Trắc nghiệm tổng hợp Vật lí 2023 có đáp án (Phần 10)
-
3034 lượt thi
-
49 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lời giải:
Chu kỳ dao động: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)\( \Rightarrow k = 64N/m\)
Lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là \({F_{\max }} = kA = 5,12N\)
Câu 2:
Lời giải:
Lực cơ học được hiểu là một đại lượng vectơ có phương, chiều, điểm đặt và độ lớn nhất định. Dựa trên đặc điểm, nguồn gốc sinh lực người ta chia lực thành: Lực hấp dẫn, lực hướng tâm, lực ma sát và lực đàn hồi. Dĩ nhiên các loại lực này đều có đặc điểm, phương và chiều khác biệt.
1. Lực hấp dẫn
Lực hấp dẫn là lực hút giữa vật chất. Độ lớn lực có mối quan hệ tỉ lệ với khối lượng của chúng. Qua đó giúp gắn kết các vật chất, là điều kiện để hình thành trái đất của chúng ta. Đồng thời nó cũng là nguyên tắc thiết lập trật tự của các hành tinh, quy luật chuyển động trong dải ngân hà.
Trên trái đất, lực hấp dẫn đóng vai trò quan trọng. Theo đó nó sẽ tác động lên các vật có khối lượng để chúng rơi xuống đất. Khác với trái đất, lực hấp dẫn trên mặt trăng tương đối nhỏ, đó là nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta gần như lơ lửng trong không trung.
Trong thực tế, lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của sự vật, ngược chiều và cùng phương với chiều chuyển động. Vậy độ lớn lực hấp dẫn được xác định như thế nào?
\[{F_{hd}} = \frac{{G{\rm{.}}\left( {{m_1}.{m_2}} \right)}}{{{R^2}}}\]
- Fhd: Lực hấp dẫn (N)
- R: Khoảng cách giữa 2 vật (m)
- \[{m_1}{\rm{, }}{m_2}\]: Khối lượng của 2 vật (kg)
- G: Hằng số hấp dẫn
2. Lực đàn hồi
Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Chẳng hạn, lực gây ra bởi một lò xo khi nó bị nén lại hoặc kéo giãn ra. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Tức là nó có xu hướng đưa vật trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị biến dạng. Chính vì vậy nó thường có cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.
Để xác định độ lớn lực đàn hồi, người ta sử dụng công thức sau: \[{F_{dh}} = k\left| {\Delta \ell } \right|\]
Lực đàn hồi sẽ bằng hệ số đàn hồi hay chính là độ cứng của lò xo nhân với trị tuyệt đối độ biến dạng của lò xo.
3. Lực ma sát
Lực ma sát là lực được sản sinh do sự tiếp xúc giữa hai mặt vật chất. Nó có xu hướng cản trở, chống lại sự thay đổi vị trí của vật. Dựa vào đặc điểm cùng tính chất, lực ma sát được chia làm nhiều loại gồm: Lực ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ.
Lực ma sát thường có điểm đặt tại sát bề mặt tiếp xúc. Về cơ bản nó sẽ có phương song song và chiều ngược lại với chiều chuyển động. Công thức tính độ lớn lực ma sát:
\[{F_{ms}} = \;{\mu _t}{\rm{.}}N\]
Trong đó:
- Fms: Lực ma sát (N);
- µt: Hệ số ma sát
- N: Áp lực của hai vật
4. Lực hướng tâm
Lực hướng tâm được sản sinh trên một vật chuyển động tròn đều tạo gia tốc hướng tâm. Thường nó sẽ có tâm đặt trên vật, phương trùng với đường nối giữa vật và tâm quỹ đạo, chiều hướng vào tâm quỹ đạo.
Công thức tính lực hướng tâm: \[{F_{ht}} = m.{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\;\]
Trong đó:
- Fht: Lực hướng tâm (N)
- r: Bán kính quỹ đạo (m)
- m: Khối lượng vật (kg)
- v: Tốc độ của vật chuyển động (m/s)
Câu 3:
Lời giải:
Áp lực phân bố đều cho mỗi chân ghế: \[F = \frac{{10.\left( {65 + 60 + 5} \right)}}{4} = 325{\rm{ }}\left( N \right)\]
Diện tích của mỗi chân ghế là: \[S = 10{\rm{ }}c{m^2} = 0,001{\rm{ }}{m^2}\]
Áp suất của mỗi chân ghế tác dụng lên mặt sàn là: \[p = \frac{F}{S} = \frac{{325}}{{0,001}} = 325000{\rm{ }}\left( {N/{m^2}} \right)\]
Câu 4:
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Cảm kháng của cuộn dây: \({Z_L} = \omega L\)
Câu 5:
Lời giải:
Cảm kháng \[{Z_L} = 10\,\Omega \]
Dung kháng \[{Z_C} = 20\,\Omega \]
Tổng trở: \[Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = 10\sqrt 2 \,\Omega \]
Cường độ dòng điện cực đại: \({I_0} = \frac{{60\sqrt 2 }}{{10\sqrt 2 }} = 6\)
\[\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} \Rightarrow \varphi = - \frac{\pi }{4} \Rightarrow {\varphi _i} = {\varphi _u} - \varphi = \frac{{23\pi }}{{12}}\]
\[ \Rightarrow i = 6\cos \left( {100\pi t + \frac{{23\pi }}{{12}}} \right)\]
Câu 6:
Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, trong giây thứ 3 kể từ lúc bắt đầu chuyển động xe đi được 5 m.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Tính quãng đường xe đi được sau 10 s.
