Dạng 20. Vận dụng định luật 3 đề giải thích các hiện tượng có đáp án
-
61 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo định luật III Newton, cặp lực và phản lực không có đặc điểm nào sau đây:
Đáp án đúng là: D
Lưu ý là cặp lực – phản lực trong định luật III Newton không tác dụng vào cùng một vật mà tác dụng vào hai vật khác nhau. Vì thế ta chọn đáp án D.
Câu 2:
Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà
Đáp án đúng là: D
Người tác dụng lực lên mặt đất hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lực lên người hướng về phía trước. Lực do mặt đất tác dụng lên người giúp cho người chuyển động về phía trước.
Câu 3:
Trong một cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Chọn nhận xét đúng.
Đáp án đúng là: B
Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính và lực của tấm kính tác dụng vào cành cây là cặp lực và phản lực. Nên hai lực này có cùng độ lớn.
Câu 4:
Lực nào làm cho thuyền (có mái chèo) chuyển động được trên mặt hồ?
Đáp án đúng là C
Người chèo thuyền dùng mái chèo tác dụng vào nước một lực hướng về phía sau. Nước tác dụng lại mái chèo một lực hướng về phía trước làm thuyền chuyển động.
Câu 5:
Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 72 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05 s. Xác định độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng.
Đáp án đúng là B
Đổi: 72 km/h = 20 m/s; 54 km/h = 15 m/s.
Chọn chiều (+) cùng chiều chuyển động bật ra của quả bóng
Định luật 3 Newton: Ftường = Fbóng = m.a =
Câu 6:
Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực:
Đáp án đúng là: D
Hai lực tạo nên cặp lực – phản lực theo định luật III Newton có các đặc điểm sau:
- Tác dụng lên 2 vật có tương tác (điểm đặt lực khác nhau)
- Cùng phương, ngược chiều
- Cùng độ lớn
- Xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 7:
Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn bằng:
Đáp án đúng là: A
Khi người đứng trên mặt đất, cặp lực – phản lực bao gồm áp lực của chân người tác dụng lên mặt đất (áp lực này có độ lớn bằng trọng lượng của người) và lực mà mặt đất tác dụng lên người. Độ lớn của 2 lực này bằng nhau, nên lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn bằng 500 N.
Câu 8:
Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:
Đáp án đúng là: D
Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là lực mặt đất tác dụng vào người.
Câu 9:
Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
Đáp án đúng là: B.
B - đúng, theo định luật III Newton.
Lực do búa tác dụng vào đinh và lực của đinh tác dụng vào búa là cặp lực và phản lực. Nên độ lớn của hai lực này phải bằng nhau.
Câu 10:
Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
Đáp án đúng là: C.
C - đúng, người này tác dụng vào đất một lực đi xuống, đất tác dụng ngược trở lại phản lực đi lên.
Câu 11:
Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: B.
B - đúng, theo định luật III Newton.
Đội A thắng đội B là do hợp lực tác dụng lên đội A lớn hơn hợp lực tác dụng lên đội B.
- Lực tác dụng lên đội A gồm lực kéo do đội B tác dụng lên, lực do mặt đất tác dụng lên.
- Lực tác dụng lên đội B gồm lực kéo do đội A tác dụng lên, lực do mặt đất tác dụng lên.
Lực do đội A tác dụng lên đội B có độ lớn bằng với lực do đội B tác dụng lên đội A.
Vậy đội A thắng đội B là do lực do mặt đất tác dụng lên đội A có độ lớn lớn hơn lực do mặt đất tác dụng lên đội B.
Suy ra: Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
Câu 12:
Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?
Đáp án đúng là: A.
A - đúng, theo định luật III Newton.