II. Viết (6,0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
a) Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
b) Thân đoạn:
* Giải thích:
Đứng dậy sau vấp ngã là vượt qua những đau đớn, tổn thương trước những khó khăn, thất bại của cuộc sống và biết giữ vững ý chí, quyết tâm để thực hiện ước mơ, khát vọng của bản thân.
* Bàn luận: Việc đứng dậy sau vấp ngã có ý nghĩa quan trọng với mỗi người, đặc biệt là với giới trẻ hôm nay:- Vấp ngã chính là động lực giúp con người vượt qua khiếm khuyết, hạn chế của bản thân để từ đó rèn luyện, phấn đấu để ngày càng hoàn thiện.
- Giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, can đảm để vượt qua mọi khó khăn.
- Chúng ta sẽ vững vàng, trưởng thành hơn, và rút ra được bài học cho chính mình sau mỗi lần vấp ngã.
- Là chìa khóa mở ra cánh cửa của thành công.
- Biết nỗ lực đứng dậy sau vấp ngã sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
- Góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, phát triển.
(Dẫn chứng: Hs lấy dẫn chứng phù hợp.)
c) Kết đoạn:
- Biết đứng dậy sau vấp ngã là đều quan trọng.
- Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy.Nhận xét về vẻ đẹp của hai nàng Kiều, có ý kiến cho rằng: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Tìm trong đoạn thơ sau những từ ngữ gợi tả đặc điểm của nhân vật Thuý Vân.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn(5),
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành(6)
Sắc đành đòi một tài đành họa hai(7)
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm(8),
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm(9) một trương(10)
Khúc nhà tay lựa nên chương(11),
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân(12)
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du )
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh