Trên thước dây của người thợ may có in chữ cm ở đầu thước, số bé nhất và lớn nhất trên thước là 0 và 150. Từ vạch số 1 đến vạch số 2 người ta đếm có tất cả 11 vạch chia. Giới hạn chia và độ chia nhỏ nhất của thước lần lượt là:
A. 150cm; 1cm
B. 150cm; 1mm
C. 150mm; 0,1mm
D. 150mm; 1cm
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
Do vậy:
Thước có in chữ cm, số lớn nhất trên thước là 150
⇒ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là 150cm
Từ vạch số 1 đến vạch số 2 có khoảng cách là 1cm, gồm 11 vạch chia tương ứng với 10 khoảng, vậy độ dài 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 10 = 0,1cm = 1mm
⇒ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là 1mm
Đáp án: B
Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.
Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:
Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN của thước đó là:
Một người dùng thước thẳng có ĐCNN là 0,5cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lý 6. Trong các kết quả ghi dưới đây, kết quả nào đúng?