} + {z^2}}\\{{x^2} + {y^2} + {z^2} = {x^2} + {{(y + 2)}^2} + {z^2}}\\{{x^2} + {y^2} + {z^2} = {x^2} + {y^2} + {{(z + 4)}^2}}\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x^2} = {{(x - 3)}^2}}\\{{y^2} = {{(y + 2)}^2}}\\{{z^2} = {{(z + 4)}^2}}\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 6x + 9 = 0}\\{4y + 4 = 0}\\{8z + 16 = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{3}{2}}\\{y = - 1}\\{z = - 2}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow I\left( {\frac{3}{2}; - 1;2} \right)\)

Suy ra bán kính mặt cầu ngoại tiểp tứ diện OABC là:

\({\rm{R}} = {\rm{IO}} = \sqrt {\frac{9}{4} + 1 + 4} = \sqrt {\frac{{29}}{4}} \)

Vậy diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC là:

\({\rm{S}} = 4\pi {{\rm{R}}^2} = 4\pi \frac{{29}}{4} = 29\pi \)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 36:

Ba người cùng bắn vào 1 bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai,thứ ba bắn trúng đích lần lượt là 0,8 ; 0,6; 0,5. Xác suất để có đúng 2 người bắn trúng đích bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi \({\rm{X}}\) là biến cố: "có đúng 2 người bắn trúng đích "

Gọi \({\rm{A}}\) là biến cố: "người thứ nhất bắn trúng đích \({\rm{P}}\left( {\rm{A}} \right) = 0,8;P\left( {\overline A } \right) = 0,2\)

Jọi \({\rm{B}}\) là biến cố: "người thứ hai bắn trúng đích \({\rm{P}}\left( {\rm{B}} \right) = 0,6;P\left( {\overline B } \right) = 0,4\)

Gọi \({\rm{C}}\) là biến cố: "người thứ ba bắn trúng đích \({\rm{P}}\left( {\rm{C}} \right) = 0,5;P\left( {\overline C } \right) = 0,5\)

Ta thấy biến cố A, B, C là 3 biến cố độc lập nhau, theo công thức nhân xác suất ta có:

\(P\left( X \right) = P\left( {A \cdot B \cdot \overline C } \right) + P\left( {A \cdot \overline B \cdot C} \right) + P\left( {\overline A \cdot B \cdot C} \right) = 0,8 \cdot 0,6 \cdot 0,5 + 0,8 \cdot 0,4 \cdot 0,5 + 0,2 \cdot 0,6 \cdot 0,5 = 0,46\)


Câu 37:

Cho hai điểm A(1;2; ‒1) và B(‒1; 3; 1). Tọa độ điểm M nằm trên trục tung sao cho tam giác ABM vuông tại M .

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

M nằm trên trục tung, giả sử M(0; m; 0). Ta có

\(\overrightarrow {MA} = \left( {1;2 - m; - 1} \right)\)\(\overrightarrow {MB} = \left( { - 1;3 - m;1} \right)\)

Vi tam giác ABM vuông tại M nên ta có \(\overrightarrow {MA} \cdot \overrightarrow {MB} = 0\)

1.(‒1) + (2 ‒ m)(3 ‒ m) + (‒1).1 = 0

m2 ‒5m + 4 = 0

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m = 1}\\{m = 4}\end{array}} \right.\)


Câu 38:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(2;2), B(5; ‒2). Tìm điểm M thuộc trục hoành sao cho \[\widehat {AMB} = 90^\circ \]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có M Ox nên M(m; 0) và \({\rm{\;}}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\overrightarrow {AM} = \left( {m - 2; - 2} \right)}\\{\overrightarrow {BM} = \left( {m - 5;2} \right)}\end{array}} \right.\)

\[\widehat {AMB} = 90^\circ \] suy ra \({\rm{\;}}\overrightarrow {AM} \cdot \overrightarrow {BM} = 0{\rm{\;}}\) nên (m ‒2)(m ‒ 5) + (‒2).2 = 0

\( \Leftrightarrow {m^2} - 7m + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m = 1}\\{m = 6}\end{array} \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{M\left( {1;0} \right)}\\{M\left( {6;0} \right)}\end{array}} \right.} \right.\)


Câu 39:

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng và điểm M thỏa mãn đẳng thức vectơ \(\overrightarrow {AM} = x\overrightarrow {AB} + y\overrightarrow {AC} \). Đặt \(\overrightarrow {MA} = x\overrightarrow {MB} + y\overrightarrow {MC} \). Tính giá trị biểu thức P = x + y.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\(\overrightarrow {AM} = x\overrightarrow {AB} + y\overrightarrow {AC} \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} = x\left( {\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MB} } \right) + y\left( {\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MC} } \right)\)

\( \Leftrightarrow \left( {1 - x - y} \right)\overrightarrow {AM} = x\overrightarrow {MB} + y\overrightarrow {MC} \Leftrightarrow \left( {x + y - 1} \right)\overrightarrow {MA} = x\overrightarrow {MB} + y\overrightarrow {MC} \)

Theo bài ra, ta có \(\overrightarrow {MA} = x\overrightarrow {MB} + y\overrightarrow {MC} \) suy ra x + y ‒ 1 = 1 x + y = 2.


Câu 40:

Cho lục giác đều ABCDEF tâm O . Hỏi có bao nhiêu vecto khác vecto không; cùng phương với \[\overrightarrow {OC} \] có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của lục giác?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho lục giác đều ABCDEF tâm O . Hỏi có bao nhiêu vecto khác vecto không; cùng  (ảnh 1)

Các vecto cùng phương với \(\overrightarrow {OC} \) có điềm đầu và điểm cuối là các đỉnh của lục giác : , \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {DE} ,\overrightarrow {ED} ,\overrightarrow {CF} ,\overrightarrow {FC} ,\overrightarrow {CO} ,\overrightarrow {OF} ,\overrightarrow {FO} \)

Vậy có 9 vecto cùng phương với \(\overrightarrow {OC} \).


Câu 41:

Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng (d): y = (m ‒3)x + 1 (m ≠ 3) bằng \[\frac{1}{2}\]

Xem đáp án

Gọi A là giao điểm của d với Ox \( \Rightarrow A\left( { - \frac{1}{{m - 3}};0} \right) \Rightarrow OA = \frac{1}{{\left| {m - 3} \right|}}\)

Gọi B là giao điểm của d với Oy B(0; 1) OB = 1

Từ O kẻ OH vuông góc AB \( \Rightarrow {\rm{OH}} = \frac{1}{2}\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OAB :

\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} \Rightarrow 4 = {(m - 3)^2} + 1\)

\( \Rightarrow {(m - 3)^2} = 3 \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m = 3 + \sqrt 3 }\\{m = 3 - \sqrt 3 }\end{array}} \right.\)


Câu 42:

Cho đường thẳng (d): y = (m − 1)x + 3 (với m là tham số). Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng (d) bằng \[\sqrt 2 .\]

Xem đáp án

Cho x = 3 thì y = 3. Suy ra (d) cắt trục Oy tại điểm B(0; 3)

Cho y = 0 thì \(x = \frac{3}{{1 - m}}\left( {m \ne 1} \right)\). Suy ra (d) cắt trục 0 x tại điểm \(A\left( {\frac{3}{{1 - m}};0} \right)\)

Ta có: \(OA = \frac{3}{{\left| {1 - m} \right|}},OB = 3\). Gọi h là khoảng cách từ O đến đường thẳng d.

