Đáp án đúng là: B.
Trong các loài động vật trên, dơi là loài thuộc lớp thú.
Chim cánh cụt và chim đà điểu thuộc lớp chim, cá sấu thuộc lớp bò sát.
Việc khai thác quá mức cho phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên …) như hiện nay đã đến mức báo động. Các nhà khoa học dự đoán đến năm 2100 thì sẽ cạn kiệt dầu mỏ và than đá trên Trái Đất.
a. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta?
b. Theo em, chúng ta cần làm gì và sử dụng nguồn năng lượng nào thay thế cho nguồn năng lượng đang sử dụng?
Đọc đoạn thông tin sau:
Cây xương rồng đã có những biến đổi lớn về hình dạng cơ thể để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, trong các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất đối với xương rồng là trên bề mặt có rất nhiều gai. Gai xương rồng chính là lá của chúng bị biến đổi thành. Một số xương rồng, gai và lông mọc lên từ các cụm chân gai (areoles). Đối với bộ rễ, chúng thường bò lan theo chiều ngang hơn là chiều sâu. Lý do chính là lượng nước trong đất nơi chúng sống thường tập trung ở phần lớp trên mặt đất (do lượng mưa ít nên những vùng này nước ngầm rất sâu hoặc không có vỉa nước ngầm). Và đặc biệt thân xương rồng chứa rất nhiều nước (thân mọng nước). Xương rồng có được đặc tính này là do cấu tạo đặc biệt của thân với các màng nhầy dạng keo. Chính vì có dạng này nên xương rồng mới giữ được một lượng nước lớn trong cơ thể để có thể chịu đựng được sự khô hạn trong thời gian dài. Trái xương rồng có vị ngọt, nhiều hạt nên thường kích thích các loại chim, dơi đến ăn và sau đó mang các hạt đi phát tán nhiều nơi khác để có thế hệ xương rồng về sau.
Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Để thích nghi với môi trường khô hạn thì các cơ quan sinh dưỡng của cây xương rồng có những biến đổi như thế nào?
b. Gai và lông có ý nghĩa gì đối với xương rồng?
c. Tại sao thân cây xương rồng lại mọng nước?
Động vật nào được khuyến khích làm thức ăn cho con người?
1 – Heo.
2 – Tê giác.
3 – Voi.
4 – Gà.
5 – Tê tê.
Cho các môi trường sau:
1 – Môi trường nước ngọt.
2 – Môi trường không khí.
3 – Môi trường nước mặn.
4 – Môi trường cơ thể sinh vật.
5 – Môi trường đất ẩm ướt.
Số môi trường nguyên sinh vật có thể sinh sống là
Cho các phát biểu sau:
(1) Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống;
(2) Rừng mưa nhiệt đới là sinh cảnh có đa dạng sinh học lớn nhất;
(3) Lạc đà là đặc trưng cho sinh cảnh hoang mạc;
(4) Thiên tai là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loại động vật hiện nay;
(5) Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài;
(6) Đa dạng sinh học đóng vai trò quyết định trong việc phát triển ngành các ngành công nghệ cao.
Số phát biểu đúng là: