Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
VẼ TRỨNG
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ. Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.
Thầy lại nói: - Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
(theo XUÂN YẾN)
- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người I-ta-li-a
- Khổ luyện: dày công luyện tập, không nề hà vất vả.
- Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật
- Thời đại Phục hưng: thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
B. Danh họa người I-ta-li-a.
Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau:
EM YÊU NHÀ EM
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong.
Có ông ngô bắp râu hồng như tờ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
Đoàn Thị Lam Luyến
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Chọn một từ phù hợp trong ngoặc kép thay cho các chỗ trống trong bài ca dao sau:
(đợi, trông, chờ)
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn …...... nhiều bề.
…........ trời, ......... đất, ......... mây,
……..... mưa, .......... nắng, .......... ngày, …….... đêm.
……..... cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
Ca dao
Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho bài thơ em đã đọc, đã nghe.
* Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Thân bài:
+ Nêu những điều em thích ở bài thơ.
+ Nêu tình cảm cảm xúc của em về bài thơ
- Thân bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….