\( \Rightarrow \frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} = \frac{{{{(1 - m)}^2}}}{9} + \frac{1}{9} = \frac{{{m^2} - 2m + 2}}{9}\)

Theo giả thiết, \(h = \sqrt 2 \Leftrightarrow {h^2} = 2 \Leftrightarrow \frac{9}{{{m^2} - 2m + 2}} = 2\)

\( \Leftrightarrow 2{m^2} - 4m - 5 = 0 \Leftrightarrow m = \frac{{2 \pm \sqrt {14} }}{2}.\)


Câu 43:

Có 3 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng và 4 bông hồng đỏ ( các bông hoa xem như đôi 1 khác nhau) người ta muốn chọn ra một bó hoa gồm 7 bông. Có bao nhiêu cách chọn các bông hoa được chọn tuỳ ý.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Mỗi cách chọn thỏa yêu cầu bài toán có nghĩa là ta lấy bất kì 7 bông từ 10 bông đã cho mà không tính đến thứ tự lấy. Do đó mỗi cách lấy là một tổ hợp chập 7 của 10 phần tử

Vậy số cách chọn thỏa yêu cầu bài toán là: \[C_{10}^7 = 120.\]


Câu 44:

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {2^{{x^2} + 1}}\). Tính \(T = {2^{ - {x^2} - 1}} \cdot f'\left( x \right) - 2x{\rm{ln}}2 + 2\).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có \(f'\left( x \right) = {\left( {{x^2} + 1} \right)^{\rm{'}}} \cdot {2^{{x^2} + 1}} \cdot {\rm{ln}}2 = 2x \cdot {\rm{ln}}2 \cdot {2^{{x^2} + 1}}\).

Vậy \(T = {2^{ - {x^2} - 1}} \cdot 2x{\rm{ln}}{2.2^{{x^2} + 1}} - 2x{\rm{ln}}2 + 2 = 2x{\rm{ln}}2 - 2x{\rm{ln}}2 + 2 = 2.\)


Câu 45:

Giao điểm của parabol (P): y = x2 + 5x + 4 với trục hoành:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xét phương trình hoành độ giao điểm: x2 + 5x + 4 = 0

Phương trình có hai nghiệm x1 = ‒1; x2 = ‒4 nên các giao điểm là (‒1; 0); (‒4; 0).


Câu 46:

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}}\). Tính tổng

\(S = f\left( {\frac{1}{{2019}}} \right) + f\left( {\frac{2}{{2019}}} \right) + \ldots + f\left( {\frac{{2018}}{{2019}}} \right) + f\left( 1 \right){\rm{.\;}}\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có:\({\rm{\;f}}\left( x \right) = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}} \Rightarrow f\left( {1 - x} \right) = \frac{{{4^{1 - x}}}}{{{4^{1 - x}} + 2}}\)

\( \Rightarrow f\left( x \right) + f\left( {1 - x} \right) = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}} + \frac{{{4^{1 - x}}}}{{{4^{1 - x}} + 2}} = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}} + \frac{4}{{4 + {{2.4}^x}}}\)

\( = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}} + \frac{2}{{{4^x} + 2}} = 1\)

Khi đó \(f\left( {\frac{1}{{2019}}} \right) + f\left( {\frac{{2018}}{{2019}}} \right) = 1;f\left( {\frac{2}{{2019}}} \right) + f\left( {\frac{{2017}}{{2019}}} \right) = 1; \ldots \)\(f\left( 1 \right) = \frac{4}{6}\).

Vậy \(S = f\left( {\frac{1}{{2019}}} \right) + f\left( {\frac{2}{{2019}}} \right) + \ldots + f\left( {\frac{{2018}}{{2019}}} \right) + f\left( 1 \right)\)

\( = \frac{{2018}}{2} \cdot 1 + \frac{4}{6} = \frac{{3029}}{3}\)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 48:

Cho 4 điểm A(1; ‒2), B(0; 3),C(‒3; 4), D(‒1; 8). Ba điểm nào trong 4 điểm đã cho là thẳng hàng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: \[\overrightarrow {AD} \left( { - 2;10} \right),\overrightarrow {AB} \left( { - 1;5} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AD} = 2\overrightarrow {AB} \]

Ba điểm A, B, D thẳng hàng.


Câu 49:

Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho véc-tơ \[\overrightarrow a = \left( {1; - 2} \right).\] Với giá trị nào của y thì véc-tơ \[\overrightarrow b = \left( { - 3;y} \right)\] vuông góc với \[\overrightarrow a \] ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

\[\overrightarrow a \bot \overrightarrow b \Leftrightarrow \overrightarrow a \cdot \overrightarrow b = 0\]

1.(‒3) + (‒2).y = 0

‒3 ‒y = 0

y = ‒3.


Câu 50:

Tính chiều cao của cây trong hình vẽ bên (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

Tính chiều cao của cây trong hình vẽ bên Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chiều cao của cây là: h = 1,7 + 20.tan35° ≈ 15,7m


Câu 51:

Cho phương trình x2 + (2m ‒ 1)x ‒ m = 0. Chứng minh rằng phương trình luôn luôn có nghiệm với mọi m.

Xem đáp án

x2 + (2m − 1)x − m = 0

* Để phương trình luôn có 2 nghiệm m thì: Δ ≥ 0

Δ = (2m − 1)2 − 4.1.(−m)

4m2 − 4m + 1 + 4m ≥ 0

4m2 + 1≥ 0 ( luôn đúng m ℝ).

Vậy phương trình luôn luôn có 2 nghiệm m ℝ.


Câu 52:

Tìm m để phương trình x2 − (2m + 1)x + m2 + 1=0 có 2 nghiệm x1; x2 thỏa mãn x2 = 2x1.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

= (2m + 1)2 ‒ 4(m2 + 1) = 4m2 + 4m + 1 ‒ 4m2 ‒ 4 = 4m ‒ 3.

Để phương trình có 2 nghiệm

Theo hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = 2m + 1}\\{{x_1}{x_2} = {m^2} + 1}\end{array}} \right.\)

Để 2 nghiệm \({x_1};{x_2}\) thỏa mãn \({x_2} = 2{x_1}\) ta có:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = 2m + 1}\\{{x_1}{x_2} = {m^2} + 1}\\{{x_2} = 2{x_1}}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3{x_1} = 2m + 1}\\{2x_1^2 = {m^2} + 1}\\{{x_2} = 2{x_1}}\end{array}} \right.} \right.\)

\({x_1} = \frac{{2m + 1}}{3}\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}3\\{{x_2} = \frac{{2\left( {2m + 1} \right)}}{3}}\\{2.\frac{{{{(2m + 1)}^2}}}{9} = {m^2} + 1\left( {\rm{*}} \right)}\end{array}} \right.\)

Giải (*) :

\(\frac{{2{{(2m + 1)}^2}}}{9} = {m^2} + 1 \Leftrightarrow 2\left( {4{m^2} + 4m + 1} \right) = 9\left( {{m^2} + 1} \right) \Leftrightarrow {m^2} - 8m + 7 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m = 1}\\{m = 7}\end{array}\left( {{\rm{tm}}} \right)} \right.\)

Vậy m = 1; m = 7.


Câu 53:

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho các vectơ sau: \[\overrightarrow a = 4\overrightarrow i - 3\overrightarrow j ,\overrightarrow b = 2\overrightarrow j .\] Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

\[\overrightarrow a = 4\overrightarrow i - 3\overrightarrow j \Rightarrow \overrightarrow a = \left( {4; - 3} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt {{4^2} + {3^2}} = 5.\]

\[\overrightarrow b = 2\overrightarrow j \Rightarrow \overrightarrow b = \left( {0;2} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt {{0^2} + {2^2}} = 2.\]

Vậy đáp án D sai.


Câu 54:

Miền nghiệm của bất phương trình nào sau đây được biểu diễn bởi nửa mặt phẳng không bị gạch trong hình vẽ bên (không kể bờ là đường thẳng)?

Miền nghiệm của bất phương trình nào sau đây được biểu diễn bởi nửa mặt phẳng  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đường thẳng đi qua hai điểm (1;0) và (0;2) có phương trình là : \[\frac{x}{1} + \frac{y}{2} = 1\]

2x + y 2 = 0

Điểm O(0; 0) thuộc miền bị gạch và 2.0 + 0 – 2 < 0 nên nửa mặt phẳng không bị gạch sọc biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình :  2x + y – 2 > 0.

 


Bắt đầu thi ngay