Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ mà em thích, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một bài thơ rất hay. Hạt gạo làng ta có ngôn từ giản dị, trong sáng mang những nét thơ ngây của trẻ em nên bài thơ đã gợi lên vẻ đẹp và tình yêu quê hương, đất nước cũng như phẩm chất chất phác của người nông dân cùng hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương. Có thể nói, thông qua bài thơ Hạt gạo làng ta đã gợi cho người đọc những cảm nhận về bức tranh sinh hoạt nông nghiệp tươi vui trong những năm kháng chiến đồng thời cũng phản ảnh được sự khốc liệt của chiến tranh.
Chọn kết từ thay cho mỗi chỗ trống trong các câu ghép sau:
(và, rồi, còn, nhưng)
a) Chích bông là loài chim bé nhỏ ................. nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b) Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng ................. cún con cũng vậy.
c) Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc ................. ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d) Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố ................. em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Viết bài văn tả cảnh buổi sáng trong công viên.
* Gợi ý
I. Mở bài: Giới thiệu công viên mà bạn sẽ tả.
II. Thân bài:
1. Tả bao quát:
- Công viên ở đâu: ở gần nhà, ở xa hay gần,….
- Công viên rộng hay nhỏ.
- Không gian, quang cảnh: mọi vật vẫn đang chìm trong giấc ngủ, hay là mọi vật bừng tỉnh chào đón buổi sáng tươi đẹp,…
2. Tả chi tiết:
- Ông mặt trời: ông mặt trời còn ngái ngủ lấp ló sau tấm màn mây lơ đãng.
- Nắng: dịu,… gió nhè nhẹ
- Cây cối: những giọt sương vẫn còn đọng trên lá,….
- Chim chóc (chim, chuồn chuồn, cá,….): bắt đầu cất tiếng hót cho một ngày tươi đẹp.
- Con đường.
- Ghế đá.
- Con người: nhộn nhịp, người thì chạy bộ, tập thể dục, nhảy,….
- Kết thúc một buổi sáng ra sao?
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về buổi sáng tại công viên.
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................