* Chuyển biến về kinh tế:
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chính. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.
- Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt,…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.
- Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh…
- Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.
* Chuyển biến về xã hội:
- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.
+ Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.
+ Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
+ Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang - Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc và nô tì.
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc. Các cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt liên tiếp diễn ra.
So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống. Nêu một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?