Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 94)

  • 10160 lượt thi

  • 95 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

1 người dùng thước vuông góc để đo chiều cao của 1 cây như hình vẽ. Sau khi đo, người đó xác định được: HB = 1,5m và BD = 2,3m. Tính chiều cao BC của cây (làm tròn 1 chữ số thập phân).

Xem đáp án
1 người dùng thước vuông góc để đo chiều cao của 1 cây như hình vẽ. Sau khi đo, người đó xác định được (ảnh 1)

Do tứ giác AHBD là hình chữ nhật nên AH = BD = 2,3m

Xét AHB vuông tại H có:

AB2 = AH2 + HB2 (theo định lý Pitago)

AB2 = 2,32 + 1,52 = 7,54

 Xét ABC vuông tại A có AH BC có:

AB2 = HB.BC (theo hệ thức lượng trong tam giác)

Mà HB = 1,5 (gt)

AB2 = 7,54

BC = 5 (m)

Vậy BC = 5m.


Câu 3:

Để lát nền một phòng học hình chữ nhật người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng 6m và chiều dài 12m và phần mạch vữa không đáng kể?

Xem đáp án

Diện tích một viên gạch là:

30.30 = 900 (cm2)

Diện tích căn phòng đó là:

12 . 6 = 72 (m2) = 720000 cm2

Để lát kín nền căn phòng đó người ta cần dùng số viên gạch là:

720 000 : 900 = 800 (viên gạch).


Câu 4:

Tính tổng S=12+14+18+...+12nn*.

Xem đáp án

Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có công thức S=u11q

Áp dụng trong bài này cho u1=12;q=12

Suy ra: S=12+14+18+...+12n=12112=1.


Câu 5:

Cho các dụng cụ sau:

- Một sợi chỉ dài 50 cm;

- Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo 50 cm;

- Một cái đĩa tròn.

Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó.

Xem đáp án

- Dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh đĩa.

Đánh dấu chiều dài một vòng của sợi chỉ.

 

- Dùng thước kẻ đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu.

Kết quả đo chính là chu vi của đĩa.


Câu 7:

Tìm GTNN của A = x4 + y4 + z4 biết xy + yz + zx = 1.
Xem đáp án

Áp dụng BĐT Bunhiacopski, ta có:

(xy + yz + zx)2 ≤ (x2 + y2 + z2)

1 ≤ (x2 + y2 + z2) (1)

Áp dụng BĐT Bunhiacopski một lần nữa, ta có:

(x4 + y4 + z4)(12 + 12 + 12) ≥ (x2 + y2 + z2)2

(x2 + y2 + z2)2 ≤ 3(x4 + y4 + z4) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: A ≥ 13

Vậy GTNN của A là 13 (dấu “=” khi x=y=z=13).


Câu 8:

Đem chia đều một số bánh vào các đĩa. Nếu xếp mỗi đĩa 2 cái bánh thì được 20 đĩa bánh. Hỏi nếu xếp vào mỗi đĩa 4 cái bánh thì được bao nhiêu đĩa bánh?

Xem đáp án

Tổng số chiếc bánh là:

20.2 = 40 (chiếc bánh)

Số đĩa bánh nếu xếp vào mỗi đĩa 4 cái bánh:

40 : 4 = 10 (đĩa)

Đáp số: 10 (đĩa).


Câu 9:

Hãy di chuyển một que diêm để có kết quả đúng:

Hãy di chuyển một que diêm để có kết quả đúng:   (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta di chuyển một que diêm ở số 0 ban đầu tạo thành số 6.

Hãy di chuyển một que diêm để có kết quả đúng:   (ảnh 2)

Câu 10:

Hãy di chuyển một que diêm để có kết quả đúng:

Hãy di chuyển một que diêm để có kết quả đúng: (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta di chuyển que diêm từ số 6 ban đầu sang số 1

Khi đó số 6 sẽ thành số 5; số 1 thành số 7.

Hãy di chuyển một que diêm để có kết quả đúng: (ảnh 2)

Câu 11:

Điền chữ số vào dấu * để được số M=20*5¯ thỏa mãn điều kiện: M chia hết cho 2.

Xem đáp án

Vì chữ số tận cùng của M là chữ số lẻ nên M không chia hết cho 2. Từ đó ta thấy không có giá trị nào của * thỏa mãn điều kiện.


Câu 12:

Điền chữ số vào dấu * để được sN=3*8¯ thỏa mãn:

a) N chia hết cho 2.

b) N chia hết cho 5.

Xem đáp án

a) Vì chữ số tận cùng của N là chữ số chẵn nên N luôn chia hết cho 2

Suy ra: * {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.

b) Vì chữ số tận cùng của N là 8 nên M không chia hết cho 5. Từ đó ta thấy không có giá trị nào của * thỏa mãn điều kiện.


Câu 13:

Điền chữ số vào dấu * để: 43*¯ chia hết cho cả 3 và 5.

Xem đáp án

43*¯ chia hết cho 5 chỉ khi * = 0 hoặc 5.

* = 0 thì 4 + 3 + 0 = 7 ̸ 3 nên 430 ̸ 3 (loại).

