Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 15: Định luật 2 Newton có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 15: Định luật 2 Newton có đáp án (Phần 2)

Dạng 19. Vận dụng định luật 2 để giải các bài tập đơn giản có đáp án

  • 37 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Pininfarina Battista 2020 đang là siêu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới khi chỉ mất 1,9 giây để đạt vận tốc 100 km/h có khối lượng khoảng 1996 kg. Lực để tạo ra gia tốc này là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đổi đơn vị: 100 km/h = 27,8 m/s;

Gia tốc của xe đua:  a=v2v1t=27,801,914,6m/s2

Lực để tạo ra gia tốc đó:  F=ma=1996.14,6=29141,6N


Câu 2:

Sau khi chịu tác dụng của một lực có độ lớn 4 N, một vật đang đứng yên chuyển động với gia tốc là 5 m/s2. Khối lượng của vật đó là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có:  a=Fmm=Fa=45=0,8 kg 

Vậy khối lượng của vật là 0,8 kg.


Câu 3:

Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Độ lớn gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng:  a=Fm


Câu 4:

Một ô tô khối lượng 900 kg đang đi với vận tốc 20 m/s thì người lái xe nhìn thấy đèn giao thông chuyển màu đỏ ở phía trước. Để xe giảm tốc độ và dừng lại sau 10 s thì độ lớn lực hãm khi phanh ô tô phải là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giá trị a của gia tốc mà ô tô cần có để giảm tốc và dừng lại sau 10 s là:

 a=ΔvΔt=020100=2m/s2

Giá trị lực hãm khi phanh là:  F=ma=900.2=1800N

Độ lớn lực hãm là 1800 N. Dấu “-“ thể hiện lực ngược chiều chuyển động, gây ra gia tốc ngược hướng vận tốc.


Câu 6:

Một vật có khối lượng m, chịu hợp lực tác dụng F thì chuyển động với gia tốc a. Nếu tăng độ lớn hợp lực tác dụng lên 2 lần đồng thời giảm khối lượng vật 2 lần thì khi đó vật chuyển động với gia tốc như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Độ lớn hợp lực tăng 2 lần:  F'=2F

Khối lượng giảm 2 lần:  m'=m2

Gia tốc mới:  a'=F'm'=2Fm2=4Fm=4a


Câu 7:

Một quả bóng có khối lượng 250 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 500 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đổi đơn vị: 250 g = 0,25 kg

Gia tốc mà quả bóng thu được là:  a=Fm=5000,25=2000 m/s2


Câu 8:

Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm có độ lớn là 450 N. Quãng đường từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại hẳn là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đổi đơn vị: 54 km/h = 15 m/s

Do xe hãm phanh nên lực hãm có giá trị âm (ngược hướng chuyển động).

Gia tốc của xe là:  a=Fm=450100=4,5 m/s2 

Quãng đường từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại hẳn là:

 v2v02=2ass=v2v022a=021522.4,5=25 m


Câu 9:

Một mẫu xe điện có thời gian tăng tốc trong thử nghiệm là từ 0 km/h đến 97 km/h trong 1,98 s. Hãy tính độ lớn của lực tạo ra gia tốc đó. Biết khối lượng xe là 2 tấn.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

97 km/h ≈ 27 m/s

2 tấn = 2.103 kg

Gia tốc của xe là:  a=v2v1Δt=2701,98=271,98 13,63 m/s2

Độ lớn của lực tạo nên gia tốc đó là:  F=ma=2.103.13,63 = 27260 = 27,26.103 N


Câu 10:

Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật. Nên:  

F1F2=a1a2a2=F2.a1F1=50.0,420=1 m/s2


Câu 12:

Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2 s là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gia tốc của vật:  a=Fm=2 m/s2

Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là:

 s=v0t+12at2=0+2.222=4 m

Bắt đầu thi ngay