Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
– Em chọn cách viết để có đoạn mở bài hấp dẫn.
– Kể lại câu chuyện.
+ Kể đầy đủ các sự việc của câu chuyện.
+ Kể chi tiết hơn đối với sự việc em chọn.
+ Thêm vào một sự việc những chi tiết sáng tạo giúp câu chuyện sinh động, lôi cuốn hơn; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật,...
– Viết đoạn kết bài để người đọc ấn tượng.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Đợi mãi không thấy cá vàng bơi lên, ông lão chèo thuyền ngược trở về. Sóng gió bão bùng đã qua đi. Biển xanh trở lại hiền hoà. Ông lão chèo thuyền mà lòng chất chứa bao nỗi ưu tư. Không biết có nên trở lại ngôi nhà ấy nữa không? Nó giờ đây đâu còn là ngôi nhà của mình nữa.
Và người ở trong ngôi nhà ấy cũng đâu phải là người vợ đói khổ năm xưa của mình. Nhưng không biết quỷ thần xui khiến thế nào mà đôi chân lão vẫn đưa lão về mảnh đất ngày xưa.
Nhưng, chuyện gì đang xảy ra thế này? Tất cả đã biến đi đâu? Tại sao không còn ai nữa? Mụ vợ của ta đâu? Trước mắt ông lão không phải là một cung điện nguy nga có Long Vương đang ngự giữa hàng trăm lính canh như lão nghĩ. Kì lạ thay! Trước mặt ông là khung cảnh cũ. Mái lều lụp xụp, rách nát và siêu vẹo đứng bên cạnh chiếc máng lợn đã sứt mẻ cả hai đầu. Xa xa ngoài kia vẫn còn cây sào nơi lão vắt chiếc lưới đã vá chằng vá đụp. Chưa hiểu chuyện gì, lão gọi to:
- Bẩm Long Vương! Lão già khốn khổ đã trở về!
- Không thấy có tiếng trả lời, lão lại tiếp:
- Thưa nữ hoàng!
-…
- Thưa nhất phẩm phu nhân!
…
- Bà lão ơi! Tôi đã trở về rồi!
Vẫn không có tiếng trả lời. Lão già vội bước vào trong. Không thấy có ai. Nhìn quanh lão thấy trên bàn có một mảnh giấy với những nét chữ nguệch ngoạc được viết vội vàng. Lão mang ra soi dưới nắng và bắt đầu đánh vần từng nét chữ:
“Ông lão ơi! Tôi có lỗi với ông nhiều lắm! Không ngờ bao năm sống khổ sở với nhau tôi còn chịu được mà giờ đây tôi lại thế này! Lòng tham của tôi quá lớn đến biển sâu cĩng phải kinh hoàng. Tôi không còn mặt mũi nào nhìn ông nữa. Chào ông! tôi đi!”
Tờ giấy trên tay ông lão từ từ rơi xuống. Nơi góc mắt lão hình như ươn ướt. Lão ngồi thụp xuống, đôi mắt xa xăm nhìn sâu vào biển cả. Đầu lão tê dại, miên man. Lão ngồi đó suốt một ngày đêm. Nhưng rồi lão bật dậy, quay mũi thuyền lão lạira khơi.
- Cá vàng ơi! Cá vàng ơi! Đời này ta không dám quên ơn cá. Mụ vợ nhà ta đã biết lỗi rồi. Ta xin cá hãy đưa mụ trở về với ta. Ta hứa từ nay sẽ không bao giờ làm phiền cá nữa. Cá vàng nhìn lão rồi lặng lẽ lặn xuống biển sâu. Lão buồn bã, thất vọng trở về. Nhưng vừa đặt chân lên bờ cát, thì…
Ai đang đứng trước mặt lão thế này? Vẫn bộ quần áo rách tươm, đầu không quấn khăn chân đi đất. Khuôn mặt nhăn nhúm, gầy sọp đi. Dù tóc đã bạc hơn, lão vẫn nhận ra, đó chính là vợ lão. Vợ chồng gặp nhau trong lặng im và nước mắt. rồi họ cùng đi về căn lều rách nát nhưng đã gắn bó với họ suốt mấy chục năm qua. Và ngoài kia gió đại dương thổi vào mát rượi và biển xanh vỗ sóng êm đềm.
Em hãy đánh dấu tích vào những hành động liên quan đến việc gây rối trật, an ninh.
☐ Phóng nhanh, vượt ẩu gây tại nạn giao thông.
☐ Hành hung gây thương tích.
☐ Giữ trật tự nơi công cộng
☐ Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Viết lại các đoạn văn dưới đây, trong đó có sử dụng đại từ để thay thế cho những từ ngữ lặp lại.
a. Em tôi rất ngoan. Em tôi lại khéo tay nữa.
b. Em rất thích bài thơ Tiếng hạt nảy mầm. Các bạn tổ em cũng đều thích bài thơ Tiếng hạt nảy mầm.
Xếp những từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp:
a. Một bên suối là dồng cỏ, tha hồ cho gió rong chơi.
b. Thỉnh thoảng gió, lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch.
c. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió.
d. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp.
Động từ |
Tính từ |
|
|