* = 5 thì 4 + 3 + 5 = 12 3 nên 435 3 (thỏa mãn).

Vậy 435 chia hết cho cả 3 và 5.


Câu 14:

Công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật không có nắp.

Xem đáp án

Hình hộp chữ nhật không có nắp là một dạng hộp chữ nhật chỉ có 5 mặt, bao gồm mặt đáy và 4 mặt xung quanh. Nó không có mặt trên (nắp) như các loại hộp khác, mà chỉ để lộ phần trong của hộp.

Công thức tính diện tích của hình hộp chữ nhật không có nắp là:

S = 2(ab + bc + ac)

Trong đó:

+ a, b, c lần lượt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hộp chữ nhật.

+ S là diện tích xung quanh của hộp chữ nhật.


Câu 16:

Đóng gạo ở một thùng thành loại bao 5 kg gạo thì được 6 bao. Nếu đóng số gạo đó thành bao 3 kg thì được mấy bao?

Xem đáp án

Số gạo trong thùng là:

5.6 = 30 (kg)

Nếu đóng số gạo thành bao 3kg thì được:

30 : 3 = 10 (bao)

Đáp số: 10 bao gạo.


Câu 18:

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB, lấy điểm C thuộc đường tròn (O), với C không trùng A và B. Gọi I là trung điểm của đoạn AC. Vẽ tiếp tuyến của đường tròn (O) tại tiếp điểm C cắt tia OI tại điểm D.

a) Chứng minh OI song song với BC.

b) Chứng minh DA là tiếp tuyến của đường tròn (O).

c) Vẽ CH vuông góc với AB, H AB và vẽ BK vuông góc với CD, K CD. Chứng minh CK² = HA.HB.

Xem đáp án
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB, lấy điểm C thuộc đường tròn (O), với C không trùng A và B (ảnh 1)

a) Vì DC = DA (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tại D) và OA = OC = R

Nên OD là trung trực AC nên OD AC

Mà I là trung điểm AC nên I thuộc OD

Lại có: ACB^=90°(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

AC CB

Suy ra: OD // BC hay OI // BC

b) Xét tam giác OCD và OAD có:

OC = OA = R

OD chung

DA = DC

∆OCD = ∆OAD (c.c.c)

 DCO^=DAO^=90°

DA AB và A trên (O) nên DA là tiếp tuyến của (O).

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB, lấy điểm C thuộc đường tròn (O), với C không trùng A và B (ảnh 2)

Câu 19:

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi E là điểm đối xứng với A qua BC. Chứng minh rằng tứ giác ABEC là hình thoi.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi E là điểm đối xứng với A qua BC. Chứng minh rằng tứ giác ABEC là hình thoi. (ảnh 1)

Gọi H là giao điểm của AE và BC

Tam giác BAC cân có AH là đường cao nên H là trung điểm của BC

Suy ra: HB = HC

Xét tam giác HAB và tam giác EHC có:

AH = EH

AHB^=EHC^=90°

HB = HC

∆AHB = ∆EHC (c.g.c)

Suy ra: AB = CE (1)

Xét tam giác AHC và tam giác EHB có:

HB = HC

AHC^=EHB^=90°

AH = EH

∆AHC = ∆EHB (c.g.c)

Suy ra: AC = EB (2)

Mà tam giác ABC cân nên AB = AC (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có: AB = AC = EC = BE

Nên ABCE là hình thoi.


Câu 21:

Giả sử lúc đầu trên bảng có 25 số: 1;12;13;...;125. Lần thứ nhất chúng ta xóa đi 2 số và viết tổng của chúng lên bảng, lúc này trên bảng còn 24 số; lần thứ 2, thứ 3, ... ta cũng làm như thế. Hỏi số cuối cùng còn lại trên bảng có phải là số tự nhiên không?

Xem đáp án

Xét tổng 25 số: A=1+12+13+...+125

Sau mỗi lần xóa đi 2 số và viết tổng của các số lên bảng thì tức là ta đã thực hiện phép cộng 2 số đó trong tổng 25 số trên

Cứ làm như vậy, đến số cuối cùng sẽ là tổng của 25 số trên và bằng:

A=1+12+13+...+125 không phải là số tự nhiên.


Câu 22:

Giá trị của chữ số 3 trong số nhỏ nhất có 6 chữ số khác nhau là:

A. 30000.

B. 3000.

C. 300. 

D. 30.

Xem đáp án

Chọn C

Số nhỏ nhất có 6 chữ số khác nhau là 102 345. Trong số 102 345, chữ số 3 thuộc hàng trăm nên có giá trị là 300.


Câu 23:

Với giá trị nào của m thì phương trình cos2x = m – 1 vô nghiệm?

Xem đáp án

Ta thấy –1 ≤ cosx ≤ 1

Suy ra: 0 ≤ cos2x ≤ 1

Vậy để phương trình cos2x = m – 1 vô nghiệm thì: m1<0m1>1.

Hay m<1m>2.


Câu 28:

Giải phương trình x4 – 2x2 – 8 = 0.