Lời giải:
a) Quãng đường đi được trong 3s : \({S_3} = \frac{1}{2}a{t^2} = \frac{1}{2}a{.3^2}\)
Quãng đường đi được trong 2s: \({S_2} = \frac{1}{2}a{t^2} = \frac{1}{2}.a{.2^2}\)
Quãng đường đi được trong giây thứ 3 là \({S_3} - {S_2} = \frac{1}{2}a{.3^2} - \frac{1}{2}a{.2^2} = 5\left( m \right)\)
\( \Rightarrow \frac{{9a}}{2} - 2a = 5 \Rightarrow 5a = 10\)\( \Rightarrow a = 2m/s\)
b) Vận tốc sau 10s là: \({v_{10}} = {v_0} + at = 5 + 10.2 = 25m/s\)
Quãng đường đi được sau 10s là: \(s = \frac{{v_{10}^2}}{{2a}} = 156,25(m)\)Câu 7:
Lời giải: \(\)\(\)\[\]
Thời gian người đó đi hết \[\frac{2}{3}\] quãng đường đầu: \[{t_1} = \frac{{\frac{2}{3}s}}{{{v_1}}} = \frac{{\frac{2}{3}s}}{{10}} = \frac{{2.s}}{{3.10}} = \frac{s}{{15}}\]
Thời gian người đó đi hết \[\frac{1}{3}\] quãng đường sau: \[{t_2} = \frac{{\frac{1}{3}s}}{{{v_2}}} = \frac{{\frac{1}{3}s}}{{20}} = \frac{{1s}}{{3.20}} = \frac{s}{{60}}\]
Tốc độ trung bình trên cả đoạn đường: \[{v_{tb}} = \frac{s}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{s}{{15 + 60}} = \frac{{15.60}}{{15 + 60}} = 12km/h\]
Câu 8:
Lời giải:
Sự ra đời của Vật lí thực nghiệm:
- Từ buổi bình minh, con người quan sát bầu trời, tò mò về điều đã làm cho các thiên thể chuyển động trên bầu trời.
- Mục đích hình thành, sáng tạo nên Vật lí thực nghiệm: phát hiện ra các quy luật, các định luật vật lí và kiểm chứng các lí thuyết mới (yếu tố chính hình thành nên là tìm kiếm câu trả lời về sao chổi và chuyển động của các thiên thể khác).
- Quá trình:
+ Hans Lippershey phát hiện ra các bức ảnh được nhìn qua hai thấu kính đặt song song và đồng trục to và rõ hơn.
+ Năm 1608: Lippershey chế tạo ra một thiết bị rất giống với kính thiên văn ngày nay.
+ Galilei dựa vào miêu tả sơ lược về thiết bị của Lippershey, đã chế tạo ra kính viễn vọng có độ phóng đại khoảng 3 lần, từ đó phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời,...
+ Năm 1600: Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pi-sa, sử dụng thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của lí thuyết; là người mở đầu, thúc đẩy để hình thành Vật lí thực nghiệm.
+ Năm 1687: Newton công bố cuốn sách "Các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên" (mô tả các nguyên lí để xác định chuyển động vật lí của cả vũ trụ).
+ Năm 1765: Phát minh ra động cơ hơi nước, mở đầu cho cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Câu 9:
Lời giải:
Có: S là cả quãng đường \[ \Rightarrow \frac{S}{2}\] là nửa quãng đường (km)
Thời gian người này dự định đi là: \[t = \frac{S}{v} = \frac{S}{5}\left( h \right)\]
Thời gian người này đi bộ là: \[{t_1} = \frac{S}{{\frac{2}{v}}} = \frac{S}{{\frac{2}{5}}} = \frac{S}{{10}}\left( h \right)\]
Thời gian người này đi xe đạp cùng bạn là: \[{t_2} = \frac{S}{{\frac{2}{{{v_1}}}}} = \frac{S}{{\frac{2}{{12}}}} = \frac{S}{{24}}\left( h \right)\]
Ta có: \[t - \frac{{28}}{{60}} = {t_1} + {t_2}\]\[ \Rightarrow \frac{S}{5} - \frac{7}{{15}} = \frac{S}{{10}} + \frac{S}{{24}}\]\[ \Rightarrow \frac{S}{5} - \frac{S}{{10}} - \frac{S}{{24}} = \frac{7}{{15}}\]\[ \Rightarrow S = 8(km)\]
Người này đi bộ hết quãng đường thì hết thời gian: \[t = \frac{S}{v} = \frac{8}{5} = 1,6\left( h \right)\]
Câu 10:
Lời giải:
Tác dụng quang hay còn gọi là tác dụng phát sáng của dòng điện. Tác dụng này được thể hiện qua việc nó có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện và đèn đi ốt phát quang.
Câu 11:
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2,5 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu.
b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm.
Lời giải:
43,2 km/h = 12 m/s.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
a) Gia tốc: \[a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 12}}{{2,5.60}} = - 0,08m/{s^2}\]
b) Từ \[{v^2} - v_0^2 = 2as\] \[ \Rightarrow \] quãng đường tàu đi được trong thời gian hãm:
\[s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{0 - {{12}^2}}}{{2.\left( { - 0,08} \right)}} = 900(m)\]
Câu 12:
Một người phải dùng một lực 80 N để kéo một gầu nước đầy từ dưới giếng sâu 9 m lên đều trong 15 giây.
a) Tính công và công suất của người.
b) Tính dung tích của nước trong gầu. Biết khối lượng của gầu khi không có nước là 1 kg. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
Lời giải:
a) Công của người kéo là: \[A = F.s = 80.9 = 720\,\,(J)\]
Công suất của người kéo là: \[{\rm{P}} = \frac{A}{t} = \frac{{720}}{{15}} = 48\,\,(W)\]
b) Ta có: \[P = F = 80\,\,(N)\]
mà \[P = 10m \Rightarrow m = \frac{P}{{10}} = \frac{{80}}{{10}} = 8\,\,(kg)\]
Ta có: \[{m_{nuoc}} = m - {m_{gau}} = 8 - 1 = 7\,\,(kg)\]
Vậy thể tích của nước là: \[{V_{nuoc}} = \frac{{{m_{nuoc}}}}{{{D_{nuoc}}}} = \frac{7}{{1000}} = 0,007({m^3}) = 7(d{m^3})\] hay 7 lít.
