Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tổ chức nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?
Chọn A.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
1. Bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên;
2. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
3. Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
4. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước;
5. Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế;
6. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
(Theo Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945)
A. Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định đầy đủ tại Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
B. Toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị là những quyền dân tộc cơ bản của một quốc gia, được Liên hợp quốc tôn trọng thông qua nguyên tắc hoạt động.
C. Liên hợp quốc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc thông qua nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước”.
D. Quan điểm về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được đề cập đến trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là quan điểm lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử thế giới.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,…giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng khi Mỹ phát động chiến tranh lạnh (1947) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh trực tiếp, nhưng Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự ở nhiều khu vực, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, tiêu biểu là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945-1954)…
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 11)
A. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được xác lập và phát triển trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực I-an-ta là thế giới bị chia thành hai phe đối đầu nhau là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
C. Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến tranh có quy mô toàn cầu do Mỹ phát động nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D. Trong thời kì xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra ở châu Á với sự tham gia và đụng đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô.
Trong trật tự thế giới đa cực, hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất là
Đọc các thông tin sau:
“G20 (…) chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20)
“Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989, hiện có 21 thành viên, chiếm khoảng 38% số dân, 62%GDP và gần 50% thương mại thế giới”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr.20)
Cả hai đoạn thông tin trên đều phản ánh đặc điểm nào sau đây của trật tự thế giới đa cực?