Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào
A. Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó.
B. Vận tốc quay của Trái Đất.
C. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.
D. Lượng nhiệt vĩ độ đó nhận được.
Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó. Khi góc chiếu tia sáng Mặt Trời càng lớn => thời gian được chiếu sáng nhiều hơn, ngày càng dài, đêm càng ngắn và ngược lại.
Ví dụ: Tại chí tuyến Bắc :
- Vào ngày 22/6 tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Bắc, góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn (góc nhập xạ lớn) nên có ngày dài hơn đêm.
- Ngược lại vào ngày 22/12, tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Nam, chí tuyến Bắc lúc này có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhớ hơn (góc nhập xạ nhỏ hơn) nên có ngày ngắn – đêm dài.
=> Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào độ lớn của góc chiếu tia sáng mặt trời (góc nhập xạ)
Đáp án: A
Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả
Khu vực nào sau đây có hiện tượng trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là ngày?
Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?
Nhân tố nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn trong năm?
Các địa điểm thuộc khu vực nào sau đây có ngày, đêm dài suốt 6 tháng?
Vào ngày hạ chí, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở nơi nào sau đây?
Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm