Trong giờ học, thầy giáo cho học sinh thảo luận xoay quanh câu hỏi nào?
A. Nước trong chậu sẽ như thế nào khi thả một con cá vàng vào chậu đầy nước?
B. Vì sao khi thả một con cá vàng vào chậu đầy nước, lượng nước trào ra nhỏ hơn thể tích con cá vàng?
C. Con cá vàng đã uống bao nhiêu nước vào bụng khi được thả vào chậu nước?
A. Nước trong chậu sẽ như thế nào khi thả một con cá vàng vào chậu đầy nước?
Tìm điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong các đoạn dưới đây và cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ đó.
a. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
b.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Sau khi nghe thầy đặt câu hỏi, I-ren đã có biểu hiện gì khác với các bạn?
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau:
a. Thấy Péc-bô-ni không đến, và bà Crô-mi, cô giáo già nhất trường đến dạy thay. Cô vừa bước chân vào lớp là học trò đã làm ồn lên. Với giọng chậm rãi và bình tĩnh, cô bảo chúng tôi:
- Hãy tôn trọng mái tóc bạc của cô. Cô không những là một cô giáo, mà còn là một người mẹ nữa.
(Theo A-mi-xi)
b. Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.
(Truyện Con Rồng cháu Tiên)
c. Bản báo cáo công việc gồm 3 phần:
- Phần đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức (Đội, Đoàn,…) và địa điểm, thời gian viết báo cáo.
- Phần chính: tiêu đề, người nhận, nội dung báo cáo (các công việc đã thực hiện).
- Phần cuối: người viết báo cáo (chữ kí, họ và tên).
(Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)