IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Trắc nghiệm Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn có đáp án (Thông hiểu)

Trắc nghiệm Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn có đáp án (Thông hiểu)

Trắc nghiệm Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn có đáp án (Thông hiểu)

  • 743 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A (4; 5). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A; 5) và các trục tọa độ

Xem đáp án

Đáp án A

Vì A (4; 5) nên khoảng cách từ A đến trục hoành là d1=|yA|=5, khoảng cách từ A đến trục tung là d2=|xA|=4

Nhận thấy d2=R(=5) nên trục hoành tiếp xúc với đường tròn (A; 5)

d2=4<5=R nên trục tung cắt đường tròn (A; 5)


Câu 2:

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A (−2; 3). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A; 2) và các trục tọa độ

Xem đáp án

Đáp án B

Vì A (−2; 3) nên khoảng cách từ A đến trục hoành là d1=|yA|=3, khoảng cách từ A đến trục tung là d2=|xA|=2

Nhận thấy d2=R(=2) nên trục tung tiếp xúc với đường tròn (A; 2)

d1=3>2=R nên trục hoành không cắt đường tròn (A; 2)


Câu 3:

Cho a, b là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng 2,5cm. Lấy điểm I trên a và vẽ đường tròn (I; 2,5cm). Khi đó đường tròn với đường thẳng b

Xem đáp án

Đáp án C

Vì hai đường thẳng song song a, b cách nhau một khoảng là 2,5cm mà I  a nên khoảng cách từ tâm I đến đường thẳng b là d = 2,5cm

Suy ra d = R = 2,5cm nên đường tròn (I; 2,5cm) và đường thẳng b tiếp xúc với nhau


Câu 4:

Cho a, b là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng 3cm. Lấy điểm I trên a và vẽ đường tròn (I; 3,5cm). Khi đó đường tròn với đường thẳng b

Xem đáp án

Đáp án A

Vì hai đường thẳng song song a, b cách nhau một khoảng là 3cm mà I  a nên khoảng cách từ tâm I đến đường thẳng b là d = 3cm

Suy ra d < R (3cm < 3,5cm) nên đường tròn (I; 3,5cm) và đường thẳng b cắt nhau


Câu 5:

Cho xOy^ (0<xOy^<180o). Đường tròn (I) là đường tròn tiếp xúc với cả hai cạnh Ox; Oy. Khi đó điểm I chạy trên đường nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Kẻ IAOy; IBOx tại A, B

Vì (I) tiếp xúc với cả Ox; Oy nên IA = IB suy ra I thuộc tia phân giác của góc xOy^ (IO) (tính chất tia phân giác của một góc)


Câu 6:

Cho đường tròn tâm O bán kính 3cm và một điểm A cách O là 5cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB

Xem đáp án

Đáp án B

Vì AB là tiếp tuyến và B là tiếp điển nên OB = R = 3cm; AB  OB tại B.

Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABO vuông tại B ta được:

AB=OA2OB2=5232=4cm

Vậy AB = 4cm


Câu 7:

Cho đường tròn tâm O bán kính 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB

Xem đáp án

Đáp án D

Vì AB là tiếp tuyến và B là tiếp điển nên OB = R = 6cm; AB  OB tại B.

Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABO vuông tại B ta được:

AB=OA2OB2=10262=8cm

Vậy AB = 8cm


Câu 8:

Đường thẳng a cách tâm O của đường tròn (O; R) một khoảng bằng 8 cm. Biết R = 3cm; số giao điểm của đường thẳng a và đường tròn (O; R) là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: d (O; a) = 8; R = 3  d (O; a) < R

Nên đường thẳng a cắt đường tròn (O; R) tại hai điểm phân biệt


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương