Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào của nhạc sĩ Bét-tô-ven?
A. Bản Sonate Ánh Trăng.
B. Định mệnh.
C. Thánh ca.
D. Anh hùng ca.
Đáp án: A
Beethoven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, ông đã sáng tác ra rất nhiều bản nhạc bất hủ. Trong số đó, có một bản sonate dành cho đàn piano vô cùng nổi tiếng tên là Bản sonate Ánh Trăng. Tương truyền, bản nhạc này được sáng tác trong bối cảnh như sau:
Một mùa thu nọ, trong một chuyến lưu diễn qua nhiều thành phố, Beethoven có đi ngang qua một thị trấn nhỏ bên bờ sông Rhine. Một buổi tối, khi ông đang đi dạo trên con đường yên tĩnh thì bỗng nghe thấy tiếng đàn piano êm ái phát ra từ một ngôi nhà lá nhỏ, bản nhạc đó chính là một trong những sáng tác của ông.
Beethoven liền đi về phía căn nhà lá nhỏ, tiếng đàn piano bỗng nhiên dừng lại, trong nhà vọng ra tiếng nói chuyện. Một cô gái cất tiếng nói: “Bản nhạc này mới hay làm sao! Em chỉ cần nghe người khác chơi vài lần là đã nhớ hết rồi. Nếu được nghe chính ngài Beethoven chơi bản nhạc này, dù chỉ một lần thôi thì tuyệt biết mấy!” Giọng một người đàn ông cất lên: “Đúng vậy, nhưng mà vé đi xem biểu diễn hòa nhạc đắt quá, trong khi nhà ta lại quá nghèo...” Cô gái nói: “Anh đừng buồn, em chỉ thuận miệng nói thế thôi.” Nghe đến đây, Beethoven mạnh dạn đẩy cửa, nhẹ nhàng bước vào nhà. Trong nhà chỉ có một cây nến nhỏ. Dưới ánh nến leo lét, một người đàn ông đang ngồi khâu giày. Bên cạnh cửa sổ có một cây đàn dương cầm cũ kĩ, một cô gái khoảng chừng mười sáu, mười bảy tuổi đang ngồi trước phím đàn, khuôn mặt cô thật thanh tú, chỉ có điều đôi mắt lại bị mù. Người đàn ông đang khâu giày nhìn thấy người lạ bước vào, liền đứng lên hỏi: “Thưa ngài, ngài là ai vậy? Ngài tìm nhầm nhà chăng?” Beethoven trả lời: “Không, tôi đến đây để chơi đàn cho cô gái này nghe.” Cô gái liền đứng dậy, nhường chỗ cho ông. Beethoven ngồi xuống, chơi bản nhạc mà cô gái mù vừa chơi xong.
Cô gái mù chăm chú lắng nghe, hết bản nhạc, cô cảm động nói: “Ngài chơi đàn mới giỏi làm sao! Cảm xúc thật sâu lắng! Ngài, ngài chính là Beethoven có phải không?” Beethoven không trả lời, chỉ hỏi lại cô gái: “Cô có thích không? Ta sẽ đàn cho cô nghe một bản nhạc nữa nhé.”
Bỗng nhiên, một cơn gió thổi tắt ngọn nến, ánh trăng ùa vào căn phòng nhỏ, căn nhà lá dường như được phủ một lớp màn màu bạc, thật là thanh tịnh và đẹp đẽ vô cùng. Beethoven nhìn hai anh em cô gái mù đứng bên cạnh mình, nhìn ánh trăng thanh khiết và bắt đầu chơi đàn. Người thợ khâu giày yên lặng đứng nghe, hình như anh ta nhìn thấy biển cả, mặt trăng đang nhô lên từ phía chân trời. Trên những con sóng trong vắt chốc lát tràn ngập ánh trăng bạc. Trăng càng ngày càng lên cao, xuyên qua từng đám mây bồng bềnh. Bỗng nhiên, mặt biển nổi gió to, sóng cuộn dữ dội, những bọt sóng được ánh trăng chiếu sáng giống hệt những bông hoa tuyết, từng bông, từng bông xô vào bờ cát... Người thợ khâu giày nhìn em gái mình, ánh trăng đang chiếu vào khuôn mặt điềm tĩnh của cô, vào đôi mắt đang mở to của cô. Hình như cô cũng đang nhìn thấy khung cảnh mà mình chưa bao giờ được thấy, biển cả dậy sóng dưới ánh trăng bạc. Hai anh em bị tiếng đàn làm cho mê mẩn. Đến khi định thần lại thì Beethoven đã rời khỏi đó từ lúc nào. Sau đó, Beethoven ghi lại bản nhạc mà ông đã chơi trong ngôi nhà lá và đặt tên cho nó là Bản sonate Ánh Trăng.
Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới định luật/ học thuyết khoa học nào?
Đâu không phải là ý nghĩa của các phát minh khoa học tự nhiên đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX?
Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với các đại diện tiêu biểu là
Nhà bác học nào đã tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng?
Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do những ai đề xướng?
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học không được hình thành trên cơ sở tư tưởng nào sau đây?
Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là