II. Viết (6,0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về lòng khoan dung.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Khoan dung: Là thái độ sống, lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người mà ở đó con người có sự tha thứ, sự rộng lượng đối với người khác, nhất là những người gây ra đau khổ cho mình…
- Biểu hiện: Khoan dung trước hết là cách đối xử độ lượng, là biết hi sinh, nhường nhịn, không chấp chiếm đối với người khác; là cách hành xử cao thượng, khoan dung, là tha thứ cho những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình hoặc xã hội…(dẫn chứng).
- Vai trò: Cần phải khoan dung vì đó là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện, ngợi ca, vì đã là con người thì "vô nhân thập toàn" nên cần phải được đối xử rộng lượng và nhân văn.
- Người sống khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng…
- Khoan dung giúp con người sống thanh thản, tận hưởng cuộc sống có ý nghĩa hơn!
- Bàn luận:
+ Khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm sai trái.
+ Nếu sống không khoan dung con người sẽ nặng trĩu sự thù hận, ghen ghét…
+ Để sống khoan dung con người cần có nhận thức đúng đắn, sự giáo dục, bản lĩnh…
+ Ngày nay, vẫn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu đi sự thứ tha, khoan dung...chúng ta cần thức tỉnh họ.
- Liên hệ bản thân: rút ra bài học nhận thức và hành động.Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Hóa công sao khéo trêu ngươi?
Bóng đèn tà nguyệt nhử mùi ký sinh”
Viết bài văn phân tích đoạn trích “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Nguyễn Gia Thiều (trích dẫn trong phần đọc hiểu).