Câu 13:
Lời giải:
Đổi 72 km/h = 20 m/s
Công thức tính vận tốc tức thời: \(v = {v_0} + at = 20 - 2,5t\)
Thời gian kể từ lúc hãm phanh đến lúc xe dừng lại là: \(t = \frac{{v - {v_0}}}{a} = \frac{{0 - 20}}{{ - 2,5}} = 8\) giây
Câu 14:
Sau 10 s một chiếc xe giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Nó chuyển động thẳng đều trong 30 s và đi thêm 10 s thì ngừng hẳn
a. Tính gia tốc của xe trong mỗi giai đoạn chuyển động.
b. Tính tốc độ trung bình của xe chuyển động.
Lời giải:
\[54km/h{\rm{ }} = {\rm{ }}15m/s\]
\[18km/h = 5m/s\]
a) Gia tốc của xe sau 10 s đầu là: \[a = \frac{{v - {v_0}}}{t} = \frac{{5 - 15}}{{10}} = - 1\left( {m/{s^2}} \right)\]
Gia tốc của xe trong 30 s: \[a = 0\]
Gia tốc của xe 10 s cuối: \[a = \frac{{0 - 5}}{{10}} = - 0,5\left( {m/{s^2}} \right)\]
b) Quãng đường xe đi trong 10 s đầu: \[{s_1} = \frac{{{5^2} - {{15}^2}}}{{2.\left( { - 1} \right)}} = 100\,m\]
Quãng đường xe đi trong 30 s: \[{s_2} = 5.30 = 150\,m\]
Quãng đường xe đi 10 s cuối: \[{s_3} = \frac{{{0^2} - {5^2}}}{{2.\left( { - 0,5} \right)}} = 25\,m\]
Tốc độ trung bình của xe chuyển động là:
\[v = \frac{s}{t} = \frac{{100 + 150 + 25}}{{10 + 30 + 10}} = 5,5\,m/s\]
Câu 15:
Một đoàn tàu chuyển động với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh sau, sau 1 phút thì dừng hẳn
a) Tính gia tốc của đoàn tàu.
b) Tính vận tốc sau 30 giây.
c) Tính quãng đường mà đoàn tàu đi được kể từ hãm phanh cho đến khi dừng hẳn.
Lời giải:
\({v_1} = 54km/h = 15m/s\)
1 phút = 60 s
a) Gia tốc của đoàn tàu là: \(a = \frac{{{v_2} - {v_1}}}{t} = \frac{{0 - 15}}{{60}} = - 0,25(m/{s^2})\)
b) Vận tốc sau 30s là: \[a = \frac{{{v_3} - {v_1}}}{{t'}} = \frac{{{v_3} - 15}}{{30}} = - 0,25\]\( \Rightarrow {v_3} = 7,5(m/s)\)
c) Quãng đường đoàn tàu đi thêm là:
\(v_2^2 - v_1^2 = 2as\)\( \Rightarrow {0^2} - {15^2} = 2.( - 0,25).s\)\( \Rightarrow s = 450m\)
Câu 16:
Lời giải:
Có \[{U_1} = {I_1}.{R_1} = E - {I_1}r\]\[ \Leftrightarrow {I_1}.1 = 20 - {I_1}.1,6\]\[ \Leftrightarrow 2,6.{I_1} = 20\]\[ \Leftrightarrow {I_1} = \frac{{100}}{{13}}(A)\]
Tương tự tính được \[{I_2} = \frac{{100}}{{13}}(A)\]
Có \[{I_1} = {I_2} \Rightarrow \] mạch mắc nối tiếp
\[ \Rightarrow {R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 2(\Omega )\]
\[ \Rightarrow U\]mạch \[ = 2\sqrt {30} (V)\]
\[{P_1} = {I^2}.{R_1} = {\left( {\frac{{100}}{{13}}} \right)^2}\]
\[{P_2} = {\left( {\frac{{100}}{{13}}} \right)^2}\]
\[H = \frac{R}{{R + r}} = \frac{1}{{1 + 1,6}} = 38,46\% \]
Câu 17:
Lời giải:
Quãng đường xe đi được là: \(S = {t_1}.{v_1} + {t_2}.{v_2} = 2.60 + 3.40 = 240km\)
Tốc độ trung bình của xe là: \({v_{tb}} = \frac{S}{t} = \frac{{240}}{5} = 48km/h\)
Câu 18:
Lời giải:
Gọi \({S_1},{v_1},{t_1}\) là quãng đường, vận tốc, thời gian mà oto đi trên đường bằng phẳng. Gọi \({S_2},{v_2},{t_2}\) là quãng đường, vận tốc, thời gian mà oto đi trên đường dốc.
