Chọn B.
Ngày 24-10 hàng năm được lấy là ngày Liên hợp quốc gắn liền với sự kiện lịch sử nào sau đây?
Việc Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008-2009 và 2020-2021 có ý nghĩa nào sau đây?
Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do các nước tham dự
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, nước xã hội chủ nghĩa nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?
“Không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu”. Đoạn thông tin trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới nào sau đây?
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trước hết, Liên hợp quốc góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay.
Thứ hai, Liên hợp quốc triển khai hoạt động giữ gìn hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới, góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột, như ở En Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích,…và hỗ trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.
Thứ ba, Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng được hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang. Trong đó, tiêu biểu là : Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Công ước cấm vũ khí hóa học (1993), Hiệp ước của Liên hợp quốc cấm vũ khí hạt nhân (2017),…tạo khuôn khổ cho việc ngăn chặn,tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.9-10)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong việc đảm bảo các quyền tự do cơ bản của con người.
B. Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong những văn kiện được Liên hợp quốc ban hành vào thế kỉ XIX nhằm tạo khuôn khổ cho việc ngăn chặn, tiến tới xỏa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.
C. Với vai trò là tổ chức quốc tế lớn nhất, Liên hợp quốc đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba kể từ năm 1945 đến nay.
D. Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc ngăn chặn sự bùng nổ của các cuộc xung đột diễn ra ở En Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu 1: “Để hiện thực hóa AEC, nhiều hiệp định, thoả thuận, sáng kiến đã được đàm phán, ký kết và thực hiện, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA),... nhằm tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khối ASEAN.”
Tư liệu 2: “Vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu, quản trị lưu vực sông Mê Công đang là những thách thức hàng đầu đe doạ sự ổn định và phát triển của Cộng đồng ASEAN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Các thách thức này có tính khu vực, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với đối tác bên ngoài.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 22, 25.)
A. Tư liệu 2 nói về những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt hiện nay.
B. Tư liệu 1 nói về cách thức giải quyết những thách thức nêu ra ở tư liệu 2.
C. Tư liệu 1 nói về AEC, đây là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
D. Để xây dựng Cộng đồng ASEAN, cần hợp tác nội khối và với bên ngoài.