Xem đáp án

x4 – 2x2 – 8 = 0

(x2)2 - 2x2 – 8 = 0

(x2 – 4)(x2 + 2) = 0

x2 = 4 (vì x2 + 2 > 2 với mọi x)

x = ±2

Vậy x = ±2.


Câu 29:

Giải phương trình 2cosx – 1 = 0.

Xem đáp án

2cosx – 1 = 0

 cosx=12=cosπ3

x=±π3+k2πk.


Câu 30:

Giải phương trình 2x23x=3x4.

Xem đáp án

ĐKXĐ: 2x23x0x43x0x32x43x32

Bình phương 2 vế ta có:

2x2 – 3x = 3x – 4

2x2 – 6x + 4 = 0

x2 – 3x + 2 = 0

(x – 1)(x – 2) = 0

 x=1Lx=2

Vậy phương trình có nghiệm x = 2.


Câu 31:

Góc hạ là gì? Góc nâng là gì?

Xem đáp án

Góc hạ là: góc hợp bởi một đường thẳng đại diện cho đường chỉ góc hạ cánh trung bình và mặt phẳng ngang.

Góc nâng là: góc giữa mặt phẳng ngang với đường cao đến vật thể.


Câu 32:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Kẻ HE vuông góc với AB, HF vuông góc với AC. Gọi O là giao điểm của AH và EF.

Chứng minh rằng: HB.HC = 4.OE.OF.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Kẻ HE vuông góc với AB (ảnh 1)

Xét tứ giác AEHF có :

ABC^=HEB^=HFB^=90° 

Tứ giác AEHF là hình chữ nhật

EF = AH và OF = OE

EF = 2.OE

OE² = OE.OF

EF² = AH² = (2OE.OF)² = 4OE.OF

Xét ΔABC vuông tại A

AH² = BH.CH ( Hệ thức lượng )

HB.HC = 4.OE.OF.


Câu 33:

Gọi m là giá trị lớn nhất của hàm sô y = 3 + 2sin2x trên đoạn π6;π2. Giá trị m là bao nhiêu?

Xem đáp án

xπ6;π22xπ3;π

0 ≤ sin2x ≤ 1

0 ≤ 2sin2x ≤ 2

3 + 0 ≤ 3 + 2sin2x ≤ 3 + 2

3 ≤ y ≤ 5

Vậy maxyπ6;π2=5 khi sin2x = 1 hay 2x = π2π3;π

Suy ra: x=π4

Vậy m = 5.


Câu 34:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M là trung điểm BC. Biết C^=30°; BC = 20cm. Tính số đo góc AMB.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M là trung điểm BC. (ảnh 1)

Vì M là trung điểm BC nên BM = MC = 10cm

Ta có: sinC^=ABBCAB=20.sin30°=10cm

Lại có trong tam giác ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến

Nên AM = 12BC=12.20=10cm

Khi đó: AM = BM = AB = 10cm

Suy ra tam giác ABM đều

Vậy AMB^=60°.


Câu 35:

Gọi S là tập các giá trị m ≠ 0 để parabol (P): y = mx2 + 2mx + m2 + 2m có đỉnh nằm trên đường thẳng y = x + 7. Tính tổng các giá trị tập S.

Xem đáp án

Đỉnh của (P) là: x=2m2m=1y=2m24mm2+2m4m=4m2+4mm2+2m4m=m2+m

đỉnh nằm trên đường thẳng y = x + 7 nên ta có:

m2 + m = -1 + 7

m2 + m – 6 = 0

 m=2m=3

Tổng giá trị tập S = 2 – 3 = -1.


Câu 37:

Giải phương trình x7+9x=x216x+66.

Xem đáp án

ĐKXĐ: 7 ≤ x ≤ 9.

Ta xét vế trái phương trình:

x7+9x22x7+9x=4(BĐT Bunhia)

Suy ra: x7+9x21

Dấu “=” khi x – 7 = 9 – x hay x = 8

Xét vế phải phương trình:

x2 – 16x + 66 = (x – 8)2 + 2 ≥ 2 (2)

Dấu “=” xảy ra khi x = 8

Từ (1) và (2) ta suy ra để phương trình xảy ra thì x7+9x=x216x+66=2

Vậy phương trình có nghiệm x = 8.


Câu 39:

Hai đội làm được 1305 sản phẩm. Tính sản phẩm mỗi đội làm được. Biết rằng, đội thứ nhất làm ít hơn đội thứ hai 45 sản phẩm.

Xem đáp án

Đội thứ nhất làm được là:

(1305 – 45) : 2 = 630 (sản phẩm)

Đội thứ hai làm được là:

630 + 45 = 675 (sản phẩm).


Câu 40:

Hai đường chéo hình thoi có độ dài lần lượt bằng 16 cm và 12 cm. Diện tích của hình thoi là?

Xem đáp án

Diện tích hình thoi bằng 12  tích độ dài hai đường chéo.

Vậy diện tích của hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 16 cm và 12 cm là: 

S = 12.16.12 = 96 (cm2).


Câu 41:

Khai triển hằng đẳng thức x3 + y3 + z3 – 3xyz.

Xem đáp án

x3 + y3 + z3 - 3xyz

= (x³ + 3x²y + 3xy² + y³) - (3x²y - 3xy²) + z³ - 3xyz

= (x + y)³ - 3xy(x - y) + z³ - 3xyz 

= [(x + y)³ + z³] - 3xy(x + y + z) 

= (x + y + z)³ - 3(x + y)²z - 3(x + y)z² - 3xy(x + y + z)

= (x + y + z)³ - 3z(x + y)(x + y + z) - 3xy(x + y + z) 

= (x + y + z)[(x + y + z)² - 3z(x + y) - 3xy] 

= (x + y + z)(x² + y² + z² + 2xy + 2xz + 2yz - 3xz - 3yz - 3xy) 

= (x + y + z)(x² + y² + z² - xy - xz - yz)


Câu 42:

Xét các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không, có chia hết cho 9 không?

a) A = 24 + 36;

b) B = 120 – 48;

c) C = 72 – 45 + 99;

d) D = 723 – 123 + 100.

Xem đáp án

a) Cách 1. Ta có 24 không chia hết cho 9; 36 9 A không chia hết cho 9.

Ta có 24 3; 36 A 3.

Cách 2. Ta có A = 24 + 36 = 60 A 3; A không chia hết cho 9.

b) B 3; B  9.

c) C 3; C 9.

d) D không chia hết cho 3; D không chia hết cho 9.


Câu 43:

Hiệu hai số bằng 3780. Tìm số bé, biết rằng nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

Xem đáp án

Vì số bé thêm số 0 bên phải được số lớn nên gấp 10 lần số bé

 Hiệu số phần bằng nhau là: 10 – 1 = 9 (phần)

 Số bé là: 3780 : 9 = 420

 Số lớn là: 420.10 = 4200

Đáp số: số bé là 420.


Câu 44:

Hình chiếu đứng là gì?

Xem đáp án

Hình chiếu đứng là hình được tạo ra khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chứa vật thể.

Hình chiếu đứng cho ta biết hình dạng và kích thước của vật thể.


Câu 45:

Hình nào dưới đây không phải là hình đa diện?

Hình nào dưới đây không phải là hình đa diện? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

Hình sau không phải là hình đa diện vì có một cạnh là cạnh chung của ba mặt.

Hình nào dưới đây không phải là hình đa diện? (ảnh 2)

Câu 47:

Hình nào dưới đây không có tâm đối xứng?

A. Hình vuông.

B. Hình chữ nhật.

C. Hình bình hành.

D. Hình tam giác đều.

Xem đáp án

- Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của hai đường chéo.

- Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

- Tâm đối xứng của hình bình hành là giao điểm của hai đường chéo.

- Hình tam giác đều không có tâm đối xứng.

Đáp án cần chọn là: D.


Câu 48:

Hình thang cân có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường có phải là hình chữ nhật không?

Xem đáp án

Hình thang cân có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật.

Bởi vì hình chữ nhật đều có tính chất của hình thang cân và hình bình hành.


Câu 49:

Hình tứ diện có bao nhiêu cạnh?

Xem đáp án
Hình tứ diện có bao nhiêu cạnh? (ảnh 1)

Hình tứ diện là hình có 4 mặt, mỗi mặt là một tam giác.

Hình tứ diện có 6 cạnh (3 cạnh đáy, 3 cạnh bên)


Câu 50:

Cho bốn số nguyên dương phân biệt sao cho tổng của mỗi hai số chia hết cho 2 và tổng của mỗi ba số chia hết cho 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng bốn số này?

Xem đáp án

Gọi 4 số ấy là a, b, c, d

Tổng 2 số bất kì chia hết cho 2 nên a, b, c, d đồng dư với nhau mod 2

Tổng 3 số bất kì chia hết cho 3 nên a, b, c, d đồng dư với nhau mod 3

 a, b, c, d đồng dư với nhau mod 6

Vì a, b, c, d nguyên dương nên giá trị nhỏ nhất mà a, b, c, d có thể nhận là 1

 Các số tiếp theo là 1 + 6 = 7, 7 + 6 = 13, 13 + 6 = 19

 Tổng của a, b, c, d là 1 + 7 + 13 + 19 = 40.


Câu 51:

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Riêng vòi thứ nhất chảy trong hai giờ thì đầy bể. Riêng vòi thứ hai chảy trong 3 giờ thì đầy bể. Hỏi hai vòi cùng chảy vào bể thì mất bao nhiêu giờ sẽ đầy bể?

Xem đáp án

Một giờ vòi thứ nhất chảy được số phần của bể là:

1:2=12(bể)

Một giờ vòi thứ hai chảy được số phần của bể là:

1:3=13(bể)

Một giờ cả hai vòi cùng chảy thì được số phần của bể nước là:

12+13=56 (bể)

Hai vòi cùng chảy vào bể thì mất số giờ để đầy bể là:

1:56=65(giờ) = 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút


Câu 55:

Hàm số nào sau đây là hàm số nghịch biến?

A. y = 2x – 1.

B. y = -(1 – 3x).

C. y = -(2x – 1).

D. y = x.

Xem đáp án

Hàm số y = 2x – 1 có a = 2 > 0 nên là hàm số đồng biến.

Hàm số y = − (1 – 3x)  y = 3x – 1 có a = 3 > 0 nên là hàm số đồng biến

Hàm số y = − (2x – 1) y = −2x + 1 có a = −2 < 0 nên là hàm số nghịch biến

Hàm số y = x có a = 1 > 0 nên là hàm số đồng biến.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 56:

Phân tích đa thức thành nhân tử: x4 + y4.

Xem đáp án

x4 + y4 = (x2)2 + (y2)2 = (x2 + y2)2 – 2x2y2

=x2+y222xy2

=x2+y2+2xyx2+y22xy


Câu 57:

Học sinh lớp 6A khi học thể dục có thể xếp thành 4 hàng, 5 hàng, 8 hàng thì vừa đủ. Tính số học sinh của lớp biết lớp không vượt quá 50 học sinh.

Xem đáp án

Vì học sinh lớp 6A khi học thể dục có thể xếp thành 44 hàng, 55 hàng, 88 hàng thì vừa đủ nên a 4; 5; 8

a BC(4, 5, 8)

Mà 4 = 22; 5 = 5; 8 = 23

Suy ra: BCNN(4, 5, 8) = 23.5 = 40

a {40, 80, ...}

mà a < 50 (do số học sinh không quá 50)

a = 40

Vậy lớp 6A có 4040 học sinh.


Câu 58:

Viết các tập hợp sau đây bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử:

a) A = {– 3; – 2; – 1; 0; 1};

b) B = {0; 2; 4; 6; 8; 10}.

Xem đáp án

a) Các số – 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4 là các số nguyên lớn hơn hoặc bằng – 3 và bé hơn hoặc bằng 1.

Do đó, A = {x  ℤ | – 3 ≤ x ≤ 1}.

b) Các số 0; 2; 4; 6; 8; 10 là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Do đó, B = {x | x  ℕ, x chẵn, x ≤ 10} hoặc B = {x | x = 2k, k = 0; 1; 2; 3; 4; 5}.


Câu 60:

Khi chia số tự nhiên a cho 28 thì được số dư là 14. Hỏi a có chia hết cho 7 không, a có chia hết cho 4 không?

Xem đáp án

Gọi kết quả của phép tính a : 28 là n

Ta có: a : 28 = n (dư 14)

a = 28n + 14

mà 28 chia hết cho 7 nên 28n chia hết cho 7

14 chia hết cho 7

a chia hết cho 7

Có: 28 chia hết cho 4 nêm 28n chia hết cho 4

14 : 4 dư 2

a không chia hết cho 4

Vậy a chia hết cho 7, a không chia hết cho 4.


Câu 63:

Một hình lăng trụ có 36 đỉnh, thì hình lăng trụ này có bao nhiêu cạnh?

Xem đáp án

Hình lăng trụ có 36 đỉnh nên mỗi đáy có 18 đỉnh.

Khi đó, hình lăng trụ có 18 cạnh bên và 36 cạnh đáy.

Tổng số cạnh là 18 + 36 = 54 cạnh.


Câu 64:

Không dùng máy tính, tính giá trị biểu thức A = sin25°cos65°.

Xem đáp án

Ta có: 25° + 65° = 90° nên góc 25° và góc 65° là hai góc phụ nhau

Nên sin25° = cos65°

Suy ra: A = sin25°cos65°=1.


Câu 65:

Không tính giá trị biểu thức, hãy giải thích tại sao: C = 13 + 133 + 177.135 – 12 không chia hết cho 13.

Xem đáp án

Vì 13 chia hết cho 13;

133 chia hết cho 13;

17.135 chia hết cho 13;

12 không chia hết cho 13.

Do đó C = 13 + 133 + 177.135 – 12 không chia hết cho 13.


Câu 67:

Không quá là viết ký hiệu ≤, đúng hay sai?

Xem đáp án

Đúng, không quá chính là

Ví dụ: Liệt kê các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12

Ta có: Các số thỏa mãn là 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12.


Câu 68:

Kí hiệu S(n) là tổng các chữ số nguyên dương n. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho S(n).S(n + 1) = 87.

Xem đáp án

S(n).S(n + 1) = 3.29 = 1.87

- Nếu S(n) = 1 n có dạng 100...0100...0 

S(n + 1) = 2 ≠ 87 (loại)

S(n).S(n + 1) = 3.29

Gọi n có dạng a1a2....ak¯ai;a10

Nếu ak ≠ 9

S(n + 1) = S(n) +1

S(n) và S(n + 1) luôn khác tính chẵn lẻ 

S(n).S(n+1) là một số chẵn, mà 87 lẻ  loại

ak = 9

Suy ra: S(n) > S(n + 1)

 Sn=29Sn+1=3

S(n) - S(n + 1) = 29 – 3 = 26

Giả sử tận cùng bằng x số 9 

Suy ra: n=A999...9¯ với A có tận cùng khác 9

n + 1 = B0...0¯ (x số 0 và B = A + 1)

 Sn=SA+9xSn+1=SB=SA+1=SA+1

S(n) − S(n+1) = 9x – 1 = 26

Suy ra: x = 3.