Gọi S là quãng đường oto đi trong 2 giai đoạn
Quãng đường bằng phẳng mà oto đã đi: \({S_1} = {v_1}.{t_1} = \frac{{60.5}}{{60}} = 5km\)
Quãng đường dốc mà oto đã đi: \({S_2} = {v_2}.{t_2} = \frac{{40.3}}{{60}} = 2km\)
Quãng đường oto đi trong 2 giai đoạn \(S = {S_1} + {S_2} = 5 + 2 = 7km\)
Câu 19:
Lời giải:
Đáp án đúng là C
Khi t = 0 thì \[{x_0} = 10\cos \left( {\frac{\pi }{6}} \right) = 5\sqrt 3 (cm)\]
Vậy gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí \[x = 5\sqrt 3 \]
Ta có công thức \(v = - 20\pi \sin \left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm/s} \right)\)
vì khi t = 0 thì \(v = - 20\pi \sin \left( {\frac{\pi }{6}} \right) = - 10\pi < 0\)
Câu 20:
Lời giải:
\({t_1} = \frac{{1,5}}{2} = 0,75(h)\)\( \Rightarrow {t_2} = 0,75(h)\)
Ta có: \({S_1} + {S_2} = S\)\( \Rightarrow {v_1}{t_1} + {v_2}{t_2} = 45\)\( \Rightarrow 0,75{v_1} + \frac{2}{3}{v_1}.0,75 = 45\)
\( \Rightarrow {v_1} = 36(km/h)\)
\( \Rightarrow {v_2} = 24(km/h)\)
Câu 21:
Lời giải:
Đổi \[m = 100g = 0,1kg\]
Ta có \[\omega = 4\pi (rad/s),{F_{{\rm{max}}}} = 2N\]
Do \[{F_{{\rm{max}}}} = m{\omega ^2}A \to A = \frac{{{F_{{\rm{max}}}}}}{{m{\omega ^2}}} = \frac{2}{{0,1.{{(4\pi )}^2}}} = 0,125m = 12,5cm\]
Câu 22:
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Độ lớn lực kéo về: \[\left| {{F_{kv}}} \right| = m\left| a \right|\]
Công thức độc lập thời gian: \[\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^4}}} = {A^2}\]
Cơ năng của vật: \[{\rm{W}} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\]
Cách giải:
Khi lực kéo về có độ lớn 0,8N và \[0,5\sqrt 2 N\], ta có:
\[\left\{ \begin{array}{l}\left| {{a_1}} \right| = \frac{{\left| {{F_{kv1}}} \right|}}{m} = \frac{{0,8}}{{0,1}} = 8(m/{s^2})\\\left| {{a_2}} \right| = \frac{{\left| {{F_{kv2}}} \right|}}{m} = \frac{{0,5\sqrt 2 }}{{0,1}} = 5\sqrt 2 (m/{s^2})\end{array} \right.\]
Áp dụng công thức độc lập với thời gian cho hai thời điểm, ta có:
\[\left\{ \begin{array}{l}\frac{{v_1^2}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{a_1^2}}{{{\omega ^4}}} = {A^2} \Rightarrow \frac{{{{0,6}^2}}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{{8^2}}}{{{\omega ^4}}} = {A^2}\\\frac{{v_2^2}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{a_2^2}}{{{\omega ^4}}} = {A^2} \Rightarrow \frac{{{{\left( {0,5\sqrt 2 } \right)}^2}}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{{{\left( {5\sqrt 2 } \right)}^2}}}{{{\omega ^4}}} = {A^2}\end{array} \right.\]\[ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\omega = 10\,\,(rad/s)\\A = 0,1\,\,(m)\end{array} \right.\]
Cơ năng của con lắc là: \[{\rm{W}} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = \frac{1}{2}{.0,1.10^2}{.0,1^2} = 0,05(J)\]
Câu 23:
Hai ôtô cùng xuất phát từ Hà Nội đi Vinh, xe thứ nhất chuyển động với vận tốc trung bình 60 km/h, xe thứ hai chuyển động với vận tốc trung bình 70 km/h. Sau 1,5 h xe thứ hai dừng lại nghỉ 30 phút rồi tiếp tục chạy với vận tốc như trước.
a) Vẽ đồ thị chuyển động hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ
b) Sau bao lâu xe thứ hai đuổi kịp xe thứ nhất? Điểm gặp nhau cách Hà Nội bao xa?
Lời giải:
a) Đồ thị
Theo đồ thị, hai xe đuổi kịp nhau sau 3h30min, tại vị trí cách Hà Nội 210 km
Xe thứ hai dừng lại ở vị trí cách Hà Nội là: 70.1,5 = 105 km. Khi này xe bắt đầu chặng tiếp theo thì xe thứ nhất ở vị trí cách Hà Nội 60.2 = 120 km. Phương trình chuyển động của hai xe kể từ lúc đó là:
\({x_1} = 120 + 60t\)
\({x_2} = 105 + 70t\)
Xe thứ hai đuổi kịp xe thứ nhất khi \({x_1} = {x_2}\). Từ hai phương trình trên ta tìm được t = 1h30min và \(x = {x_1} = {x_2} = 210km\)
Vậy thời điểm đuổi kịp nhau kể từ lúc xuất phát tại Hà Nội là 2h + 1h30min = 3h30min, vị trí đuổi kịp nhau cách Hà Nội là 210 km
Câu 24:
1. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 1 \[\Omega \], R2 = 2 \[\Omega \], R3 = 3 \[\Omega \] và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 6V
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
c. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch
Lời giải:
a) \[{R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 1 + 2 = 3\,\Omega \]
\[{R_{td}} = \frac{{{R_{12}}.{R_3}}}{{{R_{12}} + {R_3}}} = \frac{{3.3}}{{3 + 3}} = 1,5\,\Omega \]
b) \[U = {U_{12}} = {U_3} = 6\,V\]
\[{I_{12}} = {I_1} = {I_2} = \frac{{{U_{12}}}}{{{R_{12}}}} = \frac{6}{3} = 2\,A\]
\[{I_3} = \frac{{{U_3}}}{{{R_3}}} = \frac{6}{3} = 2\,A\]
c) \[P = \frac{{{U^2}}}{{{R_{td}}}} = \frac{{{6^2}}}{{1,5}} = 24\,W\]
Câu 25:
Lời giải:
\[T = \frac{{2\pi }}{\omega } \Rightarrow \omega = \frac{{2\pi }}{T}\]\[ \Rightarrow {\omega _1} = \sqrt {\frac{k}{{{m_1}}}} = \frac{{2\pi }}{{0,6}} \Leftrightarrow \frac{k}{{{m_1}}} = \frac{{100{\pi ^2}}}{9} \Rightarrow {m_1} = \frac{{9k}}{{1000}}\](kg)
\[{\omega _2} = \sqrt {\frac{k}{{{m_2}}}} = \frac{{2\pi }}{{0,8}} \Leftrightarrow \frac{k}{{{m_2}}} = \frac{{25{\pi ^2}}}{4} \Rightarrow {m_2} = \frac{{4k}}{{25{\pi ^2}}} = \frac{{4k}}{{250}}(kg)\]
\[ \Rightarrow \omega ' = \sqrt {\frac{k}{{{m_1} + {m_2}}}} = \sqrt {\frac{k}{{\frac{k}{{40}}}}} = 2\sqrt {10} = 2\pi (rad/s)\]\[ \Rightarrow T' = \frac{{2\pi }}{{\omega '}} = \frac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1(s)\]
Câu 26:
Lời giải:
Gọi là \[{S_1},{\rm{ }}{S_{2\;}}\] quãng đường đầu và quãng đường cuối
\[{v_1},{\rm{ }}{v_2}\]là vận tốc quãng đường đầu và vận tốc trên quãng đường cuối
\[{t_1},{\rm{ }}{t_{2\;}}\] là thời gian đi hết quãng đường đầu và thời gian đi hết quãng đường cuối
\[{v_3},{\rm{ }}{t_3}\] là vận tốc và thời gian dự định.
