Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án

  • 486 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc? 
Xem đáp án

C – sai, vì trong quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc đang diễn ra thì nhiệt độ nóng chảy hay nhiệt độ đông đặc không đổi. Chọn C.


Câu 2:

Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? 
Xem đáp án

D – đúng. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Chọn D.


Câu 3:

Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?
Xem đáp án

D – đúng. Cục nước đá đang ở thể rắn, khi được bỏ ra ngoài một thời gian nó chuyển sang thể lỏng, đó là quá trình nóng chảy. Chọn D.


Câu 4:

Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau? 
Xem đáp án

C – sai. Vì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì nhiệt độ của vật càng lớn. Chọn C.


Câu 5:

Các chất có thể tồn tại ở những thể nào? 
Xem đáp án

Các chất có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể rắn. Chọn D.


Câu 6:

Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của cùng một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau 
Xem đáp án

Cùng một khối lượng của cùng một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về trật tự của các nguyên tử. Chọn D.


Câu 7:

Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn
Xem đáp án

Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn chỉ dao động quanh một vị trí cân bằng xác định. Chọn D.


Câu 8:

Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
Xem đáp án

Chất rắn kết tinh có dạng hình học xác định, có cấu trúc tinh thể, có nhiệt độ nóng chảy xác định, tính chất tuần hoàn trong không gian. Chọn C.


Câu 9:

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng? 
Xem đáp án

Thể lỏng có các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng, nhưng vị trí cân bằng đó không cố định và dịch chuyển, khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn khoảng cách trung bình giữa các phân tử chất rắn và nhỏ hơn khoảng cách trung bình của các phân tử chất khí, lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và lớn hơn lực tương tác phân tử ở thể khí, có thể tích và hình dạng của bình chứa nó. Chọn A.


Câu 10:

Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng? 
Xem đáp án

C – sai. Vì sự sôi xảy ra ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng, còn sự bay hơi chỉ xảy ra ở bề mặt chất lỏng. Chọn C.


Câu 19:

Ở nhiệt độ 27,0°C, các phân tử hydrogen chuyển động với tốc độ trung bình khoảng 1900 m/s. Khối lượng của phân tử hydrogen 33,6.10-28 kg. Động năng trung bình của 1021 phân tử hydrogen bằng bao nhiêu J (viết đáp số 3 con số)?

Xem đáp án

Động năng của 1021 phân tử hydrogen:

\({W_{\rm{d}}} = {10^{21}} \cdot \frac{1}{2}m{v^2} = {10^{21}} \cdot \frac{1}{2} \cdot \left( {33,6 \cdot {{10}^{ - 28}}\;{\rm{kg}}} \right){(1900\;{\rm{m}}/{\rm{s}})^2} = 6,06\;{\rm{J}}\)

Đáp án: 6,06 J.


Câu 20:

Hình 1.2 là đồ thị phác họa sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của chất rắn kết tinh và của chất rắn vô định hình tương ứng lần lượt là:

Hình 1.2 là đồ thị phác họa sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của chất rắn kết tinh và của chất rắn vô định hình tương ứng lần lượt là: (ảnh 1)
 
Xem đáp án

+  Khi nung nóng liên tục một vật rắn kết tinh, nhiệt độ của vật rắn tăng dần. Khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ nóng chảy thì vật bắt đầu chuyển sang thể lỏng và trong suốt quá trình này nhiệt độ của vật không đổi.

Khi toàn bộ vật rắn đã chuyển sang thể lỏng, nếu tiếp tục cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật sẽ tiếp tục tăng (đường 3).

+ Khi nung nóng liên tục vật rắn vô định hình, vật rắn mềm đi và chuyển dần sang thể lỏng một cách liên tục. Trong quá trình này, nhiệt độ của vật tăng lên liên tục.

Do đó, vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định (đường 2).

Đáp án: đường (3) và đường (2).

 

Câu 21:

Hình 1.1 mô tả chuyển động phân tử ở các thể khác nhau. Hình cầu là phân tử, mũi tên là hướng chuyển động của phân tử. Hình 1.1 mô tả chuyển động phân tử tương ứng với thể rắn, thể lỏng và thể khí lần lượt tương ứng với hình nào?

Hình 1.1 mô tả chuyển động phân tử ở các thể khác nhau. Hình cầu là phân tử, mũi tên là hướng chuyển động của phân tử. Hình 1.1 mô tả chuyển động phân tử tương ứng với thể rắn, thể lỏng và thể khí lần lượt tương ứng với hình nào? (ảnh 1)
Xem đáp án

+ Ở thể rắn, các phân tử rất gần nhau, khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử và các phân tử sắp xếp có trật tự chặt chẽ, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định (Hình 1.1b).

+ Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau, khoảng cách giữa các phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng, lực tương tác giữa các phân từ rất yếu (trừ trường hợp chúng va chạm nhau) nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn (Hình 1.1a).

+ Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn và nhỏ hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất khí. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ được các phân tử không bị phân tán xa nhau. Lực tương tác này chưa đủ lớn như trong chất rắn nên các phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh vị trí cân bằng nhưng các vị trí cân bằng này không cố định mà luôn thay đổi (hình 1.1c).

Đáp án: b), c), a).


Bắt đầu thi ngay