Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa của từ đó.
a. Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời.
(Nguyễn Ngọc Hưng)
b. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
a. Trong đoạn thơ a, từ lưng (lưng trời) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa của từ lưng là vị trí giữa bầu trời và đường chân trời (mặt đất) theo cách nhìn bằng mắt thường.
b. Trong đoạn thơ b:
+ Từ lưng (lưng núi) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa của từ lưng là vị trí giữa của ngọn núi so sánh giữa đỉnh và chân núi.
+ Từ lưng (lưng mẹ) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa của từ lưng là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.
+ Từ lưng (trên lưng) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa của từ lưng là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.
Chọn 1 trong 2 từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.
- Nghĩa 1: có nhiệt độ cao hơn mức trung bình một chút (thường mang lại cảm giác dễ chịu). - Nghĩa 2: có tác dụng mang lại cảm giác êm dịu, dễ chịu. |
|
b. lạnh |
- Nghĩa 1: có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình rất nhiều (thường gây cảm giác khó chịu) - Nghĩa 2: tỏ ra không có chút tình cảm gì trong quan hệ người với người. |
Viết bài văn tả người thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý nhất.
* Gợi ý
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật): Về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng.
+ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác).
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.