Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến?
A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a. Câu văn cần được …………..(đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b. Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa ……………. (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c. Dòng sông chảy rất ………………. (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
Viết bài văn tả phong cảnh mà em yêu thích.
* Gợi ý:
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu khung cảnh định tả
2. Thân bài
- Miêu tả khái quát:
- Miêu tả chi tiết:
3 Kết bài
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về khung cảnh đó.
Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào?
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái: ……………………………………………………………………………..
b) To, lớn: ………………………………………………………………………………
c) Chăm, chăm chỉ: …………………………………………………………………….
Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a. Mắt:
- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b. Chân:
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c. Đầu:
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.