IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 634

Đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Dàn ý

Bài văn nghị luận: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

A. Mở bài: Giới thiệu, trích dẫn câu nói: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc rèn giũa, tôi luyện và mục đích chân chính của việc học.

B. Thân bài:

- Giải thích:

+ Ngọc không mài không thành đồ vật: một viên ngọc có quý giá cỡ nào nhưng không được mài giũa bởi bàn tay người thợ thì cũng chỉ là viên đá mà thôi.

+ Người không học không biết rõ đạo: đạo ở đây là đạo đức, đạo lí, là lẽ sống đúng và đẹp trong quan hệ xã hội giữa người với người. Con người không có học thì không thể tự nhiên trở nên tốt đẹp. Chỉ bằng con đường học tập, con người mới trưởng thành, là người có đạo đức chân chính và lối sống cao đẹp. Vì vậy học tập là một yêu cầu tất yếu.

- Phân tích – chứng minh:

+ Quan điểm trên xác định rõ mục đích chân chính của học tập. Học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách con người, học để thành người có ích.

+ Có thể học ở nhiều nguồn khác nhau: học từ đời sống, từ những người xung quanh, học trong sách vở, học từ chính những sai lầm mình đã trải qua. Việc học cần đa dạng về kiến thức, chủ động trong nắm bắt thông tin đa diện, đa chiều.

+ Việc xác định mục đích học tập giúp con người có động lực và phương hướng rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức một cách hợp lí trên cơ sở có phương pháp học tập đúng đắn để tiếp thu tri thức một cách chủ động, bài bản.

+ HS nêu dẫn chứng lợi ích của việc xác định mục đích học tập đúng đắn.

- Bình luận:

+ Quan niệm trên hoàn toàn đúng đắn.

+ Phê phán mục đích học tập sai trái: học cầu danh lợi, học vì bằng cấp...

+ Liên hệ đến việc học tập của bản thân: mục đích, nội dung, phương pháp học tập; học phải gắn với hành, phải được vận dụng vào cuộc sống.

C. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu nói trên.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