Theo bài ta có: \[{v_3} = {v_1} = 5\,\,km/h;{S_1} = \frac{S}{3};{S_2} = \frac{{2S}}{3};{v_2} = 12\,\,km\]
Do đi xe nên người đến sớm hơn dự định 28 phút nên: \[{t_3} - \frac{{28}}{{60}} = {t_1} + {t_2}(1)\]
Mặt khác: \[{t_3} = \frac{S}{{{v_3}}} = \frac{S}{5} \Rightarrow S = 5{t_3}(2)\]
\[\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \frac{S}{{{v_1}}} = \frac{{\frac{S}{3}}}{5} = \frac{S}{{15}}\\{t_2} = \frac{{{S_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{\frac{{2S}}{3}}}{{12}} = \frac{S}{{18}}\end{array} \right.\]\[ \Rightarrow {t_1} + {t_2} = \frac{S}{{15}} + \frac{S}{{18}}\,\,\,(3)\]
Thay (2) vào (3) ta có: \[{t_1} + {t_2} = \frac{{{t_3}}}{3} + \frac{{5{t_3}}}{{18}}(4)\]
So sánh (1) và (4) ta được: \[{t_3} - \frac{{28}}{{60}} = \frac{{{t_3}}}{3} + \frac{{5{t_3}}}{{18}} \Leftrightarrow {t_3} = 1,2h\]
Vậy nếu người đó đi bộ thì phải mất 1h12ph.
Câu 27:
Lời giải:
Do \[{q_1}\] và \[{q_2}\] cùng dấu nên C nằm giữa A và B.
Ta có: \[{E_1} = {E_2}\]
\[ \Rightarrow k.\frac{{|{q_1}|}}{{A{C_2}}} = k.\frac{{|{q_2}|}}{{B{C^{^{_2}}}}}\]\[ \Rightarrow \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{4}{{B{C^2}}}\]\[ \Rightarrow BC = 2.AC\]
\[AC + BC = 12 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AC = 4cm\\BC = 8cm\end{array} \right.\]
Câu 28:
Thả rơi một vật rơi tự do có khối lượng 4 kg từ độ cao 60 m, không vận tốc đầu, lấy \[g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\]
a) Tìm vị trí mà tại đó động năng bằng thế năng.
b) Tìm vận tốc khi vật rơi được 10 m.
Lời giải:
a) Chọn mặt đất là mốc thế năng
Cơ năng tại vị trí z = 60 m
Tại vị trí động năng bằng thế băng có
b) Có \[{\rm{W}}\,{\rm{'}} = \frac{1}{2}m.{v^2} + m.g.z'' = 2400\]
\[ \Leftrightarrow \frac{1}{2}.4.{v^2} + 4.10.(60 - 10) = 2400\]\[ \Rightarrow v = 10\sqrt 2 m/s\]
Câu 29:
Lời giải:
Đáp án đúng là A
+ Vì \[\left| {{q_2}} \right| > \left| {{q_1}} \right|\]và \[{q_1} > 0;{q_2} < 0\] nên điểm đặt q3 nằm trên đường thẳng đi qua \[{q_1},{q_2}\]và nằm phía ngoài gần \[{q_1}\].
+ Để cả 3 điện tích đều nằm cân bằng thì \[{q_3}\] phải là điện tích âm.
+ Ta có: \[{F_{13}} = {F_{23}} \Leftrightarrow k.\frac{{\left| {{q_1}.{q_3}} \right|}}{{r_{13}^2}} = k.\frac{{\left| {{q_2}.{q_3}} \right|}}{{r_{23}^2}}\]
Mà \[{r_{23}} - {r_{13}} = 12 \to \left\{ \begin{array}{l}{r_{13}} = 6\\{r_{23}} = 18\end{array} \right.\]
+ Mặt khác: \[{F_{13}} = {F_{12}}\]\[ \Leftrightarrow k.\frac{{\left| {{q_1}.{q_3}} \right|}}{{r_{13}^2}} = k.\frac{{\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{r_{12}^2}}\]\[ \Leftrightarrow \left| {{q_3}} \right| = \frac{{\left| {{q_2}} \right|.r_{13}^2}}{{r_{12}^2}} = \frac{{{{1,8.10}^{ - 7}}{{.6}^2}}}{{{{12}^2}}} = {4,5.10^{ - 8}}C\]
Câu 30:
Lời giải:
Tóm tắt:
\({U_1} = 6V\)
\({U_2} = 9V\)
\({I_1} = {I_2}\)
\(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = ?\)
Ta có: \({R_2} = \frac{{{U_2}}}{{{I_2}}}\); \({R_1} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}}\)
Tỉ số \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\) là: \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = \frac{{\frac{{{U_2}}}{{{I_2}}}}}{{\frac{{{U_1}}}{{{I_1}}}}} = \frac{{{U_2}}}{{{I_2}}}.\frac{{{I_1}}}{{{U_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{9}{6} = \frac{3}{2}\)
Câu 31:
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Sau \(\frac{T}{4}\) vật có li độ \({x_2}\) thì \(x_1^2 + x_2^2 = {A^2} \Rightarrow \left| {{x_2}} \right| = 6\sqrt 3 \) cm
Mặt khác \({A^2} = x_2^2 + \frac{{v_2^2}}{{{\omega ^2}}} = x_1^2 + \frac{{v_1^2}}{{{\omega ^2}}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\omega = 2\pi \\{v_1} = 12\pi \sqrt 3 \end{array} \right.\)
Câu 32:
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Do điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn nên ta có: \[\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}} = \frac{3}{6} = \frac{1}{2} \Rightarrow {R_1} = 2{R_2}\]Câu 33:
Lời giải:
Ta có phương trình chuyển động: \(x = {x_0} + vt\)
Ô tô chuyển động theo chiều dương với vận tốc 10 m/s và ở thời điểm 3 s thì vật có tọa độ 60 m.