Vậy n=A999¯  S(n) = S(A) + 27 = 29

S(A) = 2

Mà n nhỏ nhất khi A nhỏ nhất, ta có số nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 2 là 2 

A = 2

n = 2999.


Câu 69:

Bằng compa, nêu cách kiểm tra một tứ giác có là hình chữ nhật hay không. Hãy giải thích kết quả.

Xem đáp án

Ta kiểm tra xem các cặp đối của tứ giác:

• Nếu các cặp cạnh đối không bằng nhau thì tứ giác đó không là hình bình hành nên cũng không là hình chữ nhật.

• Nếu các cặp cạnh đối bằng nhau thì tứ giác đó là hình bình hành.

Sau đó ta kiểm tra xem hai đường chéo của tứ giác (là hình bình hành) đó.

• Nếu hai đường chéo của hình bình hành đó bằng nhau thì tứ giác đó là hình chữ nhật.

• Nếu hai đường chéo của hình bình hành đó không bằng nhau thì tứ giác đó không là hình chữ nhật.


Câu 70:

Làm tròn số 2756157 đến hàng nghìn.

Xem đáp án

Công thức:

+ Đối với chữ số hàng làm tròn:

- Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 55.

- Tăng đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 55.

+ Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:

- Bỏ đi nếu ở phần thập phân.

- Thay bởi các chữ số 00 nếu ở phần số nguyên

Ta có: 2756157 ≈ 2756000.


Câu 71:

Giá trị đúng của lim(3n − 5n) là?

Xem đáp án

lim3n5n=lim5n35n1=

Vì lim5n = +∞; lim35n1=1<0.


Câu 72:

Tính limx8x+22x5.

Xem đáp án

limx8x+22x5=limx8+2x25x=82=4


Câu 73:

Lớp 10A có 40 học sinh trong đó có 10 bạn học sinh giỏi Toán, 15 bạn học sinh giỏi Lý và 19 bạn không giỏi môn học nào trong hai môn Toán, Lý. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu bạn học sinh vừa giỏi Toán vừa giỏi Lý?
Xem đáp án

Số học sinh giỏi Toán hoặc Lý là:

40 – 19 = 21 (học sinh)

Số học sinh chỉ giỏi một môn Lý là:

21 – 10 = 11 (học sinh)

Số học sinh chỉ giỏi một môn Toán là:

21 – 15 = 6 (học sinh)

Số học sinh giỏi cả hai môn là:

21 – 11 – 6 = 4 (học sinh).


Câu 74:

Học sinh lớp 6A khi xếp thành 3 hàng, 4 hàng hay 9 hàng đều vừa đủ. Biết số học sinh của lớp từ 30 đến 40. Tính số học sinh của lớp 6A.

Xem đáp án

Học sinh lớp 6A khi xếp thành 3 hàng, 4 hàng hay 9 hàng đều vừa đủ.

Nên số học sinh của lớp 6A là BC(3, 4, 9).

Ta có BCNN(3, 4, 9) = 36

Do đó BC(3, 4, 9) = {0; 36; 72; …}

Mà số học sinh lớp 6A từ 30 đến 40 nên số học sinh lớp 6A là 36.


Câu 75:

Lớp 9A dự định tổ chức liên hoan lớp cuối năm, trong phần nước cần chuẩn bị 42 ly trà sữa, mỗi bạn 1 ly giá 30000 đồng/ly. Để tiết kiệm chi phí lớp đã tìm hiểu giá của hai cửa hàng A và B như sau:

- Cửa hàng A: mua 5 ly bất kì sẽ được tặng 1 ly (cùng loại) và hóa đơn trên 400 000 đồng thì sẽ giảm thêm 10% trên hóa đơn.

- Cửa hàng B: chỉ khuyến mãi khi đặt qua App Grab Food mua từ 10 ly trở lên thì giảm 30% mỗi ly so với giá niêm yết và phí giao hàng thì khách tự trả theo khoảng cách từ cửa hàng đến nơi nhận hàng (26000 đồng là phí vận chuyển)

Xem đáp án

Số tiền cần bỏ ra mua 42 ly = 42.30000 = 1260000 (đồng)

- Cửa hàng A: cứ mua 5 ly thì được tặng 1 ly

Nên chỉ cần mua 35 ly thì sẽ được tặng 7 ly

Số tiền cần bỏ ra = 35.30000 = 1050000 (đồng)

Hóa đơn > 400000 đồng được giảm thêm 10% nên số tiền cần bỏ ra là:

1050000 – 1050000.10% = 945000 (đồng)

- Cửa hàng B:

Số tiền được giảm giá mua trà sữa qua App là:

42.30000.30% = 378000 (đồng)

Tổng số tiền phải trả là:

1260000 – 378000 + 26000 = 908000 (đồng)

Vì 908000 < 945000 nên chọn cửa hàng B để tiết kiệm.


Câu 76:

Xác định tính đúng sai của các mệnh đề sau và tìm mệnh đề phủ định của nó.

Q: “n ℕ, n chia hết cho n + 1”.

Xem đáp án

Với n = 0, n + 1 = 1, khi đó 0 chia hết cho 1.

Suy ra mệnh đề Q là mệnh đề đúng.

Mệnh đề phủ định của mệnh đề Q là: Q¯ n ℕ, n không chia hết cho n + 1”. Đây là mệnh đề sai.


Câu 77:

Tìm tập giá trị của hàm số y = 2sin x

Xem đáp án

Ta có: – 1 ≤ sin x ≤ 1 với mọi x  ℝ.

Suy ra 2 . (– 1) ≤ 2sin x ≤ 2 . 1 hay – 2 ≤ 2sin x ≤ 2 với mọi x  ℝ.

Vậy hàm số y = 2sin x có tập giá trị là [– 2; 2].


Câu 80:

Một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài là 10m, chiều rộng bằng 35 chiều dài. Người ta lát kín căn phòng bằng các viên gạch hoa hình vuông cạnh 4dm. Biết mỗi viên gạch giá 20 000 đồng. Hỏi phải tốn phải bao nhiêu tiền để mua gạch đủ lát kín căn phòng đó?

Xem đáp án

Chiều rộng căn phòng là:

10 : 5 . 3 = 6 (m)

Diện tích căn phòng là:

10 . 6 = 60 (m2)

Đổi 60m2 =6000dm2

Diện tích 1 viên gạch là:

4 . 4 = 16 (dm2)

Số viên gạch cần dùng để lát ín căn phòng là

6000 : 16 = 375 (viên)

Số tiền cần mua đủ số gạch để lát kín căn phòng là:

375 . 20000 = 7 500 000 (đồng)

Đáp số: 7 500 000 đồng.


Câu 82:

1 chiếc đồng hồ đánh chuông, kể từ thời điểm 0 giờ thì sau mỗi giờ số tiếng chuông đánh đúng bằng số giờ mà đồng hồ chỉ tại thời điểm đánh chuông. hỏi một ngày đồng hồ đánh bao nhiêu tiếng chuông?

Xem đáp án

Lúc 0h (tức 12 giờ đêm) đồng hồ đánh 12 tiếng chuông

Lúc 1h sáng, đồng hồ đánh 1 tiếng chuông

Tương tự đến 23h đêm cuối ngày

Tổng số tiếng chuông: S = (12 + 1 + 2 + 3 + 4 + .... + 11)

= 12 + (11 + 1).11 : 2

= 78 (tiếng chuông).


Câu 83:

Một đội công nhân sửa đường trong ba ngày. Ngày đầu sửa được 23 đoạn đường, ngày thứ hai sửa được 14 đoạn đường. Hỏi ngày thứ ba đội công nhân còn phải sửa nốt bao nhiêu đoạn đường?

Xem đáp án

Ngày đầu tiên và ngày thứ hai, đội công nhân sửa được số đoạn đường là:
23+14=1112 (đoạn đường)

Ngày thứ ba đội công nhân sửa nốt số đoạn đường là:

11112=112(đoạn đường).


Câu 84:

Phát biểu các mệnh đề sau:

a) x ℝ, x2 ≥ 0;

b) x ℝ, 1x>x.

Xem đáp án

a) Mệnh đề “x ℝ, x2 ≥ 0” được phát biểu như sau: “Mọi số thực đều có bình phương không âm”.

b) Mệnh đề “x ℝ, 1x>x” được phát biểu là: “Tồn tại số thực sao cho nghịch đảo của nó lớn hơn chính nó”.


Câu 87:

Một bếp ăn dự trữ đủ số gạo cho 120 người ăn trong 14 ngày. Sau đó có 40 người rời đi. Hỏi số gạo đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Biết rằng mức ăn của mỗi người là như nhau)

Xem đáp án

1 người ăn số gạo đó trong số ngày là:

14 . 120 = 1680 (ngày)

Nếu 40 người đi thì số người còn lại là:

120 – 40 = 80 (người)

60 người ăn số gạo đó trong số ngày là:

1680 : 80 = 21 (ngày)

Đáp số: 21 ngày


Câu 91:

Một công ty TNHH trong một đợt quảng cáo và bán khuyến mãi hàng hóa (một sản phẩm mới của công ty) cần thuê xe để chở trên 140 người và trên 9 tấn hàng. Nơi thuê chỉ có hai loại xe A và B. Trong đó loại xe A có 10 chiếc, loại xe B có 9 chiếc. Một chiếc xe loại A cho thuê với giá 4 triệu, loại B giá 3 triệu. Hỏi phải thuê bao nhiêu xe mỗi loại để chi phí vận chuyển là thấp nhất. Biết rằng xe A chỉ chở tối đa 20 người và 0,6 tấn hàng. Xe B chở tối đa 10 người và 1,5 tấn hàng.

Xem đáp án

Gọi x là số xe loại A được thuê, y là số xe loại B được thuê. (x ≥ 0, y ≥ 0)

Do loại xe A có 10 chiếc, loại xe B có 9 chiếc nên x ≤ 10, y ≤ 9.

Do xe A chỉ chở tối đa 20 người và 0,6 tấn hàng, xe B chở tối đa 10 người và 1,5 tấn hàng mà cần thuê xe để chở trên 140 người và trên 9 tấn hàng nên:

 20x+10y1400,6x+1,5y9

Khi đó ta có hệ bất phương trình của x và y như sau:x0y0x10y920x+10y1400,6x+1,5y9x0y0x10y92x+1y142x+5y30

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên hệ trục tọa độ Oxy:

- Biểu diễn miền nghiệm D1 của bất phương trình x ≥ 0.

+ Đường thẳng x = 0 là trục Oy.

Miền nghiệm D1 của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng bờ Oy (kể cả bờ Oy) nằm bên phải trục Oy.

* Tương tự ta biểu diễn các miền nghiệm:

- Miền nghiệm D2 của bất phương trình y ≥ 0: là nửa mặt phẳng bờ Ox (kể cả bờ Ox) nẳm bên trên trục Ox.

- Miền nghiệm D3 của bất phương trình x ≤ 10: là nửa mặt phẳng bờ d1 (kể cả bờ d1: x = 10) chứa điểm O.

- Miền nghiệm D4 của bất phương trình y ≤ 9: là nửa mặt phẳng bờ d2 (kể cả bờ d2: y = 9) chứa điểm O.

- Miền nghiệm D5 của bất phương trình 2x + y ≥ 14:

+ Vẽ đường thẳng d3: 2x + y = 14.

+ Xét điểm O(0; 0): thay x = 0, y = 0 vào bất phương trình ta có 2. 0 + 0 = 0 ≥ 14 là mệnh đề sai nên điểm O(0; 0) không thỏa mãn bất phương trình 2x + y ≥ 14.

Miền nghiệm D5 của bất phương trình 2x + y ≥ 14 là nửa mặt phẳng bờ d3 (kể cả bờ d3) không chứa điểm O.

- Tương tự miền nghiệm D6 của bất phương trình 2x + 5y ≥ 30 là nửa mặt phẳng bờ d4 (kể cả bờ d4: 2x + 5y = 30) không chứa điểm O.

Ta có đồ thị:

Một công ty TNHH trong một đợt quảng cáo và bán khuyến mãi hàng hóa (một sản phẩm mới (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác ABCD:

A(2,5; 9), B(10; 9), C(10; 2), D(5; 4)

Một chiếc xe loại A cho thuê với giá 4 triệu, loại B giá 3 triệu nên tổng số tiền thuê là:

F (x; y) = 4x + 3y.

Để chi phí vận chuyển là thấp nhất thì F (x; y) là nhỏ nhất.

Tại A(2,5; 9): F = 4. 2,5 + 3. 9 = 37;

Tại B(10; 9): F = 4. 10 + 3. 9 = 67;

Tại C(10; 2): F = 4. 10 + 3. 2 = 46;

Tại D(5; 4): F = 4. 5 + 3. 4 = 32;

Vậy F (x; y) đạt giá trị nhỏ nhất là 32 khi x = 5 và y = 4.

Vậy cần thuê 5 xe loại A và 4 xe loại B để số tiền thuê nhỏ nhất.


Câu 92:

Một cửa hàng bán loại bánh A như sau: nếu mua không quá 3 hộp thì giá 35 nghìn đồng mỗi hộp, nếu mua nhiều hơn 3 hộp thì bắt đầu từ hộp thứ tư trở đi giá mỗi hộp sẽ giảm đi 20% giá ban đầu.

a) Viết công thức tính y (số tiền mua bánh) theo x (số hộp bánh mua trong trường hợp nhiều hơn 3 hộp).

Xem đáp án

a) Giá của hộp bánh khi đã giảm 20% là:

35000.80% = 28000 (đồng)

Ta có: Nếu mua nhiều hơn ba hộp thì bắt đầu hộp thứ 4 giá mỗi hộp sẽ giảm 20%

Suy ra: y = 3.35000 + (x − 3).28000

 y = 105000 + 28000x − 84000

 y = 28000x + 21000

Với x là số hộp khi mua nhiều hơn 3


Câu 93:

b) Lan và Hồng đều mua loại bánh A với số hộp nhiều hơn 3. Hỏi mỗi bạn mua bao nhiêu hộp biết rằng số hộp bánh Lan mua gấp đôi số hộp Hồng mua, đồng thời số tiền mua bánh của Lan nhiều hơn Hồng 140 nghìn đồng.

Xem đáp án

b) Gọi a là số hộp bánh Hồng đã mua (a > 3)

Vậy 2a là số bánh Lan mua

Số bánh Hồng mua là: 28000a + 21000

Số bánh Lan mua là: 28000.2a + 21000 = 56000.a + 21000

Vì số bánh của Lan nhiều hơn của Hồng 140000140000 đồng nên:

56000a + 21000 − (28000a + 21000) = 140000

 a = 5

Vậy Hồng mua 5 bánh. Lan mua 10 bánh.


Bắt đầu thi ngay