Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?
A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?
Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Theo KIM NGÂN
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MỪNG SINH NHẬT BÀ
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.
Theo Cù Thị Phương Dung
Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn chuyện sau:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.
- Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rất nước, mời mẹ:
- Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ... Mẹ cười:
- Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
Theo VŨ ANH
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong năm học qua.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các dấu gạch ngang dưới đây được dùng để làm gì?
Tôi đến nhà Xác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.
Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................