\(60 = {x_0} + 10.3 \Rightarrow {x_0} = 30m\)
Vậy phương trình chuyển động: \(x = 30 + 10t\)
Câu 34:
Lời giải:
Tại vì có nhiều điện tích nằm trong điện trường của một điểm, và tương tác với điểm đó nên có hiện tượng chồng chất điện trường. Đường sức điện của 1 điểm ta xét không cắt các đường sức điện của các điện tích nằm trong điện trường của nó vì nếu cắt thì sẽ có nhiều vecto cường độ điện trường trong 1 điện trường. Điều này vô lí.
Câu 35:
Cho mạch điện như hình vẽ. Các ampe kế có cùng điện trở ra RA. Biết ampe kế \[{A_1}\] chỉ 1,5A; \[{A_2}\] chỉ 2A.
a) Tìm số chỉ của ampe kế \[{A_3},\,\,{A_4}\]và cường độ dòng điện qua R.
b) Biết R = 1,5 \[\Omega \]. Tìm RA.
Lời giải:
a)
\[{U_{AC}} = 1,5.{R_A}\]
\[{U_{AD}} = 2.{R_A}\]
\[{U_{AD}} = {U_{AC}} + {U_{CD}} \Rightarrow {U_{CD}} = 0,5.{R_A}\]
\[{I_3} = 0,5{\rm{ }}\left( A \right)\]
\[{I_4} = {I_2} + {I_3} = 2,5\left( A \right)\]
\[{I_R} = {I_1} - {I_3} = 0,5 = 1\left( A \right)\]
b) \[{U_{CB}} = {I_R}.R = 1,5.1 = 1\left( V \right)\]
\[{U_{CD}} + {U_{DB}} = {U_{CB}}\]\[ \Rightarrow \left( {0,5 + 2,5} \right).{R_A} = 1\]\[ \Rightarrow {R_A} = \frac{1}{3} \approx 0,33\left( \Omega \right)\]
Câu 36:
Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì xuống dốc chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc \(0,1m/{s^2}\)đến cuối dốc thì đạt vận tốc 72 km/h
a) Tìm thời gian xe xuống hết dốc.
b) Tìm chiều dài của dốc.
c) Khi xuống dốc được 625 m thì vận tốc ô tô là bao nhiêu? Còn bao lâu nữa thì ô tô xuống hết dốc?
Lời giải:
\[{v_o} = 36km/h = 10m/s\]
\(a = 0,1m/{s^2}\)
\(v = 72km/h = 20m/s\)
a) Thời gian xe xuống hết dốc là: \(t = \frac{{v - {v_0}}}{a} = \frac{{20 - 10}}{{0,1}} = 100(s)\)
b) Chiều dài của dốc là: \[S = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{{{20}^2} - {{10}^2}}}{{2.0,1}} = 1500(m)\]
c) Khi xuống dốc được \(625m \to S = 625m\)
\({v^2} - v_0^2 = 2as\)\( \to {v^2} = 2as + v_0^2 = 2.0,1.625 + {10^2}\)\( \to v = 15(m/s)\)
Thời gian vật đi S = 625 m là: \(t = \frac{{v - {v_0}}}{a} = \frac{{15 - 10}}{{0,1}} = 50\,\,(s)\)
d) Thời gian còn lại để ô tô xuống hết dốc là: \(t = 100 - 50 = 50(s)\)
Câu 37:
Viên bi chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc \[a{\rm{ }} = {\rm{ }}0,2{\rm{ }}m/{s^2}\].
a/ Tính quãng đường viên bi đi được trong 6 giây?
b/ Tính quãng đường viên bi đi được trong giây thứ 6?
Lời giải:
a) Vì viên bi chuyển động nhanh dần đều không có vận tốc đầu nên quãng đường bi đi được trong 6 giây là: \[s = \frac{1}{2}a{t^2} = \frac{1}{2}{.0,2.6^2} = 3,6(m)\]
b) Quãng đường xe đi được trong 5 giây đầu là: \[s\prime = \frac{1}{2}at_2^' = \frac{1}{2}{.0,2.5^2} = 2,5(m)\]
Quãng đường xe đi được trong giây thứ 6 là: \[\Delta s = s - s\prime = 3,6 - 2,5 = 1,1(m)\]
Câu 38:
Lời giải:
Mạch điện \[\left[ {({R_3}\parallel {R_4})ntR{ & _2}} \right]\parallel {R_1}\]
\[{R_{34}} = \frac{{{R_3}.{R_4}}}{{{R_3} + {R_4}}} = \frac{{30.15}}{{30 + 15}} = 10(\Omega )\]
\[{R_{234}} = {R_{34}} + {R_2} = 15\,\Omega \]
\[{I_{234}} = \frac{U}{{{R_{234}}}} = \frac{{90}}{{15}} = 6(A)\]
\[{I_1} = \frac{U}{{{R_1}}} = \frac{{90}}{{30}} = 3(A)\]
\[ \to I = {I_1} + {I_{234}} = 6 + 3 = 9(A)\]
\[{U_4} = {U_{34}} = {I_{234}}.{R_{34}} = 6.10 = 60(V)\]
\[{I_4} = \frac{{{U_4}}}{{{R_4}}} = \frac{{60}}{{15}} = 4(A)\]
\[{I_A} = I - {I_4} = 9 - 4 = 5(A)\]
Câu 39:
Cho \[{R_1}\] và \[{R_2}\] nếu mắc nối tiếp thì điện trở tương đương gấp 6,25 lần khi mắc song song.
a) Tính tỉ số giữa \[{R_1}\] và \[{R_2}\].
b) Khi mắc hai điện trở nối tiếp, cho \[{R_{td}} = 100\,\Omega \]. Tính giá trị mỗi điện trở.
Lời giải:
a) Ta có: \[{R_1} + {R_2} = 6,25.\frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\]\[ \Leftrightarrow {({R_1} + {R_2})^2} = 6,25.{R_1}.{R_2}\]
\[ \Leftrightarrow R_1^2 + R_2^2 = 4,25.{R_1}.{R_2}\]
Đặt \[{R_2} = 1 \Rightarrow R_1^2 - 4,25.{R_1} + 1 = 0\]
Giải ra ta được \[{R_1} = 4\] hoặc \[{R_1} = 0,25\]
\[ \Rightarrow {R_1} = 4{R_2}\] hoặc \[{R_1} = 0,25{R_2}\]
b)
\[TH1:\] \[{R_1} = 4{R_2}\]
Ta có \[{R_1} + {R_2} = 100\]\[ \Leftrightarrow 4{R_2} + {R_2} = 100\]\[ \Leftrightarrow {R_2} = 20\Omega \]\[ \Rightarrow {R_1} = 80\Omega \]
\[TH2:\] \[{R_1} = 0,25{R_2}\]
Ta có \[{R_1} + {R_2} = 100\]\[ \Leftrightarrow 0,25{R_2} + {R_2} = 100\]\[ \Leftrightarrow {R_2} = 80\Omega \]\[ \Rightarrow {R_1} = 20\Omega \]
Câu 40:
Cho bộ nguồn gồm 3 pin giống nhau ghép nối tiếp mỗi pin có \(\xi = 2V,r = 0,5\Omega \) mắc trong mạch kín có \({R_1} = 1,5\Omega \); \({R_2} = {R_3} = 2\Omega \); \(R{ & _4} = 1\Omega \).
Tính
a) Cường độ dòng điện qua mạch chính và công suất qua R1.
b) Công suất của nguồn.
c) Hiệu suất của mạch.
Lời giải:
\[{R_{1\,}}nt\,({R_2}\parallel {R_3})\,nt\,{R_4}\]
a) \[{\xi _{bo}} = 3.2 = 6(V)\]
\[{r_{bo}} = 3.0,5 = 1,5(V)\]
Có \[{R_{23}} = \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = 1(\Omega )\]
\[{P_1} = I_1^2.{R_1} = {1,2^2}.1,5 = 2,16\,({\rm{W}})\]
b) \[{P_{\;nguon}} = \xi .I = 6.1,2 = 7,2\,\,({\rm{W}})\]
c) \[\frac{{{A_{c\'o {\rm{ }}\'i ch}}}}{{{A_{tp}}}} = \frac{{U.I.t}}{{\xi .I.t}} = \frac{U}{\xi } = \frac{{I.{R_{td}}}}{{I({R_{td}} + r)}} = \frac{{{R_{td}}}}{{{R_{td}} + r}}\]
\[ \Rightarrow H = \frac{{{A_{c\'o {\rm{ }}\'i ch}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% = \frac{{{R_{td}}}}{{{R_{td}} + r}}.100\% = 70\% \]
Câu 41:
Lời giải:
Khi mắc song song, ta có: \(R = \frac{r}{3} \Rightarrow r = 0,75\Omega \)
\(E = e = 1,5V\)
Khi mắc nối tiếp, ta có:
\(R = 3r = 2,25\Omega \)
\(E = 3e = 4,5V\)
Câu 42:
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Một hành khách ngồi trên xe ôto đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nghiêng người sang phải do quán tính.
Câu 43:
Lời giải:
Vận tốc thuyền khi xuôi dòng là: \[{v_{TB}} = {v_{TN}} + {v_{NB}} = 5 + {v_{NB}}\]
Vận tốc thuyền khi ngược dòng là: \[v{'_{TB}} = {v_{TN}} - {v_{NB}} = 5 - {v_{NB}}\]
Thời gian thuyền đi xuôi dòng là: \[{t_1} = \frac{{AB}}{{{v_{TB}}}} = \frac{6}{{5 + {v_{NB}}}}\]
Thời gian thuyền đi ngược dòng là: \[{t_2} = \frac{{AB}}{{v{'_{TB}}}} = \frac{6}{{5 - {v_{NB}}}}\]
Có \[t = {t_1} + {t_2} = 2,5h\]\[ \to \frac{6}{{5 + {v_{NB}}}} + \frac{6}{{5 - {v_{NB}}}} = 2,5\]\[ \to {v_{NB}} = 1km/h;{t_1} = \frac{6}{{5 + 1}} = 1h\]
Câu 44:
Lời giải:
Để \[{q_3}\]nằm cân bằng (lực điện tác dụng lên \[{q_3}\]bằng 0) thì hai vecto lực \[{F_1}\] do \[{q_1}\] tác dụng lên \[{q_3}\]và \[{F_2}\] do \[{q_2}\]tác dụng lên \[{q_3}\] phải ngược chiều và cùng độ lớn nên C nằm trên đường thẳng AB
Vì \[{q_1},{q_2}\]cùng dấu nên C nằm trong đoạn \[AB \Rightarrow {r_1} + {r_2} = AB\]
\[{F_1} = {F_2} \Leftrightarrow \frac{{{q_1}}}{{r_1^2}} = \frac{{{q_2}}}{{r_2^2}} \Leftrightarrow \frac{1}{{r_1^2}} = \frac{4}{{r_2^2}} \Leftrightarrow {r_2} = 2{r_1}\]\[ \Rightarrow 3{r_1} = 9 \Rightarrow {r_1} = 3cm\]
Câu 45:
Lời giải:
Đổi 30 phút = 0,5 giờ
Vận tốc trung bình của người 1 trên quãng đường ABC là:
\[{v_{t{b_1}}} = \frac{{AB + BC}}{{\frac{{AB}}{{{v_1}}} + \frac{{BC}}{{{v_2}}}}} = \frac{{3BC}}{{\frac{{2BC}}{{12}} + \frac{{BC}}{4}}} = \frac{3}{{\frac{2}{{12}} + \frac{1}{4}}} = 7,2(km/h)\]
Tương tự, vận tốc trung bình của người 2 trên quãng đường ABC là:
\[{v_{t{b_2}}} = \frac{3}{{\frac{2}{4} + \frac{1}{{12}}}} = \frac{{36}}{7}(km/h)\]
Thấy \[{v_{t{b_1}}} > {v_{t{b_2}}}\] nên người thứ nhất sẽ đến đích sớm hơn.
