Ý nào sau đây đúng khi nói về tiểu sử của tác giả?
a. Khi còn làm quan dưới triều nhà Hồ, Đặng Dung đã giúp cha cai quản đất Thuận Hóa
b. Đặng Dung đã tham gia vào rất nhiều trận chiến, tiêu biểu là trận đánh tháng 9 năm 1413 tại khu vực Thái Gia (Quảng Trị)
c. Ngoài là một vị tướng anh dũng, Đặng Dung còn là một nhà thơ
d. Tất cả các đáp án trên
– Khi còn làm quan dưới triều nhà Hồ, Đặng Dung đã giúp cha cai quản đất Thuận Hóa cho đến khi giặc Minh sang xâm lược, nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha của mình tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi – Giản Định Đế.
– Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị, đưa rước Trần Quý Khoáng về Chi La (Hiện là Hà Tĩnh) để tôn lên làm vua, hiệu Trùng Quang.
– Dù phải chiến đấu dưới quyền của kẻ từng giết cha mình nhưng Đặng Dung vẫn là một chính nhân quân tử gạt thù riêng qua một bên, để cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, giữ vững được phẩm cách của mộ vị tướng.
– Từ đó Đặng Dung đã tham gia vào rất nhiều trận chiến, tiêu biểu là trận đánh tháng 9 năm 1413 tại khu vực Thái Gia (Quảng Trị). Trận đánh thất bại, ông cùng với vua Trùng Quang Đế bị bắt giải về Trung Quốc, trên đường đi ông đã trầm mình tự tử.
– Ngoài là một vị tướng anh dũng, Đặng Dung còn là một nhà thơ, các sáng tác thơ ca không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu trong lòng người đọc
Đáp án cần chọn là: d
Hình ảnh người anh hùng “mài gươm dưới ánh trắng đã mấy độ, trải qua năm tháng mái tóc đã” bạc gợi lên màu sắc gì?
Bài thơ có sự xuất hiện của phong cách cổ điển. Em hãy nêu biểu hiện của phong cách này
Hai hình ảnh “phù địa trục” và “vãn thiên hà” biểu thị ý nghĩa gì?