Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được có đáp án (Phần 2)
Dạng 4. So sánh độ dịch chuyển và quãng đường trong chuyển động có đáp án
-
226 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?
Đáp án đúng là: B
Ô tô đi từ A đến B, sau đó lại về A. Quãng đường ô tô đó đi được là: 10 + 10 = 20 km
Vị trí đầu của ô tô là ở A. Vị trí cuối của ô tô vẫn là A.
Vậy độ dịch chuyển của ô tô bằng 0.
Câu 2:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
Đáp án đúng là A.
Quãng đường đi được là s = AB + BC + BC = 200 + 300 + 300 = 800 (m).
Độ lớn độ dịch chuyển là d = AB = 200 (m).
Câu 3:
Quãng đường là một đại lượng:
Đáp án đúng là: B
Quãng đường là một đại lượng vô hướng chỉ đặc trưng bởi độ lớn. Giá trị của quãng đường có thể bằng 0 hoặc luôn dương.
Câu 4:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
Đáp án đúng là B.
Vận dụng khái niệm quãng đường và độ dịch chuyển ta có:
Quãng đường đi được là s = 300 + 200 + 200 = 700 m.
Độ lớn độ dịch chuyển là d = 300 m.
Câu 5:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu?
Đáp án đúng là A.
Quãng đường đi được là s = AB + BC = 200 + 300 = 500 (m).
Độ lớn độ dịch chuyển là d = AB + BC = 200 + 300 = 500 (m).
Câu 6:
Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.
Đáp án đúng là A
Quãng đường đi được s = AB + BC + CD = 6 + 4 + 3 = 13 km.
Ta có:
BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km;
AH = AB - BH = 6 - 3 = 3 km
Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp: .Câu 7:
Câu nào sau đây là đúng khi nói về quãng đường đi được của một vật?
Đáp án đúng là C.
Quãng đường là đại lượng vô hướng chỉ đặc trưng bởi độ lớn, là độ dài quỹ đạo của chuyển động và luôn không âm.
Câu 8:
Trong hình dưới đây, người đi ô tô (1), người đi bộ (2) và người đi xe máy (3) đều khởi hành từ cùng một vị trí để đi đến vị trí được đánh dấu. Sắp xếp quãng đường đi được của ba chuyển động ở hình trên theo thứ tự tăng dần?
Đáp án đúng là D.
Quãng đường người đi bộ là ngắn nhất, quãng đường người đi ô tô là dài nhất.
Câu 9:
Một người lái mô tô đi thẳng 3 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 2 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được của người đó?
Đáp án đúng là C.
Quãng đường người đi mô tô đi được là: s = 3 + 2 + 3 = 8 km
Câu 10:
Hai người đi xe đạp từ A đến C. Người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C. Người thứ hai đi thẳng từ A đến C. Cả hai đều về đích một lúc.
Độ dịch chuyển của người thứ nhất và quãng đường của người thứ hai là:
Đáp án đúng là B.
+ Vì tam giác ABC là tam giác vuông cân tại B nên . Hướng của độ dịch chuyển là hướng 45o Đông – Bắc. Độ lớn của độ dịch chuyển AC của người thứ nhất là:
+ Quãng đường người thứ hai đi được chính là đoạn AC. Vì tam giác ABC là tam giác vuông cân nên quãng đường đi được của người thứ hai là
Câu 11:
Bạn Nam đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường. Chọn hệ tọa độ có gốc tại vị trí nhà bạn Nam, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn Nam tới trường.
Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn Nam khi đi từ trạm xăng tới siêu thị?
Đáp án đúng là A.
Quãng đường bạn Nam đi từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
Độ dịch chuyển của bạn Nam từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
Câu 12:
Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn Nam trong cả chuyến đi?
Đáp án đúng là D.
Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi:
+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: 800 m
+ Quãng đường bạn A từ siêu thị quay về nhà cất đồ là: 800 m
+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến trường là: 1200 m
- Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi là:
800 + 800 + 1200 = 2800 (m)
- Điểm đầu xuất phát của bạn A là nhà, điểm cuối của bạn A là trường. Độ dịch chuyển của bạn A là 1200 m.