Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương theo thứ tự thời gian từ năm 1930 đến năm 1940 là
A. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Trường Chinh.
B. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trường Chinh.
C. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ.
D. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập.
Đáp án C
Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương theo thứ tự thời gian từ năm 1930 đến năm 1940 là:
1. Đồng chí Trần Phú: Đầu năm 1927, đồng chí được cử sang học tại trường Đại học Phương Đông, Liên Xô. Tháng 04-1930, đồng chí Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao trách nhiệm khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Bản luận cương này được Hội nghị trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10-1930 thông qua. Cũng tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương.
2. Lê Hồng Phong: Tháng 03-1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 07 - 1935, đồng chí đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII và được cử làm uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Quốc tế cộng sản.
3. Hà Huy Tập: Tháng 07-1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng với đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Tại hội nghị này, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Hồng Phong. Sau đó, đồng chí trở về Sài Gòn cùng cơ quan Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước.
4. Nguyễn Văn Cừ: Tháng 03-1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Hà Huy Tập. Sau đó, đồng chí vào hoạt động tại Sài Gòn. Phong trào cách mạng lên cao, địch theo dõi đồng chí rất sát, rồi chúng trục xuất đồng chí ra khỏi Nam Bộ. Trở ra Hà Nội, đồng chí chú trọng việc thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo báo chí công khai của Đảng.
Bài học kinh nghiệm nào là chung nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945?
Điểm khác nhau trong cách xác định nhiệm vụ cách mạng trước mắt giai đoạn 1936-1939 so với giai đoạn 1930 – 1931 là
Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh“ là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam?
Dưới đây là những sự kiện liên quan đến sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa:
1. Hồ Chí Minh rời Pác Pó về Tân Trào
2. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập
3. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam
4. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì kết thúc
Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1. Cao trào kháng Nhật cứu nước
2. Nhật xâm lược Đông Dương
3. Mặt trận Việt Minh ra đời
4. Nhật đảo chính Pháp
Dưới đây là những tên gọi của lực lượng vũ trang Việt Nam
1. Quân đội Quốc gia Việt Nam
2. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
3. Vệ quốc đoàn.
4. Việt Nam Giải phóng quân.
Hãy sắp xếp sự ra đời của các lực lượng vũ trang trên theo đúng trình tự thời gian.
Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?
Dưới đây là những sự kiện liên quan đến diễn biến Tổng khởi nghĩa
1. Nhân dân Huế giành chính quyền
2. Nhân dân Hà Nội giành chính quyền
3. Nhân dân Sài Gòn giành chính quyền
4. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên giành chính quyền
Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của nhân dân ta diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu là do
Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng trong Luận cương chính trị (10/1930), thời kì 1939-1945, Đảng đã chủ trương