B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
A. Mở Bài: Giới thiệu khái quát về quê hương và cảnh mặt trời mọc ở nơi đây
B. Thân Bài
a. Tả khái quát về khung cảnh quê hương khi mặt trời chưa mọc
- Màn sương đêm vẫn còn bủa vây quanh xóm làng
- Trời chưa sáng hẳn
- Một số ngôi nhà đã bắt đầu đỏ điện, khói bếp tỏa ra trên những mái nhà
- Yên tĩnh, chỉ thoáng nghe tiếng chim tỉnh giấc và lác đác tiếng gà gáy sớm
b. Tả cảnh mặt trời mọc
- Thiên nhiên:
+ Bầu trời sáng dần lên
+ Mặt trời từ từ nhô lên sau đám mây dày đặc
+ Từng đàn chim bay đi kiếm ăn trên nền trời xanh
+ Cây cối, hoa lá thức giấc đón ánh bình minh, chào đón ngày mới
+ Chim chóc hót líu lo trên cành cây cao
+ Từng đàn trâu, đàn bò đi ra đồng
- Con người
+ Mọi người ra đồng làm việc
+ Những cô cậu học trò vừa đi học vừa ríu rít chuyện trò rất vui vẻ
C. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân khi được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên quê hương của mình
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Em sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Sa Pa yêu dấu. Em luôn có cảm giác bình yên lạ thường khi ngắm cảnh bình minh trên quê hương mỗi khi thức dậy. Đó dường như là niềm vui, là nguồn năng lượng để em học tập mỗi ngày.
Sáng sớm, khi mọi nhà vẫn đang cuộn tròn trong chăn với giấc ngủ ấm áp. Ngoài trời dày đặc những màn sương se lạnh của buổi sớm mùa thu. Bên bếp lửa tối om, chú mèo lười vẫn nằm lim dim đôi mắt. Như mọi ngày, chú nhà trống vỗ mạnh đôi cánh nhảy lên đống rơm và gáy vang: “Ò ... ó ... o”. Tiếng gáy vang vọng ấy đã đánh thức ông mặt trời. Từ sau núi mặt trời ửng hồng đang từ từ nhô ra. Màn sương lạnh lẽo bắt đầu tan dần. Từ trong chăn ấm, người mẹ thức dậy đến bên bếp nhóm lửa và đi gánh nước suối.
Phía đằng đông bắt đầu xuất hiện những tia sáng phơn phớt hồng hình dẻ quạt. Mặt trời chiếu rọi xuống những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá khiến chúng càng lung lung linh hơn. Trong ánh nắng nắng ban mai, khung cảnh đất trời dần dần bừng sáng và ấm áp lên. Em cảm nhận được hơi ấm từ những tia nắng ấy, dường như chúng như muốn nô đùa cùng em. Từ các mái nhà của người dân trong bản làng những là khói bếp bay lên nghi ngút. Chúng bay cao, cao mãi như muốn hòa mình vào những đám mây đang trôi bồng bềnh trên bầu trời. Em thích nhất cảm giác được tận hưởng không khí buổi sớm. Mùi khói bếp buổi sớm sao mà ấm áp, mùi cỏ cây sao thật dịu nhẹ.
Cảnh vật hiện lên tràn đầy sức sống khi mặt trời nhô cao. Những ngọn núi xanh biếc hiện lên vút tầm mắt. Còn gì có thể đẹp những thửa ruộng bậc thang quê em, chúng uốn lượn như ôm ấp lấy từng quả đồi. Những bông lúa vàng ươm, sai trĩu nằm đung đưa trong ánh nắng sớm. Một hình ảnh thật ấm áp.
Từ ngoài đường vọng lại tiếng gọi nhau í ới của mọi người đi làm đồng. Xen vào đó là những âm thanh bàn tán xôn xao của các bác,các thím rủ nhau đi chợ. Tiếng trẻ con nô đùa ngoài đường khiến không khí càng trở nên vui nhộn hơn.
Em yêu quê hương em, yêu những cảnh bình yên, nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng sớm. Có lẽ dù có đi đâu xa thì những âm thanh, hình ảnh, mùi hương ấy vẫn sẽ in sâu trong tâm trí em.
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Ong bắt dế
Trời nắng gắt. Một con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh trên nền đất.
Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn để tìm kiếm. Nó đến trước một tổ dế, đảo quanh một lượt, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ, lao nhanh xuống. Có tiếng ong kêu văng vẳng “i… i…” và tiếng đôi càng dế bật “pách… pách…” ở tận sâu, sâu lắm. Đột nhiên con dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra, nhảy rúc vào đám cỏ.
Ong xanh đuổi theo. Nó giương đôi răng rộng riết chặt lấy cái gáy cứng như áo giáp của con dế. Con dế nhe răng, bật càng đá hậu “tách… tách…” Ong dán mình trên lưng dế. Dế cứ thế cõng ong chạy!
Dế đã thấm mệt. Ong cong người rít lên “i… i…” rồi thò cái nọc dài, nhắm trúng cổ họng dế chích một phát. Con dế hung dữ bỗng chốc mềm nhũn ra, đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ ong mới buông dế ra, đứng rũ bụi, vuốt râu và thở.
Ong cất cánh bay là là tìm lại cái lỗ dế ban nãy. Rồi nó ra sức vỗ cánh kéo sền sệt con mồi trên mặt đất. Đến cái tổ cũ, nó kéo dế xuống. Ong ở dưới đó một lúc lâu, đẻ trứng lên mình dế, tiêm thêm nọc bắt dế “ngủ” cho đến ngày ấu trùng ong nở ra là có thức ăn ngay. Trở lên, ong cào đất lấp lỗ lại, lấy đầu nén đất cửa tổ nhiều lần rồi bay đi.
Nó bay dưới ánh mặt trời xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Nó không biết là nó đã góp phần bảo vệ những vườn rau.
(Thep Vũ Tú Nam)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, vì sao con ong thắng con dế?
Câu 6 (2,0 điểm). Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:
a. Vàng:
- Giá vàng trong nước tăng đột biến
- Tấm lòng vàng
- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường
b. Bay:
- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
- Đàn cò đang bay trên trời
- Đạn bay vèo vèo
- Chiếc áo đã bay màu
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải từ ngữ miêu tả ngoại hình của loài ong?
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Sử dụng các từ nhà, đi, ngọt. để viết câu:
- 01 câu theo nghĩa gốc
- 01 câu theo nghĩa chuyển:
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................