Gọi thời gian người đi từ lúc xuất phát đến đích là t (h)
Vì quãng đường 2 người đi là như nhau nên:
\[S = {v_{t{b_1}}}.t = {v_{t{b_2}}}.(t + 0,5)\]\[ \Leftrightarrow 7,2.t = \frac{{36}}{7}(t + 0,5)\]\[ \Rightarrow t = 1,25(h)\]
Độ dài đoạn đường ABC là: \[S = {v_{t{b_1}}}.t = 7,2.1,25 = 9(km)\]
Vậy chiều dài quãng đường ABC là 9 km.
Câu 46:
Một dây đồng có điện trở suất \[{\rho _1} = {2,8.10^{ - 8}}\,\Omega .m\], độ dài \[\ell \], tiết diện S1, điện trở R và khối lượng m1. Người ta muốn thay dây này bằng một dây nhôm có cùng độ dài và điện trở R nhưng có điện trở suất \[{\rho _2} = {1,7.10^{ - 8}}\,\Omega .m\], tiết diện S2 và khối lượng m2. Cho biết khối lượng riêng của đồng là D1 = 8900 kg/m3,của nhôm là D2 = 2700 kg/m3;
a) Dây nhôm phải có tiết diện S2 bằng bao nhiêu lần so với tiết diện S1 của dây đồng?
b) Dây nhôm có khối lượng m2 bằng bao nhiêu lần so với khối lượng m1 của dây đồng?
Lời giải:
Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}{\rho _1};\ell ;R;{m_1};{S_1};{D_1} = 8900kg/{m^3}\\{\rho _2};\ell ;R;{m_2};{S_2};{D_2} = 2700kg/{m^3}\end{array} \right.\]
a) \[R = {\rho _1}\frac{\ell }{{{S_1}}} = {\rho _2}\frac{\ell }{{{S_2}}} \Rightarrow {S_2} = {S_1}\frac{{{\rho _2}}}{{{\rho _1}}} = {S_1}.\frac{{{{2,8.10}^{ - 8}}}}{{{{1,7.10}^{ - 8}}}} = 1,65.{S_1}\]
b) Khối lượng \[\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = {D_1}.{V_1} = {D_1}.{S_1}.\ell \\{m_2} = {D_2}.{V_2} = {D_2}.{S_2}.\ell \end{array} \right.\]
Ta có: \[\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \frac{{{D_1}.{S_1}.\ell }}{{{D_2}.{S_2}.\ell }} \Rightarrow {m_2} = {m_1}\frac{{{D_2}}}{{{D_1}}}.\frac{{{S_2}}}{{{S_1}}} = \frac{{2700}}{{8900}}.\frac{{1,65{S_1}}}{{{S_1}}} = 0,5{m_1}\]
Câu 47:
Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một góc \[{\alpha _{0\;}} = {5^{o\;}}\]so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ cho vật dao động.
Cho \[g\; = \;{{\rm{\pi }}^2}\; = \;10m/{s^2}\]. Vận tốc của con lắc khi về đến vị trí cân bằng có giá trị là:
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Vận tốc của con lắc khi đi qua vị trí cân bằng
\[{v_{max}} = \sqrt {2g\ell (1 - \cos {\alpha _0})} \]\[ = \sqrt {2.10.1(1 - \cos {5^0})} = 0,27m/s\]
Câu 48:
Một điện trường đều cường độ 4000 V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BA:
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Gọi AH là đường cao kẻ từ A xuống BC
\( \to BH.BC = A{B^2}\)\( \to BH = \frac{{{6^2}}}{{\sqrt {{6^2} + {8^2}} }} = 3,6cm\)
Hiệu điện thế giữa BA: \({U_{BA}} = E{d_{BA}} = {4000.3,6.10^{ - 2}} = 144V\)
Câu 49:
Dựa vào công thức tính áp suất \[p = \frac{F}{S}\], hãy chứng minh công thức \[p = d.h\]Trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng
D là trọng lượng riêng của chất lỏng
H là chiều cao cột chất lỏng
Với p tính bằng Pa, d tính bằng N/m3, h tính bằng m
Lời giải:
Ta có công thức tính áp suất \[p = \frac{F}{S}\]
Trọng lực \[P = mg\] của khối chất lỏng chính là lực F tác dụng lên diện tích đáy S của khối chất lỏng.
\[ \Rightarrow p = \frac{F}{S} = \frac{P}{S} = \frac{{mg}}{S}\]
Mà ta có trọng lượng riêng của chất lỏng là: \[d = \frac{{mg}}{V} = > mg = dV\]
Mà \[V = S.h \Rightarrow mg = dSh\]\[ \Rightarrow p = \frac{{mg}}{S} = \frac{{dSh}}{S} = d.h\]
Vậy \[p = d.h\]