Hãy viết bài văn nghị luận về tầm quan trọng của việc tuổi trẻ cần sống có ước mơ.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về ước mơ
2. Thân bài
a. Giải thích
- Ước mơ: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống có ước mơ:
+ Chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm.
+ Nỗ lực học tập, không bỏ qua bắt cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình.
+ Biết đặt ra mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu đó.
- Ý nghĩa của việc sống có ước mơ:
+ Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.
+ Khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được.
+ Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.
c. Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.
d. Phản đề: Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của ước mơ và rút ra bài học cho bản thân.Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“(...) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm... mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc. (...)”.
(Dân theo công nghệ số thay đổi văn hóa đọc"; http://vanhoadoisong.vn)
Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
Để đọc-hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào?
Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau:
“Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.".
Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thờigian cho việc đọc sách?